Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

“Lẽ thường” trong tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.2 KB, 6 trang )

130
“LẼ THƯỜNG” TRONG TỤC NGỮ VỀ ÂN NGHĨA - BỘI BẠC
SV. Nguyễn Thị Tuyết Nữ
SV. Trịnh Khánh Linh
SV. Dương Quế Trân
ThS. Nguyễn Thị Bộ
Tóm tắt. Tục ngữ Việt Nam là kho tàng lí lẽ chung của lập luận. Ở bài viết này,
chúng tôi chỉ tập trung làm rõ lẽ thường là những câu tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc.
Trong tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc, lẽ thường được dùng phổ biến theo hai cách khác
nhau: hoặc là xuất hiện công khai, hoặc là được ẩn đi trong lập luận. Mỗi cách dùng
như vậy có thể mang đến cho lập luận những giá trị khác nhau.
1. Đặt vấn đề
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu
lên những nhận xét, phán đoán, lời khuyên răn của nhân dân dưới hình thức những câu
nói ngắn gọn, giản dị, súc tích. Chúng là lí lẽ, triết lí của một cộng đồng xã hội, một
dân tộc. Chính vì vậy, tục ngữ được xem là kho tàng lí lẽ chung, lí lẽ về mọi phương
diện của cuộc đời của mỗi con người sống trong trời đất. Bài viết này chỉ tập trung tìm
hiểu về lẽ thường trong tục ngữ ân nghĩa, bội bạc - mảng tục ngữ rất quen thuộc, gần
gũi và thường được người Việt Nam lấy làm cơ sở để tạo nên các lập luận về đối nhân,
xử thế, về đạo lí làm người.
2. Nội dung
2.1. Khái quát về tục ngữ ân nghĩa – bội bạc và lẽ thường trong lập luận
2.1.1. Vài nét về tục ngữ ân nghĩa – bội bạc
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc giữ vị trí khá quan
trọng trong việc phản ánh quan niệm về nhân tình thế thái của người Việt. Theo cuốn Tục
ngữ Việt Nam (Chu Xuân Diên chủ biên), mảng đề tài này có khoảng 58 câu tục ngữ,
trong đó có khá nhiều câu tục ngữ đồng nghĩa. Dựa vào nội dung, có thể phân 58 câu tục
ngữ đó thành các nhóm nhỏ như: tục ngữ về đạo lí nhớ ơn (“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,
“Uống nước nhớ nguồn”, “Vay nên nợ, đợ nên ơn”, “Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi”,
“Sống tết, chết giỗ”,…); tục ngữ xem trọng nghĩa tình (“Một ngày nên nghĩa, chuyến đò
nên quen”, “Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa”, “Vị tình vị nghiã, ai vị đĩa xơi gà”,


“Tiền là gạch, ngãi là vàng”, “Đường mịn ân nghĩa khơng mịn”,…); tục ngữ nói về sự
bội bạc (“Ăn cháo đái bát”, “Có trăng, quên đèn”, “Có mới, nới cũ”, “Qua cầu rút ván”,
“Chưa được thì hứng bằng rá, đã được thì đá bằng chân”,…). Tuy số lượng khiêm tốn
nhưng những câu tục ngữ trong mảng đề tài này được sử dụng rất phổ biến trong văn
chương cũng như trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người Việt.
2.1.2. Sơ lược về lẽ thường trong lập luận
Lẽ thường là “những chân lí thơng thường có tính chất kinh nghiệm, khơng có
tính tất yếu, bắt buộc như các tiền đề logic, mang đặc thù địa phương hay dân tộc, có
tính khái quát, nhờ chúng mà chúng ta xây dựng được lập luận riêng” [2, 158]. Một lẽ
thường nào đó có thể được dân tộc này, địa phương này chấp nhận nhưng lại không
được chấp nhận ở dân tộc, địa phương khác, thậm chí trong một dân tộc, nó có thể
được chấp nhận ở thời gian này nhưng lại không được chấp nhận ở thời gian khác. Nói
cách khác, lẽ thường có tính chất dân tộc, tính địa phương và tính lịch sử. Sau đây là
một vài ví dụ về lẽ thường trong lập luận.


