Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.49 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------/--------

BỘ NỘI VỤ
-----/-----

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ DIỄM HƢƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HĨA TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HỒN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI – 2019


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. LÊ ANH XUÂN

Phản biện 1:

TS. NGUYỄN THỊ HƢỜNG



Phản biện 2:

TS.NGUYỄN DANH NGÀ

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng 401, Nhà A, Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ
Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: vào hồi 8h30 ngày 23 tháng 12 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,
Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vơ giá của quốc gia, là di sản
văn hóa phi vật thể và vật thể, mang trong mình rất nhiều giá trị vượt
không gian và thời gian. Trải qua nhiều biến cố như chiến tranh, loạn
lạc, động đất, lũ lụt, thiên tai,…nhiều cơng trình có giá trị lịch sử bị
tàn phá. Do vậy, công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử
- văn hóa cần được đặt ra và coi trọng.
Tháng 7-2004, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX đã ra Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung
ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc trong những năm sắp tới..
Di tích lịch sử - văn hóa là một phần quan trọng của di sản văn

hóa, là tài sản quý của dân tộc, thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, kiến trúc nghệ thuật qua từng thời kỳ của lịch sử. Di tích lịch sử
- văn hóa chính là phương tiện truyền đạt của thế hệ trước cho thế hệ
sau những tinh hoa văn hóa của dân tộc, trong đó có cả tín ngưỡng,
tâm linh.
Di tích lịch sử - văn hóa là cái nơi của nhân loại, phản ánh lịch
sử hiện tại và tương lai của một dân tộc, trong đó có các bằng chứng
sống tồn tại theo thời gian, đó chính là các di tích đánh giá các cột
mốc của từng thời đại mà nguy cơ xuống cấp ngày càng hiện hữu, vì
nhiều lý do thiên nhiên, mơi trường, xã hội.v.v. nên để bảo vệ cho
các thế hệ kế tiếp thì ta cần phải quan tâm, bảo vệ, tu bổ một cách có
hiệu quả và thống nhất. Trong đó vai trị của nhà nước là dẫn dắt,
quản lý và định hướng có hệ thống để di tích khơng bị mất đi các giá
trị nhân văn của từng thời đại.
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Điều này sẽ tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho vấn
đề quản lý hệ thống di sản văn hóa của cả nước nói chung và quận
Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội nói riêng. Hồn Kiếm là quận ở vị trí
trung tâm Thủ đơ, nơi hội tụ và kết tinh những tinh hoa văn hóa,
truyền thống lịch sử của Thăng Long – Hà Nội.
Việc tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ, phát huy những giá trị của các di
tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm nói riêng, cả nước
nói chung đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách của các cấp
chính quyền, trong đó có hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.

1


Vì những lí do trên, chúng tơi chọn: “Quản lý nhà nước về di
tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà

Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công, mã số 8
34 04 03.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Vấn đề nghiên cứu, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa cũng như
khai thác tiềm năng của các di tích lịch sử - văn hóa là vấn đề đã
được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ: lịch
sử, văn hóa, kiến trúc, quản lý cơng…Trong luận văn này học viên đề
cập tới một số cơng trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề
tài luận văn.
Năm 2002, để phục vụ cho cơng tác nghiên cứu, tìm hiểu về di
tích lịch sử - văn hóa và tun truyền giáo dục truyền thống, Thường
trực Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội,
Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, được sự hưởng ứng và đóng góp
nhiệt tình của các nhà khoa học và cán bộ quản lý văn hóa đã chỉ đạo
và biên soạn cuốn sách: “Di tích lịch sử - văn hóa trong khu phố cổ
và xung quanh hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội”.
Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia
của tác giả Vũ Thế Hùng (2017) : “Quản lý nhà nước về di tích lịch
sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa”.
Luận văn Thạc sỹ Quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia
của tác giả Đỗ Thu Hằng (2018) : “Quản lý nhà nước về hoạt động
văn hóa thơng tin tại các phường của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà
Nội”.
Luận văn thạc sỹ Quản lý Văn hóa, Đại học Sư phạm Nghệ
thuật Trung ương của tác giả Lê Ngọc Hải (2017): “Quản lý di tích
lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam
Từ Liêm, thành phố Hà Nội”.
Luận văn thạc sỹ Quản lý Văn hóa, Đại học Sư phạm Nghệ thuật
Trung ương của tác giả Nguyễn Phương Loan (2018): “Cơng tác
quản lý di tích Đền – Đình Kim Liên, phường Phương Liên, Quận

Đống Đa, thành phố Hà Nội”.
Các cơng trình trên đã trình bày, đề cập đến di tích lịch sử - văn
hóa với nhiều nội dung, nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy
nhiên chưa có cơng trình cụ thể nào nghiên cứu sâu về QLNN về di
tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm, thành phố Hà
Nội. Vì vậy trong luận văn này tác giả kế thừa, tiếp thu các cơng trình

2


nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước để nghiên cứu và kế thừa có
chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã được
cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà
nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm, thành
phố Hà Nội; từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN về di tích
lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu như trên, luận văn xác định các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Xác định, phân tích cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích
lịch sử - văn hóa.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di
tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà
Nội.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di tích
lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước
về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố
Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Quản lý nhà nước về di tích
lịch sử trên địa bàn một quận.
- Phạm vi nghiên cứu về khơng gian: quận Hồn Kiếm, thành
phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ năm 2014 đến 2018.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lê nin; tư tưởng Hồ
Chí Minh và các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước về Văn hóa, di sản văn hóa.

