Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.27 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------/-------------

BỘ NỘI VỤ
------/------

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÙI THỊ VĨNH HÀ

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DụNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ THỌ II

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

HÀ NỘI – 2019


Cơng trình được hồn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. HOÀNG MẠNH CỪ

Phản biện 1: TS. Phạm Thị Thanh Hương – Học viện Hành chính Quốc gia

Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Thái Hưng – Học viện Ngân hàng

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính


Địa điểm: Phịng 3A, Nhà G - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện
Hành chính Quốc gia
Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - QuậnĐống Đa- TP Hà Nội
Thời gian: vào hồi 10 giờ 15 ngày 23 tháng 12 năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên
trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ
yếu của cácNHTM. Ngoài ra, hoạt động cho vay của NHTM có vai trị hết sức quan
trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn vốn vay góp phần ổn định, duy trì
và mở rộng sản xuất-kinh doanh đối với các doanh nghiệp, nâng cao đời sống của các
cá nhân, hộ gia đình. Hiệu quả của các khoản vay phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thể hiện tính ổn định và khả năng sinh lời
của ngân hàng.
Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động mang nhiều rủi ro nhất. Rủi ro tín dụng gây ra
tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp
nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ,
thậm chí là phá sản ngân hàng. Việc quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại luôn là vấn đề được các ngân hàng thương mại quan tâm hàng đầu.Hiện nay, việc
sử dụng nguồn vốn để cho vay sẽ giúp các NHTMgiảm thiểu rủi ro về mất cân bằng
vốn. Bên cạnh đó, các biện pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được
nghiên cứu đưa ra phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng.
Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, được xem
là NHTM lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, phần lớn các
chi nhánh thuộc địa bàn nông thôn, cho vay nông nghiệp là chủ yếu (chiếm 70% dư
nợ nơng nghiệp tồn hệ thống). Đây vốn là thị trường truyền thống, có những đặc

điểm riêng trong hoạt động tín dụng lại chưa có một lý luận chung cho việc quản trị
rủi ro tín dụng tại nơng thơn.
Hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trước
đây không chịu áp lực cạnh tranh từ các NHTMCP. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, việc mở rộng thị phần về khu vực nông thôn của các NHTMCP đã đẩy áp lực
cạnh tranh thị phần lên cao, từ đó tạo ra áp lực đối với hoạt động tín dụng như tăng
trưởng tín dụng nóng, phát triển nhanh, dẫn đến nguy cơ về rủi ro tín dụng cao hơn,
tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ngày càng tăng.
Giữa bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trong những vấn đề đặt
ra cho sự tồn tại và phát triển của một NHTM là khả năng quản trị rủi ro một cách
toàn diện và hệ thống.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú
Thọ II là Chi nhánh cấp I thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng
thơn Việt Nam. Chi nhánh giữ vai trị quan trọng trong việc cấp vốn với mục tiêu
phát triển nông nghiệp – nơng thơn nói chung và góp phần phát triển các mục tiêu
kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ nói riêng. Tuy nhiên, việc quản trị rủi ro trong cho
vay cịn gặp nhiều khó khăn như: vấn đề nợ xấu chưa xử lý dứt điểm; cơ sở dữ liệu
thông tin (thông tin về khách hàng, tài sản bảo đảm…) chưa được cập nhật, kiểm tra
chất lượng thông tin nên việc đo lường rủi ro tín dụng cịn hạn chế; việc kiểm soát,
1


giám sát sau cho vay cịn bất cập, quy trình quản lý tài sản đảm bảo (theo dõi, thẩm
định tính pháp lý và định giá lại tài sản đảm bảo…) cịn hạn chế dẫn đến xác định
thiếu chính xác giá trị thị trường của tài sản đảm bảo hoặc tính hợp pháp của giấy tờ,
các lợi ích, tranh chấp có liên quan tới tài sản đảm bảo....
Trong thời gian công tác và trực tiếp làm cán bộ tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ II, tác giả nhận thấy
rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh vẫn đang tồn tại. Với mong muốn
nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động tín dụng trong điều kiện áp lực cạnh tranh ngày

càng tăng. Từ đó tìm ra ngun nhân chung và đưa ra giải pháp hữu ích cho việc
quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, mang lại sự
phát triển bền vững đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn Việt
Nam – Chi nhánh Phú Thọ II nói riêng và hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thơn Việt Nam nói chung.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài“Quản trị rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Phú Thọ II” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc tìm các giải pháp tích cực nhằm hồn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín
dụng đối với các NHTM ln mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng lâu dài,
đây là đề tài được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đặc biệt là các cán bộ
làm công tác chuyên môn như:
- PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân. Cuốn sách mang đến cho người đọc tổng quan về ngân
hàng và các dịch vụ ngân hàng, nguồn vốn và quản lý nguồn vốn, tài sản và quản lý
tài sản và các hoạt động khác của ngân hàng. Tài liệu dành riêng 3 chương để giới
thiệu và đi sâu nghiên cứu về hoạt động tín dụng, các nghiệp vụ tín dụng, chính sách
tín dụng, các nghiệp vụ tín dụng, rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.
- PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội. Tài liệu đã giới thiệu tổng quan về tín dụng ngân
hàng. Ngồi ra, cịn cung cấp kiến thức về phân tích tín dụng, bên cạnh đó, tài liệu
cịn đưa ra phương pháp phân tích định lượng theo các mơ hình hiện đại như: mơ
hình điểm số Z, mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng, mơ hình cấu trúc kì hạn RRTD.
Tài liệu cịn chỉ ra những biểu hiện và các bước xử lý nợ có vấn đề….
- Luận văn thạc sĩcủa tác giả Trần Thị Hương Thảo (2015): Quản trị rủi ro tín
dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tại NHTMCP Việt Á -Chi
nhánh Buôn Ma Thuật. Luận văn đã khái quát thực trạng quản trị rủi ro tín dụng
trong cho vay ngắn hạn đối với các khách hàng cá nhân tại Chi nhánh, đưa ra các giải
pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro,tuy nhiên luận văn chưa đưa ra được các giải

pháp cụ thể, tập trung vào đối tượng cần quản trị.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Lê Tất Nguyên (2016): Quản trị rủi ro
tín dụng tại NHTMCPCơng thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế.
2


