Tải bản đầy đủ (.docx) (193 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế quốc tế (FULL) nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng chè xuất khẩu của việt nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 193 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HC X HI

Phựng Th Trung

Nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng
chè xuất khẩu của Việt Nam trong chuỗi giá
trị chè toàn cầu

LUN N TIN S KINH T

H NI - năm 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HC X HI

Phựng Th Trung

Nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng
chè xuất khẩu của Việt Nam trong chuỗi giá
trị chè toàn cầu
Chuyờn ngnh: Kinh t quc
t Mó s: 62 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Đỗ Đức Định


2. TS. Trần Đức Vui

HÀ NỘI - năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu, dữ liệu tham khảo được sử dụng trong phân tích có nguồn gốc
rõ ràng, đã được cơng bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận
án của tơi do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan. Nội dung luận án
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.

Người cam đoan

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NÂNG CAO GIÁ
TRỊ GIA TĂNG CHO HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG
CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TOÀN CẦU......................................................................... 6
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi....................................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.................................................................... 10
Kết luận chương 1....................................................................................................... 16
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU17
2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về gia trị gia tăng, chuỗi giá trị.............................. 17
2.2. Các nhân tố tác động đến nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng chè.................24
2.3. Kinh nghiệm nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị chè xuất khẩu của một
số quốc gia trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam............................................ 30

2.4. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu..................................................... 51
2.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 52
Kết luận chương 2....................................................................................................... 62
Chương 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO HÀNG
CHÈ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TOÀN
CẦU........................................................................................................................... 63
3.1. Thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị chè toàn cầu của Việt Nam.....................63
3.2. Thực trạng nâng cao giá trị gia tăng hàng chè xuất khẩu của Việt Nam...............75
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị gia tăng hàng chè xuất khẩu...........107
Kết luận chương 3..................................................................................................... 124
Chương 4: GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO
HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ
TOÀN CẦU TỚI NĂM 2025.................................................................................. 126
4.1. Phương hướng phát triển chuỗi giá trị toàn cầu................................................. 126
4.2. Cơ hội và thách thức đối với hàng chè xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập TPP..127
4.3. Tiềm năng phát triển ngành chè Việt Nam......................................................... 130
4.4. Quan điểm của Việt Nam về xuất khẩu từ này đến năm 2025............................ 131
4.5. Định hướng ngành chè ở một số địa phương cho những năm tới.......................133
4.6. Giải pháp chủ yếu tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng cho hàng chè xuất khẩu của
Việt Nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu tới năm 2025........................................... 135
Kết luận chương 4..................................................................................................... 147
KẾT LUẬN............................................................................................................. 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 152
ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV:

Bảo vệ thực vật


CNTT:

Công nghệ thông tin

CTC:

Cut, Tear and Curl- Công nghệ cắt sấy và làm soăn công nghệ cao

CTMA:

China Tea Marketing Association- Hiệp hội Marketing chè Trung
Quốc

DN:

Doanh nghiệp

EFA:

Exploratory Factor Analysis- Phân tích nhân tố khám phá

FTA:

Khu vực/Hiệp định thương mại tự do

JIT:

Just in time- Hệ thống đúng lúc


GAPs:

Food Agriculture Practices- Tiêu chuẩn hàng nông nghiệp quốc tế

GSCM:

Quản lý chuỗi cung ứng xanh

GTGT:

Giá trị gia tăng

HNKTQT: Hội nhập kinh tế quốc tế
HTX:

Hợp tác xã

KTDA:

Kenya Tea Development Agency Ltd- Công ty hỗ trợ phát triển chè
Kenya

TBK:

The Tea Board of Kenya- Hiệp hội chè Kenya

TMĐT:

Thương mại điện tử


TPP:

Hiệp định hợp tác đối tác kinh tế chiến lược xun Thái Bình
Dương

VSANTP:

Vệ sinh an tồn thực phẩm

VIF:

Variance inflation factor hệ số phóng đại phương sai

Vinatea:

Tổng Cơng ty Chè Việt Nam

VITAS:

Hiệp hội chè Việt Nam

XTTM:

Xúc tiến thương mại

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới

3



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: 6 quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới................................................. 30
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ giá chè xanh ở các nước khác tính ra đồng Ksh/tấn........................32
Biểu đồ 2.3: Sản lượng xuất khẩu và tiêu dùng sản phẩm chè tại Kenya.....................34
Biểu đồ 2.4: Xu hướng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu chè của Ấn Độ giai đoạn
2003-2008

.....................................................................................................................38

Biểu đồ 2.5: 5 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới.................................................... 39
Biểu đồ 2.6: Lượng chè tiêu thụ và doanh thu tại thị trường nội địa............................ 45
Biểu đồ 2.7: Tình hình sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc và một số nước dẫn đầu
năm 2010..................................................................................................................... 45
Biểu đồ 3.1: Các thành phần kinh tế tham gia vào chuỗi giá trị chè xuất khẩu............67
Biểu đồ 3.2.: Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam.............................68
Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu chè Việt Nam năm 2014..........................73

