Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Luận án tiến sĩ tổng hợp chất tẩy rửa cặn dầu trên cơ sở dầu thông biến tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 138 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học bách khoa hà nội


NGÔ Quốc tuấn

tổng hợp chất tẩy rửa cặn dầu
trên cơ sở dầu thông biến tính
Chuyên ngành: Hoá dầu và xúc tác hữu cơ
MÃ số:
62.44.35.01

Luận án tiến sĩ hóa học

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. đINH THị ngọ
2. GS. TS. PHạm văn thiêm

Hà Nội - 2007


Mục lục
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh sách các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Mở đầu

1



Chương 1

Tổng quan lý thuyết

3

1.1

Tổng quát chung về cặn dầu

3

1.1.1

Tác hại của cặn dầu

3

1.1.1.1

Tác hại của cặn dầu đối với nhiên liệu và động cơ

3

1.1.1.2

Tác hại của cặn dầu đối với bồn bể chứa

4


1.1.2

Sự tạo thành cặn dầu

5

1.1.2.1

Sự tạo thành cặn dầu trong quá trình chế biến dầu mỏ

5

1.1.2.2

Sự tạo thành cặn dầu trong quá trình vận chuyển, tồn chứa
hay xuất nhập trong hệ thống bồn bể chứa

5

1.1.3

Thành phần của cặn dầu

8

1.1.3.1

Cặn các sản phẩm dầu sáng


9

1.1.3.2

Cặn dầu mazút

9

1.2

Chất tẩy rửa thông thường

11

1.2.1

Thành phần

11

1.2.1.1

Chất hoạt động bề mặt

11

1.2.1.2

Chất xây dựng (Building material)


14

1.2.1.3

Các chất kiềm

15

1.2.1.4

Các tác nhân phức hóa

15

1.2.1.5

Các phosphat

16

1.2.1.6

Các chất trao đổi ion

16

1.2.1.7

Các chất phụ gia


17


1.2.2

Cơ chế tẩy rửa

18

1.2.2.1

Cơ chế cuốn trôi Rolling up

19

1.2.2.2

Cơ chế hòa tan hóa

20

1.2.3

Chỉ số cân bằng tính ưa dầu - nước HLB

20

1.2.3.1

Phương pháp tính toán


21

1.2.3.2

Phương pháp thực nghiệm

22

1.3

Chất tẩy rửa cặn dầu

23

1.3.1

Thành phần chất tẩy rửa cặn dầu

23

1.3.1.1

Dầu thông

23

1.3.1.2

Axít


23

1.3.1.3

Chất hoạt động bề mặt

24

1.4

Biến tính dầu thực vật tạo nguyên liệu cho CTR

24

1.4.1

Tổng quan chung về dầu thực vật có hoạt tính bề mặt

24

1.4.1.1

Thành phần và tính chất của dầu thông

25

1.4.1.2

Dầu dừa


28

1.4.2

Các phương pháp biến tính dầu thực vật

29

1.4.2.1

Khái quát

29

1.4.2.2

Biến tính bằng Sulfat hóa

30

1.4.2.3

Biến tính bằng hyđrat hoá

30

1.4.2.4
Chương 2


Biến tính bằng oxi hoá
Thực nghiệm

31
33

2.1

Xác định thành phần cặn dầu bằng phương pháp hoá học

33

2.1.1

Chưng cất tách nước

34

2.1.2

Xác định các tạp chất cơ học và cacboit bằng phương pháp
trích ly

34

2.1.3

Xác định asphanten

35


2.1.4

Xác định hàm lượng nhựa

36

2.2

Xác định thành phần cặn dầu bằng phương pháp hoá lý

36

2.2.1

Xác định thành phần cặn dầu bằng phổ hồng ngoại

36

2.2.2

Xác định thành phần cặn dầu bằng phương ph¸p GC-MS

36


2.3.

Biến tính dầu thông


37

2.3.1

Sunfat hoá

37

2.3.2

Hydrat hoá

37

2.3.2.1

Điều chế axít toluensulfonic

37

2.3.2.2

Hydrat hóa dầu thông

37

2.3.3

Oxi hoá không sử dụng xúc tác


38

2.3.4

Oxi hoá có sử dụng xúc tác

39

2.3.5

Xác định hàm lượng rượu terpen bằng phương pháp axetyl
hoá

39

2.3.5.1

Hoá chất và dụng cụ sử dụng

39

2.3.5.2

Tiến hành thí nghiệm

39

2.3.5.3

Tính toán kết quả


40

2.3.6

Xác định thành phần sản phẩm bằng phương pháp GC-MS

41

2.4

Chế tạo chất tẩy rửa

41

2.5

Xác định một số đặc trưng hoá lý của CTR

42

2.5.1

Xác định độ tẩy rửa

42

2.5.2

Xác định sức căng bề mặt


43

2.5.2.1

Nguyên tắc

43

2.5.2.2

Đo SCBM theo phương pháp tách vòng

43

2.5.3

Xác định độ bay hơi

44

2.5.4

Xác định điện thế zeta

44

2.5.4.1

Phương pháp xác định độ điện di


44

2.5.4.2

Quy trình đo độ điện di

45

2.5.4.3

Quy trình xác định điện thế Zeta

46

2.5.5

Xác định nồng độ mixen tới hạn

48

2.5.5.1

Định nghĩa

48

2.5.5.2

Các phương pháp xác định nồng độ mixen tới hạn


48

2.5.6

Xác định độ nhớt động học

49

2.5.7

Xác định tỷ trọng

50

2.5.8

Xác định chỉ số HLB của CTR

51


Chương 3

Kết quả và thảo luận

52

3.1


Khảo sát thành phần cặn dầu

52

3.1.1

Xác định thành phần cặn dầu bằng phương pháp hoá học

52

3.1.1.1

Thành phần cặn dầu phụ thuộc bản chất nhiên liệu

52

3.1.1.2

Thành phần cặn dầu phụ thuộc vào điều kiện địa lý và nhiệt
độ môi trường

55

3.1.1.3

Thành phần cặn dầu phụ thuộc vào thời gian tồn chứa

56

3.1.2


Nghiên cứu thành phần cặn dầu bằng phương pháp hoá lý

57

3.1.2.1

Phổ hồng ngoại (IR)

