Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài giảng SÁNG KIẾN DẠY TOÁN CHO HỌC SINH YẾU LỚP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.11 KB, 8 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP ĐỢ HỌC SINH YẾU
MÔN TOÁN LỚP 1
Người viết: Phạm Thò Thanh Hường.
A/ XÂY DỰNG ĐỀ TÀI
I/ Ph ần mở đầu :
Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa hợp tác và cạnh
tranh với các nước trên thế giới, cuộc cạnh tranh này đang diễn ra rất quyết liệt. Trong
đó trí tuệ được đặt lên hàng đầu, trí tuệ là sản phẩm của nền giáo dục. Vì vậy giáo dục
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia “Giáo dục
và đào tạo là chìa khóa mở cửa để tiến vào tương lai”. Hơn nửa thế kỷ qua, nền giáo dục
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng so với yêu cầu của thời đại chất
lượng vẫn chưa được đáp ứng và còn nhiều vấn đề bất cập. Nâng cao chất lượng giáo
dục là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết của ngành giáo dục. Trong hai năm qua ngành
giáo dục đã triển khai cuộc vận động “hai không”, một hệ quả tích cực là chất lượng
giáo dục đã được nhìn nhận một cách nghiêm túc từ mọi cơ sở giáo dục trong cả nước.
Sẵn sàng đối mặt với một thực tế chưa vui do chất lượng chưa đạt yêu cầu của nền giáo
dục của cả nước nói chung và trường tiểu học Cam Phúc Bắc nói riêng tôi đã quyết tâm
nghiên cứu để tìm ra một số giải pháp giúp đỡ học sinh yếu môn Toán để góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học.
Kết quả rà sát học sinh yếu qua đầu năm cho thấy học sinh từ Mẫu giáo lên còn
rất nhiều em yếu về môn toán. Là một giáo viên dạy môn toán, bản thân tôi thiết nghó
rằng trách nhiệm của người giáo viên rất quan trọng. Nhất là tôi lại được nhà trường
phân công dạy môn toán khối Một. Vì thế tôi đã chọn đề tài: Một số giải pháp giúp đỡ
học sinh yếu môn toán lớp 1. Hi vọng rằng với sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp phần
nhỏ bé nâng cao chất lượng học toán cho học sinh.
II/ Nh ững căn cứ để xây dựng đề tài :
Chủ trương của Ngành giáo dục là nâng cao chất lượng dạy và học, không chạy
theo bệnh thành tích.
Nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết của ngành giáo
dục.


Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và của các đồng nghiệp.
III/ Sự cần thiết để xây dựng đề tài:
Đầu năm khi dạy mơn Tốn, kiểm tra chất lượng thấy có nhiều học sinh tiếp thu bài
chậm, yếu về mơn Tốn. Vì vậy việc nâng cao chất lượng mơn Tốn là vấn đề cấp thiết hơn
bao giờ hết để nâng cao chất lượng cho học sinh.
IV/ Thực trạng :
Nhiều năm được nhà trường phân công giảng dạy học sinh lớp 1. Bản thân tôi thấy
rằng hiệu quả cao nhất khi giáo viên biết lựa chọn cho mình một hệ thống bài tập và
phương pháp giải phù hợp với điều kiện dạy học, trình độ học sinh. Chính vì thế, giáo
viên cần thường xuyên tích lũy và phân loại các dạng bài để bồi dưỡng học sinh giỏi
theo ý riêng của mình để chủ động sử dụng trong quá trình dạy học. Việc dạy học sinh
trung bình khá giỏi đã khó thì công việc: dạy học sinh yếu lại còn khó hơn. Năm học
2008 – 2009 tôi được nhà trường phân công dạy môn toán khối 1, qua khảo sát chất
lượng đầu năm cho kết quả cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát chất lượng môn toán đầu năm:
Lớp Số
HS
Giỏi Khá Trung bình Yếu
HS Tỉ lệ HS Tỉ lệ HS Tỉ lệ HS Tỉ lệ
Lớp 1
1
38 12 31,5 15 39,5 6 15,8 5 13,2
Lớp 1
2
38 9 23,7 18 47,4 4 10,5 7 18,4
Lớp 1
3
38 10 26,3 15 39,5 6 15,8 7 18,4
Kết quả cho thấy cả khối có 19 học sinh yếu môn Toán. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên
phải bằng tất cả tâm lực và trí lực của mình tìm ra các biện pháp cụ thể để giải quyết

