Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá tác động của thiên địch tới giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học tại farm ớt ngọt paran arava israel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

LƢU SÙNG KHOA
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN ĐỊCH TỚI GIẢM THIỂU SỬ
DỤNG THUỐC BVTV HÓA HỌC TẠI FARM ỚT NGỌT 66 PARAN
ARAVA ISRAEL”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành : Khoa học Mơi trƣờng
Khoa

: Mơi trƣờng

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên – năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------



LƢU SÙNG KHOA
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN ĐỊCH TỚI GIẢM THIỂU SỬ
DỤNG THUỐC BVTV HÓA HỌC TẠI FARM ỚT NGỌT 66 PARAN
ARAVA ISRAEL”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa học Mơi trƣờng

Lớp

: K45 - KHMT - N03

Khoa

: Mơi trƣờng

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Huệ


Thái Nguyên – năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương
châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình
lượng kiến thức cần thiết, chun mơn vững vàng. Thời gian thực tập tốt
nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào
tạo sinh viên Đại học nói chung và sinh viên Đại học Nơng Lâm nói riêng.
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn đến cơ giáo ThS. Nguyễn Thị Huệ
đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ em hồn thành khóa luận này. Cùng tồn thể các
thầy cô giáo khoa Môi Trường, các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt nguồn kiến thức và những kinh
nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian học tại trường.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng các cán bộ thuộc
Trung Tâm Đào Tạo Phát Triển Quốc Tế Trường đại học Nông Lâm đã tạo
điều kiện và giúp đỡ để em có thể thực hiện tốt q trình thực tập tại Israel.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian có hạn, khả năng nghiên
cứu của bản thân còn hạn chế, nên kết quả nghiên cứu có thể cịn nhiều thiết
sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô,các bạn và
những người đang quan tâm đến vấn đề đã trình bày trong khóa luận, để khóa
luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Lƣu Sùng Khoa



ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại theo nhóm tổng hợp .......................................................... 8
Bảng 2.2: Phân loại TBVTV theo mục đích sử dụng ....................................... 8
Bảng 2.3: Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (LD50
mg/kg chuột) ..................................................................................................... 9
Bảng 2.4. Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy ............................ 10
Bảng 2.5 Thời gian tồn lưu thuốc BVTV trong đất ........................................ 13
Bảng 2.6. Thời gian bán phân hủy các loại thuốc trừ sâu thuốc nhóm POPS . 13
Bảng 4.1. Tổng hợp một số sâu bệnh hại trên ớt ngọt .................................... 26
Bảng 4.2. Tổng hợp một số loài thiên địch được sử dụng tại farm ớt ............ 32
Bảng 4.3. So sánh năng suất ớt giữa sử dụng thiên địch và thuốc
BVTV……………………………………………………………………...43


iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Chu trình thuốc BVTV trong hệ sinh thái nơng nghiệp.................. 11
Hình 2.2 Lượng TBVTV được sử dụng trên diện tích 1000 dunams đất nơng
nghiệp của một số quốc gia OECD................................................... 16
Hình 4.1 Nhiệt độ trung bình thấp nhất và cao nhất của các tháng trong năm ..... 22
Hình 4.2 Số giờ nắng trung bình các tháng tại Paran ..................................... 23
Hình 4.3 Lượng mưa trung bình năm của Moshav Paran ............................... 24
Hình 4.4. Giống ớt ngọt .................................................................................. 26
Hình 4.5. Triệu chứng khi là bị nhện hại tấn cơng.......................................... 27

Hình 4.6. Triệu chứng ớt nhiễm vi khuẩn trên lá ............................................ 28
Hình 4.7. Ớt bị cơn trùng cánh bước tấn cơng ................................................ 29
Hình 4.8. Rệp tấn cơng lá ớt............................................................................ 30
Hình 4.9. Mọt hạt trưởng thành....................................................................... 31
Hình 4.10. Cây bị bọ trĩ tấn cơng .................................................................... 31
Hình 4.11. Ong ký sinh tiêu diệt rệp ............................................................... 33
Hình.4.12. Nhện săn mồi................................................................................. 35
Hình 4.13. Lồi Orius laevigatus .................................................................... 36
Hình 4.14. Tỉ lệ các yếu tố ảnh hưởng tới thiên địch...................................... 37
Hình 4.15. Biểu đồ so sánh năng suất ớt giữa sử dụng thiên địch và thuốc
BVTV ................................................................................................ 42
Hình 4.16. Biểu đồ so sánh kích thước trung bình của ớt giữa sử dụng thiên
địch và thuốc BVTV ......................................................................... 43


