Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Một số giải pháp đề xuất góp phần hoàn thiện chính sách giao, khoán đất lâm nghiệp và chính sách hưởng lợi đối với các hộ nhận đất , nhận rừng tại huyện thanh sơn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 87 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

Trường Đại học lâm nghiệp
= = = = o= = = =

Dương Danh Công

Một số giải pháp đề xuất góp phần hoàn thiện
chính sách giao, khoán đất lâm nghiệp và
chính sách hưởng lợi đối với các hộ nhận đất, nhận rừng
tại Huyện thanh sơn Tỉnh phú thọ

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà tây - 2006


1

Đặt vấn đề
Kể từ năm 1994, Nhà nước đà ban hành nhiều văn bản luật hướng dẫn
thực hiện chính sách giao, khoán đất lâm nghiệp và chính sách hưởng lợi cho
các hộ gia đình nhận đất, nhận rừng sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
sản xuất lâm nghiệp. Các văn bản luật, gồm: Luật đất đai, Luật bảo vệ và
phát triển rừng, Nghị định 01/CP, Nghị định 02/CP, Nghị định 163/CP, đặc
biệt là Quyết định 178/2001/QĐ - TTg của Thủ tướng ra ngày 12/11/2001.
Trong hơn 10 thực hiện chính sách giao, khoán đất lâm nghiệp, cả nước
đà giao được trên 7,9 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó có trên 2 triệu ha được
giao khoán trực tiếp cho các hộ gia đình.


Việc thực hiện chính sách giao khoán và chính sách hưởng lợi đối với
các hộ nhận đất lâm nghiệp đà có những tác động tích cực đến quá trình phát
triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn cả nước.
Bên cạnh những thành công, việc thực hiện chính sách giao, khoán đất
lâm nghiệp và chính sách hưởng lợi còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu điều
chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Huyện Thanh Sơn là một trong những huyện vùng cao của tỉnh Phú Thọ.
Trong những năm qua, đà tiến hành triển khai thực hiện chính sách giao,
khoán ®Êt l©m nghiƯp cịng nh­ triĨn khai thùc hiƯn chÝnh sách hưởng lợi tới
các hộ gia đình nhận giao, khoán đất lâm nghiệp. Cho đến nay vẫn chưa có
công trình nghiên cứu nào về kết quả thực hiện chính sách hưởng lợi đối với
các hộ nhận giao khoán đất lâm nghiệp. Đây chính là lý do Tôi tiến hành
thực hiện luận văn.
Một số giải pháp đề xuất góp phần hoàn thiện chính sách giao khoán
đất lâm nghiệp và chính sách hưởng lợi đối với các hộ nhận đất, nhận rừng
tại hun Thanh S¬n – tØnh Phó Thä”


2

Chương 1.
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu về các đối tượng hưởng lợi và các chính sách có liên quan
trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới, nhất là các nước đang
phát triển, được đặc biệt quan tâm.
Đối tượng hưởng lợi là thuật ngữ bao trùm mọi cá nhân và tổ chức có
quyền lợi và có thể bị ảnh hưởng bởi một hoạt động, một chương trình phát
triển hay một hoàn cảnh, hoặc là những người có ảnh hưởng hay tác động tới

hoạt động hay chương trình đó (Hobley,1996). Trong một số trường hợp
đối tượng hưởng lợi vừa có thể chịu ảnh hưởng vừa có thể gây ảnh hưởng tới
hoạt động đó.
Khi nghiên cứu quá trình thay đổi trong quản lý lâm nghiệp ở ấn độ và
Nêpal, Hobley (1996) đà phân loại các đối tượng hưởng lợi thành đối tượng
hưởng lợi trực tiếp và đối tượng hưởng lợi gián tiếp, theo mức độ phụ thuộc
vào tài nguyên. Theo cấp hành chính, đối tượng hưởng lợi có thể hoạt động ở
cấp vi mô (địa phương) hay vĩ mô (trung ương). Tác giả cũng đi sâu phân tích
vai trò và sự tham gia của các đối tượng hưởng lợi trong quản lý rừng qua các
giai đoạn lịch sử khác nhau.
Trong một nghiên cứu khác về Lâm nghiệp xà hội tại Bangladesh, Khan
(1998) cho rằng lợi ích của các đối tượng hưởng lợi khác nhau thường khác
nhau và nhiều khi đối kháng (xem biểu 1-1). Nhà nước cần đóng vai trò cầu
nối hay xúc tác để dung hoà lợi ích hoặc để giải quyết mâu thuẫn giữa các
đối tượng hưởng lợi.


3

Biểu 1-1: Đặc điểm lợi ích của các đối tượng hưởng lợi

Đối tượng
Đặc điểm lợi ích
hưởng lợi
Người dân - Phụ thuộc vào rừng.
địa phương - Coi rừng là nguồn đất canh tác, củi đun và các nhu cầu hàng
ngày khác.
- Sử dụng rừng ngoài phạm vi thị trường.
- Những người nghèo nhất chỉ được phần lợi ích nhỏ nhoi.
- Lợi thế từ rừng được xác định bởi quy mô tài sản họ quản lý.

