BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thái Minh Trúc
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ VÀ
TÌNH TRẠNG ĐỀ KHÁNG THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Luận văn Thạc sĩ Dƣợc học
Ngành Dƣợc lý – Dƣợc lâm sàng
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thái Minh Trúc
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ VÀ
TÌNH TRẠNG ĐỀ KHÁNG THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Ngành: Dƣợc lý – Dƣợc lâm sàng
Mã số: 8720205
Luận văn Thạc sĩ Dƣợc học
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Mai Phƣơng Mai
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018
.
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Nguyễn Thái Minh Trúc
i
.
Luận văn thạc sĩ – Khóa 2016 – 2018
Chuyên ngành: Dƣợc lý – Dƣợc lâm sàng. Mã số: 8720205
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ VÀ TÌNH TRẠNG ĐỀ KHÁNG THUỐC
CHỐNG ĐỘNG KINH TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Nguyễn Thái Minh Trúc
Thầy hƣớng dẫn: PGS. TS. Mai Phƣơng Mai
Mục tiêu: Động kinh kháng thuốc xảy ra khi bệnh nhân không kiểm soát đƣợc cơn
co giật mặc dù đang đƣợc điều trị bằng thuốc chống động kinh. Đề tài đƣợc thực
hiện nhằm khảo sát tình hình điều trị, xác định tỉ lệ động kinh kháng thuốc, tình
trạng đề kháng thuốc chống động kinh tại bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Phƣơng pháp nghiên cứu: mơ tả cắt ngang. 543 bệnh nhân có chẩn đoán và điều
trị động kinh đƣợc khảo sát qua thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án và thông tin kê
đơn điện tử từ tháng 01/2015 đến 12/2017 tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Kết quả: Qua nghiên cứu cho thấy có 543 bệnh nhân đủ điều kiện tham gia nghiên
cứu, độ tuổi trung bình 40,6 ± 20,2, tỉ lệ nhóm bệnh nhân động kinh nguyên phát và
triệu chứng cao hơn so với động kinh căn nguyên ẩn (67,9% so với 32,1%). Tỉ lệ
bệnh nhân bị đề kháng thuốc chống động kinh là 22,8%, giữa nhóm động kinh
kháng trị và nhóm động kinh đang kiểm sốt có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
số cơn động kinh trƣớc khi nhập viện (p<0,001), số lần tái nhập (p<0,001), có từng
điều trị bằng thuốc chống động kinh (p<0,001), bệnh lý tổn thƣơng não (p<0,001)
và bệnh căn động kinh (p<0,001). Phân tích cho thấy liều kê đơn trên ngày (PDD)
của thuốc kháng động kinh sử dụng phần lớn nhỏ hơn liều trung bình duy trì hằng
ngày (DDD)
Kết luận: Bệnh nhân đã từng đƣợc điều trị bệnh động kinh trƣớc đó, có nguyên
nhân từ bệnh lý tổn thƣơng liên quan đến não hoặc động kinh triệu chứng và nhiều
số cơn động kinh trƣớc khi nhập viện, bệnh nhân điều trị với nhiều thuốc chống
động kinh và bệnh nhân có chế độ khởi trị từ hai thuốc trở lên có nguy cơ đề kháng
động kinh cao hơn.
Từ khóa: động kinh, động kinh kháng thuốc, thuốc điều trị động kinh
ii
.
Master’s thesis – Academic course 2016 – 2018
Speciality: Pharmacological and clinical pharmacy. Specialty course: 8720205
A SURVEY ON THE SITUATION OF TREATMENT AND
REFRACTORY EPILEPSY AT GIA DINH PEOPLE’S HOSPITAL
Nguyen Thai Minh Truc
Superviser: Assoc. Prof. Mai Phuong Mai, PharmD.
Objective: Drug-resistant epilepsy (also called refractory epilepsy) occurs when
seizures cannot be controlled with medication. One-third of people with epilepsy will
continue to have seizures despite taking anti-seizure drug The aim of this study was to
survey situation treatment, rate of refractory epilepsy and some relative factors of drug
– resistant epilepsy at Gia Dinh people’s hospital.
Methods: A cross - sectional study in which data collection was done form January
2015 to December 2017 at Neurology department at Gia Dinh people’s hospital,
patients were given a diagnosis and treated with antiepileptic drug.
Results: The study included a total of 543 patients with a mean age of 40,6 ± 20,2
years. The prevalence of persistent seizures was higher in patients with
symptomatic or cryptogenic epilepsy than in those with idiopathic epilepsy (67,9%
vesus 32,1%). Patients with refractory epilepsy rate 22,8 percent, there was a
significant linear trend in the proportion of patients with uncontrolled epilepsy in
relation to the number of seizures before treatment, times of rehospitalized,
medication history and type of epilepsy (p<0.001).
Conclusion: Patients who have an inadequate response to initial treatment with
antiepileptic drugs, patients with symptomatic or have more seizures before therapy,
patients treated with more antiepileptic drugs or start treatment with more than two
drugs are likely to have refractory epilepsy. It was documentedly shown that there
are more methods of intervetion needed to enhance patient's adherence rates and
application tools to measure plasma antiepileptic drug concentrations in order to
optimize the treatment of epileptic patients.
Keys words: Drug-resistant epilepsy, antiepileptic drugs, drug toxicity
iii
.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
1.1. BỆNH ĐỘNG KINH............................................................................................ 3
1.1.1. Đại cƣơng về bệnh động kinh ....................................................................3
1.1.2. Sinh lý bệnh động kinh ...............................................................................3
1.1.3. Phân loại động kinh ....................................................................................3
1.1.4. Nguyên nhân động kinh .............................................................................5
1.1.5. Chẩn đoán động kinh ..................................................................................6
1.1.6. Các thể động kinh thƣờng gặp ở Việt Nam ................................................6
1.1.7. Các phƣơng pháp điều trị động kinh ..........................................................6
1.1.8. Phác đồ điều trị động kinh theo Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh .............8
1.2. ĐỘNG KINH KHÁNG TRỊ ............................................................................... 12
1.2.1. Định nghĩa tình trạng động kinh kháng trị ...............................................12
1.2.2. Nguyên nhân của tình trạng đề kháng thuốc chống động kinh ................13
1.2.3. Các yếu tố dự đoán động kinh kháng trị ..................................................15
1.2.4. Cơ chế giả thuyết của động kinh kháng thuốc .........................................15
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘNG KINH KHÁNG TRỊ............. 17
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 22
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 22
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 22
2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................22
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................22
2.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu ............................................................................22
2.2.4. Các biến số nghiên cứu ............................................................................23
2.2.5. Các bƣớc tiến hành nghiên cứu ................................................................24
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................................................................. 28
3.1. TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ...................................................................................... 28
iv
.
