Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Một số kinh nghiệm giúp học sinh tiểu học nâng cao kỹ năng giao tiếp trong giờ học tiếng anh ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 39 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến : “Một số kinh nghiệm giúp học sinh Tiểu học nâng cao kỹ
năng giao tiếp trong giờ học Tiếng Anh ở trường Tiểu học .”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
3. Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Dung

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 01/10/1977
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên Tiếng Anh
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học và THCS Vân Trường
Điện thoại: 0983408889

Email:

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %
4. Đồng tác giả (nếu có)
Họ và tên:

Giới tính:

Ngày, tháng, năm sinh:
Trình độ chun mơn:
Chức vụ:
Đơn vị cơng tác:
Điện thoại:

Email:



Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:

%

5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có):
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Điện thoại:
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học và THCS Vân Trường
Địa chỉ: Xã Vân Trường - Tiền Hải - Thái Bình
Điện thoại:
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020
1


II - BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh Tiểu học nâng cao kỹ
năng giao tiếp trong giờ học Tiếng Anh ở trường Tiểu học .”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Tiếng Anh-chiếc chìa khóa vàng mở ra những cơ hội tiếp xúc,giao lưu học
hỏi với bạn bè khắp năm châu.Trong thời kì hội nhập toàn cầu hiện nay, Tiếng
Anh đã trở thành ngôn ngữ quốc tế thông dụng và quan trọng trên mọi lĩnh
vực.VD: Tiếng Anh sử dụng trong máy tính,tạp chí,trong các sân chơi giao lưu
bằng Tiếng Anh …ý thức được điều đó nên trong xã hội hiện nay việc học Tiếng
Anh là vơ cùng thiết thực và hữu ích cho tất cả mọi người,đặc biệt là thế hệ

tương lai.
Môn Tiếng Anh ở Trường Tiểu học là một môn học tương đối khó bởi
nhận thức của các em là cảm tính. Các em còn nhỏ nên nhút nhát, e ngại,còn sợ
sai khi giao tiếp bằng Tiếng Anh,đặc biệt là ở vùng nông thôn,các thế hệ ông
bà,cha mẹ học sinh lại rất hiếm người biết Tiếng Anh để có thể kèm cặp thêm
cho các em khi ở nhà… mà giao tiếp lại là một trong nhũng kĩ năng đặc biệt
quan trọng trong chương trình dạy và học hiện nay. Vậy làm thế nào để các em
hình thành được thói quen tự tin,chủ động giao tiếp bằng tiếng Anh mọi lúc mọi
nơi với những kiến thức đã được học ? Đây chính là điều trăn trở của tôi khi
giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học. Từ đó để giúp học sinh Tiểu học
giao tiếp tốt và thường xuyên, tôi đã đầu tư nghiên cứu viết đề tài: “Một số kinh
nghiệm giúp học sinh Tiểu học nâng cao kỹ năng giao tiếp trong giờ học
Tiếng Anh ở trường Tiểu học .”
Đây tuy chỉ la một vài phương pháp nhưng qua thực tế áp dụng, nó cũng đem
lại một số kết quả rất khả quan.
2


3.2. Mục đích và nhiệm vụ của giải pháp:
3.2.1 Mục đích.
Tổ chức cho học sinh hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh
trong giờ học trên lớp giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, mọi học
sinh đều được thực hành kỹ năng giao tiếp trước các bạn trong nhóm và trước cả
lớp cũng như ngồi giờ học, học sinh nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập
hơn. Thông qua hoạt động giao tiếp Tiếng anh trên lớp giúp học sinh phát triển
những kĩ năng xã hội như biết lắng nghe và tôn trọng bạn, biết trình bày ý kiến
của mình cho các bạn nghe và hiểu, các em cóthể tự diễn đạt và chia sẻ các ý
tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngơn
ngữ, qua đó các em có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo cho các em tính mạnh dạn, tự
tin trong q trình giao tiếp bằng Tiếng anh. Giáo viên với vai trò là người tổ

chức, hướng dẫn các hoạt động, quan sát hoạt động học tập, giúp đỡ, hỗ trợ,
đánh giá quá trình học tập của học sinh.
3.2.2 Nhiệm vụ .
Để đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
cũng như vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Theo tôi, để thực hiện
tốt phương pháp dạy học nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học
sinh Tiểu học , giáo viên cần phải trang bị và thực hiện tốt các kỹ năng như kỹ
năng giao tiếp Tiếng Anh với trẻ nhỏ, kỹ năng tổ chức các hoạt động học, kỹ
năng giao nhiệm vụ cho học sinh, kỹ năng hướng dẫn học sinh hoàn thành
nhiệm vụ, kỹ năng quan sát. Nhằm giúp các em học sinh phát triển các kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng hùng biện bằng Tiếng Anh.
3.2.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm nhằm tổ chức cho học sinh tiểu học nâng cao kỹ năng
giao tiếp trong giờ học Tiếng Anh.
3.2.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
3


Đề tài nghiên cứu về “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh Tiểu học nâng
cao kỹ năng giao tiếp trong giờ học Tiếng anh ở trường Tiểu học”
nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học.
3.2.5. Một số phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
3.3 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
* Đối với giáo viên
+ Thái độ giáo viên khi đứng lớp

