Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Pháp luật Việt Nam về thu hồi đất và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.65 KB, 9 trang )

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

16.
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THU HỒI ĐẤT
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
TS Dương Nguyệt Nga(*)
Huỳnh Ngọc Sơn(**)
Tóm tắt
Luật Đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 1-7-2014 đã giải quyết được nhiều điểm
vướng mắc, hạn chế của Luật Đất đai 2003. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 và các văn
bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ rất nhiều bất cập nhất là các quy định về thu hồi
đất. Thu hồi đất là một trong những vấn đề nóng bỏng, gây ra nhiều bức xúc, khiếu
kiện, tranh chấp nhất hiện nay. Trong những năm qua, liên tiếp có các xung đột xảy
ra giữa chính quyền và người dân trong việc thu hồi đất tại các địa phương như: Tiên
Lãng, Hải Phòng; Văn Giang, Hưng Yên; Dương Nội và gần đây nhất là tại xã Đồng
Tâm, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội... Bài viết này phân tích những bất cập của các quy định
pháp luật Việt Nam về thu hồi đất. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về thu hồi đất.
Từ khóa: thu hồi đất; bồi thường về đất; hỗ trợ, tái định cư.

(*)

Khoa Luật - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Email:
Học viên cao học Cơng an tỉnh Hịa Bình

(**)

193



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

1. NHỮNG ĐIỂM MỚI, TIẾN BỘ CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 VỀ THU
HỒI ĐẤT
Luật Đất đai 2013 đã quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất để sử dụng đất
vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và phát triển
kinh tế, xã hội; thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai và thu hồi đất do chấm dứt việc
sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển
khai trên thực tế, đồng thời khắc phục tình trạng tùy tiện trong thu hồi đất. Đối với
trường hợp đất đã được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không
được đưa vào sử dụng trong mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn
hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chỉ được phép chấp thuận cho phép chậm tiến độ một lần và chậm không quá
mười hai tháng. Trường hợp không được chấp thuận cho chậm tiến độ hoặc quá thời
hạn cho phép được chậm tiến độ nêu trên thì Nhà nước thực hiện thu hồi đất và người
có đất bị thu hồi do vi phạm sẽ khơng được thanh tốn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
giá trị đã đầu tư vào đất còn lại.
Quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
đã được phê duyệt; tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để tạo quỹ đất “sạch”.
Sau đó, Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng đất vào mục đích quốc phịng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng hoặc đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất, giao
đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội; quy định khi
xây dựng, mở rộng các cơng trình kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị cần phải quy
hoạch và tổ chức thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh cơng trình kết cấu hạ tầng,
vùng phụ cận để tạo nguồn lực từ đất đai đầu tư cho các cơng trình này và hỗ trợ người
có đất bị thu hồi.
Bổ sung quy định về trường hợp tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng
mặt bằng đã thỏa thuận được với người có đất bị thu hồi về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi đấtđược ra quyết định thu hồi đất, giao đất, cho

thuê đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.
Các dự án đầu tư sử dụng đất không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất
mà phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì nhà đầu tư trong nước được nhận chuyển
nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá
nhân để có đất thực hiện dự án đầu tư.

194


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

Đổi mới quy định về quản lý quỹ đất đã thu hồi theo hướng giao trách nhiệm này
cho tổ chức phát triển quỹ đất.
Bổ sung quy định về cưỡng chế thu hồi đất nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho
việc cưỡng chế, đồng thời hạn chế sự tùy tiện trong tổ chức thực hiện.
Sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất theo hướng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định thu hồi đất đối với trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình,
cá nhân đang sử dụng đất.
Làm rõ nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo
hướng người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện quy định thì
được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng với loại đất bị thu
hồi, nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền; giá đất tính tiền
bồi thường theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Người sử
dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất thì được xem xét hỗ trợ nhằm tổ chức lại sản xuất
và bảo đảm đời sống. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà
phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư, ưu tiên bố trí tái định cư tại chỗ; khu
tái định cư tập trung phải bảo đảm có điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội bằng
hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Nhà nước điều tiết một phần nguồn thu từ đất để thực hiện việc
hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi; trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước bồi

thường khi thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định
của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền
được bồi thường; việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải
đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai.
Quy định cụ thể về điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất để
sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và phát
triển kinh tế, xã hội; trong đó có quy định về việc bồi thường đất cho cơ sở tôn giáo
đang sử dụng đất gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo
riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà
nước cho phép hoạt động kể cả trường hợp đất do cơ sở tôn giáo nhận chuyển nhượng,
nhận tặng cho trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà đã có Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
Quy định cụ thể việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp đối
với hộ gia đình, cá nhân; tổ chức kinh tế; cộng đồng dân cư. Hộ gia đình, cá nhân đang

