Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá một số giống và ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng phát triển của hoa tulip hà lan tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
---------------------------

VŨ MẠNH TỒN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN
SỰ SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA HOA TULIP HÀ LAN
TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Hoa viên cây cảnh

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên - năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
---------------------------

VŨ MẠNH TỒN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN
SỰ SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA HOA TULIP HÀ LAN
TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chun ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Hoa viên cây cảnh
: K43 - HVCC
: Nông học
: 2011 – 2015
: TS.Nguyễn Thế Huấn

Thái Nguyên - năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và ban chủ nhiệm khoa Nông học, em tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá một số giống và ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng, phát
triển của hoa Tulip Hà lan tại Thái Ngun“
Để có được kết quả như hơm nay trước hết em xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, cùng các thầy giáo,
cô giáo trong trường, trong khoa đã truyền đạt lại cho em những kiến thức
quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường, đặc biệt là
Thầy giáo TS.Nguyễn Thế Huấn người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời em cũng xin cảm ơn sự động
viên của gia đình và các bạn trong lớp đã luôn cổ vũ, động viên và đồng
hành cùng em trong suốt thời gian thực tập.
Do còn hạn chế về thời gian, về trình độ và kinh nghiệm thực tế của bản
thân nên khơng tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự tham gia đóng góp ý
kiến của các thầy cô và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Vũ Mạnh Toàn


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất hoa ở các nước châu Á năm 2000 ................... 11
Bảng 2.2. Diện tíchvà giá trị sản lượng hoa cây cảnh ở Việt Nam năm 2003 ....... 14
Bảng 2.3. Tốc độ sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn 1994 – 2006 ................... 15
Bảng 2.4. Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua các năm ........... 16
Bảng 2.5. Các quốc gia sản xuất nhiều củ giống hoa Tulip ............................ 20

và củ giống hoa Lily trên thế giới ( 2002 – 2003 ) ......................................... 20
Bảng 2.6. Giá trị tiêu thụ củ giống và hoa tulip cắt cành ở một số quốc gia
trên thế giới ..................................................................................................... 21
Bảng 2.7. Diện tích trồng tulip ở Hà Lan qua một số giai đoạn gần đây ....... 22
Bảng 4.1 Đặc điểm hình thái cây và hoa của các giống hoa tulip .................. 40
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng của các ............................. 41
giống tulip thí nghiệm ..................................................................................... 41
Bảng 4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ........................ 43
tuylip nghiên cứu............................................................................................. 43
Bảng 4.4. Động thái ra lá của các giống tuylip ............................................... 45
Bản 4.5 Tỷ lệ hoa hữu hiệu và chất lượng hoa của các giống tulip ................ 48
Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế của 4 giống tham gia thí nghiệm .......................... 50
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và thời gian qua các giai đoạn
sinh trưởng của tulip thí nghiệm ..................................................................... 51
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
các giống hoa tulip thí nghiệm ........................................................................ 53
Bảng 4.9. Động thái ra lá của hoa tuylip ......................................................... 56
Bảng 4.10 Tỷ lệ hoa hữu hiệu và chất lượng hoa tulip ở các giá thể khác nhau ..... 58
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng một số loại giá thể khác nhau........ 61


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống nghiên cứu .... 43
Hình 4.2: Động thái ra lá của các giống tuylip nghiên cứu ............................ 46
Hình 4.3: Một số chỉ tiêu về chất lượng của các giống tulip .......................... 48
Hình 4.5. Động thái ra lá của hoa tuylip ......................................................... 57
Hình 4.6. Tỷ lệ hoa hữu hiệu và chất lượng hoa tulip ở các giá thể khác nhau
......................................................................................................................... 59



iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. CT

: công thức

2. NL

: nhắc lại

3. CC

: chiều cao

4. CD

: chiều dài

5. ĐK

: đường kính


v

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài. ................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa đề tài. ............................................................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học. ....................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. .................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học. .......................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu giống. .......................................................... 4
2.1.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu giá thể. ........................................................ 4
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam. ...................... 8
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới...................................... 8
2.2.2. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở Châu Á........................................................ 11
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam. ................................... 13
2.3. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hoa Tulip trên thế giới và Việt
Nam. ................................................................................................................ 17
2.3.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hoa tulip trên thế giới. ...... 17
2.3.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hoa Tulip ở Việt Nam. . ... 22
2. 4. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm chính của cây hoa tulip. ....... 24
2. 4.1. Nguồn gốc cây hoa tulip. ..................................................................... 24
2.4.2. Phân loại thực vật học. .......................................................................... 24
2.4.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa tulip. ............................................. 26
2. 4.4. Yêu cầu sinh thái của cây hoa Tulip. ................................................... 28