Công ty/ - Coi rừng như là nguồn cung cấp nguyên liệu.
doanh
- Quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận.
nghiệp
Nhà nước - Là người điều tiết các lợi ích khác nhau.
- Bảo vệ.
- Năng suất (khai thác và đáp ứng nhu cầu cộng đồng).
Nguồn: Dẫn theo Khan (1998 )

Tại Nepal, từ năm 1978 chính quyền đà trao quyền bảo vệ và quản lý
rừng cho người dân địa phương để thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp
cộng đồng. Panchayat là tổ chức quản lý rừng thấp nhất. Tuy nhiên, sau một
thời gian người ta nhận ra các Panchayat không phù hợp với việc quản lý và
bảo vệ rừng do các khu rừng nằm phân tán, không theo đơn vị hành chính và
người dân có các nhu cầu, sở thích khác nhau. Tiếp theo, Nhà nước đà phân
biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng. Quyền sở hữu rừng chia ra làm hai loại
là sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Trong sở hữu nhà nước chia rừng
thành các quyền sử dụng khác nhau như: rừng cộng đồng theo các nhóm sử
dụng, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ, rừng Nhà nước. Nhà nước công nhận
quyền pháp nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng rừng. Trong vòng
14 năm, Nhà nước giao khoảng 9000 ha rừng quốc gia cho các cộng đồng.
Tính đến năm 1992 đà có 1908 nhóm sử dụng rừng được hình thành. Từ năm
1993, chính sách lâm nghiệp mới nhấn mạnh đến các nhãm sư dơng rõng,


4

cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ cho các nhóm sử dụng rừng, thay đổi
chức năng của các phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng cảnh sát và chỉ đạo
sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các cộng đồng, từ đó rừng được quản

lý và bảo vệ có hiệu quả hơn.
Về vấn đề hưởng lợi trong quản lý sử dụng rừng, phân tích của Hobley
(1996) cho thấy các hệ thống Taungya được áp dụng tại Myanmar từ năm
1850 đà cho phép những người dân du canh được chiếm một diện tích rừng
khoảng 3 4 ha với điều kiện họ phải trồng và chăm sóc cây con khi chăm
sóc cây nông nghiệp. Cơ quan lâm nghiệp do vậy, có thể kiểm soát những
người du canh thông các hoạt động canh tác của họ cùng với việc tái sinh
rừng với các loài cây có giá trị.
Tại ấn độ, liên kết quản lý rừng (joint forest management) đà đem lại
những lợi ích nhất định cho cả hai bên: Chính phủ (cơ quan lâm nghiệp) và
cộng đồng địa phương. Chính sách lâm nghiệp quốc gia 1988 khẳng định sự
tham gia của người dân vào sự phát triển và bảo vệ rừng và khẳng định một
trong những điểm thiết yếu của quản lý rừng chính là các cộng đồng tại rừng
phải được khuyến khích để tự nhận biết vai trò của bản thân họ trong phát
triển và bảo vệ rừng mà họ được hưởng lợi từ đó. Một số quy định cụ thể về
cơ chế hưởng lợi được thể hiện như sau:
- Quyền sử dụng đất rừng và các lợi ích khác chỉ dành cho những người
hưởng lợi thuộc tổ chức thiết chế làng xà tái tạo và bảo vệ rừng. Những tổ
chức này có thể là những Panchayat hay hợp tác xà hay hội đồng lâm nghiệp
làng. Những nhóm hưởng lợi có thể được hưởng những sản phẩm như: cỏ,
cành ngọn, và các vật phẩm khác. Nếu họ bảo vệ rừng thành công, họ có thể
được hưởng một phần từ thu nhập do bán gỗ đà thành thục. Ví dụ, chính
quyền tây Ben gal (và có thể các bang khác) đà cho phép các cộng đồng địa
phương được hưởng 25% tổng thu nhập từ bán gỗ.


5

- Cùng với cây làm củi, thức ăn gia súc và gỗ, cộng động địa phương
cũng được phép trồng các cây ăn quả sao cho phù hợp với quy hoạch trồng

rừng chung, và cả cây bụi, cây họ đậu và cỏ để nhằm đáp ứng nhu cầu tại
chỗ, bảo vệ đất và nguồn nước, làm giàu rừng. Ngay cả cây dược liệu cũng có
thể được trồng theo yêu cầu.
- Cây gỗ chỉ được khai thác cho đến khi cây đà trưởng thành. Các cơ
quan lâm nghiệp cũng không được chặt cây trên đất lâm nghiệp đang do cộng
đồng bảo vệ trừ trường hợp theo kế hoạch.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong quá trình triển khai chính sách giao đất, giao rừng theo Nghị định
02 CP ngày 15/4/1994 (nay là nghị định 163/ CP ra ngày16/11/1999), Nghị
định 01 /CP của Chính phủ ngày 4/1/1995, Nhà nước đà ban hành một số
chính sách có liên quan đến hưởng lợi của các hộ gia đình, cá nhân nhận
rừng, đất lâm nghiệp. Trong hàng loạt các văn bản chính sách trên có quyết
định 178/2001 Q§ - TTg cđa Thđ t­íng ChÝnh phđ ra ngày 12/11/2001 và
thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT BTC/BNN&PTNT ngày 3/9/2003 về
việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 178, đà được thông qua và triển khai
rộng rÃi. Tuy nhiên, cã thĨ thÊy r»ng trong thêi gian qua ®· cã rất nhiều đề
tài nghiên cứu, tổng kết về chính sách giao đất, giao rừng theo nghị định 02/
CP và 01/CP, nhưng những nghiên cứu đánh giá về cơ chế hưởng lợi từ đất
lâm nghiệp còn rất hạn chế cả về số lượng đề tài, đối tượng nghiên cứu cũng
như phạm vi địa lý. Cho đến nay, mới chỉ có một số ít đề tài nghiên cứu được
biết đến, đà và đang được tiến hành nhằm đánh giá cơ chế hưởng lợi trong
lâm nghiệp, cụ thể như sau:
- Hội thảo quốc gia về chủ rừng và lợi ích của chủ rừng trong kinh
doanh rõng trång do Bé NN&PTNT, tỉ chøc N«ng nghiệp và Lương thực của
Liên hợp quốc (FAO), cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA) tổ chức vào
tháng 7 năm 1998. Cuộc hội thảo chỉ quan tâm đến rừng trồng sản xuất còn


