Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.72 KB, 7 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong chƣơng 1, giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở phân
tích vai trị của ngân hàng thương mại (NHTM) đối với nền kinh tế và tính cấp thiết
của đề tài nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại, Luận
văn đã khái qt tổng quan về các cơng trình nghiên cứu liên quan. Từ đó xác định
mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu. Đồng thời, nhấn mạnh ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên
cứu.
Với vai trò là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, các NHTM là một nhân tố
tích cực và khơng thể thiếu trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Hoạt động kinh doanh của một ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống tài
chính của một đất nước. Vì vậy, bản thân các ngân hàng ln phải tự đánh giá năng
lực tài chính của ngân hàng mình để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu. Phân
tích báo cáo tài chính (BCTC) là một cách để thực hiện điều đó. Thơng qua phân
tích BCTC nhà quản trị ngân hàng sẽ có được một con mắt nhìn tồn diện về ngân
hàng mình trên tất cả mọi khía cạnh.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là một trong các ngân hàng
thương mại được thành lập từ năm 1993, trải qua hơn 20 năm hoạt động với những
khó khăn và thách thức, VPBank đã đạt được những bước phát triển đáng kể. Năm
2012 là một năm khó khăn đối với các ngân hàng, kết quả kinh doanh của các ngân
hàng đều giảm tuy nhiên VPBank đã vượt qua được những khó khăn đó và đạt được
thành tích vượt trội. Để tiếp tục phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng khác
trong hệ thống ngân hàng, VPBank cần tiếp tục nâng cao năng lực tài chính của
mình. Tác giả đã lựa chọn “Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng Thƣơng
mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của
mình để đánh giá tình hình tài chính hiện tại và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động tài chính của VPBank.


ii


Kết cấu của Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong các ngân hàng
thương mại
Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Thịnh Vượng giai đoạn 2012 -2014
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao năng
lực tài chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Trong chƣơng 2, Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong các
ngân hàng thƣơng mại. Sau khi khái quát đặc điểm hoạt động của các ngân hàng
thương mại và các vấn đề liên quan đến phân tích báo cáo tài chính như khái niệm
và mục đích báo cáo tài chính, ý nghĩa phân tích BCTC. Luận văn đi sâu trình bày
các vấn đề về nội dung phân tích, phương pháp phân tích báo cáo tài chính trong
ngân hàng thương mại.
Về phương pháp phân tích BCTC, tác giả đã khái quát và tổng hợp các
phương pháp phân tích cơ bản như: Phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết chỉ
tiêu phân tích, phương pháp loại trừ, phương pháp Dupont và phương pháp liên hệ
cân đối.
Về nội dung phân tích BCTC, tác giả đã tổng hợp các nội dung phân tích báo
cáo tài chính ngân hàng bao gồm: Phân tích nguồn vốn, phân tích cơ cấu và chất
lượng tài sản, phân tích khả năng thanh khoản, phân tích hiệu quả kinh doanh.
Phân tích nguồn vốn:
NHTM kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp
các dịch vụ khác. Nguồn vốn kinh doanh của NHTM bao gồm nguồn vốn tự có và
nguồn vốn huy động. Nguồn vốn của NHTM được hình thành từ các nguồn cơ bản
như: tiền gửi của khách hàng, tiền vay từ các tổ chức tài chính, nợ phải trả, các khoản
dự phòng, vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ khác…Nguồn vốn chính là
nguồn tài trợ cho mọi hoạt động của ngân hàng, là sự thể hiện cho sức mạnh tài chính



iii

của ngân hàng, việc phân tích tình hình nguồn vốn là một nội dung quan trọng giúp
người phân tích có thể đánh giá được khả năng tài chính của NHTM.
Phân tích cơ cấu và chất lượng tài sản
Hoạt động chính của NHTM là huy động vốn và sử dụng số vốn đó cho hoạt
động kinh doanh của mình. Đó là q trình chuyển hóa nguồn vốn tiền gửi của
khách hàng, tiền vay, vốn chủ sở hữu thành các loại tài sản như cho vay khách hàng,
đầu chứng khoán, tài sản cố định. Trong đó hai khoản mục: cho vay khách hàng
chiếm tỷ trọng lớn nhất, đi kèm với nợ xấu phát sinh ảnh hưởng rõ rệt nhất đến lợi
nhuận của ngân hàng. Và tính chất tác động qua lại giữa chất lượng tài sản sẽ làm
thanh khoản của ngân hàng yếu đi, làm giảm vốn chủ sở hữu, thậm chí có thể âm
vốn chủ sở hữu,và có thể khiến một ngân hàng phá sản. Do đó chất lượng tài sản
quyết định nhiều đến yếu tố lợi nhuận, thanh khoản của ngân hàng. Phân tích cơ cấu
và chất lượng tài sản để thấy được cơ cấu phân bổ tài sản của ngân hàng đã hợp lý
chưa, chất lượng tín dụng của ngân hàng như thế nào… từ đó đưa ra các quyết định
điều chỉnh hợp lý nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng.
Phân tích tình hình và khả năng thanh khoản
Do bản chất kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, các khoản tiền ra vào liên tục
làm thanh khoản của ngân hàng biến động, và nếu quản lý khơng tốt, ngân hàng có
thể rơi vào tình trạng phá sản, mặc dù tình hình tài chính trong dài hạn có thể tốt, do
đó phân tích khả năng thanh khoản nhằm đánh giá khả năng của ngân hàng có thể
đáp ứng được các khoản tiền gửi, tiền vay đến hạn phải trả.
Phân tích hiệu quả kinh doanh
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh của ngân
hàng. Chính vì thế, phân tích hiệu quả kinh doanh là nội dung cơ bản của phân tích
tài chính góp phần cho ngân hàng tồn tại và phát triển. Để phân tích hiệu quả kinh
doanh trên các góc độ khác nhau như: Phân tích cơ cấu thu nhập và chi phí của ngân
hàng, phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của ngân hàng,
phân tích khả năng tạo thu nhập từ hoạt động huy động và cho vay của ngân hàng.