vi

2.4.5. Kĩ thuật trồng hoa Tulip. ....................................................................... 30

PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 36
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 36
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 36
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu. .............................................................................. 36
3.1.3. Phạm vi nghiên cứu. .............................................................................. 36
3.2. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 36
3. 3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 37
3.3.1. Bố trí thí nghiệm. .................................................................................. 37
3.3.2. Các chỉ tiêu và Phương pháp nghiên cứu ............................................. 38
3.4. Phương pháp xử lí số liệu. ....................................................................... 39
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 40
4.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống tuylip
Hà Lan. ............................................................................................................ 40
4.1.1. Đặc điểm hình thái các giống tulip thí nghiệm. .................................... 40
4.1.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của các
giống hoa Tulip Hà Lan. ............................................................................ ….41
4.1.3. Động thái ra lá của các giống hoa tulip nghiên cứu. ............................. 45
4.14. Tỷ lệ hoa hữu hiệu và chất lượng hoa của các giống Tulip nghiên cứu….47
4.1.5. Hiệu quả kinh tế của 4 giống tham gia thí nghiệm. .............................. 50
4.2. Nghiên cứu Ảnh hưởng của một số loại giá thể khác nhau đến khả năng
sinh trưởng, phát triển của hoa tuylip Hà Lan trồng tại Thái Nguyên. ........... 51
4.2.1.Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ sống và thời gian qua các giai
đoạn sinh trưởng của hoa Tulip Hà Lan Tại Thái Nguyên. ............................ 51
4.2.2 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của hoa Tulip Hà Lan Tại Thái Nguyên. ....................................................... 53


vii


4.2.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái ra lá của hoa Tulip Hà Lan
Tại Thái Nguyên.............................................................................................. 55
4.2.4. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ hoa và chất lượng hoa Tulip thí
nghiệm. ............................................................................................................ 58
4.2.5. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng một số loại giá thể khác nhau. ............... 60
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 62
5.1. Kết luận .................................................................................................... 62
5.1.1. Kết luận thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của
một số giống tuylip Hà Lan. ............................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Hoa Tulip hay còn gọi là hoa Uất Kim Cương thuộc lớp một lá mầm
Liliopsida, bộ hành Liliales, họ hành Liliaceae, chi Tulila.
Hoa tulip là biểu tượng của tình u hồn hảo, của sự thắng lợi. Hoa
tulip có nhiều màu sắc như: Màu đỏ, màu vàng, màu kem, màu xanh,màu đỏ
viền vàng, màu vàng viền trắng, màu hồng… Hình dáng hoa cũng đa dạng
như: hình trụ, hình chén, hình vng, hình tháp, hình lục lăng,…
Hoa tulip là một loài hoa đẹp được trồng rất nhiều ở Hà Lan, là loại hoa
có nhiều màu sắc và chủng loại, được người tiêu dùng ưa thích và đem lại giá
trị kinh tế cao. Ở nước ta hiện nay chỉ được trồng nhiều tại Mộc Châu và Đà
Lạt, tại Thái Nguyên những năm gần đây cũng được đưa ra trồng thử nghiệm
một số tính trạng.
Thái Ngun có vị trí gần thủ đô Hà Nội và là trung tâm của vùng trung
du Bắc bộ, có hệ thống giao thong thuận lợi, nối liền các tỉnh thành phố phát

triển từ lâu, dân cư đông đúc, là nơi tập trung của nhiều trường Đại học và các
cơ quan Trung ương khác. Đây là thị trường tiềm năng và là đầu mối thuận
lợi cho việc tiêu thụ hoa, cây cảnh. Với địa hình đa dạng, có nhiều chủng loại
đất ở các độ cao khác nhau, có thể phát triển nhiều chủng loại hoa và có khí
hậu Á nhiệt đới có 4 mùa rõ rệt, có một số tiểu vùng khí hậu nhỏ, vì vậy có
thể phát triển một số loại hoa cây cảnh nhiệt đới, á nhiệt đới và cả ôn đới. Bên
cạnh đó được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ và chỉ đạo của lãnh đạo các cấp
các ngành từ tỉnh đến huyện, xã, phường trên địa bàn Thái Nguyên trong việc
phát triển nghề hoa. Người dân trồng hoa tại Thái Nguyên đều có một số kinh
nghiệm nhất định trong lĩnh vực sản xuất hoa, cây cảnh. Việc sản xuất hoa đã
khẳng định được hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với các loại cây trồng khác trên