6


rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không được đề cập. Nội dung
của cuộc hội thảo đề cập đến những vấn đề sản xuất kinh doanh của các chủ
rừng kinh doanh rừng trồng sản xuất, lợi ích của các chủ kinh doanh rừng sản
xuất, các giải pháp để thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh rừng sản xuất.
- Từ năm 1998, Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam
Thụy Điển đà triển khai thử nghiệm một số mô hình quản lý bảo vệ rừng
cộng đồng ở hai tỉnh Yên Bái và Hà Giang. Khi việc thử nghiệm kết thúc
người ta đà tiến hành đánh giá mô hình quản lý rừng cộng đồng dựa trên 5
tiêu chí sau:
+ Trạng thái rừng cho các cộng đồng.
+ Sự tác ®éng cđa nhµ n­íc.
+ Sù tham gia cđa céng ®ång người dân vào quản lý bảo vệ rừng.
+ Quyền sử dụng đất của người dân.
+ Những lợi ích của cộng đồng được hưởng.
Việc đánh giá trên làm cơ sở cho việc đề suất các giải pháp phát triển
mô hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng. Nhìn chung chương trình thư
nghiƯm chØ gãi gän trong lÜnh vùc qu¶n lý b¶o vệ rừng cộng đồng còn các
loại hình quản lý bảo vệ rừng khác không được đề cập ở đây.
- Nhóm tác giả: Phạm Xuân Phương, Ngô Đình Thọ, Đỗ Anh Minh năm
2004 đà tiến hành nghiên cứu khảo sát, đánh giá tình hình triển khai chính
sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao, nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp tại các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Sơn La, Điện
Biên về hai khía cạnh chủ yếu: pháp lý và thực tiễn. Nhóm tác giả đà cố gắng
làm rõ những bất cập, những thiếu hụt và những vấn đề nảy sinh khi triển
khai chính sách hưởng lợi tại các địa phương, cũng như việc tìm hiểu nguyện
vọng của người dân và đề xuất của chính quyền địa phương nơi nghiên cứu.
Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đà đề xuất một số ý kiến liên quan đến tổ chức
triển khai thực hiện chính sách hưởng lợi tại các tỉnh nói trên trong thời gian



7

tới. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào tìm hiểu, phát hiện vấn
đề phát sinh trong triển khai chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp tại một số
địa phương, mà chưa đi sâu phân tích một cách có hệ thống các nguyên
nhân sâu xa và trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hưởng lợi
hiện nay, cũng như đưa ra được những đề xuất, giải pháp cụ thể mang tính
đột phá nhằm hoàn thiện cơ chế hưởng lợi theo quyết định 178 trên phạm vi
toàn quốc.
- Nghiên cứu nghĩa vụ và quyền hưởng lợi của cộng đồng quản lý
rừng của nhóm tác giả : Nguyễn Bá NgÃi, Nguyễn Ngọc Lung và các cộng
tác viên năm 2004 đang được triển khai nhằm xác lập rõ trách nhiệm và
quyền hưởng lợi của các cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý rừng của mình
trong khuôn khổ chính sách hiện hành, đồng thời đưa ra những ý kiến đóng
góp vào việc xây dựng chính sách quản lý rừng có sự tham gia của cộng ®ång
trªn. Néi dung nghiªn cøu chđ u ®Ị cËp vỊ những điều cơ bản về mặt pháp
lý và chính sách liên quan đến nghĩa vụ và quyền hưởng lợi của cộng đồng
quản lý rừng tại 4 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế. Các
ý kiến đề xuất chủ yếu tập trung vào:
+ Phân nhóm cộng đồng và quy hoạch.
+ Giao rừng.
+ Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư, thôn và nhóm hộ được Nhà
nước giao quyền sử dụng rừng.
Nghiên cứu này cũng chỉ tập trung vào nghĩa vụ và quyền lợi của cộng
đồng địa phương tham gia quản lý rừng. Do vậy, phạm vi ứng dụng kết quả
nghiên cứu trong thực tế rất bị hạn chế.
- Năm 2005, tiến sỹ Nguyễn Nghĩa Biên và các cộng sự thuộc Trường
Đại học Lâm nghiệp đà tiến hành đề tài nghiên cứu: Đánh giá tình hình thực

hiện Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và đề xuất sửa đổi, bổ sung chính s¸ch


8

hưởng lợi đối với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng được giao, được thuê và
nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Đề tài đà đánh giá tình hình thực hiện
chính sách hưởng lợi theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và đề xuất sửa đổi,
bổ sung góp phần hoàn thiện cơ chế hưởng lợi đối với các hộ gia đình, cá
nhân và cộng đồng được giao, được thuê và nhận khoán rừng và đất lâm
nghiệp.
1.3. Những quy định về quyền hưởng lợi của các hộ gia đình
nhận đất lâm nghiệp ở việt nam hiện nay

Đối tượng sử dụng đất lâm nghiệp trong phạm vi toàn quốc, gồm: Nhà
nước (đại diện cho sở hữu toàn dân), các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư, đây chính là các đối tượng được hưởng lợi từ đất lâm nghiệp.
Lợi ích mà đất lâm nghiệp đem lại cho người sử dụng thể hiện trên hai
góc độ :
- Góc độ thứ nhất, đất đai là tài sản, hàng hóa, nó đem lại cho người sử
dụng những lợi ích như mọi hàng hóa khác, người sử dụng có thể đem bán,
cho, biếu tặng, cầm cố, sử dụng vào các mục đích sản xuất hoặc các mục
đích khác.
- Góc độ thứ hai, đất đai đóng vai trò là tư liệu sản xuất tham gia vào
các quá trình sản xuất kinh doanh qua đó đem lại những lợi ích khác cho
người sử dụng.
Mỗi đối tượng hưởng lợi ở trên lại quan tâm đến các khía cạnh, các lợi
ích khác nhau: Nhà nước mong muốn sử dụng triệt để các loại đất của quốc
gia, năng suất không ngừng nâng cao, bảo vệ môi trường, an ninh chính trị....
Các tổ chức lại tùy thuộc vào mục tiêu của mình mà quan tâm đến các vấn đề

khác nhau. Ví dụ: các doanh nghiệp thì chỉ quan tâm đến các sản phẩm hàng
hóa tạo ra và lợi nhuận, các tổ chức chính trị, các tổ chức xà hội lại quan tâm
đến việc sử dụng đất như thế nào để phục vụ tốt nhất cho công việc của mình.