3.1.1. Đặc điểm về dịch tễ học của dân số nghiên cứu ......................................28
3.1.2. Đặc điểm về lâm sàng của dân số nghiên cứu..........................................29
3.1.3. Đặc điểm về thuốc điều trị .......................................................................31
3.2. TỈ LỆ ĐỀ KHÁNG ĐỘNG KINH THEO KHẢO SÁT TỪ THÁNG 1/2015
ĐẾN THÁNG 12/2017 ............................................................................................. 35
3.2.1. Tỉ lệ bệnh nhân động kinh kháng trị theo nguyên nhân ...........................36
3.2.1. Tỉ lệ bệnh nhân động kinh kháng trị theo yếu tố dự đốn ........................39
3.3. CÁC YẾU TỐ PHÂN TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG ĐỘNG KINH
KHÁNG TRỊ ............................................................................................................. 42
3.3.1. Các đặc điểm về dịch tễ học .....................................................................42
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến lâm sàng ...........................................................44
3.3.3. Các yếu tố liên quan đến điều trị ..............................................................47
3.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY LOGISTIC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
TÌNH TRẠNG ĐỘNG KINH KHÁNG TRỊ ............................................................ 51
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 53
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 53
4.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................ 54
4.2.1. Ƣu điểm và hạn chế của nghiên cứu ........................................................54
4.2.2. Đề xuất từ kết quả thu đƣợc .....................................................................55
4.2.3. Hƣớng đi tiếp theo của đề tài ...................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 57
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 63
v
.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỉ lệ động kinh xếp theo cấu trúc giải phẫu bệnh.......................................6
Bảng 1.2. Bảng phân loại các thuốc chống động kinh ................................................9
Bảng 1.3. Chọn thuốc theo phân loại cơn động kinh. ...............................................10
Bảng 1.4. Lựa chọn đầu tiên theo phân loại cơn động kinh [40] ..............................10
Bảng 1.5. Hƣớng dẫn sử dụng một số thuốc chống động kinh thông thƣờng ..........11
Bảng 1.6. Các nghiên cứu liên quan đến động kinh kháng trị ..................................17
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu .............................................................................23
Bảng 2.2. Cách thức tiến hành nghiên cứu theo từng mục tiêu nghiên cứu .............25
Bảng 3.1. Đặc điểm dịch tễ học ................................................................................28
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng của dân số nghiên cứu ...............................................29
Bảng 3.3. Bệnh lý ở não ............................................................................................31
Bảng 3.4. Số loại thuốc động kinh điều trị................................................................31
Bảng 3.5. Phân loại thuốc động kinh ........................................................................32
Bảng 3.6. Thông tin về thuốc sử dụng điều trị ..........................................................32
Bảng 3.7. Liều thuốc chống động kinh sử dụng điều trị ...........................................34
Bảng 3.8. Tỉ lệ bệnh nhân mỗi nhóm theo số lần tái nhập ........................................40
Bảng 3.9. Đặc điểm dịch tễ theo nhóm. ....................................................................42
Bảng 3.10. Đặc điểm liên quan đến bệnh và điều trị giữa hai nhóm ........................44
Bảng 3.11. Chế độ thuốc điều trị cho bệnh nhân mỗi nhóm .....................................47
Bảng 3.12. Thế hệ thuốc điều trị cho nhóm bệnh nhân đơn trị .................................49
Bảng 3.13. Chế độ điều trị lần đầu ở hai nhóm bệnh nhân .......................................50
Bảng 3.14. Các yếu tố liên quan đến tình trạng động kinh kháng trị........................51
vi
.
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................27
Hình 3.1. Sơ đồ chế độ điều trị bệnh nhân động kinh ..............................................48
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ bệnh nhân động kinh kháng trị ....................................................36
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ bệnh nhân mỗi nhóm theo bệnh căn động kinh ...........................36
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ bệnh nhân mỗi nhóm theo tiêu chí đã từng điều trị bằng thuốc ..37
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ bệnh nhân mỗi nhóm theo số thuốc sử dụng điều trị động kinh..38
Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ bệnh nhân mỗi nhóm theo thế hệ thuốc sử dụng trong đơn trị liệu
...................................................................................................................................38
Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ bệnh nhân mỗi nhóm theo số thuốc khởi trị ................................39
Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ bệnh nhân mỗi nhóm theo số cơn động kinh trƣớc khi nhập viện
...................................................................................................................................40
vii
.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CI (confidence interval): khoảng tin cậy
CT (Computed Tomography): hình chụp cắt lớp vi tính
DDD (Defined daily dose): Liều xác định trong ngày, là liều trung bình duy trì hằng
ngày với chỉ định chính của một thuốc (tham khảo theo WHO).
EEG (Electroencephalography): điện não đồ
ILAE (The International League Against Epilepsy): Liên hội quốc tế chống động
kinh
MRI (Magnetic Resonance Imaging): hình chụp cộng hƣởng từ
OR (odds ratio): tỉ số nguy cơ
PDD (Prescibed daily dose) : Liều kê toa trong ngày
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
viii
.
Đặt vấn đề
MỞ ĐẦU
Một trong những bệnh thần kinh thƣờng gặp nhất là động kinh với tỉ lệ mắc phải
trên thế giới là 0,5-2% dân số, tỉ lệ này cao hơn ở các nƣớc đang phát triển [2], [60].
