Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống pháp (1946 – 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 78 trang )

ơ

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

ỌC

Xây dựng hậu phƣơng trong kháng chiến chống
Pháp (1946 – 1954)

Sinh viên thực hiện : Dƣơng Thị Châu Loan
Ngƣời hƣớng dẫn : Nguyễn Mạnh Hồng

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
1


A.PHẦN MỞ ẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sau chín năm chiến đấu đầy hy sinh gian khổ, cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1946-1954) đã thắng lợi vẻ vang. Đây
là thắng lợi có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng
tháng Tám, giải phóng hồn toàn miền Bắc, chấm dứt hẳn ách thống trị của thực
dân Pháp trên đất nước ta, đưa cách mạng Việt Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ


xây dựng miền Bắc theo con đường chủ ngĩa xã hội và tiến hành cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam, hoàn thành độc lập dân tộc, dân chủ và thống nhất
đất nước.
Thắng lợi đó là cơng lao to lớn của tồn Đảng, tồn dân. Đảng ta có những
sách lược, chiến lược đúng đắn. Và có sự đóng góp về sức người, sức của của nhân
dân, có sự động viên tinh thần của những người ở nhà đối với tiền tuyến. Đó là hậu
phương. Càng khẳng định vai trị của hậu phương thật là to lớn đối với tiền tuyến
trong chiến tranh nhân dân là nhân tố thường xuyên quyết định đến thắng lợi của
chiến tranh. Lê Nin đã từng nói rằng: trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng hậu
bị hơn, ai có nhiều nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì
người đó thu được thắng lợi, chiến tranh càng hiện đại vai trò của hậu phương càng
tăng lên.
Trong hai cuộc chiến tranh hiện đại của Việt Nam, hậu phương được tổ chức
chặt chẽ theo một đường lối đúng đắn, sáng tạo và bằng nhiều biện pháp có hiệu
quả. Việc giải quyết thành cơng vấn đề hậu phương đã góp phần giải thích tại sao
dân tộc ta đã đánh thắng hai đế quốc to lớn, có tiềm lực kinh tế, quân sự và khoa
học cơng nghệ mạnh hơn ta rất nhiều.
Tìm hiểu cơng tác xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp giúp
tôi hiểu sâu sắc hơn về thắng lợi của quân và dân ta, tài mưu lược của cán bộ lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, cũng như ý chí chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Xuất
phát từ mong muốn tìm hiểu sâu một giai đoạn lịch sử dân tộc, chính vì thế tơi chọn

2


đề tài “Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)” làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)
là một chủ đề lớn được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên các góc độ

khác nhau, trước hết là các cơng trình nghiên cứu lịch sử Đảng, các cơng trình tổng
kết lịch sử chiến tranh như: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam tập 1 (sơ thảo), nhà
xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1981; Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 19451954, tập I, II, nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 1994; Tổng kết cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học, nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1996… đã trình bày một cách khái qt, tồn diện q trình Đảng lãnh
đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên tất cả các lĩnh vực qn sự, chính
trị, kinh tế, văn hóa. Trên cơ sở trình bày khách quan cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cơng trình trên đã
rút ra ý nghĩa, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến, trong đó
phân tích sâu sắc về bài học xây dựng hậu phương.
Cuốn “Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam 1945-1975”của nhà
xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản năm 1997. Nơi dung cuốn sách trình bày cụ
thể 4 vấn đề chiến lược có ý nghĩa quan trọng quyết định đến thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Pháp, trong đó có việc xây dựng hậu phương.
Cuốn “Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 thắng lợi và bài học”
do Ban chỉ đạo bộ tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị biên soạn được nhà
xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2000. Tác phẩm đã tổng kết cơ bản nhất
về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với chiến tranh Việt Nam và đánh
giá nhận xét về sự lãnh đạo đó, đồng thời đúc kết những bài học cơ bản trong sự
lãnh đạo của Đảng như: phát huy sáng tạo chiến lược tổng hợp của chiến tranh nhân
dân Việt Nam, trong đó có cơng tác xây dựng hậu phương.
Cuốn “Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954” của nhà
xuất bản Quân đội nhân dân năm 1993. Nội dung cuốn sách đã trình bày rõ về các

3


chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp, nguyên nhân, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm.
trong những nội dung lớn đó cũng đã nói rõ về cơng tác xây dựng hậu phương.
Ngồi ra cịn có rất nhiều tác phẩm đề cập đến cuộc kháng chiến chống Pháp

xâm lược của nhân dân Việt Nam nói chung và xây dựng hậu phương trong kháng
chiến nói riêng.
Những tác phẩm, bài viết là những tài liệu hết sức quan trọng giúp tơi trong
q trình thực hiện đề tài.
3.

ối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà tôi muốn đề cập ở đây là “xây dựng hậu phương

trong kháng chiến chống Pháp (1946 -1954)”.
Nghiên cứu công tác xây dựng hậu phương nhằm mục đích làm rõ q trình
chuẩn bị, xây dựng và dự trữ tiềm lực cho chiến tranh về chính trị, kinh tế và văn
hóa, là chỗ dựa tinh thần, là nơi chi viện cho tiền tuyến trong kháng chiến chống
thực dân Pháp và kết quả của cơng tác đó. Đồng thời, tổng kết và đúc rút những bài
học kinh nghiệm về công tác xây dựng hậu phương.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ nội dung liên quan đến cuộc kháng
chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam trong khoảng thời gian năm
1946 – 1954.
4. Nguồn tƣ liệu
Để làm đề tài này, tôi sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau như các sách
chuyên khảo, sách tham khảo, tạp chí như tạp chí Quốc phịng tồn dân, tạp chí sự
kiện và nhân vật… ngồi ra cịn có các bài viết của tướng lĩnh chỉ huy tham gia
kháng chiến chống thực dân Pháp, tài liệu trên Internet.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: căn cứ vào chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử để đánh giá sự kiện và nhân vật .
Phương pháp cụ thể: chúng tôi tiến hành sưu tầm sách báo, tài liệu tham
khảo và tiến hành tập hợp, thống kê, phân loại các tư liệu.
Bằng các thao tác phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra kết luận.


4


6.