3


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng
kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê: thu thập các nguồn tư liệu, các nghiên
cứu về công tác quản lý, bảo tồn và phát triển các lễ hội văn hóa
truyền thống của các địa phương trong nước và trên địa bàn quận
Hoàn Kiếm.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng hình thức phát phiếu
điều tra đến các cán bộ và nhân dân quận Hoàn Kiếm...
- Phương pháp đối sánh: so sánh, đánh giá những hoạt động liên

quan đến việc quản lý lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn quận
Hoàn Kiếm với các địa phương khác trong cả nước.
Bên cạnh đó đề tài cịn được thực hiện bằng việc sử dụng các
phương pháp khác như: Phương pháp thực địa, phương pháp phân tích,
tổng hợp, phương pháp diễn dịch, quy nạp, phương pháp khái quát hóa,
phương pháp quan sát, phương pháp sưu tầm số liệu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có một số đóng góp về lý luận
và thực tiễn như sau:
6.1. Về lý luận
Tập hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di
tích lịch sử - văn hóa.
6.2. Về thực tiễn
Luận văn đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý
nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá
trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung của luận văn kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm, thành
phố Hà Nội.

4



Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài Luận văn
1.1.1. Di tích
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì Di sản được hiểu là “1. Tài sản
thuộc sở hữu của người đã chết để lại: kế thừa di sản của bố mẹ. 2.
Giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia
một dân tộc để lại: di sản văn hóa”.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì Di tích được hiểu là “1. Các loại
dấu vết của quá khứ chủ yếu là nơi cư trú và mộ táng của người xưa
được khảo cổ học nghiên cứu. 2. Di sản văn hóa lịch sử bất động: di
tích văn hóa”.
1.1.2. Di tích lịch sử - văn hóa
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì Di tích lịch sử - văn hóa được
hiểu là “Tổng thể những cơng trình, địa điểm, đồ vật, hoặc tác phẩm,
tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa được lưu lại” [52, tr. 533]
Theo Bách kháo tồn thư mở: Di tích lịch sử - văn hóa là những
cơng trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị
lịch sử, khoa học nghệ thuật, giá trị văn hóa hoặc có liên quan đến
những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội.
Trong luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm di tích lịch sử văn
hóa như sau: Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa
điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa
điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
1.1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
Trong luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm quản lý nhà nước
về di tích lịch sử - văn hóa như sau:
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa là sự tác động có
định hướng trên cơ sở quyền hành pháp của hệ thống cơ quan hành

chính nhà nước tới hành vi, hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức
trong lĩnh vực văn hóa nhằm mục tiêu bảo vệ, giữ gìn di sản, các di
tích lịch sử - văn hóa và làm cho giá trị các di sản, di tích lịch sử văn hóa được phát huy theo chiều hướng tích cực phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân
dân.

5


1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về di tích lích sử văn hóa
Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng,
minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình,
hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hố của đất nước và do đó
có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người
Việt Nam hiện đại.
Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (trị giá nhiều ngàn
tỷ đồng) nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là
mất đi những giá trị tinh thần lớn lao khơng gì bù đắp nổi.
1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về di tích lích sử - văn hóa
Di tích lích sử văn hóa là một bộ phận của di sản văn hóa vật
thể, do vậy nội dung quản lý di tích lịch sử văn hóa cũng bám sát các
nội dung của quản lý di sản văn hóa. Nội dung quản lý nhà nước về
di sản văn hóa được đề cập cụ thể tại Điều 54 và Điều 55. Tại Điều
54, Mục 1, chương 5 của Luật di sản văn hóa ban hành năm 2001 và
sửa đổi, bổ sung năm 2009, gồm
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật về di sản văn hóa.
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về di sản văn
hóa;
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa;
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa;
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.

6


1.4. Các yếu tố tác động đến việc quản lý nhà nƣớc về di tích
lịch sử - văn hóa
1.4.1. Yếu tố con người
1.3.1.1. Trình độ và trách nhiệm của người quản lý
1.3.1.2. Ý thức bảo vệ di tích của người dân địa phương
1.3.1.3. Ý thức bảo vệ di tích của khách tham quan
1.3.1.4. Những chính sách, cơ chế, quy định hợp lý trong việc
bảo vệ di tích và quản lý di tích
1.4.2. Yếu tố thiên nhiên khí hậu
Yếu tố thiên nhiên như mưa bão, lụt lội, hỏa hoạn, hạn hán,
động đất.v.v. cũng có nhiều tác động, ảnh hưởng đến di tích. Yếu tố
khí hậu như khí hậu Việt Nam nóng ẩm rất dễ gây ẩm mốc phá hoại

di tích.
1.4.3. Yếu tố chính trị
Các tác nhân thay đổi về thể chế, quan điểm chính trị cũng ảnh
hưởng khơng nhỏ đến việc quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
hóa. Nếu như có biểu tình cực đoan có thể dẫn đến phá hoại di tích,
cảnh quan, hoặc có nhóm cơn đồ hung hãn phá hoại di tích
1.4.4. Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế rất quan trọng, tác động rất nhiều đến việc quản
lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, nền kinh tế phát triển, vững
mạnh, đầy đủ sẽ thúc đẩy việc quản lý nhà nước về di tích lịch sử
được tốt, cịn nếu như nền kinh tế yếu kém sẽ ảnh hưởng không nhỏ
trong cơng tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa.
1.4.5. Yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán
Yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán ảnh hưởng rất lớn đến việc
quản lý di tích lịch sử - văn hóa; phong tục là lối sống, thói quen đã
thành nề nếp được mọi người công nhận, tuân theo; tập qn là thói
quen hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa
ở một số địa phƣơng
Luận văn khái quát kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa của ba quận nội thành Hà Nội là Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống
Đa, qua đó rút kinh nghiệm cho quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Thứ nhất, cần có cơ chế, chính sách phù hợp cùng một hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật hồn chỉnh có tác động nâng cao hiệu
quả công tác quản lý di sản văn hóa, tạo động lực cho các hoạt động
bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa.

