Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch camping ở thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.87 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
----------

NGUYỄN NGỌC YẾN

TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN DU LICH CAMPING Ở THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp, trước hết tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng viên khoa
lịch sử - Trường đại học sư phạm Đà Nẵng. Với sự dạy dỗ,
tận tình truyền đạt kiến thức trong q trình học tập ở
trường khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu
khóa luận mà cịn là hành trang q báu để tơi bước vào
đời một cách vững chắc và tự tin.
Để đạt được kết quả này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất tới cô giáo - Th.S Trần Thị Mai An đã nhiệt tình
chỉ bảo, quan tâm, định hướng giúp tơi hồn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn các bạn bè, gia đình, người
thân đã ln bên cạnh động viên, giúp đỡ tơi trong q
trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên
Nguyễn Ngọc Yến

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................................4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................................4
5.1.Nguồn tư liệu ..................................................................................................................4
5.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................4
6. Đóng góp của đề tài .........................................................................................................5
7. Cấu trúc đề tài ...................................................................................................................5
NỘI DUNG ...........................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH CAMPING
1.1. Khái niệm du lịch ..........................................................................................................6
1.1.1. Du lịch .........................................................................................................................6
1.1.2. Các loại hình du lịch..................................................................................................7
1.1.2.1. Căn cứ vào lãnh thổ của chuyến đi du lịch .........................................................7
1.1.2.2. Căn cứ vào nhu cầu và động cơ nảy sinh trong hoạt động du lịch...................7
1.1.2.3. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi .............................................................9
1.1.2.4. Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng.............................................9
1.1.2.5. Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng ...................................................9
1.1.2.6. Căn cứ vào thời gian đi du lịch .............................................................................9
1.1.2.7. Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch ......................................................10



1.2. Du lịch camping ..........................................................................................................10
1.2.1. Khái niệm camping .................................................................................................10
1.2.2. Định nghĩa về cắm trại ............................................................................................10
1.2.3. Các loại hình camping ............................................................................................10
1.3. Các hoạt động của cắm trại........................................................................................11
1.4. Điều kiện cơ bản để phát triển du lịch camping .....................................................11
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................11
1.4.2. Điều kiện xã hội .......................................................................................................11
1.5. Bãi cắm trại du lịch .....................................................................................................12
1.5.1. Khái niệm .................................................................................................................12
1.5.2. Những yêu cầu đối với bãi cắm trại du lịch .........................................................12
1.5.2.1. Vị trí, tổ chức khơng gian, diện tích ..................................................................12
1.5.2.2. Trang thiết bị, tiện nghi .......................................................................................14
1.5.2.3. Dịch vụ và mức độ phục vụ ................................................................................16
1.6. Du lịch camping trên thế giới và ở Việt Nam .........................................................17
1.6.1. Trên thế giới .............................................................................................................17
1.6.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................................23
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CAMPING Ở ĐÀ NẴNG ...26
2.1. Giới thiệu tổng quan về Đà Nẵng .............................................................................26
2.1.1. Đặc điểm địa lý, đặc điểm tự nhiên .......................................................................26
2.1.2. Vài nét về lịch sử thành phố ...................................................................................26
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội .......................................................................................27
2.1.3.1. Về kinh tế ..............................................................................................................27
2.1.3.2. Về xã hội................................................................................................................30
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch Camping ở Đà Nẵng .................................................31
2.2.1. Tiềm năng chung .....................................................................................................31
2.2.1.1. Tiềm năng tự nhiên ..............................................................................................31



2.2.1.2. Tiềm năng về kinh tế............................................................................................33
2.2.1.3. Tiềm năng về xã hội .............................................................................................34
2.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch camping tại các điểm cụ thể .................................35
2.2.2.1. Bãi biển Tiên Sa ...................................................................................................35
2.2.2.2. Núi Sơn Trà ...........................................................................................................37
* Khái quát về Sơn Trà ......................................................................................................37
* Tiềm năng phát triển du lịch Camping ở Sơn Trà.......................................................38
2.2.2.3. Bà Nà- Núi Chúa ..................................................................................................39
* Khái quát về Bà Nà .........................................................................................................39
* Tiềm năng phát triển loại hình du lịch camping ở Bà Nà ..........................................40
2.2.2.4. Khu du lịch sinh thái Suối Lương ......................................................................41
* Giới thiệu về khu du lịch sinh thái Suối Lương ..........................................................41
* Tiềm năng phát triển du lịch camping ở khu du lịch Suối Lương...................................45
2.2.2.5. Khu du lịch sinh thái Suối Hoa ...........................................................................46
* Giới thiệu về khu du lịch sinh thái Suối Hoa ...............................................................46
* Tiềm năng phát triển du lịch camping tại khu du lịch sinh thái Suối Hoa ...............47
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CAMPING Ở ĐÀ NẴNG
3.1. Cơ sở cho việc định hướng, đề xuất giải pháp phát triển du lịch camping
ở Đà Nẵng. .................................................................................................................51
*Chương trình phát triển du lịch năm 2011- 2015 của thành phố Đà Nẵng ...............51
3.2. Một số giải pháp cho việc phát triển du lịch Camping tại Đà Nẵng ....................52
3.2.1. Quy hoạch du lịch ....................................................................................................52
3.2.2. Đầu tư vốn ................................................................................................................53
3.2.3. Nâng cao chất lượng chất lượng sản phẩm, dịch vụ ...........................................54