9

Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lại quan tâm đến các sản phẩm
lấy được từ đất Lâm nghiệp của mình.
Để đảm bảo ổn định an ninh chính trị, kinh tế của đất nước, Nhà nước
cần kết hợp hài hòa lợi ích của các đối tượng hưởng lợi từ đất lâm nghiệp nói trên.

Lợi ích của các đối tượng hưởng lợi từ đất lâm nghiệp đà được Nhà nước
quy định rõ trong luật đất đai, luật bảo vệ phát triển rừng, Nghị định 02/CP ra
ngày 15 /04/1994 (nay là nghị định 163/CP ra ngày 16/11/1999), Quyết định
178/2001/QĐ - TTg cđa Thđ t­íng ra ngµy 12/11/2001 vỊ qun hưởng lợi,
nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và
đất lâm nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của cơ chế hưởng lợi trong việc thu hút
các hộ gia đình cá nhân tham gia vào sản xuất nông lâm nghiệp, ngày
14/7/1993 Quốc hội đà thông qua luật đất đai năm 1993 và có hiệu lực vào
ngày 15/10/1993. Luật này điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai nói chung
và các mối quan hệ trong việc quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp nói
riêng. Luật xác lập các quyền năng cụ thể của người sử dụng đất nói chung
và người sử dụng rừng và đất lâm nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, đứng trước sự
thay đổi, ngày 2/12/1998 Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 4 đà thông qua Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai năm 1993. Luật đất đai sửa đổi,
bổ sung năm 1998 đà luật hóa các quyền và nghĩa vụ cụ thể của người sử
dụng đất, trong đó có hộ gia đình, cá nhân sử dụng rừng và đất lâm nghiệp,
đồng thời xác định rõ các hình thức giao đất, cho thuê đất làm căn cứ cho các

quy định về hưởng lợi sau này của người dân. Đến năm 2001, tại kỳ họp thứ
9 quốc hội khóa X đà thông qua việc sửa đổi luật đất đai năm 1993 lần thứ
hai. Khi luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua thì luật đất đai đÃ
hoàn thiện được cơ chế quản lý đất đai nói chung, rừng và đất lâm nghiệp nói
riêng, góp phần hoàn thiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, quy ®Þnh râ qun


10

và nghĩa vụ của các chủ thể sử dụng đất nói chung, quy định về quyền và
nghĩa vụ của các chủ sử dụng rừng, đất lâm nghiệp nói riêng.
Ngoài văn bản luật đất đai, Nhà nước đà ban hành luật bảo vệ và phát
triển rừng. Ngày 12 tháng 8 năm 1991 Qc héi n­íc Céng hßa x· héi chđ
nghÜa ViƯt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 9 đà thông qua Luật bảo vệ và phát
triển rừng. Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định rõ về các loại rừng, quy
định rõ trách nhiệm của Nhà nước và nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển
rừng, quy định rõ về lực lượng chịu trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, quy
định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ nhận đất, nhận rừng. Đến nay, đứng
trước sự thay ®ỉi vỊ mäi mỈt cđa ®Êt n­íc, Qc héi n­íc Céng hßa x· héi
chđ nghÜa ViƯt Nam khãa XI, kú họp thứ 6, ngày 03 tháng12 năm 2004 đÃ
thông qua Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của chính phủ
thay thế cho nghị định số 02 CP, đà đưa ra các quy định về việc giao đất, cho
thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu
dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Nghị định này ra đời là cơ hội cho các
hộ gia đình, cá nhân có khả năng đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp nhưng gặp
khó khăn về đất đai. Tại nghị định này, vấn đề cho thuê rừng, đất lâm nghiệp
lần đầu tiên được đề cập, đồng thời Nghị định cũng quy định rõ những đối
tượng được giao, nhận rừng, đất lâm nghiệp, quy định cụ thể, chi tiết hơn đối
với trình tự, thủ tục, thời hạn giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Đặc biệt nghị định này đà quy định rất chi tiết, cụ thể đối với quyền và nghĩa
vụ của các bên trong quá trình giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp.
Mặc dù luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng cũng như nghị định
163/CP đà có các quy định về cơ chế hưởng lợi đối với các hộ gia đình, cá
nhân nhận rừng và đất lâm nghiệp, nhưng trong thực tế cơ chế hưởng lợi quy
định trong luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng và nghị định 163/CP nói
trên vẫn chưa đưa ra được một cơ chế hưởng lợi thích hợp cho các hộ nhận


11

đất, nhận rừng. Những quyền lợi mà các hộ gia đình, cá nhân nhận rừng và
đất lâm nghiệp được hưởng chưa thực sự thỏa đáng, chưa thu hút được tiềm
năng cđa ng­êi d©n trùc tiÕp sèng b»ng nghỊ rõng tham gia vào sản xuất lâm
nghiệp. Nhằm khắc phục các nhược điểm trên, ngày 12/11/2001, thủ tướng
chính phủ đà ban hành Quyết định số 178/2001/QĐ - TTg về quyền hưởng
lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng
và đất lâm nghiệp. Đây được coi là bước ngoặt của ngành lâm nghiệp nước
ta. Quyết định này ra đời nhìn chung là phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng
của đại đa số người dân sản xuất lâm nghiệp, tạo điều kiện thu hút được
nhiều hộ dân miền núi đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp, làm xuất hiện nhiều
mô hình sản xuất lâm nghiệp mới có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống
của người dân miền núi, đặc biệt tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp được tăng
lên. Quyết định này quy định rõ các đối tượng được hưởng lợi từ rừng và đất
lâm nghiệp, đồng thời cũng quy định quyền và nghĩa vụ đối với từng đối
tượng quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.
Riêng với đối tượng là các hộ gia đình nhận giao, khoán đất lâm nghiệp,
các văn bản pháp luật và chính sách đà quy định tương đối rõ các quyền và
nghĩa vụ trên từng loại đất lâm nghiệp được giao, khoán. Những quy định này
được nêu vắn tắt trong biÓu 1-2.