7


Thứ hai, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn trên tất cả các mặt

cơng tác quản lý di tích: bảo vệ, tu bổ, tơn tạo, xếp hạng di tích, giải
quyết tồn tại trong di tích, kiện tồn hồ sơ sưu tầm tư liệu di tích, giải
phóng mặt bằng các di tích bị xâm phạm.
Thứ ba, có hệ thống quản lý đủ mạnh, có khả năng triển khai
trong đời sống xã hội, các cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo tồn
các di tích này.
Thứ tư, có nguồn nhân lực chất lượng, hoạt động chuyên nghiệp
trong lĩnh vực bảo tồn các di tích..
Thứ năm, phát huy truyền thống giáo dục về di sản văn hóa tốt
để tăng cường nhận thức, ý thức và hành vi ứng xử của cộng đồng và
từng người dân trong việc giữ gìn bảo vệ các di tích lịch sử - văn
hóa
Thứ sáu, đảm bảo đầu tư ngân sách nhà nước và huy động
nguồn lực từ xã hội cho hoạt động bảo tồn các di tích lịch sử - văn
hóa.
Thứ bảy, là sự kết hợp chặt chẽ các hoạt động bảo tồn, phát huy
giá trị của các di tích với hoạt động kinh tế, nhất là phát triển du lịch.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã tập trung giải quyết cơ sở lý luận và
thực tiễn quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa thơng qua
những nội dung sau :
Thứ nhất, đưa ra một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
Luận văn : di tích, di tích lịch sử, di tích lịch sử - văn hóa, quản lý
nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa.
Thứ hai, nêu lên được sự cần thiết phải quản lý nhà nước về di
tích lịch sử - văn hóa.
Thứ ba, đã nêu lên các yếu tố tác động đến việc quản lý nhà
nước về di tích lịch sử - văn hóa.
Thứ tư, chỉ ra những nội dung quan trọng về quản lý nhà
nước về di tích lích sử - văn hóa.


8


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ
- VĂN HĨA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HỒN KIẾM, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà
Nội
2.1.1. Ví trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Quận Hoàn Kiếm là một trong 12 quận nội thành của Thành phố
Hà Nội, có diện tích tự nhiên 5,287 km2 gồm 18 phường với số dân
204,100 người (theo số liệu thống kê của UBND quận Hoàn Kiếm,
ngày 31/12/2015). Quận Hồn Kiếm ở vị trí trung tâm thành phố,
phía Bắc giáp quận Ba Đình tới phố Hàng Đậu làm ranh giới; phía
Đơng giáp sơng Hồng với cả vùng bãi ngồi đê từ Phúc Tân - chợ
Long Biên chạy dài đến đường Vạn Kiếp; phía Nam giáp quận Hai
Bà Trưng giới hạn bởi các đường phố Hàn Thuyên - Lê Văn Hưu Nguyễn Du; phía Tây giáp hai quận Ba Đình, Đống Đa, phân cách
bởi phố Lý Nam Đế và khu vực ga Hà Nội.
Quận Hồn Kiếm ln là trung tâm của Hà Nội và của Việt
Nam, được hình thành cách đây gần 1000 năm, có một bề dày lịch sử
phát triển. Quận Hồn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, nơi hội tụ
và kết tinh những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Thăng
Long - Hà Nội. Có diện tích nhỏ nhất trong các quận huyện của thành
phố, nhưng quận Hồn Kiếm là trung tâm chính trị - hành chính,
trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố Hà Nội, nơi thường
xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đơ.
Các đơn vị hành chính quận gồm 18 phường
2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Hoàn Kiếm là quận trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của
Thủ đô. Quận tập trung nhiều đầu mối giao thông đường sắt, đường
thủy, đường bộ. yếu tố này đã gắn kết Hoàn Kiếm với các quận, các
tỉnh thành khác tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu phát triển
kinh tế - văn hóa và du lịch.
2.1.3. Đặc điểm truyền thống, con người Hồn Kiếm, thành
phố Hà Nội
Nói đến Thăng Long - Hà Nội xưa là nói đến “Băm sáu phố
phường” với những đường phố phường nghề có chữ “hàng” ở đầu.
Quận Hồn Kiếm hầu như thâu tóm gần hết những phố “hàng” ấy

9


như Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Mã...
Những con phố mà tên gọi đã giúp ta nhận biết dáng dấp của những
làng nghề.
Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ
thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập
trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền
bn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề
càng phát triển. Và chính sản phẩm được bn bán trở thành tên phố,
với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại
mặt hàng.
2.2. Thực trạng hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
quận Hồn Kiếm
Hiện nay tồn quận có 190 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc
nghệ thuật, di tích Cách mạng kháng chiến và các loại hình di tích
khác, bao gồm: 66 đình, 39 đền, 15 chùa, 57 di tích CMKC và 13 loại
hình di tích khác như (miếu, am, nhà thờ họ, nhà cổ, hội quán, cổng

ô, tượng đài, danh thắng…).
- Về giá trị du lịch: Quận Hoàn Kiếm là trung tâm chính trị,
văn hóa, thương mại và du lịch của Thành phố Hà Nội, đa số các di
tích lịch sử của quận Hoàn Kiếm đều đưa vào khai thác du lịch, đặc
biệt quần thể di tích đền Ngọc Sơn và Hồ Hồn Kiếm được cơng
nhận xếp hạng di tích cấp Quốc gia đặc biệt, khu Phố cổ Hà Nội được
xếp hạng di tích lịch sử văn hố cấp Quốc gia.
- Cơng tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử văn hóa,
di tích cách mạng kháng chiến cịn nhiều khó khăn, tồn tại, chưa đáp
ứng yêu cầu thực tế.
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
2.3.1. Xây dựng chỉ đạo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
dự án phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử
- văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm
Quận ủy, HĐND - UBND quận đã ban hành Chương trình số 03
- CTr/QU ngày 07/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hồn
Kiếm về “Phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội; xây dựng mơi trường
văn hóa lành mạnh, xây dựng người Hoàn Kiếm thanh lịch, văn minh
theo hướng phát triển toàn diện”; Đề án số 13/ĐA-QU ngày
29/11/2016 của quận uỷ Hoàn Kiếm về “Tập trung bảo tồn và phát
huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, mở

