Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu hồ dzếnh trong tập truyện chân trời cũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.12 KB, 77 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:

VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ GIỌNG ĐIỆU HỒ
DZẾCH TRONG TẬP TRUYỆN CHÂN TRỜI CŨ
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Hà

Đà Nẵng, tháng 5/2013


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tác phẩm văn chương bao giờ cũng được hiện tồn bằng văn bản nghệ
thuật, tiếp cận với nó trước hết là tiếp xúc với văn bản nghệ thuật. Do đó, tìm
hiểu về vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu của một tác phẩm chính là
cơng việc đầu tiên quan trọng nhất để giải mã toàn bộ thế giới nghệ thuật của
tác phẩm. “Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ”, thế nên ngôn ngữ
trong tác phẩm văn học thường được sử dụng một cách có chọn lọc và mang


nhiều ý nghĩa.
Xuất hiện trên văn đàn cùng thời với rất nhiều nhà văn khác, Hồ Dzếnh
mang một dấu ấn rất riêng. Không trào lộng như Vũ Trọng Phụng, không hài
hước như Nguyễn Cơng Hoan, khơng triết lí như Nam Cao, Hồ Dzếnh nhẹ
nhàng và tinh tế. Đến với tác phẩm của ông mà nhất là với truyện ngắn, người
đọc cảm nhận được về một ngịi bút ln dạt dào xúc cảm trước cuộc sống
muôn màu. Ngôn ngữ nhẹ nhàng và giọng điệu trữ tình cũng vì thế là đặc
trưng cơ bản trong truyện ngắn của ông mà rõ nhất là qua tập Chân trời cũ.
Mỗi truyện ngắn ở đây như một bài thơ về những cuộc đời, những thân phận
con người nghèo khổ và bất hạnh, gợi sự thương cảm, xót xa của tình người.
Giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái, Hồ Dzếnh cảm thơng với những
mảnh đời đó, tìm ra ở họ những nét đẹp chân thành và hướng người đọc tới sự
thanh cao của cái đẹp, cái thiện.
Hiện nay, dạy học luôn hướng tới việc tạo tâm thế chủ động cho học
sinh. Giáo viên dạy Văn bây giờ khơng cịn là người cảm hộ mà cịn là người
hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh giá trị của tác phẩm. Chính vì vậy, là những
sinh viên sư phạm Ngữ văn, chúng tôi hiểu rằng, việc nắm vững kiến thức về
ngôn ngữ khi đang ngồi trên ghế nhà trường rất quan trọng để hướng cho học
sinh cảm thụ tác phẩm văn học một cách đúng đắn, có trọng tâm và ấn tượng.


3

Xuất phát từ những điều nói trên, chúng tơi chọn đề tài “Vẻ đẹp ngôn ngữ
nghệ thuật và giọng điệu Hồ Dzếnh trong tập truyện Chân trời cũ” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Hi vọng qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ
giúp chúng tôi hiểu rõ hơn nét đặc sắc của truyện ngắn Hồ Dzếnh về ngơn
ngữ và giọng điệu. Đồng thời, q trình thực hiện cũng sẽ giúp người thực
hiện từng bước hoàn thiện nền tảng kiến thức lí luận về ngơn ngữ, giọng điệu
trong tác phẩm văn học cũng như các kĩ năng cần thiết khi xử lí một vấn đề

khoa học.
2. Lịch sử vấn đề
Trong văn đàn văn học Việt Nam, cái tên Hồ Dzếnh xuất hiện đã lâu
nhưng lại ít được các nhà phê bình nhắc đến có lẽ bởi tác phẩm của ông để lại
không nhiều. Thế nhưng, nhà văn mang trong mình hai dịng máu Hoa – Việt
này cũng đã kịp để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi hai tác phẩm
lớn là tập truyện Chân trời cũ và tập thơ Quê ngoại. Tìm hiểu lịch sử vấn đề
xung quanh đề tài Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu Hồ Dzếnh
trong tập truyện Chân trời cũ, chúng tôi điểm lại được những nhận định sau:
Trần Hữu Tá khi biên soạn mục “Hồ Dzếnh” trong Từ điển Văn học đã
cho rằng: “Do từ nhỏ sống nhiều với mẹ, với làng quê, với những người nông
dân Việt Nam nghèo khổ nhưng có nhiều đức tính cao q, Hồ Dzếnh có
nhiều trang viết thiết tha xúc động”, văn xuôi của ông theo Trần Hữu Tá
“mang đậm sắc thái trữ tình hiện thực”. [ 8, tr.315]
Tác giả Lâm Quế Phong trong cuốn “Tủ sách văn học trong nhà
trường” cũng nhận xét: “Với tập Quê ngoại nhất là truyện ngắn Chân trời cũ,
Hồ Dzếnh đã tạo ra một vị trí vững vàng cho văn học trước 1945”.[23, tr.110]
Trong cuốn Từ điển Văn học do Đỗ Dức Hiểu chủ biên, tác giả Lâm
Thị Hảo viết “Tập Chân trời cũ viết dưới dạng tự truyện có truyện chỉ như
một lời tâm tình của người viết với nhân vật và hầu như sự kiện, chi tiết ít.


4

Cái gắn kết mạch văn là tiếng nói tình cảm của những suy tư của cái tôi chủ
thể với câu chuyện. Tuy nhiên từ tiếng nói trữ tình đầy sắc thái hồi niệm đó,
những vấn đề lớn mang tính thời đại vẫn bộc lộ rõ. Cuộc sống cực nhọc của
người dân, sự chi phối sâu đậm của cả cái đẹp lẫn cái lạc hậu trong truyền
thống thẫm mỹ đạo đức phương Đông cổ truyền cũng như mặt mạnh, mặt yếu
của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã được ngòi bút tài hoa của Hồ Dzếnh