2

địa bàn, chính vì vậy thị trường hoa của Thái Nguyên trong những năm qua
đã có nhiều bước chuyển nổi bật nhưng vẫn còn chưa đa dạng về chủng loại
và cũng chưa đáp ứng được nhu cầu chơi hoa của người dân.
Để lựa chọn các giống hoa tulip có chất lượng cao, phù hợp với điều
kiện sinh thái địa phương, đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của người
tiêu dùng, đồng thời đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số
giống hoa tulip, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá một số giống và ảnh
hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng, phát triển của hoa Tulip Hà lan tại
Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài.
1.2.1. Mục đích.
- Lựa chọn được giống hoa tulip có năng suất, chất lượng tốt và thích
nghi với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên và xác định một số loại giá thể
phù hợp cho hoa Tulip để nâng cao năng suất, chất lượng hoa và tăng hiệu
quả kinh tế sản xuất.

1.2.2. Yêu cầu.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất
lượng của một số giống hoa tulip tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng sinh trưởng,
phát triển và cho năng suất, chât lượng đến hoa tuylip Hà Lan.


3

1.3. Ý nghĩa đề tài.
1.3.1. Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học.
- Nghiên cứu khoa học, đúc rút kinh nghiệm và củng cố những kiến
thức lý thuyết đã học.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có
giá trị làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về cây hoa tulip trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Sự phù hợp của các giống hoa tulip với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái
Nguyên sẽ góp phần đa dạng hóa các chủng loại hoa của Thái Nguyên, từ đó
nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu của ngành sản xuất hoa.
Tìm ra được loại giá thể phù hợp nhất để trồng hoa tuylip cho năng suất,
chất lượng ổn định và hiệu quả kinh tế cao.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học.
2.1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu giống.

Cây hoa tuylip rất đa dạng và phong phú về giống, tuy nhiên mỗi giống
thích hợp với từng điều kiện khí hậu tự nhiên khác nhau, sẽ cho năng suất
chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nếu chúng ta nắm được đặc tính của mỗi
giống được trồng trên địa bàn.
Nghiên cứu về giống cho chúng ta nắm được phương pháp chăm sóc
đối với từng giống, mỗi giống thích hợp mỗi kiểu chăm sóc khác nhau để
chúng ta nắm được và đưa ra các biện pháp kĩ thuật, quy trình chăm sóc cụ
thể cho từng giống.
Vì vậy nghiên cứu về giống để đánh giá phẩm chất và phương thức
chăm sóc cho từng giống là khơng thể thiếu trong các nghiên cứu, đánh giá về
hoa tuylip, làm cơ sở cho việc trồng, chăm sóc và làm kinh tế từ loài hoa này.
2.1.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu giá thể.
2.1.2.1. Cơ sở khoa học.
Nghiên cứu về giá thể cũng là một nghiên cứu hết sức quan trọng đối
với việc trồng hoa tuylip:
Giá thể có rất nhiều loại nhưng hầu hết đều được phối trộn từ các vật
liệu dễ kiếm trong tự nhiên như: trấu hun, xơ dừa, mùn cưa, than bùn, cát, bột
đá, tuy nhiên giá thể được tạo ra phải có độ thơng thống và giữ nước tốt.
Giá thể giúp cây đứng vững và cung cấp một số chất dinh dưỡng thiết
yếu cho cây, mỗi loại giá thể tạo độ tơi xốp, khả năng giữ nước khác nhau, có
độ pH khác nhau, độ bền và chứa chất dinh dưỡng khác nhau vì vậy cần
nghiên cứu để đánh giá mức độ phù hợp của từng loại giá thể để có thể ứng


5

dụng vào việc trồng và chăm sóc hoa tuylip sao cho có năng suất, chất lượng
và độ hiệu quả cao nhất.
2.1.2.2. Các nghiên cứu về giá thể.
Giá thể là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thống khí.

Khả năng giữ nước và độ thống khí của giá thể được quyết định bởi những
khoảng trống (khe, kẽ) trong nó. Trong cát mịn có những khoảng trống rất
nhỏ, khơng chứa được nhiều nước và oxi. Ngược lại sỏi thô tạo ra những
khoảng trống khá lớn, nhiều khơng khí nhưng mất nước nhanh [16]. Giá thể
có những đặc điểm giữ nước cũng như thống khí, có pH trung tính và có khả
năng ổn định pH, thấm nước dễ dàng, bền và có khả năng tái sử dụng hoặc
phân hủy ngồi môi trường, nhẹ và rẻ rất thông dụng. Giá thể thì có nhiều loại
như xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn (cỡ hạt đậu), đá trân châu,…Có
thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại. Vì vậy, trồng cây
trong giá thể, dinh dưỡng được cung cấp cho cây thơng qua phân bón trộn
trong giá thể và bón thúc. Giá thể được để trong những khay chậu. Khay chậu
có thể là gỗ, đất nung, sành sứ,…tùy vào điều kiện mà người trồng có thể
chọn lựa và sử dụng theo sở thích của mình[17]. Giá thể là khái niệm dùng để
chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây trồng. Việc sử dụng các giá thể
phù hợp có ý nghĩa đặc biệt đối với cây trồng. Giá thể được sử dụng hiện nay
gồm: Than củi, gạch nung, rêu, xơ dừa, rễ bèo tây, vỏ cây, rễ dương xỉ, trấu
hun, sỏi, đất, bã nấm....,
* Mùn xơ dừa: Là giá thể tơi xốp, thoáng khí, dễ thấm nước, giữ ẩm
cao, khơng mang mầm bệnh, chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, rẻ tiền, dễ
kiếm. Tuy nhiên cũng có nhược điểm thốt nước nhanh, chóng mục, vì vậy dễ
bị sâu bệnh.


