Trang: 1
I. TÊN ĐỂ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ SỬ DỤNG
BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH VÀ NHÂN HÓA CHO HỌC SINH LỚP 3.
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống
cộng đồng. Với cộng đồng, đó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Đối với trẻ em,
nó càng có vai trò quan trọng. K.A.Usinxki đã chỉ rõ “trẻ em đi vào trong đời
sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện
tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó chỉ
thông qua chính công cụ này”… Và tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói
dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc anh em trên đất nước
Việt Nam. Bởi vậy, chương trình tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 ở Tiểu học không
chỉ coi trọng dạy học tiếng Việt mà luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm
thụ văn học cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Dưới sự
hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo những bài thơ, bài văn trong sách giáo
khoa sẽ đem đến cho các em bao nhiêu điều kì lạ và hấp dẫn. Tuy nhiên, muốn
trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt, mỗi em phải tự giác
phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt. Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu
sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, chịu khó tích
lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học; nắm vững kiến thức cơ bản về
tiếng Việt phục vụ cảm thụ văn học. Rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ
văn học là một trong những nhiệm vụ cần thiết đối với học sinh Tiểu học. Có
năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận được những nét đẹp của văn
thơ, được phong phú hơn về tâm hồn, nói - viết tiếng Việt thêm trong sáng và
sinh động. Đối với học sinh lớp Ba, bồi dưỡng cho các em cảm thụ văn học
thông qua các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa) là biện pháp tốt nhất. Vì so
sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình
Trang: 2
thức miêu tả sinh động, so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể,
diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm, bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo tế
nhị. Sử dụng các biện pháp nhân hóa, nó biến sự vật thành con người bằng cách
gán cho nó những đặc điểm mang tính cách người, làm cho nó trở lên sinh động
gợi cảm và hấp dẫn hơn. Chúng như có hồn, như biết tâm sự, trò chuyện với
chúng ta.
Trong thực tế giảng dạy những năm qua, tôi nhận thấy: do khả năng tư duy
của các em còn dừng lại ỏ mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm thụ
nghệ thuật tu từ so sánh, nhân hóa còn hạn chế, vốn kiến thức văn học của học
sinh còn nghèo. Một số em chưa có khả năng nhận biết về nghệ thuật, học sinh
chỉ mới biết các sự vật một cách cụ thể. Nên khi tiếp thu về nghệ thuật tu từ so
sánh và nhân hóa rất khó khăn. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp
rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho học
sinh lớp Ba”.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3 hiện nay nói chung và phân môn Luyện từ
và câu nói riêng, còn một số điểm chưa hợp lý: mặc dù SGK đã chú trọng
phương pháp thực hành nhưng những bài tập sáng tạo vẫn còn ít, đơn điệu, kiến
thức dạy học sinh còn mang tính trừu tượng, thiếu hình ảnh minh hoạ nên học
sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức mới.
- Cũng như các loại từ, học sinh không cần nắm được các khái niệm so sánh
hay nhân hóa. Tuy nhiên, các em có thể nhận biết được các biện pháp này dưới
dạng cụ thể, đồng thời bước đầu ý thức được hiệu quả của chúng đối với hoạt
động giao tiếp cũng như khi làm văn. Trong chương trình tiếng Việt lớp Ba, học
sinh được làm quen với hai biện pháp cơ bản: so sánh, nhân hóa.
- Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở Tiểu học, các em cần nắm vững
những kiến thức cơ bản đã học trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
Trang: 3
Có hiểu biết về ngữ âm và chữ viết tiếng Việt (âm, thanh - chữ ghi âm, dấu ghi
thanh; tiếng, các bộ phận của tiếng, …) các em mới dễ dàng cảm nhận được vẻ
đẹp của các câu văn, bài thơ. Nắm vững kiến thức (ngữ pháp) tiếng Việt, các em
sẽ không chỉ nói - viết tốt mà còn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung
qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản,
trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh, nhân hóa còn hạn chế. Vốn
kiến thức văn học của học sinh còn nghèo. Một số em chưa có khả năng nhận
biết về nghệ thuật, học sinh chỉ mới biết các sự vật một cách cụ thể. Nên khi tiếp
thu về nghệ thuật tu từ rất khó khăn.
- Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời
sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã
hội, văn hoá giáo dục, thành tựu khoa học đều có liên quan đến việc dạy tiếng
Việt mà trong đó biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa góp một phần không nhỏ
để làm nên điều này.
- Mặt khác, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh
mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, so sánh còn có tác dụng làm cho
lời nói rõ ràng, cụ thể, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Sử dụng các biện
pháp nhân hóa nó biến sự vật thành con người. Chúng như có hồn, như biết tâm
sự, trò chuyện với chúng ta.
- Biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa đã chính thức đưa vào phân môn
Luyện từ và câu lớp 3. Điều đó cũng khẳng định vai trò trách nhiệm của mỗi
giáo viên trong việc hình thành cho học sinh kĩ năng nhận biết và sử dụng. Giúp
học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện để các em phát triển một cách
toàn diện, đồng thời giúp giáo viên có được các phương pháp rèn luyện cho học
sinh về kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa.