10


rộng hợp tác quốc tế” để thực hiện trong nhiệm kỳ 2016 - 2020;
HĐND quận ban hành Nghị quyết số 255/NQ-HĐND ngày
15/12/2016 về đầu tư công trung hạn 5 năm 2016- 2020 để bố trí
nguồn vốn hàng năm thực hiện công tác tu bổ tôn tạo và phát huy giá
trị các di tích trên địa bàn quận; UBND quận ban hành và tổ chức

thực hiện Kế hoạch số 185/KH-UBND ngày 13/10/2017 về Giải
phóng mặt bằng và tu bổ, tơn tạo các di tích trên địa bàn Quận Hồn
Kiếm (giai đoạn 2016 - 2020).
2.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy định
pháp luật về các di tích lịch sử - văn hóa
Việc ban hành hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản quy
phạm pháp luật trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất
định, hoạt động bảo tồn các di tích trên địa bàn được quan tâm và
phát triển, thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân
dân, lượng khách tham quan du lịch kết hợp tìm hiểu các nét văn hóa
truyền thống của địa phương ngày càng tăng, góp phần không nhỏ
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quận. Bên cạnh những kết quả
đạt được việc triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về lĩnh vực lễ hội vẫn còn những hạn chế nhất
định.
2.3.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy các
giá trị di tích lịch sử - văn hóa; tun truyền phổ biến, giáo dục
pháp luật về di tích lịch sử - văn hóa
2.3.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
- Về cơ chế tổ chức và việc phân công thực hiện nhiệm vụ quản
lý, bảo vệ các di tích được giao quản lý, hệ thống bộ máy tổ chức
quản lý trực tiếp đối với di tích trên địa bàn đã được quận tổ chức
triển khai thực hiện tốt, thống nhất theo Quyết định số 48/2016/QĐUBND ngày 17/11/2016 về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ
và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hố và danh thắng trên địa bàn
Thành phố Hà Nội.
2.3.3.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các chủ
trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và
phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa
- Để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, phát huy

giá trị di tích, cơng tác tun truyền, phổ biến, các văn bản pháp luật
có liên quan đến cơng tác quản lý, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di

11


tích di tích trên địa bàn quận đã được xây dựng chương trình theo các
nhiệm kỳ, quán triệt nội dung chương trình đến đội ngũ cán bộ chủ
chốt quận và cơ sở đảng trực thuộc.
2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chun mơn về quản
lý di tích lịch sử - văn hóa
- Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ, công chức và những người làm công tác quản lý,
bảo vệ, phát huy giá trị di tích được duy trì thường xuyên hàng năm.
2.3.5. Lập kế hoạch và huy động, sử dụng nguồn lực cho công
tác bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa
Nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di
tích được duy trì ổn định thường xuyên. Đã thực hiện tốt cơng tác
quản lý, huy động nguồn lực của tồn xã hội quan tâm đầu tư bảo
tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể,
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giá trị lịch sử khu phố cổ,
khu phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận; hiện nay quận
đang triển khai xây dựng Quỹ bảo tồn và phát triển văn hoá, huy
động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia.
2.3.6. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm giữ
gìn và phát huy giá trị các di tích
- Cơng tác quản lý, kiểm kê hiện vật, đồ thờ tự, di vật, cổ vật ở
trong di tích trên địa bàn quận ln được chú trọng thường xun ở
tất cả các di tích.
Cơng tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử văn hóa, di

tích cách mạng kháng chiến cịn nhiều khó khăn, tồn tại, chưa đáp
ứng yêu cầu thực tế.
- Việc huy động nguồn vốn xã hội hóa của các cơ quan, đơn vị
doanh nghiệp và nhân dân để tạo nguồn kinh phí tu bổ sửa chữa,
nâng cấp các cơng trình di tích lịch sử văn hóa cịn ít, chưa tương
xứng với tiềm năng kinh tế của quận trung tâm Thủ đô.
2.3.7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế và phát huy giá trị di
sản văn hóa
- Đẩy mạnh cơng tác trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ
thuật với các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng và triển khai các dự
án về bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản văn hóa.
ọi sự tham
gia của các đối tác nước ngoài vào sự nghiệp phát triển văn hóa, bảo
tồn, tơn tạo và phát huy các giá trị di sản.

12


2.3.8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết
khiếu nại, tố cáo về di tích lịch sử - văn hóa
Thường xun coi trọng cơng tác thanh tra, kiểm tra chống vi
phạm, bảo vệ tốt di tích trên địa bàn theo phân cấp quản lý và Luật
Di sản văn hố, Luật Xây dựng, Luật Tín ngưỡng, tơn giáo. Chủ
động hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơng trình bảo tồn,
tu bổ, tơn tạo di tích.
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc
2.4.1. Những kết quả đạt được
Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Quận ủy, sự tập trung chỉ đạo
quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực
của MTTQ, các ban ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, cơng

tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa quận Hồn Kiếm càng
đạt được nhiều thành tích.
Một là, nhiều cơng trình di tích có giá trị được đầu tư tu bổ, các
hộ dân ở trong di tích và trường học đã được di chuyển đi nơi khác.
Hai là, công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến trong nhân
dân, các đơn vị cơ sở về chủ trương, chính sách pháp luật của nhà
nước trong việc bảo tồn giữ gìn và phát huy giá trị các di tích.
Ba là, về cơ chế tổ chức và việc phân công thực hiện nhiệm vụ
quản lý, bảo vệ các di tích được giao quản lý.
Bốn là, quận Hồn Kiếm có Khu phố cổ nên UBND quận đã
Quyết định giao cho Ban Quản lý phố cổ Hà Nội trực tiếp quản lý,
bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử văn hóa
Năm là, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức và những người làm công
tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích được duy trì thường xun
hàng năm.
Sáu là, nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị
các di tích được duy trì ổn định thường xun.
Bảy là, cơng tác xã hội hóa tu bổ, tơn tạo di tích tiếp tục được duy
trì và đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng
cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đồn thể
Tám là, cơng tác quản lý tài chính, sử dụng tiền cơng đức tài trợ,
huy động từ nguồn lực của xã hội trong công tác tổ chức lễ hội, bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tại các di tích trên
địa bàn quận.

13


Chín là, cơng tác quản lý, kiểm kê, phân loại, giám định, xác lập

hồ sơ khoa học cho các di vật, cổ vật, hiện vật, đồ thờ tự ở nhiều di
tích trên địa bàn quận ln được chú trọng thường xuyên nên được
bảo quản tốt
Mười là, công tác kiểm tra hoạt động tu bổ, tôn tạo và phát huy
giá trị di tích được thường xun coi trọng và duy trì tốt công tác
kiểm tra chống vi phạm, bảo vệ di tích trên địa bàn theo phân cấp
quản lý
2.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hiện tại hoạt động quản
lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm
trong thời gian qua vẫn cịn những tồn tại, hạn chế:
Một là, công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử văn
hóa, di tích cách mạng kháng chiến cịn nhiều khó khăn, tồn tại, chưa
đáp ứng yêu cầu thực tế.
Hai là, do quá trình lịch sử để lại, nhất là trải qua các cuộc chiến
tranh, do chưa được quản lý chặt chẽ nên bộ mặt, cảnh quan mơi
trường của nhiều di tích bị hủy hoại, kiến trúc di tích bị biến dạng,
xuống cấp nhanh chóng.
Ba là, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa của các cơ quan, đơn
vị doanh nghiệp và nhân dân để tạo nguồn kinh phí tu bổ sửa chữa,
nâng cấp các cơng trình di tích lịch sử văn hóa cịn ít, chưa tương
xứng với tiềm năng kinh tế của quận trung tâm Thủ đô.
Bốn là, phần lớn các di tích cách mạng kháng chiến thuộc sự
quản lý của các cơ quan, hoặc gia đình, dẫn đến những khó khăn nhất
định trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy tác dụng.
Năm là, công tác tuyên truyền giáo dục, quảng bá giới thiệu giá
trị di sản văn hóa, lễ hội chưa hiệu quả, chưa có sự phối hợp đồng bộ
với các đơn vị du lịch, lữ hành để khai thác và phát huy giá trị di sản
văn hoá.

Sáu là, tác động của mặt trái kinh tế thị trường dẫn đến nhận
thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội là nguồn
lợi của địa phương, chú trọng tập trung khai thác giá trị kinh tế làm
phai mờ bản sắc văn hóa của lễ hội.
Bảy là, một số lễ hội không thể hiện được bản chất đặc trưng, việc
khai thác và phát huy các diễn xướng, trò chơi, hoạt động thể thao dân
gian còn hạn chế.

14


Tám là, khn viên của di tích cịn hạn chế, cịn có tình trạng
gây ùn tắc giao thơng. Cơng tác vệ sinh môi trường sau lễ hội đôi lúc
chưa kịp thời.
Chín là, việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội có lúc
chưa triệt để, trách nhiệm và ý thức của người dân còn hạn chế như
xả rác tùy tiện, đặt tiền giọt dầu, đốt vàng mã chưa đúng với quy
định.
2.4.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân từ những hạn chế trên xuất phát từ cả nguyên nhân
chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan
- Quản lý nguồn thu công đức còn bất cập, thiếu các quy định,
chế tài quản lý nên việc kiểm tra, giám sát, nhất là đối với các chùa
cịn khó khăn, khơng thực hiện được.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền trong việc
giải quyết các vi phạm tại di tích chưa thống nhất, thiếu cương quyết.
Sự phối hợp của các cấp, các ngành trong cơng tác giải phóng mặt
bằng, quy hoạch cắm mốc giới, giải quyết các tranh chấp, xử lý các
vi phạm còn hạn chế.

- Việc quản lý các đồ thờ tự, tượng pháp, di vật, cổ vật trong các
di tích cịn chưa chặt chẽ, trình độ chun mơn, nghiệp vụ và kinh
nghiệm về quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở cấp cơ sở nhìn chung
cịn hạn chế.
Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do quá trình
tồn tại của lịch sử để lại, thiên tai bão lũ huỷ hoại, nhất là trải qua các
cuộc chiến tranh phá hoại, do cơng tác quản lý bất cập, thiếu chặt chẽ
nên tình trạng vi phạm, lấn chiếm đất trong di tích vẫn còn tồn tại
nhiều, phần lớn do các hộ dân tự vào ở trong di tích từ trước giải
phóng Thủ đơ năm 1954;
- Do suy thoái kinh tế chung kéo dài, đầu tư công từ ngân sách
Nhà nước hạn chế; việc triển khai huy động nguồn vốn xã hội hóa hết
sức khó khăn dẫn đến việc triển khai thực hiện các dự án tu bổ, tơn
tạo di tích bị chậm, khơng đạt tiến độ đề ra, hiện cịn nhiều di tích bị
mục nát, xuống cấp, nguy hiểm cần được đầu tư tu bổ, tơn tạo.
- Quỹ nhà bố trí tái định cư, giải phóng mặt bằng trong di tích
hạn chế.