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Kí hiệu
Dunam

Đơn vị diện tích dùng tại israel 1 dunam tương đương 1000m2

BDKH

Biến đối khí hậu

IPM


Quản lý dich hại

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

BVTV

Bảo vệ thực vật

HST

Hệ sinh thái

SIT

Kỹ thuật côn trùng vô trùng

IGRs

Insulator Growth Regulators


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu đề tài ........................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu đề tài .......................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 4
2.1.2. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật .............................................................. 8
2.1.3. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật .................................................. 10
2.2. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Israel ................................ 15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18


vi

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ...................................... 18
3.4.2. Phương pháp khảo sát hiện trường........................................................ 19
3.4.3. Phương pháp thống kê........................................................................... 19
3.4.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp...................................................... 19

3.4.5. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 19
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 20
4.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Israel, vùng Arava và
Moshav Paran .................................................................................................. 20
4.1.1. Giới thiệu về đất nước Israel ................................................................. 20
4.1.2. Tổng quan vùng Arava .......................................................................... 21
4.1.3. Tổng quan về Moshav Paran ................................................................ 21
4.2. Đặc điểm, cách thức tiêu diệt dịch hại và các yếu tố ảnh hưởng tới một số
loại thiên địch được sử dụng tại farm ớt ngọt 66 Paran .................................. 25
4.2.1. Đặc điểm ớt ngọt (ớt chuông) ............................................................... 25
4.2.2. Một số sâu bệnh hại trên ớt ngọt ........................................................... 26
4.2.3. Thành phần thiên địch và phương thức tiêu diệt dịch bệnh hại của một
số loại thiên địch được sử dụng tại farm ớt ngọt 66 Paran ............................. 32
4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới thiên địch ..................................................... 37
4.2.5. Các biện pháp kết hợp nhằm tối ưu hiệu quả bảo vệ cây trồng ............ 39
4.3. Đánh giá hiệu quả mang lại của việc sử dụng thiên địch so với thuốc bảo
vệ thực vật hóa học.......................................................................................... 41
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
tại Việt nam ..................................................................................................... 43
4.4.1. Giải pháp quản lý nhà nước .................................................................. 43
4.4.2. Giải pháp sử dụng phòng dịch hại tổng hợp IPM ................................. 44
4.4.3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục .......................................................... 47


vii

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hàng năm trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và các nước trên thế
giới, sâu bệnh, cỏ dại, chuột là mối đe dọa lớn và nếu khơng được tổ chức
phịng trừ tốt, chúng có thể gây tổn thất nghiêm trọng về năng suất cây trồng
và chất lượng nơng sản. Bởi vì, thiệt hại do các loại sinh vật hại gây nên đối
với cây trồng trên đồng ruộng có thể làm giảm 20-25% năng suất, có khi lại
đến 50%. Để phịng trừ các loại sinh vật hại nói trên, trong những năm qua
chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, biện pháp kỹ thuật
canh tác luôn được coi là cơ bản trong điều kiện nhất định, dùng thuốc bảo vệ
thực vật (BVTV) là biện pháp tích cực, có khi là biện pháp quyết định đến
năng suất cây trồng và chất lượng nơng sản. Nhưng ngồi mặt tích cực của
thuốc trừ sâu là tiêu diệt các sinh vật gây hại cây trồng , bảo vệ sản xuất,
thuốc trừ sâu còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh
vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt tơm cá, xua
đuổi chim chóc,… Phần tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trên
các sản phẩm nông nghiệp, rơi xuống nước bề mặt, ngấm vào đất, di chuyển
vào nước ngầm, phát tán theo gió gây ơ nhiễm mơi trường.
Đất nước Israel nói chung và vùng Arava nói riêng có đất đai phần lớn là
sa mạc và núi đá nhưng nền nông nghiệp xanh phát triển thuộc hàng đầu thế
giới với các công nghệ kỹ thuật tiên tiến phát triển nhất thế giới. Thung lũng
Arava cái tên đầy tự hào của mọi người dân Israel vì tại đây, phép màu đã làm
nở hoa giữa sa mạc - những phép màu thực sự của khoa học công nghệ. Các
nhà khoa học người Do Thái của đất nước Israel - dân tộc được mệnh danh
thông minh nhất thế giới đã biến vùng đất hoang sơ đầy cát gió này thành