12

Biểu 1-2: Quy định về quyền và nghĩa vụ của các hộ nhận rừng, đất lâm nghiệp.

Nội
dung
Quyền
của hộ
nhận
rừng ,
đất lâm
nghiệp

Quyền
của hộ
nhận
rừng,
đất lâm
nghiệp

Văn bản
luật

Rừng sản xuất

1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Được hưởng các lợi ích do công trình công cộng về bảo vệ, cải tạo đất mang lại.

4. Được hướng dẫn và giúp đỡ trông việc cải tạo, bồi bổ đất..
5. Được bảo vệ khi bị xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.
6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất.
7. Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, bảo lÃnh, góp
vốn, cho, tặng bằng quyền sử dụng đất.
8. Được bồi thường quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Luật bảo 1. Được công nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
2. Được sử dụng rừng ổn định, lâu dài
vệ và
phát triển 3. Được sản xuất kết hợp lâm - nông - ngư nghiệp, trừ rừng đặc dụng.
rừng
4. Được hưởng, bán thành quả, kết quả đầu tư trên đất.
Luật đất
đai

5. Được kết hợp nghiên cứu khoa học với kinh doanh
6. Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư khi Nhà nước thu hồi rừng.

7. Được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vốn và được hưởng các lợi ích khác.
8. Được bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với rừng được giao, thuê.

Rừng
đặc
dụng
Giống
rừng
sản
xuất

Rừng

phòng
hộ
Giống
rừng
sản
xuất

Giống
rừng
sản
xuất

Giống
rừng
sản
xuất


13

Nội dung

Văn bản
luật

Quyền của Nghị định
hộ nhận
163
rừng, đất
lâm nghiệp


Rừng sản xuất

I. Hộ nhận giao đất
1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Được hưởng các lợi ích do công trình công cộng về bảo vệ, cải tạo đất mang
lại.

4. Được hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất..
5. Được bảo vệ khi bị xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.
6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất.
7. Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, bảo lÃnh,
góp vốn, cho, tặng bằng quyền sử dụng đất.
8. Được bồi thường quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất.
9. Được miễn, giảm thuế, các chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng.
II. Hộ thuê đất
1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2. Được bán, để thừa kế, thế chấp, bảo lÃnh, góp vốn tài sản của mình trên đất
thuê.

Rừng
đặc
dụng
Giống
rừng
sản
xuất

Rừng

phòng
hộ
Giống
rừng
sản
xuất


14

Nội
Văn
Rừng sản xuất
dung
bản luật
(1)
(2)
(3)
Quyền
Quyết 1. Hình thức giao, thuê
của hộ định 178 a. Giao rừng tự nhiên
nhận
1. Được trồng xen các cây nông, dược liệu,
rừng, đất
chăn thả gia súc.
lâm
2. Được tận dụng sản phẩm tỉa thưa, khai
nghiệp
thác lâm sản phụ.
3. Được khai thác lâm sản để giải quyết nhu

cầu gia dụng.
4. Được khai thác khi rừng được khai thác.
b. Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước.
1. Được hưởng các quyền lợi như tại khoản 1,
2, 3 của mục a.
2. Được khai thác khi rừng được khai thác,
được hưởng từ 75% - 85% giá trị lâm sản sau
khi nộp thuế.
c. Giao đất lâm nghiệp chưa có rừng
1. Được hỗ trợ kinh phí để trồng rừng.

Rừng đặc
dụng
(4)
1.
Hình
thức giao,
thuê
a. Quản lý,
bảo vệ và
xây
dựng
rừng
1. Được cấp
kinh phí để
quản lý, bảo
vệ, khoanh
nuôi
tái
sinh


trồng rừng.

Rừng phòng hộ
(5)
1. Hình thức giao, thuê
a. Quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái
sinh
1. Được cấp kinh phí quản lý, ảo vệ
khoanh nuôi tái sinh rừng.
2. Được thu hái lâm sản phụ, hoa,
quả, dầu, nhựa...
3. Được khai thác cây gỗ chết, đổ
gÃy, sâu bệnh
4. Được khai thức tre, nứa với cường
độ 30% khi trên 80% diện tích đất
đà thành rừng, được hưởng toàn bộ
lâm sản sau khi nộp thuế.
5. Được khai thác chọn, khi rừng
được khai thác, cường độ khai thác
20%, được hưởng từ 85% - 90% sản
phẩm khai thác sau khi nép thuÕ.


15

(1)
Quyền
của hộ
nhận

rừng,
đất lâm
nghiệp

(2)
Quyết
định 178

(3)
2. Nếu nhận vốn của các dự án thì được
hưởng các quyền lợi theo quy định của
các dự án đó.
3. Nếu tự bỏ vốn thì được quyền tự quyết
việc khai thác, sử dụng lâm sản.
4. Mọi sản phẩm khai thác từ rừng được
tự do lưu thông.
5. Được sư dơng  20% diƯn tÝch ®Êt
ch­a cã rõng ®Ĩ sản xuất nông- ngư
nghiệp
d. Thuê đất chưa có rừng để trồng rừng.
1. Được quyền tự quyết việc khai thác,
sử dụng lâm sản.
2. Nếu nhận vốn của các dự án thì được
hưởng các quyền lợi theo quy định của
các dự án đó.
3. Mọi sản phẩm khai thác từ rừng được
tự do lưu thông.
4. Được sử dụng 20% diện tích đất
chưa có rừng để sản xuất nông ngư
nghiệp.