57

3.1.2.2

Phổ GC-MS

58

3.2

Biến tính dầu thông

62

3.2.1

Xác định thành phần dầu thông ban đầu

62

3.2.2


Biến tính dầu thông bằng phương pháp sunfat hoá

62

3.2.3

Biến tính dầu thông bằng phương pháp hyđrat hoá

63

3.2.3.1

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ axít sunfuaric

63

3.2.3.2

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng

65

3.2.3.3

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian hydrat hoá

66

3.2.4


Nghiên cứu biến tính dầu thông bằng oxi hoá không sử
dụng xúc tác

67

3.2.4.1

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình oxi hoá

67

3.2.4.2

Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự tăng các tính chất cần
có của sản phẩm DTBT bằng oxi hoá

70

3.2.4.3

Đề xuất sơ đồ cơ chế tạo sản phẩm trong phản ứng oxi hoá
dầu thông

75

3.2.5

Nghiên cứu oxi hoá dầu thông có sử dụng xúc tác


77

3.2.5.1

ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến thành phần sản phẩm
và độ tẩy rửa

78

3.2.5.2

ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến thành phần và độ tẩy
rửa

79

3.2.5.3

ảnh hưởng của tốc độ sục không khí đến độ tẩy röa

80


3.2.5.4

ảnh hưởng của lượng xúc tác đến độ tẩy rửa

81

3.2.5.5


ảnh hưởng của lượng nước thêm vào đến hướng chọn lọc
của sản phẩm phản ứng

81

3.2.6

So sánh hiệu quả của các phương pháp biến tính dầu thông

83

3.3

Chế tạo chất tẩy rửa trên cơ sở dầu thông biến tính

84

3.3.1

Khảo sát ảnh hưởng của các thành phần trong CTR

85

3.3.1.1

ảnh hưởng của hàm lượng APG-60

85


3.3.1.2

ảnh hưởng của axít hữu cơ

86

3.3.1.3

ảnh hưởng của hàm lượng DTBT

87

3.3.2

Phương pháp quy hoạch thực nghiệm để xác định thành
phần tối ưu của CTR

89

3.4

Cơ chế tẩy rửa cặn dầu

93

3.4.1

Mối quan hệ giữa sức căng bề mặt và độ tẩy rửa

93


3.4.2

Xác định điện thế Zeta

94

3.4.3

Xác định nồng độ mixen tới hạn

97

3.4.3.1

Mối quan hệ giữa nồng độ mixen tới hạn và sức căng bề
mặt

97

3.4.3.2

Quan hệ giữa nồng độ mixen tới hạn và độ tẩy rửa

98

3.4.3.3

Đánh giá khả năng nhũ hoá


98

3.4.4

Giả thiết về mô hình cơ chế tẩy rửa

99

Kết luận

Danh mục công trình của tác giả
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

104


Phơ lơc
Phơ lơc 1:

ChØ sè HLB cđa mét sè chÊt hoạt động bề mặt

Phụ lục 2:

Phổ hồng ngoại của mẫu cặn DO

Phụ lục 3:

Phổ hồng ngoại xác định mật độ quang mẫu cặn DO


Phụ lục 4:

Phổ hồng ngoại của mẫu dầu mỡ cặn DO (trên silicagel)

Phụ lục 5:

Phổ hồng ngoại mẫu cặn FO

Phụ lục 6:

Phổ hồng ngoại xác định mật ®é quang mÉu cỈn FO

Phơ lơc 7:

Phỉ hÊp thơ hång ngoại của mẫu dầu mỡ cặn FO (trên silicagel)

Phụ lục 8:

Kết quả phân tích Sắc ký-Khối phổ đối với mẫu dầu mỡ cặn DO

Phụ lục 9:

Kết quả phân tích Sắc ký-Khối phổ đối với dầu thông

Phụ lục 10:

Kết quả phân tích Sắc ký-Khối phổ đối với dầu thông biến tính hyđrat
hóa

Phụ lục 11:


Kết quả phân tích Sắc ký-Khối phổ đối với dầu thông biến tính oxi
hóa


Danh mục các bảng trong luận án

(Có 49 bảng)
TT Số bảng
1
2
3
4
5

1.1
1.2
1.3
1.4
1.5

6
7

1.6
3.1

8

3.2


9

3.3

10

3.4

11
12

3.5
3.6

13
14

3.7
3.8

15

3.9

16

3.10

17


3.11

18

3.12

19

3.13

Tên bảng

Trang

Thành phần cặn trong bể chứa dầu mỏ
Thành phần cặn đáy trong bể chứa mazút
Chỉ số các nhóm ưa dầu và ưa nước
Tính chất vật lý của các cấu tử chính trong dầu thông
Thành phần hoá học của dầu thông ở nước ta và các nước
khác
Một số tính chất của -pinen và -pinen
Thành phần của cặn xăng (lấy từ kho xăng dầu B12 Quảng
Ninh)
Thành phần của cặn dầu hoả (lấy từ kho xăng dầu B12
Quảng Ninh)
Thành phần của cặn điêzen (lấy từ kho xăng dầu B12
Quảng Ninh)
Thành phần của cặn FO ( lấy từ kho xăng dầu B12 Quảng
Ninh)

So sánh thành phần các loại cặn dầu khác nhau
Thành phần của cặn điêzen (Lấy từ kho xăng dầu Đức
Giang)
Thành phần của cặn điêzen (Lấy từ kho xăng dầu Nhà Bè)
Thành phần của cặn điêzen (Tồn chứa 5 năm, lấy từ kho
xăng dầu B12 Quảng Ninh)
Tần số dao động của các nhóm nguyên tử trong các loại
cặn dầu
Thành phần hoá học phần dầu mỡ có KLPT lớn của cặn
điêzen
Kết quả đánh giá khả năng tẩy rửa của mẫu DTBT sunfat
hoá
ảnh hưởng của nồng độ axít H 2 SO 4 trong quá trình hydrat
hoá dầu thông
ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình hydrat hoá dầu
thông