những “vườn địa đàng”. Theo số liệu đến tháng 6/2011, dân số của khu vực


2

vào 3.050 người với 700 gia đình, trong đó 500 gia đình làm nghề nơng. Tổng
diện tích đất đang sử dụng cho canh tác là 3.576 ha. Phần lớn diện tích này là
trồng rau (82%), 15% trồng cây ăn trái và 3% trồng hoa. Ớt ngọt là loại rau
chính của Arava, chiếm 50% tổng diện tích khu vực và chiếm 60% diện tích
trồng rau nói chung. [2]
Vậy điều gì đã khiến hoang mạc khô cằn trở thành “vườn địa đàng”, một
trong những lí do đó là sự áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất kể
như công nghệ tưới nhỏ giọt và sử dụng thiên địch vào phịng trừ sâu hại. Sử
dụng thiên địch trong nơng nghiệp đã được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới
nhưng cách con người Israel áp dụng đã làm thay đổi nơng nghiệp trên thế
giới nói chung và Việt nam nói riêng.
Vì vậy, để tìm hiểu hướng đi trong sản xuất nền kinh tế nông nghiệp hiện
đại, phương thức sản xuất trong điều kiện khắc nghiệt của sa mạc, những
phương thức sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản phù hợp
quan điểm sinh thái của người dân Do Thái như thế nào và giúp đất nước Việt
Nam có hướng đi đúng trong phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững,
giúp người dân lựa chọn các phương pháp phòng trừ sâu hại, đáp ứng yêu cầu
phát triển nền nông nghiệp bền vững là việc làm hết sức quan trọng và cần
thiết. Được sự cho phép của Ban chủ nhiệm khoa Khoa học môi trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS.
Nguyễn Thị Huệ tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá tác động của
thiên địch tới giảm thiểu sử dụng thốc bvtv hóa học tại farm ớt ngọt Paran
Arava Israel”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá tác động của thiên địch trong giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV

tại farm ớt ngọt 66 Paran Arava Israel.


3

- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thiên địch trong giảm sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong
nông nghiệp tại Việt Nam.
1.2.2. Yêu cầu đề tài
- Đánh giá đúng và chính xác thực trạng sử dụng thiên địch và hiệu quả
của chúng tại farm ớt ngọt Paran Arava Israel.
- Thông tin và số liệu thu thập được phải chính xác, trung thực, khách quan.
- Đề xuất các giải pháp, các giải pháp, kiến nghị phải có tính khả thi thực
tế phù hợp với điều kiện nước ta.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tế;
- Nâng cao và tích lũy các kinh nghiệm thực tế;
- Kết quả của đề tài là tư liệu học tập sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phản ánh thực trạng về sử dụng thiên địch tại farm ớt ngọt Paran
Arava.Làm cơ sở đề xuất các giải pháp sử dụng thiên địch trong nông nghiệp
tại Việt Nam.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế và ưu thế sử dụng so với thuốc BVTV hóa học.


4

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
Khái niệm thiên địch: Thiên địch là các loài sinh vật được sử dụng để
diệt trừ các sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng. Các loài thiên địch phổ biến
là: chuồn chuồn, cóc, chim sâu.
Thiên địch là kẻ thù tự nhiên của sâu hại cây trồng. Là những sinh vật
sống trên cây và những vùng xung quanh cây, không gây hại cho cây trồng,
có khả năng bắt mồi ăn thịt hay kí sinh trên những loài địch hại (những sinh
vật gây hại cây trồng), gồm: cơn trùng bắt mồi, cơn trùng kí sinh, vi sinh vật
gây hại, những loài vi sinh vật đối kháng với vi sinh vật gây bệnh cho cây
trồng và các động vật khác có khả năng ăn địch hại. Trong hệ sinh thái các
lồi sinh vật, có nhiều mối quan hệ qua lại, trong đó có quan hệ dinh dưỡng:
loài này làm thức ăn cho loài kia, các loài nối với nhau thành những chuỗi
dinh dưỡng. Sâu hại cây (cây chủ) lấy cây làm thức ăn (cây kí chủ), một số
loài sinh vật khác sử dụng sâu hại (vật chủ - vật mồi) để làm thức ăn. Dựa
theo hình thức sử dụng sâu hại làm thức ăn, người ta chia thành: [3]
- Nhóm bắt mồi ăn thịt:
Tác dụng của nhóm này là ăn sâu hại. Thiên địch bắt mồi chủ yếu là các
lồi nhện và một số cơn trùng như bọ rùa, hổ trùng, kiến, bọ xít, muồm
muỗm, dế nhảy, chuồn chuồn, một số lồi bọ xít..
- Nhóm ký sinh:
Con ký sinh đẻ trứng trên trứng hoặc trên cơ sở sâu hại, ấu trùng nở ra sẽ
ăn trứng sâu hoặc ăn sâu non. Các lồi ký sinh có thể sống trên một hoặc một
số loài sâu nhất định.