Luận văn đã khái quát được nội dung của rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của
các NHTM nói chung và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP
cơng thương Việt Nam -Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, luận văn chưa
đưa ra được những giải pháp cụ thể trong công tác xử lý nợ xấu, một số giải pháp
hiệu quả để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng mà các NHTM hiện nay đang
đang áp dụng.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Tiến Đức (2017): Quản lý nợ xấu tại
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam -Chi nhánh Bắc Quảng Bình. Luận văn đã
đưa ra được những tồn tại, nguyên nhân và các biện pháp quản lý nợ xấu (là một
trong những tiêu chí xác định mức độ rủi ro tín dụng), tuy nhiên luận văn chưa đi sâu
phân tích những nguy cơ tiềm ẩn dễ phát sinh nợ xấu để từ đó đưa ra giải pháp thích
hợp xử lý nợ ngay từ khi có nguy cơ chuyển nợ xấu.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây cho thấy ở nước ta nhìn một
cách tổng quan có thể khẳng định vấn đề lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại các
NHTM ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu đúng mức. Những nghiên cứu về vấn đề
này chủ yếu chỉ dừng lại ở những bài báo khoa học luận bàn về những khía cạnh đơn
lẻ chứ chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống, tồn diện và sâu
sắc cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn thực hiện. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam -Chi nhánh Phú Thọ II, đây là nghiên cứu đầu tiên
được thực hiện cho chi nhánh về chủ đề quản trị rủi ro tín dụng, với giai đoạn nghiên
cứu được lựa chọn là 2015-2018.
Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định
việc nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ II” là địi hỏi khách quan,

cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn, đặc biệt là khơng trùng lặp với
các cơng trình nghiên cứu trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu
- Mục đích:Tìm ra những giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II.
- Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, tác giả xác định những
nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng trong hoạt động của
NHTM.
+ Tìm hiểu thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ II.
+ Đề xuất những giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ II.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Phú Thọ II và định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới. Luận
3


văn sẽ tập trung vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng nhằm
đưa ra những giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Chi nhánh Phú Thọ II.
+ Thời gian: từ năm 2015-2018.
5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài nghiên cứu
- Phương pháp luận: Trên cơ sở lý luận về phương pháp, hệ thống các quan
điểm, các nguyên tắc về quản trị rủi ro tín dụng nói chung để từ đó đánh giá thực

trạng, xây dựng các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II, lựa chọn và vận dụng các
giải pháp trong thực tiễn hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử
dụng các phương pháp như:
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp thu thập số liệu.
+ Phương pháp phân tích.
+ Phương pháp xử lý số liệu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Những điểm mới cơ bản của đề tài nghiên cứu là:
- Tổng hợp các quan điểm khoa học trong nước về công tác quản trị rủi ro tín
dụng để từ đó có sự chỉ đạo thống nhất và có căn cứ cho hệ thống Ngân hàng. Đồng
thời đề tài nghiên cứu chỉ ra những dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trong ngành
ngân hàng nói chung và trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển ông thơn Việt
Nam nói riêng.
- Qua nghiên cứu thực tiễn các rủi ro trong hoạt động tín dụng, đề tài nghiên
cứu đã đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam.
Đề tài là tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho các nhà nghiên cứu,
các cán bộ giảng dạy tài chính ngân hàng, học viên và người làm thực tiễn.
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
đề tài nghiên cứu được chia thành ba chương:
Chương 1: Lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ II.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ II.


4


Chương 1
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEENC VỀ QUẢN TRỊ RỦI ROCỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.Tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
1.1.2. Vai trị tín dụng ngân hàng
1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng
1.2.Rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và tác động của rủi ro tín dụng
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng
1.2.2.1.Theo nguyên nhân phát sinh rủi ro
1.2.2.2. Theo mức độ tổn thất
1.2.2.3. Theo giai đoạn phát sinh rủi ro
1.2.2.4. Theo tính khách quan và chủ quan của nguyên nhân rủi ro
1.2.2.5. Theo phạm vi của rủi ro tín dụng
1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
1.2.3.1.Chỉ tiêuđịnh tính
1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng
1.3.Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.3.1. Vai trị của quản trị rủi ro tín dụng
1.3.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
1.3.2.1.Lựa chọn mơ hình quản trị rủi ro tín dụng
1.3.2.2. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng
1.3.2.3. Thực hiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng
1.3.3.1. Nhân tố chủ quan
1.3.3.2. Nhân tố khách quan

1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng thương mại tại
Việt Nam và bài học cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam
1.4.1. Kinh nghiệm từ ngân hàng Citibank
1.4.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
1.4.3. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
– Chi nhánh Phú Thọ II
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam

5


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày và phân tích rõ các vấn đề sau:
- Tín dụng, rủi ro tín dụng và các vấn đề liên quan như việc phân loại rủi ro tín
dụng, nguyên nhân rủi ro tín dụng.
- Quản trị rủi ro tín dụng và các vấn đề có liên quan, đặc biệt luận văn đã phân
tích khá chi tiết nội dung của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM nói
chung.
- Để nghiên cứu và có thể ứng dụng đề tài vào thực tiễn hoạt động của ngân
hàng, tác giả tìm hiểu về quản trị rủi ro tín dụng và năng lực quản trị rủi ro tín dụng
của các ngân hàng trong và ngồi nước để có cái nhìn tồn diện, chân thực nhất về
vấn đề nghiên cứu.