diễn đạt sắc sảo”. [8, tr.241]
Cũng viết về văn xuôi Hồ Dzếnh, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh
trong cuốn Văn học Việt Nam hiện đại, những gương mặt tiêu biểu đã nói
rằng: “Văn Hồ Dzếnh có thể xếp vào cái dịng tơi gọi là thứ văn xi trữ tình
rất khó phân biệt là hiện thực hay lãng mạn – cái dòng của Thạch Lam, Thanh
Tịnh”. Bên cạnh đó, ơng cũng nói đến chất thơ trong tập Chân trời cũ của Hồ
Dzếnh: “Sự thật, cảnh thật, người thật lọc qua tâm hồn của Hồ Dzếnh bao giờ
cũng thành thơ. Một chất thơ gắn chặt với đất, với người, với sự sống còn
nhiều gian lao vất vả còn nhiều oan khiên của những người nghèo khổ. Có thể
tìm thấy hầu như trên mọi trang viết của Hồ Dzếnh những ý thơ, tứ thơ đầy
xúc động phổ vào những dòng chữ rung lên những âm điệu bổng trầm”. [16,
tr.300]
Trên Nhịp cầu thế giới online nhân ngày kỉ niệm 90 năm ngày sinh và
15 năm ngày mất của Hồ Dzếnh (24.11.2006) đã có bài viết về tác giả này:
“Cạnh những vần thơ đã khiến ông nổi tiếng, Hồ Dzếnh còn là một nhà văn
với nhiều truyện ngắn man mác, nhè nhẹ và đẹp, trong sáng đến mức có thể
đưa vào sách giáo khoa về văn phạm Việt Nam. Hồ Dzếnh thường chỉ kể, chỉ
thuật lại sự việc một cách giản dị, khơng màu mè, hoa hịe hoa sói nhưng chất
thơ và cảm xúc tràn ngập trong mỗi câu văn của ông đã khiến cho một số
đoạn văn của ông trở thành hình mẫu trong văn chương tiền chiến”.


5

Nói về chất thơ của truyện ngắn Hồ Dzếnh, tác giả Phạm Thị Minh
Thái trong cuốn Đánh đường tìm hoa cho rằng mối đồng cảm giữa Hồ Dzếnh
với những người phụ nữ dường như không bao giờ vơi cạn trong sáng tác của
ơng. “Nó cũng khiến ơng có phong cách viết truyện ngắn rất riêng, một lối
truyện ngắn thơ với chất truyện đầy chi tiết văn xuôi nhưng lại với giọng kể
trữ tình trong thơ”…Ở cuốn sách này, bà cũng nhắc đến “những chi tiết

truyện ngắn làm nên sắc thái riêng của nhân vật và những đoạn trữ tình ngoại
đề mà bao giờ cũng được Hồ Dzếnh viết thẳng vào truyện ngắn như thể ơng
khơng kìm nén được mà phải xổ tung ra cái lịng thương của mình những lúc
nhân vật đau đớn đến cao trào”. [26, tr.43 – 44]
Vương Trí Nhàn trong cuốn Những kiếp hoa dại cũng đã có bài “Hồ
Dzếnh, người lữ hành đơn độc trong nửa thế kỉ văn học” viết về Hồ Dzếnh. Ở
đó, ơng nhận xét rằng: “Bằng một giọng kể ngậm ngùi chân chất, các trang
sách như ln thì thầm với những ai đang đọc nó, rằng cuộc đời thật ối oăm,
thật nhiều đớn đau buồn thảm, cuộc đời là dâu bể, con người chỉ có cách nhẫn
nại cam chịu mà sống cho qua ngày. Nhưng nó vẫn khơng qn giả thiết rằng
trong sự nhẫn nại và cam chịu ấy, từ mỗi con người lại ánh lên vẻ đẹp cao
quý, đây chính là lí do làm cho ta đáng sống và lờ mờ thấy hình như cuộc
sống cịn có ý nghĩa nào đó”. [22, tr.25-26]
Thạc sĩ Ngô Thị Hy ở trường Đại học An Giang trong bài Nghệ thuật
trần thuật trong văn xuôi Hồ Dzếnh đăng trên trang web nguvandhag.com
cũng viết về giọng văn của tác giả này như sau “Chân trời cũ là một tập văn
xi mang tính tự truyện, kể theo phương thức chủ quan nên lời trực tiếp của
tác giả xuất hiện nhiều để bộc lộ cảm xúc suy tư hoặc những lời tự vấn…Có
thể nói mạch truyện trong Chân trời cũ thường dừng lại nhường cho những
lời trực tiếp của tác giả xuất hiện nhiều dưới hình thức những lời trữ tình
ngoại đề hoặc những lời nói mang tính chất triết lí”.


6

Như vậy có thể thấy rằng, các cơng trình trên đã nói đến vị trí cũng như
một vài nhận xét về ngôn ngữ và giọng điệu của nhà văn Hồ Dzếnh một cách
khá thống nhất. Các tác giả đều cho rằng văn xuôi Hồ Dzếnh nổi tiếng hơn
thơ ông, truyện ngắn của ơng thì thuộc dịng truyện ngắn trữ tình và đầy chất
thơ.

Tuy nhiên, các bài nghiên cứu nói trên đề cập đến vẻ đẹp ngôn ngữ và
giọng điệu Hồ Dzếnh còn chung chung, khái quát chứ chưa qua khảo sát cụ
thể tập truyện Chân trời cũ. Song cũng cần khẳng định, các cơng trình nói
trên là những tài liệu tham khảo quan trọng và bổ ích mang tính định hướng
cho đề tài đang thực hiện. Hi vọng với đề tài “Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật
và giọng điệu Hồ Dzếnh qua tập truyện Chân trời cũ” chúng tôi sẽ góp phần
làm bật lên giá trị của tập truyện, về phong cách của tác giả cũng như đóng
góp một tiếng nói, một cảm nhận của bản thân về tác giả này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật và
giọng điệu Hồ Dzếnh trong tập truyện Chân trời cũ.
Phạm vi nghiên cứu là 11 truyện ngắn trong tập Chân trời cũ được lấy
từ cuốn Hồ Dzếnh – Tác phẩm chọn lọc(1988), Nxb Văn học.
Dưới đây là danh sách 11 truyện ngắn mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát:
Lịng mẹ

Sáng trăng sng

Ngày gặp gỡ

Anh Đỏ Phụ

Người chị dâu tơi

Em Dìn

Trong bóng rừng

Chị n


Con ngựa trắng của ba tơi

Người anh xấu số

Chú Nhì


7

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thấy được vẻ đẹp ngôn ngữ và giọng điệu Hồ Dzếnh trong Chân
trời cũ, luận văn sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê phân loại. Người viết sử dụng phương
pháp này để khảo sát thống kê tần số xuất hiện và phân loại các phương thức
biểu hiện của ngôn ngữ và giọng điệu trong 11 truyện ngắn của tập Chân trời
cũ.
- Phương pháp tổng hợp, khái quát. Sử dụng phương pháp này để tìm thấy
những nét chung nhất về những giá trị nghệ thuật của nhà văn để từ đó có cái
nhìn khái qt hơn về phong cách tác giả.
- Phương pháp phân tích, chứng minh. Phương pháp này được người viết
sử dụng để chỉ ra ý nghĩa và làm rõ các giá trị của những đặc sắc về ngôn ngữ
và giọng điệu của tập truyện ngắn này.
Bên cạnh đó, luận văn cũng vận dụng các phương pháp khác như
phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp hệ thống để hỗ trợ các phương
pháp trên. Từ đó có một cái nhìn tồn diện, khách quan về phong cách Hồ
Dzếnh cũng như những đóng góp của ơng đối với văn học nước nhà.
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
- Chương 2: Vẻ đẹp ngôn ngữ và giọng điệu Hồ Dzếnh trong tập truyện ngắn

Chân trời cũ.
- Chương 3: Vai trị của ngơn ngữ và giọng điệu trong Chân trời cũ đối với
việc thể hiện phong cách Hồ Dzếnh.