Bệnh động kinh cũng là một bệnh xã hội bởi không chỉ gây ảnh hƣởng đến cuộc
sống của cá nhân bệnh nhân mà cịn mang lại gánh nặng lớn cho tồn xã hội. Vì
vậy, bệnh động kinh cần nhận đƣợc sự chú tâm đáng kể của ngành y tế nói riêng và
tồn xã hội nói chung để có thể kiểm sốt, điều trị đƣợc động kinh và hỗ trợ bệnh
nhân có một cuộc sống gần nhƣ bình thƣờng [28].
Mặc dù đa số bệnh nhân động kinh có thể kiểm sốt tốt bằng chế độ điều trị với một
hoặc hai thuốc chống động kinh, vẫn có khoảng 20-40% bệnh nhân mắc phải động
kinh kháng trị hay động kinh kháng thuốc. Động kinh kháng thuốc xảy ra khi thất
bại với chế độ điều trị thích hợp gồm hai thuốc điều trị động kinh dung nạp và đƣợc
chỉ định phù hợp hoặc khi thực hiện một lịch trình điều trị đã ứng dụng từ lâu (dù là
đơn trị hay kết hợp) nhƣng vẫn không thể kiểm soát các cơn động kinh một cách
bền vững và ổn định [14]. Các đối tƣợng trên gặp phải những hậu quả nặng nề về
các khuyết tật do động kinh lặp lại kéo dài, làm gia tăng chi phí điều trị và giảm
chất lƣợng sống của bệnh nhân. Những bệnh nhân động kinh khơng đƣợc kiểm sốt
tốt với tần suất cơn động kinh gia tăng ngay từ khi bắt đầu điều trị có nguy cơ mắc
động kinh kháng trị cao hơn. Bệnh nhân có chứng động kinh kháng thuốc có nguy
cơ tử vong sớm gia tăng, chấn thƣơng, khả năng nhận thức suy giảm, rối loạn chức
năng tâm lý xã hội và chất lƣợng cuộc sống giảm [12], [42]. Những vấn đề nêu trên
cho thấy bệnh động kinh và các vấn đề liên quan đến tiến triển bệnh cần đƣợc tìm
hiểu và quan tâm sâu sắc ngay từ khi bệnh đƣợc phát hiện và bắt đầu điều trị cho
bệnh nhân.
Đáp ứng kém với liệu pháp điều trị động kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác
nhau, nhƣng nhìn chung đƣợc mơ tả bởi hai ngun nhân chính là do chẩn đoán và
do thuốc. Sau khi chẩn đoán đã đƣợc xác nhận và các yếu tố khởi phát động kinh bị
loại bỏ, việc kiểm soát hiệu quả điều trị động kinh tái phát tập trung vào việc tối ƣu
hóa chế độ điều trị bằng thuốc. Lý tƣởng nhất là thuốc điều trị có thể kiểm sốt
1
.
Đặt vấn đề
hoàn toàn các cơn động kinh, trong trƣờng hợp có tái phát thì mức độ thƣờng xun
và nghiêm trọng sẽ giảm đi [50]. Việc ngăn chặn tái phát động kinh sẽ là mục tiêu
điều trị chính khi bắt đầu sử dụng thuốc chống động kinh cho bệnh nhân [20].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về điều trị động kinh và đặc biệt là tiếp cận điều trị
động kinh kháng trị vẫn cịn hạn chế. Với mong muốn có thể góp phần tối ƣu hóa
chế độ điều trị động kinh cũng nhƣ tìm hiểu sâu hơn về tình trạng đề kháng thuốc
chống động kinh, đề tài ―Khảo sát tình hình điều trị và tình trạng đề kháng thuốc
chống động kinh tại bệnh viện Nhân dân Gia Định‖ đƣợc thực hiện.
Đề tài đƣợc thực hiện với ba mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình hình điều trị và kháng thuốc động kinh tại bệnh viện Nhân dân
Gia Định trong thời gian 01/01/2015 – 31/12/2017.
2. Xác định tỉ lệ bệnh nhân động kinh kháng trị trong thời gian nghiên cứu.
3. Đánh giá mối liên hệ giữa các yếu tố khảo sát và tình trạng kháng thuốc
chống động kinh.
2
.
Tổng quan tài liệu
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH ĐỘNG KINH
1.1.1. Đại cƣơng về bệnh động kinh
Động kinh là triệu chứng biểu hiện sự bất thƣờng chức năng não bộ. Cơn động kinh
là biểu hiện lâm sàng của sự phóng điện bất thƣờng, kịch phát, quá mức và đồng
thời của một nhóm tế bào thần kinh của não. Cơn động kinh thƣờng xảy ra cấp tính,
đột ngột, nhất thời, đa dạng và có liên quan đến vùng não bộ phóng điện bất thƣờng
với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau về vận động, cảm giác, biến đổi ý thức,
hành vi, tâm thần, triệu chứng tự động, giác quan. Bệnh động kinh là sự tái diễn từ
hai cơn động kinh trở lên cách nhau trên 24 giờ, không phải do sốt cao và các
nguyên nhân cấp tính khác nhƣ rối loạn chuyển hóa, ngừng thuốc hay ngừng rƣợu
đột ngột gây ra. [1], [2]
Tần suất mới mắc động kinh khoảng 40-80/100.000 dân trong vòng 1 năm. Tần suất
này cao hơn ở những nƣớc đang phát triển. Khoảng 45 triệu ngƣời trên thế giới mắc
bệnh động kinh. [1], [60]
Tỉ lệ mới mắc nam: nữ = 1,7:1,2. [1], [6]
1.1.2. Sinh lý bệnh động kinh
Cơn động kinh co giật có thể là kết quả của sự mất cân bằng giữa các chất dẫn
truyền thần kinh có tính kích thích và chất dẫn truyền thần kinh có tính ức chế. Sự
gia tăng q mức các chất dẫn truyền thần kinh có tính kích thích (norepinephrin,
acetylcholin, histamin, yếu tố phóng thích corticotropin, glutamat), sự thay đổi tính
nhạy cảm của thụ thể với các chất dẫn truyền thần kinh, hoặc sự suy giảm chức
năng, sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh ức chế (acid gamma-aminobutyric,
GABA) có thể làm khởi phát cơn động kinh. [40]
1.1.3. Phân loại động kinh
Phân loại cơn động kinh dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau gồm: loại cơn động
kinh, vị trí giải phẫu của động kinh, triệu chứng và nguyên nhân.