Giáo viên cần tạo khơng khí lớp học sinh động, vui vẻ . Đây là cách cuốn
hút học sinh vào tiết dạy của mình để các em thấy rằng Tiếng Anh khơng khó
học và khơ khan như mình nghĩ.
Giáo viên cần vui vẻ hồ nhập vào thế giới trẻ thơ của học sinh, chính thái
độ của người hướng dẫn sẽ giúp các em tự tin và mạnh dạn tập nói Tiếng Anh
trong lớp học mà khơng sợ thầy cô trách phạt hay bạn bè chế giễu khi bị sai.
Khi bước vào lớp điều đầu tiên giáo viên nên làm là mỉm cười với cả lớp tạo
sự gần gũi, thân thiện với học trị của mình để bắt đầu một tiết học mới.
Giáo viên cần rèn luyện cho mình có tính “khơi hài” và sử dụng nó trong
tiết dạy để cuốn hút học sinh. Làm được điều này bước đầu tiết dạy đã thành
công. Giáo viên nên thường xuyên sử dụng Tiếng anh trong suốt tiết dạy. Đối
với học sinh Tiểu học vốn từ các em chưa nhiều để hiểu tốt yêu cầu của giáo
viên, chính điều này làm cho đa phần giáo viên dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học
“ngại” nói Tiếng Anh trong giờ dạy. Tôi nghĩ đây là một trong số lý do làm cho
học sinh chưa tự tin khi đàm thoại bằng Tiếng Anh. Giáo viên nên đầu tàu gương
mẫu, sử dụng Tiếng Anh bất cứ thời điểm nào phù hợp trong tiết học, càng
nhiều càng tốt. lứa tuổi thiếu nhi còn ngây thơ và dễ bắt chước, thầy cô phải là
4


tấm gương để học sinh noi theo, nếu giáo viên thường xun nói Tiếng Anh thì
những câu nói đó dần dần thấm sâu vào tâm trí các em, khi cần nói tự nhiên các
em sẽ phát ra được. Vào đầu mỗi tiết dạy, tôi thường đối thoại với học sinh bằng
những câu Tiếng anh đơn giản để làm nóng khơng khí lớp học, tạo sự hung phấn
trong học tập. Đồng thời giúp các em học sinh phản ứng giao tiếp nhanh nhẹn
hơn.
Ví dụ:
Teacher : Good morning, everybody !
How are you today ?
Students : Good morning, Mrs. Dung !

We’re fine, thank you.
How are you ?
Teacher: I’m fine. Thanks.
...
Khi đưa ra yêu cầu trị chơi giáo viên nên nói bằng Tiếng Anh, khơng cần câu
nói dài chỉ sử dụng một số cụm từ, câu đơn giản nhưng thường xuyên lặp đi lặp
lại, như thế học sinh sẽ hiểu.
Ví dụ:
Teacher: Would you like to play game ?
Students: Yes.
Teacher: Play game “ Slap the board”– Ok !
Students: Ok!
Teacher: Four boys and four girls, please !
Now, any volunteers ? Raise your hand !
Khi điều khiển vị trí của các nhóm giáo viên nên dùng một số lệnh đơn giản như.
Now Ss Come here!
Move a little bit, please!
Move back, please!
5


What’s your team name?
......
Sau khi chọn được hai đội tôi sử dụng một số câu ra lệnh đơn giản khác.
Ví dụ:
Teacher: Are you ready ?
Students: Yes .
Teacher: Now, let’s begin “ one, two, three”
………………
Giáo viên phải tự rèn luyện, học hỏi trao dồi phương pháp dạy với các bạn

đồng nghiệp, trên internet, báo đài, phải tự tin và thường xuyên nói Tiếng Anh
trong lớp để học sinh noi theo.
* Đối với học sinh:
+ Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh kỹ năng ghi nhớ từ vựng.
Để học sinh dễ ghi nhớ các từ vựng, tôi sử dụng những câu đố, những trị chơi
trí tuệ và vui nhộn nhằm kích thích các em tư duy, suy nghĩ, khi tìm được đáp án
các em sẽ ghi nhớ sâu hơn. Sau khi học sinh đưa ra đáp án, tôi sẽ cho các em
biết đáp án và giải thích thêm để các em hiểu rõ hơn.
Ví dụ minh họa.
Để học sinh lớp ghi nhớ những danh từ được ghép bởi hai từ có nghĩa ,tơi
soạn các câu đố dựa theo trị chơi “đuổi hình bắt chữ”. Trị chơi như có tên gọi
“English Word Pursuit” game. Trò chơi này rất phù hợp với học sinh lớp 3,4, 5.
Đầu tiên giáo viên nên liệt kê một số danh từ ghép ví dụ: table tennis, computer
room, toothpasth, sandcastle.... Sau đó giáo viên thiết kế các câu hỏi phù hợp.
Câu hỏi cần đảm bảo tính thẩm mỹ và hình ảnh cần chính xác
1.Câu hỏi số 1:

+

=

?
6


Đáp án

+
table


=
tennis

table tennis

2.Câu hỏi số 2

+

=

+

=

?

Đáp án

computer

room

computer room

3.Câu hỏi số 3

+

=


?