8

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ
của nhà văn
1.1.1 Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật
Về khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, hiện nay có nhiều quan
niệm khác nhau:
Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, 1982, Nhà xuất bản Giáo dục,
Võ Bình và các tác giả khác coi ngơn ngữ nghệ thuật là một phong cách chức
năng và “ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được sử dụng trong thơ ca và văn
xuôi nghệ thuật”. [28, tr.90]
Cũng coi ngôn ngữ nghệ thuật là một phong cách chức năng, Cù Đình
Tú trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt cho rằng: Phong
cách ngơn ngữ văn chương (cịn gọi là phong cách ngôn ngữ văn học, phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật) là phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong các
loại hình văn chương, được xây dựng trên cơ sở tư duy hình tượng.
Tác giả Nguyễn Thái Hịa trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt
đã định nghĩa về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật như sau : “Phong cách
ngơn ngữ nghệ thuật là tồn bộ những biến thể sử dụng ngôn ngữ trong các
chuỗi câu hay văn bản có chức năng thơng báo – thẩm mĩ, tức là vừa thơng tin
một nội dung nào đó, vừa thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con
người bằng chính ngơn ngữ (lời nói) của mình”.[9, tr. 30]
Trên đây là những quan niệm của các nhà ngôn ngữ học khi nói về
phong cách ngơn ngữ nghệ thuật. Chúng tơi dựa theo quan niệm của tác giả

Cù Đình Tú (1983) để tìm hiểu phong cách ngơn ngữ nghệ thuật Hồ Dzếnh vì
chúng tơi cho rằng khái niệm này rất gần gũi, dễ hiểu và dễ áp dụng cho việc
phân tích.


9

1.1.2 Phong cách ngôn ngữ nhà văn
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Người nghệ sĩ tài năng là người nghệ sĩ
biết sáng tạo "chất liệu" ngôn ngữ của dân tộc để làm nên tác phẩm của mình,
xây dựng hình tượng nghệ thuật của riêng mình và tạo cho mình một giọng
điệu riêng, một phong cách riêng, không nhầm lẫn được. Một tác phẩm văn
học đích thực là một tác phẩm có những vẻ đẹp nghệ thuật thực sự khác biệt.
Lao động của nhà văn là lao động sáng tạo, dù muốn hay khơng thì mỗi nhà
văn đều phải tạo cho mình một nét riêng biệt, một phong cách nghệ thuật.
Phong cách nghệ thuật ấy chính là sự khẳng định vị trí của nhà văn trong một
trào lưu văn học. Có những nhà văn đã khẳng định được phong cách của mình
ngay từ những tác phẩm đầu tay nhưng cũng có khơng ít người phải trải qua
nhiều tác phẩm với sự tìm tịi, thể nghiệm mới dần dần khẳng định được
phong cách của mình. Có thể nói, phong cách nhà văn là điểm hấp dẫn, mời
gọi người đọc đến với nhà văn, là phương diện khẳng định vị trí, tên tuổi của
nhà văn đối với nền văn học. Đồng thời đây cũng là một lĩnh vực hàm chứa
nhiều sự hấp dẫn đối với người học tập, nghiên cứu văn học.
Trước đây, phong cách nhà văn ít được nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên từ
những năm 50 của thế kỉ XX trở lại đây, phong cách nhà văn đã được thừa
nhận phổ biến.
 Quan niệm của các nhà lí luận văn học
Về phong cách ngôn ngữ của nhà văn, nhiều nhà lí luận đã khái qt
được và ở đây chúng tơi chỉ chọn những quan niệm tiêu biểu:
Trong cuốn Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, phong cách văn

học được hiểu là “Khái niệm chỉ những nét chung, tương đối bền vững của hệ
thống hình tượng, các phương thức biểu hiện nghệ thuật tiêu biểu cho phong
cách sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học,
một nền văn học dân tộc nào đó. [8, tr.1411]. Như vậy, đây là một quan niệm


10

về nét riêng của một tác phẩm, một tác giả cho đến một trào lưu, một nền văn
học.
Nhà nghiên cứu Lê Bá Hán trong cuốn Cơ sở lí luận văn học, Tập 2
(1980) nhận định: “Lắng nghe, ghi chép, học tập ngôn ngữ nhân dân công phu
và cần mẫn, từ đó sử dụng ngơn ngữ nhân dân một cách sáng tạo, đó là con
đường quan trọng nhất để nhà văn xây dựng cho mình một văn phong bản
sắc”. [6, tr. 177]
Các tác giả trong cuốn Lí luận văn học do Phương Lựu (chủ biên) đã
khẳng định : “Sự thật có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm thì có bấy nhiêu chỗ
cho phong cách của từng nhà văn thể hiện” và “trong ngơn ngữ thì mỗi nhà
văn độc đáo ở những hệ thống tu từ khác nhau cũng là điều dễ thấy”. [13,
tr.484]
Như vậy, khi nghiên cứu về phong cách ngơn ngữ nhà văn, các nhà lí
luận văn học đều xem ngôn ngữ là nơi biểu hiện một cách tập trung những nét
độc đáo trong cá tính sáng tạo của nhà văn đồng thời nó cũng là một khía
cạnh để tìm hiểu về phong cách của các nhà văn.
 Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học
Không chỉ là các nhà lí luận, phong cách ngơn ngữ của nhà văn cũng
luôn là vấn đề quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học.
Trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, tác giả Cù
Đình Tú cho rằng “Dấu ấn phong cách tác giả là cái thuộc về đặc điểm bản
thể, thuộc về điều kiện bắt buộc của ngôn ngữ văn chương”. [29, tr.122].