tình trạng học sinh yếu môn toán.
V/ Nội dung và giải pháp:
Từ những thực trạng trên bản thân tơi đã mạnh dạn tìm hiểu kĩ đến từng gia đình học
sinh, kiểm tra sát hạch trình độ học sinh để biết trong khối có bao nhiêu học sinh khá, bao
nhiêu em học sinh trung bình, bao nhiêu em yếu mơn Tốn để có thể kèm cặp, giúp đỡ các
em.Vì vậy tơi đã lập bảng thống kê số học sinh yếu mơn Tốn phân loại học sinh tìm biện
pháp dạy học, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém.
TT Họ và tên Lớp Chỗ ở Hồn cảnh gia đình
1 Phạm Đăng Khoa 1
1
Hòa Do 6 Thuộc diện chậm phát triển về trí tuệ. Gia
đình ít quan tâm.
2 Nguyễn Lan Anh 1
1
Hòa Do 6 Sức khỏe yếu. Thuộc diện chậm phát triển
về trí tuệ.
3 Huỳnh Quang Thịnh 1
1
Hòa Do 6 Sức khỏe yếu. Thuộc diện chậm phát triển
về trí tuệ.
4 Nguyễn Duy Bình 1
1
Hòa Do 2 Gia đình khơng quan tâm. Thuộc diện chậm
phát triển về trí tuệ.
5 Nguyễn Ngọc Ánh 1
1
Cam Phúc Sức khỏe yếu. Thuộc diện chậm phát triển
Nam về trí tuệ.
6 Nguyễn Cơng Chính 1
1

Hòa Do 5 Gia đình khơng quan tâm.
7 Phan Minh Phúc 1
2
Hòa Do 6 Sức khỏe yếu. Thuộc diện chậm phát triển
về trí tuệ.
8 Trang Quỳnh Thanh 1
2
Cam Phúc
Nam
Gia đình khơng quan tâm. Thuộc diện chậm
phát triển về trí tuệ.
9 Nguyễn Hữu Sang 1
2
Hòa Do 6 Kinh tế gia đình khó khăn, khơng quan đến
con.
10 Đặng Hồi Bích Ngân 1
2
Hòa Do 6 Kinh tế khó khăn, ở với bà ngoại
11 Phan Minh Nhân 1
2
Hòa do 6 Sức khỏe yếu. Thuộc diện chậm phát triển
về trí tuệ.
12 Phạm Hồng Sơn 1
2
Hòa Do 5 Kinh tế khó khăn
13 Trần Thị Kim Thảo 1
3
Hòa Do 6 Kinh tế khó khăn, Thuộc diện chậm phát
triển về trí tuệ.
14 Châu Đạt Ý 1

3
Hòa Do 5 Sức khỏe yếu. Thuộc diện chậm phát triển
về trí tuệ.
15 Huỳnh Đức Vũ 1
3
Cam Phúc
Nam
Thuộc diện chậm phát triển về trí tuệ.
16 Trương Lăng Trúc 1
3
Hòa Do 5 Mồ cơi cha, kinh tế khó khăn
17 Trần Cơng Thức 1
3
Hòa Do 6 Trình độ học vấn bố mẹ thấp, kinh tế khó
khăn. Thuộc diện chậm phát triển về trí tuệ.
18 Nguyễn Tấn Phước 1
3
Hòa Do 6 Gia đình khơng quan tâm, sức khỏe yếu
19 Bùi Thị Khánh Vi 1
3
Hòa Do 5 Gia đình khơng quan tâm, sức khỏe yếu
Nhìn vào bảng phân loại trên ta thấy học sinh học lực yếu tập trung ở các gia đình điều kiện
kinh tế khó khăn khơng quan tâm đến việc học của con, nhiều em sức khỏe yếu thuộc diện
chậm phát triển về trí tuệ. Vì thế giáo viên phải tận tâm với nghề, giúp đỡ các em bằng chính
cái “Tâm” của mình thì mới nâng cao được chất lượng mơn Tốn.
Từ cách phân loại trên , để giúp các em nắm vững kiến thức của chương trình Tốn 1. Tơi đã
đưa ra một số biện pháp giúp đỡ, phụ đạo học sinh yếu như sau:
- Gần gũi, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với HS.
- Đầu tư vào các tiết dạy, linh hoạt xây dựng bài phù hợp với đối tượng HS yếu.
- Những tiết dạy buổi chiều và giờ truy bài GV giúp các em nhớ lại những kiến thức

