Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Gián án SKKN- Giup hs khai thac ki nang noi TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.39 KB, 14 trang )

PHẦN A
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Năm học 2008 – 2009 nầy là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “2 không
với 4 nội dung” và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin- Đổi mới quản lý tài chinh .
Chủ đề năm học “Nâng cao hiệu quả đổi mới về phương pháp dạy học”. Là năm học tiếp
tục hưởng ứng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” và cuộc
vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Qua báo cáo
tổng kết 5 năm thực hiện thay sách giáo khoa Tiếng Anh khối THCS và đổi mới phương
pháp giảng dạy, một thực tế cho thấy học sinh ở vùng quê, vùng nông thôn, kỹ năng nói
Tiếng Anh còn yếu, chưa mạnh dạn, nhỏ và chưa lưu loát, còn bó hẹp trong nội dung
sách giáo khoa, chưa ở rộng kiến thức thực tế trong đời sống của mình. Một vấn đề nữa là
các em bị thiệt thòi vì ở xa các trung tâm Ngoại ngữ ít có điều kiện để giao tiếp bằng
Tiếng Anh. Trong xã hội hiện đại ngày nay, đất nước chúng ta đang trong thời kỳ mở
cửa, đặc biệt là sau khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc
dùng Tiếng Anh để giao tiếp được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực như giao dịch, du
lịch, thương mại….. Tuy nhiên, thực tế trong nhà trường phổ thông cơ sở khả năng nói
Tiếng Anh của học sinh còn rất hạn chế. Các em còn e ngại nhút nhát khi dùng Tiếng
Anh giao tiếp với giáo viên, với bạn bè và thậm chí khi gặp người bản xứ, các em còn sợ
hơn khi giao tiếp, các em không làm chủ được năng lực giao tiếp của bản thân.
Chính từ thực tế trên, việc sử dụng phương pháp giúp học sinh đầu cấp THCS (lớp
6) phát triển các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết là điều mà tất cả các giáo viên đang giảng
dạy Tiếng Anh trong các trường THCS quan tâm. Vì vậy việc tìm ra phương pháp để rèn
luyện và phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng
và cần thiết. Với mong muốn đó, bản thân tôi chọn đề tài “Giải pháp giúp học sinh lớp 6
rèn kỹ năng nói Tiếng Anh trong giao tiếp” để góp phần giúp cho học sinh có khả năng
rèn luyện và nâng cao kỹ năng nói được trôi chảy và lưu loát khi các em còn ở bậc trung
học cơ sở, hoặc lên cấp III hay ra làm việc ngoài xã hội.
II.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp này là làm sao phát huy tính tích cực , chủ
động sáng tạo của người học và tạo điều kiện tối ưu cho người học rèn luyện phát triễn


kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp.
Quan điểm giao tiếp là quan điểm đặc thù của môn Ngoại ngữ. Trong trường
THCS bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết được sử dụng xuyên suốt trong các tiết dạy, kể
cả trong tiết dạy từng kỹ năng riêng biệt. Do vậy trong phạm vi giải pháp này, tôi chỉ
nghiên cứu tập thể lớp 6A3 Trường THCS NB, rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh trong
giờ học Tiếng Anh.

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh là
phương pháp dạy học. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh đã có những
kết quả đáng ghi nhận.
Để giúp học sinh học tốt Tiếng Anh có nghĩa là giúp các em phát triển đồng đều bốn kỹ
năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Nhưng qua nghiên cứu đề tài này, tôi xin giới hạn : “Giải
pháp giúp học sinh lớp 6A 3 Trường THCS NB rèn kỹ năng nói Tiếng Anh”.
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp mà tôi chọn ở đây bao gồm:
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu giúp tôi thu thập thông tin để có cơ
sở lí luận nảy sinh những ý kiến cho đề tài. Tài liệu gồm có :
.Đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THCS môn Văn, Lịch Sử, Địa Lí,
Giáo dục công dân, Ngoại Ngữ. Tác giả PGS, PTS Trần Kiều ( chủ biên).
Nhà xuất bản Giáo Dục.
. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 6. Tổng chủ biên Nguyễn Văn Lợi . Nhà
xuất bản Giáo Dục.
. Sách giáo viên Tiếng Anh lớp 6. Tổng chủ biên Nguyễn Văn Lợi.
Nhà xuất bản Giáo Dục
.Tài liêu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III
(2004- 2007) môn Tiếng Anh (tập 1 và 2). Nhà xuất bản Giáo Dục
.Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Tiếng
Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc – Nhóm tác giả thực hiện
Thạc sĩ Nguyễn Hạnh Dung, Đào Ngọc Lộc, Vũ Thị Lợi.