3.2.4.Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch ...................................................................55
3.2.5. Nâng cao chất lượng lao động ...............................................................................56
3.2.6. Phát triển du lịch camping đi đôi với bảo vệ môi trường ...................................57
3.2.7. Giải pháp liên kết giữa các bãi cắm trại du lịch...................................................57

3.2.8. Các giải pháp khác...................................................................................................58
3.4. Thiết kế một số tour du lịch Camping ở Đà Nẵng ..................................................59
3.4.1. Tour cắm trại tại bãi biển Tiên Sa (2 ngày 1 đêm) ..............................................59
3.4.2. Tour cắm trại tại suối Hoa (2 ngày 1 đêm)...........................................................60
KẾT LUẬN .........................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................63
PHỤ LỤC.............................................................................................................................65


Các bảng biểu
Bảng 1. Chỉ số khí hậu ở thành phố Đà Nẵng qua các năm.
Bảng 2. Lượng khách đến Đà Nẵng giai đoạn 2001 -2008.
Bảng 3. Bảng thống kê số lượng doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng 2001 - 2008.

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch ngày càng phát triển và có đóng góp rất to lớn đối với mỗi quốc gia,
khu vực làm du lịch. Việt Nam coi du lịch -“ngành cơng nghiệp khơng khói” là một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Đối với Đà Nẵng du lịch đang là mối quan tâm hàng đầu trong việc phát triển
kinh tế - xã hội. Đà Nẵng có nhiều lợi thế như: vị trí cửa ngõ quốc tế quan trọng của
miền Trung, là nơi chuyển tiếp trên “con đường di sản miền Trung”, cùng với điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi cho du lịch phát triển. Nhiều năm qua, du
lịch Đà Nẵng có những bước tiến đáng kể, số lượt khách du lịch tăng cao, cơ sở vật
chất kỹ thuật ngày càng hiện đại, chất lượng phục vụ được cải thiện và nhiều sản
phẩm dịch vụ đa dạng...
Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các đơn vị làm du lịch ngày càng cao, ngành du

lịch Đà Nẵng đã và đang phải đương đầu với rất nhiều thử thách điều đó địi hỏi thành
phố phải nỗ lực rất lớn để khai thác hết tiềm năng, lợi thế so sánh của mình trong khu
vực nói riêng và trong cả nước nói chung để làm sao đưa du lịch thực sự trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Một đòi hỏi đối với ngành du lịch đó là ln phải tạo ra những sản phẩm du
lịch mới mẻ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách du lịch khác
nhau, tăng cường khả năng cạnh tranh của các đơn vị cung ứng du lịch. Thời gian
gần đây có nhiều loại hình du lịch mới đã được đưa vào khai thác ở Đà Nẵng như
chương trình lặn ngắm san hơ, du lịch bằng trực thăng, du lịch mice, du lịch
teambuilding…
Hòa chung với xu hướng du lịch gần gũi với thiên nhiên, hoạt động du lịch
camping đã và đang phát triển ở nhiều khu vực trong nước và trên thế giới; Đà
Nẵng đang có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động du lịch này.
Cụ thể là tổng quan tự nhiên Đà Nẵng có nhiều rừng núi, sơng, suối, biển là điều
kiện lý tưởng có thể phát triển hoạt động camping, chính sách xác định du lịch là
một trong những ngành trọng điểm của thành phố, là nền tảng khách quan cho sự
phát triển loại hình mới này ở Đà Nẵng.

2


Trong thực tế, du lịch camping có thể phù hợp với nhiều đối tượng khách,
đặc biệt là khách bình dân, mặt khác nó cịn mới mẻ đối với du lịch Đà Nẵng, điều
này hứa hẹn sẽ trở thành thế mạnh thu hút khách.
Như vậy có thể thấy tiềm năng phát triển du lich camping tại Đà Nẵng là khá
lớn tuy nhiên thực tế hiện nay nó vẫn chưa được quan tâm, đầu tư để khai thác hết
tiềm năng đó, chưa có nhiều đơn vị chú ý khai thác loại hình du lịch này nhằm đa
dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng khả năng cạnh tranh cũng như khai thác hết tiềm
năng của du lịch thành phố.
Vì những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tiềm năng và định hướng

phát triển du lich camping ở thành phố Đà Nẵng” làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp
cho mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Du lịch là một vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Thành phố Đà Nẵng cũng là một địa phương có ngành du lịch phát triển, các vấn đề
liên quan đến du lịch đã và đang được nghiên cứu. Du lịch Đà Nẵng được đề cập
đến trong một số tác phẩm:
Cuốn “Việt Nam non xanh nước biếc” của Hoàng Thiếu Sơn, Tạ bảo Kim,
nhà xuất bản Giáo dục Viêt Nam năm 2011, “Non nước Việt Nam”, Vũ Thế Bình,
NXB Văn hóa thơng tin năm 2008, trong đó có giới thiệu về các điểm du lịch ở Đà
Nẵng.
“Địa danh học Việt Nam”, PGS.TS Lê Trung Hoa, của nhà xuất bản Khoa học
xã hội năm 2011. Tác phẩm cũng đã đề cập đến các địa danh của Đà Nẵng phục vụ
cho du lịch.
“Bà Nà danh sơn” của Thái Bá Lợi, Phạm Phúc, nhà xuất bản Đà Nẵng năm
2006. Tác phẩm đã nghiên cứu, giới thiệu về khu du lịch Bà Nà - Núi Chúa một
cách khá đầy đủ.
Trong khi đó, camping với tư cách là một loại hình lưu trú đã được định
nghĩa và nghiên cứu trong một số tác phẩm sau:
“Giáo trình Tổng quan ngành lưu trú” do Tổng cục du lịch - Hội đồng biên
soạn giáo trình cơ sở ngành du lịch - Chủ biên Nguyễn Vũ Hà, Đoàn Mạnh Cương.