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Chuỗi giá trị của Micheal Porter.................................................................. 19
Hình 2.2: Mơ hình chuỗi GTGT của hàng hố............................................................. 21
Hình 2.3: Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị hàng nơng sản tồn cầu..........................22
Hình 2.4: Sơ đồ chuỗi giá trị chè tồn cầu................................................................... 23
Hình 2.5: Chuỗi giá trị ngành hàng chè xuất khẩu của Kenya.....................................31
Hình 2.6: Chuỗi giá trị chè Ấn Độ............................................................................... 38
Hình 2.7: Chuối giá trị chè Srilanka.............................................................................42
Hình 2.8: Chuỗi giá trị chè xuất khẩu tại Trung Quốc................................................. 44
Hình 2.9. Mơ hình nghiên cứu..................................................................................... 51

Hình 3.1. Chuỗi giá trị chè xuất khẩu Việt Nam.......................................................... 64
Hình 3.3: Đồ thị phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn hóa.................................... 118
Hình 3.4: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa....................................................... 118


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Lượng chè sản xuất của Kenya giai đoạn 2003-2014.................................. 33
Bảng 2.2: Số lượng, giá trị và giá xuất khẩu bình quân của các nước giai đoạn 20082011...................................................................................................................................... 35
Bảng 2.3: Tình hình tiêu dùng chè của Srilanka giai đoạn 2010- 2012........................42
Bảng 2.4: Các hỗ trợ của các cơ quan quản lý theo từng giai đoạn trong chuỗi giá trị
chè tại Trung Quốc....................................................................................................... 46
Bảng 2.5: Diễn đạt và mã hóa thang đo....................................................................... 55
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng diện tích trồng chè trên cả nước................................... 63
Bảng 3.2.: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam..............................67
Bảng 3.3.: Giá trị xuất khẩu chè Việt Nam phân theo sản phẩm.................................. 69
Bảng 3.4: Tổng giá trị chè xuất khẩu và giá bán trung bình của Việt Nam trong chuỗi
giá trị chè toàn cầu giai đoạn 2006-2015..................................................................... 69
Bảng 3.5: Số lượng, giá trị và giá xuất khẩu bình quân của các nước giai đoạn 20082011...................................................................................................................................... 71
Bảng 3.6: Giá xuất khẩu chè thế giới theo tháng và giá trị trung bình.........................72
Bảng 3.7.: Lượng và giá trị xuất khẩu chè của một số nước giai đoạn 2014-2015.......74
Bảng 3.8.: Các doanh nghiệp xuất khẩu chè hàng uy tín nhất Việt Nam năm 2014.....76
Bảng 3.9: Giá trị KMO and Bartlett's Test các yếu tố đầu vào..................................... 76
Bảng 3.10: Tổng phương sai của 5 thành tố Yếu tố đầu vào........................................ 77
Bảng 3.11. Nhân tố tải các yếu tố đầu vào................................................................... 77
Bảng 3.12.: Thống kế mơ tả về thực trạng thực hiện các tiêu chí đầu vào đối với nâng
cao giá trị gia tăng hàng chè xuất khẩu........................................................................ 77
Bảng 3.13.: Độ phân phối chuẩn của Yếu tố đầu vào.................................................. 79
Bảng 3.14.: Kết quả hồi quy giữa Yếu tố đầu vào và nâng cao GTGT........................80
Bảng 3.15.: Mơ hình ý nghĩa tổng thể Yếu tố đầu vào và nâng cao GTGT.................80

Bảng 3.16.: Độ lệch chuẩn các yếu tố đầu vào............................................................. 81
Bảng 3.17.: Chỉ tiêu KMO and Bartlett's Test hoạt động Marketing............................ 82
Bảng 3.18.: Tổng phương sai 5 thành tố của yếu tố Marketing.................................... 82
Bảng 3.19. Nhân tố tải các yếu tố đầu vào................................................................... 83
Bảng 3.20.: Thống kế mô tả về thực trạng thực hiện hoạt động Marketing đối với nâng
cao giá trị gia tăng hàng chè xuất khẩu........................................................................ 83