Trang: 4
V. NỘI DUNG:
Biện pháp 1: Nghiên cứu lý luận để nâng cao nhận thức của giáo viên
Chúng ta biết rằng, trong thời đại bùng nổ thông tin, lượng tri thức mà con
người đúc kết lại ngày càng tăng và tăng rất nhanh. Kết quả không phải tự nhiên
mà có, nó do một quá trình học hỏi tìm tòi tích lũy, gian khó mà ra. Ông bà ta có
câu “Văn ôn võ luyện”. Những kiến thức chúng ta có được mà không được mài
giũa, củng cố, bổ sung thì nó sẽ mai một đi. Chúng ta cũng vậy, giáo viên chứ có
phải thánh đâu mà cái gì cũng biết, cũng nhớ. Do vậy, để giảng dạy cho học sinh
được tốt hơn, ngoài việc nghiên cứu ở sách giáo khoa tôi còn tìm hiểu thêm
nhiều sách tham khảo, sách nâng cao, cảm thụ văn học, …Tôi còn thường xuyên
lên mạng xem những bài giảng điện tử, tìm hiểu các phương pháp, cách dạy hay
và áp dụng đổi mới phương pháp dạy trên cơ sở phát huy tính tích cực của học
sinh. Không những có thêm phương pháp mới mà tôi còn tích lũy ngày càng
nhiều kinh nghiệm dạy học, ứng xử sư phạm trong các tình huống khác nhau, rất
cần cho việc giảng dạy.
Chúng ta đều biết rằng, học sinh Tiểu học rất hiếu động nếu không sử dụng
nhiều biện pháp dạy học thì học sinh sẽ nhàm chán, mất tập trung. Mà mất tập
trung thì không thể nắm chắc các kiến thức được. Vậy nên, giáo viên phải làm
sao để lôi cuốn học sinh ?
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học rất đa dạng. Mỗi phương pháp
và hình thức dạy - học có mặt mạnh và hạn chế riêng. Do vậy, trong giảng dạy
tôi luôn áp dụng thay đổi các phương pháp, hình thức học tập phù hợp trong từng
bài (trong tất cả các môn) để lôi cuốn các em vui mà học. Ví dụ:
1. Phương pháp thảo luận nhóm:
Thảo luận là một cách học tập tạo điều kiện cho học sinh luyện tập kĩ năng
giao tiếp, khả năng hợp tác và khả năng thích ứng với hoàn cảnh xung quanh.
Thông qua thảo luận, ngôn ngữ và tư duy của các em trở nên linh hoạt và sinh
động hơn.
Trang: 5
Ví dụ bài: Nhân hóa - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ? Tuần 21
Khi dạy bài này, tôi cho các em thảo luận nhóm 4, đọc bài thơ, thảo luận
ghi vào bảng nhóm, làm xong dán lên bảng rồi chỉ định một học sinh bất kì lên
báo cáo kết quả thảo luận và cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tên các sự
vật được
nhân hóa
Cách nhân hóa
Các sự vật được
gọi bằng
Các sự vật được tả
bằng những từ ngữ
Tác giả nói với mưa thân
mật như thế nào ?
Mặt trời Ông Bật lửa
Mây Chi Kéo đến
Trăng sao Trốn
Đất Nóng lòng chờ đợi
Mưa Xuống Nói với mưa thân mật
như nói với một người
bạn:
Xuống đi nào, mưa ơi !
Sấm Ông Vỗ tay cười
Phương pháp này tôi áp dụng vào dạy các bài nhân hóa, so sánh ở các tuần:
4, 5, 7, 10, 12, 14, 18, 23, 25, 27, 33, 35.
ư
2. Phương pháp thực hành
Phương pháp thực hành nó rèn luyện kĩ năng và khả năng giao tiếp tiếng
Việt cho các em.
Ví dụ bài Tuần 28: Tìm xem cây cối và sự vật tự xưng là gì ?
Sau khi cho các em tìm được Cây lục bình tự xưng là tôi, Chiếc xe lu tự
xưng là tớ. Tôi cho các em thực hành làm bài vào vở và tìm thêm các câu văn,
bài thơ hay một câu em tự nghĩ ra có các sự vật tự xưng như người ở trong bài:
- Tôi là Dế mèn, tôi đi chu du khắp thiên hạ…
- Tớ là chiếc bút mực, cậu đừng vứt tớ đi.
- Mình là sách cậu học, sao cậu làm nhàu nó.
Những bài tập thực hành, tôi áp dụng thường xuyên trong tất cả các tiết dạy.
Biện pháp 2: Phân tích phân phối chương trình Tiếng Việt lớp Ba
Trang: 6
- Để giảng dạy tốt hơn, tôi nghiên cứu, phân tích các biện pháp tu từ nhân
hóa, so sánh trong phân môn “Luyện từ và câu” của chương trình lớp Ba.