5

Nhóm ký sinh phần lớn là các lồi ong nhỏ như ong ký sinh trứng sâu đục

thân lúa, ong ký sinh trên trứng rầy nâu, trên trứng sâu cuốn lá lúa, ong ký
sinh trên sâu non sâu đục thân lúa, sâu cuốn lá lúa, sâu năn….
- Nhóm gây bệnh cho sâu:
Nhóm này chủ yếu là các lồi vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, vi rút. Có
nhiều trường hợp các lồi nấm có thể gây bệnh tiêu tới trên 90% số lượng rầy
nâu trên lúa. Vi khuẩn và vi rút làm nhiều loài sâu non bị chết thối nhũn (như
với sâu khoang, sâu xanh trên rau màu).[1]
* Vai trò của thiên địch trong việc hạn chế dịch hại.
Trên đồng ruộng có nhiều lồi sinh vật là thiên địch của dịch hại, góp
phần rất lớn trong việc hạn chế sự phát triển của dịch hại trong tự nhiên, giữ
thế cân bằng trong hệ sinh thái đồng ruộng. Thực tế đã chứng minh có rất
nhiều trường hợp dịch hại bị tiêu diệt bởi thiên địch mà con người không cần
dùng bất kỳ biện pháp nào.Trên ruộng lúa có nhiều khi phát hiện tỷ lệ trứng
sâu đục thân lúa bị ong ký sinh tới trên 90%. Sức ăn của các loài thiên địch
bắt mồi cũng rất lớn. Một con nhện Lycosa trưởng thành mỗi ngày ăn từ 5 15 con rầy nâu, một con sâu non của bọ rùa 8 chấm mỗi ngày ăn từ 5 - 10 con
mồi. Một con kiến vàng mỗi ngày ăn từ 5 - 10 con rệp hại cam.
Ong đen kén trắng (Apenteles Plutellea) ký sinh sâu non, tơ thường xuất
hiện ngay từ đầu vụ và kéo dài tới cuối vụ vào vụ Đông Xuân. Tỷ lệ ký sinh đạt
9,4 – 14,6% (Từ Liêm – Hà Nội). Mật độ của bọ rùa đỏ (Micraspis discolor)
tăng cao trên ruộng cải đã hạn chế số lượng rệp muội một cách rõ rệt.[12]
Ở Trung Quốc, trong các lồi ong kí sinh sâu xanh bướm trắng lồi
Pteromalus puparium có cao điểm kí sinh trong tháng 5 và 6, tỷ lệ nhộng bị
ký sinh khoảng 60% ở Hàng Châu, 35 – 60% ở Quỳ Châu và lên đến 70% ở
An Huy. Ong A. glometarut là ký sinh quan trọng ở thung lũng sông Trường
Giang gây tỷ lệ ký sinh lên tới 70%


6

Khái nhiệm thuốc bảo vệ thực vật: Là những loại hóa chất bảo vệ cây

trồng hoặc những sản phẩm bào vệ mùa màng, là những chất được tạo ra để
chống lại và tiêu diệt loài gây hại hoặc các vật mang mầm bệnh. Chúng cũng
gồm các chất để đấu tranh với các loài sống cạnh tranh với cây trồng cũng
như nấm bệnh trên cây. Ngồi ra các loại thuốc kích thích sinh trưởng, giúp
cây trồng đạt năng suất cao cũng là một dạng của thuốc BVTV. [6]
Thuốc BVTV là những hóa chất độc, có khả năng phá hủy tế bảo, tác
động đến cơ chế sinh trưởng , phát triển của sâu bệnh, cỏ dại và cả cây trồng,
vì vậy khi các hợp chất này đi vào môi trường, chúng cũng có những tác động
nguy hiểm đến mơi trường, đến những đối tượng tiếp xúc trực tiếp hay gián
tiếp. Và đây cũng là lí do mà thuốc BVTV nằm trong số những hóa chất đầu
tiên được kiểm tra về bản chất, về tác dụng cũng như tác hại.
* Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Theo tiểu ban danh pháp dinh dưỡng của liên hợp quốc thì dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật là “những chất đặc thù tồn lưu trong lương thực và thực phẩm
trong sản xuất nông nghiệp và trong thức ăn vật nuôi mà do sử dụng thuốc
gây nên”. Những chất đặc thù này bao gồm “ dạng hợp chất ban đầu, các dẫn
xuất đặc thù, sản phẩm phân giải, chuyển hóa trung gian, các sản phẩm phản
ứng và các chất phụ gia có tính chất về mặt độc lý”. Như vậy, theo đinh nghĩa
trên thì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các hoạt chất và các phụ gia
ở dạng hợp chất ban đầu và các sản phẩm hoạt hóa trung gian và sản phẩm
phân giải ở dạng tự do hoặc liên kết với nội chất thực vật có hại tới sức khỏe
con người và độc vật máu nóng (gọi chung là hợp chất độc).[6] Những hợp
chất độc tan trong lipit nhưng không tan trong nước thường tồn lưu ở lớp biểu
bì, gọi là dư lượng biểu bì (cuticle residue), những hợp chất độc tan trong
nước tồn ở phía trong lớp biểu bì gọi là dư lượng nội bì (subciticle residue),
những loại chất độc khơng tan trong nước và lipit tồn tại ở phía ngồi lớp biểu