6

* Trấu hun: Rẻ, dễ làm, thoát nước, nhẹ dễ vận chuyển, cung cấp chất
khoáng, làm cứng cây. Tuy nhiên khơng có chất hữu cơ, kém dinh dưỡng, hấp thụ
nhiệt mạnh nên chỉ dùng cho giâm cây bằng hom và trồng cây giai đoạn đầu.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, ở Liên Xô cũ đã tiến hành nghiên cứu
và ứng dụng kỹ thuật trồng cây con trong túi nilơng trong nhà lưới có mái che

đã đạt
được kết quả cao. Sau đó phương pháp này đã được phổ biến trong sản
xuất nông nghiệp. Phần cải tiến kỹ thuật vườn ươm, nó đã trở thành một nghề
kinh doanh, một số nông dân sản xuất cây con với số lượng lớn để bán cho
nông dân khác.
Đất không phải là môi trường tốt cho cây con. Cho thêm cát hoặc cát +
than bùn sẽ tạo ra một hỗn hợp rất tốt. Nhiều nơi đã và đang phát triển những
hỗn hợp đặc biệt mà có thể được sử dụng. Những hỗn hợp này không sử dụng
đất ruộng khi đất ruộng bị ô nhiễm do sâu bệnh và do hoá chất. Sự khác nhau
của môi trường nhân tạo được thể hiện như sau:
Theo Lawtence, Neverell (1950)[12], cho biết ở Anh sử dụng hỗn hợp
đất + than bùn + cát thơ (tính theo thể tích) có tỷ lệ 2:1:1 để gieo hạt, để trồng
cây là 7:3:2
Bunt (1965)[10] sử dụng hỗn hợp cho gieo hạt (theo thể tích 1 than bùn
rêu nước + 1 cát +2,4kg/m 3 đá vôi nghiền và hỗn hợp trồng cây 3 than bùn rêu
nước + 1 cát + 1,8kg/m3 đá vôi nghiền đều cho thấy cây con mập và khoẻ.
Masstallerz (1977)[13] cho biết ở Mỹ đưa ra công thức phối trộn (tính
theo thể tích) thành phần hỗn hợp bầu bao gồm sét và mùn cát sét và mùn cát
có tỷ lệ 1:2:2; 1:1:1 hay 1:2:0 đều cho hiệu quả. Cho thêm 5,5 – 7,7g bột đá
vôi và 7,7 – 9,6g Superfosfat cho một đơn vị thể tích.
Nghiên cứu thành phần giá thể cho cây con cà chua ở Philippin, Duna
(1997) [14] cho biết với một khay có kích thước 35x21x10 con có 72 lỗ (kích


7

thước lỗ là 6x6cm) thì thành phần bầu có tỷ lệ đất, phân chuồng, trấu hun, là
1:1:1 (theo thể tích) và 10g NPK (15:15:15).
Đối với cây ớt nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt là 2030oC.Số ngày trung bình sau khi gieo hạt cho tới khi cây mọc ở t0 đất khác
nhau là khác nhau. Sự nảy mầm của hạt có thể thay đổi phụ thuộc vào giống,