Bảng phân loại đƣợc đề cập nhiều nhất là bảng phân loại động kinh của Liên hội
Quốc tế chống động kinh ILAE (gọi tắt là phân loại 1981) dựa trên tiêu chuẩn về:
3
.
Tổng quan tài liệu
cơn co giật lâm sàng, điện não đồ trong cơn và điện não đồ ngoài cơn. Hệ thống
phân loại này có nhiều thiếu sót, chẳng hạn việc lấy rối loạn nhận thức làm cơ sở
phân biệt động kinh cục bộ đơn giản và phức tạp khó chính xác vì rối loạn nhận
thức khơng dễ thống kê và định nghĩa thế nào là "rối loạn nhận thức" vẫn chƣa đƣợc
thống nhất. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống phân loại năm 1981 vẫn áp dụng ở
nhiều cơ sở y tế vì dễ thực hiện và có hiệu quả thực tiễn.
Do đánh giá thấy hệ thống phân loại trên cịn hạn chế về tiên lƣợng và khơng cung
cấp đủ thông tin đánh giá tiền phẫu, hội nghị ILAE 1989 đề xuất việc phân loại
động kinh và hội chứng động kinh dựa trên hai trục chính là triệu chứng học và
bệnh căn học của phân loại 1981.
- Phân loại động kinh dựa trên triệu chứng học:
Cơn động kinh toàn thể: triệu chứng lâm sàng xuất hiện đột ngột cả hai bên, điện
não hoạt động kịch phát đồng bộ đối xứng hai bán cầu.
Cơn động kinh cục bộ: các triệu chứng xuất hiện ở một vùng hoặc một bên bán cầu
(tại ổ động kinh). Điện não hoạt động kịch phát tại một vùng nhất định và ở một bên
bán cầu. Giai đoạn sau có thể xuất hiện cả hai bán cầu (tồn thể hóa thứ phát).
Cơn động kinh khơng xác định đƣợc cục bộ hay tồn thể do thiếu thơng tin hoặc
không phù hợp để phân loại.
- Phân loại động kinh theo bệnh căn học:
Cơn động kinh nguyên phát: cơn động kinh không liên quan đến bất kỳ tổn thƣơng
nào tại não, tiền sử hoặc xét nghiệm thấy có liên quan đến yếu tố di truyền. Nhóm
động kinh này thƣờng xuất hiện ở lứa tuổi dƣới 20, đặc biệt ở tuổi trẻ em.
Cơn động kinh triệu chứng: cơn xuất hiện do tổn thƣơng cấu trúc của não đƣợc xác
định bằng triệu chứng lâm sàng hoặc hình ảnh học nhƣ viêm màng não, chấn
thƣơng, u não, bệnh lý mạch máu não…
Cơn động kinh căn ngun ẩn: cơn động kinh khơng thuộc nhóm nguyên phát; bệnh
sử, thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng không chỉ ra đƣợc tổn
thƣơng não để có thể giải thích hợp lý các cơn. Cần theo dõi phát hiện sớm nguyên
nhân khi có thể để điều trị hiệu quả. [1]
4
.
Tổng quan tài liệu
1.1.4. Nguyên nhân động kinh
Dựa theo nguyên nhân, các cơn động kinh có thể chia làm hai nhóm chính:
- Các cơn động kinh tự phát là các cơn động kinh khơng thể tìm thấy ngun nhân
và yếu tố nguy cơ (thuộc nhóm động kinh nguyên phát hoặc căn nguyên ẩn)
- Các cơn động kinh thứ phát (các cơn động kinh triệu chứng) là các cơn động kinh
liên quan chặt chẽ đến rối loạn chuyển hóa, ngộ độc, tổn thƣơng của hệ thần kinh
hoặc một bệnh toàn thân.
Các nguyên nhân động kinh thƣờng gặp gồm [1], [61]:
Các nguyên nhân trong thời kỳ chu sinh: bất thƣờng trong quá trình tạo cuống não,
ngộ độc thuốc từ mẹ sang thai nhi...
Các bệnh nhiễm khuẩn: tỉ lệ mới mắc động kinh trong nhóm ngƣời bị viêm não
hoặc viêm màng não tăng hơn so với nhóm ngƣời bình thƣờng 7 lần.
Chấn thƣơng sọ não: khoảng 1/3 số ngƣời bị chấn thƣơng sọ não có cơn động kinh
sau chấn thƣơng. Các tổn thƣơng thùy trán và vùng trung tâm hay gây động kinh
nhất, loại cơn động kinh hay gặp là co cứng-co giật. Sau khi bị chấn thƣơng sọ não
5 năm, khả năng bị động kinh đối với chấn thƣơng nhẹ, trung bình và nặng lần lƣợt
là 0,7%, 1,2% và 10%.
U não cũng là một nguyên nhân thƣờng gặp gây động kinh.
Bệnh mạch máu não là nguyên nhân gây động kinh phổ biến đã đƣợc khẳng định ở
ngƣời già.
Phẫu thuật não: dựa trên số liệu của các báo cáo lâm sàng, ở những bệnh nhân
khơng có tiền sử bị co giật, tỉ lệ mới mắc tích lũy của động kinh sau phẫu thuật 5
năm là 17%. Nguy cơ bị động kinh sau phẫu thuật ở ngƣời già cao hơn ở những
ngƣời trẻ.
Bệnh lý nhiễm độc và rối loạn chuyển hóa:
Nhiễm độc rƣợu, kim loại nặng (chì, mangan hoặc phospho hữu cơ), thuốc
(benzodiazepin, barbituric, theophyllin, izoniazid, penicillin,...)