7


bì gọi là dư lượng ngoại bì (extracuticle residue). Lượng dư được tính
bằng(microgam) hợp chất độc trong 1 kg nơng sản hoặc mg trong 1 kg nông
sản. Từng loại thuốc đối với từng loại nông sản đều được quy định mức dư
lượng tối đa (maximum residue limit, viết tắt là RML), tức là lượng chất độc
cao nhất được phép tồn lưu trong nông sản mà không gây ảnh hưởng đến cơ
thể người và vật nuôi khi sử dụng nông sản đó làm thức ăn. [6]
* Các dạng thuốc bảo vệ thực vật
Về cơ bản thuốc BVTV được sản suất dưới các dạng sau:
- Thuốc sữa: viết tắt là EC hay ND: gồm các hoạt chất, dung mơi, chất
hóa sữa và một số chất phụ trợ khác. Thuốc ở thể lỏng, trong suốt, tan trong
nước thành dung dịch nhũ tương đối đồng đều, khơng lắng cặn hay phân lóp.
- Thuốc bột thấm nước: còn được gọi là bột hòa nước, viết tắt là WP,
BTN: gồm hoạt chất, chất độn, chất thấm ướt và một số chất phù trợ khá. [5]
Thuốc ở dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù, pha
với nước để sử dụng.
- Thuốc phun bột: viết tắt là DP, chứa các thành phần hoạt chất thấp
(dưới 10%), nhưng chứa tỉ lệ chất độn cao, thường là đất sét hoặc bột cao
lanh. Ngồi ra, thuốc cịn chứa các chất chống ẩm, chống dính. Ở dạng bột
mịn, thuốc không tan trong nước.
- Thuốc ở dạng hạt: viết tắt là G hoặc H, gồm các hoạt chất, chất độn,
chất bao viên, và một số chất phụ trợ khác.
Ngoài ra còn một số dạng tồn tại khác:
- Thuốc dung dịch;
- Thuốc bột tan trong nước.


8

2.1.2. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
2.1.2. 1 Phân loại theo chức năng sinh thái và hóa học

Bảng 2.1: Phân loại theo nhóm tổng hợp
STT

Nhóm thuốc

Thí dụ

1

Thuốc trừ sâu

Adrin, DDT, Nicotine

2

Các chất diệt sâu bệnh

Apholate, Metepa, Ethyl hexenesiol

3

Thuốc đặc hiệu diệt ký sinh vật Chiobenzilate, cyhexatin, Binapacryl

4

Thuốc phòng ngừa nấm

Sulfur, Captafo, Phenyl mecury

5


Thuốc diệt nấm qua dễ

Carboxin dioxide, Cyclohexamide

6

Các chất xông hơi

Chloropincrin, Methyl bromide

7

Diệt cỏ

Sodium, Bardan, Bromacil

8

Các chất làm rụng lá

Cacodylic acid, Dimoseb, Diquat

(Nguồn: Nghiên cứu phân loại thuốc BVTV của Gunn và Steven)[7]
Bảng 2.2: Phân loại TBVTV theo mục đích sử dụng
STT

Mục đích

Mục tiêu sinh vật


1

Thuốc trừ ghẻ

Ve

2

Thuốc trừ tảo

Tảo (rong biển)

3

Thuốc diệt khuẩn

Vi khuẩn

4

Thuốc diệt cỏ

Cây, các loại cỏ khác

5

Thuốc trừ sâu

Côn trùng


6

Thuốc trù động vật thân mềm

Động vật thân mềm, ốc sên

7

Thuốc diệt giun

Giun tròn

8

Thuốc trừ loại gặm nhấm

Các loại gặm nhấm, chuột

(Nguồn: Nghiên cứu phân loại thuốc BVTV của Gunn và Steven)[7]


9

2.1.2.2. Phân loại nhóm độc theo tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Các chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ
thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đưa ra 5 nhóm độc theo tác dụng của độc tố
lên cơ thể qua đường miệng và qua da. LD50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của
thuốc qua đường miệng và da. Đó là liều gây chết trung bình được tính bằng
mg hoạt chất có thể gây chết 50% động vật thí nghiệm (tính bằng kg) khi tổng

thể trọng của động vật trên bị cho uống chết học bị phết vào da.
Bảng 2.3: Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
(LD50 mg/kg chuột)
STT