chất lượng hạt giống và hỗn hợp đất gieo trồng.
Theo Kaplina (1976)[11] thì đối với cùng một loại cây nhưng với thành
phần giá thể khác nhau cho năng suất khác nhau: Để gieo hạt cải bắp cải xanh
nếu thành phần giá thể gồm 3 phần mùn + 1 phần đất đồi + 0,3 phân bò và
trong 1 kg hỗn hợp trên cho thêm 1g N, 4g P2O5, 1g K2O thì năng suất sớm
đạt 181,7 tạ/ha.
Nếu thành phần gía thể gồm than bùn 3 phần + mùn 1 phần + phân bị 1
phần và lượng chất khồng như trên thì năng suất sớm đạt 170tạ/ha. Không
chỉ đối với cải bắp cải xanh mà đối với dưa chuột cũng thế. Nếu thành phần
giá thể cây con gồm 4 phần mùn + 1 phần đất đồi và trong 1kg hỗn hợp trên
cho thêm 1g N, 4g P2O5, 1g K2O thì năng suất sơm đạt 238 tạ/ha.Nếu thành
phần giá thể gồm 4 phần mùn + 1 phần đất trồng thì năng suất sớm đạt 189
tạ/ha.
Berke (1997)[16] cho biết ở trung tâm nghiên cứu phát triển rau châu
Á sử dụng khay có 70 lỗ để gieo cây con. Môi trường trong các khay là rêu
than bùn, đất đã được chuẩn bị, hoặc hỗn hợp trong chậu được chuẩn bị từ: Đất
+ phân chuồng + trấu hun + chất khoáng và cát. Sử dụnghỗn hợp 70% rêu than
bùn và 30% chất khống thơ. Nên tự chuẩn bị hỗn hợp trong chậu sử dụng các
thành phần không thơ nếu có thể nên khử trùng bằng nồi hấp hoặc lị nóng ở
nhiệt độ 120oC trong 2 giờ. Ngồi ra cho thêm một lượng phụ P2O5 và K2O
vào giúp cho sự phát triển của cây con.


8

Trung Tâm Nghiên cứu phát triển rau châu Á (AVRDC)[14] (1992)
khuyến cáo việc sử dụng rêu than bùn hoặc chất khống được coi như mơi
trường tốt cho cây con.
Theo Northen (1974)[15] cho rằng, việc cấy cây Phong lan con lấy ra
từ ống nghiệm nên dùng 3 phần vỏ cây thông xay nhuyễn + 1 phần cát hoặc 8

phần Osmida xay nhuyễn + 1 phần than vụn. Giá thể này cho tỷ lệ sống của
cây lan con cao và cây sinh trưởng phát triển tốt. Có nhiều cơng trình nghiên
cứu về thành phần của giá thể ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng. Tuỳ từng
loại cây khác nhau mà giá thể có thành phần khác nhau.Tác giả Phạm Thị
Kim Thu và Đặng Thị Vân (1997)[8] cho biết nền đất + phân hữu cơ + cát
đen tỷ lệ là 1:1:1 có phủ một lớp cát đen 2 cm lên trên là tốt nhất khi đưa
chuối nuôi cấy mô ra vườn ươm. Đối với cây con được gieo từ hạt khả năng
thích ứng với môi trường là cao hơn với cấy Invitro nhưng thời kỳ cây con ảnh
hưởng đến sinh trưởng, phát triển năng suất của cây sau này. Vì vậy, việc xác
định giá thể và hàm lượng chất khoáng cho cây con trong bầu cũng rất quan
trọng.Tác giả Trần Khắc Thi (1980)[7] cho biết để trồng cây dựa trên diện tích
dành cho cây vụ Đông, dùng bầu đất để gieo cây con với thành phần vật liệu
gồm: 60% mùn trấu hoặc rơm đã mục + 20% bùn + 15% phân bắc mục và 5%
cát (Tỷ lệ 3: 1: 0,75: 0,25). Có thể trộn thêm phân hoá học với số lượng 1m3
hỗn hợp rắc 0,5kg đạm Sulfat và lân +1,5kg Kali. Kết quả cho thấy gieo bầu
đảm bảo mật độ cây (do tỷ lệ cây sống cao); chất lượng cây con tốt hơn, tranh
thủ được thời gian gieo sớm hơn từ 10-20 ngày; mỗi ha tiết kiệm được 120 –
150 công giảm nhẹ cơng gieo và tưới nước.
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam.
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới.
Hiện nay việc sản xuất hoa và cây cảnh trên thế giới đang phát triển
mạnh và mang tính thương mại cao. Ngành sản xuất hoa cây cảnh mang lại


9

nhiều thuận lợi cao cho nền kinh tế của một số nước, đặc biệt là những nước
phát triển.
Theo báo cáo năm 2005 của FAO, giá trị sản lượng hoa cây cảnh của
toàn thế giới năm 1995 đạt 45 tỉ USD, đến năm 2004 tăng lên 66 tỉ USD ( tốc