-Phương pháp điều tra bao gồm:
.Dự giờ đồng nghiệp
.Cho học sinh làm trắc nghiệm
.Đàm thoại với học sinh
.Kiểm tra kết quả thảo luận của học sinh
.Đối chiếu kết quả của từng giai đoạn học : Đầu năm, cuối HKI, cuối
HKII
PHẦN B
NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII / 1993 đã đề ra nhiệm vụ “ Đổi mới phương
pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bạc học”
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII /1996 nhận định “ Phương pháp giáo dục đào
tạo chậm được đổi mới, chưa phát huy tính chủ động sáng tao của người học”.
Nghị quyết Trung ương khoá VIII tiếp tục khẳng định “ Phải đổi mới phương
pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối thụ động một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng
tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện

đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho
học sinh…”
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII được pháp chế hoá trong luật giáo dục điều
24. “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực , tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh.”
Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con
người trong đời sống xã hội. Khác với động vật, con người không chỉ tiêu thụ những
gì sẵn có trong thiên nhiên để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, mà còn
chủ động cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội, sáng tạo ra một nền văn hoá
của một thời đại.

-Theo nhận định của một số nhà giáo dục:
Trong giảng dạy đa số giáo viên còn sử dụng phương pháp truyền thống, thiên về
diễn giải lí thuyết, bình luận các sự kiện ngôn ngữ, coi nhẹ thực hành rèn luyện kỹ
năng của học sinh, do vậy mục tiêu dạy học (kỹ năng) không đạt được.
Còn một số giáo viên chưa nắm được cách thức ( kỹ thuật) tổ chức quá trình dạy
học theo quan điểm giao tiếp, chưa biết giải quyết các nhiệm vụ của bài tập ( giao
tiếp) , do vậy không khí học tập trong lớp thường buồn tẻ, thiếu sinh động kém hứng
thú.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Từ năm học 2002 – 2003 là năm học đầu tiên áp dụng chương trình thay sách giáo
khoa mới Tiếng Anh lớp 6 và đổi mới phương pháp giảng dạy cho các trường THCS
ở Việt Nam đến nay đã được 6 năm . Nhưng thực tế trong báo cáo thực hiện 5 năm
thay sách 2002 – 2007 nêu ra học sinh có hứng thú học tập nhưng còn nhiều mặt hạn
chế:
-Sách giáo khoa Tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến lớp 9 đều được biên soạn theo
cùng một quan điểm xây dựng chương trình : đó là quan điểm chủ điểm ( thematic
approach ) và đề cao các phương pháp học tập tích cực, chủ động của học sinh.
-Thực tế các trường ở khu vực thị xã, thị trấn được đầu tư trang thiết bị dạy học
phục vụ cho việc đổi mới phương pháp được tốt hơn so với các trường ở nông thôn.
Do vậy quá trình giảng dạy của giáo viên ở khu vực thị xã, thị trấn sẽ có nhiều thuận
lợi hơn trong việc khai thác nội dung bài học.
-Một vấn đề nữa là giáo viên có đổi mới phương pháp như : dùng tranh ảnh photo
trong sách minh hoạ cho nội dung bài học, việc sử dụng các thủ thuật gợi mở cho học
sinh thực hành chưa thật sự đào sâu, còn qua loa, chiếu lệ. Vì thế chưa phát huy hết
tính tích cực chủ động tham gia vào quá trình học tập của học sinh.
Từ thực tiễn trên , ở đề tài này, tôi muốn sử dụng các phương pháp mới, các tranh
ảnh trong sánh giáo khoa kết hợp với các thủ thuật dạy học khai thác và phát huy tính
tích cực của học sinh trong việc giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Tiêu chí chủ yếu để đánh giá kết quả học tập của học sinh là năng lực ứng xử bằng
ngôn ngữ, trong các tình huống giao tiếp cụ thể qua kỹ năng nói.