15


2.4.3. Các vấn đề đặt ra từ thực trạng quản lý nhà nước về di
tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm
Quận Hồn Kiếm cần có những biện pháp tích cực để giải quyết
một cách triệt để và kịp thời đối với những vấn đề đặt ra trong cơng
tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử.
Một là, vấn đề xâm hại các di tích và sự xuống cấp của các di
tích lịch sử - văn hóa, sự mai một của các di sản văn hóa phi vật thể.
Hai là, cơng tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử văn

hóa, di tích cách mạng kháng chiến cịn nhiều khó khăn, tồn tại, chưa
đáp ứng yêu cầu thực tế.
Ba là, vấn đề kinh phí, thực tế hiện nay kinh phí đầu tư cho công
tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa của quận Hồn
Kiếm, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa của các cơ quan, đơn vị
doanh nghiệp và nhân dân để tạo nguồn kinh phí tu bổ sửa chữa,.
Bốn là, vấn đề về sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính
quyền trong việc giải quyết các vi phạm tại di tích.
Năm là, phần lớn các di tích cách mạng kháng chiến thuộc sự
quản lý của các cơ quan, hoặc gia đình, dẫn đến những khó khăn nhất
định trong cơng tác quản lý, bảo tồn và phát huy tác dụng.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trong chương 2 tác giả đi sâu nghiên cứu phân tích thực trạng quản
lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm,
thành phố Hà Nội từ đó đưa ra được những đánh giá về những kết quả
đạt được và những hạn chế còn tồn tại, song song với đó là tìm ra những
ngun nhân giải pháp khắc phục, hoàn thiện hơn nữa vai trò của nhà
nước trên lĩnh vực quan trọng này. Để từ đó có thể nhận thấy :
1. Những thành quả đạt được nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo của
của Quận ủy, HĐND, UBND quận Hoàn Kiếm; Đảng ủy, HĐND,
UBND các phường trên địa bàn quận
2. Trong quá trình thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị các
di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, cần thực hiện tốt công tác quản lý,
huy động nguồn lực của tồn xã hội quan tâm đầu tư bảo tồn, tơn tạo
và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể.
3. Những hạn chế, khó khăn và các vấn đề đặt ra ở quận Hoàn
Kiếm đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn
hóa, địi hỏi quận Hồn Kiếm phải có những phương thức và giải
pháp thích hợp để giải quyết những vấn đề khó khăn ấy


16


Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Quan điểm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch
sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội
Hồn Kiếm là quận ở vị trí trung tâm Thủ đô, nơi hội tụ và kết
tinh những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Thăng Long –
Hà Nội, nơi có mật độ di tích dày đặc. Các di tích trên địa bàn quận
mang giá trị đặc trưng, tiêu biểu, đa dạng và phong phú. Trong những
năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa
bàn ln được quận xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Công tác bảo tồn, đầu tư tu bổ tơn tạo các di sản văn hóa, cụ thể,
xây dựng và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch giải
phóng mặt bằng di chuyển các hộ dân, cơ quan, đơn vị, trường học ra
khỏi khuôn viên các di tích; tập trung đầu tư tu bổ, tơn tạo và phát
huy giá trị di tích lịch sử văn hóa theo lộ trình trên địa bàn quận.
3.1.1. Thống nhất quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm
Việc quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
quận Hoàn Kiếm được UBND Quận Hoàn Kiếm chủ động chỉ đạo,
điều hành thống nhất. Phịng Văn hóa - Thông tin quận chủ động
tham mưu và giúp UBND quận thực hiện quản lý nhà nước về di tích
lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận. Phịng Văn hóa - Thơng tin quận
chủ động phối hợp với Sở Văn hóa – Thể tháo và Du lịch Thành phố
Hà Nội, các ngành, các cấp, các Ban quản lý thực hiện quản lý nhà
nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.

3.1.2. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa phải bảo
tồn và phát huy được các giá trị di tích trên địa bàn quận, phải đảm
bảo tính trung thực, tính nguyên gốc của di tích
Việc bảo tồn và phát huy được các giá trị di tích trên địa bàn quận, phải
đảm bảo tính trung thực, tính nguyên gốc của di tích, phải đảm bảo khơng làm
sai lệch các giá trị vốn có hàm chứa trong di tích lịch sử - văn hóa. Tính
nguyên gốc của di tích là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu trong quá trình
triển khai các dự án tu bổ di tích. Tính nguyên gốc của di tích biểu hiện ở các
mặt: Nguyên gốc về kiểu dáng, phong cách, nguyên gốc về vật liệu xây dựng,

17


về kỹ thuật, độ tinh xảo trong chế tác hoặc thi công, về chức năng thực dụng,
về địa điểm xây dựng cũng như về cảnh quan môi trường...
3.1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa phải bảo
tồn và phát huy được giá trị các di tích gắn với cộng đồng, vì cộng
đồng
Việc bảo tồn và phát huy được giá trị các di tích gắn với cộng động,
vì cộng đồng, những đóng góp của cộng đồng vào việc trung tu, tu bổ di
tích đã được thể hiện qua phân tích nghiên cứu của thực trạng quản lý nhà
nước về di tích lịch sử - văn hóa. Quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di
tích cần gắn với cộng đồng, tôn trọng và đề cao vai trị của cơng đồng, với
tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa, chủ sở hữu di tích, người hưởng thụ
giá trị của di tích, đóng vai trị chủ động trong việc quản lý các di tích lích
sử - văn hóa tại địa phương.
3.1.4. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa phải bảo
tồn và phát huy được giá trị các di tích gắn với sự phát triển kinh tế
xã hội của địa phương
Bảo tồn và phát huy được giá trị các di tích gắn với sự phát triển kinh