9
10
22
26
26
27
52
53
53
53
54
56
56

57
57
58
63
64
65


20

3.14

ảnh hưởng của thời gian trong quá trình hydrat hoá dầu
thông

66

21

3.15

Các đặc tính của DTBT hydrat hoá

66

22

3.16

ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình oxi hoá dầu thông


67

23

3.17

ảnh hưởng của thời gian trong quá trình oxi hoá dầu
thông

68

24

3.18

ảnh hưởng của tốc độ sục khí trong phản ứng oxi hoá dầu
thông

69

25

3.19

ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến sự tạo thành
terpenol

71


26

3.20

ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến sự tạo thành
terpenol

73

27

3.21

Tính chất phân tán của DT và CTR trong nước theo chỉ số
HLB

74

28

3.22

ảnh hưởng của lượng nước bổ xung đến hiệu suất terpenol

75

30

3.23


ảnh hưởng của nhiệt độ trong phản ứng oxi hoá dầu thông
có xúc tác

79

31

3.24

ảnh hưởng của thời gian trong phản ứng oxi hoá dầu
thông có xúc tác

80

32

3.25

ảnh hưởng của tốc độ sục không khí trong phản ứng oxi
hoá dầu thông có sử dụng xúc tác

81

33

3.26

ảnh hưởng của lượng xúc tác V 2 O 5 -TiO 2 / MCM-41 trong
phản ứng oxi hoá -pinen


81

34

3.27

Sự phụ thuộc độ tẩy rửa khi thêm nước trong qúa trình oxi
hoá

82

35

3.28

Sự phụ thuộc độ tẩy rửa vào thời gian oxi hoá khi thêm
nước

82

36

3.29

Các đặc trưng hoá lý của các loại dầu thông biến tính

84

37


3.30

Kết quả nghiên cứu hoạt tính tẩy rửa khi thay đổi hàm
lượng APG-60

85

38

3.31

Kết quả nghiên cứu hoạt tính tẩy rửa khi thay đổi hàm
lượng axít oleic

86


39

3.32

Kết quả nghiên cứu hoạt tính tẩy rửa khi thay đổi hàm
lượng DTBT

87

40

3.33


So sánh chất lượng của CTR BK và CTR Greesemaster
của Mỹ

89

41

3.34

Tính chuẩn số

90

42

3.35

Tính giá trị tương ứng và chuẩn số Fisher

91

43

3.36

Các thí nghiệm tại tâm

92

44


3.37

So sánh các thông số của mẫu thực nghiệm và mẫu tính
toán

93

45

3.38

Kết quả đo ®iƯn thÕ zeta cđa c¸c mÉu chÊt tÈy rưa kh¸c
nhau

95

46

3.39

KÕt quả đo độ tẩy rửa và điện thế zeta của một số mẫu
CTR

96

47

3.40


Giá trị sức căng bề mặt ở các nồng độ khác nhau

97

48

3.41

Kết quả đo độ tẩy rửa của các mẫu có nồng độ chất
HĐBM khác nhau

99

49

3.42

Độ tẩy rửa của các CTR có thành phần khác nhau

101


Các chữ viết tắt dùng trong luận án
CTR

Chất tẩy rửa

DT

Dầu thông


DD

Dầu dừa

DTBT

Dầu thông biến tính

HĐBM

Chất hoạt động bề mặt

SCBM

Sức căng bề mặt

CMC

Nồng độ mixen tới hạn

LAS

Linear Alkyl Benzen Sulfonat

ABS

Alkyl benzen sulfonat

EDTA


Etylen diamin tetraaxetic axit

TEA

Trietanol amin

HLB

ChØ sè c©n b»ng tÝnh ­a dầu nước

APG

Alkyl polyglucozit

NI

Không ion

KO

Dầu hoả, phân đoạn kerosen

DO

Dầu diezel

FO

Nhiên liệu đốt lò, dầu mazút


IR

Phổ hồng ngoại

GC-MS

Phương pháp sắc ký kết hợp với phổ khối

GC

Sắc ký khí

KLPT

Khối lượng phân tử

BK

Tên chất tẩy rửa đà tổng hợp được


Danh mục các hình vẽ và đồ thị trong luận án

(Có 23 đồ thị và hình vẽ)

TT
1
2
3

4
5
6
7

Số hình
1.1
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3.1

8
9

3.2
3.3

10

3.4

11
12

3.5
3.6


13

3.7

14
15

3.8
3.9

16

3.10

17

3.11

18
19
20

3.12
3.13
3.14

21
22
23


3.15
3.16
3.17

Tên hình
Phương thức Rolling up
Sơ đồ tách các thành phần trong cặn dầu DO
Sơ đồ oxi hoá dầu thông
Dụng cụ đo độ điện di
Dụng cụ đo độ nhớt động học
Sơ đồ thí nghiệm theo phương pháp picnomet
ảnh hưởng của nồng độ axít H 2 SO 4 đến độ tẩy rửa trong
quá trình hydrat hoá
Sự phụ thuộc hoat tính tẩy rửa vào nhiệt độ hydrat hoá
ảnh hưởng của nhiệt độ trong phản ứng oxi hoá dầu
thông
Mối quan hệ giữa độ tẩy rửa và thời gian oxi hoá dầu
thông
Phổ đồ GC-MS của DT và DTBT oxi hoá
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc hàm lượng terpenol vào
nhiệt độ phản ứng oxi hoá
Cơ chế oxi hoá pinen trong dầu thông không sử dụng
xúc tác
Các hướng của quá trình oxi hoá pinen có xúc tác
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc độ tẩy rửa vào hàm lượng
APG-60
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc độ tẩy rửa vào hàm lượng
axít oleic
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc độ tẩy rửa vào hàm lượng
DTBT

Mối quan hệ giữa sức căng bề mặt và độ tẩy rửa
Mối quan hệ giữa độ tẩy rửa và điện thế zeta
Mối quan hệ giữa sức căng bề mặt và nồng độ dung dịch
tẩy rửa
Sự phụ thuộc của độ tẩy rửa vào nồng độ chất HĐBM
Sự hoà tan hoá các phân tử cặn dầu
Mô tả quá trình tẩy rửa cặn dầu trên bề mặt nhiễm bẩn

Trang
19
33
38
45
49
50
64
65
67
69
70
72
76
78
85
87
88
94
96
97
99

100
101


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà tôi là người
thực hiện chính.
Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kể một công trình nào khác.