Toàn bộ kiến thức lý thuyết thực hành về tu từ được đưa vào giảng dạy
trong chương trình lớp Ba ở phân môn “Luyện từ và câu” gồm các bài nói về mô
hình sau:
1. So sánh:
a) Mô hình 1: So sánh: Sự vật - Sự vật
b) Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người
c) Mô hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động
d) Mô hình 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh
- Thể hiện ở các tuần: Tuần 1, tuần 3, tuần 5, tuần 7, tuần 10, tuần 12, tuần
15 và tuần ôn tập 18.
2. Nhân hóa:
a) Mô hình 1: Gọi tên các sự vật đó bằng những từ thường để gọi con người.
b) Mô hình 2: Gọi sự vật một cách gần gũi, thân mật.
c) Mô hình 3: Tả sự vật bằng những từ thường dùng để tả người.
- Thể hiện ở các tuần: Tuần 19, tuần 21, tuần 23, tuần 25, tuần 28 và tuần ôn
tập 27.
Từ việc phân tích trên, tôi thấy rằng: Sách tiếng Việt Ba hiện nay mặc dù đã
chú trọng phương pháp thực hành nhưng bài tập sáng tạo còn ít, kiến thức dạy
học còn mang tính chất trừu tượng, thiếu hình ảnh minh họa nên học sinh còn
gặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức mới.
Từ nhận thức trên, tôi đưa ra các hình thức học tập để hướng dẫn học sinh.
Bất cứ bài tập nào cũng hướng dẫn học sinh theo các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Học sinh tìm hiểu mục đích của bài tập, rồi xem bài tập đang làm
thuộc dạng bài tập nào. Tôi gợi ý hướng dẫn xem bài tập đó yêu cầu các em nhận
diện gì, hoặc tạo ra cái gì, dùng cái gì cho đúng quy tắc.
Trang: 7
Thứ hai: Học sinh tìm cách giải bài tập qua việc phân tích các chỉ dẫn làm
bài nêu trong đầu bài. Tôi hỏi để các em nhận biết xem đề bài yêu cầu làm gì,
làm việc gì trước, việc gì sau.
Thứ ba: Đối với những bài tập khó, tôi cho học sinh quan sát hoạt động giải
mẫu một phần bài tập để học cách giải và từ đó giải tiếp.
Thứ tư: Học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả bài làm để các em nhớ lại
một lần nữa kiến thức, kĩ năng đã học nêu trong bài tập và rút kinh nghiệm để
làm bài sau tốt hơn. Khi để học sinh tự đánh giá, tôi nêu các tiêu chuẩn yêu cầu
từng học sinh tự đánh giá bài mình làm hoặc đánh giá bài của bạn theo tiêu
chuẩn. (Tôi giải thích cho học sinh rõ vì sao có đáp án đó).
Ví dụ: Bài tập 2(Trang 8): Tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ sau:
“Ơ cái dấu hỏi Như vành tai nhỏ
Trông ngộ ngộ ghê Hỏi rồi lắng nghe.”
- Tôi mời HS đọc yêu cầu của đề, giải thích cho học sinh hiểu từ ngữ chỉ sự
vật. HS gạch chân bằng bút chì từ chỉ sự vật vào VBT. Học sinh trình bày (Tôi
hỏi vì sao để học sinh giải thích lí do lại sao em chọn từ đó). Tôi đưa ra đáp án:
Sự vật so sánh Từ so sánh Sự vật so sánh
Cái dấu hỏi như vành tai nhỏ
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhận biết các biện pháp thông qua
mô hình vừa phân tích.
Muốn học sinh của mình có một kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ vững
vàng, đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật khi hướng dẫn bài mới, dựa vào
các mô hình vừa phân tích.
1. 1 Mô hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật:
Mô hình này cách nhận dạng rất dễ vì trong câu thường xuất hiện các từ so
sánh (như, là, giống, tựa, chẳng bằng )
Mô hình này có các dạng sau: A như B. A là B. A chẳng bằng B
Trang: 8
Dạng này đã xuất hiện ở các bài tập đầu tiên của chương trình và xuyên suốt
đến cuối chương.
* Ví dụ: Bài 2 (SGK trang 8): Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các
câu thơ, câu văn dưới đây:
"Hai bàn tay em "Cánh diều như dấu á
Như hoa đầu cành" Ai vừa tung lên trời"
(Huy Cận) (Phạm Như Hà)
"Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch"
(Vũ Tú Nam)
- Để làm tốt bài tập này, tôi cho học sinh phát hiện các từ chỉ sự vật được
so sánh, từ đó các em sẽ tìm được sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu
văn trên. Tôi giải thích cho học sinh điểm tương đồng giữa các từ chỉ sự vật
được so sánh.
Tôi sử dụng 2 phương án:
Phương án 1: Gạch chân các từ chỉ sự vật so sánh trong các câu trên bằng
bút chì vào VBT.