Bảng 3.21.: Độ phân phối chuẩn hoạt động Marketing................................................ 85
Bảng 3.22.: Kết quả hồi quy giữa Marketing và nâng cao GTGT................................ 85
Bảng 3.23.: Mơ hình ý nghĩa tổng thể Marketing và nâng cao GTGT.........................86
Bảng 3.24.: Độ lệch chuẩn các biến Hoạt động marketing........................................... 86
Bảng 3.25.: Chỉ số KMO and Bartlett's Test của các hoạt động quản trị......................88
Bảng 3.26.: Tổng phương sai 5 thành tố các các hoạt động quản trị............................88
Bảng 3.27.: Nhân tố tải các hoạt động quản trị............................................................ 89
Bảng 3.28.: Thống kế mô tả về thực trạng thực hiện hoạt động Quản trị đối với nâng
cao giá trị gia tăng hàng chè xuất khẩu........................................................................ 89
Bảng 3.29.: Độ phân phối chuẩn các biến hoạt động quản trị...................................... 91
Bảng 3.30.: Kết quả hồi quy giữa Hoạt động quản trị và nâng cao GTGT.................. 91
Bảng 3.31.: Mơ hình ý nghĩa tổng thể Hoạt động quản trị và nâng cao GTGT............92
Bảng 3.32.: Độ lệch chuẩn các biến Hoạt động quản trị.............................................. 92
Bảng 3.33.: Chỉ số KMO and Bartlett's Test................................................................ 94
Bảng 3.34.: Tổng phương sai 4 thành tố của Công nghệ thông tin..............................94
Bảng 3.35.: Các yếu tố tải cho nhân tố Công nghệ thông tin....................................... 94
Bảng 3.36.: Thực trạng thực hiện các tiêu chí Công nghệ thông tin đối với nâng cao
giá trị gia tăng hàng chè xuất khẩu.............................................................................. 95
Bảng 3.37.: Độ lệch chuẩn các yếu tố Công nghệ thông tin......................................... 96
Bảng 3.38.: Kết quả hồi quy giữa Công nghệ thôn tin và nâng cao GTGT..................97
Bảng 3.39.: Mơ hình ý nghĩa tổng thể CNTT và nâng cao GTGT............................... 97
Bảng 3.40.: Độ lệch chuẩn các biến CNTT.................................................................. 97

Bảng 3.41.: Chỉ số KMO and Bartlett's Test biến Logistics......................................... 98
Bảng 3.42.: Tổng phân tích phương sai 4 thành tố của hoạt động Logistics................98
Bảng 3.43.: Yếu tố tải cho nhân tố hoạt động Logistics............................................... 99
Bảng 3.44.: Thực trạng thực hiện các tiêu chí Hoạt động logistics đối với nâng cao giá
trị gia tăng hàng chè xuất khẩu..................................................................................... 99
Bảng 3.45.: Độ phân phối chuẩn của các yếu tố Logistics......................................... 100
Bảng 3.46.: Kết quả hồi quy giữa Công nghệ thôn tin và nâng cao GTGT................101
Bảng 3.47.: Mơ hình ý nghĩa tổng thể Hoạt động Logistics và nâng cao GTGT.......101
Bảng 3.48.: Độ lệch chuẩn các biến Hoạt động marketing......................................... 101
Bảng 3.49.: Thống kê mơ tả cho biến định tính......................................................... 108
Bảng 3.50.: Thống kê mô tả mẫu cho biến định lượng.............................................. 109


Bảng 3.51.: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo các nhân tố trong mơ hình..........111
Bảng 3.52.: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nâng cao GTGT
hàng chè xuất khẩu..................................................................................................... 113
Bảng 3.53.: Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc..............................114
Bảng 3.54.: Bảng ma trận tương quan........................................................................ 115
Bảng 3.55.: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả nâng cao GTGT
ngành chè................................................................................................................... 117
Bảng 3.56.: Kiểm định sự đồng nhất phương sai hiệu quả nâng cao GTGT ngành chè
theo loại hình doanh nghiệp....................................................................................... 119
Bảng 3.57: Kết quả kiểm định ANOVA về hiệu quả nâng cao GTGT ngành chè theo
loại hình doanh nghiệp............................................................................................... 120
Bảng 3.58: So sánh Tukey hiệu quả nâng cao GTGT ngành chè theo loại hình doanh
nghiệp........................................................................................................................ 120
Bảng 3.59: Kiểm định sự đồng nhất phương sai của hiệu quả nâng cao GTGT ngành
chè theo năm hoạt động............................................................................................. 121
Bảng 3.60: Kết quả kiểm định ANOVA về hiệu quả nâng cao GTGT ngành chè theo
thời gian hoạt động.................................................................................................... 121

Bảng 3.61: So sánh Tukey hiệu quả nâng cao GTGT ngành chè theo thời gian hoạt
động........................................................................................................................... 121
Bảng 3.62: Kiểm định sự đồng nhất phương sai của hiệu quả nâng cao GTGT ngành
chè theo thị trường xuất khẩu..................................................................................... 122
Bảng 3.63: Kết quả kiểm định ANOVA về hiệu quả nâng cao GTGT ngành chè theo
thị trường xuất khẩu................................................................................................... 122
Bảng 3.64.: So sánh TUKEY hiệu quả nâng cao GTGT ngành chè theo thị trường xuất
khẩu........................................................................................................................... 123
Bảng 3.65.: Bảng tổng kết kết quả kiểm định giả thuyết............................................ 123