3


Camping nếu được hiểu là hoạt động kinh doanh du lịch đang là vấn đề mới,
chỉ có một vài nghiên cứu sơ lược như:
Bài tiểu luận “Camping - du lịch cho mọi người” của nhóm sinh viên khoa
Thương mại du lịch, trường Đại học cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để thấy được tiềm
năng để phát triển du lịch camping ở Đà Nẵng.
3.2. Đề xuất được giải pháp phát huy tối ưu tiềm năng đã có.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch và các tài
nguyên có thể khai thác phục vụ cho du lịch camping.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các tuyến, điểm, khu du lịch có khả năng tổ
chức du lịch camping trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu từ sách chuyên ngành du
lịch, báo, tạp chí, các luận văn tốt nghiệp có liên quan, các nguồn tài liệu từ các
chuyên gia, nguồn từ Internet và điền dã.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Trong q trình nghiên cứu cần rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau của các
chuyên gia, các cơ quan ban ngành và nguồn tài liệu từ các kênh thơng tin khác,
chính vì thế cần phải thực hiện việc thu thập tài liệu, số liệu từ đó tiến hành xử lí,
chắt lọc thơng tin sao cho phù hợp với nội dung đề tài.
5.2.2. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp rất quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài. Việc tiến
hành thực địa với mục đích kiểm tra và đối chứng thông tin, xác minh thông tin, rút
ngắn khoảng cách giữa lí thuyết và thực tiễn, tạo sự tương thích khi áp dụng kết quả
nghiên cứu vào thực tiễn. Thực địa cũng là cơ hội để thu thập thông tin mới.
5.2.3. Phương pháp chuyên gia

4


Đây là phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia trong ngành du lịch, các nhà

nghiên cứu du lịch, các nhà lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại địa phương, phỏng
vấn khách du lịch, phỏng vấn cư dân địa phương… từ đó tiếp thu những ý kiến
đóng góp nhằm bổ sung nguồn tư liệu cho đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
Đóng góp chủ yếu của đề tài là làm rõ tiềm năng và thế mạnh của loại hình
camping trong phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng. Đưa ra những định hướng,
giải pháp phát triển du lịch camping trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Đề tài cũng cho thấy được những đóng góp của du lịch camping mang lại cho

việc phát triển du lịch như đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tận dụng nguồn tài
nguyên du lịch, giải quyết việc làm, đóng góp về kinh tế…
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung chính
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về du lịch và du lịch camping.
Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch camping ở Đà Nẵng.
Chương 3: Định hướng phát triển du lịch camping ở Đà Nẵng.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH
VÀ DU LỊCH CAMPING
1.1. Khái niệm du lịch
1.1.1. Du lịch
- Thuật ngữ du lịch
Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có
nghĩa là đi một vịng. Thuật ngữ này được Latinh hóa thành “tornus” và sau đó
thành “tourisme” (tiếng Pháp). Theo Robert Languar (1980) từ “tourist” lần đầu tiên

xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800. [14: 7]
Trong tiếng Việt, thuật ngữ “du lịch” được dịch thơng qua tiếng Hán. “Du” có
nghĩa là đi chơi, “lịch” có nghĩa là sự từng trải. Tuy nhiên người Trung Quốc gọi
“du lịch” là “du lãm” với nghĩa đi chơi để nâng cao nhận thức. [14: 7]
- Khái niệm du lịch
Trước hết “du lịch” được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm
người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung
quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng
về cơ bản, tất cả hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc
cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược đều mang ý nghĩa du lịch.
Nhà kinh tế học Kalfiotis cho rằng: Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá
nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo
đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế. [14: 9]
Theo nhà địa lý Belarus thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian nhàn rỗi có liên quan tới sự di cư và lưu trú tạm thời bên ngồi nơi
ở thường xun nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ
nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên,
kinh tế, văn hóa và dịch vụ”. [14: 12]
Năm 1963, Liên Hiệp Quốc định nghĩa về du lịch như sau:
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở

6


thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú
khơng phải là nơi làm việc của họ”. [14: 12, 13]
1.1.2. Các loại hình du lịch
Theo tiến sĩ Trương Sĩ Quý và thạc sĩ Hà Quang Thơ: “Loại hình du lịch được
hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì

chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cho
cùng một nhóm khách hàng, hoặc chúng có cách phân phối, một cách tổ chức như
nhau, hoặc được xếp chung ở một mức giá bán nào đó”. [4: 64]
Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau, có thể phân du lịch thành nhiều loại
hình du lịch, các tiêu thức phân loại các loại hình du lịch bao gồm:
1.1.2.1. Căn cứ vào lãnh thổ của chuyến đi du lịch
- Loại hình du lịch quốc tế: Là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và
điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ các quốc gia khác nhau. Ở hình thức du lịch này
khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ nơi đến du lịch.
- Loại hình du lịch nội địa: Là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và
điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ một quốc gia.
1.1.2.2. Căn cứ vào nhu cầu và động cơ nảy sinh trong hoạt động du lịch
- Loại hình du lịch chữa bệnh:
Là tập hợp của các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu chữa bệnh bằng các tài
nguyên có lợi cho một số bệnh tật về thể xác và tinh thần của khách như:
Chữa bệnh bằng khí hậu: Khí hậu núi, khí hậu biển.
Chữa bệnh bằng nước khoáng, bùn.
Chữa bệnh bằng hoa quả.
Chữa bệnh bằng sữa (đặc biệt là sữa ngựa).
Loại hình này ngồi việc khai thác các tài ngun tự nhiên có giá trị cịn là việc
tổ chức chăm sóc y tế phù hợp và tổ chức các cơ sở vật chất kỹ thuật có liên quan.
- Loại hình du lịch nghỉ ngơi, giải trí:
Nhu cầu chính làm nảy sinh loại hình du lịch này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi
để phục hồi tinh thần và thể lực cho con người. Đây là loại hình du lịch có tác dụng
giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hàng

7


ngày.

- Loại hình du lịch thể thao:
Là tập hợp những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tham gia hoặc tham dự
các hoạt động thể thao của du khách.
- Loại hình du lịch văn hóa:
Mục đích nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực: Lịch sử, kiến
trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục
tập quán của đất nước du lịch.
- Loại hình du lịch lịch sử:
Nhằm giới thiệu với du khách về lịch sử của một dân tộc thông qua việc đưa
khách đến các nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử, đến các bảo tàng lịch sử, bảo tàng di
tích cách mạng.
- Loại hình du lịch sinh thái:
Loại hình này nhấn mạnh đến sự hấp dẫn của thiên nhiên. Khách du lịch được
đưa đến các vùng có mơi trường tự nhiên được bảo vệ tốt, chưa bị ơ nhiễm, đảm
bảo tính ngun sơ.
Các hoạt động gắn với loại hình này gồm có: Tham quan nghiên cứu, đi bộ
đường rừng, leo núi, tham quan các bản làng dân tộc, đi bộ thám hiểm, quan sát
động thực vật, đi thuyền, cắm trại, săn bắt, câu cá.
- Loại hình du lịch cơng vụ:
Đối tượng chính của loại hình này là khách đi vì mục đích cơng vụ. Thơng
thường khách đi dự các cuộc hội nghị, hội thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc
gặp gỡ, triển lãm hàng hóa, hội chợ... Đặc điểm loại hình này là có tính thời vụ khá
thấp, u cầu các điểm du lịch phải có cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của đối tượng
khách này như phòng hội nghị, hội thảo, các tiện nghi phục vụ cho công việc của du
khách, giao thơng liên lạc thuận tiện...
- Loại hình du lịch tơn giáo:
Loại hình du lịch này thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người
theo những đạo giáo khác nhau. Đây là loại hình có tính thời vụ khá cao vì sự tập
trung đột ngột của nhu cầu khách vào những thời điểm nhất định hàng năm. Vấn đề


8


của các doanh nghiệp du lịch là phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc cung ứng dịch vụ
vào những thời điểm này.
- Loại hình du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương:
Loại hình du lịch này phần lớn nảy sinh do nhu cầu của những người xa quê
hương đi thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới, tang lễ...
- Loại hình du lịch quá cảnh:
Loại hình du lịch này nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó
trong thời gian ngắn để đi đến nước khác.
1.1.2.3. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi
- Loại hình du lịch theo đồn: Ở loại hình này, các thành viên tham dự đi theo
đồn và thường có chuẩn bị chương trình từ trước, trong đó đã định ra những nơi sẽ
tới thăm, lưu trú và ăn uống. Bao gồm du lịch theo đồn thơng qua tổ chức du lịch
và du lịch theo đồn khơng thơng qua tổ chức du lịch.
- Loại hình du lịch cá nhân: Bao gồm du lịch cá nhân thông qua tổ chức du lịch
và du lịch cá nhân không thông qua tổ chức du lịch.
1.1.2.4. Căn cứ vào phương tiện giao thơng được sử dụng
- Loại hình du lịch bằng xe đạp.
- Loại hình du lịch bằng xe máy.
- Loại hình du lịch bằng xe ơ tơ.
- Loại hình du lịch bằng tàu hỏa.
- Loại hình du lịch bằng tàu thủy.
- Loại hình du lịch bằng máy bay.
1.1.2.5. Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng
- Loại hình du lịch khách sạn (hotel).
- Loại hình du lịch ở khách sạn ven đường (motel).
- Loại hình du lịch ở lều trại (camping).
- Loại hình du lịch ở làng du lịch (tourism village).

1.1.2.6. Căn cứ vào thời gian đi du lịch
- Loại hình du lịch dài ngày: Thường kéo dài từ 7 - 10 ngày.
- Loại hình du lịch ngắn ngày: Thường từ 1 - 2 ngày, du lịch cuối tuần.