Rối loạn chuyển hóa: tăng hoặc giảm đƣờng huyết, điện giải (hạ natri huyết, hạ
canxi huyết)
5
.
Tổng quan tài liệu
Yếu tố di truyền: bệnh nhân động kinh có các hội chứng rối loạn di truyền liên quan
đến gen hoặc nhiễm sắc thể chiếm khoảng 2-3% tổng số bệnh nhân động kinh.
Bảng 1.1. Tỉ lệ động kinh xếp theo cấu trúc giải phẫu bệnh
Loại u não
Tỉ lệ có động kinh (%)
U tế bào hình sao
70
U tế bào thần kinh đệm ít nhánh
92
U tế bào thần kinh đệm ác tính
37
U màng não
67
U di căn
9
1.1.5. Chẩn đốn động kinh
1.1.5.1. Lâm sàng
Bệnh nhân thƣờng đến khám ngồi cơn, chẩn đốn dựa vào sự hỏi bệnh tỉ mỉ, sự mơ
tả chính xác các cơn và sự tìm tịi những dấu vết còn lại trên ngƣời bệnh nhân nhƣ
các sẹo do cơn gây nên,…
Cần bám sát định nghĩa về động kinh và các loại cơn động kinh.
1.1.5.2. Cận lâm sàng
- Điện não đồ (EEG): giúp xác định động kinh, loại cơn, vị trí động kinh. Tuy nhiên
điện não đồ bình thƣờng khơng loại đƣợc động kinh, ngƣợc lại 10–15% ngƣời bình
thƣờng có bất thƣờng điện não không bao giờ lên cơn.
- Chụp cộng hƣởng từ (MRI): thƣờng đƣợc chỉ định cho những bệnh nhân có triệu
chứng, dấu hiệu thần kinh cục bộ nhằm chẩn đoán căn nguyên gây động kinh.
- Chụp cắt lớp (CT) : ít nhạy cảm hơn MRI khi bất thƣờng về cấu trúc.
Xét nghiệm máu, theo dõi chức năng gan và thận để loại trừ những nguyên nhân
khác gây động kinh và giúp theo dõi lâu dài hiệu quả điều trị [3].
1.1.6. Các thể động kinh thƣờng gặp ở Việt Nam
Thể lâm sàng động kinh thƣờng gặp nhất là cơn co cứng - co giật (cơn lớn) chiếm
khoảng 81-86,1% , động kinh cục bộ từ 3-72% [3].
1.1.7. Các phƣơng pháp điều trị động kinh
1.1.7.1. Hóa liệu pháp
6
.
Tổng quan tài liệu
Năm 1938, Merritt và Putnam phát hiện ra phenytoin, mở đầu cho sự phát triển điều
trị động kinh bằng thuốc [60].
Sau đó, nhiều thế hệ thuốc chống động kinh mới ra đời với nhiều ƣu điểm so với
các thuốc thế hệ trƣớc, ví dụ nhƣ acid valproic, carbamazepin, lamotrigin,
topiramat, oxcarbazepin, vigabatrin, felbamat,….
Mục đích chính của điều trị động kinh hóa liệu pháp là nhằm kiểm sốt hồn toàn
cơn co giật, giảm mức độ nghiêm trọng của cơn động kinh, tránh tác dụng phụ,
giảm tỉ lệ tử vong, tránh tƣơng tác thuốc, nâng cao chất lƣợng sống cho bệnh nhân
động kinh.
1.1.7.2. Phẫu thuật
Ngày nay phẫu thuật đƣợc chỉ định chủ yếu cho các thể động kinh sau: động kinh
cục bộ khơng có tổn thƣơng lan rộng, động kinh cục bộ tồn thể hóa, động kinh do
dị dạng mạch máu, động kinh do u não [3].
1.1.7.3. Điều trị các rối loạn tâm thần kết hợp
Nguyên tắc là sử dụng các loại thuốc ít có khả năng kích hoạt cơn động kinh. Để
điều trị trầm cảm có thể dùng sertralin, venlafaxin. Điều trị lo âu có thể dùng các
benzodiazepin, buspiron. Điều trị loạn thần có thể dùng olanzapin, haloperidol.
Riêng với trầm cảm và lo âu có thể kết hợp điều trị bằng liệu pháp tâm lý [6].
1.1.7.4. Phục hồi chức năng tâm lý xã hội dựa vào cộng đồng.
1.1.7.5. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi
Tránh làm việc trên cao, dƣới nƣớc, gần lửa, lái xe, tránh làm việc lâu ngoài nắng,
khơng làm việc có ánh sáng chói lịe nhƣ hàn…
1.1.7.6. Chế độ hạn chế thực phẩm tạo keton
Ăn nhiều mỡ, ít hydrat carbon và protein.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại vẫn có 80% bệnh nhân động kinh hoặc khơng đƣợc
điều trị đúng cách hoặc không đƣợc điều trị, hầu hết số bệnh nhân này ở các nƣớc
có nguồn lực nghèo [3].
7
.
Tổng quan tài liệu
1.1.8. Phác đồ điều trị động kinh theo Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh
1.1.8.1. Mục tiêu điều trị
Kiểm soát cơn động kinh
Hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc
Đảm bảo chất lƣợng cuộc sống cho bệnh nhân
1.1.8.2. Thời gian điều trị
• Hai năm sau khi hết cơn với các động kinh khơng có tổn thƣơng.
• Năm năm sau khi hết cơn với các động kinh có tổn thƣơng.
Tuy nhiên các khuyến cáo hiện nay cho rằng thời gian điều trị tối thiểu là ba năm.
Một số trƣờng hợp phải phối hợp với điều trị ngoại khoa (u, dị dạng mạch máu
não...)
1.1.8.3. Nguyên tắc điều trị động kinh
Phối hợp tốt: Thầy thuốc - Bệnh nhân - Gia đình.
Chọn một thuốc tối ƣu cho từng trƣờng hợp cụ thể.
Tăng liều từ từ và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả.
Nắm vững tác dụng phụ của thuốc và thời gian ổn định nồng độ.