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết gần 12 nghìn điều ước quốc tế, thiết lập
quan hệ ngoại giao với 178 nước, có quan hệ thương mại với trên 220 nước và vùng
lãnh thổ, đã ký kết 88 Hiệp định thương mại song phương, 7 Hiệp định thiết lập khu
vực thương mại tự do (FTA) với 16 nước, 54 Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần và 61
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương. Trong giai đoạn 2001 – 2010,
cùng với việc ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA), gia nhập Tổ
chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã tiếp tục hội nhập thương mại khu vực
sâu rộng hơn trong khuôn khổ 6 FTA khu vực. Tỷ trọng thương mại 2 chiều giữa Việt
Nam với 16 nước đối tác đã có FTA chiếm gần 60% tổng giá trị thương mại quốc tế
của Việt Nam, trong đó, chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu và gần 70% kim ngạch
nhập khẩu. Hàng hoá của Việt Nam đã mở rộng được thị phần sang các thị trường lớn.
Từ sau 2007 khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), dòng chẩy FDI và FII
vào Việt Nam tăng mạnh, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP. Thị trường xuất
khẩu trở nên đa dạng hơn, thúc đẩy đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, hàng hoá Việt
Nam thâm nhập sâu hơn vào các thị trường trọng điểm, xuất khẩu tăng trên hầu hết các
thị trường. Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán FTA với EU, với Liên minh Hải quan
Nga, Belarus, Cazacstan…mới đây vừa ký kết thành cơng Hiệp định đối tác xun

Thái Bình Bương (TPP). Tham gia vào TPP, Việt Nam có nhiều cơ hội và thuận lợi cơ
bản, gồm: Mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường xuất khẩu nông sản. Việt
Nam sẽ tiếp cận sâu rộng hơn vào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Nhật
Bản. Các quốc gia tham gia vào TPP phải mở cửa thị trường, khi đó Việt Nam có thể
thu hút được dịng chuyển dịch đầu tư trong lĩnh vực nơng sản từ các nước phát triển.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) đã và sẽ đem lại nhiều cơ hội, và
cùng với đó là những thách thức vơ cùng to lớn đối với các mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam nói chung và đối với chè xuất khẩu nói riêng, khi ngày càng nhiều các đối
thủ cạnh tranh mạnh hơn cả về thương hiệu, chất lượng,… tham gia vào chuỗi giá trị
tồn cầu.
Chè là mặt hàng đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm,
thủy sản của ngành nơng nghiệp Việt Nam, góp phần khơng nhỏ vào cân bằng cán cân

1


thương mại, kiềm chế nhập siêu của nền kinh tế cả nước. Theo Cục xúc tiến thương
mại (2015) Sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam hiện đã được xuất sang 100 nước
trên thế giới. Đến nay, Việt Nam đã thuộc vào 5 nước xuất chè lớn nhất, sau các nước
Kenya, Trung Quốc, Srilanka và Ấn Độ. Theo số liệu của Hiệp hội Chè Việt Nam,
Năm 2013, xuất khẩu chè của cả nước đạt 141,4 tấn, trị giá 229,7 triệu USD, giảm
3,59% về lượng nhưng tăng 2,28% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Năm 2014,
Việt Nam xuất 133 nghìn tấn chè, đạt giá trị khoảng 228 triệu USD. Giá xuất khẩu chè
đạt 1.718 USD/tấn, tăng so với cùng kỳ năm 2013 là 1.622 USD/tấn. Theo số liệu của
Tổng cục Hải quan và Hiệp hội chè Việt Nam, năm 2015, xuất khẩu chè ước đạt xấp xỉ
123 ngàn tấn với tổng kim ngạch ước đạt 221 triệu USD, giảm 6,8% về lượng nhưng
tăng 7,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Việt Nam tiếp tục đứng vị trí thứ 5 trên
thế giới về xuất khẩu chè, nhưng vẫn đang là một trong những nước có giá xuất khẩu
chè thấp trên thế giới. Nếu xét về giá trị, giá xuất khẩu chè bình quân của Việt Nam
mới chỉ bằng khoảng 60-70% giá bình quân trên thế giới, do đó, có giá trị gia tăng

(GTGT) thấp so với các nước trên thế giới.
Hiện nay, các hoạt động chủ yếu tạo ra giá trị sản phẩm chè của Việt Nam là: Sản
xuất (trồng trọt, thu hoạch) - Chế biến - Phân phối, tiêu thụ (xuất khẩu, thị trường nội
địa). GTGT của mặt hàng chè Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu chủ yếu là ở khâu
sản xuất chè thơ - là khâu có GTGT thấp nhất. Vì vậy, mặc dù Việt Nam là nước xuất
khẩu chè ở vị trí thứ 5 nhưng giá bán lại chỉ thứ 10 trong ngành sản phẩm chè toàn
cầu.
Hơn nữa, tham gia TPP sẽ tạo ra sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với
các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Việc giảm thuế quan khiến sản phẩm nông nghiệp,
doanh nghiệp và nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt. Để khai thác
tốt tiềm năng, lợi thế về sản phẩm chè xuất khẩu, cần đẩy mạnh sự tham gia của các
doanh nghiệp và sản phẩm chè Việt Nam vào chuỗi giá trị chè tồn cầu. Trong đó, một
mặt, tiếp tục khai thác lợi thế so sánh để nâng cao GTGT ở khâu sản xuất chè nguyên
liệu; mặt khác, cần nghiên cứu khả năng tham gia ở mức sâu hơn vào các khâu tạo ra
GTGT cao. Vì vậy, đề tài “Nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng chè xuất khẩu
của Việt Nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu” đã được chọn làm đề tài cho luận án
tiến sĩ thuộc chuyên ngành Kinh tế Quốc tế.
2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu của
Việt Nam tác giả phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao GTGT cho hàng chè xuất
khẩu của Việt Nam; Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao GTGT cho hàng
chè xuất khẩu của Việt Nam trong chuỗi giá trị tồn cầu, từ đó đề xuất hệ thống các
giải pháp nhằm nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2025
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giá trị gia tăng, chuỗi giá trị để làm cơ sở cho
việc phân tích nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trong