(4)
2. Được tiến
hành
các
hoạt
động
dịch
vụ
nghiên cứu
khoa học, du
lịch sinh thái
b. Thuê đất
rừng.
Được kinh
doanh
du
lịch
sinh
thái,
nghỉ
dưỡng, được
xây dựng cơ
sở dịch vụ
du lịch, nghỉ
dưỡng dưới
tán rừng

(5)
b. Trồng rừng.

1. Được cấp kinh phí trồng rừng
2. Được sử dụng cây nông nghiệp lâu
năm làm cây trồng chính.
3. Được hưởng 100% sản phẩm khai thác
từ cây phù trợ, cây trồng xen và đảm bảo
độ tài che trên 0,6.
4. Được sử dụng 20% diện tích đất
chưa có rừng để sản xuất nông - ngư
nghiệp.
5. Được khai thác chọn, khi rừng được
khai thác, cường độ khai thác 20%,
được hưởng 90% - 95% lượng sản phẩm.
6. Nếu tự đầu tư vốn thì được hưởng
100% sản phẩm.
c. Thuê đất rừng:
Được kinh doanh du lịch sinh th¸i, nghØ
d­ìng.


16

(1)
(2)
(3)
Quyền Quyết 2. Hình thức khoán
của hộ định a. Bảo vệ rừng tự nhiên.
nhận
178 1. Được khai thác lâm sản
rừng,
phụ, tận thu lâm sản tỉa

đất lâm
thưa.
nghiệp
2. Được trồng xen các loại
cây đặc sản, cây nông
nghiệp và chăn thả gia súc.
3. Được khai thác khi rừng
được khai thác, mỗi năm
được hưởng từ 1,5 - 2% giá
trị lâm sản.
b. Phục hồi rừng tự nhiên.
1. Được cấp kinh phí phục
hội rừng.
2. Được sản xuất NLKH
3. Được tận thu lâm sản
phụ, sảm phẩm tỉa thưa
4. Được khai thác khi rừng
được khai thác.
- Mỗi năm được hưởng từ

(4)
2.
Hình
thức
khoán
1.
Được
nhận tiền
công
trồng, bảo

vệ, khoanh
nuôi
tái
sinh rừng.
2.
Được
tạo
điều
kiện tham
gia
các
hoạt động
dịch vụ, du
lịch.

(5)
2. Hình thức khoán
a. Bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ đầu nguồn
1. Được nhận tiền công bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng.
2. Được thu hái lâm sản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa
3. Được khai thác cây gỗ chết, gÃy, sâu bệnh, sản phẩm tỉa thưa

4. Được khai thác tre, nứa với cường độ 30% khi rừng che
phủ trên 80% diện tích đất, được hưởng từ 80-90% sản
phẩm sau khi nộp thuế
5. Được khai thác chọn khi rừng được khai thác với cường
độ 20%, được hưởng một phần sản phẩm sau khi nộp thuế.

b. Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn.
1. Được cấp kinh phí trồng, chăm sóc, bảo vệ.


2. Được sử dụng cây nông nghiệp lâu năm là cây trồng chính

3. Được hưởng 100% sản phẩm khai thác từ cây phù trợ,
cây trồng xen, sản phẩm tỉa thưa, đảm bảo độ tàn che là 0,6.
4. Được thu hái lâm sản phụ, hoa quả, dầu nhựa..
5. Được sử dụng 20% diện tích đất lâm nghiệp không có
rừng để sản xuất nông ngư nghiệp
6. Được khai thác chọn khi cây trồng chính được khai thác,
cường độ 20%.
- Nếu nhận kinh phí của nhà nước thì được hưởng từ 8090%.


17

(1)
(2)
(3)
Quyền Quyết 1,5% - 2%.
của hộ định - Nếu tự đầu tư được hưởng từ
nhận
178 2,5% - 3% mỗi năm
rừng,
c. Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng
đất lâm
1. Được cấp kinh phí trồng,
nghiệp
chăm sóc, bảo vệ rừng
2. Được sản xuất NLKH, được
hưởng toàn bộ sản phẩm trồng xen.


3. Được tận thu sản phẩm tỉa
thưa, khai thác lâm sản phụ.
4. Được khai thác khi rừng được
khai thác.
- Nếu nhận kinh phí của Nhà
nước được hưởng từ 2% - 2,5 %
cho mỗi năm.
- Nếu tự bỏ vốn thì được hưởng
95% giá trị sản phẩm sau khi
nộp thuế.
-Nếu cùng đầu tư với bên khoán
thì phân phối theo tỷ lệ góp vốn
và ngày công lao động của mỗi bên

(4)

(5)
- Nếu tự đầu tư thì được hưởng 100% giá trị sản phẩm
c. Trồng, bảo vệ rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn
sóng lấn biển, bảo vệ môi trường
1. Được cấp kinh phí để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng
2. Được trồng xen cây nông nghiệp với cây rừng và hưởng
toàn bộ cây trồng xen
3. Được thu hái lâm sản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa
4. Được tận thu sản phẩm tỉa thưa, khai thác lâm sản phụ.
5. Được khai thác khi rừng được khai thác, mỗi năm khai
thác 10% diện tích đà trồng thành rừng.
- Nếu nhận kinh phí của Nhà nước thì được hưởng từ 6070%.


- Nếu tự đầu tư thì được hưởng 100% giá trị sản phẩm
d. Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ ngập nước.
1. Được cấp kinh phí để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.
2. Được đánh bắt thủy, hải sản, được tận thu lâm sản phụ
3. Được sử dụng không quá 30% diện tích đất để nuôi trồng
thủy sản.
4. Được khai thác chọn khi rừng được khai thác, cường độ 20%.

- Nếu nhận kinh phí của Nhà nước thì được hưởng từ 80 70%.

- Nếu tự đầu tư thì được hưởng 100% giá trị sản phẩm.