Đáp án

+
tooth

=
path

toothpath

4.Câu hỏi số 4

7


+

=

?

Đáp án

+
sand

=

castle

sandcastle

+ Ngồi ra, tơi cịn hương dẫn và khuyến khích các em học sinh tự làm từ
điển Tiếng anh bằng những hình ảnh bắt mắt hấp dẫn và thu hút tạo hứng thú
học tập cho các em ở nhà.vì muốn nói tốt Tiếng Anh các em học sinh phải thuộc
nhiều từ. Từ điển trên thị trường rất nhiều nhưng tôi muốn động viên các em tự
làm đểnhớ từ vựng tốt hơn. Từ đó tăng thêm niềm u thích đối với mơn học.
Hình ảnh trong quyển từ điển có thể là hình ảnh do các em vẽ hoặc hình ảnh sưu
tầm trên báo, tạp chí…. để học sinh củng cố và nhớ lâu hơn những từ được học
hay sưu tầm. Yêu cầu học sinh sắp xếp và viết theo chủ đề (chủ đề; số đếm, nghề
nghiệp, con vật trong vườn thú, màu sắc, môn học, các loại quả….)
Tôi hướng dẫn học sinh thực hiện như sau: khuyến khích học sinh sáng taọ ra
các khung hình theo chủ đề bài học rồi tự vẽ tranh hoặc sưu tập hình dán như
một số hình mẫu dưới đây. Các em rất thích thú với việc sưu tầm hình ảnh và
dán vào quyển từ điển của mình. Cuối tháng tơi u cầu các em mang lên lớp
chia sẻ với cả lớp. Quyển từ điển nào được nhiều bạn yêu thích nhất sẽ nhận
được phần thưởng.
Ví dụ minh họa về các chủ đề
1. Chủ đề về số đềm cho học sinh lớp 3

8


2. Chủ đề về nghề nghiệp cho học sinh lớp 4
doctor

factory worker


nurse

Job

teacher

farmmer

3. Chủ đề về động vật cho học sinh lớp 5
elephant

python

tiger

monkey

Animals
gorillar

peacock

+ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh kỹ năng ghi nhớ mẫu câu bằng các
trò chơi sinh động.
9


Ví dụ: Tơi cho học sinh chơi trị “Bean bag circle” để ghi nhớ mẫu câu. Học sinh
nghe nhạc và chuyền bóng, khi tiếng nhạc ngưng quả bóng trong tay ai người đó
tự đặt một câu theo mẫu và tranh đưa ra.

1. Ví dụ mẫu câu đối với học sinh lớp 3
A:What do you do at break time?
B: I play ..........And what about you?

A: I ....

.....

2.Ví dụ mẫu câu dành cho học sinh lớp 4
A: What does your father do?
B: He’s a ...... What’s your .........do?

A: He’s a ...................

3.Ví dụ mẫu câu dành cho học sinh lớp 5
A: What did you see at the zoo?
B: I .................................

And you?

A: I .........................................

Trò chơi này giáo viên có thể áp dụng với nhiều mẫu câu khác nhau, các
khối lớp khác nhau.
10


Giáo viên cũng cần chú ý luyện tập cho học sinh nói đúng và chuẩn ngay
từ khi mới học Tiếng Anh, nên chú ý sửa lỗi hát âm, chú ý trọng âm từ, ngữ điệu
trong câu thì khi nghe người khác phát âm đúng các em không nhận ra và hiểu

được người đối diện nói gì.
Giáo viên nên cho học sinh nghe băng thường xuyên với giọng đọc chuẩn
của người bản xứ và cho lặp lại nhiều lần, chú ý ngữ điệu cuối câu và nhất là
phần kết thúc của từ.
+ Sử dụng video - clip bài hát để vào bài là một cách rất tốt giúp các em
có thể cải thiện kỹ năng phát âm từ vựng cũng như ngữ điệu trong câu.
Bản thân tôi thường sử dụng video clip ngắn về các chủ để giao tiếp để vào
bài, tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh hình dung tốt hơn về các tình
huống giao tiếp thực tế, gần gũi.
Ví dụ: Unit 9: What colour is it (Tiếng Anh 3). Tôi cho học sinh xem
video bài hát về chủ đề màu sắc. Đoạn video kèm bài hát dài khoảng 3 phút. Sau
khi xem tôi sẽ đặt một vài câu hỏi cho các em như. Đoạn video vừa rồi nói đến
chủ đề gì?. Học sinh trả lời về màu sắc. Tôi tiếp tục hỏi yêu cầu vậy các em hãy
kể tên các màu sắc có trong đoạn video trên. Các em kể. Sau đó tơi tiếp tục hỏi
các em nhắc lại mẫu câu hỏi màu sắc và vào bài.
Lời bài hát :
What color is the sky?
It’s blue.
It’s blue.
It’s blue.
The sky is blue.
The sky is blue.
What color is the sun?
It’s yellow.
It’s yellow.
It’s yellow.
The sun is yellow.
The sky is blue.
What color is the grass?
It’s green.


What color is the sky?
It’s green.
It’s green.
The grass is green.
The sun is yellow.
The sky is blue.
What color is an apple?
It’s red.
It’s red.
It’s red.
The apple is red.
The grass is green.
The sun is yellow.
The sky is blue.
The sky is blue.