chuỗi giá trị chè toàn cầu.
- Nghiên cứu một số bài học của các quốc gia trong việc nâng cao GTGT cho
hàng chè xuất khẩu để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam
- Phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao GTGT của hàng chè xuất khẩu của
Việt Nam, trong đó phân tích và đánh giá các yếu tố hưởng đến việc nâng cao GTGT
cho hàng chè của Việt Nam, kiểm định mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao
GTGT cho hàng chè xuất khẩu Việt Nam.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu
của Việt Nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu tới năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu
của Việt Nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về GTGT, nâng cao
GTGT; thực trạng nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trong chuỗi
giá trị chè toàn cầu, trong đó làm rõ các yếu tố ảnh hướng lớn đến việc nâng cao
GTGT cho hàng chè xuất khẩu hiện nay của Việt Nam; đưa ra giải pháp nhằm nâng
cao GTGT cho hàng chè của Việt Nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu tới năm 2025.
Luận án chỉ tập trung đưa ra các giải pháp kinh tế, không đề cập các giải pháp kỹ thuật
canh tác (của nhà nông).
- Về không gian: Luận án nghiên cứu chuỗi giá trị chè xuất khẩu của Việt Nam


và một số nước được lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm.
- Về thời gian: Phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao GTGT của mặt hàng chè
xuất khẩu của Việt Nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu, các số liệu sử dụng trong luận
án trong khoảng 10 năm trở lại đây.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, quy nạp trong việc nghiên

cứu lý luận khoa học và thực tiễn về nâng cao GTGT. Ngoài ra còn sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính, phương pháp chuyên gia, phương
pháp thống kê phân tích trong việc xử lý số liệu. Phương pháp nghiên cứu sẽ được đề
cập sâu hơn ở chương 2.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
-

Về mặt học thuật, lý luận:
Luận án hệ thống hóa các lý luận về GTGT, chuỗi giá trị trên cơ sở đó làm rõ các

khâu then chốt mang lại GTGT cao nhất cho hàng chè xuất khẩu của Việt Nam là khâu
Marketing và sau đó là khâu nghiên cứu và phát triển.
- Về thực tiễn:
Nghiên cứu bài học kinh nghiệm nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu của
Việt Nam tại một số quốc gia có lượng xuất khẩu chè lớn nhất trên thế giới trong việc
nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam.
Dựa trên kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất các yếu tố tác
động lớn đến nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu của Việt Nam, gồm: (1) Các
yếu tố đầu vào có ảnh hưởng đến nâng cao GTGT ngành chè, (2) Hoạt động marketing
có ảnh hưởng đến nâng cao giá trị gia tăng ngành chè, (3) Quản trị nhân lực có ảnh
hưởng đến nâng cao giá trị gia tăng ngành chè, (4) Cơng nghệ thơng tin có ảnh hưởng
đến nâng cao giá trị gia tăng ngành chè, (5) Các hoạt động logistic có ảnh hưởng đến
nâng cao giá trị gia tăng ngành chè và (6) Có sự khác biệt giữa các biến thuộc doanh
nghiệp trong việc nâng cao giá trị gia tăng ngành chè.. Trong đó hoạt động Marketing
có tác động nhiều nhất. Điều này cũng hợp với két quả nghiên cứu về mặt lý thuyết.
Dựa trên kết quả nghiên cứu và bối cảnh thực tại của ngành chè thế giới và Việt Nam,


luận án đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu của

Việt Nam tới năm 2025.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa về mặt lý luận:
Luận án đã tổng hợp và hệ thống hóa được các lý luận về chuỗi giá trị hàng hóa,
chuỗi giá trị hàng chè xuất khẩu, GTGT hàng hóa làm cơ sở cho việc phân tích và giải
quyết các vấn đề cấp bách của ngành chè hiện nay là xuất khẩu cao nhưng GTGT thấp.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Luận án đã làm rõ được thực trạng nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu của
Việt Nam, thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị chè toàn cầu của Việt Nam, thực trạng
GTGT và mức độ của các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao GTGT và từ đó đưa ra
được hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu trong
chuỗi giá trị chè toàn cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để giải quyết vấn đề
cấp bách hiện nay của ngành chè xuất khẩu là số lượng xuất khẩu cao nhưng GTGT
thấp.
7. Kết cấu luận án
Luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến nâng cao giá trị gia tăng cho
hàng chè xuất khẩu của Việt Nam
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng nâng cao giá trị gia tăng cho hàng chè xuất khẩu của Việt
Nam
Chương 4: Giải pháp tiếp tục nâng giá trị gia tăng hàng chè xuất khẩu của Việt
Nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu tới năm 2025