6


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
PHÚ THỌ II
2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh Phú Thọ II
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 16 tháng 12 năm 1996, Tổng giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam đã ký quyết định số 515/QĐ-NHNo-02 “Giải thể chi
nhánh ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phú, thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp tỉnh Phú Thọ và chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc”.
Ngày 02 tháng 6 năm 1998, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký
quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN-5 đổi tên Ngân hàng Phát triển Nông thôn tỉnh
Phú Thọ thành ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ.
Đến nay, trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn tỉnh Phú Thọ đã có sự phát triển vượt bậc, đạt
được sự tăng trưởng đáng kể trong mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động
kinh doanh, từng bước thực hiện tốt công tác huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt
động kinh doanh trong tồn tỉnh Phú Thọ. Với quy mơ hoạt động của Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ ngày càng lớn mạnh
và được Agribank phê duyệt sắp xếp lại mạng lưới hoạt động, ngày 01 tháng 7 năm
2018 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú
Thọ II được thành lập trên cơ sở chia tách Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam -Chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Chi nhánh được thành lập và đi vào
hoạt động với tổng số cán bộ 266 người, trong đó: lao động nữ là 144 người, chiếm tỷ
lệ 55%; lao động nam 116 người chiếm tỷ lệ 45%, mạng lưới hoạt động gồm Hội sở
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II,
5 chi nhánh loại II và 18 phòng giao dịch trực thuộc.
2.1.2. Mơ hình tổ chức

7



Hình 2.1. Mơ hình tổ chức của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Chi nhánh Phú Thọ II
GIÁM ĐỐC

Các chi nhánh NHNo loại
II

Các phó GĐ

Phịng Giao dịch Hùng Lơ

Phịng Giao dịch Dữu Lâu

PhịngĐiện Tốn

Phịng Kế hoạch nguồn vốn

Phịng tổng hợp

Phịng Kiểm tra kiểm sốt nội

Phịng Dịch vụ và Marketing

Phịng Kế tốn ngân quỹ

Phịng Kế hoạch kinh doanh

Các phòng Giao dịch


(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Phú Thọ II)
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn vẫn tăng trưởng liên tục và ổn định qua các năm từ 2015 đến
2018, luôn đạt mức tăng trưởng hoàn thành 100% kế hoạch đặt ra trong các năm gần
đây. Cụ thể, trong năm 2016, tổng vốn huy động của chi nhánh tăng 743,046 triệu
đồng, tương đương tăng 18.71% so với mức 3,972,111 triệu đồng của năm 2015
(Hình 2.2). Năm 2017 chứng kiến tốc độ tăng lượng vốn huy động lớn nhất trong 3
năm với tỷ lệ tăng là 21.48% so với năm 2016, lên mức 5,728,135 triệu đồng. Qua
năm 2018, mặc dù tốc độ tăng có giảm nhẹ so với năm 2017 nhưng vẫn duy trì ở mức
khá cao (16.86% tương đương 966,049 triệu đồng).

8


Hình 2.2.Tình hình huy động
ộng vốn tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
Nông thôn
Việt Nam- Chi nhánh Phú Thọ II từ năm 2015-2018
Đơn vị:
v Triệu đồng
8,000,000

6,694,184
5,728,135

6,000,000
4,000,000

3,972,111


4,715,159

2,000,000
2015

2016

2017

2018

(Nguồn:
ồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh Phú Thọ II)
2.1.3.2. Hoạt
ạt động sử dụng vốn
Vềề hoạt động tín dụng: trong các năm qua hoạt động cho vay của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển
ển Nông thôn Việt Nam -Chi nhánh Phú Thọ II luôn đạt được
mức tăng trưởng ổn định và ấn tượng.Cụ
t
thể, tốc độ tăng trưởng
ởng doanh số cho vay
trong hai năm 2016 và 2018 ở mức cao, lần llượt làà 14.92% và 15.41%,
15.41% riêng năm
2017 tỷ lệ tăng chỉ đạt 3.90%. Phân tích kỹ
k cơ cấu
ấu doanh số cho vay, ta có thể thấy sự
sụt giảm về tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay năm 2017 chủ yếu là từ
ừ việc cho vay

trung và dài hạn giảm (Bảng
ảng 2.1).
2.1) Vềề dự nợ tín dụng, năm 2016, tỷ lệ tăng tr
trưởng đạt
22.27%, sau đó giảm
ảm xuống 12.62% vào
v năm 2017 và 13.48%, đạtt mức
m 5,926,956
triệu đồng vào năm 2018.Cơ cấu
ấu dư
d nợ
ợ tín dụng phần nhiều đến từ các khoản cho vay
va
trung và dài hạn, và ưu thế này
ày ngày càng tăng trong giai đoạn
đo 2016-2018.
2018.



2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ II chứng kiến xu hướng tăng liên tục của tất cả các
chỉ tiêu hoạt động kinh doanh quan trọng, bao gồm thu nhập, chi phí và lợi nhuận
trước thuế. Theo bảng 2.2, thu nhập của chi nhánh tăng từ 414,576 triệu đồng vào
năm 2015 lên 717,801 triệu đồng vào năm 2018. Chi phí tăng 211,469 triệu đồng lên
482,304 triệu đồng vào năm 2018. Điều này làm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của chi
nhánh tăng mạnh từ chỉ 143,741 triệu đồng vào năm 2015 lên 237,914 triệu đồng vào
năm 2018. Diễn biến nàychứng tỏ Chi nhánh Phú Thọ II đã có kết quả hoạt động kinh
doanh khá ấn tượng trong 4 năm gần đây.