độ tăng bình qn năm 20% ) trong đó giá trị xuất khẩu đạt từ 20 - 50 tỉ
USD/năm.
Theo số liệu thống kê của FAO, sản lượng hoa xuất khẩu chiếm nhiều
hơn 13,362 tỉ USD năm 2006, trong đó hoa cắt cành là 6,12 tỉ USD chiếm
45,9% hoa chậu và hoa trồng thảm là 5,79 tỉ USD chiếm 43,3% ; loại chỉ
dùng lá để trang trí là 893 triệu USD chiếm 6,7 % và các loại hoa khác là 559
triệu USD chiếm 4,1 %.
Những nước có ngành hoa phát triển là Hà Lan, Pháp, Mỹ, Colombia,
Kenia… Một số nước đang có kế hoạch đầu tư phát triển mạnh mẽ, đưa hoa
lên thành một ngành kinh tế quan trọng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Italia…
Trong các nước châu Âu, Hà Lan có thể xem là nước đứng đầu thế giới
về sản xuất và xuất khẩu hoa phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn 80
nước trên thế giới bao gồm hoa cắt, hoa trồng thảm, trồng chậu và cây trang
trí. Trung bình một năm Hà Lan cung caaos cho thị trường 7 tỉ bó hoa tươi và
600 triệu chậu hoa cảnh các loại, với tổng kim ngạch xuất khẩu là 2 tỉ
USD/năm. Tiếp đến là Mỹ, ngành trồng hoa có thể xem như một thành phần
trong nền kinh tế Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu là 10 tỉ USD/năm; bao gồm
hoa cắt, hoa trồng thảm, trồng chậu và các loại lá để trang trí. Ở các nước
châu Á thì Nhật Bản là nước dẫn đầu về áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật
tiên tiến để tạo ra các giống hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Thế mạnh của
nước này là cây Bonsai, nghệ thuật cắm hoa và lối trang trí độc đáo cho các
vườn hoa cơng viên.


10

Sau hai thập kỉ phát triển, ngành sản xuất hoa Trung Quốc đã trở thành
một ngành có hứa hẹn bởi sản xuất hoa phát triển hàng năm. Diện tích trồng
hoa của Trung Quốc là 117.000 ha vào năm 2000, số lượng hoa cắt cành
được bán là 3,22 tỉ cành và hoa chậu, hoa thảm là 810 triệu cây. Trung Quốc

đang phấn đấu đẩy nhanh ngành công nghiệp hoa hoa phát triển và sẽ trở
thành một trong những nước dẫn đầu châu Á về sản xuất, tiêu thụ và xuất
khẩu hoa.
Do cây hoa mang lại lợi nhuận khá cao nên một số một nước rất chú
trọng đầu tư, đặc biệt là cho công tác nghiên cứu ứng dụng thành tựu tiên tiến
nhất của các nghành nghề khác có nhiều liên quan như: Cơng nghệ sinh học,
tin học, tự động hóa, vật lí, hóa học, ngành cơng nghiệp làm nhà kính – nhà
lưới, ngành cơn nghiệp sản xuất giá thể, phân bón, thuốc phòng trừ sâu
bệnh,…
Kết quả mỗi năm trên thế giới tạo ra hàng trăm chủng loại hoa và
giống hoa mới, đã xây dựng được nhiều “nhà máy” sản xuất hoa với hàng tỉ
bông hoa chất lượng cao cung cấp cho người tiêu dùng đồng thời đã thúc đẩy
rất nhiều ngành nghề khác phát triển.
Theo phân tích và dự báo của các chuyên gia kinh tế, ngành sản xuất
kinh doanh hoa trên thế giới còn tiếp tục phát triển và vẫn có tốc độ phát triển
cao ( từ 12 – 15 % ) trong những năm tới.
Đặc điểm cơ bản của các nước trồng hoa tiên tiến là nhà nước chỉ tạo
cơ chế chính sách, đầu tư hỗ trợ phát triển ban đầu cho việc nghiên cứu phát
triển sản xuất ( kể cả việc chọn tạo giống, nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ
thuật ) đều do các cơng ty tư nhân đảm nhiệm.
Phát triển hoa cây cảnh khơng chỉ đóng một vai trò quan trọng là mang
lại lợi nhuận to lớn cho nền kinh tế của đất nước mà còn góp phần đáng kể
trong việc cải tạo mơi trường sống phục vụ cho nhu cầu thiết kế, xây dựng,
xây dựng, trang trí cơng cộng và làm cho con người gần gũi thiên nhiên hơn.