óng góp của đề tài
Bước đầu làm khóa luận, mong muốn của tôi là làm rõ công tác xây dựng

hậu phương trong kháng chiến chống Pháp. Đây là tài liệu phục vụ cho việc giảng
dạy ở trường trung học phổ thông, đồng thời cũng là nguồn tư liệu cho những ai
quan tâm đến kháng chiến chống Pháp nói chung và xây dựng hậu phương nói
riêng.
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung gồm có 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây hậu phương trong chiến tranh
nhân dân và chiến tranh cách mạng.
Chương 2: Đẩy mạnh xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp
(1946 – 1954).

5


B. PHẦN NỘI DUNG
C ƢƠN

1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG

HẬU P ƢƠN

TRON


C

ẾN TRANH NHÂN DÂN VÀ CHIẾN TRANH
CÁCH M NG

1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học bàn về hậu phương
Hậu phương hiểu theo nghĩa hẹp: “là nơi đối xứng với tiền tuyến, có sự phân
biệt rạch rịi bằng yếu tố khơng gian, là lãnh thổ ngồi vùng chiến sự, có dân cư và
tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân lực, vật lực. Là nơi xây dựng và huy động sức
người, sức của đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến”
[19,tr.231].
Theo nghĩa rộng thì hậu phương là chỗ dựa để tiến hành chiến tranh, nơi xây
dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa,
khoa học kĩ thuật, là nơi cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến, không phân
biệt rạch rịi với tiền tuyến về mặt khơng gian.
Như vậy có thể thấy rằng trong cuộc chiến tranh, hậu phương là một trong
những điều kiện cơ bản quyết định thắng bại, được thua của hai bên tham chiến.
Chiến tranh phải dựa vào hậu phương hùng mạnh, quân đội nào tách khỏi hậu
phương thì khơng thể giành được thắng lợi trong chiến tranh, không thể tồn tại
được. Trong lịch sử quân sự, các nhà quân sự lỗi lạc và những người thầy vĩ đại của
cách mạng vô sản – Mác, Ăngghen, V.I Lênin đều nhấn mạnh đến vai trò của hậu
phương vững chắc, có tổ chức.
Ăngghen đã viết “Tồn bộ việc tổ chức và phương thức chiến đấu của quân
đội và do đó thắng lợi, thất bại đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất,
nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa là vào
chất lượng và số lượng của cả cư dân và của cả kĩ thuật” [3,tr.242].
Còn V.I Lênin thì cho rằng: “Trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng hậu bị
hơn, ai có nhiều nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì

người đó thu được thắng lợi” [6,tr.84].

6


Và “ Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự phải có một hậu phương
có tổ chức vững chắc, một quân đội giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự
nghiệp cách mạng cũng đều lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang,
tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ ”[7,tr.497].
Xét trên phương diện tổng quất nhất, thì lực lượng cách mạng muốn chiến
thắng kẻ thù nhất định phải có hậu phương chiến lược, vì “Khơng có một đội qn
nào trên thế giới khơng có một hậu phương vững chắc lại có thể chiến thắng được”
[4,tr.13]. Điều đó đã trở thành quy luật. Quan điểm trên của chủ nghĩa Mác – Lênin
về vai trò của hậu phương trong chiến tranh đã khẳng định tầm quan trọng chiến
lược của hậu phương. Thực tiễn đã chứng minh điều đó một cách hùng hồn, trong
Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô chiến thắng phát xít Đức – Nhật
trong điều kiện vơ cùng khó khăn vì họ có hậu phương chiến lược bao gồm các
nước cộng hòa trong liên bang rộng lớn, được củng cố và xây dựng để đủ sức đáp
ứng mọi yêu cầu của chiến trường.
Ngoài ra đề cập đến những yếu tố cụ thể, quyết định đến sức mạnh của hậu
phương, Mác và Ăngghen, Lênin, đồng thời cũng nhấn mạnh yếu tố chính trị - tinh
thần, đồng thời cũng nhấn mạnh đến yếu tố trang bị vũ khí.
Nhìn chung, vai trị của hậu phương đều được các nhà chiến lược, các nhà
quân sự đánh giá cao và yêu cầu những người lãnh đạo quốc gia, những người cầm
quân phải quan tâm thừng xuyên trong thời chiến cũng như thời bình. Bởi lẽ, chiến
tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi bên tham chiến, trong đó hết thảy lực
lượng đều bị thử thách, bị tiêu hao nên đòi hỏi phải được bổ sung, phát triển, nhằm
đề bẹp đối phương để chiến thắng. Cơ sở vật chất của đất nước mạnh hay yếu, dồi
dào hay thiếu thốn là một điều kiện quan trọng, quyết định và có tác động rất lớn
đến thắng hay bại của chiến tranh. Tuy nhiên, sức mạnh của hậu phương không chỉ

dựa trên những chỉ số kinh tế, trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của con người,
cũng như vũ khí và trang bị kĩ thuật của quân đội, mà còn dựa trên nhiều yếu tố
khác nhau nữa. Bởi vì, mặc dù hậu phương có một vai trò quan trọng trong việc
quyết định thắng lợi hay thất bại của chiến tranh, song so sánh lực lượng hậu

7


phương của hai bên, giải quyết vấn đề hậu phương, xây dựng phát huy sức mạnh
của hậu phương như thế nào, lại không phải một vấn đề đơn thuần của số học. Hậu
phương có thể chuyển hóa từ yếu sang mạnh, hoặc ngược lại.
Cách huy động lực lượng của hậu phương một vấn đề quan trọng, nó phụ
thuộc vào những yếu tố như: tính chất của chiến tranh, trình độ giác ngộ của con
người, năng lực xử lí các vấn đề liên quan đến chiến tranh… Muốn để hậu phương
động viên được sức người, sức của cho kháng chiến, đồng thời là nguồn cổ vũ mạnh
mẽ về chính trị, tinh thần cho các lực lượng chiến đấu trên chiến trường, phải trải
qua một quá trình xây dựng, từng bước phát triển và củng cố hậu phương từ yếu
thành mạnh. Trong q trình đó, hậu phương phải thường xun tái tạo ra tiềm lực
mới cả về vật chất lẫn tinh thần, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng
chiến.
1.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản về việc xây dựng hậu phương trong kháng
chiến chống Pháp
Tiếp thu lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê-Nin về chiến tranh cách mạng, xây
dựng lực lượng vũ trang cách mạng, kế thừa những kinh nghiệm quý báu của dân
tộc, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh hết sức coi trọng nhiệm vụ xây dựng hậu phương, coi đó là một trong những
nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh giải phóng dân tộc.
Đảng đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hậu phương,
căn cứa địa kháng chiến, coi đó là một bộ phận chiến lược của đường lối chiến tranh
nhân dân mà nội dung là giải quyết vấn đề cốt tử của bất kì cuộc chiến tranh nào:

Dựa vào đâu, lấy sức đâu mà đánh giăc? Nói cách khác là giải quyết vấn đề đất
đứng chân và tiềm lực để kháng chiến lâu dài. Trong suốt chín năm kháng chiến,
Đảng đã chỉ đạo toàn quân, toàn dân ra sức xây dựng, củng cố phát triển hậu
phương, căn cứ địa, tạo được chổ đứng vững chắc và sức mạnh to lớn để chiến
thắng kẻ thù.
Trước hành động gây chiến tranh xâm lược ra cả nước của thực dân Pháp,
đêm 19-12-1946, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã phát động nhân dân cả

8


nước đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc.
Đảng xác định cuộc kháng chiến của dân tộc ta tuy có lợi thế về chính trị, tinh thần,
song rất bật lợi về kinh tế, quân sự trước kẻ thù là một cường quốc có ưu thế
về kinh tế, quân đội thiện chiến, trang bị vũ khí hiện đại. Để cuộc kháng chiến đi
đến thắng lợi, Đảng chủ trương tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn
diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Riêng về vấn đề hậu phương, quan điểm
của Đảng được thể hiện rõ trong bài nói chuyện với các đại biểu thân sĩ trí thức, phú
hào tỉnh Thanh Hóa của Hồ Chí Minh tại Thanh Hóa ngày 20-2-1947.
Đảng chủ trương xây dựng cǎn cứ địa và hậu phương tại chỗ vững mạnh, lấy
nông thôn đồng bằng và rừng núi làm địa bàn chiến lược trọng yếu. Năm 1948,
Trung ương Đảng có nghị quyết về xây dựng hậu phương để kháng chiến lâu dài.
Hậu phương của ta trong kháng chiến chống Pháp bao gồm những vùng tự do, các
khu du kích, căn cứ du kích sau lưng địch và lòng dân yêu nước trong vùng tạm bị
chiếm .
Năm 1950, với ý định phối hợp với cách mạng Trung Quốc, Đảng chủ
trương đẩy mạnh xây dựng hậu phương, thực hiện tổng động viên nhân tài vật lực
để chuyển mạnh sang tổng phản công. Tháng 2-1951, Đại hội lần thứ II của Đảng
đã nhấn mạnh xây dựng hậu phương toàn diện, đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm, xây
dựng lực lượng vũ trang, tranh thủ sự ủng hộ của các nước anh em để đẩy mạnh

phản công, đưa kháng chiến phát triển đến thắng lợi.
Mặt khác, sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của nhân dân tiến bộ, yêu
chuộng hịa bình trên thế giới cũng được coi là hậu phương của cuộc kháng chiến
nhân dân ta. Về cả lý luận và thực tiễn, hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam
có những điểm sáng tạo và độc đáo. Trong đó, từ hậu phương trong cuộc chiến
chống chủ nghĩa thực dân cũ, đến hậu phương trong cuộc đối đầu với chủ nghĩa
thực dân mới, đã có sự phát triển trên nhiều phương diện.
Trong quá trình kháng chiến, Đảng đã lãnh đạo xây dựng, bảo vệ các vùng tự
do trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, biến các vùng tự do lớn
thành hậu phương chiến lược của cuộc kháng chiến.

9


1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình ta và Pháp trước khi cuộc chiến tranh bùng nổ
Cách mạng tháng Tám thành công nhân dân đã giành quyền làm chủ, được
hưởng quyền lợi do chính quyền cách mạng mạng lại nên phấn khởi và gắn bó với
chế độ. Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt
lãnh đạo. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành, phong trào cách mạng thế
giới phát triển. Phong trào đấu tranh vì hịa bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư
bản .

Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngơn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945
(Nguồn: www.vovworld.vn: “Giá trị trường tồn của cách mạng tháng Tám 1945”,
Thu Hoa, ngày 19/08/2012)
Để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và đập tan những luận điệu xuyên
tạc của kẻ thù, với lòng tin vững chắc vào sự ủng hộ của tồn dân, Đảng và Chính
phủ tổ chức tổng tuyển cử tự do dân chủ trong cả nước vào ngày mồng 6 tháng 1
năm 1946 để bầu Quốc hội, lập chính phủ chính thức, xây dựng Hiến Pháp của

nước Việt Nam độc lập.

10


Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi như vậy thì sau khi giành được độc lập
nước ta ta cũng đứng trước mn vàn khó khăn, thử thách có thể ví tình cảnh đất
nước ta như ngàn cân treo sợi tóc.
Trước khi bước vào cuộc kháng chiến, đất nước ta đứng trước mn vàn khó khăn
và bị chủ nghĩa đế quốc bao vây bốn phía. Trong Nam, quân Pháp được quân Anh
trợ giúp, ngày 23 tháng 9 năm 1945 khởi hấn ở Sài Gịn, kế đó đánh chiếm Nam Bộ
và Nam Trung Bộ. Ngoài Bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc được Mĩ tiếp tay
kéo vào với danh nghĩa giải giáp quân Nhật nhưng thực tế là nhằm bóp chết cách
mạng, dựng nên chính quyền tay sai của chúng.
Lợi dụng tình hình quân Pháp quay trở lại, các tổ chức chính trị, Đảng phái
thân Pháp, thân Nhật, bọn phản động trong các giáo phái ngóc đầu dậy làm tay sai
cho Pháp.
Trong khi đó nước Việt Nam dân chủ cộng hịa vừa mới ra đời chưa được
nước nào trên thế giới cơng nhận. Chính quyền nhân dân mới thành lập, chưa được
kiện tồn, kinh nghiệm quản lý nhà nước chưa có. Thậm chí ở một số nơi chính
quyền chưa phải hồn toàn nằm trong tay một số người cách mạng. Lực lượng vũ
trang non trẻ, vũ khí thơ sơ, kinh nghiệm chỉ huy và chiến đấu đều ít ỏi. Ách áp bức
phong kiến cùng chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật
khiến nền kinh tế quốc dân lâm vào tình trạng suy sụp thảm hại.
Nhân dân vừa trải qua nạn đói khủng khiếp, chỉ trong vòng ba tháng giữa
năm 1945, hơn hai triệu đồng bào (tức là gần 1/10 dân số nước ta) đã chết vì đói và
dịch bệnh. Ngay trước khi giành được chính quyền, nạn lụt lại xảy ra làm vỡ đê
nhiều tỉnh Bắc Bộ, 35 vạn hec-ta ruộng đất bị ngập lụt. Chín tỉnh Sơn Tây, Hà
Đơng, Hà Nam, Vĩnh n, Phúc Yên, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hải Dương,Thái Bình bị
mất mùa nặng. Ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh mất mùa tới 50%. Sau nạn