cơ bản.
- Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để hướng dẫn HS.
- Tìm hiểu kó hoàn cảnh gia đình, phối hợp với phụ huynh học sinh động viên HS
tham gia đầy đủ các buổi học.
- Chấm sửa bài ngay tại lớp.
- Trong giờ học thường xuyên gọi những em yếu lên bảng.
- Cho HS học nhóm tạo không khí vui vẻ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
- Trong giảng dạy phải nhiệt tình truyền đạt kiến thức cơ bản , đầy đủ và chính xác.
- Có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn để giảng dạy đạt hiểu
quả cao.
♦ Cụ thể:
1. Học sinh yếu thì các em không ham học ít tập trung. Vì vậy tôi luôn giúp đỡ các em về
mọi mặt, nhắc nhở các em nhẹ nhàng không quát mắng ảnh hưởng đến nhân cách các em.
2. Học sinh học yếu chán học không muốn đến trường vì thế các em hay nghỉ học . Tôi đã
kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân phối hợp với phụ huynh để nhắc nhở
các em đi học chuyên cần.
3. Gần gũi quan tâm đến từng học sinh. Có hệ thống câu hỏi gợi mở để phát huy khả năng
hiểu biết của học sinh.
 Ví dụ:
a) Dạy bài: Dấu lớn (>) Dấu (<) Dấu bằng (=)
Đối với HS trung bình trở lên thì khi GV đưa ra yêu cầu:
Điền dấu >,<,= vào chỗ chấm : 3 … 5 7 … 7 9 … 6 thì các em làm được ngay
3 < 5 7 = 7 9 > 6. Còn đối với HS yếu thì các em lúng túng không biết làm thế nào.
Vì vậy GV phải gần gũi bằng những câu hỏi nhẹ nhàng:
- Dấu bé (<) mũi nhọn quay về phía tay nào? ( Tay trái)
- Dấu lớn (>) mũi nhọn quay về phía tay nào? ( tay phải)
Khi các em đã phân biệt được dấu lớn mũi nhọn quay về phía tay phải, dấu bé mũi nhọn quay
về phía tay trái. GV nhẹ nhàng hỏi tiếp:
- Con nhớ lại xem mũi nhọn luôn quay về số ít hơn hay số nhiều hơn? ( Mũi nhọn luôn quay
về số ít hơn) Từ những câu hỏi nghe rất đơn giản nhưng những câu hỏi đó đã giúp HS nhớ lại