Theo ông, ngôn ngữ văn chương phải vừa giống mọi người, vừa khác mọi
người. Giống là để cho người ta hiểu, khác mọi người là để thành ra văn thì
mọi người mới thích đọc. Sự khác ngơn ngữ này chính là dấu hiệu để xác định
phong cách tác giả. Để hiểu khái niệm cũng như nghiên cứu phong cách tác
giả của ngôn ngữ văn chương, theo tác giả Cù Đình Tú thì phải căn cứ vào hai


11

dấu hiệu là “khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại phương
tiện ngơn ngữ nào đó của tác giả” và “sự đi chệch chuẩn mực của tác giả. [29,
tr.123]
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách học tiếng Việt,
ngôn ngữ riêng của mỗi nhà văn là sự đi chệch của một cái toàn thể hệ thống
so với cái tồn thể của ngơn ngữ chung và “nhà văn có phong cách cá nhân
là nhà văn có cái độc đáo về ngôn ngữ mang phẩm chất thẩm mĩ cao được kết
tinh trong sự sáng tạo”.[9, tr.20]
Đặc biệt, nhà nghiên cứu Phan Ngọc trong cơng trình Tìm hiểu phong
cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng đã đưa ra ý kiến đáng lưu ý về
phong cách của một nhà văn. Theo tác giả này, “Một tác giả chỉ có một phong
cách riêng khi đọc một vài câu người ta đoán biết tác giả là ai, khi cái phong
cách mà nhà văn xây dựng lên góp phần vào truyền thống văn học, trở thành
mẫu mực cho nhiều người học tập. Muốn làm được điều đó, tác giả phải thực
hiện được một sự đổi mới trong việc kế thừa, để đẩy sự kế thừa sang một
bước mới. Nếu như tác giả chỉ kế thừa đơn thuần, thì tác giả chỉ có phong
cách thời đại, phong cách thể loại mà khơng có được phong cách riêng của
mình”.[20, tr.34] . Theo ơng, khi tìm hiểu về phong cách ngơn ngữ của một
nhà văn thì người viết phải chỉ ra được những sáng tạo có ý nghĩa quan trọng
trong nền văn học từ các tác phẩm của mình.
Khái qt lại, có thể thấy rằng, các nhà ngơn ngữ học đều cho rằng

ngơn từ chính là phương tiện, chất liệu và là nơi để các nhà văn thể hiện tài
năng của mình. Từ những quan niệm trên chúng ta có thể hiểu : nhà văn có
phong cách ngơn ngữ là nhà văn biết sử dụng ngơn ngữ tồn dân, của dân tộc
để tạo nên một giọng điệu riêng, một chất giọng riêng. Chất giọng riêng ấy
trước hết thể hiện ở sự sáng tạo ngôn ngữ. Sự sáng tạo này của nhà văn đã
góp phần làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ của dân tộc. Bởi vậy khảo


12

sát phong cách ngơn ngữ nhà văn chính là khảo sát chất giọng riêng của nhà
văn, tìm ra qui luật riêng trong việc sử dụng ngơn ngữ và sự đóng góp của nhà
văn trên phương diện ngơn ngữ. Cần hiểu phong cách ngôn ngữ nhà văn là nét
riêng của tác giả đó trong việc sử dụng các phương tiện ngơn ngữ theo mục
đích của mình. Nói một cách khác nhà văn có phong cách là nhà văn biết
chọn một đường đi, một lối cảm nhận, một cách diễn đạt ở trình độ nghệ thuật
cao. Với cách hiểu này, chúng tơi nghiên cứu vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật của
Hồ Dzếnh trong tập truyện ngắn Chân trời cũ bằng cách khảo sát các phương
thức tu từ từ vựng, ngữ nghĩa và cú pháp.
1.2 Giọng điệu trong tác phẩm văn học
1.2.1 Khái niệm giọng điệu
Giọng điệu nghệ thuật với tư cách một phạm trù thẩm mĩ là yếu tố có vai
trị hết sức quan trọng trong cấu thành phong cách nhà văn và là vấn đề đã
được nhận ra từ lâu kể cả trong văn học phương Tây và văn học phương
Đông. Nhiều bậc thầy về nghệ thuật ngôn từ, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra
và chứng minh vai trò quan trọng của giọng điệu (tone) hay “văn khí”, “hơi
văn”, “giọng văn” (cách gọi quen thuộc ở Trung Hoa và Việt Nam) không chỉ
trong sáng tác mà cả trong nghiên cứu, tiếp cận tác phẩm văn học và phong
cách cá nhân nhà văn.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là… “thái độ, tình cảm, lập

trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể
hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách
cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm
biếm…Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu
thẫm mỹ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn
và có tác dụng truyền cảm cho người đọc.[7, tr.134]. Giọng điệu chính là nơi
mà chủ thể được bộc lộ một cách trung thực và cũng là yếu tố giúp ta nhận ra


13

nét riêng, độc đáo trong phong cách của nghệ sĩ. Với tư cách là một phạm trù
thẩm mỹ, giọng điệu trong tác phẩm văn học gắn với tài năng thiên bẩm của
tác giả, nhưng mang một nội dung khái quát, phù hợp với đối tượng thể hiện.
Hơn thế, giọng điệu cịn bộc lộ tư tưởng nhà văn, là cái có giá trị quyết định
đối với tác phẩm.
Nhà nghiên cứu MB. Khravchenko trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà
văn và sự phát triển của văn học cũng đã dành khá nhiều trang để nói về
giọng điệu. Theo ơng giọng điệu là một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ
thuật. Một nhà văn tài năng bao giờ cũng phải tạo ra một giọng điệu độc đáo,
cái quan trọng đối với bất kì tài năng nào là “cái giọng riêng biệt của chính
mình khơng thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”. [17,
tr.90]. Ơng đã từng khẳng định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể
hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của thái độ
cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau
của nó”.[17, tr.90]. Thực tế cho thấy, giọng điệu là một thành tố không thể
thiếu được trong việc xây dựng và triển khai tư tưởng, xúc cảm của nhà thơ.
Ở một phương diện khác, giọng điệu chịu áp lực của thể loại. Chính điểm
mấu chốt có tính đặc trưng này khiến giọng điệu trữ tình khác hẳn giọng điệu
văn xi tự sự.