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ II từ năm 2015-2018
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2015
2016
2017
2018
414,576
511,309
594,508
717,801
Thu nhập
270,835
331,891
396,244
482,304
Chi phí
143,741
179,418
198,264
237,914
Lợi nhuận
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh Phú Thọ II)
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II
2.2.1. Mơ hìnhquản trị rủi ro tín dụng được lựa chọn
Do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Phú Thọ II là đơn vị thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn

Việt Nam nên tổ chức hoạt động tín dụng được xây dựng theo mơ hình quản trị của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, phân quyền dựa trên cơ
sở các chính sách và nguyên tắc được điều hành tập trung, các phòng ban được phân
định dựa trên loại hình nghiệp vụ.
Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng này hướng đến:
- Xác định mức chấp nhận rủi ro tín dụng phù hợp;
- Xây dựng quy trình cấp tín dụng thống nhất và khoa học;
- Duy trì một quy trình giám sát và đo lường rủi ro hợp lý;
- Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng;
- Thu hút khách hàng và dự án tín dụng tốt.
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng
Trong những năm gần đây, tổ chức quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và đơn vị trực thuộc được phân định
rõ ràng, cụ thể trong sổ tay tín dụng của ngân hàng.

11


Hình 2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại Hội sở chính Ngân hàng
Nơng nghiệp
ệp v
và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Hội
H đồng quản trị

Tổng Giám đốc
Kiểm tra giám sát tín
dụng độc lập

Phó Tổng

T
Giám đốc
Phụ
Ph trách tín dụng

Ban
Thẩm
định dự
án

Ban
Quản lý
Dự án uỷ
thác đầu


Ban
Quan hệ
h
quốc
ốc tế

Ban Tín
dụng

Ban
Khách
hàng lớn

Ban

Khách
hàng
HSX&
Cá nhân

Trung
tâm
Phịng
ngừa và
XLRR

Hình 2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tạiNgân hàng Nơng nghiệp và
Phát triển
ển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọọ II

2.2.3. Tình hình thực hiện quy
uy trình quản
qu trị rủi ro tín dụng
2.2.3.1.Cơng tác nhận
ận diện rủi ro tín dụng
* Quy trình tín dụng tạii Ngân hàng Nơng nghiệp
nghi và Phát triểnn Nông thôn Vi
Việt
Nam - Chi nhánh Phú Thọ IIbao
bao ggồm những bước sau:


+ Bước 1. Tiếp nhận, thu thập, đánh giá hồ sơ, thông tin về nhu cầu vay vốn
của khách hàng
+ Bước2. Thẩm định cho vay

+ Bước3. Quyết định cho vay và thơng báo khách hàng
+ Bước4. Hồn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo
+ Bước5. Giải ngân, lưu trữ hồ sơ
+ Bước6. Kiểm tra, theo dõi khoản vay sau khi giải ngân
+ Bước7. Chuyển nợ quá hạn
+ Bước 8. Khởi kiện thu hồi nợ
*Nhận diện rủi ro tín dụng
- Các dấu hiệu từ phía khách hàng
+Dấu hiệu từ báo cáo tài chính
+Dấu hiệu từ hoạt động kinh doanh
+Dấu hiệu từ giao dịch ngân hàng
+Dấu hiệu liên quan đến quản trị doanh nghiệp
- Dấu hiệu từ khoản vay
- Các dấu hiệu khác gồm: Sự thay đổi về chính sách của nhà nước đối; hoặc
khách hàng có sự thay đổi về lĩnh vực kinh doanh chính, lĩnh vực có thế mạnh; giá cả
thị trường thay đổi; tỷ giá ngoại hối tăng …
* Mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam -Chi nhánh Phú Thọ II
- Nợ tiềm ẩn rủi ro:
Nợ tiềm ẩn rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh Phú Thọ II bao gồm các khoản nợ nhóm 1 có tiềm ẩn rủi ro và nợ
nhóm 2 có nguy cơ chuyển nợ xấu. Cụ thể như sau:
Bảng 2.3 Nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ có nguy cơ chuyển thành nợ xấu tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II từ
năm 2015-2018
Đơn vị: Triệu đồng, %.
Năm 2015
STT

Chỉ tiêu


Dư nợ

Tổng số

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tỷ lệ
Tỷ
Tỷ
Tỷ
/tổng Tổng số lệ/tổng Tổng số lệ/tổng Tổng số lệ/tổng
dư nợ
dư nợ
dư nợ
dư nợ

3.793.010

4.637.679

5.222.908

5.926.956

I


Nợ nhóm 2

201.642

5,32

134.737

2,91

68.635

1,31

91.437

1,54

II

Nợ nhóm 1
có tiềm ẩn
rủi ro

16.279

0,43

14.838


0,32

21.406

0,41

22.870

0,39

- Nợ quá hạn và nợ xấu
13


+Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh Phú Thọ II qua các năm như sau:
Hình 2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ II từ năm 2015- 2018
Đơn vị: Triệu đồng
50,000
40,000
30,000
20,000
10,000
-

1.00%
0.80%
0.60%

0.40%
0.20%
0.00%
Năm 2015

Năm 2016
Tổng

Năm 2017

Năm 2018

Tỷ lệ(RHS)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Phú Thọ II)
Theo hình 2.6, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh ở mức thấp và ít biến động qua
các năm. Cụ thể, tỷ lệ vào năm 2015 là 0.88% sau đó giảm nhẹ vào năm 2016, xuống
0.83%, rồi tăng lên 0.89% vào năm 2017 trước khi giảm xuống chỉ 0.71% vào năm
2018.
+Nợ xấu theo quy định hiện hành của Việt Nam là các khoản nợ từ nhóm 3 đến
nhóm 5.Theo bảng 2.3, tình hình nợ xấucủa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ II qua các nămít biến động và có xu
hướng giảm dần.
Bảng 2.3. Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ tại Ngân hàng Nơng nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam -Chi nhánh Phú Thọ II từ năm 2015- 2018
Đơn vị: Triệu đồng
Trong đó
Dư nợ
Năm
Nợ nhóm 3

Nợ nhóm 4
Nợ nhóm 5
xấu
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng
31.699 24.589
2015
77,6% 1.604
5,1% 5.506
17,4%
36.529 25.666
2016
70,3% 4.872
13,3% 5.991
16,4%
38.414 22.704
2017
59,1% 7.485
19,5% 8.225
21,4%
36.336 15.155
2018
41,7% 10.311
28,4% 10.870
29,9%
Tổng số
142.978 88.114
24.272
30.592
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh Phú Thọ II)

Ngoài ra, nợ xấu cũng được phân theo kỳ hạn cho vay; theo ngành, lĩnh vực
kinh tế; thành phần kinh tế; khu vực.