9


1.1.2.7. Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch
- Loại hình du lịch nghỉ núi.
- Loại hình du lịch nghỉ biển, sơng, hồ.
- Loại hình du lịch thành phố.
- Loại hình du lịch đồng quê.
1.2. Du lịch camping
1.2.1. Khái niệm camping
Camping là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch gần gũi với thiên nhiên nhất.
Camping đã có từ lâu đời nhưng chỉ khi phát triển rộng rãi mới được khẳng định
đầy đủ ý nghĩa và cơng dụng nó. Từ “camping” dùng để chỉ hành động “cắm trại”,
cá nhân, gia đình hoặc nhóm người lưu trú trong một khu vực được quy hoạch hoặc
xây dựng có trang bị từ một ngày đến một tháng. Camping có nơi để xe riêng có
khu vực cho khách cắm trại (bằng lều) hoặc buồng ngủ lưu động do ôtô kéo theo
(caravan). [17: 1]
1.2.2. Định nghĩa về cắm trại
Cắm trại là một hoạt động vui chơi giải trí ngồi trời mà trong đó những người
tham gia được gọi là những người cắm trại muốn tránh xa nền văn minh và thưởng
thức tự nhiên trong lúc trải qua một hoặc hai đêm ở một khu cắm trại. Cắm trại có
thể bao gồm việc sử dụng một lều, một cấu trúc đơn sơ hoặc khơng có chỗ trú thân
gì cả. [17: 2]
1.2.3. Các loại hình camping
- Camping thơ sơ: Loại hình này phục vụ khách du lịch lưu lại trên những vùng
đất hoang, thiên nhiên (đây không phải là quy định cho camping) như trên núi, ven

sông, biển, hồ nước...
- Camping để kinh doanh: Loại hình này do các tổ chức du lịch đầu tư, cắm lều
trại xung quanh các vườn hoa, công viên, chùa chiền (nơi được chủ nhân cho phép).
Đối tượng sử dụng loại camping này thường là các tổ chức thiếu niên, các câu lạc
bộ.
- Camping trên vùng đất được quy hoạch: Loại hình này thường được xây dựng
và tổ chức như một cơ sở lưu trú để kinh doanh, thường do các cơ quan du lịch, câu

10


lạc bộ quản lý hoặc sở hữu tư nhân.
- Camping tại nhà: Là loại hình camping xuất hiện trong và phát triển trong
những năm gần đây. Khách du lịch cắm lều hoặc dừng toa xe của mình (caravan)
của mình tại các lô đất tự nhiên hoặc cho thuê hặc của riêng trong thời gian khá lâu.
Lơ đất đó theo u cầu của người sử dụng sẽ được xây dựng, quy hoạch riêng. Như
vậy loại camping này cần nhiều diện tích đất và hồn tồn do gia đình tự phục vụ.
1.3. Các hoạt động của du lịch camping
Cắm trại là hoạt động nghỉ ngơi giải trí bao gồm nhiều hoạt động khác kèm
theo. Cắm trại có thể là cắm trại đơn giản nhưng thường được kết hợp với các hoạt
động khác như đi bộ đường dài, bơi lội, câu cá, vãn cảnh, lửa trại, trò chơi tập thể...
1.4. Điều kiện cơ bản để phát triển du lịch camping
Để phát triển du lịch camping cần phải có những điều kiện cơ bản, nó góp phần
vào việc đưa loại hình này phát triển dựa vào những điều kiện cơ bản đó. Muốn
phát triển loại hình camping thì cần có điều kiện tổng hợp của nhiều nhân tố như
giao thông, cơ sở vật chất, trang thiết bị và sự quy hoạch đầu tư cho bãi cắm trại du
lịch...
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có tính quyết định đến sự phát triển của du lịch camping. Tài
nguyên thiên nhiên phục vụ cho cắm trại như bãi đất trống rộng gần cảnh quan tự

nhiên đẹp, gần sơng suối hay biển, núi... Có nơi tổ chức các hoạt động vui chơi tập
thể, có nơi để đốt lửa trại...
Khí hậu cũng có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển du lịch camping vì chuyến du
lịch camping có thành cơng hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khí hậu
nơi cắm trại phải mát mẻ và khơng mưa.
1.4.2. Điều kiện xã hội
- Chính sách phát triển du lịch camping: Đây là một điều kiện quan trọng để du
lịch camping có thể phát triển được tốt. Chính sách đầu tư, phát triển của đất nước
cũng như địa phương như đầu tư giao thông, quy hoạch các bãi cắm trại du lịch, đầu
tư trang thiết bị, cơ sở vật chất... sẽ góp phần giúp du lịch camping phát triển rộng
rãi.

11


- Giao thơng vận tải: hầu hết các điểm có bãi cắm trại đều xa trung tâm thành
thị, nên các cơng trình giao thơng phải đặc biệt được chú trọng. Giao thơng có thuận
tiện mới thu hút khách tới tham gia hoạt động camping.
- Sự tham gia của các đối tượng khách: đối tượng tham gia hoạt động camping
thường là những người mang tính hướng ngoại, thích giao lưu, vui vẻ. Trong môi
trường xã hội năng động, từ các học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên chức
hay là gia đình đều có thể tham gia hoạt động camping.
1.5. Bãi cắm trại du lịch (tourist camping site)
1.5.1. Khái niệm
Bãi cắm trại du lịch là khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên
đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục
vụ khách cắm trại.
1.5.2. Những yêu cầu đối với bãi cắm trại du lịch
Yêu cầu tối thiểu đối với bãi cắm trại đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch
quy định như sau:

1.5.2.1. Vị trí, tổ chức khơng gian, diện tích
* Vị trí
- Ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp.
- Giao thơng thuận tiện.
- Mơi trường sạch, an tồn.
- Khơng nằm trong khu vực có thể xảy ra lở đất, lũ quét, úng ngập hoặc trên các
dòng chảy.
- Cách bờ biển 100m và khơng vi phạm hành lang an tồn.
- Cách đường cao tốc, đường quốc lộ, đường sắt 50m.
* Tổ chức khơng gian, các phân khu chức năng.
- Diện tích bãi cắm trại du lịch: 1ha.
- Bãi cắm trại du lịch gồm ba phân khu chức năng chính, bố trí hợp lý, thuận
tiện:
Khu vực phục vụ lưu trú, cắm trại chiếm khơng q 25% diện tích bãi cắm trại,
gồm:

12


+ Khu lưu trú: khu dựng lều du lịch, khu phịng ngủ di động (caravan) và có thể
có khu nhà xây cố định (có các phịng ngủ).
+ Khu vệ sinh công cộng.
+ Đường giao thông nội bộ.
Khu dịch vụ, vui chơi giải trí, thể thao ngồi trời chiếm khơng q 15% diện
tích bãi cắm trại.
Sân, vườn cây xanh chiếm khơng dưới 60% diện tích bãi cắm trại.
- Bãi cắm trại có ranh giới bằng hàng rào tự nhiên hoặc nhân tạo với khu vực
bên ngồi.
- Cổng ra vào bố trí thuận tiện, có ba-ri-e tại lối ra vào cho xe cơ giới.
- Trong bãi cắm trại, các cơng trình được xây dựng cách hàng rào của bãi cắm

trại 5m.
- Số lượng phịng ngủ trong nhà xây cố định khơng q 20% tổng số đơn vị trại.
- Khoảng cách giữa các nhà xây cố định 3m.
- Lối ra vào các đơn vị trại phải thơng với đường giao thơng chính của bãi cắm
trại.
- Đường giao thông nội bộ đến được các khu chức năng; chiều rộng đường hai
chiều cho xe cơ giới rộng 5m, đường đi bộ hai bên rộng 1m.
- Có nơi để xe đảm bảo cho 100% khách.
- Có nhà hàng, quầy bar, bếp.
- Khu giặt là.
- Phòng làm việc cho nhân viên.
- Phòng tắm, phòng vệ sinh cho nhân viên.
- Khu vệ sinh cơng cộng, gồm:
+ Khu phịng tắm, phòng vệ sinh cho nam và nữ riêng cách khu lưu trú khơng
q 100m.
+ Một phịng tắm nam và một phòng tắm nữ cho 20 đơn vị trại.
+ Một phòng vệ sinh nam, một phòng vệ sinh nữ cho 20 đơn vị trại.
+ Một chậu rửa mặt có gương soi và vòi nước cho 5 đơn vị trại.
+ Một phòng vệ sinh, một chậu rửa mặt phục vụ người khuyết tật và một phòng

13


vệ sinh, một chậu rửa mặt phục vụ trẻ em cho 100 đơn vị trại.
* Diện tích 1 đơn vị trại
- Lều du lịch cho hai người: 25 m2.
- Phòng ngủ di động cho 4 người: 60 m2.
- Phòng ngủ trong nhà xây cố định (nếu có): phịng một giường đơn 8 m2,
phịng một giường đơi 10m2, tăng 4 m2 khi thêm một giường.
1.5.2.2. Trang thiết bị, tiện nghi

* Yêu cầu chung
- Bảng tên, biển hạng đặt ở chỗ dễ thấy, được chiếu sáng vào ban đêm.
- Sơ đồ, biển báo, biển chỉ dẫn các khu vực dịch vụ, đường giao thông nội bộ.
- Cung cấp đủ nước sạch và nước cho chữa cháy 24/24 h.
- Dự trữ nước sạch tối thiểu cho ba ngày.
- Hệ thống thoát nước thải, nước mưa đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Cung cấp điện 24/24 h.
- Đèn và biển báo thoát hiểm ở các khu vực dịch vụ.
- Chiếu sáng ở các khu công cộng, đường giao thông nội bộ.
- Ổ cắm điện, dây điện và đèn điện cho các đơn vị trại.
- Máy phát điện.
- Phương tiện thông tin liên lạc: điện thoại, fax.
* Sảnh, lễ tân
- Khu vực đón tiếp bài trí hợp lý, hài hồ.
- Quầy lễ tân, sổ sách, máy vi tính.
- Bàn ghế tiếp khách.
- Đèn điện, quạt điện.
- Thiết bị thơng gió.
- Bảng thơng tin.
- Điện thoại.
- Két an toàn hoặc tủ nhiều ngăn cho khách sử dụng, mỗi ngăn một chìa khóa
riêng.
- Phịng vệ sinh cho nam và nữ riêng gồm: bàn cầu, chậu rửa mặt có gương soi,

14


vịi nước, xà phịng, giấy vệ sinh, thùng rác có nắp.
* Khu vực lều
- Dụng cụ và trang thiết bị để dựng lều trại.