Tương tự tơi tìm tịi các bài hát áp dụng cho lớp 4 và lớp 5.
11


Hiện nay có nhiều website rất phù hợp với học sinh tiểu học như: Tiếng
Anh Tiểu học trực tuyến, Tiếng Anh trẻ em 123… Giáo viên chỉ việc tải về máy
tính những đoạn video hoặc bài hát phù hợp với chủ đề bài học như: How old
are you? Where is it? Numbers, School subjects…..
Âm nhạc chính là cầu nối sẽ giúp các em đến gần môn học này hơn để
thấy rằng Tiếng Anh thật thú vị và bổ ích. Ngồi những bài hát trong chương
trình học tơi cịn sưu tầm trên internet, băng, đĩa một số bài phù hợp với lứa tuổi
thiếu nhi để dạy các em. Lứa tuổi học sinh tiểu học rất năng động và thích hát,
những bài có tiết tấu nhộn càng làm các em thích thú.

+ Hướng dẫn học sinh sử dụng cử chỉ, điệu bộ khi đối thoại bằng Tiếng Anh.
Trong giao tiếp cử chỉ, điệu bộ để diễn đạt điều muốn nói sẽ người đối diện
dễ hiểu và có cảm giác gần gũi hơn trong. Đây là lý do tôi chọn biện pháp này
để góp phần tạo sự tự tin khi đàm thoại Tiếng Anh. Khi thực hiện giao tiếp một
mẫu câu hoặc đoạn hội thoại ngắn giáo viên nên yêu cầu học sinh kết hợp cử
chỉ, điệu bộ, ngữ điệu trong khi đối thoại .
Cách thức tiến hành.
Khi thực hành mẫu câu hỏi – đáp về sở thích tơi hướng dẫn các em khi trả
lời nhớ kèm theo cử chỉ minh họa. Việc làm này giúp học sinh ghi nhớ mẫu câu
tốt hơn.
A: What’s your name?
B: My name’s Mai
A: What’s your hobby,Mai?
B: My hobby is skipping
+ Hướng dẫn học sinh kỹ năng hùng biện Tiếng anh theo từng chủ đề bài học.
Để thực hiện tốt hoạt động này tơi phân chia nhóm các em học sinh trong
một lớp học. Trong nhóm có từ hai đến ba học sinh thuộc dạng khá giỏi, những
em này được phân cơng làm nhóm trưởng và nhóm phó để điều hành nhóm hoạt
động và có nhiệm vụ giúp đỡ những bạn yếu. Mỗi nhóm được đặt cho một cái
tên như: “Blue sky”, “Lion”, “Green grass”, “Tiger”, …. để tạo sự mới lạ, hấp
dẫn cho học sinh. Vào cuối mỗi tiết học tôi dành năm đến 10 phút mở rộng bài
12


học. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện bài nói theo những chủ đề như: Nói
về mơn thể thao, trị chơi mà em u thích. Nói về món ăn, đồ uống em u
thích. Nói về những việc em thường làm vào ngày Tết hay nói về mơn học u
thích.
Cách thức tiến hành.
Sau khi học xong Bài 17: Bạn thích đồ chơi nào? Unit 17: What toys do

you like? Tiếng Anh 3. Tôi đưa ra yêu cầu “ Cô muốn các con hãy kể cho cả lớp
nghe ở nhà con có đồ chơi nào? Trong số những đồ chơi đó con thích đồ chơi
nào nhất? Tơi đặt một vài câu hỏi gợi ý cho học sinh.
Teacher: Do you have any toys?
Students: Yes, I have many toys
Teacher: What toys do you have?
Student: I have a doll, a ship, a plane and a yo-yo.
Tiếp theo tôi hướng dẫn học sinh cách thể hiện một chủ đề hùng biện ngắn.
Trước tiên các con phải nói những thơng tin cá nhân cơ bản như : Tên, tuổi,
mình là học sinh trường nào. Rồi sau đó các con mới đi vào nội dung hùng biện.
Sau khi chuẩn bị chủ đề nói các em học sinh sẽ trình bày với bạn trong nhóm.
Sau khoảng 5 phút giáo viên mời một số học sinh trình bày trước lớp. Học sinh
nào nói tốt sẽ được thưởng, phần thưởng là những tràng pháo tay của tập thể,
viên kẹo hay một số đồ dùng học tập như: viết, thước,… để khích lệ tinh thần
học tập của các em. Hoạt động này có thể được áp dụng vào nhiều bài học ở các
khối lớp với nhiều chủ đề học tập khác nhau.
Một số hình ảnh chủ đề hùng biện.
Hình 1: Chủ đề hùng biện đồ chơi (lớp 3)

Doll

plane

ship

skite

truck

Hình 2: Chủ đề môn học (lớp 4)

13


English

Maths

Việt Namese

Art

Music

Hình 3: chủ đề thời tiết (lớp 5)