14


2.2.3.2.Cơng tác phịng ngừa rủi ro tín dụng
Hiện tại, ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Phú Thọ II đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm phịng ngừa rủi ro tín dụng có thể
phát sinh, cụ thể:
- Về cơng tác phân tích, thẩm định tín dụng: Định kỳ hàng quý, Người quản lý
nợ cho vay cần thường xuyên theo dõi, phân tích chất lượng tín dụng phân loại khoản
vay. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra sau khi cho vay: mức độ tuân thủ theo đúng
cam kết trong hợp đồng tín dụng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, phát
hiện những dấu hiệu tiềm ẩn.
- Về công tác thu thập thông tin: Định kỳ hàng quý, người quản lý nợ chovay
tiến hành thu thập và xử lý thơng tin phịng ngừa từ hệ thống thơng tin và phịng ngừa
rủi ro của Trung tâm Phòng ngừa & Xử lý rủi ro Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam hoặc thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (CIC).
- Về sử dụng tài sản bảo đảm: Định kì ít nhất là 06 tháng phải được đánh giá
lại 01 lần và ngay sau khi có sự biến động lớn về giá trị tài sản/giá trị tài sản bị giảm
do tài sản hao mòn, lạc hậu (giảm giá trên 10% so với lúc nhận thế chấp, cầm cố)
trên thị trường.
- Về cơng tác xếp hạng tín dụng khách hàng: Định kỳ hàng Quý chấm điểm xếp
hạng nội bộ theo quy định.
2.2.3.3. Cơng tác xử lý rủi ro tín dụng
- Xử lý dựa trên thương thảo.
- Xử lý bằng nguồn trích lập dự phịng rủi ro.
- Bán nợ qua VAMC.

2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II
2.3.1. Những kết quả đạt được
Một là, các cơ chế chính sách tín dụng đối với khách hàng đã được ban hành
theo đúng quy định của các văn bản nhà nước, ngày càng phù hợp với thơng lệ hoạt
động tín dụng quốc tế.
Hai là, quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng được quy định rõ ràng, chặt chẽ.
Ba là, hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng ngày càng được hồn thiện và
phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bốn là, chất lượng nợ và cơ cấu tín dụng chuyển biến theo chiều hướng tích
cực.
Năm là, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tín dụng không ngừng được tăng cường.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, mơ hình tổ chức quản lý chưa phù hợp.
Thứ hai, chất lượng nhân sự còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, cơ chế, chính sách quản lý của ngân hàng cịn nhiều điểm thiếu sót mà đặc
biệt là quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng được quy định cịn nhiều điểm chưa hoàn thiện.
15


Thứ tư, chưa xây dựng, ban hành các quy định hướng dẫn lượng hóa rủi ro xảy ra.
Thứ năm, về việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Hiện nay, Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn Việt Nam tiến hành phân loại nợ và trích
lập dự phịng rủi ro theo quy định về trích lập dự phịng rủi ro của Ngân hàng Nhà
nước theo thơng tư số 02/2013/TT-NHNN. Theo các quy định này, việc thực hiện
phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro mới chỉ thực hiện dựa trên một số tiêu thức
nhất định mà chủ yếu là về thời hạn nợ của các khoản cho vay. Tuy nhiên, nếu chỉ
căn cứ theo những tiêu thức này thì chưa phản ánh một cách toàn diện, khách quan về
rủi ro đối với khoản nợ đó. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam cần xây dựng một mơ hình phân loại nợ và trích lập

dự phòng rủi ro phù hợp hơn.
Thứ sáu, các biện pháp xử lý rủi ro của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Namchưa thực sự đa dạng, đáp ứng cho việc xử lý rủi ro ngày càng
tăng của Ngânhàng.
Thứ bảy, hệ thống thông tin quản lý chưa thực sự tận dụng hết khả năng của hệ
thống IPCAS trong việc kết xuất các dữ liệu, báo cáo định kỳ hàng ngày trong việc
phân tích, đánh giá rủi ro một cách thường xuyên, liên tục mà thường chỉ được đánh
giá định kỳ theo tháng hoặc quý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2, luận văn đã nghiên cứu, phân tích chi tiết các nội dung sau:
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động và năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và tại chi nhánh Phú Thọ II, tác
giả nghiên cứu, tìm hiểu những đặc thù, quá trình phát triển và tình hình kinh doanh
tại chi nhánh.
- Trên cơ sở những hiểu biết nền tảng về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam, tác giả đi sâu nghiên cứu về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
của ngân hàng trên các khía cạnh về mơ hình, tổ chức quản trị rủi ro tín dụng và các
nội dung của quản trị rủi ro tín dụng.
- Luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng
trên cơ sở các tiêu chi đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng được trình bày trong
chương 1.
- Trên cơ sở những tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động và năng lực quản trị rủi
ro tín dụng, luận văn đã đưa ra những phân tích đánh giá về hoạt động và năng lực
quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trên cả hai khía cạnh là những điểm đã đạt
được và các điểm cần được cải thiện. Từ đó, luận văn tìm hiểu và đưa ra một vài
nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong hoạt động và năng lực quản trị rủi ro tín
dụng của ngân hàng.