Không ngƣng thuốc đột ngột.
Theo dõi chủ yếu là lâm sàng.
Trong trƣờng hợp điều trị thất bại, cần kiểm tra:
• Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
• Các biến chứng về thần kinh - tâm thần.
• Chẩn đốn ban đầu.
• Khả năng tiến triển của bệnh.
• Kiểm tra lại CT, MRI
1.1.8.4. Khi nào cần điều trị
Nếu chỉ có một cơn: theo dõi nếu lâm sàng và EEG bình thƣờng.
Nếu trong 12 tháng có từ hai cơn trở lên: điều trị ngay.
Hiện nay một số tác giả cho rằng có thể điều trị ngay cơn đầu tiên nếu chắc chắn là
động kinh.
8
.
Tổng quan tài liệu
1.1.8.5. Điều trị dùng thuốc
Việc chọn lựa thuốc chống động kinh dựa trên: hiệu quả của thuốc đối với từng cơn
động kinh hay từng hội chứng động kinh cụ thể, dƣợc động học, tác dụng phụ,
khoảng cách giữa các liều và giá cả.
Bảng 1.2. Bảng phân loại các thuốc chống động kinh
Thuốc thông thƣờng
Thuốc thế hệ mới
Thuốc không thƣờng dùng
Carbamazepin (Tegretol)
Felbamat (Felbatol)
ACTH
Clonazepam (Klonopin)
Gabapentin (Neurontin)
Acetazolamid (Diamox)
Clorazepat (Tranxene)
Lamotrigin (Lamictal)
Amantadin (Symmetrel)
Ethosuximid (Zarontin)
Levetiracetam (Keppra)
Bromid
Phenobarbital
Oxcarbazepi Trileptal)
Clomiphen (Clomid)
Phenytoin (Dilantin)
Tiagabin (Gabitril)
Ethotoin (Peganone)
Primidon (Mysoline)
Topiramat (Topamax)
Mephenytoin (Mesantoin)
Acid valproic (Depakote)
Zonisamid (Zonegran)
Mephobarbital (Mebaral)
Methsuximid (Celontin)
Trimethadion (Tridone)
9
.
Tổng quan tài liệu
Bảng 1.3. Chọn thuốc theo phân loại cơn động kinh.
Các thuốc lựa chọn
đầu tiên
Loại cơn
Cơn co cứng — co
giật toàn thể
Carbamazepin
Lamotrigin
Oxcarbamazepin
Valproat
Cơn co cứng hoặc
Valproat
cơn mất trƣơng lực
Thuốc kết hợp
Clobazam
Lamotrigin
Levetiracetam
Valproat
Topiramat
Lamotrigin
Cơn vắng ý thức
Ethosuximid
Lamotrigin
Valproat
Ethosuximid
Lamotrigin
Valproat
Cơn giật cơ
Levetiracetam
Valproat
Topiramat
Levetiracetam
Valproat
Topiramat
Carbamazepin
Lamotrigin
Levetiracetam
Oxcarbamazepin
Valproat
Carbamazepin
Clobazam
Gabapentin
Lamotrigin
Levetiracetam
Oxcarbamazepin
Valproat
Topiramat
Cơn cục bộ
Thuốc thêm vào
cuối cùng
Rufinamid
Topiramat
Clobazam
Clonazepam
Levetiracetam
Topiramat
Zonisamid
Clobazam
Clonazepam
Piracetam
Zonisamid
Lacosamid
Phenobarbital
Phenytoin
Pregabalin
Tiagabin
Vigabatrin
Bảng 1.4. Lựa chọn đầu tiên theo phân loại cơn động kinh [40]
Loại động kinh
Cục bộ, bao gồm cơn cục bộ hóa co giật –
co cứng
Cơn co cứng – co giật toàn thể
Cơn vắng ý thức
Cơn rung giật cơ (múa giật), cơn nhƣợc cơ
Lựa chọn đầu tiên
Carbamazepin
Lamotrigin
Levetiracetam
Oxcarbamazepin
Lamitrigin
Levetiracetam
Acid valproic
Ethosuximid
Acid valproic
Lamotrigin
Levetiracetam
Acid valproic
10
.
Tổng quan tài liệu
Bảng 1.5. Hƣớng dẫn sử dụng một số thuốc chống động kinh thông thƣờng
Ngƣời lớn
Tên thuốc
(biệt dƣợc)
Liều khởi
Tăng
đầu (mg) liều (mg)
Trẻ em
Liều mục
tiêu (mg)
Liều
khởi
đầu
(mg/kg)
Liều
mục tiêu
(mg/kg)
Số
lần /
ngày
3-4
lần/
ngày
1-2
lần/
ngày
Carbamazepin
(Tegretol)
200 X 2
lần
200 mỗi
tuần
600-1800
10
10-35
(dƣới 6
tuổi)
Ethosuximid
(Zarontin)
250 mỗi
ngày
250 mỗi
3-7 ngày
750
15
15-40
Felbamat
(Felbatol)
600-1200
mỗi ngày
Gabapentin
(Neurontin)
300 mỗi
ngày
6,25-12,5
mỗi ngày
hoặc cách
ngày
500 mỗi
ngày
300 mỗi
ngày
Lamotrigin
(Lamictal)
Levetiracetam
(Keppra)
Oxcarbazepin
(Trileptal)
Phenobarbital
Phenytoin
sodium
(Dilantin)
Primidon
(Mysoline)
Tiagabin
(Gabitril)
Topiramat
(Topamax)
Acid valproat
(Depakote)
Zonisamid
(Zonegran)
6001200 mỗi 2400-3600 15
1-2 tuần
300 mỗi
1200-3600 10
3-7 ngày
12,5-25
mỗi 2
tuần
500 mỗi
tuần
300 mỗi
tuần
100
0,15-0,5
15-45
3lần/
ngày
25-50
3 lần/
ngày
0,5-5
2 lần/
ngày
2000-4000 20
40-100
900-2400
8-10
30-46
30-60 mỗi 30 mỗi
ngày
1-2 tuần
60-120
3
3-6
200 mỗi
ngày
100 mỗi
5-7 ngày
200-300
4
4-8
125-250
mỗi ngày
4 mỗi
ngày
25 mỗi
ngày
250 mỗi
ngày
100 mỗi
ngày
250 mỗi
1-2 tuần
4-8 mỗi
tuần
25 mỗi
tuần
250 mỗi
3-7 ngày
100 mỗi
2 tuần
500-750
10
10-25
16-32
0.1
0,4
200-400
3
5-9
750-3000
15
15-45
200-400
4
4-12
2 lần/
ngày
2 lần/
ngày
1-2
lần/
ngày
1-2
lần/
ngày
3 lần/
ngày
2 lần/
ngày
2 lần/
ngày
3-4
lần
2 lần/
ngày
11
.