Phương án 2: Tôi cho các em thảo luận nhóm đôi. Các nhóm thảo luận rồi
điền vào vở:
Sự vật 1 Từ so sánh Sự vật 2
Hai bàn tay như hoa đầu cành
Mặt biển như tấm thảm khổng lồ
Cánh diều như dấu “ á”
Đại diện nhóm trình bày (Chỉ bất kì 1 em trong nhóm):
+ "Hai bàn tay em" so sánh với "hoa đầu cành"
+ "Mặt biển" so sánh với "tấm thảm khổng lồ".
+ "Cánh diều" so sánh với "dấu á"
+ "Dấu hỏi" so sánh với "vành tai nhỏ".
- Nếu tôi hỏi ngược lại là vì sao "Hai bàn tay em" được so sánh với "Hoa
đầu cành" hay vì sao nói "Mặt biển" như "tấm thảm khổng lồ" ? Lúc đó, tôi
Trang: 9
hướng học sinh tìm xem các sự vật so sánh này đều có điểm nào giống nhau.
Chẳng hạn:
+ Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa.
+ Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp.
+ Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á.
- Tôi vẽ lên bảng "Cánh diều" và "Dấu á", cho học sinh quan sát tranh biển
và tấm thảm.
+ Trời mùa đông lạnh như cái tủ ướp lạnh.
+ Trời mùa hè nóng như bếp lửa lò nung.
Tôi còn giới thiệu cho các em biết Câu bố tôi là công nhân (từ là có tác
dụng giới thiệu không phải từ dùng để so sánh. Trong trường hợp này, học sinh
phải hiểu nghĩa của từ và của câu).
1. 2 Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người.
Dạng mô hình so sánh này là: A có thể là con người. B sự vật đưa ra làm
chuẩn để so sánh.
Ví dụ: Bài tập 1/ trang58: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"
(Hồ Chí Minh)
"Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng".
(Võ Thanh An)
Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh với con người
nhưng các em chưa giải thích được "Vì sao?". Chính vì điều đó, tôi giúp học
sinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người. Chẳng hạn:
"Trẻ em" giống như "búp trên cành". Vì đều là những sự vật còn tươi non
đang phát triển đầy sức sống non tơ, chứa chan niềm hy vọng.
Trang: 10
"Bà" sống đã lâu, tuổi đã cao giống như "quả ngọt chín rồi" đều phát triển
đến độ già có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng.
1. 3: Mô hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động.
Mô hình này có dạng như sau: A x B. A như B.
Ví dụ bài tập 2/ trang 98: Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào
được so sánh với nhau:
+ "Con trâu đen lông mượt Nó cao lớn lênh khênh
Cái sừng nó vênh vênh Chân đi như đạp đất"
(Trần Đăng Khoa)
+ "Cau cao, cao mãi Như tay ai vẫy
Tàu vươn giữa trời Hứng làn mưa rơi"
(Ngô Viết Dinh)
Dạng bài này, tôi giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ đó các
em sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. Chẳng hạn:
+ Hoạt động "đi" so sánh với hoạt động "đập đất" qua từ "như".
+ Hoạt động “Vươn” của tàu lá dừa giống hoạt động “vẫy” tay của con
người.
1. 4: Mô hình 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh:
Mô hình này có dạng sau: A như B
A là âm thanh thứ 1. B là âm thanh thứ 2.
Ví dụ:(Bài tập 2 trang 117): Tìm những âm thanh được so sánh với nhau
trong mỗi câu thơ, văn dưới đây:
Với dạng bài tập này, tôi giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ nhất và
âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ "như". Chẳng hạn:
+ "Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Nguyễn Trãi)
Âm thanh của "Tiếng suối" được so sánh với âm thanh của "Tiếng đàn cầm"
Trang: 11
qua từ "như".
2) Dạng 2: Bài tập sáng tạo
Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Dạng bài tập này có tính tư duy, sáng tạo cao hơn, tuy nhiên, dạng bài tập
này trong SGK rất ít. Nó tập trung ở cuối chương trình HKI gồm 2 bài tập.
2. 1: Nhìn tranh đặt câu
Bài tập 3/ SGKtrang 126: Tôi đưa ra bài tập sau:
Ví dụ: Quan sát từng cặp tranh rồi viết các câu có hình ảnh so sánh
Bóng đèn điện toả sáng như mặt trăng.
Nụ cười của bé xinh như hoa hồng.
Bản đồ Tổ quốc cong cong như hình chữ S
2. 2: Dạng bài tập điền khuyết:
Ví dụ: Bài tập 4/ SGK trang 126: Tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào
chỗ trống:
Công cha nghĩa mẹ được so sánh như , như
Trời mưa, đường đất sét trơn như
Ơ thành phố có nhiều toà nhà cao như
Ở mỗi câu, tôi hướng dẫn học sinh xác định sự vật đã cho để các em có thể
tìm nhiều từ cần điền. Ví dụ:
a) như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy, như sông như biển
b) như bôi mỡ, xà phòng, đổ dầu núi, những ngọn tháp
Các bài tập mang tính sáng tạo này rất ít nên trong quá trình dạy, tôi đưa
thêm những ví dụ tương tự hai dạng trên để học sinh (HSG) khắc sâu kiến thức.
Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như………
Những con ngựa lao nhanh trên đường đua tựa như……….
Ánh mắt dịu hiền của mẹ là……………
Đôi mắt bé tròn như……
Trưa hè, tiếng ve như…
Trang: 12
Ngoài các mô hình so sánh trên, học sinh còn được làm quen với kiểu so
sánh: Ngang bằng và hơn kém. Kiểu so sánh này thường gặp các từ so sánh như:
Tựa, giống, giống như, không thua, không khác. (So sánh ngang bằng) và các từ
hơn, kém, thua, chẳng bằng (so sánh hơn kém).
2. Nhân hóa:
a) Mô hình 1: Gọi tên các sự vật đó bằng những từ thường để gọi con
người:
Bài 1/ 8 SGK: Đọc hai khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Mặt trời gác núi Theo làn gió mát
Bóng tối lan dần Đóm đi rất êm,
Anh Đóm chuyên cần Đi suốt một đêm
Lên đèn đi gác. Lo cho người ngủ.
Võ Quảng
Tôi hướng dẫn các em tìm các từ chỉ sự vật, tìm các từ thường dùng để gọi
người (anh), con vật nào được gọi như gọi người (đom đóm). Từ đó, dẫn dắt học
sinh đến kết luận: Con đom đóm trong bài thơ được gọi bằng “anh” là dùng để
gọi người, tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ, tính
nết và hoạt động của con người. Như vậy, con đom đóm đã được nhân hóa. Tôi
còn hướng dẫn cho các em tìm thêm các ví dụ trong các câu thơ có các con vật
được gọi như gọi người.
b) Mô hình 2: Gọi sự vật một cách gần gũi, thân mật.
Bài 1, 2 trang 26, 27 SGK
Chị mây vừa kéo đến Tớ là chiếc xe lu
Trăng sao trốn cả rồi Người tớ to lù lù
Đất nóng lòng chờ đợi Con đường nào mới đắp
Xuống đi nào mưa ơi ! Tớ lăn bằng tăm tắp.
Trong câu “Xuống đi nào mưa ơi ! Tác giả nói với mưa thân mật như thế
nào ?
Trang: 13
- Tôi gợi ý: Nếu là em, em sẽ nói câu ấy với ai ? (ba, mẹ, ông bà hay bạn
thân)
- Tương tự: Chiếc xe lu tự xưng là gì ? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ?
Nếu là em, em sẽ xưng tớ với ai ? Người bạn đó phải như thế nào ?
Từ đó các em trả lời đúng ý của cây hỏi: Chiếc xe lu tự xưng là tớ. Cách
xưng hô ấy có tác dụng làm cho ta cảm thấy chiếc xe lu giống như một người
bạn gần gũi đang trò chuyện thân mật với chúng ta.
c) Mô hình 3: Tả sự vật bằng những từ thường dùng để tả người.
Bài: Em thương
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
Từ nào là từ chỉ sự vật ? Từ nào chỉ đặc điểm của người ? Từ nào chỉ hoạt
động của người ? Vậy sự vật nào đã được nhân hóa. Sau khi đã hoàn chỉnh các
câu hỏi, tôi cho các em làm bài tập vào vở bài tập.
Sự vật được
nhân hóa
Từ chỉ đặc điểm
của con người
Từ chỉ hoạt
động của con
người
Làn gió mồ côi tìm, ngồi
Sợi nắng gầy run run, ngã
Em thấy làn gió và sợi nắng giống ai ? Nối ý thích hợp ở cột B với mỗi sự
vật được nêu ở cột A.
Gợi ý: Từ mồ côi thường dùng chỉ ai ? Từ gầy thường dùng để chỉ những
người như thế nào ?
A B
Làn gió
Sợi nắng
giống một người bạn ngồi trong vườn cây.
giống một người gầy yếu.
giống một bạn nhỏ mồ côi.
Trang: 14
Gần như 100% học sinh làm tốt các dạng bài tập này.
Và từ gợi ý trên, học sinh đã làm tốt câu hỏi tiếp theo là Tình cảm của tác
giả bài thơ dành cho những người này như thế nào ? (Tác giả bài thơ rất yêu
thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn; những người ốm yếu
không nơi nương tựa.)
Biện pháp 4: Tích hợp lồng ghép vào các phân môn học khác.
Như chúng ta biết, kiến thức thì mênh mông vô tận mà mỗi học kì, các em
chỉ học các biện pháp tu từ này có mấy bài và mỗi bài chỉ có 1 hoặc nhiều nhất là
2 bài tập. Nếu cứ học như thế này thì bao giờ các em mới có được một số vốn từ
hay để giao tiếp. Chính vì vậy, để các em có thêm một số vốn từ, tôi đã lồng
ghép “Luyện từ và câu” vào trong các phân môn đã học, vừa sức với các em.
1. Tích hợp trong phân môn Tập đọc
Khi dạy Tập đọc tôi chú trọng cho các em luyện đọc, đọc và tìm hiểu nội
dung bài. Bên cạnh đó, tôi hướng dẫn các em tìm thêm các biện pháp tu từ được
sử dụng trong bài Tập đọc.