lụt lại đến hạn, 50% ruộng đất ở Bắc Bộ bị bỏ hoang. Diện tích cấy trồng và sản
lượng đều bị giảm sút. Ở 15 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, diện tích trồng cấy vụ mùa
năm 1945 chỉ đạt 540.000 ha. Số ruộng bị bỏ hoang khơng cày cấy được vì ngập lụt,
thiếu nhân cơng, thiếu giống khoảng 265.000 ha. Vụ mùa năm 1944, miền Bắc thu

11


được 832.000 tấn thóc, thì cả năm 1945 chỉ thu được 500.000 tấn thóc. Cơng
thương nghiệp hồn tồn đình đốn, ngoại thương bị đình trệ, thủ cơng nghiệp phá
sản. Hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng, giá cả tăng vọt. Hàng vạn cơng nhân khơng
có việc làm.
Về tài chính, kho bạc của chính quyền cách mạng chỉ có 1,3 triệu đồng thì
một nửa là tiền hào, giấy nát đang chờ hủy. Trong khi đó ngân hàng Đơng Dương ta
khơng chiếm được. Đồng tiền quan kim do quân Tưởng tung ra buộc phải lưu hành
– một thứ giấy lộn mất giá trị, khiến cho thị trường tài chính càng rối loạn thêm.
Trên lĩnh vực văn hóa, hậu quả của chính sách ngu dân của thực dân Pháp
làm cho 95% dân số Việt Nam mù chữ. Số người được đi học các bậc học tiểu học,
trung học và cao đẳng rất ít ỏi. Theo Đơng Dương thống kê niên giám, thì năm 1936
– 1937 cả ba kỳ bình qn ba làng có một lớp sơ học và chỉ có 2% dân số đến
trường sơ học. Đó là bậc học phát triển nhất dưới chế độ thực dân Pháp. Bậc tiểu
học, tồn quốc có 638 trường kể cả trường tư, bình quân 34 làng và 29.239 người có
một trường và chỉ có 0,4% dân cư theo học ở bậc tiểu học. Bậc cao đẳng tiểu học,
bình qn cứ 1.170.000 người dân mới có một trường và chỉ có 0,05 dân số đến học
ở các trường này. Còn ở bậc trung học số người Việt Nam theo học chỉ chiếm tỷ lệ
0,009% so với dân số.
Những khó khăn trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa đặt ra
những nhiệm vụ trước mắt mà chính quyền cách mạng phải giải quyết. Nhiệm vụ cơ
bản nhất đặt ra cho Đảng và chính quyền nhân dân là giữ vững chính quyền, bảo vệ
và xây dựng chế độ mới.

Về Pháp, mặc dù nước ta đã giành được độc lập nhưng Pháp vẫn chưa từ bỏ
âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa, được sự hỗ trợ của quân Anh, quân Pháp
liên tiếp gây hấn, chống phá nhà nước cách mạng của ta. Theo quy định của hội
nghị Ianta, Pháp được phép quay trở lại Đông Dương.
Như vậy, trước khi cuộc chiến tranh bùng nổ bên cạnh những thuận lợi, thì ta
cũng gặp rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách địi hỏi Đảng, Chính phủ và nhân

12


dân ra sức quyết tâm, đồng sức đồng lòng, cùng nhau đoàn kết đánh đuổi bọn xâm
lược.
1.2.2. Vấn đề nhân lực, vật lực và tài lực trong chiến tranh
Từ thân phận nô lệ trở thành công dân và người làm chủ của một nước độc
lập, tự do, đồng bào ta từ Bắc chí Nam dâng trào niềm tự hào, phấn khởi. Các giai
cấp, các tầng lớp yêu nước, nhân dân tin tưởng vào Chính phủ cách mạng, vào Chủ
tịch Hồ Chí Minh, kiên quyết bảo vệ thành quả Cách mạng tháng tám. Trước những
hành động xâm lược và phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và tay sai, nhân dân ta từ
Nam chí Bắc, từ miền xi lên miền ngược càng thêm đồn kết chặt chẽ xung
quanh chính phủ Cụ Hồ, hăng hái tham gia Mặt trận Việt Minh - mặt trận dân tộc
thống nhất rộng rãi do Đảng lãnh đạo. Các hội cứu quốc trong mặt trận như công
nhân cứu quốc, nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, nhi
đồng cứu vong… phát triển mạnh mẽ. Khối liên minh công nông do giai cấp công
nhân lãnh đạo, nền tảng của mặt trận được phát triển và củng cố vững chắc. Đây
thực sự là khối quần chúng cách mạng, khối đoàn kết toàn dân được tổ chức chặt
chẽ, là lực lượng chính trị hùng hậu phát triển rộng khắp trong và sau ngày Tổng
khởi nghĩa.
Lực lượng chính trị hùng hậu ấy đã giữ vai trị hết sức quan trọng trong cơng
cuộc bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ chủ quyền quốc gia, chủ quyền dân tộc.
Đây là cơ sở vững chắc để xây dựng, phát triển lực lượng mọi mặt của cách mạng,

là nền tảng để thực hiện vũ trang tồn dân, hình thành và phát triển lực lượng vũ
trang nhân dân. Đây cũng chính là cơ sở vững chắc nhất để xây dựng hậu phương
kháng chiến.
Để chống thù trong, giặc ngoài, cùng với việc giáo dục chính trị cho quần
chúng, xây dựng khối đồn kết toàn dân, tổ chức và phát triển các đoàn thể cách
mạng, xây dựng lực lượng vũ trang, Đảng và Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương
lớn xây dựng hậu phương trước khi xảy ra chiến tranh trên phạm vi cả nước. Trong
tay Chính phủ tiền, gạo, vải, muối… hầu như là con số không. Mọi chi tiêu của