16



Chương 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH PHÚ THỌ II
3.1.Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II
 Mục tiêu tổng qt: Để hiện thực hóa tơn chỉ hoạt động, Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Namcần tập trung đạt được các mục tiêu:
- Giá trị cho khách hàng: mang lại cho mỗi khách hàng nhiều sản phẩm, dịch
vụ phù hợp với nhu cầu, tiện ích;
- Giá trị cho Ngân hàng:
+ Giá trị vị thế, thương hiệu: củng cố vị thế chủ lực trong khu vực nông
nghiệp, nông thôn; tăng cường vị thế tại khu vực đô thị; nâng cao uy tín, khẳng định
thương hiệu trên trường quốc tế.
+ Giá trị tài chính: xây dựng nền tài chính mạnh trên cơ sở nâng cao khả năng
sinh lời; đảm bảo sự bền vững về tài chính.
+Giá trị cho người lao động: tạo dựng đội ngũ cán bộ trung thành, có năng lực
và được đãi ngộ xứng đáng.
 Định hướng hoạt động tín dụng
Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng các chỉ số an tồn hoạt động;
cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh và bền vững cao về tài
chính;
Thứ hai, nâng cấp các chi nhánh khu vực đô thị để cạnh tranh ngang bằng với
các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần;
Thứ ba, khai thác tối đa tiềm năng thị trường nông thôn truyền thống;
Thứ tư, đầu tư công nghệ thông tin tạo cơ sở phát triển đầy đủ các sản phẩm
dịch vụ tiên tiến, hiện đại;
Thứ năm, phát triển đầy đủ, đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đáp ứng
nhu cầu cạnh tranh, hội nhập;

Thứ sáu, tăng cường tiếp thị khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm và
dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt chú ý tới xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu
của ngân hàng. Tích cực nghiên cứu thị trường để năm bắt nhu cầu của khách hàng và
phản ứng nhanh, linh hoạt với thay đổi của thị trường. Xây dựng duy trì và phát triển
quan hệ khách hàng, đặc biệt là lòng tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng;
Thứ bảy, tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc
lập, và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả
hoạt động, tạo tiền đề cho phát triển bền vững;
Thứ tám, nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc áp dụng các thông lệ
quốc tế vào công tác tổ chức quản lý và điều hành ngân hàng;
17


Thứ chín, nâng cao năng suất lao động; xây dựng văn hoá doanh nghiệp hướng
tới khách hàng. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực xây dựng một lực lượng lao động
có kinh nghiệm và trình độ chun mơn đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại.
3.2. Định hướng tăng cường năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Thứ nhất, triển khai thực hiện đầy đủ các loại hình quản trị rủi ro: rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường…
Thứ hai, xây dựng Quy trình quản trị rủi ro bao gồm:
- Nhận diện rủi ro;
- Đo lường rủi ro;
- Kiểm soát rủi ro;
- Theo dõi rủi ro;
- Báo cáo rủi ro;
- Đánh giá và kiểm tra rủi ro.
Thứ ba, khơng ngừng hồn thiện cơng tác tổ chức bộ máy quản trị rủi ro;
Thứ tư, thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro đáp ứng các yêu cầu
của nguyên tắc Basel trên cơ sở xây dựng hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý rủi ro

như: Trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế… Tăng cường công tác đào tạo và
đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro;
Thứ năm, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc
thường xuyên liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận
chức năng trong hoạt động quản trị rủi ro.
3.3. Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong tín dụng tại Ngân hàng Nơng
nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II
3.2.1.Hồn thiện mơ hình tổ chức quảnlý
Hiện tại, mơ hình tổ chức quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ II vẫn đang kế thừa mơ hình tổ chức quản
lý truyền thống. Các phịng ban thành lập theo loại hình nghiệp vụ, chính điều này đã
làm Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ
II hạn chế năng lực quản trị rủi ro của chính ngân hàng.
Trong dài hạn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh Phú Thọ II cần hồn thiện các cơ chế, chính sách và mức độ giám sát đối
với các loại và mức độ rủi ro tín dụng khác nhau, đưa biện pháp tuân thủ đến từng chi
nhánh, tập hợp số liệu để trụ sở chính lượng hóa rủi ro.
3.2.2. Hồn thiện cơ chế, chính sách và các quy trình tín dụng
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam cần phải có quy
trình tín dụng rõ ràng, có sự phân cơng phân nhiệm cụ thể giữa các bộ phận có liên
quan nhằm hạn chế tình trạng mang tính hình thức sơ sài dẫn tới làm sai quy trình,
thủ tục cho vay hoặc nhằm vụ lợi trước mỗi quyết định cho vay, ngoài ra cịn đảm
bảo tính tn thủ các quy định của NHNN về cho vay và chấp hành đầy đủ các quy
định tín dụng.
18


Để hoạt động quản trị rủi ro của đơn vị được thực thi một cách hiệu lực, hiệu
quả. Một trong những chính sách tối quan trọng mà ngân hàng cần đưa ra và khơng
ngừng cập nhật, rà sốt một cách phù hợp đó chính là “Khẩu vị rủi ro” của ngân hàng.

Hay nói cách khác, đó là mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Căn cứ vào khẩu vị
rủi ro, ngân hàng thực hiện đề ra một loạt các cơ chế, chính sách và mức độ giám sát
đối với các loại và mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Trên cơ sở đó đảm bảo tính
hiệu quả, liệu lực của các cơ chế chính sách này. Để xây dựng được khẩu vị rủi ro
của mình, ngân hàng cần phải căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năng lực tài chính của mình để xem xét các yếu tố, đưa ra khấu vị rủi ro phù hợp.
Khẩu vị rủi ro phù hợp nhận biết được mức độ rủi ro của các khoản vay như thế nào,
khi xem xét trong mối quan hệ với khẩu vị rủi ro giúp ngân hàng có thái độ đúng đắn
với từng khoản vay. Tránh việc tập trung quá mức vào khoản vay có mức độ rủi ro
khơng trọng yếu trong khi có thể bỏ qua việc kiểm sốt các khoản vay có mức độ rủi
ro là trọng yếu, nghiêm trọng. Đảm bảo tính hiệu lực, khả thi, hiệu quả trong hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.
3.2.3. Thực hiện mơ hình lượng hố rủi ro tín dụng
Để phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như khơng ngừng nâng cao năng lực
quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn Việt
Nam – Chi nhánh Phú Thọ II thì ngân hàng cũng cần phải có được mơ hình quản trị
rủi ro phù hợp với thơng lệ quốc tế. Trong đó phải kể tới việc xây dựng mơ hình
lượng hóa rủi ro, một công cụ hữu hiệu nhằm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Theo đó, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Phú Thọ II sẽ thực hiện xây dựng các mô hình lượng hóa rủi ro như mơ hình
cho khách hàng cá nhân, mơ hình xác suất vỡ nợ cho khách hàng Doanh nghiệp.
Với mục đích giảm thiểu rủi ro, các nhà quản trị tín dụng cần xác định rõ
nguồn phát sinh rủi ro, mức độ tiềm ẩn gây ra rủi ro từ các nguồn. Do đó, cần thiết
phải có một mơ hình đánh giá mức độ tác động tiềm ẩn có thể xảy ra rủi ro trong suốt
qui trình thẩm định và cung ứng dịch vụ tín dụng. Trong đó phải làm rõ các yếu tố là
nguồn có thể phát sinh ra rủi ro tín dụng trong q trình thẩm định tín dụng, phê
duyệt tín dụng và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này tới rủi ro tín dụng của
NHTM.
3.2.4.Xây dựng mơ hình đo lường quản trị dựa trên kết quả của xếp hạng tín dụng
nội bộ
Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi

nhánh Phú Thọ II đang thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng theo quy định tại
thông tư 02/2013/TT- NHNN của NHNN và Quyết định số 450 ngày 30/05/2014 của
Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Trong khi đó, theo quy định này, việc thực hiện phân loại nợ chủ yếu dựa vào
thời hạn nợ quá hạn và một số chỉ tiêu khác nhưng việc phân loại nợ như vậy là chưa
thực sự phản ánh đúng bản chất của các khoản nợ đó bởi nó các chỉ tiêu sử dụng để
phân loại nợ chưa bao quát lên toàn bộ hoạt động, lợi thế và rủi ro của khách hàng
19


vay. Trong khi đó, hiện nay Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khá tồn diện nhưng lại
chưa khai thác, tận dụng tối đa ưu điểm kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ cho việc
lượng hố rủi ro cũng như cho mục đích phân loại nợ nhằm trích lập dự phịng rủi ro.
Do đó, để phù hợp với thông lệ quốc tế, tằng cường năng lực quản trị rủi ro tín
dụng của ngân hàng cũng như tận dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đã thực
hiện. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần xây dựng việc
phân loại nợ cho vay và thực hiện trích lập dự phịng dựa trên kết quả của việc xếp
hạng tín dụng nội bộ.
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên
- Xây dựng bản mô tả công việc cho từng vị trí chun mơn, tiêu chuẩn đánh
giá cơng việc, u cầu về trình độ tối thiểu, cụ thể: Giao các đơn vị thống kê đầu việc
cho từng loại vị trí cơng tác; Trên cơ sở đó tập hợp để đưa ra bảng mơ tả chuẩn cho
từng vị trí làm căn cứ để xây dựng Bảng mô tả công việc cho từng vị trí cụ thể của tất
cả các vị trí;
- Thay đổi căn bản cơ chế sử dụng nhân sự: đó là chuyển từ cơ chế văn hóa tuyển
dụng khơng sa thải sang cơ chế sử dụng lao động theo hiệu quả cơng việc có sa thải;
- Tạo cơ hội phát triển và thăng tiến trong ngân hàng thông qua cơ chế phân
loại nhân viên đi kèm với cơ chế phụ cấp;
- Áp dụng văn hóa doanh nghiệp vào hệ thống, cụ thể: xây dựng văn hóa

doanh nghiệp, duy trì các cơ chế giám sát thường xuyên, đặt ra các mục tiêu phải đạt
được chứ không phải là giao nhiệm vụ phải làm;
- Trả thù lao ứng với kết quả lao động, cụ thể: Xây dựng chế độ thù lao đúng
với lao động và sử dụng lao động đúng vị trí thơng qua việc áp dụng các chỉ tiêu
KPI‟s vào hoạt động và phương pháp phân bổ chi phí hoạt động. Đồng thời xây
dựng cơ chế lương tính theo năng suất lao động.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Thứ nhất, không ngừng thực hiện các giải pháp nhằm ổn định mơi trường kinh
tế - chính trị - xã hội.
Thứ hai, khơng ngừng nỗ lực nhằm hồn thiện và ổn định hóa mơi trường pháp lý
Thứ ba, khơng ngừng hỗ trợ, phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; phát
triển thị trường bảo hiểm nơng nghiệp góp phần giảm thiểu rủi ro đối với các khoản
vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- NHNN đã ban hành thông tư số 02/2013/TT-NHNN về quy định về phân loại
tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi trong đó đã đề cập tới việc phân loại tài sản có theo phương pháp định
tính, căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của bản thân các ngân hàng. Tuy
nhiên việc phân loại nợ theo phương pháp này chưa được áp dụng phổ biến tại các
20


ngân hàng trong khi đó, đây lại là một phương pháp khá tiên tiến, phù hợp với thông
lệ quốc tế bởi nó đã thực hiện phân loại nợ căn cứ vào nhiều chỉ tiêu định lượng cũng
như định tính phản ánh tồn diện tình hình doanh nghiệp, đơn vị đi vay. Do đó, Ngân
hàng Nhà nước khơng ngừng hồn thiện thông tư này và đặc biệt là điều 11 về phân
loại tài sản có dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng. Có sự hướng
dẫn cụ thể, chi tiết cho các ngân hàng thực hiện.