Tác giả

Ngô Quốc Tuấn


Lời cảm ơn
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Đinh Thị Ngọ
và GS.TS. Phạm Văn Thiêm - Những người đà tận tình hướng dẫn cho tôi
phương pháp nghiên cứu sâu sắc về mặt nội dung khoa học. Điều đó có ý nghĩa
quyết định đến sự thành công của công trình này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ thuộc bộ môn
Công nghệ Hữu cơ - Hoá dầu; Khoa Công nghệ Hoá học, Trung tâm Giáo dục
và Phát triển Sắc ký - Trường ĐHBK Hà Nội đà giúp đỡ tôi để hoàn thành
bản luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng sau đại
học - Trường ĐHBK Hà Nội đà quan tâm tạo điều kiện cho tôi hoàn thành kế
hoạch nghiên cứu của mình.
Trong lời cảm ơn này, tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn tới Tổng công ty Xăng
dầu Việt Nam đà tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đà giúp đỡ,

động viên, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành được luận văn tiến sỹ này.
Tác giả
Ngô Quốc Tuấn


Chương 1: Tổng quan
1.1. Tổng quát chung về cặn dầu
Trong thực tế, ngành công nghiệp dầu khí càng phát triển mạnh mẽ thì theo đó,
lượng cặn dầu sinh ra từ các quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển hay tồn chứa
sẽ gia tăng ngày càng lớn [3], [12]. Nguồn gốc phát sinh cặn dầu bao gồm:
- Quá trình chế biến dầu mỏ.
- Quá trình tồn chứa dầu mỏ, xăng dầu thương phẩm trong hệ thống bồn bể
chứa.
- Quá trình vận chuyển dầu mỏ, xăng dầu thương phẩm bằng đường bộ, đường
thuỷ, đường sắt, đường ống: xà lan, tàu chở dầu, wagon xitéc, ô tô xitéc, tuyến ống
dẫn dầu
Thành phần cặn dầu rất đa dạng và gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nhiên
liệu, chất lượng động cơ cũng như bån bĨ chøa. Do vËy, sù hiĨu biÕt vỊ nguyªn nhân
sinh ra cặn dầu, thành phần và tác hại của nó sẽ giúp cho việc tổng hợp được một
CTR đặc chủng để làm sạch bồn bể chứa và tận dụng cặn dầu thải ra.
1.1.1. Tác hại của cặn dầu
1.1.1.1. Tác hại của cặn dầu đối với nhiên liệu và động cơ
Trong cặn dầu luôn có nước, nhựa, asphanten, dầu có KLPT lớn, cacboit,
cacben v.v. Nếu không loại bỏ cặn dầu kịp thời thì trong các lần tồn chứa tiếp theo,
các chất này sẽ thâm nhập vào sản phẩm dầu gây nên tác hại rất lớn. Chẳng hạn,
nước lẫn trong dầu nhờn làm tăng khả năng oxi hoá của dầu, làm tăng quá trình ăn
mòn các chi tiết kim loại tiếp xúc với dầu, làm giảm tính bôi trơn. Nước trong nhiên
liệu làm giảm khả năng toả nhiệt của nhiên liệu, làm tắc bộ chế hoà khí, tắc vòi
phun nhiên liệu. ở nhiệt độ thấp, nước đóng băng và làm tắc hẳn các thiết bị lọc
nhiên liệu, làm tắc ống dẫn, đây có thể là nguyên nhân tai nạn của các động cơ hàng

không [5], [15].
Các chất nhựa kết tủa trong nhiên liệu sẽ làm giảm hẳn các tính chất sử dụng
của nhiên liệu đó và gây hậu quả xấu cho sự hoạt động của động cơ. Nguyên nhân
chủ yếu của những sự cố xảy ra trong động cơ là do sử dụng loại nhiên liệu có lẫn

3


những sản phẩm oxi hoá sinh ra trong quá trình tồn chứa lâu dài. Các sản phẩm nhựa
không hoà tan (mặc dù số lượng không nhiều) cùng với nước, cặn bẩn và gỉ kim loại
tạo thành chất kết tủa dưới dạng nhũ tương bền vững, là nguyên nhân chủ yếu gây
nên bẩn, tắc bộ lọc. Khi lọt vào động cơ, các sản phẩm oxi hoá đó sẽ bịt kín các bộ
lọc, đóng cặn trong hệ thống hút và sẽ dễ dàng gây nên sự cố trong quá trình hoạt
động của động cơ. Khi cấp nhiên liệu cho máy bay, ô tô và máy kéo, các phần tử đó
sẽ theo sản phẩm dầu đi qua các lớp lọc mỏng, lọt vào động cơ, phá hoại chế độ làm
việc bình thường của động cơ và mài mòn trước thời hạn quy định. Những năm gần
đây, do sự phát triển rất mạnh mẽ của công nghiệp động cơ đốt trong và động cơ
phản lực, người ta đà chế tạo ra những loại nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn có tính ổn
định nhiệt cao; việc tồn chứa những loại nhiên liệu và dầu mỡ này đòi hỏi nhiều yêu
cầu cao hơn nữa về chất lượng các bồn bể chứa và phương tiện vận chuyển [37],
[38].
1.1.1.2. Tác hại của cặn dầu đối với bồn bể chứa
Trong các nhiên liệu đều có nước; hiện tượng gỉ sẽ xuất hiện ở những nơi tiếp
xúc giữa nước với kim loại. Trong quá trình tồn chứa tại bể, các sản phẩm dầu dần
dần bị lẫn nước do hấp thụ hơi nước trong khoảng trống chứa hơi, do đó làm cho bể
bị gỉ, chủ yếu là nắp và các tầng thép phía trên của thành bể là nơi tiếp xúc thường
xuyên với không khí. Trong lớp nước lót bể, thường bao giờ cũng có chứa nhiều loại
muối khoáng hoà tan. Chính loại nước này là nguyên nhân gây nên gỉ dưới dạng các
cặp điện phân giữa các tấm kim loại làm đáy bể và tầng dưới thành bể với kim loại
của các mối hàn.