11

2.2.2. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở Châu Á.
Châu Á có 134.000 ha trồng hoa chiếm 60 % diện tích trồng hoa thế

giới nhưng diện tích trồng hoa thương mại nhỏ. Tỉ lệ trị trường hoa chiếm
20 % thị trường hoa thế giới. Nguyên nhân là do các nước châu Á có phần lớn
diện tích hoa trồng hoa trong điều kiện tự nhiên và chủ yếu phục vụ cho nhu
cầu nội địa.
Trong đó các nước có diện tích trồng hoa lớn là Trung Quốc ( sản
lượng đạt 2 tỉ cành/năm trong năm 2000 ) với các loại hoa chính như hoa
hồng, cúc, phăng, layơn, đồng tiền; Ấn Độ có 65.000 ha ( giá trị 2050 triệu
R.S/năm ); Thái Lan có 5.452 ha ( sản lượng 1.667 cành/năm ) ; Việt Nam có
3.500 ha.
Tình hình sản xuất hoa ở các nước châu Á được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất hoa ở các nƣớc châu Á năm 2000
STT

Tên nƣớc

Diện tích
( ha )

Sản lƣợng
giá trị / năm

Các loại hoa chính

1

Trung quốc

117.000

2 tỉ

cành / năm

Hồng, phăng, cúc, lay ơn, đồng
tiền
Anthurium, huệ gysophila, cúc
xuxi, nhài, hồng, lan, các loại
hoa ôn đới.

2

Ấn Độ

65.000

2.050 triệu
RS / năm

3

Malaysia

1.218

3.370 triệu
RM / năm

Phăng, hồng, static, cúc huệ,
gysophila

4


Srilanka

500

205 triệu cành/
năm

Hồng, phăng, static, cúc huệ,
gysophila

5

Thái Lan

5.425

1.667 triệu
cành / năm

Lan, hồng, cúc, phăng, nhài

6

Việt Nam

3.500

7


Philippin

2.035

8

Indonesia

1.570

1.060 triệu
cành/ năm
850 triệu cành/
năm
680 triệu cành
/ năm

Lan, Anthurium, hồng, cúc
Lay ơn, heliconia
Lan, hồng, huệ nhài

( Nguồn: Nguyễn Xuân Linh, 2002 )


12

Các loài hoa được trồng ở châu Á chủ yếu 2 nhóm giống hoa có nguồn
gốc nhiệt đới và ơn đới. Nhóm giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới gồm các loài
hoa lan ( Orchidacea ), hoa đồng tiền ( Gerbera ) … Nhóm có nguồn gốc từ
ơn đới như hoa hồng ( Rosa sp. ) , hoa cúc ( Chrysanthemum sp. ) , layơn

( Gladiolus ) , huệ … Đặc biệt hoa lan là sản phẩm nhiệt đới , đặc sản hoa
châu Á được thị trường châu Âu và châu Mỹ ưu chuộng.
Sản xuất hoa ở châu Á là một tiềm năng quan trọng thúc đẩy nghề
trồng hoa phát triển trong tương lai. Tuy nhiên hiện nay sự phát triển hoa ở
các nước châu Á gặp các điều kiện thuận lợi và khó khăn sau:
Điều kiện thuận lợi của sản xuất hoa ở các nƣớc châu Á:
+ Có nguồn gen cây phong phú và đa dạng.
+ Khí hậu nhiệt đới , đất đai phù hợp ới sinh trưởng và phát triển của
nhiều loại hoa.
+ Nguồn lao động dồi dào, giá nhân cơng thấp.
+ Chính phủ đầu tư, khuyến khích phát triển nghề trồng hoa.
+ Đời sống con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu hoa tười ngày
ngày càng lớn.
Bên cạnh những thuận lợi trên, nghề trồng hoa châu Á cịn gặp nhiều
khó khăn và hạn chế.
Các mặt hạn chế trong sản xuất hoa ở các nƣớc châu Á:
+ Thiếu giống hoa đẹp, chất lượng cao, giống hoa thường phải nhập từ
bên ngoài.
+ Chưa đủ kĩ thuật sản xuất hoa thương mại.
+ Vốn đầu tư cao, vay vốn với lãi suất cao.
+ Cơ sở hạ tầng cho sản xuất, bảo quản, vận chuyển cịn thiếu.
+ Thơng tin về thị trường chưa đầy đủ.
+ Thiếu vốn đầu tư cho nghiên cứu , đào tạo cán bộ.


13

+ Thuế cao, sự kiểm dịch khắt khe của các nước nhập khẩu hoa.
2.2. 3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam.
Nghề sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời nhưng nó chỉ