Một trong những cuốn sách được coi là cở sở cho việc nghiên cứu giọng
điệu là cuốn Giọng điệu trong thơ trữ tình của tác giả Nguyễn Đăng Điệp. Ở
tác phẩm này nhà văn đã khái quát được khái niệm, vai trị và biểu hiện của
giọng điệu.
Về khái niệm, ơng cho rằng “Bản thân hai chữ giọng điệu trong tiếng
Việt là từ ghép trên cơ sở hai thành tố: giọng và điệu. Nếu như giọng chủ yếu
biểu thị mặt âm thanh “khí lực” của người nói thì điệu chủ yếu bộc lộ đường
nét, màu sắc của giọng.[3, tr.34]. Ông cho rằng “giọng điệu là sản phẩm mang


14

tính cá biệt, độc đáo kết tinh sự thăng hoa sáng tạo thực thụ của nhà văn,
giọng điệu là một phương diện bộc lộ hình tượng tác giả.[3, tr.49]
Giọng điệu có vai trị rất quan trọng thể hiện lập trường xã hội, thái độ,
tình cảm, thị hiếu thẫm mĩ, sở trường ngơn ngữ của tác giả. Đó là yếu tố bộc
lộ chủ thể một cách trung thực để nhận ra cái riêng của người nghệ sĩ. “Giọng
điệu khơng chỉ góp phần xác lập sự độc đáo của phong cách mà còn bộc lộ
yếu tố tư tưởng nhà văn tạo nên tình điệu phong phú của tác phẩm nghệ thuật
ngơn từ”. [3, tr.67]
Ở cuốn sách này, tác giả cũng đã đề cập đến những biểu hiện của giọng
điệu. Ông cho rằng: “Trong nghệ thuật ngôn từ, giọng điệu không chỉ bộc lộ
qua âm thanh nhịp điệu mà còn bộc lộ qua màu sắc, đường nét, hình ảnh”. [3,
tr.37]…Giọng điệu, một mặt chi phối cách lựa chọn từ ngữ, khẩu khí, ngữ
điệu, cách tổ chức lời văn, mặt khác được thể hiện qua các yếu tố này . Nói
gọn hơn giọng điệu tốt lên từ tồn bộ tác phẩm, nó khơng nằm riêng rẽ ở một
thành tố nào.[3, tr.73] . Ngoài ra, giọng điệu của chủ thể còn được biểu hiện
qua lời văn nghệ thuật và cách tổ chức ngữ lưu trong tác phẩm. Theo ơng,
trong mỗi tác phẩm có thể tồn tại nhiều giọng điệu khác nhau. Nhưng dù thế
nào nó cũng là biểu hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ, cách đánh giá của tác giả

về sự vật, hiện tượng, con người được nói đến. “Giọng điệu văn chương là
một hiện tượng nghệ thuật mang tính cá nhân cao độ…bên cạnh giọng điệu cá
nhân cịn có giọng điệu thời đại…một mặt, giọng điệu cá nhân chịu sự quy
định , ảnh hưởng của giọng điệu thời đại, mặt khác, giọng điệu cá nhân, nhất
là những cá nhân tài năng, góp phần làm phong phú, thậm chí làm thay đổi
cấu trúc giọng điệu thời đại” [3, tr.14]. Mỗi nhà văn, nhà thơ có giọng điệu
riêng sẽ hình thành phong cách riêng. Giọng điệu có khi mang những sắc thái
như: hào hùng, đanh thép, vui tươi, tự hào, trang trọng, tin tưởng… có khi sâu


15

xa thâm thúy, tinh tế, chiêm nghiệm, có khi mộc mạc giản đơn, có khi dí dỏm
hài hước, hoặc kín đáo trang nhã, hoặc buồn thương…
Như vậy, có thể thấy, có nhiều cách hiểu khác nhau về giọng điệu, ở bài
này, chúng tơi tìm hiểu giọng điệu của nhà văn Hồ Dzếnh trong tập Chân trời
cũ dựa trên khái niệm của tác giả Nguyễn Đăng Điệp. Giọng điệu trong văn
học là cách nói mang âm thanh, đường nét màu sắc riêng nhằm diễn tả sự
việc, hiện tượng bằng hình tượng hay thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả.
Nó biểu hiện quan niệm, thái độ và cách sắp xếp ngôn ngữ của nhà văn đồng
thời chịu sự quy định của các yếu tố này.
1.2.2 Giọng điệu trong các thể loại
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Đăng Điệp cũng đã nói
đến sự phân loại giọng điệu. Giọng điệu là một hiện tượng nghệ thuật mang
tính cá nhân cao độ. Nguyễn Đăng Điệp phân chia giọng điệu thành hai
dạng: giọng điệu cá nhân và giọng điệu thời đại. Theo tác giả: “Ở đây, diễn
ra sự tương tác hai chiều: một mặt, giọng điệu cá nhân chịu sự quy định ảnh
hưởng của giọng điệu thời đại, mặt khác, giọng điệu cá nhân, nhất là những
cá nhân tài năng, góp phần làm phong phú, thậm chí thay đổi cấu trúc giọng
điệu thời đại”. [3, tr.14]. Theo ơng, có thể phân loại giọng điệu dựa vào các

tiêu chí khác nhau. Nếu dựa trên cấu trúc thì giọng điệu có thể chia ra giọng
chính và giọng phụ. Nếu dựa vào sắc thái biểu cảm sẽ có giọng gay gắt hay
bình thản, trang trọng hay suồng sã, kính cẩn hay châm biếm...Nếu dựa vào
dạng thức tình cảm sẽ có giọng bi, hài, anh hùng ca...
Nhà nghiên cứu này còn phát hiện ra rằng “mỗi thể loại, do bản chất
của nó mang sẵn trong mình những tiền đề để tạo ra giọng điệu phù hợp với
nó”. [3, tr.59]. Ơng cũng nêu ra giọng điệu trong một số thể loại như “Nếu
thơ ca là thể loại “khép kín”, đơn giọng thì tiểu thuyết là thể loại chưa bị
đông cứng lại, đa giọng” [3, tr.59]. “Nếu như ở thể loại sử thi, giọng điệu