Phần lớn trong các loại nhiên liệu nặng như DO, FO đều có chứa một lượng ít
các loại axít và kiềm tan trong nước, các axít hữu cơ khác nhau, các peroxit và các
sản phẩm oxi hoá khác, xuất hiện trong quá trình tồn chứa. Các hợp chất hoạt tính
đó trong thành phần các sản phẩm dầu đều là nguyên nhân gây nên hiện tượng ăn
mòn kim loại, làm cho bể bị gỉ, dẫn đến nguy cơ hỏng bồn bể.
Đặc biệt, nhiên liệu DO và FO còn là môi trường xâm thực đối với các kim
loại đen. Bởi vậy các loại bể chứa, xitéc và ống dẫn làm bằng kim loại đều bị ăn
mòn. Nguy hiểm hơn đối với kim loại là nếu trong nhiên liệu có chứa lưu huỳnh,
đặc biệt là các hợp chất lưu huỳnh hoạt tính, mặc dù chỉ với một lượng rất nhá,
4


chúng cũng có thể gây ăn mòn. Các hợp chất lưu huỳnh dạng mercaptan và
dihydrosunfua H 2 S gây nên gỉ mạnh hơn cả. Dihydrosunfua tách ra từ các sản phẩm
dầu, hoà tan vào các giọt nước, tích tụ tại mặt trong nắp bể và các tầng thành bể phía
trên, cùng với axít trong không khí tạo thành axít sunfuric và sắt sunfua. Chúng rơi
từ trên nắp và thành bể xuống làm nhiễm bẩn sản phẩm dầu và đọng lại dưới đáy bể.
Sắt sunfua gây nên hiện tượng ăn mòn điện hóa, phá huỷ mạnh đáy và các tầng
thành bể phía dưới, làm cho chúng hỏng trước thời hạn quy định, ngoài ra, còn làm
cho sản phẩm dầu bị nhiễm bẩn bởi các sản phẩm ăn mòn kim loại khác.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự ăn mòn ở đáy bồn bể chứa là do vi sinh vật
làm lên men, oxi hoá cặn nhiên liệu ở tầng đáy của bồn bể chứa, vì ở lớp đó, luôn có
nước, kết hợp với dầu là môi trường phát triển của hệ vi sinh vật.
Trong quá trình chế biến dầu, tạp chất cơ học làm tăng bào mòn ống dẫn, kết
tụ trên bề mặt trong các thiết bị và lò ống, làm giảm hệ số dẫn nhiệt, kích thích quá
trình cốc hoá ống lò, làm tăng ăn mòn thiết bị.
1. 1.2 Sự tạo thành cặn dầu
1.1.2.1. Sự tạo thành cặn dầu trong quá trình chế biến dầu mỏ
Trong quá trình chế biến dầu mỏ, phần cặn dầu tồn tại chủ yếu ở dạng dầu cặn
FO hay bitum (bitum là loại sản phẩm nặng nhất thu được từ dầu mỏ hoặc bằng con

đường chưng cất chân không rất sâu hoặc bằng con đường khử asphanten bằng
propan các loại cặn chưng cất chân không; hoặc bằng con đường oxi hoá tất cả các
loại cặn sinh ra trong quá trình chế biến dầu mỏ) [12], [25], [27]. Do vậy có thể xem
như quá trình chế biến dầu mỏ thành các sản phẩm khác nhau không sinh ra cặn dầu
trực tiếp mà cặn dầu chỉ sinh ra trong quá trình vận chuyển, tồn chứa dầu thô trước
khi đưa vào chế biến .
1.1.2.2. Sự tạo thành cặn dầu trong quá trình vận chuyển, tồn chứa hay xuất nhập
trong hệ thống bồn bể chứa
Trong quá trình vận chuyển và tồn chứa, phẩm chất của dầu mỏ cũng như các
sản phẩm dầu có thể bị kém đi do mất các phần nhẹ (bay hơi), do nhiễm bẩn các tạp
chất cơ học, do lẫn lộn các loại dầu khác nhau trong khi nhập vào các phương tiện
5


chưa được tháo cạn và chưa rửa sạch, hoặc trong khi bơm chuyển liên tiếp các loại
sản phẩm dầu khác nhau trong cùng một đường ống, do lẫn nước, hoá nhựa dưới tác
dụng của oxy trong môi trường có không khí có tác động của nhiệt độ.
Cho dù là tồn chứa hay vận chuyển dầu dưới hình thức nào đi nữa: đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ, tuyến ống thì sau một thời gian nhất định, tuỳ theo phẩm
chất của các sản phẩm đó, thời gian và nhiệt độ tồn chứa, vòng lưu chuyển..., mà có
hiện tượng tích tụ (tức là hiện tượng các phần tử rắn to lên và lắng đọng xuống).
Nhiều nhà nghiên cứu đà khẳng định rằng, hiện tượng lắng đọng nhựa - parafin
tuỳ thuộc vào kích thước các tinh thể parafin, khả năng hợp thể của chúng; các tính
chất bề mặt của các tinh thể và các đặc điểm lý - hoá của môi trường dầu mỏ, trong
đó sẽ xảy ra hiện tượng lắng đọng. Rõ ràng là các tinh thể parafin càng nhỏ bao
nhiêu thì chúng càng lắng đọng chậm bấy nhiêu (trường hợp không có quá trình hợp
thể), và ở một mức độ kích thước nhất định, chúng không thể lắng đọng được mà ở
trong trạng thái chuyển động Brao. Người ta thấy rằng, cặn dầu xuất hiện trong quá
trình tồn chứa và vận chuyển chính là do hai nguyên nhân: thứ nhất là do tính thiếu
ổn định của nhiên liệu trong quá trình bảo quản, thứ hai là do trong quá trình xuất