Ví dụ: Bài “Hai bàn tay em”
Tìm câu văn có hình ảnh so sánh: “Hai bàn tay em. Như hoa đầu cành”.
Ngoài câu trên còn có hình ảnh so sánh nào nữa ? Em thấy sự vật nào, giống sự
vật nào trong khổ thơ thứ ba “Răng trắng hoa nhài. Tóc ngời ánh mai” (So sánh
ngầm, không có từ so sánh).
Bài “Ông ngoại”
Câu có hình ảnh so sánh “Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông
trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Bài “Nhớ lại buổi đầu đi học”
Trang: 15
“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi
như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”
Bài “Cửa Tùng”
Trong câu hỏi “Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt ?” sau khi học
sinh tìm đúng (Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh mặt trời như chiếc
thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa,
nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục) tôi hỏi: trong ý các
em vừa tìm, ý nào có hình ảnh so sánh (Bình minh mặt trời như chiếc thau đồng
đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt).
Bài “Buổi học thể dục” có tới 7 câu có hình ảnh so sánh khác nhau.
Đê - rốt - xi và Cô - rét - ti leo như hai con khỉ. Xtác - đi thì thở hồng hộc,
mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không. Tưởng chừng cậu có thể vác
thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe chẳng khác gì một con bò mộng non.
Mặt cậu đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán…
2. Tích hợp trong môn Tập làm văn
Khi dạy Tập làm văn, tôi yêu cầu các em khi làm bài phải sử dụng các biện
pháp so sánh và nhân hóa trong bài thì bài văn mới đạt điểm tối đa. Nếu bài văn
chỉ đầy đủ ý, có ý hay nếu không sử dụng các biện pháp trên thì cũng không đạt
điểm tối đa.
Khi hướng dẫn làm bài, tôi hướng dẫn các em phải sử dụng biện pháp đó
vào thời điểm nào thì thích hợp. Câu có hình ảnh so sánh thì hơi dễ nhưng câu có
hình ảnh nhân hóa thì tương đối khó. Do vậy, tôi hướng dẫn các em tìm các sự
vật có thể gán cho nó đặc điểm và hoạt động, …giống người để đặt câu cho
đúng.
Ví dụ bài: “Kể một buổi biểu diễn nghệ thuật” nên lồng nhân hóa vào thời
gian (Khi ông mặt trời vừa đi ngủ, em cùng các bạn đến sân trường để đón xem
buổi biểu diễn văn nghệ).
Trang: 16
Ví dụ bài: “Kể lại buổi đầu đi học” nên gán vào các sự vật như cây cối, lá
cờ (Hàng cây hai bên đường dang tay chào đón em đến trường); (Bác cổng
trường hiền từ mỉm cười với em); (Cờ đỏ sao vàng reo vui trong gió); …
Ví dụ bài “Kể về trận thi đầu thể thao”
… Vũ Thị Hương lao về phía trước như một mũi tên, bỏ xa các vận động
viên khác giành tấm huy chương bạc. Cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió chào
đón chị. Chị đã đem lại vinh quang cho Tổ quốc…
3. Tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội:
Khi dạy các bài thuộc chủ đề xã hội Ví dụ: “ Họ nội, họ ngoại’’
Các em tham gia hoạt động 3:
- Đóng vai xử lý cách xưng hô và ứng xử giữa mọi người trong gia đình.
- Câu hỏi tiếp theo Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của
mình ?
Sau khi hoàn thành hai việc trên tôi cho học sinh tìm những câu tục ngữ, ca
dao, thành ngữ nói về tình cảm của những ngưòi thân trong gia đình. Học sinh
đại trà tìm tự do. Học sinh giỏi, tôi yêu cầu cao hơn (có sử dụng biện pháp so
sánh).
+ Anh em như thể tay chân.
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
+ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
+ Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Khi dạy bài “Cây”; “Hoa”; “Quả”; “Chim”; “Thú”… tôi cho các em so sánh
chúng có điểm gì khác nhau và giống nhau ở những điểm nào.
Biện pháp 5: Sử dụng trò chơi học tập
Ta biết rằng, trò chơi ai cũng thích. Trò chơi có sức cuốn hút đối với mọi
người, bất kể lứa tuổi. Trong cuộc sống không thể thiếu các tổ chức, các hoạt
Trang: 17
động vui chơi, Đưa trò chơi vào lớp học tức là biến việc học tập trên lớp thành
một cuộc chơi. Và qua việc tổ chức vui chơi giúp cho học sinh tiếp nhận kiến
thức một cách dễ dàng hơn, hào hứng hơn, giúp cho việc rèn luyện kĩ năng đạt
hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy mà ngoài lựa chọn các phương pháp trên, tôi
thường xuyên áp dụng trò chơi học tập vào trong giảng dạy cuốn hút các em,
để các em không còn làm việc riêng, nghịch ngợm trong giờ học nữa. Ví dụ:
1. Trò chơi: Em học ngôn ngữ
Ví dụ bài “So sánh” tuần 1 bài 2:
Đề bài: Tìm những sự vật được so sánh với nhau. Xếp các sự vật được so
sánh với nhau thành từng cặp.