16

chính là giọng ngợi ca thì ở thể loại đạo đức thế sự, đời tư lại hoàn toàn
khác. Ở thể loại đời tư, giọng điệu chủ yếu là giải bày, đồng cảm, tự trào,
cảm thán...Còn ở loại đạo đức thế sự lại chủ yếu là giọng tố cáo, cảm thán,
châm biếm, chế giễu...”[3, tr.61].
Nói tóm lại, có thể thấy giọng điệu là yếu tố đa thanh, đa sắc, do đó
phân loại giọng điệu phải linh hoạt chứ không theo một khn mẫu có sẵn.
Tuy nhiên, đặc điểm thể loại, cá tính sáng tạo của nhà văn chi phối nhiều
đến giọng điệu trong tác phẩm.
1.3 Hồ Dzếnh và Chân trời cũ
1.3.1 Hồ Dzếnh – một “chân tài” lặng lẽ
Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh, ông sinh năm 1916, cha ông là Hà
Kiến Huân chạy loạn từ Quảng Đông – Trung Quốc sang Việt Nam, người mà
“linh hồn phát lộ ra trong từng bước đi, điệu đứng, sự trầm mặc”. Mẹ là Đặng
Thị Văn – cơ lái đị trên bến sơng Ghép – tỉnh Thanh Hóa. Có lẽ chính sự kết
hợp này đã tạo nên ở con người nhà văn những phẩm chất, đức tính tốt đẹp và
độc đáo. Hồ Dzếnh sinh ra khi cảnh nhà đã bước vào giai đoạn sa sút, những
ngày vui vẻ, sung sướng thời thơ ấu của ông không được kéo dài. Sống bên

cạnh người mẹ chịu thương, chịu khó, suốt một đời lam lũ và những người
anh, người chị với số phận không may mắn đã để lại những ám ảnh khó qn
trong lịng nhà văn. Thuở nhỏ Hồ Dzếnh sống với gia đình ở quê rồi lên Hà
Nội theo học bậc Trung học, vừa học vừa làm gia sư kiếm sống. Chính những
năm tháng vất vả mưu sinh đã làm cho con người đa cảm này có thêm những
chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời và thân phận con người cũng như lí giải
nỗi khát khao muốn quay về những năm tháng cũ của ông.
Sự nghiệp văn học của Hồ Dzếnh bắt đầu khá sớm. Ông làm thơ viết
báo từ năm 15 tuổi. Năm 1937, thơ và truyện ngắn của ông đã được đăng trên
các tờ báo lớn thời bấy giờ như: Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc Chủ


17

nhật...khiến ông trở thành cây bút tiền chiến nổi tiếng. Cuộc kháng chiến
chống Pháp nổ ra, Hồ Dzếnh hăng hái tham gia cách mạng, đến năm 1950 thì
trở về do vợ mất mà con thì q nhỏ. Sau đó ơng tiếp tục tham gia viết báo
làm thơ và là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Hồ Dzếnh mất ngày 13/8/1991,
đến năm 2007 ông được truy tặng giải thưởng về văn học nghệ thuật.
Với văn chương nghệ thuật, Hồ Dzếnh tự nhận mình là người đi ngồi
lề. Nhà văn sáng tác như một nhu cầu để bộc lộ cảm xúc, những suy nghĩ thật
của lịng mình, ơng chỉ viết những khi “hối hận”. Con người này có cuộc sống
gắn bó với những người bất hạnh, nghèo khổ, chính vì vậy, nó đã khơi dậy
trong ơng cảm quan nhân đạo. Nhà văn viết về những mảnh đời sống lặng lẽ
âm thầm bất hạnh ấy bằng ngịi bút cảm thơng và đồng cảm sâu sắc. Giữa
cuộc sống bon chen lận đận ông vẫn phát hiện ra những vẻ đẹp dung dị thầm
lặng, đầy sức ám ảnh. Đọc văn xuôi Hồ Dzếnh ta như lạc vào cánh đồng xao
xác gió heo may cờ lau nghiêng ngả và con thuyền bập bềnh không biết thời
gian. Bằng trái tim đa cảm giàu lòng nhân hậu ông đã phát hiện ra cái đẹp, cái
khổ của những người xung quanh và dành cho họ những tình cảm đằm thắm,

chân thành nhất.
Sinh ra trên mảnh đất Việt Nam hiền hòa, Hồ Dzếnh yêu quê ngoại từ
những buổi chăn trâu ở bờ đê, từ tình cảm đối với những con người lao khổ.
Ta bắt gặp ở nhà văn này một trái tim “biết cảm sầu rất sớm”, một người rất
nhạy cảm với nỗi buồn đau của thân phận của con người. Ơng dành tình cảm
của mình cho bà mẹ tảo tần, người chị nuôi tận tụy, chị dâu cả đáng thương,
thím Củ “sống trong cảnh khổ mà khơng biết mình khổ”, với chị Đỏ đương
mà “cuộc đời khơng đỏ chút nào”... Chính những tình cảm đó đã góp phần tạo
nên âm hưởng ai hồi trong truyện ngắn ơng. Nó trở thành một đặc trưng rõ
nét, một dòng chảy mạnh mẽ góp phần vào việc hình thành nên giọng điệu và
bản sắc riêng trong ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn “đa cảm, đa sầu” này.


18

Sự khám phá ra cái khổ cái đẹp của những người sống quanh mình đã giúp
cho Hồ Dzếnh đưa ngịi bút của mình đi sâu vào nội tâm phong phú và phức
tạp của con người, từ đó cảm thơng với họ, sống một cách nhân ái, bao dung.
Đề tài trong sáng tác của Hồ Dzếnh không phải là những sự kiện lớn lao,
những con người vĩ đại mà chỉ là những câu chuyện hồn nhiên như là sự sống
có bất cứ đâu ở xung quanh ta. Thế nhưng những câu chuyện tưởng như nhỏ
nhặt đó vẫn mang một tầm vóc nhất định. Càng đọc độc giả càng cảm nhận
được đằng sau những trang văn là con người sống bôn ba vất vả lặng lẽ để
làm nên những giá trị tốt đẹp. Có thể nói, chỉ bằng đơi nét khắc họa đơn sơ
nhưng trĩu nặng tâm tình, Hồ Dzếnh đã khắc họa thật cảm động và cũng thật
sinh động những chân dung cuộc đời một thuở ông đã từng chứng kiến.
Dường như ai cũng khổ, ai cũng không tránh được bất hạnh. Song từ trong
miền sâu thẳm của tâm hồn, ở mỗi người đều ánh lên vẻ đẹp dung dị, thầm
lặng và đầy sức ám ảnh. Tất cả đều là những người chân thành, họ sống lặng
lẽ, nhẫn nại chịu đựng, âm thầm chia sẻ và lặng lẽ yêu thương. Bằng trái tim

nhân ái và đa cảm, Hồ Dzếnh đã phát hiện ra cái khổ, cái đẹp ấy của những
người quanh ông và chắt chiu dành những tình cảm nồng hậu ấy cho họ. Ơng
xót xa chia sẻ cùng họ từng cảnh ngộ buồn đau, bất hạnh của mỗi số phận,
mỗi cuộc đời.
Hồ Dzếnh được xem như một cây bút đa năng. Văn nghiệp của ông tuy
không đồ sộ nhưng khá phong phú về thể loại. Sự nghiệp văn học mà nhà văn
kịp để lại cho đời gồm hai tập thơ, bốn cuốn tiểu thuyết cùng với một tập
truyện ngắn:
- Tập truyện ngắn Chân trời cũ (1942)
- Tiểu thuyết Một truyện tình mươi lăm năm về trước (1942)
- Tập thơ Quê ngoại (1943)
- Tiểu thuyết Cơ gái Bình Xun (1946)