nhập: nước, tạp chất cơ học lẫn theo sản phẩm dầu đi vào bồn bể chứa. Ngoài ra,
trong quá trình vận chuyển và tồn chứa, dầu mỏ và các sản phẩm dầu thường bị lẫn
nước cũng như bị nhiễm bẩn nhiều loại tạp chất cơ học như bụi, cát, gỉ sắt
Khi khai thác và vận chuyển dầu, một phần nước và tạp chất có lẫn trong dầu
sẽ đi vào đường ống và các bể chứa của các nhà máy. Trong quá trình tồn chứa dầu
mỏ, các tạp chất này đọng lại trong bể chứa và trong bộ phận lắng bùn của thiết bị
lắng. Nước luôn có mặt trong các loại dầu mỏ nguyên khai. Nước có trong dầu thô
ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ làm việc của các thiết bị chưng cất.
Nước và các tạp chất cơ học không những lẫn trong dầu thô, mà còn lẫn trong
các sản phẩm dầu mỏ, đặc biệt là trong mazút cặn. Hàm lượng nước hầu như có
trong các sản phẩm dầu, kể cả trong các loại dầu nhờn đà được lọc sạch. Trong
xăng, dầu hoả, nhiên liệu phản lực và nhiên liệu diezen lượng nước thường rất nhỏ,
trừ trường hợp chúng bị nước tràn vào. Nước có thể lọt vào các bể chứa trong khi
vận chuyển các sản phẩm dầu bằng đường thuỷ, trong khi hâm nóng, do bể bị hư
hỏng hoặc trong khi xuất từ các wagon, xitec vào bể Nước lẫn trong dầu mỏ và
6


các sản phẩm dầu dưới dạng huyền phù giản đơn, hoặc dưới dạng nhũ tương (thành
nhiều hạt phân tán rất nhỏ), trường hợp này phải sử dụng phương pháp khử nước đặc
biệt.
Những loại dầu nhờn bị lẫn nước, kể cả trường hợp lẫn nước dưới dạng huyền
phù giản đơn, sau khi để lắng vẫn phải tiếp tục lọc cho hết những vết nước có thể
vẫn còn dưới dạng hạt rất nhỏ. Sức đẩy của các phân tử dầu làm cho các hạt nước đó
không lắng xuống được; bởi vậy phải lọc cho những dầu này trong lại (hay gọi là
khử nước) là một việc tương đối khó khăn. Mức độ hoà tan của nước phụ thuộc vào
cấu trúc phân tử của sản phẩm dầu và nhiệt độ tồn chứa của sản phảm dầu đó. Nước
không những gây nên ảnh hưởng xấu trong khi sản xuất và sử dụng các sản phẩm
dầu, mà còn có ảnh hưởng tới các quá trình phân tích các chỉ tiêu khác.
Các tạp chất cơ học: Các phần tử vô cơ thường lẫn trong dầu mỏ và các sản

phẩm dầu dưới dạng huyền phù. Phần lớn các tạp chất cơ học gồm có cát, đất sét và
bụi gỉ sắt, đôi khi có thêm các loại muối khoáng, ngoài ra hàm lượng tạp chất
thường thay đổi trong một giới hạn khá rộng. Tất cả các tạp chất khi lọt vào ống dẫn
chỉ có một phần lắng đọng lại trong ống, còn phần lớn lọt vào các bể nhập.
Trong những sản phẩm dầu đà được tinh chế bằng đất sét trắng, phần lớn các
tạp chất cơ học chính là loại đất hấp thụ nói trên; còn trong những sản phẩm dầu
được tinh chế bằng các phương pháp khác thì các tạp chất cơ học bao gồm gỉ sắt và
nhiều muối khoáng khác nhau.
Ngoài ra, các tạp chất còn có thể theo thuốc nhuộm lọt thêm vào các loại xăng
ô tô trong quá trình nhuộm màu xăng tại các nhà máy lọc dầu. Khi phân tích các tạp
chất cơ học thu được sau khi lọc loại xăng nói trên, người ta thấy rằng, gần 10% là
các phần tử thuốc nhuộm hữu cơ không tan và 90% là oxít sắt ở dạng bụi gỉ sắt.
Các sản phẩm dầu sáng (xăng, dầu hoả, nhiên liệu phản lực) vận chuyển bằng
wagon xitéc thường bị lẫn tạp chất cơ học nhiều nhất. Trong đó có gỉ của thành
trong xitéc, bụi từ không khí rơi vào trong khi xuất nhập, những mảnh nhỏ joăng nắp
bị hư hỏng Kích thước của các phần tử tạp chất trong xăng là vào khoảng 70
micron và tổng số các phần tử đủ loại to nhỏ trong 1lít xăng là vào khoảng 500 [12].

7


Khi bơm dầu vào bể, phần lớn dầu đà bị đảo trộn lên, trong đó có các hạt gỉ sắt
rất nhỏ và các tạp chất cơ học khác đà bị khuấy từ dưới đáy lên. Ngoài ra, do các hạt
ngưng kết lớn bị phân huỷ cũng làm tăng tổng số các hạt tạp chất lên, những hạt này
sau một thời gian dài sẽ kết tụ lại dưới trạng thái huyền phù trong sản phẩm dầu và
sẽ làm cho phẩm chất sản phẩm dầu xấu đi.
Thông thường sau một thời gian tồn chứa, mức độ nhiễm bẩn của các loại dầu
sáng trong bể chứa sẽ giảm đi. Nhưng cũng trong thời gian đó, dầu lại bị nhiễm bẩn
bởi gỉ của bể chứa và đường ống, bởi bụi từ không khí lọt vào trong quá trình hô hấp
lớn và hô hấp nhỏ của bể chứa, bởi các sản phẩm mài mòn của các thiết bị bơm