A B
Luật chơi:
- Chơi theo nhóm
- Phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập có in sẵn đề bài.
Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào phiếu, dán lên bảng.
- Mỗi lần sắp xếp chỉ được hoán đổi hai thẻ chữ.
- Cần đến ít lần hoán đổi mà vẫn sắp xếp đúng là thắng.
2. Ai tài nhân hóa (trò chơi này có thể áp dụng trong tất cả các tiết dạy)
Ví dụ bài Nhân hóa tuần 23:
Chia lớp làm hai đội, mỗi đội cử hai em làm trọng tài, khi có lệnh, trọng tài
sẽ nêu một sự vật rồi chỉ em thứ nhất của nhóm 1. Em này có nhiệm vụ phải nêu
hai bàn tay em
hoa đầu cành
cái dấu hỏi
vành tai nhỏ
mặt biển
tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch
Trang: 18
được vế nhân hóa phù hợp với sự vật trọng tài vừa nêu ra. Nếu trả lời đúng thì
em này lại nêu một sự vật chỉ qua em của nhóm hai. Em nhóm hai nêu vế nhân
hóa. Tương tự như vậy cho đến hết giờ quy định. Nhóm nào có nhiều em trả lời
đúng, nhóm đó thắng. Hai trọng tài của hai nhóm ghi điểm. Mỗi một bạn trả lời
đúng được 10 điểm.
Ví dụ: Vầng trăng - hiền dịu; Mặt trời - đạp xe qua núi; bông hoa - tươi
cười; chiếc bảng đen - buồn bã; cổng trường - hiền lành; hàng cây - nhảy múa;
3. Tạo hình ảnh so sánh
Bài So sánh tuần 7: Phát cho nhóm 1 thẻ số chẵn, nhóm 2 thẻ số lẻ, khi có
hiệu lệnh nhóm 1 lên gắn 1 thẻ chữ. Nhóm 2 phải gắn ngay một thẻ chỉ sự vật
được so sánh, rồi đọc câu thơ đó lên. Cứ như vậy cho đến hết thẻ chữ. Sau đó
ngược lại.
- Gắn đúng và nhanh 1 thẻ được 5 điểm, sai thứ tự trừ 5 điểm, chậm sau 5
lần đếm trừ 5 điểm.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Qua quá trình suy nghĩ và tìm tòi, tôi đã áp dung một số biện pháp như đã
nêu ở trên để rèn kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa cho học
sinh lớp 3. Qua việc áp dụng những biện pháp trên tôi thấy kỹ năng nhận biết của
học sinh lớp 3 tôi dạy đã được nâng lên đáng kể. Học sinh không những nhận
biết mà còn sử dụng tốt biện pháp so sánh, nhân hóa góp phần đáng kể vào việc
viết văn và diễn đạt bằng ngôn ngữ của học sinh.
1. Trẻ em
3. ngôi nhà 4. trẻ nhỏ
2. búp trên cành
5. cây-pơ-mu
6. người lính canh
7. bà
8. quả chín
Trang: 19
- Mỗi tiết Luyện từ và câu gần như 100% các em đạt điểm trung bình trở
lên. Các bài đạt điểm khá giỏi chiếm nhiều (Có bài phô tô đính kèm).
- 100% các bài văn của các em sử dụng 1, 2 câu có hình ảnh so sánh, nhân
hóa (Có bài phô tô đính kèm).
- Kết quả khảo sát Tiếng việt của các em tiến bộ qua từng đợt kiểm tra.
- Qua đợt kiểm tra Thi học sinh giỏi cấp trường lớp tôi có 7 em tham gia dự
thi đểu làm tốt phần nhận biết hình ảnh so sánh và nhân hóa. Có 5/ 7 em đạt
điểm về tiếng Việt Cao hơn nhiều so với các lớp trong khối. Đạt 6/ 7 giải
- Kiểm tra Giữa kì II vừa qua không có học sinh yếu kém về môn Tiếng
Việt.
Kết quả học tập của các em qua từng giai đoạn
VII. KẾT LUẬN:
Qua kinh nghiệm rèn kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa cho
học sinh lớp 3. Bản thân tôi thấy rằng, cần hướng và rèn cho học sinh những kỹ
năng sau:
* Về phía học sinh:
Đầu năm/ 33 em/ 2 HSKT
Môn Giỏi Khá Tbình Yếu Giỏi Khá Tbình Yếu
Giữa kì I / 33 em/ 2 HSKT
T Việt 4 17 7 8 18 12 3
Cuối kì I/ 33 em/ 2 HSKT
Môn Giỏi Khá Tbình Yếu Giỏi Khá Tbình Yếu
Giữa kì II/ 33 em/ 2 HSKT
T Việt 24 8 1 22 10 1
Trang: 20
- Chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp.