13


Chính phủ, qn đội lúc này chỉ có một nguồn cung cấp là nhân dân. Trong khi đó
nhân dân vừa trải qua nạn đói khủng khiếp, lại đang bị nạn đói mới đe dọa.
Sản xuất lương thực để cứu đói và nuôi dưỡng quân đội là công việc bức
thiết mà chính quyền cách mạng phải quân tâm lãnh đạo nhân dân thực hiện. Ngày
3 tháng 9 năm 1945 trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã trình bày chủ trương “Phát động một phong trào tăng gia sản xuất để
chống nạn đói”. Người xác định: “Hiện nay chúng ta có hai việc quan trọng nhất:
cứu đói ở Bắc và kháng chiến ở Nam”, “thực túc” thì “binh cường” cấy nhiều thì
khỏi đói. Chúng ta thực hiện “Tấc đất tấc vàng” thì chúng ta quyết thắng lợi trong
hai việc đó. Người kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm sẻ áo cho nhau. Mười
ngày một lần tất cả đồng bào nhịn ăn một bữa, gạo tiết kiệm được sẽ góp lại cho
người nghèo. Và chính Người nêu gương thực hiện đầu tiên.

Nhân dân góp gạo cứu đói
(Nguồn: www.diepdoan.violet.vn: “Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền và xây dựng
chính quyền dân chủ nhân dân”, Đồn Thị Hồng Diệp)
Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân cả nước nhiệt liệt
hưởng ứng. Nhân dân cả nước nô nức tăng gia sản xuất như chiến đấu, chống đói,

chống giặc ngoại xâm. Tính đến cuối năm 1945, nhân dân ta đã bỏ ra 4 triệu ngày

14


công, đào đắp 2,72 triệu mét khối đất bổ trợ cho hàng trăm kilômet đê điều, đầy lùi
nạn lụt. Diện tích trồng lúa mở rộng gấp rưỡi, diện tích trồng khoai lang tăng gấp
ba, số khoai thu hoạch tăng gấp bốn, diện tích trồng ngơ tăng gấp năm, số ngơ thu
hoạch tăng gấp bốn lần so với năm 1943. Từ năm 1938 đến năm 1943 trung bình
mỗi năm miền Bắc sản xuất được 65.400 tấn khoai lang, 56.000 tấn ngô, 26.000 tấn
đỗ tương, nhưng từ sau cách mạng tháng Tám đến đầu năm 1946, miền Bắc đã thu
hoạch được 231.000 tấn khoai lang, 224.000 tấn ngô, 64.000 tán đỗ tương.
Nhờ sự nỗ lực vượt bậc của toàn dân, giá gạo tại Bắc Bộ được hạ từ 700
đồng xuống 200 đồng một tạ. Cách mạng đã chiến thắng nạn đói ngay từ những
ngày đầu của chế độ mới. Kết quả đó khơng chỉ góp phần bồi dưỡng sức dân mà
cịn góp phần quyết định vào việc xây dựng và bảo vệ vững chắc thành quả cách
mạng, làm nổi bật tính ưu việt của chính quyền cách mạng, nhân dân càng thêm tin
tưởng và gắn bó với chế độ mới.
Trước tình hình nguy ngập về tài chính, Chính phủ đã kiên quyết cắt giảm
các khoản chi tiêu chưa cần thiết và kêu gọi sự đóng góp của tồn dân. Ngày
4/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 34/SL xây dựng “Quỹ độc lập” và
ngày 17 tháng 9 tổ chức “Tuần lễ vàng”, động viên mọi người dân yêu nước tự
nguyện đóng góp ủng hộ việc xây dựng và bảo vệ nền độc lập của đất nước, để
dùng vào việc cần cấp và quan trọng nhất của chúng ta lúc này là việc quốc phòng.
“Quỹ độc lập”và “Tuần lễ vàng” được nhân dân cả nước nhiệt liệt hưởng ứng.
Nhiều gia đình đem hết vàng bạc ra góp, nhiều mẹ, nhiều chị đem cả tư trang quý
và vật kỉ niệm thân thiết cúng vào các quỹ trên. Chỉ trong một thời gian ngắn các
tầng lớp nhân dân đã đóng góp được hơn 20 triệu đồng và 370 kg vàng. Số vàng và
tiền đóng góp trên tuy khơng lớn so với nhu cầu chi tiêu của nhà nước, nhưng đã
giải quyết những khó khăn gay gắt trước mắt, nhất là việc xây dựng, nuôi dưỡng và

trang bị cho các đơn vị Vệ quốc quân đang được xây dựng và phát triển.
Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, chính nhờ biết dựa vào dân, Đảng, Chính phủ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước đưa đất nước vượt qua khó khăn trước mắt,

15


lãnh đạo nhân dân cả nước vừa kháng chiến ở miền Nam, vừa ra sức chuẩn bị mọi
mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc.
Song song với việc huy động sự đóng góp của nhân dân, Đảng và nhà nước
ta cũng đã đề ra nhiều chủ trương và biện pháp lớn nhằm bồi dưỡng sức dân, như
giảm tô 25%, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, sửa lại nhiều thứ thuế cho nhẹ và
công bằng, ban hành sắc lệnh “Đảm phụ quốc phòng”, phát hành giấy bạc Việt
Nam… Các chủ trương và biện pháp đều góp phần xây dựng hậu phương.
Song song với thắng lợi to lớn bước đầu trên mặt trận kinh tế tài chính, chính
quyền cách mạng cũng sớm đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lớn và đã giành được
nhiều thành tích trên lĩnh vực văn hóa giáo dục. Ngay sau Cách mạng tháng Tám
một trong những việc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt là phát động một
cao trào toàn dân chống nạn mù chữ để mở mang kiến thức cho nhân dân lao động,
từng bước khắc phục hậu quả của chính sách ngu dân hơn tám mươi năm của thực
dân Pháp.
Ngày mồng 3 tháng 9 năm 1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội
đồng Chính Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nạn dốt là một phương pháp độc
ác của bọn thực dân Pháp để cai trị chúng ta, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì
vậy tơi đề nghị mở một chiến dịch chống giặc dốt” [10,tr.19]. Tiếp đó ngày 8 tháng
9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh 17/SL quyết định thành lập
Nha Bình dân học vụ, sắc lệnh 19/SL quy định các địa phương phải mở lớp bình
dân học vụ chậm nhất là trong thời gian sáu tháng và sắc lệnh 29/SL thì hành cưỡng
bức việc học chữ quốc ngữ. Tồn dân đã sôi nổi hưởng ứng lời kêu gọi và các sắc
lệnh đó của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Khắp nơi từ thành phố đến nông thôn, trong

các nhà máy đến đồng ruộng, nhiều lớp bình dân học vụ đã được mở, lôi cuốn từ em
nhỏ đến các cụ già. Khẩu hiệu “Đi học là kháng chiến”, “Mỗi lớp học là một tổ
tuyên truyền kháng chiến” xuất hiện khắp các đường phố, xóm làng.