195


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất đối với
diện tích đất trong hạn mức giao đất, trong hạn mức nhận chuyển quyền và diện tích
đất do được thừa kế; không được bồi thường về đất mà chỉ được bồi thường chi phí
vào đất cịn lại đối với diện tích đất vượt hạn mức. Tổ chức kinh tế đang sử dụng đất
do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không phải là đất thuê thì
được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất;
Bổ sung quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập và tổ chức thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi
đất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngồi được bố

trí tái định cư mà tiền bồi thường về đất ở và tài sản gắn liền với đất ở không đủ để
mua một suất tái định cư tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì được
Nhà nước hỗ trợ để mua đủ suất tái định cư tối thiểu;
Bổ sung và làm rõ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp
không phải là đất ở; đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngồi sử
dụng đất phi nơng nghiệp khơng phải là đất ở do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất mà đất đó khơng phải là đất th thì được bồi thường bằng tiền theo thời hạn sử
dụng đất còn lại.
Quy định cụ thể những trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà không được bồi
thường về đất, không được bồi thường về tài sản gắn liền với đất, bổ sung quy định về
bồi thường do bị hạn chế khả năng sử dụng đất và giao cho Chính phủ quy định cụ thể
nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Có chế tài mạnh để xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật đất đai theo
hướng khơng thanh tốn giá trị sử dụng đất còn lại, tài sản gắn liền với đất khi Nhà
nước thu hồi đất…

2. MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 VÀ CÁC VĂN BẢN
HƯỚNG DẪN THI HÀNH VỀ THU HỒI ĐẤT
So với Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Đất đai 2013
(có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014) có nhiều điểm mới, quy định cụ thể, đầy đủ
các nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất, công tác quản lý
Nhà nước về đất đai… phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong
tình hình mới và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thực hiện

196


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP


Luật Đất đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 01/2017/NĐCP; một số địa phương do hiểu và áp dụng không thống nhất các quy định của pháp
luật về thu hồi đất nên lúng túng trong việc giải quyết các yêu cầu của cơng dân hoặc
ban hành các quyếtđịnh hành chính thiếu cơ sở pháp lý dẫn đến tình trạng tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về đất đai do thu hồi đất thời gian qua có chiều hướng tăng
và diễn biến phức tạp.
Một số nội dung quy định của các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất
đai 2013 về thu hồi đất chưa thật sự phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2013. Cụ
thể như sau:
- Thứ nhất, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013, Nhà
nước quyết định việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Tại khoản 1 Điều
64 Luật Đất đai 2013 có liệt kê chín trường hợp bị coi là hành vi vi phạm pháp luật về
đất đai mà đối tượng thực hiện hành vi vi phạm có thể là: Hộ gia đình, cộng đồng dân
cư; cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; Cơ
sở tơn giáo (gọi chung là người sử dụng đất), cụ thể:
“a) Sử dụng đất khơng đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công
nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất
khơng đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận
chuyển nhượng, nhận tặng cho;
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà
người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt
vi phạm hành chính mà khơng chấp hành;
h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục;


197


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng
rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được
sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so
với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa
đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn
sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian
này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà
nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường
hợp do bất khả kháng”.
Trong các quy định vừa liệt kê trên, không phải mọi trường hợp vi phạm pháp
luật về đất đai của người sử dụng đất đều bị Nhà nước thu hồi đất, mà có hai trường
hợp, sau khi chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ra quyết định xử phạt
vi phạm hành chính mà đương sự cịn vi phạm hoặc khơng chấp hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính thì mới bị Nhà nước thu hồi đất, đó là:
- Sử dụng đất khơng đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho th, cơng nhận
quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất khơng
đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
- Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt
vi phạm hành chính mà khơng chấp hành.
Những hành vi bị coi là sử dụng đất khơng đúng mục đích đã được Nhà nước
giao, cho th, cơng nhận quyền sử dụng đất, gồm: Chuyển mục đích sử dụng đất
trồng lúa khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; chuyển mục đích

sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà khơng được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp
khơng phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà khơng được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; chuyển mục đích sử dụng đất phi nơng
nghiệp sang mục đích khác trong nhóm đất phi nơng nghiệp mà khơng được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép. Các hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, đối với hành vi

198


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, theo quy định tại điểm
g khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, thì cho đến
nay quy định này vẫn chưa được thể hiện chi tiết tại Nghị định nào của Chính phủ.
Điều này chắc chắn sẽ gây ra khó khăn nhất định cho cơ quan thực thi công vụ khi
phải cần thiết xử lý trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm này.
- Thứ hai, với trường hợp đối tượng sử dụng đất mà có hành vi vi phạm pháp
luật về đất đai và theo quy định đủ điều kiện ra quyết định thu hồi đất, vậy sau khi cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất theo quy định tại Điều 66 Luật
Đất đai 2013 và đã hết thời hạn người vi phạm tự nguyện thi hành quyết định thu hồi,
nhưng vẫn không tự giác thực hiện quyết định đó, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có được tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất trong trường hợp người
sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai không? Bởi theo quy định tại điểm a khoản
2 Điều 71 Luật Đất đai 2013 chỉ quy định trường hợp cưỡng chế thu hồi đất để thực
hiện các dự án đầu tư mà không quy định cưỡng chế đối với trường hợp thu hồi đất
do vi phạm pháp luật về đất đai, nên đây là vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật

Đất đai 2013.
- Thứ ba, việc quy định không thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật
trong trường hợp “người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục hoặcchuyển
mục đích sử dụng đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật” tại khoản 5
Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP là chưa phù hợp với điểm c khoản 1 Điều 64,
điểm d khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013 (chỉ quy định trong trường hợp chuyển
quyền chứ khơng quy định trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất). Điều này ảnh
hưởng lớn đến công tác quản lý và sử dụng đất tại địa phương, tạo cơ hội cho các đối
tượng không thuộc trường hợp nhận chuyển nhượng đất nông nghiệpthành đối tượng
nhận chuyển nhượng bằng cách “chuyển mục đích sử dụng đất”, tạo ra thực trạng
người khơng có hoặc thiếu đất canh tác phải vào các thành phố lớn mưu sinh hay xuất
khẩu lao động… còn người quá nhiều đất lại bỏ hoang không sử dụng, sử dụng khơng
đúng mục đích.
- Thứ tư, Luật Đất đai 2013 quy định việc thu hồi đất theo Điều 61, 62, 64 và
65 là cần thiết nhằm bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất để phát triển kinh tế
- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Song, khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
ban bành quyết định thu hồi và tiến hành thu hồi lại gặp nhiều khó khăn do người bị
thu hồi đất khơng chấp hành quyết định thu hồi hoặc tự nguyện thực hiện quyết định
199


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

nhưng chậm giao đất theo quy định, nhiều trường hợp khi cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền tổ chức cưỡng chế thì người bị thu hồi đất gây cản trở người thi hành cơng vụ,
có trường hợp dùng các biện pháp nguy hiểm (dùng chất nổ, vũ khí nguy hiểm khác
tấn cơng người thi hành cơng vụ) làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người thi
hành cơng vụ,… vì họ cho rằng giá đất bồi thường, chính sách trước và sau thu hồi
đất khơng tương xứng với thị trường và lợi ích thực tế đất bị thu hồi mang lại. Có thể

nói, đây là bất cập lớn đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật về thu hồi đất
thời gian qua.

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU
HỒI ĐẤT
Trên cơ cở các hạn chế, bất cập nêu trên, chúng tơi đề xuất một số kiến nghị nhằm
hồn thiện pháp luật về thu hồi đất như sau:
Chính phủ, Bộ Tài ngun và Mơi trường sớm rà sốt và kịp thời ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể và thống nhất quy định của pháp luật
về đối tượng, trường hợp không thu hồi đất (không thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất) đã cấp trái pháp luật.
Chính phủ bổ sung quy định xử lý vi phạm hành chính đối với “Người sử dụng
đất khơng thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước”vào Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị
định số 102/2014/NĐ-CP nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất trong
trường hợp “Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị
xử phạt vi phạm hành chính mà khơng chấp hành”.
Chính phủ cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm
pháp lý đối với các trường hợp người bị thu hồi đất không thi hành quyết định thu hồi
đất nhằm phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Đồng thời, đẩy mạnh các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất khi Nhà nước thu
hồi đất nhằm giúp họ nhận thức vai trò, trách nhiêm của mình trong việc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Các cơ quan nhà nước cần thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các quy định của
pháp luật về thu hồi đất nhằm kịp thời phát hiện sai sót, bất cập và chồng chéo giữa
các quy định về thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 với các văn bản luật chuyên ngành
200


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

khác như Luật Nhà ở, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động
sản, Luật Đấu thầu, Luật Xử lý vi phạm hành chính…
Trên cơ sở Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và
Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 quy định về khung giá đất của Chính
phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và quy định điều chỉnh cụ thể về giá đất,
khung giá đất bằng Thông tư hướng dẫn cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi vùng, miền và mức độ đơ thị hóa của từng địa phương; đảm
bảo giá đất, khung giá đất khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với giá đất, khung giá đất
trên thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một sổ điều cùa Luật đất đai.
2. Chính phủ (2014), Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Chính phủ (2014), Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai.
4.

Chính phủ (2017), Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 sửa đổi, bổ sung một số
Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

5. Nguyễn Quang Tuyến (2013), Kinh nghiệm của một số nước về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất />aspx?ItemID=115, 15/4/2013.
6. Quốc hội (2013), Luật Đất đai 2013.

201




×