19

- Tập thơ Hoa xuân đất Việt (1946)
- Tiểu thuyết Hai mối tình hay tiếng kêu trong máu (1944)
- Tiểu thuyết Những vành khăn trắng (1944)
Mặc dù chỉ để lại số lượng tác phẩm rất khiêm nhường nhưng những tác
phẩm của Hồ Dzếnh đã để lại ấn tượng và dư âm trong lịng người đọc. Đó là
những cảm xúc trong trẻo, tinh khôi được chắt lọc từ một tâm hồn tinh tế,
nhạy cảm. Có thể nói rằng những sáng tác của Hồ Dzếnh như những món quà
giản dị mà nhà văn chân thành dâng tặng đất nước Việt Nam. Những áng thơ,
những câu văn trữ tình đằm thắm của ơng dường như đã góp phần đưa hồn
đất nước quê hương trở về lan thấm trong lòng người đọc. Hồ Dzếnh đã ra đi
nhưng độc giả Việt Nam vẫn biết đến ông như một “chân tài” lặng lẽ giữa
cuộc đời.
1.3.2 Chân trời cũ – sự ngối nhìn về ngày thơ ấu
Tập truyện ngắn Chân trời cũ gồm 13 truyện ngắn được in lần đầu vào

năm 1942 và sau đó được tái bản nhiều lần. Từ khi xuất hiện đến nay, tập
truyện ngắn này đã gắn liền với cuộc đời của Hồ Dzếnh và trở thành dấu ấn
quan trọng trong hành trình nghệ thuật của ơng. Tác phẩm này đã làm nao
lịng không biết bao nhiêu người gây ấn tượng cảm thương, ngậm ngùi pha
thêm chút bi thương về thân phận của những người trong truyện. Nó nổi tiếng
ngay rồi bị hắt hủi một thời gian dài và sau này như rượu ngon càng để lâu
càng nồng thơm, cuốn truyện đã tìm lại được vị trí xứng đáng của mình trên
văn đàn văn học. Càng ngày, độc giả càng xác định được vị trí và nét độc đáo
của tập truyện này. Đó là loại tác phẩm thuộc dịng truyện ngắn trữ tình, nó
khơng gây ra những chống váng, đột ngột song ln có bạn đọc từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Người đọc tìm đến nó, đọc, cảm nhận và như thấy mình ở
trong đó. Đến với Chân trời cũ chúng ta nhìn thấy ở đó một thế giới mang
nặng những nỗi u kín của ngày xưa, con người thất bại mà khơng ngả lịng,


20

mất mát mà không hoảng hốt, bị phản bội mà khơng thù hận, thậm chí có khi
sa đà hư hỏng mà vẫn gợi được tình thương của mọi người.
Lúc Hồ Dzếnh đặt bút viết tập truyện ngắn Chân trời cũ là lúc các nhà
văn cùng thời quay về dĩ vãng của mình, viết tự truyện về cái tơi và hồi tưởng
lại thời thơ ấu. Có thể kể đến Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Sống nhờ
của Mạnh Phú Tư, Cỏ dại của Tơ Hồi...và Hồ Dzếnh cũng vậy. Qua tập
Chân trời cũ ơng đã ngối nhìn về tuổi thơ với những kỉ niệm buồn đau của
gia đình. Chân trời cũ là một tác phẩm tự truyện được trần thuật ở ngôi thứ
nhất theo phương thức chủ quan cho nên cái tôi tác giả luôn xuất hiện bàng
bạc giữa câu chuyện để bộc lộ, để tự thể hiện mình. Nhà văn đã tạo cho người
đọc một ấn tượng cảm thương ngậm ngùi pha thêm chút bi thương về thân
phận của những nhân vật trong truyện. Ở đó, người ta đọc ra tiểu sử, những
từng trải riêng của đời sống và cách cảm riêng của Hồ Dzếnh trước cuộc đời.

Tập truyện là bức tranh tái hiện lại hình ảnh của những người thân
trong gia đình và hàng xóm thân thiết. Đó là hình ảnh của một người cha
người Hán sang Việt Nam lập nghiệp gặp người con gái chèo đò trên sơng
Ghép và trở thành một tiểu gia đình. Đó cịn là người chú Nhì, anh cả, anh
hai, đứa cháu đích tơn, là em Dìn, chị đỏ Đương và cả người chị dâu Trung
Hoa...Tất cả được dựng lên bằng kỉ niệm, nhà văn từ hiện tại ngối nhìn về
q khứ, nhìn lại dĩ vãng. Đời sống cũ đã qua nay trở lại từ cái tâm hoài cổ, từ
những suy tư bắt nguồn từ sự nâng niu những kỉ niệm khó quên của một đời
người. Tập truyện được xem như những tiếng chng buồn bã, thê lương
tiếng này chưa dứt thì tiếng khác đã nổi lên. Cả một vùng không gian tâm
tưởng ơng tràn ngập tiếng ngân nga của hồi niệm, xót xa cho những cuộc đời
đi qua tuổi thơ ơng.
Có thể thấy, Chân trời cũ là một đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của
Hồ Dzếnh. Sức cuốn hút của thiên truyện này là ở sự chân thực của nó khiến


21

ta cảm thấy gần gũi như chính chuyện nhà mình. Hơn nữa, nó được viết ra bởi
một tấm lịng chan chứa yêu thương tràn dâng đầu ngọn bút. Chân trời cũ
được xem như một sự giao thoa giữa hai dòng văn học đang tồn tại một cách
độc lập lúc bấy giờ. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, tác phẩm là một sự
cách tân mới lạ trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Hồ Dzếnh.