kiến thức: Mũi nhọn luôn quay về số ít hơn( số bé hơn) để các em điền dấu ở giữa hai số sau
đó GV cho HS đọc lại kết quả:
3 < 5 ( ba bé hơn năm) 9 > 6 ( chín lớn hơn sáu ).
Một số em không phân biệt được số bé hơn hay số lớn hơn thì GV lại giúp các em nhớ lại
bằng cách: Cô có 3 cái kẹo, con có 5 cái kẹo. Vậy kẹo của ai ít hơn. HS sẽ trả lời ngay: Thưa
cô kẹo của cô ít hơn. Vậy thì mũi nhọn (<, >) quay về kẹo của cô hay kẹo của con? Từ đây HS
nhận ra ngay mũi nhọn (<) quay về số 3 các em đã biết điền dấu 3 < 5 và đọc là : ba bé hơn
năm.
b) Cộng trừ trong phạm vi 10
Các em hay nhầm lẫn giữa dấu cộng (+) và dấu trừ (-)
Ví dụ: 7+ 3= 6 – 4 =
GV giúp HS nhớ lại bằng cách: Cộng là các bạn cho thêm mình, trừ là mình giúp đỡ bạn cho
bớt bạn. GV hướng dẫn các em dùng que tính để tính:
+ Lấy 7 que, lấy thêm 3 que sau đó gộp lại đếm tất cả được bao nhiêu que tính rồi viết kết
quả: 7 + 3 = 10.
+ Lấy 6 que tính đếm 4 que tính cho bạn, xem trên tay mình còn bao nhiêu que tính đếm
lại rồi viết kết quả: 6 – 4 = 2.
c) Giải toán có lời văn: Đây là bước khó nhất đối với học sinh yếu.
Ví dụ: Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả bao nhiêu
bạn?
+) Đối với học sinh trung bình trở lên thì bài này giáo viên chỉ cần hướng dẫn bài toán cho
biết gì ? Hỏi gì? Là học sinh tự giải được bài toán.
+) Đối với học sinh yếu giáo viên phải thay đổi cách hỏi của bài toán bằng cách:
Tổ em có mấy bạn? ( Có 6 bạn )
Sau đó thêm mấy bạn? ( thêm 3 bạn )
Vậy tổ em có tất cả bao nhiêu bạn? ( 9 bạn )
Từ đó học sinh đã xác định được phép tính. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài
giải gồm: lời giải, phép tính, đáp số.
Lời giải là bước rất khó đối với học sinh yếu vì vậy giáo viên hướng dẫn các em đọc kĩ đề.
Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu ( Hỏi ) và cuối (bao nhiêu bạn ?) để có câu lời

giải : ‘’ Tổ em có tất cả’’ hoặc thêm từ là để có câu lời giải: Tổ em có tất cả là.
Từ đây học sinh đã hiểu và viết được:
Bài giải:
Tổ em có tất cả là:
6 + 3 = 9 ( bạn )
Đáp số: 9 bạn.
4. Lựa chọn và kết hợp nhiều hình thức tổ chức khác nhau: cá nhân, nhóm ngay trong tiết
học:
Thảo luận nhóm là một hình thức học tập trung mang lại kết quả tốt để phụ đạo học sinh
yếu. Nó giúp các em hình thành khả năng hợp tác với bạn bè, có sự tương tác giữa trò với trò
để học sinh khá giúp đỡ học sinh yếu.
Ví dụ: Nêu cách đặt tính và tính phép cộng: 34 + 20.
Học sinh khá hướng dẫn học sinh yếu:
- Cách đặt tính: viết số 34, sau đó viết số 20 dưới số 34 sao cho hàng chục thẳng cột với
hàng chục, hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, viết dấu cộng (+) bên trái giữa hai
số, kẻ dấu vạch ngang
34
+
20
- Cách tính : tính từ phải sang trái, hàng đơn vị cộng với hàng đơn vị, hàng chục cộng
với hàng chục.
Từ đây sẽ giúp các em yếu nhận ra và tính nhanh hơn:
34
+
20
54
5. Giúp học sinh yếu phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới: Đây là một việc làm rất vất vả
đối với giáo viên. Vì thế khi dạy cho học sinh yếu cần phải hướng dẫn cho học sinh từ tình
huống có thực trong cuộc sống ( Thể hiện bằng tranh vẽ, mô hình vật thật hoặc mô tả bằng
lời) nêu được vấn đề cần giải quyết sẽ giúp các em tìm ra kiến thức mới.

Ví dụ: Dạy bài: Phép cộng trong phạm vi 10.
Thành lập phép tính 9 + 1 = 10.
Giáo viên gắn 9 bông hoa, gắn thêm 1 bông hoa . Học sinh nhìn sẽ đếm được 10 bông hoa.
Vì 9 bông hoa thêm 1 bông hoa là 10 bông hoa. Các em sẽ viết được phép cộng tương ứng:
9 + 1 = 10.

×