được coi là một ngành kinh tế và có giá trị hàng hóa từ những năm 1980.
Cũng như một số ngành trên thế giới, ngành kinh tế này có tốc độ phát triển
khá nhanh.
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha, trong đó diện tích
đất trồng hoa vẫn còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 0,02 % diện tích đất
trồng trọt. Diện tích trồng hoa tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống
như Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu ( Hà Nội ); Đằng Hải, Đằng
Lâm ( Hải Phịng ); Hồnh Bồ, Hạ Long ( Quảng Ninh ); Triệu Sơn, Thành
phố Thanh Hóa ( Thanh Hóa ); Gị Vấp, Hc Mơn ( Thành phố Hồ Chí
Minh ); Đà Lạt ( Lâm Đồng )… với diện tích trồng hoa khoảng 3.500 ha.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2003 cả nước có 9.430 ha hoa và
cây cảnh các loại với giá trị sản lượng đạt 482,6 tỉ đồng.
So với năm 1994, diện tích hoa năm 2009 đã tăng 4, 3 lần, giá trị sản
lượng tăng 8,2 lần và mức tăng giá trị thu nhập/ha là 182 %. Tốc độ tăng
trưởng này là rất cao so với các ngành nông nghiệp khác. Sự tăng trưởng của
ngành sản xuất hoa cây cảnh luôn ổn định và theo cấp số cộng trong suốt 15
năm qua.


14

Bảng 2.2. Diện tíchvà giá trị sản lượng hoa cây cảnh ở Việt Nam năm 2003
Diện tích

Giá trị sản lƣợng

( ha )

( Tr.đ )


Cả nước

9.430

482.606

Hà Nội

1.642

81.729

Hải Phòng

814

12.210

Vĩnh Phúc

1.029

38.144

Hưng Yên

658

26.320


Nam Định

547

8.585

Lào Cai

52

12.764

TP. Hồ Chí Minh

572

24.194

Lâm Đồng

1.467

193.500

Bình Thuận

325

6.640


2.325

78.52

Tên khu vực

Các tỉnh khác

(Nguồn: Số liệu Cục thống kê, 2003)
Phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được
chú ý phát triển, diện tích hoa tăng nhanh. Nhờ giá trị mà cây hoa đem lại nên
phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm đây đã tăng rất nhanh,
tăng theo từng năm cụ thể như sau:


15

Bảng 2.3. Tốc độ sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn 1994 – 2006

Chỉ tiêu
Tổng diện tích ( ha )
Giá

trị

sản

lượng

( Triệu đồng )

Giá trị thu nhập TB
( Tr. đồng / ha / năm )
Mức tăng diện tích so
với 1994 ( lần )

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

1994

1997

2000

2003

2006

3.500

4.800

7.600


10.300

13.400

175.000

268.800

463.600

51

56

1,0

1,38

964.80 1.045.2
0

00

61

72

78


2,17

2,94

3,83

(Số liệu thống kê và điều tra của Viện nghiên cứu rau quả năm 2010)

Theo thống kê của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Việt Nam
có trên 8.000 ha trồng hoa. Năm 2010, lượng hoa cung ứng ra thị trường
khoảng 4,5 tỉ cành, trong đó xuất khẩu 1 tỉ cành, đạt kim ngạch 60 triệu USD.
Hoa xuất khẩu có 85 % hoa hồng, cúc và lan. Sản xuất hoa cành của Việt
Nam tập trung ở các đơ thị lớn như Hà Nội, Hải Phịng, TP.HCM, Đà Lạt,…
Theo các chuyên gia kinh tế, doanh thu từ các vùng chuyên canh rất lớn, có
nơi lợi nhuận lên đến 2 tỉ đồng/ha/năm.
Về cơ cấu chủng loại hoa, cây cảnh ở Việt Nam: trước 1995, Việt
Nam chủ yếu sử dụng những loại hoa, cây cảnh truyền thống, thông dụng như
quất, đào, mai, hồng, cúc, layơn, thược dược, huệ,… Những năm gần đây một
số chủng loại hoa, cây cảnh mới, cao cấp đã dần được chú trọng và đang có
xu hướng tăng dần về số lượng và giá trị. Bảng 2.4 dưới đây thể hiện được sự
thay đổi đó .


16

Bảng 2.4. Cơ cấu số lƣợng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua các năm
Đơn vị tính: (%)
Năm 1995

Năm 2000


Năm 2009

100

100

100

 Đào

25

24

22

 Quất

32

32

30

 Mai

24

23


22

 Cây cảnh khác

19

21

26

100

100

100

 Hồng

25

24

20

 Cúc

24

23


21

 Lay ơn

15

14

14

 Thược dược

6

4

2

 Huệ

11

11

9

 Đồng tiền

5


7

8

 Lily

2

3

6

 Cẩm chướng

3

3

3

 Lan

2

3

7




7

8

10

Chủng loại
Cây cảnh

Cây hoa

Hoa khác

(Số liệu thống kê và điều tra của Viện Nghiên cứu rau quả năm 2010)
Trong bối cảnh Việt Nam ra nhập WTO thì ngồi việc tăng diện tích, sẽ
có nhiều doanh nghiệp ( trong và ngồi nước ), các trang trại đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh hoa cây cảnh, đồng thời những giống hoa truyền thống có


×