Tổng quan tài liệu
1.2. ĐỘNG KINH KHÁNG TRỊ
1.2.1. Định nghĩa tình trạng động kinh kháng trị
Việc xác định động kinh kháng trị căn cứ trên 3 yếu tố: số thuốc chống động kinh
sử dụng trƣớc đó, tần suất cơn động kinh và thời gian việc động kinh khơng đƣợc
kiểm sốt. [32]
Tổ chức chống động kinh quốc tế (ILAE) gần đây đã phát triển một định nghĩa
thống nhất toàn cầu về động kinh kháng thuốc. Khái niệm đƣợc phân chia thành hai
cấp độ. Cấp độ 1 cung cấp một sơ đồ chung để phân loại kết quả của mỗi điều trị là
dứt hẳn các cơn động kinh hoặc điều trị thất bại. Khi một bệnh nhân đƣợc điều trị
với một loại thuốc chống động kinh chƣa có thơng tin để xác định hiệu quả, kết quả
điều trị này đƣợc coi là có một kết quả khơng xác định. Điều này xảy ra khi thuốc
chống động kinh đã đƣợc điều trị không đầy đủ trƣớc khi ngƣng sớm ở liều thấp.
Đánh giá mức độ 1 này tạo cơ sở cho việc xác định cấp độ 2, trong đó định nghĩa
bệnh động kinh kháng thuốc là thất bại của các điều trị đầy đủ với hai thuốc chống
động kinh (hay nhiều hơn) đƣợc dung nạp, đƣợc lựa chọn hợp lý và đƣợc sử dụng
hợp lý (cho dù dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp) nhằm chấm dứt cơn động kinh.
Định nghĩa này dựa trên quan sát rằng nếu khơng đạt đƣợc kiểm sốt động kinh
hoàn toàn khi thử nghiệm hai loại thuốc chống động kinh thích hợp thì khả năng
thành cơng với các phác đồ tiếp theo sẽ giảm đi. Mặc dù sự đề kháng thuốc có thể
"chuyển đổi" theo thời gian (với tỷ lệ 4%/năm đối với ngƣời lớn và tỷ lệ cao hơn ở
trẻ em) [44].
- Theo các nghiên cứu, tiêu chuẩn xác định động kinh kháng trị bao gồm [16], [21],
[42] :
+ Không đáp ứng với 2 thuốc chống động kinh ở liều dung nạp.
+ Khơng kiểm sốt động kinh trong thời gian 1 năm đến 10 năm.
- Theo một nghiên cứu khác, các tiêu chí xác định động kinh kháng trị gồm [31]:
+ Khơng kiểm sốt cơn động kinh mặc dù dùng ít nhất với 2 loại thuốc liều đầy đủ,
có tác dụng (đơn trị liệu hay đa trị liệu).
+ Xảy ra trung bình 1 cơn động kinh trong 1 tháng trong 18 tháng hay hơn.
12
.
Tổng quan tài liệu
+ Gián đoạn không hơn 3 tháng không cơn trong thời gian 18 tháng.
1.2.2. Nguyên nhân của tình trạng đề kháng thuốc chống động kinh
Đáp ứng kém đối với liệu pháp chống động kinh có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là
do sự chẩn đoán và điều trị [50].
1.2.2.1. Ngun nhân liên quan đến q trình chẩn đốn [50]
Chẩn đốn chính xác các cơn co giật là điều cần thiết. Các cơn động kinh não khơng
chẩn đốn đƣợc, gây ra bởi chấn thƣơng sọ não hoặc rối loạn thần kinh tiến triển,
nhƣ khối u não, có thể trì hoãn điều trị và dẫn tới những tác động lên cuộc sống, lao
động của bệnh nhân và xã hội. Tuy nhiên, việc chẩn đốn sai động kinh có thể dẫn
đến sự kỳ thị xã hội và suy giảm lòng tự trọng, cơ hội làm việc của bệnh nhân.
- Phân loại cơn động kinh:
Chẩn đoán động kinh bao gồm việc xác định nguyên nhân, hội chứng động kinh và
phân loại cơn động kinh. Trong ba yếu tố nêu trên, việc chẩn đốn đúng loại cơn
động kinh có ảnh hƣởng sớm đến hiệu quả điều trị. Nếu phân loại sai cơn động kinh
sẽ dẫn đến việc chọn thuốc không phù hợp; điều này ngồi việc trị liệu khơng hiệu
quả cịn có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh. Cơn động kinh toàn thể và
cơn động kinh cục bộ là hai dạng chủ yếu của bệnh động kinh và có hƣớng điều trị
khác nhau.
- Phân biệt chẩn đoán
Động kinh đƣợc chẩn đoán trên cơ sở lâm sàng bởi sự khởi phát cơn đột ngột, thời
gian tự giới hạn, sự lặp lại rập khn. Động kinh có thể đƣợc gây ra bởi các hiện
tƣợng mơ hồ nhƣ cảm giác khó tả, cảm giác khó chịu vùng bụng, buồn ngủ, chóng
mặt, các triệu chứng khơng đặc hiệu nhƣ buồn nơn, khó chịu vùng ngực, ảo giác thị
giác, ảo giác khứu giác, đỏ bừng, sợ hãi… EEG hoặc bằng chứng tổn thƣơng kết
cấu não trên hình ảnh cộng hƣởng từ não (MRI) hỗ trợ chẩn đốn động kinh và giúp
loại trừ các rối loạn khác.