Qua miệng

Phân
nhóm độc

1

Độc mạnh

2

Độc

3

Độc trung bình

4

Độc ít

5

Độc rất nhẹ


Qua da

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng

5

20

10

40

5-50

20-200

10-100

40-400

50-500

200-200


100-100

400-400

500-2000

2000-3000

1000

4000

>2000

>3000
(Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới WHO 2010)

2.1.2.3. Phân loại theo thời gian phân hủy
Mỗi loại thuốc BVTV có thời gian phân hủy là khác nhau. Nhiều chất có
thể tồn lưu trong đất, nước, khơng khí và trong cơ thể động vật, thực vật
nhưng cũng có những chất dễ bị phân hủy trong mơi trường. Dựa vào thời
gian phân hủy của chúng có thể chia thuốc BVTV thành các nhóm sau:


10

Bảng 2.4. Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy
STT

Phân nhóm


1

Nhóm hầu như
khơng phân hủy

2

Nhóm khó

4

Ví dụ

phân hủy
-

Các hợp chất chứa kim loại: Thủy
ngân, Asen … đã bị cấm sử dụng

2-5 năm

DDT, 666 (HCH), đã bị cấm sử dụng

Nhóm phân hủy

1-18

Thuốc loại chứa hợp chất hữu cơ có


trung bình

tháng

chứa clo (2,4-D)

phân hủy
3

Thời gian

Nhóm dễ
phân hủy

1-12 tuần Hợp chất phốt pho hữu cơ, cacbanat
(Nguồn: Trần Quan Hùng, 2010)[5]

2.1.3. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật
Các nguyên nhân thuốc BVTV phán tán ra mơi trường:
- Q trình sản xuất, các loại chất thải bị thải ra ngồi mơi trường;
- Các sự cố trong q trình đóng gói, lưu trữ, vận chuyển gây rò rỉ;
- Sự cố cháy nổ của các nhà máy, cơ sở sản xuất;
- Thuốc quá hạn hoặc không đạt tiêu chuẩn (tiêu hủy không triệt để);
- Dư lượng thuốc còn trên các loại rau quả;
- Dư lượng thuốc thấm xuống đất hoặc chảy theo dòng nước;
- Thuốc BVTV cịn dính bên trong bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật
sau khi sử dụng.
Sau khi thuốc BVTV phán tán ra moi trường thì nó sẽ đi vào các môi
trường thành phần và gây ô nhiễm môi trường.



11

Hình 2.1. Chu trình thuốc BVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp
Thuốc bảo vệ thực vật khi được phun hay giải trên đối tượng một phần sẽ
được đưa vào cơ thế động, thực vật. Qua quá trình hấp thụ, sinh trưởng, phát
triển hay qua chuỗi thức ăn, thuốc BVTV sẽ được tích tụ trong nơng phẩm
hay tích lũy, khuếch đại sinh học. Một phần khác thuốc bảo vệ thực vật sẽ rơi
vãi ngồi đối tượng, sẽ bay hơi vào mơi trường hay bị cuốn trôi theo nước
mưa, đi vào môi trường đất, nước, khơng khí, … gây ơ nhiễm mơi trường. [5]
Mơi trường là một hệ thống hồn chỉnh có sự tác động qua lại giữa các
thành phần đất, nước, khơng khí do đó nếu một thành phần bị ơ nhiễm thì các
thành phần khác bị ơ nhiễm theo và ngược lại. Thuốc BVTV có thể đi vào
mơi trường bằng một số cách:
Lắng đọng từ khơng khí: khi phun thuốc BVTV dưới dạng bụi, hơi. Dưới
tác động của gió, ánh sáng, nhiệt độ, …. Các tính chất hóa học thuốc BVTV
có thể lan truyền trong khơng khí. Do đó lượng thuốc BVTV tồn dư trong
khơng khí có thể lắng đọng vào nguồn nước và những nơi khác.
Rửa trôi từ đất: ô nhiễm đất sẽ có thể gây ô nhiễm nước. Có khoảng 50%
lượng thuốc BVTV phun trên cây trồng sẽ rơi xuống đất tạo thành lớp mỏng


12

trên bề mặt đất. Dưới tác động của mưa chảy tràn, thuốc BVTV được đưa vào
nước gây ô nhiễm nước.
Trực di và thấm ngang gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu
không bị các hạt keo đất giữ lại ta có thế phát hiện chúng trong các ao hồ,
sông suối hay các giếng nước không xa nơi phun [5].
2.1.3.1. Ơ nhiễm mơi trường đất