tế xã hội của địa phương, di tích lịch sử - văn hóa có chức năng quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong số các quận của Thủ đơ, quận Hồn
Kiếm gắn liền với lịch sử, truyền thống văn hoá Thăng Long - Hà Nội. Có
thể nói, hồn cốt của văn hóa nghìn năm Thăng Long - Hà Nội được tụ hội
ở Hoàn Kiếm - quận trung tâm của Thủ đô. Hiện nay trên địa bàn quận có
trên 190 điểm di tích lịch sử - văn hố và di tích cách mạng - kháng chiến.
Tiêu biểu là hồ Hồn Kiếm - di tích lịch sử, danh thắng cấp quốc gia đặc
biệt và khu Phố cổ Hà Nội - di tích lịch sử cấp quốc gia với những ngôi
nhà truyền thống, phố nghề đặc trưng, hoạt động kinh doanh buôn bán đa
dạng náo nhiệt, khu phố Pháp với những con đường rợp bóng cây và
những ngơi biệt thự. Bên cạnh đó là hệ thống các cơng trình kiến trúc văn
hố có giá trị, trong đó có 81 điểm đã được xếp hạng và gắn biển.
3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử
- văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
3.2.1. Xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, giữ
gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
quận Hoàn Kiếm
Cần xây dựng, thực hiện quy hoạch chi tiết đối với các di tích lịch sử
- văn hóa trên địa bàn quận để giải quyết hợp lý, hài hòa, bền vững giữa
bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

18


Xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết các điểm du lịch trong quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch quận Hồn Kiếm đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa nhằm thu hút mọi
nguồn lực tham gia vào các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về bảo tồn,
tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, di sản văn hố

Tăng cường chỉ đạo tất cả các phường trên địa bàn quận có các lễ hội
truyền thống được tổ chức định kỳ hàng năm, khi tổ chức phải chủ động
xây dựng kế hoạch, chương trình chi tiết, thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ
chức lễ hội với đầy đủ các thành phần để chỉ đạo, quản lý và điều hành
phù hợp với quy mơ, tính chất của lễ hội
3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp
luật về di tích lịch sử văn hóa
Cần tiếp tục thực hiện Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày
17/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành Quy chế quản lý,
bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hố và danh lam thắng cảnh
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần sớm ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể của UBND
quận Hồn Kiếm về cơng tác xã hội hóa giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị
của các di tích lịch sử - văn hóa của địa phương..
Ban hành các quy định, quy chế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch
sử - văn hóa trên địa bàn quận. Ban hành cơ chế phối hợp giữa các ban
ngành, tổ chức chính trị - xã hội và đồn thể nhân dân trong việc bảo vệ,
giữ gìn và khai thác, sử dụng các giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa
quốc gia.
Cần ban hành quy định cụ thể danh mục di tích ưu tiên đầu tư và huy
động nguồn lực xã hội để tu bổ, sửa chữa chống xuống cấp các di tích lịch
sử - văn hóa quốc gia.
3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá
trị các di tích lịch sử - văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về di sản văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm
Tăng cường cơng tác quản lý nhà nước đối với di sản, thực hiện tốt
Luật Di sản Văn hóa, Pháp lệnh tín ngưỡng tơn giáo, phát hiện, ngăn chặn
kịp thời và xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm lấn chiếm, phá hoại
cảnh quan di tích.
Đẩy mạnh cơng tác thông tin tuyên truyền giáo dục và thực hiện tốt

các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn,
tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hoá, nhằm nâng cao tinh thần trách
nhiệm, ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên và mỗi người dân thực hiện

19


tốt Luật di sản văn hố, tích cực tham gia bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá
trị di sản văn hóa; qua đó nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của di sản
văn hố trong đời sống văn hoá tinh thần và sự phát triển kinh tế xã hội.
Tập trung tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nhất là cán bộ, đảng
viên về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ngăn chặn việc tách hộ
khẩu; mua bán, chuyển nhượng nhà đất trong khuân viên các di tích lịch
sử văn hóa. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên và để nâng cao
hiệu quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn.
3.2.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý các di tích lịch
sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
Cần tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học về di tích lịch sử - văn
hóa quốc gia, tổ chức các cuộc hội thảo nghiên cứu khoa học về di sản văn
hóa vật thể và văn hóa phi vật thể nằm trong mỗi di tích gắn với lễ hội văn hóa
dân gian ở địa phương.
Kế hoạch cần đảm bảo mục tiêu tập trung kiểm kê toàn diện,
nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, và phát huy giá trị lịch sử- văn hóa của
lễ hội, góp phần ngăn chặn nguy cơ xuống cấp các di tích và sự hủy
hoại văn hóa phi vật thế
3.2.5. Tăng cường xã hội hóa để huy động, quản lý, sử dụng
các nguồn lực để bảo vệ, gìn giữ, phát huy các di tích trên địa bàn
quận
Tập trung đầu tư kinh phí ngân sách, đẩy mạnh cơng tác xã hội

hóa để thực hiện việc chống xuống cấp, tu bổ, bảo tồn di sản văn hoá.
Tăng cường các nguồn lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
làm cơng tác văn hố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
trong việc bảo tồn các di sản.
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, tăng tính hấp dẫn
của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan; tổ chức các hoạt
động văn hố tại di tích hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền
vững là hết sức cần thiết.
Việc huy động các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư vào lĩnh vực văn hóa – xã hội để phát triển du lịch văn
hóa, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng dịch vụ và du
lịch và dịch vụ. tập trung ngân sách đầu tư của Thành phố
Cần tổ chức phát huy giá trị di tích, tạo khơng gian di tích để người
dân đến hưởng thụ các giá trị di tích và nhận thức mình là người tạo ra và
có quyền làm chủ những giá trị văn hóa đó.