16


Lớp học ban đêm
(Nguồn: www.diepdoan.violet.vn: “Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền và xây dựng
chính quyền dân chủ nhân dân”, Đoàn Thị Hồng Diệp)
Sau hơn một năm thực hiện chiến dịch chống giặc dốt, cả nước 2.500.000
người thoát nạn mù chữ. Hệ thống giáo dục phổ thông và đại học được xây dựng
và từng bước phát triển theo ba nguyên tắc: dân tộc, dân chủ và khoa học. Tiếng
Việt được dùng trong các văn bản chính thức của Nhà nước và trong việc học tập
giảng dạy ở các trường lớp, kể cả trường đại học y, dược khoa.
Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống giặc dốt ngoài ý nghĩa lớn về văn hóa
cịn là một thắng lợi lớn về chính trị. Nó tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý
nhà nước và phát huy quyền làm chủ của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cuộc vận động đời sống mới nhằm góp phần giáo dục tinh thần yêu nước,
lòng căm thù bọn cướp nước, yêu lao động, yêu chính quyền cách mạng, căm ghét
bốc lột và xây dựng đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vô tư” được tuyên
truyền sâu rộng trong nhân dân. Những thói hư tật xấu, những phong tục tập quán
trong ma chay, cưới xin, nạn cờ bạc được xóa bỏ.
Cuộc đấu tranh chống ảnh hưởng của văn hóa văn nghệ nơ dịch và chống các
quan điểm của khuynh hướng tư sản trong nghệ thuật cũng bắt đầu, cùng với việc

17


phát động và hướng dẫn phát triển một phong trào văn nghệ cách mạng có tính quần

chúng rộng rãi.
Cơng tác y tế, vệ sinh phịng bệnh được quan tâm. Chính quyền cách mạng
có chính sách đúng đắn sử dụng đội ngũ cán bộ y tế của chế độ cũ, đồng thời nhanh
chóng đào tạo cán bộ y tế của chế độ mới, xây dựng bộ máy y tế chăm lo sức khỏe
cho người dân.
Nhân dân chỉ có thể phát huy sức mạnh to lớn của mình khi được tổ chức và
có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Nhiều cán bộ của Đảng, của Mặt trận Việt
Minh, của các đoàn thể cứu quốc được cử đến những vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh
ở Tây Bắc, Tây Nguyên để làm cơng tác tun truyền và vận động nhân dân. Các
đồn thể cứu quốc được xây dựng rộng khắp. Để mở rộng hơn nữa mặt trận dân tộc
thống nhất do giai cấp công nhân lãnh đạo, Đảng chú ý tranh thủ những nhân sĩ, trí
thức yêu nước ở tầng lớp trên, Đảng cịn cố gắng lơi kéo tranh thủ cả những người
cầm đầu tầng lớp thống trị cũ.
Với tư cách là người đứng đầu nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt
Đảng và nhà nước cịn u cầu chính quyền các cấp và nhân dân toàn quốc phát
hiện, tiến cử những người tài đức, không phân biệt tuổi tác và thành phần giai cấp ra
giúp dân giúp nước, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước sự xâm lược và phá hoại của bọn đế quốc và bè lũ tay sai của chúng,
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân. Tháng 1 năm 1946 Trung ương Quân ủy được thành lập. Những
đơn vị tự vệ cứu quốc và tự vệ chiến đấu được tố chức ở tất cả các khu phố và thôn
xã. Trên cơ sở đó các đơn vị bộ đội tập trung được xây dụng và phát triển mạnh
nhanh chóng, bảo vệ chính quyền cách mạng từ trung ương đến cơ sở. Đến cuối
năm 1946, riêng Vệ quốc đồn đã có 82.000 cán bộ chiến sĩ.
Ở miền Nam, sau Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, nhiều bộ đội và
cán bộ của ta đã đi sâu vào vùng tạm bị chiếm, khơi phục chính quyền dân chủ nhân
dân, xây dụng lực lượng vũ trang nhân dân địa phương, phát triển chiến tranh du
kích, phát động quần chúng phá tề trừ gian.

18



Chính quyền cách mạng được xây dựng và phát triển trên 1.000 xã trong
tổng số 1.234 xã ở Nam Bộ. Vùng giải phóng ở nơng thơn được mở rộng gấp rất
nhiều lần so với trước ngày 6 tháng 3 năm 1945, nhiều căn cứ địa được hình thành
và củng cố như Đồng Tháp Mười, rừng U Minh, chiến khu Đ… các căn cứ nhỏ liên
huyện, liên xã cũng được thành lập.
Lực lượng vũ trang ba thứ quân ở Nam Bộ được xây dựng và củng cố. Ở
nông thôn hầu hết các xã đều có đội du kích. Ở đơ thị, nhất là Sài Gòn, lực lượng tự
vệ được xây dụng và củng cố. Các đơn vị bộ đội tập trung, các chi đội Vệ quốc
đoàn, được xây dựng từ cấp tỉnh đến cấp khu. Toàn Nam Bộ đã xây dựng được 25
chi đội, tăng 25% so với lúc mới hình thành.
Ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nhiều căn cứ du kích được hình thành.
Ngồi các đơn vị bộ đội tập trung ở vùng tự do Liên khu V, đến tháng 7/1946, ở cực
Nam Trung Bộ đã xây dựng được 4 trung đoàn chủ lực và một tiểu đoàn ở Tây
Nguyên – tiểu đoàn N”Tranglơn, gồm hầu hết các chiến sĩ là người dân tộc thiểu số.
Ở miền Bắc, tranh thủ thời gian hịa hỗn sau Hiệp định sơ bộ, quân dân ta ra
sức xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt. Ngày 29 tháng 5 năm 1946, theo
sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành
lập nhằm đoàn kết các tổ chức, các đảng phái và các cá nhân chưa tham gia Việt
Minh.
Ngày 27 tháng 5 năm 1946, Hội nghị đại biểu cơng nhân tồn quốc họp ở Hà
Nội, quyết định thành lập Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, nhằm đồn kết lực
lượng lao động trí óc và chân tay, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nam nữ để
kháng chiến – kiến quốc. Đến cuối năm 1946 tổng số đồn viên cơng đồn trong cả
nước đã tăng lên khoảng 30 vạn người. Ngày 27 tháng 7 năm 1946, Đảng xã hội
Việt Nam ra đời nhằm tập hợp trí thức yêu nước. Ngày 20 tháng 10 năm 1946, Hội
liên hiệp phụ nữ Việt Nam được thành lập.
Trên cơ sở mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, Đảng và
Chính phủ kiện tồn một bước bộ máy nhà nước, chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.

