Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Rèn kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh cho HS lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.88 KB, 7 trang )

TI
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so s¸nh cho
HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐƠNG DƯ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Như ta đã biết, bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, bậc học khó nhất về mặt
khoa học giáo dục trong tất cả các bậc học nhưng vai trị của nó lại vơ cùng to lớn.
Đây là bậc học góp phần nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động đem lại
hạnh phúc cho mọi gia đình. Bậc Tiểu học rất quan trọng trong việc đặt nền móng
cho việc hình thành nhân cách ở học sinh trên cơ sở được cung cấp những tri thức
khoa học ban đầu về xã hội, tự nhiên, các năng lực nhận thức, trang bị các kĩ năng
ban đầu về hoạt động nhận thức và thực tiễn, phát huy tình cảm, thói quen và đức
tính tốt đẹp của con người Việt Nam.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và của bậc
Tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề cải cách giảng dạy không phải là mối quan tâm
của một cá nhân nào, mà đó là nhiệm vụ chung của tồn xã hội. Chính sự đổi mới
phương pháp giáo dục bậc Tiểu học sẽ góp phần tạo con người mới một cách có hệ
thống và vững chắc.
Tiếng Việt vừa là mơn học chính, vừa là môn công cụ giúp học sinh tiếp thu
các môn học khác được tốt hơn. Hơn nữa các em học sinh lớp hai vốn sống cịn ít,
vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết văn câu
còn chưa hay. Hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh làm cho người đọc
cảm thấy bài văn khơng có sự cuốn hút. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa
rõ ràng. Việc trình bày, diễn đạt ý của các em còn ở mức độ rất sơ lược, đặc biệt là
khả năng miêu tả.
Chính vì muốn để các em có khả năng hiểu Tiếng Việt hơn, biết dùng từ một
cách phù hợp trong các tình huống nên ngay từ đầu năm học tôi đã hướng và cùng các
em mở rộng hiểu biết về Tiếng Việt qua các phân môn trong mơn Tiếng Việt.
Tiếng Việt là một mơn học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngơn
ngữ cho học sinh với tư cách là phân môn thực hành của mơn Tiếng Việt của tiểu
học,luyện từ và câu có nhiệm vụ hình thành và triển cho học sinh năng lực sử dụng


từ và câu trong giao tiếp và học tập . Đây là nhiệm vụ chính yếu , cuối cùng của


dạy từ và câu ở tiểu học. Dạy luyện từ chính là dạy thực hành từ ngữ trên quan
điểm giao tiếp, dạy từ trên bình diện phát triển lời nói. đó chính là cơng việc làm
dầu vốn từ cho học sinh, giúp học sinh mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ, nắm
nghĩa của từ, luyện tập sử dụng từ. Từ đó giúp học sinh nói năng đúng chuẩn, phù
hợp với mục đích và mơi trường giao tiếp đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và
giao tiếp thẩm mĩ cho học sinh. Trong đó biện pháp tu từ so sánh góp phần khơng
nhỏ làm nên điều này. Mặt khác so sánh cịn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ
thể sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Nhờ những hình ảnh bóng bảy,
ước lệ dùng cái này để đối chiếu cái kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà
so sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi.
So sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ bài văn hay từ đó
góp phần mở mang trí thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn,
rèn luyện ý thức, yêu quý tiếng việt gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt cho học
sinh.
Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp
tu từ so sánh cho học sinh lớp 3”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Góp phần giúp các em học sinh củng cố lý thuyết về cách dùng từ so sánh,
từ đó học sinh biết phân biệt, biết cách so sánh tu từ.
- Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa đồng thời giúp giáo viên
có được các phương pháp rèn luyện học sinh kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so
sánh ở lớp 3.
3. Giả thuyết khoa học:
Nếu áp dụng tốt các biện pháp: Giáo viên nắm vững nội dung chương trình
sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy đặc trưng của bộ môn, phát huy tính tích
cực của học sinh trong dạy phân môn Luyện từ và câu; Rèn luyện kĩ năng sử dụng
biện pháp tu từ so sánh; Sử dụng trò chơi củng cố kiến thức thì chất lượng nhận

biết biện pháp tu từ so sánh phân môn Luyện từ và câu sẽ được nâng cao.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu nội dung chương trình Luyện từ và câu,
- Tìm hiểu về thực trạng vấn đề dạy và học Luyện từ và câu ở lớp 3C trường
Tiểu học Đông Dư, Gia Lâm , Hà Nội.


- Trình bày một số kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ cho học sinh lớp 3 Trường
Tiểu học Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
5. 1. Khách thể:
- Quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
- Vấn đề tổ chức các hoạt động trong tiết dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp
3B trường Tiểu học Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội.
5. 2. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 3B trường Tiểu học Đông Dư, Gia Lâm , Hà Nội.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm chỉ tập trung vào việc trình
bày “Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3”.
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Trường Tiểu học Đông Dư, Gia
Lâm, Hà Nội.
- Thời gian: 1 năm.
7. Các phương pháp nghiên cứu:
Trong qua trình nghiên cứu, tơi đã dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp những
vướng mắc, khó khăn trong q trình giảng dạy, quan sát, điều tra.
Để hoàn thành được đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu quan sát:
Tơi thực hiện với mục đích tìm hiểu biện pháp rèn luyện kĩ năng nhận biết
biện pháp tu từ cho học sinh lớp 3 và cách thức đó có hiệu quả khơng, có tạo hứng
thú cho học sinh không. Tôi quan sát tại lớp 3C trường Đông Dư. Người đi quan sát