18

Nội
dung

Văn bản
luật

Rừng sản xuất

Nghĩa Luật đất 1. Sử dụng đất đúng mục đích và tuân thủ các quy định khác của pháp luật.
vụ của đai
2. Đăng ký quyền sử dụng đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế,
các hộ
tặng, cho, thÕ chÊp, b¶o l·nh, gãp vèn b»ng qun sư dụng đất.
nhận
3. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

rừng,
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ, làm tăng khả năng sinh lợi của đất.
đất lâm
5. Tuân thủ những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi
nghiệp
ích hợp pháp của người sử dụng đất xung quanh.
6. Tuân thủ các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
7. Giao lại đất khi có quyết định thu hồi hoặc khi hết hạn sử dụng.
Nghĩa Luật bảo 1. Bảo toàn và phát triển rừng bền vững vốn rừng, sử dụng rừng đúng mục
vụ của vệ và
đích, đúng ranh giới quy định.
các hộ phát
2. Bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch, dự án, phương án
nhận triển
3. Định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt
rừng, rừng
động liên quan đến rừng
đất lâm
4. Giao lại rừng khi có quyết định thu hồi hoặc khi hết thời hạn sử dụng.
nghiệp
5. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác của pháp luật.
6. Thực hiện quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật, không
làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Rừng
đặc
dụng
Giống
rừng
sản

xuất

Rừng
phòng
hộ
Giống
rừng sản
xuất

Giống
rừng
sản
xuất

Giống
rừng sản
xuất


19

Nội
dung

Văn bản
luật

Rừng sản xuất

Nghĩa Nghị

1. Sử dụng đất đúng mục đích và tuân thủ các quy định khác của pháp luật.
vụ của định 163 2. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
các hộ
3. Thực hiện các biện pháp bảo vệ, làm tăng khả năng sinh lợi của đất.
nhận
4. Tuân thủ những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi
rừng,
ích hợp pháp của người sử dụng đất xung quanh.
đất lâm
5. Giao lại đất khi có quyết định thu hồi hoặc khi hết hạn sử dụng.
nghiệp
6. Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
7. Nộp tiền thuê đất, thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng.
Nghĩa Quyết
I. Hình thức giao, thuê
vụ của định 178 1. Quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp đúng mục đích, đúng ranh giới.
các hộ
2. Bảo toàn và phát triển vốn rừng được giao, được thuê.
nhận
3.Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
rừng,
II. Hình thức khoán
đất lâm
1. Sử dụng rừng và đất lâm nghiệp nhận khoán đúng mục đích, đúng kế hoạch
nghiệp
2. Bán sản phẩm sản xuất ra trên đất nhận khoán theo hợp đồng khoán.
3. Phải bồi thường, nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên khoán.

Rừng đặc

dụng
Giống
rừng sản
xuất

Rừng
phòng
hộ
Giống
rừng sản
xuất

Giống
rừng sản
xuất

Giống
rừng sản
xuất


20

chương 2

Mục tiêu, đối tượng,
nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1 . Mục tiêu nghiên cứu.

2.1.1. Mục tiêu tổng quát.

Góp phần hoàn thiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp và chính
sách hưởng lợi đối với các hộ gia đình nhận đất lâm nghiệp, hướng tới phát
triển bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.
- Đánh giá được tình hình thực hiện chính sách giao, khoán đất lâm
nghiệp cho các hộ gia đình tại huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá được tình hình thực hiện chính sách hưởng lợi và ảnh hưởng
của chính sách này đến phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ nhận rừng,
đất lâm nghiệp, tại huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất được một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách giao,
khoán đất lâm nghiệp và chính sách hưởng lợi đối với các hộ nhận rừng, đất
lâm nghiệp, nhằm phát triển tài nguyên rừng bền vững tại huyện Thanh Sơn
Tỉnh Phú Thọ.
2.2. Nội dung nghiên cứu.

- Hệ thống hoá các chính sách hiện hành về hưởng lợi đối với các hộ
nhận rừng, đất lâm nghiệp.
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xà hội tại huyện Thanh Sơn
tỉnh Phú Thọ.
- Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách giao, khoán đất lâm nghiệp
tại huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ.
- Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách hưởng lợi đối với các hộ
nhận rừng, đất lâm nghiệp tại huyện Thanh Sơn TØnh Phó Thä.


21

- Đánh giá một số tác động của chính sách hưởng lợi đến phát triển
kinh tế hộ gia đình tại huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách giao, khoán

đất lâm nghiệp và chính sách hưởng lợi đối với các hộ nhận rừng, đất lâm
nghiệp tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.
2.3. Đối tượng nghiên cứu.

- Quá trình thực hiện chính sách giao, khoán rừng, đất lâm nghiệp cho
các hộ gia đình tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.
- Quá trình thực hiện chính sách hưởng lợi đối với các hộ nhận rừng, đất
lâm nghiệp tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ
- Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ nhận rừng, đất
lâm nghiệp tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.
2.4. Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn: Quá trình thực hiện chính sách giao, khoán đất lâm nghiêp,
chính sách hưởng lợi và tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ nhận rừng,
đất lâm nghiệp.
- Không gian: huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.
- Thời gian: từ năm 1994 đến nay.
2.5. Phương pháp nghiên cứu.

2.5.1. Nghiên cứu và kế thừa tài liệu .
Đề tài tiến hành nghiên cứu:
- Các văn bản luật liên quan trực tiếp đến chính sách hưởng lợi như :
Luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Các văn bản liên quan đến chính sách hưởng lợi trong lâm nghiệp
như : Nghị định 02/CP ngày 15/04/1994, Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999,
Nghị định số 01 ra ngày 04/01/1995, Quyết định 08/2001/QĐ - TTg, thông tư
liên tịch số 80/2003/TTLT-BTC/BNN&PTNT và các văn bản liên quan khác,