Từ ngày 28 tháng 10 đến ngày mồng 9 tháng 11 năm 1946, Quốc hội nước Việt

19


Nam dân chủ cộng hòa họp phiên thứ hai tại Hà Nội đã thơng qua danh sách chính
phủ mới, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, và bản Hiến pháp nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa. Ngày 22 tháng 5 năm 1946, Vệ quốc đồn chính thức trở thành quân
đội quốc gia của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bên cạnh việc xây dựng lực
lượng vũ trang thường trực, Chính phủ cịn quan tâm xây dựng lực lượng bán vũ
trang. Đến cuối năm 1946, Việt Nam có trên 8 vạn bộ đội thường trực, có gần một
triệu dân quân tự vệ ở hầu khắp các địa phương từ nông thôn đến thành thị. Các
trường đào tạo cán bộ chiến sĩ cũng được thành lập.
Như vậy, trong hơn một năm từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước ngày
toàn quốc kháng chiến, vượt qua mn vàn khó khăn, thử thách to lớn, Đảng, Chính
phủ và nhân dân ta cũng đã bước đầu xây dựng được nền kinh tế, giải quyết được
nạn đói, nạn dốt, củng cố và mở rộng lực lượng vũ trang, xây dựng và kiện toàn bộ
máy chính quyền vững mạnh, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược của đế
quốc. Những thành tựu trên tuy chỉ là bước đầu nhưng là cơ sở để xây dựng hậu
phương trong những năm kháng chiến chống Pháp.

20


C ƢƠN

2: ẨY M NH XÂY DỰNG HẬU PHƢƠNG TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1954)

2.1


iai đoạn 1946 – 1950

2.1.1 Kháng chiến chống Pháp bùng nổ và yêu cầu xây dựng hậu phương
Trước âm mưu và hành động phá hoại nền độc lập thống nhất, đặc biệt là sau
khi cuộc đàm phán Phông-ten-nơ-bơ-lô tan vỡ, ngày 19 tháng 10 năm 1946 Đảng
triệu tập hội nghị quân sự toàn quốc. Hội nghị khẳng định: “Khơng sớm thì muộn
Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”. Cả nước chia làm 12
chiến khu, các phương án tác chiến đã được đề ra. Kế hoạch phá hoại đường sá, cầu
cống, làm vườn không nhà trống để chuẩn bị ngăn địch. Vùng núi rừng Việt Bắc
được củng cố làm căn cứ địa vững chắc của Trung ương, sẵn sàng bước vào cuộc
kháng chiến lâu dài. Máy móc, nguyên vật liệu được bí mật tháo gỡ chuyển từ các
thành phố về các chiến khu xây dựng các nhà máy, công xưởng, phục vụ các yêu
cầu chiến đấu và đảm bảo đời sống. Hơn hai vạn tấn muối, hàng chục vạn mét vải,
hàng chục tấn thuốc chữa bệnh và nhiều mặt hàng thiết yếu khác được chuyển lên
vùng căn cứ. Đây là một trong những việc cấp bách nhằm thực hiện chủ trương bảo
đảm thực lực kháng chiến lâu dài.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã chủ động chuẩn bị sẵn sàng vào
cuộc chiến đấu. Đầu tháng 11 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết văn kiện
“Cơng việc khẩn cấp bây giờ”, nêu những phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của
kháng chiến và vạch rõ “Ta sẽ kháng chiến lâu dài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc,
tổ chức du kích khắp nơi, tăng gia sản xuất khắp nơi”.
Công tác di chuyển được tiến hành ngay từ cuối năm 1945 ở miền Nam và
nửa cuối năm 1946 ở miền Bắc. Đợt tổng di chuyển diễn ra từ cuối tháng 11 năm
1946 đến tháng 2 năm 1947. Trong đợi di chuyển này riêng ngành quân giới di
chuyển được hơn 42.000 tấn máy móc thiết bị, nguyên vật liệu qua những chặng
đường dài từ vài chục đến vài trăm kilơmet vào các căn cứ, trong đó có hàng trăm
máy tiện, hàng chục máy phay, máy bào, máy khoan, động cơ điện, hàng nghìn tấn,
sắt, thép, gang, đồng, chì, kẽm, thiếc, hàng trăm tấn hóa chất và những bán thành


21


phẩm rất quý dùng cho sản xuất đạn, súng trường, mìn, lựu đạn. Riêng ở Bắc Bộ,
gần hai phần ba số máy móc thiết bị của các nhà máy được chuyển lên các căn cứ.
Nhờ đó ta đã xây dựng được hàng trăm cơ sở công nghiệp sản xuất vũ khí phục vụ
chiến đấu và xây dựng nền kinh tế kháng chiến. Khối lượng máy móc, nguyên liệu
nói trên tuy cịn rất ít ỏi đối với một quốc gia nhưng nó lại là một khối lượng khổng
lồ đối với đơi vai khiêng vác và các phương tiện vận chuyển thô sơ của quân và dân
ta lúc bấy giờ. Nó là vốn liếng ban đầu vô cùng quý giá tạo cơ sở, tùng bước tạo
tiềm lực cho cuộc kháng chiến lâu dài giữa vòng vây của chủ nghĩa đế quốc.
Theo chủ trương của Đảng, nhân dân cả nước triệt để thực hiện “Vườn
không nhà trống”, tản cư, phá hoại cầu đường, xây dựng làng kháng chiến. Việc phá
hoại và tổ chức nhân dân tản cư ra khỏi vùng địch chiếm đóng là những cơng tác
lớn. Hàng triệu đồng bào trong đó có nhiều nhân sĩ, trí thứ nổi tiếng, theo tiếng gọi
của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Đảng và Chính phủ đã bỏ lại nhà cửa, tài sản, không
chịu hợp tác với giặc, tản cư ra vùng tự do. Nhân dân hăng hái tham gia công tác
phá hoại nhà cửa, cầu cống, đường sá, đắp ụ ngăn bước tiến của giặc với lòng tin sắt
đá rằng: “Đến ngày kháng chiến thắng lợi sẽ cùng nhau kiến thiết và sửa sang lại”.