22

CHƯƠNG II: VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU HỒ DZẾNH
TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN CHÂN TRỜI CŨ
2.1 Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập truyện Chân trời cũ

2.1.1 Các phương thức tu từ từ vựng
Trong kho tàng ngôn ngữ dân tộc Việt Nam, vốn từ vựng rất phong phú
và đa dạng. Đây chính là những phương tiện hữu hiệu giúp các nhà văn xây
dựng thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Tiến sĩ Bùi Trọng Ngoãn đã phân
chia cụ thể các phương thức tu từ từ vựng như sau: từ thi ca, từ Hán Việt, từ
vay mượn, từ hội thoại, từ lóng, từ nghề nghiệp, từ địa phương, từ láy, thành
ngữ. Để tìm hiểu giá trị phong cách ngơn ngữ truyện ngắn của Hồ Dzếnh,
chúng tôi chỉ đi vào khảo sát một số phương thức tu từ từ vựng nổi bật như: từ
hội thoại, từ láy, từ Hán việt, từ xưng hô.
2.1.1.1 Từ láy
Theo Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ
tiếng Việt, “Từ láy là những từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc
theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa
điệp, vừa đối, hài hòa với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị tượng trưng hóa”.
[12, tr. 33]
Cũng như ở thể loại thơ, trong truyện ngắn của Hồ Dzếnh từ láy xuất
hiện với mật độ dày đặc. Khảo sát 11 truyện ngắn trong tập Chân trời cũ
chúng tôi thống kê được 188 từ với 224 lượt dùng. Cụ thể như sau:


23

BẢNG THỐNG KÊ TỪ LÁY
Tỉ lệ %
STT

Tên bài

Số lượt dùng


(xét theo tổng
số truyện)

1

Người anh xấu số

10

90,9 %

2

Anh Đỏ Phụ

16

154,4 %

3

Ngày gặp gỡ

34

309,1 %

4

Con ngựa trắng của ba tôi


17

154,5 %

5

Người chị dâu tơi

27

245,5 %

6

Lịng mẹ

20

181,8 %

7

Chú Nhì

22

200,0 %

8


Chị n

15

136,4 %

9

Em Dìn

18

163,6 %

10

Sáng trăng sng

18

163,6 %

11

Trong bóng rừng

27

245,4 %


Tổng

224

Láy là một phương thức cấu tạo từ rất uyển chuyển, ngồi thơng tin cơ
sở, từ láy luôn hàm chứa thông tin bổ sung giàu sắc thái biểu cảm. Hơn nữa
tiếng Việt là một ngơn ngữ đơn lập, vì thế từ láy có một vị trí quan trọng
trong việc tạo ra ngữ điệu, tiết tấu cho phát ngôn.
Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ từ láy trong mỗi truyện khá cao, một số
truyện từ láy được sử dụng nhiều như Ngày gặp gỡ với 34 lượt dùng (chiếm
309,1 %); Người chị dâu tôi với 27 lượt dùng (chiếm 245,5%). Trong đó có
nhiều từ được sử dụng nhiều lần: buồn bã (12 lần); lặng lẽ (9 lần); lạnh lẽo (8
lần). Dựa vào các tác dụng tu từ của từ láy, chúng tôi phân chia hệ thống từ
láy khảo sát được trong 11 truyện ngắn của Hồ Dzếnh thành các kiểu loại sau:


24

a. Từ láy sắc thái hóa về nghĩa:
- Các từ láy khái quát về đặc điểm tính chất của đối tượng như: dịu dàng,
xa xôi, bực bội, nhẹ nhàng, vừa vặn, lầm lì, đều đặn, nặng nề...
Ví dụ:
Và đến ngày nay, tôi mới hiểu mẹ tôi hơn lúc nào hết, người con gái lái
đị trên sơng Ghép ngày xưa, người mẹ Việt Nam một cách dịu dàng, cao
quý.[40, tr.32]
- Các từ láy chỉ mức độ thấp của một trạng thái đặc điểm như: thỉnh
thoảng, lồ lộ, rờn rợn, lanh lảnh, lác đác, khe khẽ...
Ví dụ:
Lắng biết mọi người đã ngủ yên cả, vị thần tử của giang sơn Trung

Quốc vắt chân chữ ngũ, khe khẽ ngâm một bài thơ cổ, qua nỗi xúc động
đột nhiên tụ lại trong người...[40, tr.37]
- Các từ láy chỉ mức độ cao của một trạng thái đặc điểm như : lạ lẫm,
đầm đìa, nồng nàn, dai dẳng, liên miên, đằng đẵng, bạc bẽo, lạnh lẽo, lừ
lừ, lùi lũi...
Ví dụ:
Ngủ trong tình thương của mẹ, trong lịng u của n, tơi say sưa trọn
mười mấy năm trời đằng đẵng và chỉ tỉnh dậy cách đây không bao lâu, để
tin rằng nước Nam vẫn rất đỗi hiền lành.[40, tr.96]
b. Từ láy mang tính tượng thanh :
- Các từ láy mô phỏng âm thanh của con người như: hổn hển, rưng rức, lơ
lớ, lanh lảnh, xào xạc, lẩm nhẩm, sụt sùi, mếu máo, nức nở...
Ví dụ:
Chị tơi hay khóc lắm, khóc rưng rức suốt ngày. Chị thường bảo tôi
bằng một giọng lơ lớ.[40, tr.42]


25

- Các từ láy mô phỏng âm thanh của sự vật: văng vẳng, lẳng lặng, dồn
dập, xào xạc...
Ví dụ:
Gió thổi trong vườn cau xào xạc. [40, tr.37]
c. Từ láy mang tính tượng hình:
- Các từ láy miêu tả hình dáng, dáng vẻ của con người như: thẫn thờ, lặng
lờ, thui thủi, lầm lì...
Ví dụ:
Chú lặng lờ đi hết vào buồng lại ra vườn, mắt như tìm một thứ gì, óc
như suy nghĩ một điều gì. [40, tr.78]
- Các từ láy miêu tả hình dáng, dáng vẻ của sự vật như : mênh mang, chót

vót, bát ngát, thăm thẳm, mong manh,mênh mơng, vắng vẻ, hắt hiu...
Ví dụ:
Lịng chị đỏ Đương tưởng tượng làm sao ra cái mầu xanh mênh mông
của biển cả, để với qua đó bóng một người đã mang đi nửa cuộc đời của
chị. [40, tr.83]
2.1.1.2 Từ hội thoại
“Từ hội thoại còn được gọi là từ khẩu ngữ, là những từ được dùng chủ
yếu trong lời nói miệng trong giao tiếp hằng ngày”. [12, tr. 28]. Từ hội thoại
được coi là một dấu hiệu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hằng ngày.
Khảo sát từ hội thoại trong tập Chân trời cũ, chúng tôi thống kê được 70 từ
với 83 lượt dùng. Cụ thể như sau:
BẢNG THỐNG KÊ TỪ HỘI THOẠI
Số

S
T
T

Tên bài

lượt
dùng

Kiểu cấu tạo

Tỉ lệ
(%)
(Xét
theo


Thêm Biến

Biến

yếu tố

nghĩa

âm

Khơng
lí do,
ngẫu


×