Hanoi/sunny

Thanhhoa/windy Sapa/snowy

Da nang/cloudy HCM/cloudy

Hoạt động nói trước lớp giúp cho những học sinh yếu khắc phục tính rụt
rè khi nói Tiếng Anh. Thầy cơ có nhiều thời gian giao tiếp, gần gũi và giúp đỡ
các em sửa lỗi phát âm cũng như chú ý ngữ điệu trong câu.
+ Ngồi ra tơi cịn phân cơng các nhóm học sinh cùng thi nói Tiếng anh
giờ ra chơi hay giờ truy bài...
* Mối quan hệ giữa các kỹ năng tổ chức hoạt động.
Các hoạt động giáo viên tổ chức là một cơ cấu hoàn chỉnh, có tính đặc thù
về trình tự, về nhịp điệu, về tiến trình của hoạt động. Vì vậy, tất cả mọi kỹ năng
được chuẩn bị đương nhiên liên quan với nhau. Kỹ năng tổ chức hoạt động của

giáo viên, giao nhiệm vụ tốt sẽ dẫn đến việc học sinh sẽ thực hiện hoạt động
giao tiếp đạt hiệu quả cao.
* Kết quả khảo nghiệm mà đề tài mang lại.
Giáo viên nhận thức được những ích lợi của việc tổ chức những hoạt động
nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Những hoạt động này đã phát
huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của học sinh. Mọi học sinh
đều được thực hành giao tiếpTiếng Anh trên lớp, học sinh nắm bài chắc hơn,

14


hứng thú với học tập hơn. Chất lượng điểm kiểm tra môn học cũng được nâng
cao hơn rõ rệt.
* Kết quả chất lượng môn học
Kết quả học tập của học sinh Trường tiểu học Vân Trường sau thời gian
tôi áp dụng phương pháp học tập bằng BĐTD như sau:
Năm học 2016-2017:100% số học sinh được đánh giá hoàn thành và hoàn
thành tốt .
Các em rất hứng thú mỗi khi đến tiết Tiếng Anh và tự tin giao tiếp bằng
Tiếng Anh mọi nơi với những kiến thức đã học.
3.4. Khả năng áp dụng của giải pháp
Là giáo viên dạy môn tiếng Anh ở trường tiểu học, tôi nắm rõ đặc trưng
phương pháp của bộ mơn mình phụ trách. Cùng với thực tế giảng dạy và kinh
nghiệm giảng dạy tôi nghiên cứu, tìm tịi để nâng cao chất lượng dạy nói Tiếng
Anh cho học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh vùng nơng thơn có nhiều khó
khăn như trường Tiểu học và THCS Vân Trường nơi tôi công tác.
Với những tiêu chí đó, tơi mạnh dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm giúp
học sinh Tiểu học nâng cao kỹ năng giao tiếp trong giờ học Tiếng Anh ở
trường Tiểu học
Năm học vừa qua tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp thực hành kĩ

năng giao tiếp trên, tôi thấy kết quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ, lớp
học sơi nổi, các em thích thú giờ học ngoại ngữ hơn rất nhiều và đặc biệt các em
đã tự tin giao tiếp với nhau hoặc với cô giáo bằng Tiếng Anh với những mẫu câu
mà các em đã học một cách thoải mái. Giờ học nào tôi cũng động viên được hầu
hết các học sinh trong lớp tham gia hoạt động.
Các lớp tơi dạy theo phương pháp này đều có kết quả kiểm tra kĩ năng nói
tốt. Đặc biệt, sau khi học sinh được học nói bằng phương pháp này các em đã tự
tin hơn, mạnh dạn hơn khi đứng trước đám đông. Tôi đã được nghe học sinh
Giao tiếpTiếng anh cả ngồi giờ học ,khi gặp tơi trên đường hay ở đâu đó các
15


em tự tin hỏi tôi những câu mà các em đã học. Bản thân tôi cũng nắm chắc
được điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh, rút ra được những vấn đề cần bổ
sung cho các bài sau, bổ sung cho giáo trình lên lớp của mình.
3.5. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu
được do áp dụng giải pháp.
Với phương pháp thực hành kĩ năng giao tiếp như trên đã tạo được nhiều cơ
hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống gần
với đời sống thật của học sinh, duy trì được sự tập trung chú ý của học sinh. Đặc
biệt, sau khi học sinh được học kĩ năng giao tiếp bằng phương pháp này các em đã
tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi đứng trước đám đông. Những học sinh yếu kém cũng
có cơ hội được luyện tập, cũng bị cuốn hút theo khơng khí học tập chung của lớp.
Học sinh có cơ hội để giúp đỡ, học hỏi nhau nhiều hơn.
Khi làm chuyên đề này tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở khối lớp 3, lớp
4 và lớp 5, tôi thấy rằng sau thời gian áp dụng các phương pháp này kĩ năng giao
tiếp của học sinh được cải thiện rõ rệt.
* Kết quả khảo sát kĩ năng giao tiếp(nói) trước và sau khi áp dụng các
phương pháp trên.
Khối


Trước khi áp dụng

Sau khi áp dụng

2,5

< 2,5

2,5

< 2,5

3

35,1%

64,9%

53,1,%

46,9%

4

35,2%

64,8%

52,7%


47,3`%

5

35,6%

64,4%

52,5%

47,5%

3.6. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu :

STT

Họ và tên

Năm
sinh

Nơi cơng tác

Trình
Chứ
độ
c vụ chuyên
môn


1

Đỗ Thị Bắc

1976

TH & THCS
Vân Trường

GV

ĐHNN

Thực nghiệm và
khảo sát

2

Nguyễn Thị
Mai

1979

TH & THCS
Vân Trường

GV

CĐNN


Thực nghiệm và
khảo sát

Nội dung
công việc hỗ trợ

16


3.7. Các thông tin cần được bảo mật.
3.8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đảm bảo đủ cơ sở vật chất như phòng học,tranh ảnh, bàn ghế, ánh sáng,
đài, đĩa,...
- Học sinh có đầy đủ sách,vở, đồ dùng học tập,...
3.9. Tài liệu kèm.
4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam đoan báo cáo sáng kiến của tôi là do tôi tự làm, khơng sao
chép của ai. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng thi đua cấp trên.
Do hạn chế nhất định của bản thân nên những phần được trình bày ở trên
chắc chắn cịn nhiều khiếm khuyết. Tơi rất mong Hội đồng xét duyệt thi đua
Phòng GD - ĐT quan tâm góp ý để tơi ngày càng hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Vân Trường, ngày 6 tháng 01 năm 2020
CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trần Thị Dung


17


Lưu ý: cách thức trình bày Báo cáo sáng kiến
- Sáng kiến được trình bày trên khổ giấy A4. Đánh máy vi tính, kiểu chữ Time
New Roman, cỡ chữ 14; khoảng cách giữa các đoạn (paragraph) đặt tối thiểu là
6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ
khoảng cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15pt (exactly line spacing)
trở lên; khoảng cách tối đa giữa các dòng là 1,5 dòng (1,5 line).
- Định dạng trang giấy A4 như sau:
Lề trái: 3,0-3,5cm
Lề phải: 1,5-2,0 cm
Lề trên: 2,0 - 2,5 cm
Lề dưới: 2,0 - 2,5 cm
- Số trang ghi ở góc phải lề dưới.

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I - THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Phương pháp giúp học sinh tiểu học học tốt kĩ năng nói
Tiếng Anh
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Mai

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 29/6/1979
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
Chức vụ: Giáo viên Tiếng Anh

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học & THCS Vân Trường
Điện thoại: 0986255776

Email:

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %
4. Đồng tác giả (nếu có):
18


Họ và tên:

Giới tính:

Ngày, tháng, năm sinh:
Trình độ chun mơn:
Chức vụ:
Đơn vị cơng tác:
Điện thoại:

Email:

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:

%

5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có):
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Điện thoại:

6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học & THCS Vân Trường
Địa chỉ: Xã Vân Trường - Tiền Hải - Thái Bình
Điện thoại:
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng1 năm 2020
II - BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Phương pháp giúp học sinh tiểu học học tốt kĩ năng nói
Tiếng Anh
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
3. Mơ tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
cho học sinh nhằm phát triển nhân cách của con người đáp ứng những yêu cầu
của thời đại. Trong các môn học của chương trình tiểu học, mỗi mơn học có một
nhiệm vụ riêng, một đặc thù riêng, một nội dung cụ thể nhằm hình thành nhân
cách, phát triển trí tuệ của học sinh một cách toàn diện.
19


Với xu thế hội nhập quốc tế, Bộ giáo dục - Đào tạo đã đưa môn Tiếng
Anh vào trường học và coi đó là mơn học chính khố ngay từ bậc Tiểu học bởi
Tiếng Anh là ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng nhất, nó trở thành tiếng bản
ngữ của nhiều nước và là ngôn ngữ giao tiếp trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh nông thôn lại
nhận thấy tiếng Anh là một môn học mới mẻ, lạ lẫm và tương đối khó. Với đặc
thù như vậy việc áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy là một yêu cầu cấp
thiết. Từ thực tế này đòi hỏi giáo viên cần lựa chọn phương pháp – phương tiện
dạy học phù hợp với nội dung của bài học, nhằm tổ chức, định hướng cho học
sinh thu thập thông tin, chinh phục kho tàng tri thức một cách hiệu quả.

Trong mỗi đơn vị bài học cụ thể 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết đều được
rèn luyện nhằm mục đích giúp học sinh nói Tiếng Anh được tốt hơn. Vậy học
sinh có đủ tự tin nói Tiếng Anh trong đời sống hằng ngày khơng? Làm cách nào
để tìm ra phương pháp dạy kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học giúp
các em có thể dễ dàng tiếp thu và sử dụng thành thạo, tự tin trong giao tiếp hàng
ngày? Câu hỏi này là nỗi băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy bộ môn
Tiếng Anh.
Để giúp học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh đặc biệt là học tốt kĩ
năng nói Tiếng Anh là điều khơng dễ dàng gì. Từ thực tế nhiều năm giảng dạy
môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, tham dự các
chuyên đề của phòng Giáo dục - Đào tạo Tiền Hải và tích luỹ kinh nghiệm của
bản thân tơi đã vận dụng một số phương pháp giúp học sinh học tốt kỹ năng nói
Tiếng Anh cho học sinh ở tất cả các khối lớp mà tôi trực tiếp tham gia giảng dạy
nhằm tạo cho các em hứng thú và tự tin hơn trong giao tiếp, xin được chia sẻ với
các đồng nghiệp.
Học sinh tiểu học ở khu vực nông thơn cịn yếu cả bốn kỹ năng Nghe,
Nói, Đọc, Viết. Nhất là các em rất ngại nói tiếng Anh trong giờ học do nhiều
nguyên nhân khác nhau như: tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, e ngại, thiếu tự tin
khi đứng trước bạn bè và thầy cô, một phần do lớp học đơng, giáo viên ít có thời
20


gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học sinh. Tổ chức luyện nói tốt sẽ giúp khắc
phục những hạn chế trên.
Kỹ năng Nói (Speaking Skill) giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện
nhiều hơn trong một tiết học. Thực hiện được nguyên tắc trong mỗi giờ học
ngoại ngữ - “ôn cũ - luyện mới” . Mọi kiến thức mới đều được gợi mở dần dần
từ những kiến thức đã được học ở bài trước làm cho học sinh không sợ bài mới.
“Học thầy không tày học bạn”, trong khi luyện nói học sinh có thể học hỏi lẫn
nhau, sửa lỗi cho nhau, tự do nói theo ý của mình mà khơng ngại thầy cơ giáo.

Thơng qua thực hành nói, học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, khắc
phục được hạn chế khi trong lớp chỉ có một số học sinh giỏi tham gia phát biểu,
do vậy sẽ lơi cuốn được tồn thể học sinh trong lớp tham gia hoạt động kể cả các
em học trung bình hoặc yếu. Một thực tế không thể phủ nhận là học sinh học
Tiếng Anh có thể đọc viết tốt khơng liên quan nhiều đến việc nói tốt. Tăng
cường khả năng ứng xử của học sinh trong các tình huống khác nhau, gây hứng
thú, tự tin mạnh dạn cho học sinh khi thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh, giờ
học sẽ trở lên vui vẻ, sôi nổi và đạt hiệu quả hơn.
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
3.2.1. Thực trạng việc rèn kỹ năng nói của học sinh
a. Thuận lợi:
Học sinh tiểu học với bản chất hồn nhiên sẵn sàng tham gia vào các hoạt
động của giờ học khi đã bị cuốn hút vào các hoạt động. Các em luôn được phụ
huynh và giáo viên quan tâm giúp đỡ trong quá trình học tập. Học sinh được làm
quen với công nghệ thông tin, các em được tiếp xúc với máy tính, với mạng
Internet và thu nhận được nhiều thông tin từ đây.
Giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp qua các buổi
hội giảng, trao đổi kinh nghiệm, chuyên đề. Được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban
giám hiệu nhà trường, tổ chun mơn và đồng nghiệp.
b. Khó khăn:
21


Tiếng Anh là một mơn học dù khơng cịn mới nhưng rất khó đối với học
sinh tiểu học. Hơn nữa đối với học sinh nông thôn mọi điều kiện tiếp xúc và gần
gũi thực tế xung quanh còn hạn chế. Ở lứa tuổi này, vẫn có một số học sinh phát
âm Tiếng Việt còn ngọng, còn sai.
Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn Tiếng Anh,
chuẩn bị bài một cách sơ sài. Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động,
thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói Tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm

hiểu bài học.
Hoạt động luyện nói thường được thực hiện theo cặp, nhóm nên lớp học
dễ ồn ào mất trật tự. Giáo viên không bao quát hết được tất cả học sinh nên một
số em cá biệt lợi dụng cơ hội nói chuyện bằng Tiếng Việt hay làm việc riêng.
Giáo viên khó có thể phát hiện và sửa lỗi cho học sinh.
3.2.2.Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được báo cáo này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
* Nghiên cứu tài liệu:
- Xem các tài liệu, sách, tạp chí giáo dục, …có liên quan đến nội dung đề tài.
- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo,…
* Nghiên cứu thực tế:
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi để vận dụng
trong giờ dạy Tiếng Anh ở bậc Tiểu học.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Tổ chức và tiến hành dạy thực nghiệm: soạn giáo án giảng dạy để kiểm tra tính
khả thi của đề tài thơng qua các tiết dạy khai thác thông tin về các phương pháp
mới trên mạng Internet, qua các khoá tập huấn bồi dưỡng thường xuyên của
Phòng Giáo dục - Đào tạo.
- Dạy trực tiếp trên các lớp được phân công đảm nhiệm và các buổi bồi dưỡng
các đội tuyển được phân công.
22


3.2.3. Phạm vi nghiên cứu và áp dụng của báo cáo
Nghiên cứu các phương pháp tối ưu để giáo viên có thể áp dụng khi cho học
sinh thực hành kĩ năng nói Tiếng Anh một cách thành thạo, tự tin nhất.
Đề tài áp dụng cho trường tiểu học ở vùng nơng thơn, điều kiện giảng dạy
cịn nhiều khó khăn, trình độ tiếng anh hạn chế.
3.2.4. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh các lớp 3, 4, 5 Trường Tiểu học & THCS Vân Trường từ tháng 9 năm