chuyển Bởi vậy tổng mức nhiễm bẩn bởi các tạp chất cơ học của sản phẩm dầu là
tương đối cao. Theo tài liệu thì trung bình cứ 100 tấn xăng có từ 1,7 ữ 3,9 kg tạp
chất lắng đọng trong đáy các bể chứa của kho xăng dầu [3], [12].
Hiện tượng lẫn nước và nhiễm bẩn gây nên các nguyên nhân tự nhiên quyết
định thành phần hoá học của các sản phẩm dầu, cũng như nói lên nhược điểm của
các phương pháp tồn chứa và xuất nhập hiện hành.
Một trong các điều kiện bảo quản phẩm chất chủ yếu các sản phẩm dầu là phải
dùng bồn bể sạch để tồn chứa chúng; bằng cách thường xuyên súc rửa cho hết các
cặn sản phẩm dầu, nước, bụi cát, gỉ kim loại và các tạp chất khác. Đặc biệt, những
loại dầu mỏ có nhiều nhựa và asphanten sẽ có tác hại rất lớn, do các chất này có thể
tồn tại trong dầu dưới dạng huyền phù, rồi sau đó trong quá trình chưng cất, một
phần các chất sẽ kết bám trên thành thiết bị và thành lò ống, đẩy nhanh quá trình tạo
cốc của dầu mỏ.
1.1.3. Thành phần của cặn dầu
Tính chất và thành phần của các loại cặn đáy trong bể chứa phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau, trong đó chủ yếu là loại sản phẩm dầu được tồn chứa, các
điều kiện và thời hạn tồn chứa.
Tuỳ theo các tính chất lý học của chúng, các loại cặn bao gồm loại cứng (màng
các ôxít, gỉ kim loại, vẩy gỉ sắt) hoặc loại xốp, sinh ra do các sản phẩm oxi hoá kết
tụ lại trên mặt kim loại cđa bĨ.
8


Để chọn được phương pháp súc rửa bể cho hợp lý, ta có thể chia các loại cặn ra
làm ba nhóm: hữu cơ, vô cơ và hỗn hợp của cả hai nhóm trên.
Ta thường thấy cặn vô cơ trên thành bể và mặt trong nắp bể dưới dạng vảy gỉ
(oxít sắt, sắt sunfua). Cặn hữu cơ bao gồm các hợp chất hydrocacbon (cacben,
cacboit...) dễ hoà tan trong xăng, trong dầu hoả hoặc các chất dung môi hoá học
khác, đồng thời cũng gồm cặn hắc ín và cặn nhựa bitum [20], [26].
Theo tài liệu của hai công ty quản lý đường ống dẫn dầu Tatarxki và

Baskiarxki [12] thì trong các bể chứa dầu mỏ dung tích 5000 m3 độ cao trung bình
của lớp cặn đáy trong một năm là từ 500 ữ 800 mm. Khi súc rửa các bể này, người
ta phải bỏ tới 400 ữ 450 m3 dầu cặn trong mỗi bể. Trên bảng 1.1 là thành phần gần
đúng của phần cặn trong các bể chứa dầu mỏ (tính ra %KL):
Bảng 1.1: Thành phần cặn trong bể chứa dầu mỏ
Thành phần

Hàm lượng (%KL)

Nước

18

Các loại tạp chất cơ học

12

Dầu mỡ và Parafin

21

Các sản phẩm dầu lỏng và các chất nhựa, asphanten

49

1.1.3.1. Cặn các sản phẩm dầu sáng
Tính chất của các loại cặn đáy trong các bể chứa dầu sáng có khác đôi chút so
với cặn trong các bể dầu mỏ nguyên khai. Tạp chất chủ yếu trong các loại cặn đáy ở
đây bao gồm các sản phẩm ăn mòn (vảy gỉ sắt) và các tạp cơ học. Các sản phẩm ăn
mòn nằm lẫn trong khối sản phẩm dầu dưới dạng các hạt cực nhỏ trong suốt quá

trình sử dụng bể. Trong đó các sản phẩm oxi hoá chiếm phần lớn (đặc biệt là trong
các sản phẩm được chế tạo bằng phương pháp xúc tác).
Cặn trong các bể chứa dầu nhờn cũng gồm các sản phẩm ăn mòn, các tạp chất
cơ học và các loại nhũ tương dầu lẫn nước.
1.1.3.2.Cặn dầu mazút
Khác với cặn trong các bể chứa sản phẩm dầu sáng, dầu nhờn và dầu mỏ
nguyên khai, cặn trong các bể chứa mazút có những đặc điểm riêng: Thành phần
9


hoá học của các loại cặn đáy trong các bể chứa mazút khác hẳn với cặn của các sản
phẩm dầu sáng. Phần chính của cặn này là các hợp chất cao phân tử thuộc loại
asphanten, phần còn lại không tan gồm những cacben và cacboit có tỷ trọng lớn
(thường lớn hơn hoặc bằng 1). Nhìn bề ngoài thì loại cặn này có màu đen đặc sệt, rất
nhớt.
Quá trình lắng các asphanten, cacben và cacboit tách ra từ mazút chủ yếu liên
quan tới vấn đề tăng nhiệt trong khi hâm nóng mazút tại bể chứa. Đặc biệt kém ổn
định nhất là loại cặn cracking có chứa trên 1% cacboit. Trường hợp hâm nóng mazút
trong quá trình tồn chứa thì cacboit sẽ lắng kết trên thành và đáy của bể kim loại,
cũng như trên bề mặt của các thiết bị hâm nóng đặt bên trong bể. Như vậy là chính
chế độ dùng nhiệt để bảo quản mazút là một trong những yếu tố quan trọng đẩy
mạnh quá trình tách cacboit và lắng kết chúng trên các bề mặt kim loại của bể chứa.
Một yếu tố quan trong khác gây nên tình trạng tạo thành cặn trong bể nữa là sự
hút bám các loại nhựa trung tính và những hydrocacbon có KLPT lớn (có trong
mazút) trên bề mặt các phân tử asphanten và cacboit. Do sự đông tụ của các phần tử
nói trên, quá trình tạo cặn lại càng mạnh thêm.
Qua kết quả phân tích có thể biết thành phần của cặn đáy trong c¸c bĨ chøa
mazut (tÝnh ra %KL) nh­ sau [12], [25], [103] :
Bảng 1.2: Thành phần cặn đáy trong bể chứa mazút
Thành phần


Hàm lượng (%KL)

Nước

6,0

Asphanten

8,1

Nhựa

4,5

Dầu mỡ và Parafin

1,3

Cacboit không tan trong benzen và tạp chất cơ học

36,4

Than cốc (lẫn với các khoáng tạp không cháy)