Khơng phải tất cả các biểu hiện co giật, nhìn chăm chăm, hoặc các hình thức hành
xử ngắt qng khơng bình thƣờng là động kinh; hầu hết là không phải. Bệnh động
kinh có nhiều biểu hiện dễ nhầm lẫn các tình trạng khác. Khi các rối loạn này cùng
13
.
Tổng quan tài liệu
tồn tại với nhau hoặc với cơn co giật động kinh, chẩn đốn có thể bị nhầm lẫn. Hơn
nữa, một số triệu chứng của động kinh thƣờng xảy ra ở ngƣời khỏe mạnh.
Một vài biểu hiện của bệnh đau nửa đầu và động kinh có trùng lặp với nhau dễ gây
ra sự nhầm lẫn trong chẩn đoán. [49]
Một số cơn co giật tâm thần không do động kinh đƣợc gọi là cơn co giật kích động
hay cơn ―giả động kinh‖ hiện diện ở khoảng 10-45% những ngƣời mắc bệnh động
kinh dai dẳng. [44], [48]
1.2.2.2. Nguyên nhân liên quan đến điều trị
Bệnh động kinh tái diễn thƣờng là kết quả của những điều trị gián đoạn. Khi tần
suất hoặc mức độ nghiêm trọng của cơn động kinh tiếp tục tăng bất kể liều lƣợng
thuốc ổn định và nồng độ thuốc ổn định trong huyết tƣơng, cần thu thập MRI để
loại trừ tổn thƣơng cấu trúc. [50]
- Không tuân thủ điều trị
Sự không tuân thủ hoặc tuân thủ một phần chế độ thuốc thƣờng gây ra tái phát cơn
co giật ở bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ và mọi điều kiện kinh tế.
Sự tuân thủ có thể đƣợc kiểm tra bằng cách theo dõi nồng độ thuốc trong huyết
tƣơng. Sự không tuân thủ là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm mất thuốc, không tái
kê đơn thuốc, phác đồ phức tạp, không nhớ, nhầm lẫn, tác dụng gây quái thai trong
thai kỳ, tác dụng không mong muốn của thuốc và khơng có khả năng chi trả đƣợc
thuốc. Việc giáo dục bệnh nhân về tầm quan trọng của tuân thủ phải đƣợc điều
chỉnh cho từng vấn đề cụ thể của bệnh nhân. [24], [25]
- Sử dụng tối ƣu thuốc chống động kinh
Việc lựa chọn thuốc chống động kinh chủ yếu dựa vào phân loại động kinh và, nếu
có thể, hội chứng động kinh. Tuy nhiên, quan trọng không kém là hiệu quả và khả
năng dung nạp của thuốc, thời gian bán hủy, tƣơng tác với các thuốc khác, ảnh
hƣởng của thuốc lên các bệnh kèm và chi phí. Nên bắt đầu điều trị bằng một loại
thuốc trƣớc khi sử dụng hai hoặc nhiều loại thuốc kết hợp. Bệnh nhân phải đƣợc
thông báo rõ về kế hoạch điều trị và đặc biệt là những tác dụng có hại tiềm tàng của
thuốc [50].
14
.
Tổng quan tài liệu
1.2.3. Các yếu tố dự đoán động kinh kháng trị
Hội chứng động kinh, việc đáp ứng với thuốc động kinh, tuổi khởi phát và tần suất
động kinh là các chỉ dấu lâm sàng cho việc dự báo đề kháng trong tƣơng lai.
- Theo một nghiên cứu kéo dài 30 năm ở trẻ em, động kinh vô căn có nguy cơ đề
kháng thấp (13%) và động kinh triệu chứng có nguy cơ đề kháng cao hơn. [59]
- Theo một nghiên cứu, bệnh não động kinh và các cơn động kinh tồn thể hóa thứ
phát có nguy cơ kháng trị cao hơn và sớm hơn với tần suất nhiều cơn động kinh xảy
ra trong ngày. Trong động kinh cục bộ, tần suất cơn động kinh khởi phát cao cũng
có liên quan đến nguy cơ gia tăng đề kháng động kinh sớm. [16]
- Đối với động kinh cục bộ, tổn thƣơng vùng hồi hải mã và xuất huyết não có nguy
cơ đề kháng động kinh cao. [17]
- Tổn thƣơng não ở vùng thùy thái dƣơng có nguy cơ cao gây động kinh kháng trị
về sau. [33]
- Tuổi khởi phát động kinh càng nhỏ, nguy cơ kháng trị càng cao. [41]
- Trầm cảm có liên quan đến giảm đáp ứng với thuốc kháng động kinh. [36]
- Theo một số nghiên cứu, đa số bệnh nhân động kinh trở nên đề kháng trong vòng
8 năm từ khi phát hiện bệnh, các đối tƣợng khác khơng thất bại trong việc kiểm sốt
động kinh khi dùng đến thuốc thứ hai cho tới 9-34 năm sau. [30]
- Tình trạng kháng trị có thể đƣợc phát hiện sau hai thuốc điều trị thất bại. Với mỗi
lần điều trị với một thuốc chống động kinh thất bại thì khả năng thành cơng với một
thuốc khác cũng giảm. [26], [61]
1.2.4. Cơ chế giả thuyết của động kinh kháng thuốc
Cơ chế kháng thuốc có thể đa dạng và đa tác nhân, có thể tóm tắt dƣới đây [24]:
- Thuốc khơng đến đƣợc đích tác động
"Giả thuyết vận chuyển‖ đề xuất rằng sự đề kháng thuốc có thể là do sự biểu hiện
quá mức các bơm đẩy đa thuốc (P – glycoprotein) ở đích tác động của thuốc chống
động kinh. Trong các mẫu bệnh phẩm từ những bệnh nhân có chứng động kinh
kháng thuốc cho thấy có sự tăng vƣợt mức P-glycoprotein và các chất vận chuyển
khác trong mao mạch. [12], [56]
15
.