II.NỘI DUNG VẤN ĐỀ :

Chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh THCS mới đã thể hiện những điểm mới
về phương pháp dạy học và học ngoại ngữ. Nhằm hiểu sâu thêm những đặc điểm cơ
bản nhất của việc dạy Ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp và những biểu hiện cụ thể
của quan điểm đó trong các hoạt động dạy và học trên lớp . Trên cơ sở này, chúng ta
sẽ lựa chọn và để xuất được những hoạt động và thủ thuật dạy học cho phù hỡp với
đối tượng học sinh của mình và chúng ta sẽ chủ động tự tin hơn trong các giờ dạy trên
lớp.
Đối với học sinh lớp 6 bước đầu làm quen với Tiếng Anh, đồng thời giúp các em
có thể nói Tiếng Anh ở mức độ đơn giản thông qua các bài học phong phú và sinh
động, các chủ điểm gần gũi với cuộc sống, sát thực với mục đích yêu cầu và hứng thú
của các em. Vậy chúng ta rèn luyện những kỹ năng nầy như thế nào để đạt kết quả tốt
?
*Khái quát quá trình :
a. Thực tế ban đầu
b. Tìm giải pháp khắc phục
c. Kết quả
a.Thực tế ban đầu :
Học sinh lớp 6 bước đầu làm quen với bộ môn Tiếng Anh nên việc luyện tập nói
Tiếng Anh gặp không ít khó khăn, Tiếng Anh là ngôn ngữ nước ngoài nên việc phát âm
từ là khó khăn trước nhất, nội dung sách giáo khoa bao gồm nhiều chủ điểm khác nhau
nên lượng từ vựng khá nhiều. Để có thêm ghi nhớ từ vựng và sử dụng chúng để diễn đạt
ý tưởng của mình bằng lời nói là một vệc làm không thể thực hiện đối với học sinh lớp 6.
Qua việc giảng dạy những bài học đầu của chương trình ( Unit 1 – Unit 5 ) bản thân tôi
nhận thấy:
+Học sinh thực hành nói chưa trôi chảy, nói nhỏ, do các em không nhớ từ
vựng nhiều.
+Học sinh phát âm từ chưa chính xác.
+Một số học sinh còn ngại nói, mắc cỡ.

Ví dụ :
Ở Unit 1 GREETINGS học về cách chào hỏi – giới thiệu tên :
Hello or Hi, I’ m ( tên ).
Khi luyện tập theo cặp, các em giỏi thì nói khá tốt, còn em trung bình yếu ngại nói,
nói nhỏ, phát âm chưa đúng từ, đúng ngữ điệu.
Khi học đến số đếm từ 0 đến 20 các em phát âm còn sai ngữ diệu, ngại nói, nói nhỏ
khi thực hành hỏi đáp về tuổi và chào nhau.
-Unit 2 AT SCHOOL, lesson 1 A 1- A 4 , page 20, 21 khi cho thực hành mapped
dialogue, ở phần production :

Miss Hoa Children
………………..morning.
………………..morning , Miss Hoa .
How…………………………?

We’re……………… . How…………………..?
Fine, ……………… Sit ………
Yes, Miss !
and open………………
Yes, Miss !
Còn một số em chưa thực hành nói chưa trôi chảy, còn ngập ngừng chưa mạnh dạn.
-Ở Unit 3 AT HOME – lesson 1 A 1 –A 2 page 30, 31 học về living vocabulary.
Giáo viên dùng tranh các đồ vật và cho bài tập .
Example exchange :
S 1 : What’s this ?
S 2 : It’s a coach.
S 1: What are these ?
S 2:They’re stools.
Các em ngại nói, nói nhỏ,chưa mạnh dạn còn sai sót, phát âm chưa đúng số nhiều.
b.Giải pháp khắc phục:

Kỹ năng nói được dạy phối hợp với ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chức năng ngôn
ngữ và các kỹ năng khác, thông qua các bài hội thoại / mẫu hội thoại ngắn hoặc các nội
dung chủ điểm của bài. Vì vậy học sinh phải được cung cấp ngữ liệu, rèn luyện và sử
dụng ngữ liệu để diễn đạt.
Dạy nói ( speaking ) nhằm vào hai mục đích : nói chính xác và nói lưu loát. Tuỳ
theo từng giai đoạn mà việc rèn luuyện nói sẽ chú trọng vào từng mục đích khác nhau và
dạy nói được tiến hành theo 3 giai đoạn với các hoạt động:
1.Pre – speaking : Gợi mở, hỏi đáp, điền thông tin, dạy từ vựng và cấu trúc câu.
2.While – speaking : Lập lại (kể lại ) , làm câu , đối thọại có gợi ý, đóng vai,….
Trong giai đoạn nầy giáo viên cân chú ý đến độ chính xác của ngôn ngữ của học
sinh và lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp.
3.Post – speaking : Yêu cầu học sinh nói lưu loát, giáo viên không ngắt lời , can
thiệp vào quá trình nói của học sinh giáo viên cần chú ý phát huy khả năng sáng tạo của
học sinh, động viên học sinh và yêu cầu các em nói về bản thân , bạn bè, người thân, môi
trường…. một cách tự nhiên thoải mái, không bị hạn chế về không gian.

×