- Học sinh tự củng cố vốn kiến thức của mình bằng cách đọc nhiều sách báo
phù hợp với lứa tuổi, xem băng hình, quan sát tranh
- Cho học sinh giao lưu trực tiếp với các bạn trong lớp, trong trường để khắc
sâu kiến thức.
- Khi làm bài tập yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của
bài, phân biệt được chúng thuộc kiểu bài dạng nào rồi mới bắt tay vào làm bài.
- Khi quan sát sự vật, cần quan sát thật tinh tế để tìm ra những điểm giống
nhau, những nét tương đồng.
* Về phía giáo viên:
- Luôn có sự kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh. Nhận xét cụ thể.
- Chuẩn bị tốt nội dung bài dạy. Định hướng cụ thể phương pháp, hình thức
tổ chức, phân bố thời gian hợp lí cho từng hoạt động.
- Luôn gắn lí thuyết với thực hành.
- Phải trực quan, không thể thiếu đồ dùng dạy học (Mô hình, kí hiệu, đồ
dùng,
- Hệ thống ngôn ngữ phải trong sáng, gần gũi, dễ hiểu.
- Nếu dự định tổ chức trò chơi học tập thì phải chuẩn bị kĩ. Lường trước các
tình huống sư phạm có thể xảy ra. (Học sinh có thể dùng từ thiếu tính sư
phạm , ) không chơi ngẫu hứng, tuỳ tiện.
* Trên đây là một vài biện pháp mà cá nhân tôi đã áp dụng trong quá
trình giáo dục và thấy có nhiều kết quả, đề nghị các đồng chí xem và cho ý
kiến đóng góp.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
Đề tài này có thể áp dụng đối với tất cả học sinh khối Ba.
Nam Phước, ngày 10 tháng 4 năm 2011
Người viết
Trang: 21
Nguyễn Thị Vân
Trang: 22
PHỤ LỤC
Trang: 23
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1/ Tác giả: Trần Mạnh Hưởng
- Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học
- Nhà xuất bản Giáo dục năm 2003
- Của Nhà xuất bản giáo dục.
2/ Tác giả: Trường Cao đẳng sư phạm - Quảng Nam – Đà Nẵng (Tổ chức
biên soạn).
- Tài liệu Môn Tâm lý học
- Nhà xuất bản Giáo dục năm 1995
- Của Trường Cao đẳng sư phạm - Quảng Nam – Đà Nẵng
3/ Tác giả: Đồng tác giả: Trần Thị Minh Phương, Trần Mạnh Hưởng,
Nguyễn Tuyết Nga, …
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học chu kì III (2003 –
2007)
- Nhà xuất bản Giáo dục năm 2003
4/ Tác giả: Lê Phương Nga, Trần Thị Minh Phương, Lê Hữa Tỉnh
- Tiếng Việt 3 nâng cao
- Nhà xuất bản Giáo dục năm 2005
- Của Nhà xuất bản Giáo dục.
5/ Tác giả: Nguyễn Trí, Dương Thị Hương, Thảo Nguyên
- Để dạy học tốt Tiếng Việt 3
- Nhà xuất bản Giáo dục năm 2004
- Của Nhà xuất bản Giáo dục.
Trang: 24
6/ Tác giả: Đặng Mạnh Thường, Nguyễn Thị Hạnh
- Luyện từ và câu 3
- Nhà xuất bản Giáo dục năm 2004
- Của Nhà xuất bản Giáo dục.
7/ Tác giả: Nguyễn Trí
- Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới
- Nhà xuất bản Giáo dục năm 2009
- Của Nhà xuất bản Giáo dục.
8/ Tác giả: Lê Phương Nga
- Dạy học ngữ pháp ở Tiểu học
- Nhà xuất bản Giáo dục năm 2002
- Của Nhà xuất bản Giáo dục.
MỤC LỤC
I/ TÊN ĐỀ TÀI: (trang 1)
II/ ĐẶT VẤN ĐỀ: (trang 1)
- Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu.
- Tóm tắt những thực trạng liên quan đến những vấn đề nghiên cứu.
- Lý do chọn đề tài.
- Giới hạn nghiên cứu.
III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: (trang 2 )
Trang: 25
IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: (trang 2)
V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: (trang 3)
- Biện Pháp 1: Nghiên cứu lý luận để nâng cao nhận thức của giáo viên.
(trang 3)
- Biện pháp 2: Phân tích phân phối chương trình Tiếng Việt lớp Ba. (trang
4)
- Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhận biết các biện pháp thông qua mô
hình vừa phân tích. (trang 5)
- Biện pháp 4: Tích hợp lồng ghép vào các phân môn học khác. (trang 10)
- Biện pháp thứ 5: Biện pháp 5: Sử dụng trò chơi học tập. (trang 11)
VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: (trang 13)
- Qua các bài học
- Qua các bài kiểm tra định kì
VII/ KẾT LUẬN: (trang 13)
VIII/ ĐỀ NGHỊ: (trang 14)
I X/ PHỤ LỤC: ( trang 15)
X/TÀI LIỆU THAM KHẢO: (trang 16)
XI/ MỤC LỤC: (trang 17)