45,9

Tro

5,8


Lưu huỳnh

3,8

Tóm lại, cặn đáy trong các bể chứa mazút là một khối đặc sệt. Các chất nhựa,
asphanten lắng xuống đáy bể, lâu dần dính kết lại với nhau, tạo thành một lớp cặn
10


vững chắc. Nếu cặn này tồn tại lâu dài trong bể thì sự kết dính lại càng tăng thêm và
cặn sẽ trở thành một loại nhựa asphan cứng. Việc súc rửa bể cho sạch loại cặn này
sẽ rất khó, nếu ta không sử dụng các biện pháp cơ học chuyên dụng, các biện pháp
hoá lý hay chất tẩy rửa đặc chủng.
1.2. Chất tẩy rửa thông thường
1.2.1. Thành phần
Một sản phẩm chất tẩy rửa thông thường có thành phần phức tạp, nhưng
thường có các loại chính sau: chất hoạt động bề mặt, các chất xây dựng (building
material), các chất phụ gia [100], [101].
Mỗi thành phần chất tẩy rửa có những chức năng riêng cho việc tẩy rửa; tuy
nhiên, chúng vẫn có tác động tương hỗ lẫn nhau. Ngoài thành phần chính trên đây,
tuỳ thuộc vào yêu cầu, mục đích sử dụng mà ta có thể thêm vào các chất phụ gia
hoặc bỏ bớt những thành phần không cần thiết.
1.2.1.1.Chất hoạt động bề mặt
Chất hoạt động bề mặt (HĐBM) chiếm vai trò quan trọng nhất trong thành
phần chất tẩy rửa. Nó có mặt ở tất cả các loại chất tẩy rửa khác nhau. Nhiệm vụ của
nó là đảm bảo sự tẩy đi các vết bẩn và những chất lơ lửng trong nước giặt để ngăn
cản sự bám lại của chúng trên bề mặt [1], [30], [35].
Một phân tử chất HĐBM gồm hai phần: Một phần kỵ nước (không tan trong
nước - thường chứa mạch hydrocacbon dài) và một phần ưa nước (tan trong nước).

Các phân tử này sẽ tác động vào giao diện không khí/nước hoặc dầu/nước. Người ta
đặt tên chúng là những tác nhân bề mặt, hoặc đơn giản hơn là chất HĐBM, hoạt
động hai mặt.
Chất HĐBM được chia ra làm 4 loại tuỳ thuộc vào liên kết cộng hóa trị giữa
phần kỵ nước của chất HĐBM với nhóm mang điện tích sau khi phân ly trong dung
dịch: Chất HĐBM anionic; Chất HĐBM cationic; Chất HĐBM không ion (NI); Chất
HĐBM lưỡng tính.
ã Chất HĐBM Anionic :
Nếu nhóm có cực được liên kết hoá trị cộng với phần kỵ nước của chất HĐBM
mang điện tích âm (- COO -, - SO 3 -, -SO 4 2-,), thì chất HĐBM được gọi là anionic:
11


các xà phòng, các alkylbenzen sulfonat, các sulfat rượu béo là những tác nhân bề
mặt anionic.
- Alkyl benzen sulfonat (ABS ):
Đây là chất hoạt động bề mặt thường được sử dụng nhất. Có những ABS nhánh
và ABS thẳng. ABS nhánh chỉ còn dùng ở vài quốc gia vì tốc độ phân giải chậm
bằng các vi sinh vật.
ABS nhánh:
CH3
CH3

CH2

C

CH3

CH3

C

CH2

CH3

C
CH3

CH3

SO3-

ABS thẳng ( LAS: Linear alkyl benzen sulfonat):
CH3

(CH23))n
n

SO3Na

- Sulfat r­ỵu bËc mét ( PAS: Primary acohol sulfat):
R- CH 2 - O- SO 3 - Na (R = C 11 ÷ C 12 )
Sunfat rượu bậc một được chế tạo bằng cách sunfat hóa các rượu béo (thiên
nhiên hay nhân tạo) với hỗn hợp không khí/SO 3 theo phản ứng sau:
R OH + SO 3



R- O-SO- 3


+ H+

- Alkyl ete sulfat (LES):
R- O- ( CH 2 – CH 2 – O) n – SO- 3
Loại chất hoạt động bề mặt này thường được sử dụng trong các chất tẩy rửa
dạng lỏng (nước rửa chén, dầu gội đầu).
ã Chất HĐBM Cationic:
Nếu nhóm có cực được liên kết hoá trị cộng với phần kỵ nước của chất HĐBM
mang điện tích dương (- NR 1 R 2 R 3 +), thì chất HĐBM được gọi là cationic, vÝ dô:
clorua dimetyl distearyl amoni.

12


Chất HĐBM cationic được gọi là đối nghịch với chất HĐBM anionic dựa trên
mối quan hệ điện tích. Một lượng nhỏ chất HĐBM anionic hay thậm chí là chất
HĐBM không ion có thể nâng cao hiệu quả tẩy rửa.
Ví dụ: Dialkyl dimetyl amino clorua

CH3

R

Cl-

N
R

R=C12-18


CH3

Đây là chất HĐBM cation được biết đến sớm nhất, từ năm 1949 và được coi là
chất làm mềm vải. Trong những năm 1960 các chất HĐBM này đà đóng vai trò chủ
yếu trên các thị trường Mỹ và Tây Âu.
- Alkyl dimetyl benzyl amino clorua:

CH3 H
R

N

C

Cl-

R=C12-18

CH3 H
ã Chất HĐBM không ion (NI):
Chất HĐBM NI có những nhóm có cực không ion hóa trong dung dịch nước.
Phần kỵ nước gồm dây chất béo. Phần ưa nước là nguyên tử oxy, nitơ hoặc lưu
huỳnh không ion hóa. Sự hoà tan là do cấu tạo những liên kết hydro giữa các phân tử
nước và một số chức năng của phần ưa nước, chẳng hạn như chức năng ete của
nhóm polyoxyetylen (hiện tượng hydrat hóa). Trong loại này chủ yếu là các dẫn
xuất của polyoxyetylen hoặc polyoxypropylen ; nhưng cũng cần thêm vào đây các
este của glucozơ, các alkanolamit. Một vài chất HĐBM NI như sau: APG (alkyl
polyglycosit), AEO (alkyl polyglycol ete) [30], [35].
Ví dụ:

- Các rượu béo etoxy hóa. R-O-(CH 2 -CH 2 O) n

CH3
r

n
CH3

o

13


×