22


Quyết định 178/2001/QĐ - TTg của Thủ tướng ra ngày 12/11/2001
Đề tài kế thừa số liệu của
- Các báo cáo tổng kết về kết quả giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp,
kết quả triển khai chính sách hưởng lợi của hun Thanh S¬n – tØnh Phó Thä
- Sè liƯu thèng kê về tình hình tự nhiên, kinh tế, xà hội
- Sè liƯu b¸o c¸o vỊ ph¸t triĨn kinh tÕ x· hội của các xà nghiên cứu
2.5.2. Phương pháp chọn địa điểm và đối tượng khảo sát
1. Chọn địa bàn khảo sát quá trình giao, khoán rừng, đất lâm nghiệp và tình
hình thực hiện chính sách hưởng lợi
Chính sách hưởng lợi có sự phân biệt về quyền nghĩa vụ của các hộ gia
đình trên các loại đất, rừng khác nhau, hình thức quản lý khác nhau. Vì vậy,
địa bàn khảo sát của đề tài thỏa mÃn các yêu cầu sau :
+ Phải đảm bảo có đủ các loại rừng theo mục đích sử dụng :
- Rừng sản xuất
- Rừng phòng hộ
- Rừng đặc dụng
+ Phải đủ các loại rừng theo nguồn gốc
- Rừng tự nhiên
- Rừng trồng
+ Phải có đủ các hình thức quản lý rừng
- Giao rừng, đất lâm nghiệp
- Khoán rừng, đất lâm nghiệp
- Thuê rừng, đất lâm nghiệp
2. Chọn hộ gia đình để khảo sát tác động của chính sách hưởng lợi, chính
sách giao, khoán rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn các xà được chọn để
khảo sát.


23


- Đề tài đà chọn 2 xà : Thu Cúc, Xuân Sơn vì hai xà này đáp ứng đủ các
yêu cầu về các loại rừng, các hình thức quản lý rừng và đất lâm nghiệp
- Đề tài chọn 3 thôn : thôn Dù (Xuân Sơn), thôn Tân Lập và thôn Giác I
(Thu Cúc) vì các thôn này tiêu biểu cho tình hình triển khai chính sách giao,
khoán rừng và đất lâm nghiệp, tình hình thực hiện chính sách hưởng lợi đối
với các hộ gia đình tại 2 xÃ.
- Đề tài đà lựa chọn 90 hộ trong 3 thôn để khảo sát. Các hộ được chọn
điều tra là những hộ thỏa mÃn được các tiêu chí sau :
+ Có nhận rừng, đất lâm nghiệp theo các hình thức giao, khoán, thuê
+ Có các hoạt động sản xuất lâm nghiệp
2.5.3. Sử dụng một số công cụ của phương pháp PRA, RRA trong khảo sát
thực tiễn
- Phỏng vấn ban quản lý các thôn/ bản.
Công cụ này được thực hiện đầu tiên khi tới thôn, nhằm tìm hiểu tình
hình chung về kinh tế - xà hội, tình hình giao, khoán, thuê rừng và đất lâm
nghiệp của thôn. Nội dung được điều tra như: Dân số, mức sống, dân trí, các
loại đất đai, các hình thức quản lý rừng và đất lâm nghiệp, những lợi ích thu
được từ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
- Điều tra kinh tế hộ.
Trên địa bàn 2 xà nghiên cứu tiến hành điều tra 90 hộ trong 3 bản khảo
sát. Các hộ điều tra đều tham gia các hoạt động các hoạt động nhận giao,
khoán, thuê rừng và đất lâm nghiệp, các hộ được lựa chọn dựa vào diện tích
đất đai của hộ (nhiều, trung bình, ít). Nội dung điều tra được ghi trong phiếu
điều tra như: Họ và tên chủ hộ, số nhân khẩu, số lao động, trình độ văn hoá,
diện tích đất được giao, loại cây trồng vật nuôi, thời vụ, đầu tư và thu nhập
cho mỗi phương thức canh tác, những khó khăn trở ngại và tâm tư nguyện
vọng của từng hộ về vấn đề giao, khoán, thuê rừng và đất lâm nghiệp cũng



24

như những khó khăn gặp phải khi nhận rừng và đất lâm nghiệp Thực hiện
công cụ này nhằm tìm hiểu tình hình kinh tế chung của hộ, các phương phức
canh tác áp dụng trên từng mảnh vườn, rừng của họ, các hình thức và nguyên
nhân tác động của người dân vào tài nguyên rừng. Từ đó tìm ra các mặt còn
tồn tại trong việc giao, khoán, thuê rừng và đất lâm nghiệp cũng như những
khó khăn trong quá trình thực hiện cơ chế hưởng lợi trên các mảnh rừng, đất
lâm nghiệp đà nhận làm cơ sở để đưa ra các giải pháp khắc phục, phát triển
kinh tế hộ nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào quản lý, bảo vệ rừng
và đất lâm nghiệp một cách bền vững tại huyện Thanh Sơn.
- Thảo luận nhóm.
Phương pháp này được thực hiện sau khi thực hiện công cụ điều tra hộ.
Ba nhóm thảo luận được hình thành tại ba bản. Mỗi nhóm bao gồm từ 5- 7
người với đủ các thành phần hộ nhận giao, khoán, thuê rừng và đất lâm
nghiệp. Thảo luận nhằm tìm ra những vấn đề bất cập trong việc giao, khoán,
thuê rừng và đất lâm nghiệp cũng như tìm ra các khó khăn mà các hộ đang
gặp phải khi thực hiện cơ chế hưởng lợi trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp
được giao. Từ đó đưa ra các ý kiến của người dân để hoàn thiện chính sách
hưởng lợi đối với các hộ nhận rừng và đất lâm nghiệp tại Thanh Sơn.
2.5.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
+ áp dụng phương pháp thống kê và phân tích kinh tế để tính toán các
chỉ tiêu về tỷ trọng, tốc độ và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế hộ.
+ Phương pháp phân tích kinh tế hộ.
Kinh tế hộ nhận rừng và đất lâm nghiệp tại Thanh Sơn được phân tích
trên các khía cạnh sau đây:
- Cơ cấu sử dụng đất đai của các hộ điều tra.
- Cơ cấu chi phí của các hộ điều tra.



×