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA
TĂNG CHO HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ
TRỊ CHÈ TỒN CẦU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Báo cáo của John Humphrey và Olga Memedovic (2006) chỉ ra rằng, thị trường
sản phẩm nông nghiệp ngày càng trở lên phức tạp hơn do các bên cùng tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu, cũng bởi có nhiều các quy định, tiêu chuẩn về hàng nơng sản,
đặc biệt đối với sự an toàn, vệ sinh. Bởi vậy, để nâng cao khả năng xuất hàng nơng sản
thì địi hỏi phải phân tích thấu đáo xu hướng thị trường tồn cầu và các chính sách cho
việc tăng trưởng cũng như giảm nghèo đói. Tác giả tiếp cận ở góc độ thị trường Châu
Phi, nhưng cũng như hầu hết các nước đang phát triển, thì xuất khẩu các sản phẩm
nông nghiệp là cách thức hiệu quả để giảm nghèo đói. Ariyawardana (2003) thực hiện
nghiên cứu các nhà sản xuất chè ở Srilanka, kiểm tra các lợi thế cạnh tranh mà liên
quan đến năng suất của người trồng chè. Nghiên cứu tiếp cận ở lĩnh vực quản trị
nhưng lại không tiếp cận về chuỗi giá trị và các giải pháp chiến lược. Báo cáo của
Agrrifood consulting international (2013) đã chỉ ra rằng, chuỗi giá trị chè của Việt
Nam có 2 kênh chính, kênh thứ nhất là người trồng chè (nhà nông) và các doanh
nghiệp chế biến chè xuất khẩu liên kết với nhau. Trong trường hợp này người trồng
chè phải cung cấp chè cho nhà máy, các nhà máy sản xuất chè (công ty của Nhà nước
hoặc tư nhân) cung cấp tín dụng, các hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Kênh thứ hai là nhà trồng
chè tự chế biến và xuất ra thị trường, mà khơng có sự gắn kết với công ty nào trong
chuỗi. Báo cáo chỉ ra rằng, một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chè, đó là
củng cố mối quan hệ trong chuỗi nhằm nâng cao chất lượng, bao gồm việc tư nhân
hóa, kêu gọi đầu tư nước ngoài, hợp tác trong chuỗi và đa dạng hóa thị trường. Các
biện pháp nâng cấp chuỗi là việc tập trung Marketing và tìm đối tác nước ngồi. Ngoài
ra, cũng cần nghiên cứu nhu cầu trong nước để đáp ứng nhu cầu đó. Tuy vậy, các biện
pháp này mới chỉ ở mức gợi ý nhằm chủ yếu giải quyết sự nghèo đói của người dân
vùng cao.
Martin Odoch (2008) đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng lá chè
tại nước cộng hòa Uganda nhằm cung ứng cho chuỗi giá trị thương mại trong đó


khẳng định vai trò của các nhà trung gian sản xuất chè, nhấn mạnh chiến lược
Marketing của doanh nghiệp.

Sheikh Mohammed Rafiul Huquem (2014) đã làm rõ trong bài nghiên cứu của
mình về chuỗi giá trị ngành chè ở các nước đang phát triển và các vấn đề liên quan từ
đó đưa ra các giải pháp trong mối tương phản với nước phát triển. Nghiên cứu tập
trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến ngành chè ở các nước đang phát triển và đưa ra
các giải pháp giải quyết các vấn đề đó. Hơn nữa, nghiên cứu cịn tập trung vào việc
tiếp cận lĩnh vực chi phí - một trong các biện pháp của quản trị chi phí. Nghiên cứu đã
lựa chọn 2 nước để tập trung nghiên cứu trong mối tương phản với nhau là Bangladesh
- đại diện cho các nước đang phát triển và Nhật Bản - đại diện cho các nước phát triển.
Hàng hóa nơng sản ở các nước đang phát triển (Bangladesh) đang phải đối mặt với sự
cạnh tranh lớn về giá cả. Việc quản trị đất trồng kém, việc thu hoạch kém hiệu quả, và
chi phí sản xuất cao ngăn cản sự tăng trưởng của của ngành chè. Việc giữ các vườn
chè cũ và không trồng mới sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lá chè. Điều này
làm tăng chi phí trong chuỗi giá trị và giảm giá chè ở các sàn đấu giá. Tác giả đã lấy
mơ hình trồng chè ở Nhật Bản làm giải pháp hình mẫu cho việc giảm thiểu các vấn đề
trong việc quản lý đất trồng chè, nâng cao năng suất, cải thiện khả năng sản xuất và
nâng cao chất lượng thành phẩm chè, củng cố vị trí trên thị trường chè thế giới.
Charles Kirimi Mbui (2016) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của quản trị chiến lược
đến nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu tại Kenya. Nghiên cứu đã đo lường mối
quan hệ giữa các biến (phát triển thị trường/xúc tiến thương mại, thiết lập quan hệ đối
tác bạn hàng, đa dạng hóa sản phẩm, quản trị chi phí và cải tiến cơng nghệ) tới nâng
cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu. Các sản phẩm có thương hiệu thì có giá trị cao
hơn nhiều so với các sản phẩm chè dời và điều này tạo lợi nhuận cho các doanh
nghiệp, tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế. Điều đó cũng góp phần làm hiện thực
tậm nhìn của Kenya về nền kinh tế tới năm 2030 rằng nâng cao GTGT thơng qua chế
biến, đóng gói và gắn thương hiệu cho các sản phẩm nơng nghiệp góp phần tăng
trưởng kinh tế, dự kiến đạt mức 10%/năm. Theo kết quả nghiên cứu thì tại Kenya, thì
hiện nay các doanh nghiệp chú trọng vào xúc tiến thương mại nhiều nhất (90% người
được hỏi trả lời có). Việc càng chú trọng vào xúc tiến thương hiệu thì GTGT đạt được
càng cao, đặc biệt là quảng cáo sản phẩm qua tivi và đài có ảnh hưởng lớn nhất trong