iv

Trong chƣơng 3, phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng Thƣơng
mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng giai đoạn 2012 - 2014. Sau khi giới thiệu
tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng bao gồm: Giới thiệu về lịch
sử hình thành và phát triển; mơ hình tổ chức bộ máy quản lý; chế độ kế toán. Luận
văn tiến hành phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt
Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2012 – 2014 theo hướng tiếp cận: Phân tích nguồn
vốn, phân tích cơ cấu và chất lượng tài sản, phân tích khả năng thanh khoản, phân
tích hiệu quả kinh doanh như sau:
Phân tích nguồn vốn
Thơng qua kết quả phân tích, quy mơ vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động
của VPBank tăng dần qua các năm. Vốn chủ sở hữu của VPBank giữ tỷ lệ khá ổn
định trong tổng nguồn vốn, trung bình chiếm khoảng 6%, trong đó chủ yếu là vốn tự
có và lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ của VPBank chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Về cơ cấu
nguồn vốn, tiền gửi của khách hàng là kênh huy động chính của VPBank, chiếm
khoảng 65% tổng nguồn vốn, 22% là huy động từ các kênh khác như tiền gửi TCTD
khác hay phát hành giấy tờ có giá. Tiền gửi của khách hàng có sự tăng trưởng mạnh
về số tuyệt đối cùng với việc tỷ trọng trong tổng nguốn vốn tăng, thể hiện uy tín và
chất lượng dịch vụ của Ngân hàng không ngừng tăng lên, ngày càng thu hút được
nhiều khách hàng.
Phân tích cơ cấu và chất lượng tài sản
Trong cơ cấu tài sản có của VPBank thì cho vay khách hàng và chứng khốn
đầu tư là chiếm tỷ trọng cao nhất. Các chỉ tiêu này trong năm 2013 và 2014 vẫn
chiếm tỷ trọng đáng kể và có sự tăng trưởng cùng với quy mơ tổng tài sản. Cho vay
khách hàng tăng từ 35,57% tổng tài sản lên 42,77% năm 2013 và 47,33% năm 2014.
Cùng với đó tỷ trọng chứng khoán đầu tư cũng tăng từ 21,67% năm 2012 lên 24,05%
năm 2013 và 29,38% năm 2014. Khoản mục tiền gửi và cho vay các TCTD năm


2012 chiếm 26,06% tổng tài sản, đến năm 2013, chỉ tiêu tiền gửi tại TCTD khác
chiếm tỷ trọng 9,94%, và năm 2014 khoản mục này chỉ chiếm % 8,53% tổng tài sản
có. Như vây trong khoảng thời gian 3 năm, cơ cấu tài sản của VPBank đã có sự thay


v
đổi tương đối lớn, thể hiển chiến lược đầu tư khá rõ ràng của VPBank. Nếu như năm

2012 VPBank tập trung vào hoạt động liên ngân hàng và cho vay khách hàng thì
đến năm 2013 và 2014, VPBank đã chuyển hướng chú trọng đến tăng trưởng hoạt
động cho vay khách hàng và đầu tư chứng khốn.
Hoạt động tín dụng của VPBank giai đoạn 2012- 2014 trải qua những thời
điểm thị trường gặp khó khăn. Tuy nhiên VPBank vẫn tăng trưởng tín dụng tốt qua
từng năm. Tổng dư nợ tín dụng của VPBank tăng liên tục qua các năm 2012 – 2014,
dư nợ tín dụng năm 2014 của VPBank đạt 78.379 tỷ đồng tăng 49,3% so với năm
2013, tương đương tăng 25.904 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng của VPBank được cải
thiện qua các năm. Nợ quá hạn (khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) chiếm tỷ lệ rất
cao 10% tổng dư nợ năm 2012 và còn 5,3% năm 2014 . Tỷ lệ nợ xấu các năm ln
được duy trì đảm bảo dưới 3%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu trung bình ngành
năm 2013 là 3,61%, năm 2014 là 3,25%. VPBank ln duy trì chính sách thận trọng
trong việc bù đắp rủi ro tín dụng.
Phân tích tình và khả năng thanh tốn của Ngân hàng
VPBank duy trì tài sản thanh khoản ở mức trung bình, tài sản thanh khoản tại
thời điểm cuối năm 2014 đạt 42.133 tỷ đồng chiếm 25,8% tổng tài sản và 34,9%
tổng tiền gửi. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của VPBank tăng dần qua các
năm ở mức thấp so với các một số các ngân hàng khác, trung bình chiếm khoảng
51% tổng tài sản. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi được duy trì ổn định qua
các năm, dao động ở mức 71% - 75%, thể hiện sự thận trọng của ngân hàng trong
hoạt động tín dụng.