131
Ví dụ 1: Ta có lập ln “Cá này sao rẻ q vậy? Thơi, đừng mua”. Điều gì đã
gắn kết hai phát ngôn “Cá này sao rẻ quá vậy?” (luận cứ) và “Đừng mua” (kết luận)
lại với nhau để tạo thành một lập luận có sức thuyết phục? Đó chính là lẽ thường đã
được nhiều người thừa nhận: “Của rẻ là của ơi”.
Ví dụ 2: Lập luận “Trời nắng lắm, ở nhà đi.” dựa vào lẽ thường: “Ra ngoài trời
nắng to sẽ có hại cho sức khỏe”.
Ví dụ 3: Lập luận “Hơm nay có liên hoan mà sao đi trễ vậy?” có lẽ thường là
câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Câu tục ngữ này có thể chỉ là lẽ
thường của người Việt bởi vì nó chỉ đúng với văn hóa người Việt. Cư dân Việt sống
chủ yếu bằng nghề lúa nước, cư trú thành làng xã, lấy quan hệ huyết thống trong dòng
họ làm phương châm ứng xử. Vì vậy, họ có tâm lý tư hữu, chỉ biết có mình nên chọn
sự khơn ngoan: miếng ăn thì giành trước phần mình vì sợ người khác giành hết, gặp
nguy hiểm thì đùn đẩy cho người khác chịu trước, mình ở phía sau rút kinh nghiệm.

Tục ngữ Việt Nam, với những đặc trưng riêng của nó, xứng đáng là kho tàng lẽ
thường trong lập luận của người Việt.
2.2. Cách thức sử dụng tục ngữ ân nghĩa - bội bạc làm lẽ thường trong lập luận
Ở bài viết này, chúng tơi chủ yếu tìm hiểu một số lập luận sử dụng tục ngữ ân
nghĩa - bội bạc làm lẽ thường trong các tác phẩm văn học và trong đời sống hàng ngày.
Qua khảo sát, chúng tơi thấy có hai cách dùng thường gặp. Đó là: câu tục ngữ khơng
xuất hiện cơng khai hoặc có xuất hiện cơng khai trong lập luận.
2.2.1. Câu tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc không xuất hiên công khai trong lập luận
Lẽ thường, như trên đã nói, là những chân lí thơng thường mang đặc thù địa phương
hay dân tộc, có tính khái quát, được nhiều người thừa nhận chứ không phải là kinh nghiệm
cá nhân. Lẽ thường khi đó trở thành tri thức nền mà những người tham gia giao tiếp cùng có
chung. Vì vậy, khi xây dựng lập luận, thơng thường, lẽ thường có mặt nhưng được ngầm
hiểu, hàm ẩn trong lập luận, còn luận cứ và kết luận xuất hiện cơng khai.
Ví dụ 1: “Hơm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần khơng có
mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên.”
(Trí dũng song tồn – Đinh Xn Lâm)
Trong lập luận này, luận cứ “ngày giỗ cụ tổ năm đời mà thần khơng có mặt ở
nhà để cúng giỗ” và kết luận “Thật là bất hiếu với tổ tiên” được kết nối với nhau nhờ
lẽ thường: “Sống tết, chết giỗ”. Lẽ thường này bị ẩn đi nhưng người Việt Nam đều
hiểu đạo lí này. Vì vậy, lập luận trên là hợp lí, được chấp thuận trong cộng đồng người
Việt nhưng với người phương Tây lập luận đó lại là bất thường.
Ví dụ 2: “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ
công lao của các vị anh hùng dân tộc…”
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)
Truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam là tinh thần: “Uống nước nhớ
nguồn” thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau thừa hưởng thành quả tốt đẹp của người đi
trước để lại. Để có được kết luận “chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng
dân tộc” ta cần có luận cứ “chúng ta tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…” và tất nhiên ai cũng hiểu lẽ

thường ở đây dựa vào câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.


132
Ví dụ 3: “Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và
đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đá đổ ịa vào giấc ngủ.
- Hơm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?
Chị đưa những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai chồng:
- Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo
cho anh được.
Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá.
- Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm…mà em vẫn nín thinh.
- Có hề sao đâu… Miễn là anh cịn sống, ln ln có mặt anh, tiếng nói của
anh trong gian nhà này…”
(Bến quê – Nguyễn Minh Châu)
Sở dĩ Liên tránh trả lời câu hỏi của Nhĩ là vì với một người đếm sự sống từng
ngày như Nhĩ thì việc bây giờ là cơ phải đấu tranh giành lại sự sống của chồng mình
với tử thần, câu trả lời hồn tồn khơng ăn nhập gì với câu hỏi nhưng người đọc có thể
thấy ẩn đằng sau đó là cả một quan niệm sống: “Bền người hơn bền của” của Liên.
Bởi tiền của có thể kiếm nhưng đời người chỉ được sống có một lần duy nhất, dù thế
nào cô cũng cứu lấy sự sống cho anh. Qua đó ta thấy, luận cứ “Miễn là anh cịn sống,
ln ln có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này” và kết luận “Vất vả, tốn
kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được” được liên kết với
nhau là dựa vào lẽ thường: “Bền người hơn bền của”.
Ví dụ 4: “Khi trở về nhà, vợ tơi cứ phàn nàn:
- Sao mình lại xưng con với cậu ấy? Cậu ấy là em mình chứ!
Tơi cười rất vui, đáp:
- Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi làm chồng em, anh đã là học
trị của ơng Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có cơng lớn đào tạo được ra anh
hơm nay đấy em ạ!”