các hoạt động xúc tiến thương mại. Việc thiết lập quan hệ đối tác của các doanh
nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè còn thấp tại Kenya là thấy nhất, chiếm
khoảng hơn 50% người được hỏi trả lời có). Nghiên cứu của Tsalwa S. Grace and
Theuri Fridah (2016) về các nhân tố ảnh hưởng đến GTGT chè trong chuỗi giá trị chè
tại Kenya, bao gồm: cầu và loại thị trường, chính sách của chính phủ, quyết định chiến
lược, kỹ năng lao động.
Omette Motanya Vasborn (2015) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc nâng
cao GTGT cho hàng chè của các công ty sản xuất và chế biến chè tại Kenya với lợi
nhuận thu được. Theo kết quả nghiên cứu thì chiến lược nâng cao GTGT cho hàng chè
của các công ty chè tại Kenya nằm chủ yếu ở việc nâng cao GTGT nội sinh, bao gồm
việc chú trọng đến các hoạt động như hương vị chè, thương hiệu, đóng gói, bao bì và
pha trộn. Trong đó đa số các công ty cơ bản sử dụng chiến lược đóng gói nhằm nâng
cao GTGT tại Kenya.
Lines (2006) đã chỉ ra trong nghiên cứu của mình về tăng GTGT chè và thị
trường toàn cầu việc tăng trưởng các siêu thị bán lẻ tại Châu Âu và Bắc Mỹ thì thói
quen mua hàng hóa đã thay đổi nhanh chóng vào những năm 1990, có sự tập trung vào
mua chè, tăng mua qua các công ty lẻ hơn và bỏ qua bán sỉ nhờ sự kết nối trực tiếp
giữa người mua chè và người đóng gói chè. Các cơng ty hàng đầu chi ra một lượng lớn
lợi nhuận cho việc phát triển sản phẩm. Tại Nhật Bản chi phí quản cáo là 8%, tại Mỹ là
4% và 2,5% tại Anh. Phần lớn số tiền này được dùng vào phát triển thương mại, bán lẻ
và phát triển thương hiệu đặc biệt là các công ty nhỏ lẻ. Các công ty sản xuất hiện nay
thường bán chè rời mà khơng có thương hiệu và đóng gói. Giá của chè đóng gói với
nhãn mác thương hiệu cao gấp 6 lần chè rời. M Benny(2005) chỉ ra trong nghiên cứu
của ông về các sản phẩm chè xanh có GTGT để tìm ra chiến lược tăng GTGT cho
ngành cơng nghiệp chè Ấn Độ. Ơng cho răng tăng GTGT là bước rất quan trọng để
tiêu chuẩn hóa và các công ty quan tâm đến việc đầu tư vào việc nâng cao GTGT sẽ có
thuận lợi hơn nhiều so với các cơng ty khơng thực hiện điều đó. Chính phủ Ấn Độ đã
đưa ra 6 miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào việc nâng cao GTGT nhằm
hỗ trợ và khuyến khicah xuất khẩu chè. Các sản phẩm chè có GTGT sẽ mang lại giá trị

cao hơn và cunng cấp dịch vụ tốt hơn nhằm tăng xuất khẩu cũng như bán sản phẩm
trong thị trường nội địa. Kalegaba (2010) đã nghiên cứu về nâng cao GTGT và tăng