20


3.2.6. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng tạo động lực
nâng cao chất lượng quản lý các di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn quận Hồn Kiếm
Cần có chính sách khen thưởng động viên, khuyến khích những
người có nhiều cơng hiến lớn bằng cách vinh danh khen thưởng động viên
xứng đáng, quan tâm đến những nội dung văn bia phù hợp với sự cơng
hiến.
Cần có quy chế công khai minh bạch, tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh để các tập thể và cá nhân trên địa bàn quận tham gia cơng tác bảo
tồn, tu bổ, giữ gìn các di tích phát huy hết khả năng của mình.
Cần kịp thời biểu dương các tập thể, các cá nhân có thành tích trong

hoạt động bảo vệ, giữ gìn di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận; đổi
mới hình thức thi đua khen thưởng cả về vật chất và tinh thần để ghi nhận
cơng sức đóng góp, tạo động lực tích cực cho các cá nhân, tổ chức và thu
hút nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di tích.
3.2.7. Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về
các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
Tăng cường phối hợp liên ngành các ban ngành, đoàn thể thống nhất
trong các hoạt động nhằm đạt hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về
di tích lịch sử - văn hóa.
Ban hành các văn bản một cách rõ ràng cụ thể cho từng ban ngành,
có khen thưởng, kỷ luật kịp thời và rõ ràng để phân rõ trách nhiệm cho
từng các nhân, tổ chức gắn với trách nhiệmđược phân công. Công tác thực
thi và chấp pháp nhanh chóng kịp thời theo các chế tài của pháp luật đẻ
giảm thiệt hại.
3.2.8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà
nước về các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm
Cơng tác thanh tra, kiểm tra phải thực sự đổi mới về hình thức
và nội dung hoạt động. Cần thực hiện thanh tra, kiểm tra tồn diện
hoạt động tu bổ, tơn tạo và phát huy giá trị di tích được thường xuyên
coi trọng và duy trì tốt cơng tác kiểm tra chống vi phạm.
Chủ động hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các công trình
bảo tồn, tu bổ, tơn tạo di tích theo quy định của nhà nước tại cơ sở.
Xây dựng phối hợp với thanh tra chun ngành giữa Thanh tra
Phịng Văn hóa Thông tin quận với Đội an ninh quận tăng cường hoạt
động thanh tra, định kỳ kiểm tra việc chấp hành pháp luật; kiên quyết
xử lý vi phạm về xây dựng, lấn chiếm khn viên di tích; hoạt động

21



kinh doanh, phá hoại cảnh quan gây ô nhiễm môi trường di tích lịch
sử - văn hóa.
Xây dựng phương án phối hợp thanh tra liên ngành để khắc phục
khó khăn về số lượng và năng lực của cán bộ làm công tác thanh tra,
kiểm tra; bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ văn hóa cho
cán bộ thanh tra.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trong chương 3 tác giả trình bày các quan điểm và các giải pháp
tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội, thơng qua đó có những kiến nghị
và giải pháp.
Để tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội, cần quán triệt
thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Văn hố là là sự nghiệp của tồn dân, do Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý. Bên cạnh việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước, cần phát huy vai trò làm chủ của nhân dân
trong việc bảo tồn phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống nói
riêng và di sản văn hố nói chung.

22


KẾT LUẬN
Di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm có giá trị
to lớn cả về vật chất và tinh thần, là nguồn tài nguyên quan trọng
trong phát triển du lịch văn hóa ở địa phương. Gắn liền với lịch sử,
truyền thống văn hoá Thăng Long - Hà Nội, quận Hồn Kiếm có 190
di tích lịch sử văn hố, di tích Cách mạng kháng chiến trong đó nhiều

di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có giá trị, tiêu biểu của Thủ đô
và đất nước. Với các điều kiện trên, có thể nói Hồn Kiếm là quận có
tiềm năng rất lớn về phát triển dịch vụ du lịch và các ngành dịch vụ
chất lượng cao khác. Tuy nhiên, phát triển du lịch cần tuân theo
nguyên tắc về bảo tồn. việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm du
lịch tại các khu vực di tích, di sản văn hóa làm tăng thêm giá trị cho
các di tích, di sản, làm đa dạng hóa các hoạt động giao lưu văn hóa
tại các di tích, có thể mạng lại nhiều lợi ích cho cộng đồng dân cư.
Di tích có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền
vững của cuộc sống đương đại. Bảo vệ và phát huy giá trị của di tích
là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và
phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của
cả cộng đồng.
Di sản văn hóa là nền tảng hun đúc nên bản sắc và hệ giá trị
của văn hóa dân tộc, là một nguồn lực cho phát triển. Trong đó, lễ hội
truyền thống là một hiện tượng đặc biệt, không chỉ là tấm gương
phản chiếu văn hóa dân tộc mà cịn là mơi trường “sống” để bảo tồn,
làm giàu và sáng tạo giá trị mới. Tìm kiếm, phát hiện những tinh hoa
văn hóa của quê hương, những suy nghĩ về việc kế thừa, phát huy giá
trị văn hóa trong tiến trình phát triển – kinh tế - xã hội của đất nước
và tự khám phá theo cách riêng đối với tài sản quý giá của cha ơng để
lại ở mỗi di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Được sự đánh giá, quan tâm chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà
nước về quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, về vai trị của
lễ hội đối với đời sống, trong những năm qua lễ hội truyền thống đã
được phục hồi, tổ chức nhiều hơn, với quy mô mỗi năm một lớn ở địa
phương, vùng miền trên cả nước.
Bằng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, thơng qua

phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp, trực quan, phân tích so

23


×