2018 đến tháng 5 năm 2019 và tiếp tục áp dụng một cách chọn lọc cho những
năm tiếp theo với Trường Tiểu học & THCS Vân Trường.
3.3. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
* Mục đích của giải pháp:
Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, khơng
bị gị bó, ln được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn
học trong lớp, trong nhóm và thầy cơ, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em,
khuyến khích học sinh giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những học sinh
nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hịa nhập với lớp học. Từ đó học sinh có
thể phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh một cách tự nhiên nhất, tốt nhất.
Thêm vào đó, tổ chức hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh
còn tạo ra mơi trường hoạt động mang bầu khơng khí thân mật, cởi mở, sẵn
sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá
nhân. Học sinh có cơ hội được tham gia tích cực vào hoạt động học.
* Nội dung giải pháp:
Để học sinh tiểu học học tốt kĩ năng nói Tiếng Anh thì giáo viên phải có
phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng tạo, luôn cải tiến phương pháp luyện
tập bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều dạng bài tập khác nhau phù hợp cho
từng nội dung bài học để gây hứng thú và động viên tất cả học sinh nhiệt tình
luyện tập. Đặc biệt, giáo viên cần phải trang bị và thực hiện tốt một số kĩ năng
23


như kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh với trẻ nhỏ, kĩ năng tổ chức các hoạt động học,
kĩ năng giao nhiệm vụ cho học sinh, kĩ năng hướng dẫn học sinh hồn thành
nhiệm vụ, kĩ năng quan sát…
Trong q trình hướng dẫn học sinh học, giáo viên quan sát chú ý xem các em
nói như thế nào, cái gì được và cái gì chưa được để tìm ra biện pháp và phương
pháp giảng dạy thích hợp cho từng bài học.
1. Phương pháp luyện kĩ năng nói bằng một số thuật ngữ thông dụng

cho học sinh khi lên lớp hàng ngày.
Ngay từ buổi học làm quen đầu tiên với Tiếng Anh, các em chưa có vốn từ
vựng, chưa hiểu Tiếng Anh như thế nào, nếu có thì rất hạn chế, dù vậy nhưng tơi
vẫn chủ động nói Tiếng Anh trong giờ học, thường thường là các câu mệnh lệnh
đơn giản, áp dụng các câu mệnh lệnh quen thuộc như : “ Stand up, please!, “ Sit
down, please!, “ Open your book, please! , “ Close your book, please!” kết hợp
với động tác, điệu bộ ( Body Language). Khi nói những câu mệnh lệnh trên giáo
viên giải thích nghĩa của câu để học sinh hiểu và ghi nhớ. Khi giao lưu với học
sinh bằng những câu mệnh lệnh ấy tôi thấy học sinh lúc đầu còn ngơ ngác nhưng
dần dần qua các tiết học các em cũng đều hiểu và làm theo đúng mệnh lệnh của
giáo viên. Sau khi các em đã học được mẫu câu mới, chúng ta nên sử dụng
thường xun trong và ngồi lớp học để các em có điều kiện luyện tập cũng như
phát huy khả năng nói Tiếng Anh của mình.
Khi học sinh đã dần quen với Tiếng Anh, vào đầu mỗi tiết dạy tôi thường
đối thoại với học sinh bằng những câu Tiếng Anh đơn giản để làm nóng khơng
khí lớp học, tạo sự hưng phấn trong học tập. Đồng thời giúp các em học sinh
phản ứng giao tiếp nhanh nhẹn hơn.
Eg:

Teacher: Good morning, everybody! How are you today ?
Students: Good morning, teacher! We’re fine, thank you. And you ?
Teacher: I’m fine. Thanks.

24


Khi đưa ra yêu cầu trò chơi giáo viên nên nói bằng Tiếng Anh, khơng cần thiết
phải sử dụng những câu nói dài chỉ sử dụng một số cụm từ, câu đơn giản nhưng
thường xuyên lặp đi lặp lại, như thế học sinh sẽ dễ hiểu.
Eg:


Teacher: Would you like to play game ?
Students: Yes.
Teacher: Play game “ Slap the board”– Ok?
Students: Ok!
Teacher: Four boys and four girls, please! Now, any volunteers ?
Raise your hand, please.

Khi điều khiển vị trí của các nhóm, giáo viên nên dùng một số câu mệnh lệnh
đơn giản như:
Now students, come here!
Move a little bit, please!
Move back, please!
What’s your team’s name?
Giáo viên thường xuyên nói Tiếng Anh thì những câu nói đó dần dần
thấm sâu vào tâm trí các em, khi cần nói các em sẽ nói ra được.
2. Giáo viên thường xuyên luyện tập phát âm và nói tiếng anh theo
chuẩn.
Trong q trình giao tiếp bằng Tiếng Anh muốn người khác hiểu nội dung
mình nói gì giáo viên cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Vì vậy khi
giới thiệu từ mới, giới thiệu mẫu câu giáo viên cần phải đọc chuẩn về cả ngữ
âm, ngữ điệu có trọng âm để các em bắt chước vì đây là yếu tố cơ bản trong việc
dạy kĩ năng Nghe - Nói. Hơn nữa với các em, người thầy bao giờ cũng là thần
tượng, là đúng. Vì thế, thầy đọc sai, phát âm sai hoặc khơng hiểu tâm lí trẻ từ 6
đến 11 tuổi thì chắc chắn học sinh khó tiếp thu bài, việc học không đạt hiệu quả.
25


×