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn khác ln được duy trì
và đảm bảo tn thủ trong giới hạn theo quy định của NHNN. Tuy nhiên tỷ lệ này
của VPBank tăng lên qua các năm, thể hiện sự mất cân đối giữa nguồn huy động và
nguồn cho vay. VPBank đang sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung
và dài hạn, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Cuối năm 2012, tỷ lệ
nguồn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của VPBank là 15,2%, nhưng đến cuối
năm 2014 tỷ lệ này ở mức 26,1%.


vi

Phân tích hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng
Luận văn tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh tập trung: Phân tích cơ cấu
thu nhập và chi phí các năm 2012 – 2014 của VPBank. Từ đó tiến hành phân tích
khả năng sinh lời thơng qua phân tích hiệu quả sử dụng tài sản (ROA), phân tích
hiệu quả sử dụng nguồn vốn (ROE) và phân tích khả năng tạo ra thêm lợi nhuận lãi
cho vay ròng từ một đồng tài sản sinh lãi (NIM).
Thu nhập của VPBank bao gồm từ nhiều hoạt động: Thu nhập lãi, thu nhập
từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ mua
bán chứng khoán kinh doanh, chứng khốn đầu tư. Trong đó, thu nhập lãi vẫn là
hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất của VPBank, trung bình chiếm 86%
tổng thu nhập. Bên cạnh nguồn thu từ hoạt động tín dụng, VPBank cũng đã cố gắng
tìm kiếm nguồn lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ như thanh tốn, tư vấn và đại lý
bảo hiểm.
Chi phí hoạt động của VPBank tăng khá nhanh cùng với tốc độ tăng thu nhập
hoạt động. Trung bình tăng 40% hàng năm. Trong đó chi phí tiền lương chiếm tỷ
trọng cao nhất khoảng 40% - 53%.
Lợi nhuận trước thuế của VPBank tăng mạnh qua các năm. Năm 2013 lợi
nhuận trước thuế tăng ấn tượng 58,9% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 18,7% so
với năm 2013. Lần đầu tiên năm 2014, lợi nhuận trước thuế của VPBank cán mốc

1.500 tỷ đồng.
Về khả năng sinh lời, với cấu trúc tài sản tập trung vào các hoạt động có mức
sinh lời cao như cho vay, đầu tư chứng khoán đã giúp VPBank có tỷ lệ lãi cận biên
NIM duy trì ở mức 4,1%, khá cao so với một số ngân hàng khác. Tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản của VPBank ở mức trung bình. Mặc dù năm 2014 tổng tài sản có
tốc độ tăng trưởng cao 27% tuy nhiên VPBank vẫn duy trì được tỷ lệ ROA ở mức
0,88%, điều này cho thấy VPBank sử dụng tài sản rất có hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu bình quân tiếp tục xu hướng tăng trưởng và ở mức cao so với
các ngân hàng khác. Cụ thể ROE năm 2014 cao hơn năm 2013 1% và đạt 15%.


vii

Trong chƣơng 4, thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao
năng lực tài chính Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng

Dựa vào những kết quả nghiên cứu và phân tích ở chương 3, tác giả đã tổng hợp,
đánh giá và đưa ra những điểm mạnh về tình hình tài chính của VPBank: VPbank có mức
tăng trưởng ấn tượng về quy mơ cho vay khách hàng và huy động vốn, cơ cấu tài sản và
nguồn vốn có sự dịch chuyển tích cực tạo nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững cho các
năm tiếp theo; khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của VPBank duy trì ở mức cao so
với các ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, VPBank vẫn cịn tồn tại một số điểm yếu về tình hình tài chính cần
khắc phục trong thời gian tới như: Quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ, hạn chế các hoạt động
kinh doanh của ngân hàng; VPBank có tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn
cao cùng với đó cơ cấu cho vay khách hàng có sự dịch chuyển theo hướng kém bền vững,
tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Mặc dù tỷ lệ nợ
xấu của VPBank giảm qua các năm 2012 – 2014 nhưng giá trị nợ xấu lại tăng cao.
Từ những nhận định về tình hình tài chính của VPBank, tác giả đã đưa ra một số
đề xuất nhằm nâng cao năng lực tài chính cho VPBank như sau: nâng cao nguồn vốn hoạt

động; nâng cao chất lượng tín dụng thơng qua kiểm sốt và xử lý nợ xấu; tăng hiệu quả
hoạt động và khả năng sinh lời.
Cuối cùng, tác giả đã khái quát những đóng góp cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn của đề tài
nghiên cứu cũng như những hạn chế nhất định còn tồn tại trong q trình nghiên cứu và
hồn thiện Luận văn.



×