(Nhớ thầy Song An Hoàng Ngọc Phách - Lời kể của Hoàng Cầm)
Qua lời phân trần của người chồng thì ta thấy: Vì ơng Phách là người thầy đã
đào tạo ra anh ấy như ngày hôm nay nên việc anh ấy xưng thầy với ông Phách là điều
phải. Cách lập luận đó dựa trên quan niệm: “Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa”
để hành xử đúng mực. Đây cũng chính là lẽ thường mà Hồng Cầm muốn vợ ngầm
hiểu khi kết luận rằng: “Anh phải tôn trọng cái đều có trước” mà cái đều có trước đó
chính là “anh đã là học trị của ơng Phách”.
Vốn dĩ những lẽ thường được đúc kết trong một cộng đồng, dân tộc nên việc
không nêu ra là điều rất đỗi bình thường. Nó buộc người nghe ít nhiều phải động não để
giải mã lập luận, khiến cho sự tiếp nhận trở nên hứng thú hơn. Trong cách nói như vậy,
người nói vừa có thể khơn khéo lựa lời phù hợp mà cịn giữ được sự tế nhị, kín đáo
trong giao tiếp. Tuy nhiên, cách sử dụng này có khi cũng gây khó hiểu nếu người phát
và người nhận có sự lệch pha về tri thức nền.


133
2.2.2. Câu tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc xuất hiện công khai trong lập luận
Cách sử dụng lẽ thường không công khai như trên là rất phổ biến và hợp lí.
Nhưng thực tế linh hoạt hơn nhiều khiến cho lẽ thường, vốn hàm ẩn, có thể xuất hiện
cơng khai trong lập luận. Lúc này, lẽ thường xuất hiện tường minh bên cạnh luận cứ và
kết luận, nhằm nhấn mạnh cơ sở tạo nên lập luận, từ đó khẳng định tính hợp lí, sức
thuyết phục của lập luận.
Khi xuất hiện công khai, câu tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc được dùng làm lẽ
thường trong lập luận có thề được dùng nguyên dạng hoặc không nguyên dạng.
2.2.2.1. Câu tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc được sử dụng nguyên dạng
Ở đây, sử dụng nguyên dạng được hiểu là dùng nguyên văn câu tục ngữ làm lẽ
thường trong lập luận
Ví dụ 1: “Việt Nam có câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. Càng nhớ lại
những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hi
sinh, gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp cơng nhân và nhân dân Việt

Nam càng thấm thía cơng ơn to lớn của Lênin và Cách mạng tháng Mười.”
(Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc Hồ Chí Minh)
Trong lập luận trên, luận cứ là “Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước,
nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hi sinh, gian khổ mà cũng đầy
thắng lợi vẻ vang”; kết luận là “giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm
thía cơng ơn to lớn của Lênin và Cách mạng tháng Mười”; lẽ thường là câu tục ngữ:
“Uống nước nhớ nguồn”. Lẽ thường này không chỉ hàm ẩn trong lập luận mà nó cịn
được nêu rõ ràng trước luận cứ làm cho lập luận càng vững chắc hơn.
Ví dụ 2: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Có những chiến sĩ hi sinh cho đất nước nên
ngày nay chúng ta mới được sống trong yên bình.”
(Trong đời sống hàng ngày)
Ở lập luận này, lẽ thường là hai câu tục ngữ đồng nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây”, được nêu tường minh làm nền tảng cho lập luận, làm cho kết luận “ngày nay
chúng ta mới được sống trong yên bình” càng tất yếu hơn. Cách sử dụng này cũng
xuất hiện trong lập luận sau:
Ví dụ 3: ““Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng”. Thử
nghĩ bao nhiêu đất đai mà các thế hệ qua đã thừa hưởng của tiền nhân, cơng khai thác
khi cịn là chốn hoang vu, đầy rắn độc, thú dữ, thật là công đáng ghi mn thuở.”
(Vĩnh Long xưa - Huỳnh Minh)
Ví dụ 4: “Hắn thay đổi chóng mặt. Lúc u nhau thì ngọt ngào nhẹ nhàng
nhưng khi cưới về hắn thường “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với cô ấy, đúng là
“Chưa được thì hứng bằng rá, đã được thì đá bằng chân.”
(Trong đời sống hàng ngày)
Lập luận trên khẳng định một thực tế cay đắng: “Hắn thay đổi chóng mặt”, và
sự thay đổi đó, đau xót thay, lại chẳng bất thường. Lẽ thường của lập luận “Chưa được
thì hứng bằng rá, đã được thì đá bằng chân” được nêu tường minh càng xốy sâu vào
đắng cay, chua xót.