- Không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển Trung tâm thơng tin tín dụng
(CIC), nhằm đảm bảo cho các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể
khai thác thông tin một cách thuận lợi, dễ dàng, đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất.
- Ngân hàng cần xây dựng chính sách về quản lý nhà nước đối với hệ thống
NHNN trong đó có Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Namđể có
hiệu quả hoạt động cao. Tránh tình trạng các vị trí nhân sự chủ chốt bị bỏ trống lâu
ngày ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng đồng thời cũng
ảnh hưởng lớn tới hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và
Phát triển Nơng thơn Việt Namnói riêng.
- Bên cạnh đó, NHNN cũng không ngừng nâng cao chất lượng công tác dự
báo, công tác hoạch định chiến lược, cung cấp cho các TCTD hay giúp cho các
TCTD có cơ sở để dự báo thực tế các diễn biến phục vụ cho hoạt động kinh doanh
của mình, cũng như phịng ngừa rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra.
3.4.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam
Hồn thiện các chính sách, quy trình tín dụng.
Có chế độ tTuyển dụng, đào tạo, chuẩn hóa, luân chuyển, thưởng phạt phù hợp
Đẩy mạnh cơng tác hiện đại hóa ngân hàng, củng cố hệ thống thông tin nội bộ
để phục vụ công tác quản trị rủi ro
Cập nhật và bổ sung thường xuyên cẩm nang tín dụng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, luận văn đã thực hiện các nội dung sau:
- Luận văn nghiên cứu, phân tích và đánh giá về tình hình kinh tế trong xu thế
hiện nay và xu hướng tương lai, về mục tiêu và định hướng phát triển của ngân hàng.
- Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Namtrên cơ sở lý
luận chung đã nghiên cứu trình bày và thực trạng mà luận văn nghiên cứu.
- Đồng thời, để các giải pháp đề ra có thể thực thi và đạt được hiệu quả cao
nhất, luận văn cũng đề ra một số điều kiện để thực hiện giải pháp cả về phía chính
phủ cũng như NHNN Việt Nam.


21


KẾT LUẬN
Ngày nay, hệ thống ngân hàng của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng vẫn ln khẳng định được vai trị hết sức quan trọng của mình trong
việc duy trì ổn định và phát triển kinh tế. Do đó, sự phát triển của hệ thống Ngân
hàng trong mỗi quốc gia là yếu tố phản ánh một phần nào đó sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, bất kể những biến động nào trong hệ thống ngân
hàng cũng sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế bởi đây là một lĩnh vực hoạt động rất nhạy
cảm, mà một trong những biến động gây ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đó chính là rủi ro
trong các ngân hàng.
Chính vì thế, hoạt động quản trị rủi ro trong ngân hàng luôn được đặc biệt
quan tâm trong mỗi ngân hàng. Rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng hết sức đa
dạng và phong phú, tuy nhiên có thể tóm lược bao gồm ba loại rủi ro chính là rủi ro
tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Trong ba loại rủi ro trên, rủi ro tín
dụng là loại rủi ro gây ảnh hưởng sâu rộng và trầm trọng nhất trong hệ thống ngân
hàng. Bởi hoạt động tín dụng là hoạt động chính, chủ yếu và cũng là nguồn cung cấp
lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nhưng cũng chính là hoạt động mang lại những tổn
thất lớn nhất cho ngân hàng. Trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động như
hiện nay, hoạt động và năng lực quản trị rủi ro mà đặc biệt là rủi ro tín dụng cần đặc
biệt được quan tâm.
Bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý luận và
thực tiễn, luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:
Thứ nhất, luận văn đã khái quát những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản
trị rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng hiện nay. Đồng thời, luận văn cũng thực hiện
nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro của một số ngân hàng trong nước và trên thế
giới từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tại các ngân hàng ở
Việt Nam nói chung;
Thứ hai, trên cơ sở lý luận, đề tài đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động quản trị

rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam -Chi
nhánh Phú Thọ II. Trên cơ sở đó đưa ra cái nhìn tổng quan về năng lực quản trị rủi ro
tín dụng tại chi nhánh. Cũng chính xuất phát từ việc nghiên cứu thực trạng này, luận
văn sử dụng lý luận được khái quát hóa để soi xét thực trạng hoạt động và năng lực
quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam.
Thứ ba, luận văn thực hiện phân tích, đánh giá về hoạt động và năng lực quản
trị rủi ro của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam -Chi nhánh
Phú Thọ II và những nguyên nhân chủ yếu được nêu ra để đề ra các giải pháp nhằm
nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Tiến Đức (2017),Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình. Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính
Quốc gia, Hà Nội.
3. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh
tế Quốc dân.
4. Ngô Quang Huân (1998), Quản trị rủi ro, Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh.
5. Lê Văn Hùng (2007), “Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng – nhìn từ góc
độ đạo đức”, Tạp chí Ngân hàng, (16), tr.33-35.
6. Trịnh Thanh Huyền (2007), “Để Ngân hàng vươn ra biển lớn. Điều trị “căn
bệnh” nợ xấu của NHTM”, Tạp chí Tài chính (tháng 5), tr 20 - 22, 28.
7. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
8. Nguyễn Văn Nam, Hồng Xn Quyến (2002), Rủi ro tín dụng thực tiễn và
phương phá đánh giá, Nxb Tài chính, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.
10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh
Phú Thọ (2015, 2016, 2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015,
2016, 2017, 2018.
11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Phú
Thọ II (2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018.
12. Bùi Thị Kim Ngân (2008), “Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín
dụng của NHTM Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng (số chuyên đề),tr 29-33.
13. Nguyễn Lê Tất Nguyên (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công
thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế. Luận văn Thạc sĩ, Học viện
Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
14. Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính.
15. Nguyễn Đình Tự (2008), “Ngành Ngân hàng VN sau 1 năm gia nhập WTO”,
Tạp chí Ngân hàng số 1, tr 32-35.
16. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, Nxb
Thống Kê, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
18. Trần Thị Hương Thảo(2015), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn
đối với khách hàng cá nhân tại NHTMCP Việt Á -Chi nhánh Buôn Ma Thuật.
Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
19. Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến
trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam, Nxb Thống kê.
20. Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng (2003), Thực trạng rủi ro tín dụng của các
NHTM ở VN hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế, NXB Thống kê.
23


×