Cho dù hóa chất BVTV được áp dụng trên lá của các loại thực vật, trên bề
mặt đất, một tỉ lệ khá cao những hóa chất cuối cùng cũng di chuyển vào trong
đất. Những há chất này di chuyển vào trong đất theo một trong các cách sau:
- Chúng sẽ bốc hơi vào trong khí quyển mà khơng có sự thay đổi về hóa học;
- Chúng có thể được hấp thụ bởi phân từ mùn và sét; [6]
- Chúng có thể di chuyển xuống tầng dưới xuyên qua đất ở trạng thái lỏng
hoặc dạng dung dịch;
- Chúng có thể trải qua các phản ứng hóa học bên trong hoặc bên trên mặt đất;
- Chúng có thể bị phá hủy bởi các vi sinh vật;
- Chúng có thể bị hấp thụ bởi thực vật và được giải độc bên trong thực vật.
Sự lưu tồn của hóa chất BVTV trong đất là một sự tổng hợp các phản
ứng, sự di chuyển và sự phân hủy ảnh hưởng đến những hóa chất này. Ví
dụ, thuốc diệt cơn trùng organophosphate có thê kéo dài chỉ vài ngày trong
đất. Thuốc diệt cỏ được sử dụng phổ biến là 2,4-D, lưu tồn 3-15 năm hoặc
dài hơn. Thời gian lưu tồn của thuốc diệt cỏ khác, thuốc diệt nấm và thuốc
diệt côn trùng thì thường nằm trong khoảng trung gian. Phần lớn các chất
sát trùng phân hủy nhanh chóng đủ để chống lại sự tích lũy trong đất, những
thuốc sát trùng nào kháng cự lại sự phân hủy thì có khả năng ảnh hưởng đến
môi trường. [6]


13

Bảng 2.5 Thời gian tồn lƣu thuốc BVTV trong đất
STT

Thời gian tồn lƣu

Thuốc bảo vệ thực vật


Không xác định

1

Arsenic

2

Thuốc diệt côn trùng Chlorinated (Vd: DDT,
chlordane, dieldrin)

2-5 năm
1-2 năm

3

Thuốc diệt cỏ Triazin (Vd: Amiben, simazine)

4

Thuốc diệt cỏ Urea (Vd: Monuron, diuron)

2-10 tháng

5

Thuốc diệt cỏ phenoxy (2,4-D;2,4,5-T)

1-5 tháng


6

Thuốc diệt côn trùng Organnophosphate (Vd :
Malathion, diazon)

1-12 tháng

7

Thuốc diệt con trùng Carbamate

1-8 tuần

8

Thuốc diệt cỏ Cảrbamte (Vd: barban, CIPC)

2-8 tuần

(Nguồn: Theo greenpeace 2016) [14]
Bảng 2.6. Thời gian bán phân hủy các loại thuốc trừ sâu thuốc
nhóm POPS
STT

Loại thuốc

Thời gian phân hủy
5-10 năm

1


Aldrin

2

Toxaphene

3 tháng- 12 năm

3

Chlordane

2-4 năm

4

DDT

5

Dieldrin

6

Endin

>12 năm

7


HCB

3-6 năm

8

Heptachlor

>2 năm

10-15 năm
5 năm

(Nguồn: Theo greenpeace 2016) [14]


14

2.1.3.2. Ơ nhiễm mơi trường nước
Thuốc BVTV vào trong nước bằng nhiều cách: cuốn trơi từ những cánh
đồng có phun thuốc xuống ao, hồ, sông, hoặc do đổ thuốc BVTV thừa sau khi
sử dụng, phun thuốc trực tiếp xuống ruộng lúa để trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh,
thuốc BVTV lẫn trong.
Ơ nhiễm mơi trường đất dẫn đến ơ nhiễm nước. Thuốc trừ sâu trong đất,
dưới tác dụng của mưa và rửa trơi sẽ tích lũy và lắng đọng trong lớp bùn đáy
của sông, ao, hồ, suối cách nơi sử dụng vài km.
Thuốc trừ sâu phun lên cây trồng thì trong đó có khoảng 50% rơi xuống
đất, sẽ tạo thành lớp mỏng trên bề mặt, một lớp chất lắng gọi là dư lượng gây
hại đáng kể cho cây trồng. Sự lưu trữ của thuốc trong đất là yếu tố quan trọng

để đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường và cây trồng. [6]
2.1.3.3. Ảnh hưởng của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật lên con người và động vật
Các độc tố trong thuốc BVTV xâm nhập vào rau quả, cây lương thực,
thức ăn gia súc và động vật sống trong nước rồi xâm nhập vào các loại thực
phầm, thức uống như: thịt cá, sữa, trứng, …. Một số loại thuốc bảo vệ thực
vật và hợp chất của chúng qua xét nghiệm có thể gây quasit thai và bênh ung
thư cho con người và gia súc. Con đường lây nhiễm chủ yếu là qua ăn uống
(tiêu hóa) 97,3%, qua da và hô hấp chỉ chiếm 1,9% và 1,8%. Thuốc gây độc
chủ yếu là Walfatox (77,3%, sau đó là 666 (14,7%) và DDT (8%).
Thuốc BVTV có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể theo 3 con đường chính:
- Thuốc dây rớt trên da, xâm nhập vào bên trong cơ thể: trong quá trình
pha và phun thuốc bảo vệ thực vật, tay chân là bộ phận dễ bị nhiễm thuốc
nhất; mắt miệng và bộ phận sinh dục là nơi dễ mẫn cảm với thuốc nhất.
- Nuốt phải thuốc: Thuốc theo cùng đồ ăn, uống xâm nhập vào cơ thể; nếu
thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể theo con đường này thường gây trúng độc
nặng nhất.


15

- Hít phải hơi độc của thuốc: Hơi độc sẽ đi qua mũi xâm nhập vào phổi
chỉ khi xâm nhập được vào bên trong cơ thể, thuốc BVTV mới gây độc cho
người và gia súc.
Biểu hiện lâm sàng khi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật:
- Hội chứng về thần kinh: Rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, mất
ngủ, giảm trí nhớ.
- Hội chứng về tim mạch: Co thắt mạch ngoại vi, nhiễm độc cơ tim, rối
loạn nhịp tim, nặng là suy tim. Thường là do nhiễm độc lân hữu cơ, clo hữu
cơ và nicotin.
- Hội chứng hô hấp: Viêm đường hơ hấp trên, thở khị khè, viêm phổi.

Nặng hơn có thể suy hơ hấp cấp, ngừng thở.
- Hội chứng tiêu hóa - gan mật: Viêm dạ dày, viêm gan mật, co thắt
đường mật. Thường là do nhiễm độc clo hữu cơ, carbamat, thuốc vô cơ chứa
Cu, S.
- Hội chứng về máu: Thiếu máu giảm bạch cầu, xuất huyết, thường do
nhiễm độc cho, lân hữu cơ carbamat .
2.2. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Israel
Khoảng 72% các cơng thức kiểm sốt dịch hại ở Israel được sử dụng
trong nông nghiệp thực vật và khoảng 13% dùng cho thú y (chủ yếu dùng cho
động vật nông nghiệp, mà cịn cho vật ni). Tính đến nửa cuối năm 2014, có
386 thành phần hoạt tính được phép sử dụng trong kiểm sốt dịch hại nơng
nghiệp ở Israel. Ở châu Âu, so với 449 thành phần hoạt tính được sử dụng
làm thuốc trừ sâu nơng nghiệp. Khơng có mức dư lượng cho phép tối đa đã
được xác định cho 130 thành phần hoạt động được đăng ký ở Israel - hoặc vì
phương pháp sử dụng chúng đảm bảo rằng khơng có dư lượng sẽ được tìm
thấy trong sản phẩm hoặc do khơng có mức dư lượng trong sản phẩm được
phép. Trong năm 2010, mức dư lượng cho phép tối đa được xác định cho 269


16

chất thuốc trừ sâu đang hoạt động cũng như sáu chất bổ sung đã được sử dụng
trong quá khứ và vẫn được định nghĩa là chất gây ô nhiễm môi trường. [10]
Khoảng 14% tất cả các thuốc trừ sâu ở Israel được sử dụng cho mục đích
vệ sinh. Vào năm 2013, chỉ có 13 thành phần hoạt tính được phân loại là
thuốc trừ sâu cho mục đích y tế, bao gồm tám thành phần hoạt tính để loại bỏ
muỗi và 5 thành phần hoạt tính để điều trị chí.
Dữ liệu về phạm vi sử dụng và tiếp xúc với các chất kiểm soát dịch hại:
Israel là nước giữ kỷ lục trong số các nước được Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD) trong sử dụng thuốc trừ sâu. Theo dữ liệu từ Cơ quan

thống kê Trung ương Israel, 3,2 tấn hoạt chất được sử dụng ở Israel trong năm
2010 trên 1.000 dunam đất nơng nghiệp.

Hình 2.2 Lƣợng thuốc BVTV đƣợc sử dụng trên diện tích 1000 dunams
đất nơng nghiệp của một số quốc gia OECD
Các khảo sát cho thấy Israel đổ trên 3,5 tấn thuốc trừ sâu cho mỗi km
vuông (0,386 dặm vuông), một giá trị cao hơn 88 lần so với nước sử dụng
thấp nhất trong OECD. Trong đó Thụy Điển chỉ sử dụng 40 kg đối với cùng
một diện tích tương tự.


×