134

2.2.2.1. Câu tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc không được sử dụng nguyên dạng
Đây là cách sử dụng tục ngữ chỉ có một vế hoặc thêm bớt từ ngữ trong câu để
phù hợp với nội dung của phát ngơn. Trong q trình vận dụng, người viết (người nói)
chỉ sử dụng vế này hoặc vế kia nhưng vẫn đảm bảo được nội dung ý nghĩa của cả câu
tục ngữ.
Ví dụ 1: “Cứu nó làm gì để bây giờ nó trả oán, biết vậy lúc trước đừng cứu.
Đúng là làm ơn nên ốn mà.”
(Trong đời sống hàng ngày)
Ở ví dụ trên, ta thấy người nói đưa ra luận cứ “Cứu nó làm gì để bây giờ nó trả
ốn” để dẫn dắt đến kết luận “biết vậy lúc trước đừng cứu”, sau đó lại có lời giải thích
cho lập luận của mình, lời giải thích đó chính là câu tục ngữ được dùng làm lẽ thường.
Tuy nhiên, câu tục ngữ này chỉ được sử dụng một phần: “làm ơn nên oán”. Nguyên
dạng câu tục ngữ là: “Làm ơn nên oán, làm bạn thiệt mình” nhưng vì để câu nói ngắn
gọn, súc tích và để phù hợp với ngữ cảnh nên người phát chỉ sử dụng một phần thích
hợp của câu tục ngữ.
Ví dụ 2: “Đi học xa nhà, có thiếu thốn thì cũng đừng vay mượn. Vay nên nợ
nghe con”.
(Trong đời sống hàng ngày)
Trong lập luận này, luận cứ nghịch hướng với kết luận nên việc nêu công khai
lẽ thường làm cho lập luận tường minh hơn. Lẽ thường ở đây là câu tục ngữ có hai vế
nêu lên hai sự việc tương tự nhau về nghĩa bóng nhưng khác nhau về nghĩa đen “Vay
nên nợ, đợ nên ơn”. Để phù hợp với phát ngơn của mình người nói chọn nêu tường
minh vế đầu của câu tục ngữ “Vay nên nợ”.
Việc lẽ thường xuất hiện rõ ràng trong lập luận có tác dụng giúp người nói
(viết) nhấn mạnh ý của mình nhằm hướng người nghe (đọc) đến chính xác điều mình
muốn. Lẽ thường xuất hiện như vậy thường được dùng trong khi khun nhủ hay răn
dạy điều gì đó.
3. Kết luận
Từ trong kho tàng tục ngữ của dân tộc, tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc đã gia
nhập vào cấu trúc của lập luận với các với vai trò khác nhau như: luận cứ, kết luận, lẽ

thường. Nhưng phổ biến và đặc sắc nhất vẫn là khi chúng làm lẽ thường của lập luận.
Để chứng minh cho lập luận của mình là đúng, người nói (viết) đã rất thơng minh khi
vận dụng những kinh nghiệm đã được cộng đồng đúc kết để làm lẽ thường, vừa xác
đáng vừa tinh tế lại vừa nhân đạo nghĩa tình. Chính vì lẽ đó, khi nghiên cứu tục ngữ về
ân nghĩa – bội bạc với vai trò này cho ta thấy được người Việt rất quan trọng việc đối
nhân xử thế - một truyền thống đạo đức lâu đời của nhân dân ta. Bên cạnh đó, tục ngữ
được khám phá trên phương diện ngữ dụng học là cách nhìn mới mẻ và đáng được
quan tâm.


135
Tài liệu tham khảo
[1].

Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang (1975), “Tục ngữ Việt Nam”, NXB Khoa
học xã hội, H.

[2].

Đỗ Thị Kim Liên (2005), “Giáo trình ngữ dụng học”, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.

[3].

Đỗ Việt Hùng, “Lẽ thường trong lập luận và văn hóa ứng xử của cộng đồng”,
Tạp chí Ngôn ngữ, số 10, 2014.

[4].

Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, H.


[5].

Đinh Xuân Lâm, “Trí dũng song toàn”, SGK lớp 5 tập 2, NXB Giáo dục, 2009

[6].

Hồ Chí Minh, “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Báo cáo chính trị của
Bác Hồ tại Đại hội 2, tháng 2-1951 của Đảng Lao động Việt Nam.

[7].

Nguyễn Minh Châu, “Bến quê”, Nguyễn Minh Châu – tác phẩm chọn lọc, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2009.

[8].

Hoàng Cầm, “Nhớ thầy Song An Hồng Ngọc Phách”, Tạp chí Thế giới mới,
Ngữ Văn 7, 2012.

[9].

Hồ Chí Minh, “Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho
các dân tộc”, gởi cho báo Pravđa (Liên Xô), 28-10-1967.

[10]. Huỳnh Minh, “Vĩnh Long xưa”, 1967.
[11]. Những lập luận trong đời sống hàng ngày.




×