Cắm chông rào làng ở Phú Yên
(Nguồn: www.vnmilitaryhistory.net: “Phú Yên hình thành sáu chiến khu”, Nguyễn
Hữu Ái)
Phá hoại, tiêu thổ kháng chiến là biểu hiện của quyết tâm sắt đá thà hy
sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

22


Nhân dân cả nước không tiếc công sức, xương máu, miễn là tiến hành kháng chiến

thắng lợi. Phá hoại, tiêu thổ kháng chiến đã gây nhiều khó khăn cho địch.

Tiêu thổ kháng chiến ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
(Nguồn: Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam 1945 – 1975, NXB Quân đội
nhân dân, 1997.)
Ngay từ đầu kháng chiến Đảng đã xác định căn cứ địa của cuộc kháng chiến
vừa được xây dựng ở cả đồng bằng và rừng núi, trong đó xây dựng Việt Bắc trở
thành căn cứ địa của cơ quan đầu não, hậu phương lớn của cuộc kháng chiến toàn
quốc, cũng như việc xây dựng các vùng tự do khác và các căn cứ trong vùng địch
hậu là một q trình đấu tranh quyết liệt. Đó là q trình giành đất, giành dân, giành
sức giữa ta và địch.
Qua thực tế diễn biến chiến tranh trong phạm vi cả nước, đến giữa 1947, trên
cả nước ta đã hình thành cục diện hai vùng rõ rệt và tồn tại suốt thời kỳ kháng chiến
là vùng tự do, do ta làm chủ và vùng tạm bị chiếm, do địch kiểm soát. Vùng tự do,
căn cứ địa rộng lớn của ta có Việt Bắc (bao gồm các tỉnh: Cao Bằng - Bắc Cạn Lạng Sơn – Thái Nguyên – Hà Giang – Tuyên Quang và phụ cận), vùng tự do Liên
khu IV ( bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa - Nghệ An – Hà Tĩnh), vùng tự do Liên khu
V (bao gồm các tỉnh: Quảng Nam – Quảng Ngãi - Bình Định – Phú Yên) và nhiều

23


chiến khu, căn cứ nhỏ ở trong vùng tạm bị chiếm. Vùng địch hậu là phần lớn đồng
bằng Bắc Bộ, nhiều nơi ở Tây Bắc, Bình - Trị - Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Hậu phương của cuộc kháng chiến toàn quốc hình thành và được xây dựng
trong bối cảnh lịch sử đó. Nó gắn liền với q trình phát triển của cuộc kháng chiến.
Hậu phương chiến tranh nhân dân được xây dựng tồn diện bao gồm nhiều lĩnh
vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, vừa xây dựng vừa bảo vệ
hậu phương.
2.1.2 Xây dựng chính quyền vững mạnh
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã chủ động chuẩn bị sẵn sàng vào

cuộc chiến đấu. Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng họp trong hai ngày 18 và 19
tháng 12 năm 1946 khẳng định cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến trường
kỳ, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. Hội nghị vạch ra đường lối cơ bản của cuộc
kháng chiến mà nội dung chủ yếu chứa đựng trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) và Chỉ thị toàn dân kháng chiến
(22/12/1946) của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
Các văn kiện trên vạch rõ mục đích, tính chất của cuộc kháng chiến là tồn dân,
tồn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh.
Về chính trị: Đồn kết tồn dân, thực hiện qn, chính, dân nhất trí, động
viên nhân lực, vật lực, tài lực, đoàn kết với hai dân tộc Lào và Campuchia, với nhân
dân Pháp và các nước ở Châu Á và các dân tộc bị áp bức, các dân tộc u chuộng
hịa bình, dân chủ trên thế giới, củng cố chế độ cộng hòa dân chủ, đánh đổ chính
quyền bù nhìn, lập ra ủy ban kháng chiến các cấp để chỉ đạo kháng chiến.
Về quân sự: triệt để dùng “du kích vận động chiến” thực hành phá hoại “làm
cho địch đói, khát, mù, điếc, câm, tiêu hao, mệt mỏi, chán nản”, tản cư nhân dân ra
khỏi vùng có chiến sự, vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, cuộc kháng chiến phải
trải qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự và tổng phản công.
Về kinh tế: tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, tự sản xuất vũ khí và lấy súng
giặc đánh giặc, tiếp tế cho bộ đội vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

24


Về văn hóa: chống nạn mù chữ, thực hiện cần, kiệm, liêm chính, văn nghệ sĩ
ủng hộ kháng chiến.
Đường lối kháng chiến tồn dân, tồn diện của Đảng cịn được thể hiện bằng
khẩu hiệu “Mỗi phố là một mặt trận, mỗi làng là một pháo đài”.
Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, đúng đắn và sáng tạo của Đảng đã dẫn
dắt tổ chức nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ và anh
dũng. Đó là sự chuẩn bị quan trọng nhất cho cuộc kháng chiến toàn quốc đi đến

thắng lợi.
Những ngày đầu kháng chiến trước âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của
địch, nhiều tổ chức Đảng, đồn thể quần chúng khơng giữ vững được, đội ngũ cán
bộ bị phân tán. Vì vậy, việc củng cố và phát triển Đảng, hệ thống chính quyền các
cấp và các tổ chức quần chúng trở thành nhiệm vụ trước mắt hết sức khẩn trương.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ lâm thời sau phiên họp
đầu tiên ngày 3/9/1945. (Trong ảnh: Bộ trƣởng Bộ Tài chính Phạm Văn ồng ngƣời thứ nhất, hàng trên cùng từ trái sang)
(Nguồn: www.taichinhdientu.vn: “Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng,
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời đem đến kỷ nguyên mới: Độc lập - Tự
do cho dân tộc Việt Nam”, 21/05/2010)

25


×