- Đệm và chăn có ga bọc hoặc chiếu, gối có vỏ bọc.
- Đèn điện, quạt điện, ổ cắm điện chống được nước mưa.
- Đèn ắc quy hoặc đèn lưu điện.
- Thùng rác có nắp.
- Vật dụng cho một khách gồm: khăn mặt, khăn tắm, xà phòng, dầu gội đầu,
bàn chải đánh răng, kem đánh răng.
* Khu phịng ngủ di động (caravan)
- Bình nước lọc, cốc thủy tinh, mắc treo quần áo.
- Ổ cắm điện chống được nước mưa.
- Vịi nước.
- Thùng rác có nắp.
- Vật dụng cho một khách gồm: khăn mặt, khăn tắm, xà phòng, dầu gội đầu,
bàn chải đánh răng, kem đánh răng.
* Phòng ngủ trong nhà xây cố định
- Giường đơn 0,9 m x 2 m; giường đôi 1,5 m x 2 m.
- Gối có vỏ bọc, chăn, đệm có ga bọc.
- Mắc treo quần áo.
- Bình nước lọc, cốc thủy tinh, dép đi trong phịng.
- Hướng dẫn thốt hiểm.
- Vật dụng cho một khách gồm khăn mặt, khăn tắm, xà phòng, dầu gội đầu, bàn
chải đánh răng, kem đánh răng.
* Khu phòng tắm, phịng vệ sinh cơng cộng
- Khu phịng tắm cho nam và nữ riêng, mỗi phịng có:
+ Vịi nước, bình đun nước nóng.
+ Chậu rửa mặt có gương soi.
+ Giá để khăn các loại.
+ Móc treo quần áo.

15



+ Ổ cắm điện.
- Khu vệ sinh cho nam và nữ riêng, mỗi phịng có:
+ Bàn cầu.
+ Vịi nước.
+ Móc treo.
+ Giấy vệ sinh.
+ Thùng rác có nắp.
* Phịng ăn, quầy bar, bếp
- Phòng ăn, quầy bar.
+ Bàn ghế.
+ Dụng cụ ăn uống và dụng cụ phục vụ ăn uống đồng bộ, chất lượng tốt.
- Bếp
+ Bàn sơ chế, bếp nấu và dụng cụ chế biến món ăn.
+ Chậu rửa dụng cụ chế biến và phục vụ ăn uống.
+ Tủ lạnh bảo quản thực phẩm.
+ Giá để dụng cụ ăn uống.
+ Mặt bàn sơ chế, chế biến và soạn chia thức ăn làm bằng vật liệu không thấm
nước.
- Thùng đựng rác có nắp.
- Thiết bị thơng gió, hút mùi.
- Tường lát gạch men cao 2 m, sàn lát gạch chống trơn.
- Dụng cụ, chất tẩy rửa làm vệ sinh.
- Trang thiết bị chắn lọc rác, mỡ.
- Có trang thiết bị bảo vệ chống xâm hại của côn trùng và động vật gây hại.
* Trang thiết bị khác
- Máy giặt, bàn là và cầu là.
- Dụng cụ và trang thiết bị thể thao.
- Tủ thuốc có một số loại thuốc sơ cứu còn hạn sử dụng.
1.5.2.3. Dịch vụ và mức độ phục vụ

* Đón tiếp khách

16


- Lễ tân, bảo vệ trực 24/24 h.
- Cho thuê trang thiết bị dựng lều từ 6 h đến 20 h.
* Phục vụ lưu trú
- Vệ sinh hàng ngày.
- Thay ga bọc đệm và chăn, vỏ gối ba ngày một lần hoặc khi có khách mới.
* Phục vụ ăn uống
- Phục vụ ăn uống từ 6 h đến 22 h.
- Phục vụ món ăn, đồ uống dễ chế biến.
* Thể thao, giải trí
- Có hoạt động và cho th dụng cụ thể thao, giải trí.
* Dịch vụ khác
- Trơng giữ xe.
- Nhận giữ tiền và đồ vật quý của khách.
- Điện thoại, fax, khuyến khích có dịch vụ internet.
- Dịch vụ cứu hộ đối với bãi cắm trại có dịch vụ thể thao nước.
- Bán hàng tạp phẩm và hàng lưu niệm.
1.6. Du lịch camping trên thế giới và ở Việt Nam
1.6.1. Trên thế giới
Hiện nay, du lịch sinh thái gần gũi với thiên nhiên đang là xu hướng chung của
thế giới, trong đó phải kể đến du lịch camping. Người đi du lịch có xu hướng rời xa
thành phố để tìm sự trong lành từ thiên nhiên hơn là sống trong các khách sạn tiện
nghi. Bởi vậy, cắm trại đang trở thành một loại hình du lịch được ưa chuộng. Cắm
trại như một hoạt động giải trí đã trở thành phổ biến trong đầu thế kỷ 20. Những
người cắm trại thường tới lui các công viên quốc gia những nơi khác thuộc sở hữu
công cộng, và những khu đất cắm trại tư.