ở đây là tôi và đối tượng tôi quan sát là học sinh và giáo viên lớp 3C. Tơi quan sát
trong vịng 1 tháng. Tơi quan sát với nội dung như sau: Đối với giáo viên, tơi quan
sát các hình thức rèn luyện cho học sinh của giáo viên; các phương pháp giáo viên
thực hiện để tổ chức tiết học cho học sinh; giáo viên tổ chức hoạt động gì trong giờ.
Đối với học sinh, tơi quan sát khả năng nhận biết của học sinh trong tiết học; học
sinh có thích thú với những hoạt động giáo viên tổ chức khơng; học sinh tiếp thu
được gì sau khi học. Kết quả thu được là giáo viên chưa sử dụng nhiều phương
pháp và hình thức khi rèn luyện kĩ năng cho học sinh, học sinh còn mất tập trung


trong quá trình thực hiện; một số hoạt động thu hút học sinh như trò chơi, tranh
luận.
7.2. Phương pháp nghiên cứu điều tra:
Tơi thực hiện với mục đích tìm hiểu xem học sinh học được gì sau tiết học,
học sinh có thích thú với tiết học khơng để từ đó thấy được sự hiệu quả của hình
thức và phương pháp rèn luyện kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh của giáo
viên. Tôi tiến hành điều tra tại lớp 3C bao gồm 35 học sinh trong giờ Luyện từ và
câu. Tôi tiến hành điều tra bằng những câu hỏi lựa chọn và tự do đan xen. Tơi có
những câu hỏi lựa chọn như: Con có thấy hứng thú khi học về biện pháp tu từ so
sánh không? Con có hứng thú khi tham gia tiết Luyện từ và câu khơng? Con có học
được gì sau khi học biện pháp tu từ so sánh khơng? Tơi có những câu hỏi tự do
như: Hãy kể ra những hoạt động mà con thích? Nếu là có, thì con đã học được
những gì? Kết quả, tơi thấy học sinh chưa hứng thú với môn Luyện từ và câu, các
em chưa tập trung với các hoạt động rèn luyện kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so
sánh và muốn tham gia vào các trị chơi gây kích thích nhiều hơn.


PHIẾU QUAN SÁT
1. Mục đích quan sát:
- Tìm hiểu biện pháp rèn luyện kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ cho học sinh

lớp 3.
- Cách thức đó có hiệu quả khơng, có tạo hứng thú cho học sinh khơng.
2. Địa điểm quan sát: Lớp 3C trường Tiểu học Đông Dư.

3. Người đi quan sát và đối tượng quan sát
- Người đi quan sát: Đỗ Thanh Huyền
- Đối tượng quan sát: Học sinh và giáo viên lớp 3C
4. Thời gian quan sát: 1 tháng

5. Nội dung quan sát
- Giáo viên:
+ Giáo viên tổ chức hoạt động rèn luyện với những hình thức gì?
+ Giáo viên áp dụng những phương pháp gì khi tổ chức hoạt động rèn
luyện?
+ Giáo viên tổ chức hoạt động gì trong các giờ Luyện từ và câu.
- Học sinh
+ Học sinh có tham gia tích cực khơng?
+ Học sinh được làm gì trong giờ Luyện từ và câu?
+ Học sinh có thích thú khi tham gia các hoạt động không?
+ Sau khi tham gia học sinh tiếp thu được gì khơng?


PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào học sinh lớp 3C trường Đông Dư
Hiện nay cô đang nghiên cứu về đề tài “Rèn kĩ năng nhận biết biện pháp tu
từ so sánh cho học sinh lớp 3” để có thể hồn thành tốt bài nghiên cứu rất mong
nhận được sự giúp đỡ của các con. Mọi thông tin sẽ được bảo mật và chỉ được phục
vụ cho mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các con!
Con hãy cung cấp một số thơng tin sau:

 Giới tính: Nam

Nữ

 Kì trước con được danh hiệu gì?
......................................................................................................................
Câu hỏi điều tra:
1. Con có cảm thấy thích thú khi học về biện pháp tu từ so sánh khơng?

A. Có
B. Khơng
2. Con có cảm thấy hứng thú khi tham gia tiết Luyện từ và câu trên lớp khơng?

A. Có
B. Khơng
3. Con thấy thích những hoạt động nào nhất khi học về biện pháp so sánh?

.................................................................................................................
.................................................................................................................
4. Con có tích cực tham gia những hoạt động đó khơng?
A. Có
B. Khơng
5. Con có học được gì sau khi học biện pháp tu từ so sánh không không?

A. Có
B. Khơng
6. Nếu là có, thì con đã học được gì?
.................................................................................................................
.................................................................................................................



7. Con có muốn tiết học thú vị hơn khơng?

A. Có
B. Khơng
8. Con có mong muốn gì về những tiết học Luyện từ và câu sau này khơng?
A. Có
B. Khơng
C.
9. Nếu có thì con có mong muốn gì?
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Kết thúc!



×