Với những tour như vậy chỉ cần một hai ngày vào những dịp nghỉ hè, hay ngày
nghỉ cuối tuần. Trên thế giới có nhiều nước phát triển loại hình này. Trong đó
vương quốc Anh là một điển hình, là nơi vốn được coi là nơi khởi nguồn của nhiều
loại hình thể thao và du lịch.
Được thành lập từ năm 1901, Câu lạc bộ cắm trại đầu tiên và lớn nhất thế giới

17


hiện nay tại Anh là “Camping and Caravanning Club” do Thomas Hiram Holding
sáng lập, “ông tổ” của thú cắm trại hiện đại đã trở thành câu lạc bộ nổi tiếng nhất
thế giới với những chương trình và dịch vụ đa dạng, đáp ứng đời sống tinh thần của
xã hội thượng lưu, đặc biệt là những người yêu thích cắm trại và picnic ở nước Anh.
Trong năm 2009, số lượng thành viên của câu lạc bộ đã lên tới 330.000 người,
dù hiện Camping and Caravanning Club mới chỉ tập trung cung cấp các dịch vụ ở
Anh.
- Du lịch camping còn được mệnh danh là loại hình du lịch gần gũi thiên nhiên
Ở Anh, thú vui đi cắm trại và picnic gần gũi thiên nhiên đã trở thành một nét
văn hóa, một phong cách sống, đặc biệt là với tầng lớp thượng lưu. Chính vì thế,
quốc gia này đã thành lập một cơ quan để quản lý và phát triển loại hình cắm trại
mang tên Hội đồng Caravan Quốc gia và Hội đồng Cắm trại Quốc gia.
Khi sinh hoạt ở câu lạc bộ, các thành viên khơng chỉ được sống hịa hợp với
bầu khơng khí trong lành của thiên nhiên mà cịn thể hiện đẳng cấp của mình ở
những phương tiện và đồ dùng cắm trại, và vui chơi ở những bãi cắm trại tuyệt đẹp
của Camping and Caravanning Club cùng những chương trình và hoạt động ngồi
trời lý thú.
Từ khi Camping and Caravanning Club được thành lập câu lạc bộ này đã xây
dựng được một cơ sở dữ liệu khổng lồ để chứng minh cho các thành viên thấy rằng
việc tham gia vào các hoạt động cắm trại và picnic ngoài trời đem lại cho con người
sức khỏe tốt và năng động hơn. Những điểm cắm trại luôn được coi là lý tưởng với

rừng cây, sông, suối, thác nước và gần với mng thú... khiến các thành viên ln
có hứng thú tham gia những môn thể thao như: đi bộ, bơi lội, đạp xe.
Bởi các hoạt động và chương trình của câu lạc bộ gắn với tự nhiên cho nên
Camping and Caravanning Club đã quy định nghiêm ngặt trong việc bảo vệ thiên
nhiên môi trường. Những quy định ấy đã được tất cả các thế hệ thành viên của câu
lạc bộ tn thủ. Chính vì vậy, câu lạc bộ đã có những đóng góp to lớn vào việc bảo
vệ thiên nhiên mơi trường mà đã được chính quyền địa phương và cộng đồng ghi
nhận thông qua những phần thưởng và danh hiệu cao quý.
Trong số những phần thưởng đó có giải thưởng David Bellamy Conservation

18


Award - một trong những giải thưởng danh giá nhất của cộng đồng cắm trại và
picnic của Anh nhằm tôn vinh những tổ chức có những đóng góp tích cực vào việc
bảo vệ môi trường thiên nhiên cũng như bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống.
Bên cạnh đó, trong phòng truyền thống của câu lạc bộ cũng đã trưng bày rất nhiều
phần thưởng của Hội đồng Caravan Quốc gia Anh.
- Du lịch camping còn được biết đến là loại hình du lịch tiết kiệm
Tại Anh, có một mức phí rất hấp dẫn cho tấm vé vào cửa của Camping and
Caravanning Club trong vòng 1 năm là 36 bảng Anh. Hiện nay Camping and
Caravanning Club đang sở hữu và cung cấp cho các thành viên hơn 100 điểm cắm
trại tập trung lớn và hơn 1.200 điểm picnic nhỏ tại Anh. Tất cả đều là những điểm
du ngoạn và địa chỉ du lịch thiên nhiên kỳ thú và hấp dẫn mà đa phần đã đạt được
những giải thưởng cao của ngành du lịch Anh.
Chỉ cần nhấp chuột trên máy tính kết nối với một cơ sở dữ liệu về các điểm du
ngoạn của câu lạc bộ thông qua một hệ thống phần mềm quản lý hiện đại, các thành
viên của câu lạc bộ có thể dễ dàng tìm kiếm những điểm du ngoạn hợp phù hợp với
sở thích và điều kiện của mình. Những thành viên ưa thích du lịch nước ngoài
(ngoài nước Anh) cũng sẽ được hưởng những dịch vụ du lịch quốc tế với chương

trình Carefree.
Với chương trình này, các thành viên sẽ có trong tay một danh sách dài với hơn
100 điểm cắm trại nổi tiếng ở hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, các thành
viên của Câu lạc bộ còn được thường xuyên sinh hoạt trong cộng đồng thông qua
một loạt những chương trình giao lưu từ thể thao, văn nghệ đến trao đổi kinh
nghiệm nghề nghiệp và cơ hội kinh doanh.
Bên cạnh đó, các thành viên sẽ được hỗ trợ 24/24h ngay tại điểm cắm trại cũng
như qua internet, điện thoại... để được cung cấp những thơng tin hữu ích giúp các
thành viên có thể giải quyết nhanh gọn những rắc rối trong quá trình cắm trại, hỗ trợ
trong những trường hợp khẩn cấp, và được tham dự những khóa học cho thành viên
lần đầu tham gia... Đây chính là điểm nổi bật và được đánh giá cao của Camping
and Caravanning Club trong cộng đồng cắm trại tại Anh.
Các điểm cắm trại ở Anh:

19


×