sản phẩm chè xuất khẩu của Srilanka, kết quả nghiên cứu của ông chỉ ra rằng việc mở
rộng đem lại cho các nhà sản xuất cơ hội có được lợi ích trong chuỗi giá trị và tăng các
cơ hội lao động và khuyến khích tăng trưởng các nền cơng nghiệp liên quan như (đóng
gói, vận chuyển, ngân hàng, chuyên chở vận tải, và quảng cáo). Việc tăng GTGT cũng
làm tăng lợi nhuận và tạo sự tăng trưởng. Vào năm 2000 ngân hàng trung ương
Srilanka tổng kết các hoạt động nâng cao GTGT trồng chè đạt 2,5% tổng GDP và 16%
tổng doanh thu xuất khẩu và 73% tổng doanh thu hàng nơng nghiệp. Việc tăng xuất
khẩu chè có giá trị sẽ làm tăng thặng dư kinh tế vĩ mô gồm tỷ lệ có việc làm, tăng
ngoại hối,... Marete (2010) trong nghiên cứu của mình ơng đã phân tích và chỉ ra làm
thế nào các cơng ty bia ở Kenya có thể sử dụng chuỗi giá trị làm tăng lợi nhuận và
thiết lập mối quan hệ giữa phân tích chuỗi giá trị và lợi nhuận trong nền công nghiệp
sản xuất bia ở Kenya. Mục đích của việc tham gia vào chuỗi giá trị là để có được mối
liên kết giữa các bên tham gia nhằm đạt được win – win. Hiểu được mối liên kết này
và những ảnh hưởng đa dạng của nó tới GTGT của sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp là điều cốt lõi để đạt lợi nhuận cho doanh nghiệp. The Food and Agriculture
Organization (FAO) United Nations committee on commodity problems (2005) chỉ ra
nền kinh tế toàn cầu, bao gồm nông đang hội nhập rất nhanh thông qua thương mại. Tỷ
lệ tăng trưởng thương mại nông nghiệp trong thập kỷ qua đã tăng 3% hàng năm, nhiều
gấp 3 lần tỷ lệ tăng trưởng của sản phẩm nông nghiệp. Các nước đang phát triển dần ít
phụ thuộc hơn vào xuất khẩu nông nghiệp như trong quá khứ. Theo Nzeki (2008), mối
quan hệ giữa nâng cao GTGT chè và lợi nhuận của các công ty xuất khẩu ở Kenya.
Nghiên cứu chỉ ra rằng công ty nào quan tâm đến việc nâng cao GTGT thì có lợi
nhuận cao hơn so với các cơng ty khác.
Tóm lại, nhiều tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra tầm quan trọng của việc nâng cao
GTGT cho hàng chè xuất khẩu ở các nước trên thế giới cũng như mỗi liên kết giữa
việc nâng cao GTGT cho hàng chè với lợi nhuận của doanh nghiệp, một số tác giả đưa

ra được một số biện pháp nhằm cải thiện chất lượng chè ở một số quốc gia, nhưng
chưa có nghiên cứu nào về nâng cao GTGT hàng chè Việt Nam, do đó, vẫn cịn có
khoảng trống lớn cho việc nghiên cứu về nâng cao GTGT cho hàng chè của Việt Nam
trong chuỗi giá trị chè toàn cầu - một trong những quốc gia có lượng chè xuất khẩu lớn
nhất trên thế giới.


1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có một số các đề tài, dự án nghiên cứu hoặc
bài báo khoa học về các khía cạnh của mặt hàng nơng sản xuất khẩu của Việt Nam.
Trong số đó, có cơng trình Dự án VIE/61/94 về “Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của
Việt Nam” do Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc tiến
Thương mại Việt Nam (VIETRADE) thực hiện với sự tài trợ của Chính phủ Thụy Sĩ
và Thụy Điển năm 2005. Trong báo cáo của Dự án về khả năng xuất khẩu của một số
mặt hàng chủ yếu của Việt Nam như khoáng sản và nhiên liệu, thuỷ hải sản, nông sản,
các sản phẩm công nghiệp và hàng thủ công mỹ nghệ , các ngành hàng nông sản đã
được so sánh và xếp hạng theo nhiều tiêu chí khác nhau như mơi trường quốc tế, tình
hình xuất khẩu hiện tại của Việt Nam và các điều kiện cung cấp nội địa của các ngành
hàng này tại thời điểm từ năm 2005 trở lại trước. Báo cáo không đề cập đến giải pháp
nhằm nâng cao GTGT đối với mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam.
Báo cáo “Sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị nông nghiệp nghiên
cứu đối với ngành chè” do các nhà nghiên cứu của Trung tâm Tin học Nông nghiệp và
PTNT (ICARD), Viện Nghiên cứu Chè Việt Nam (VTRI), Viện Nghiên cứu Rau quả
Việt Nam (IIFFAV) và Công ty Tư vấn Nông sản Quốc tế (ACI) phối hợp thực hiện
dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Báo cáo trình bày các kết quả nghiên
cứu về chuỗi giá trị chè trong khuôn khổ dự án Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị
trường cho người nghèo do Ngân hàng Phát triển Châu Á và Quỹ Phát triển Quốc tế
của Anh đồng tài trợ. Nghiên cứu đã phân tích hoạt động của chuỗi giá trị chè và lợi
ích của người nghèo khi họ tham gia vào chuỗi giá trị; nâng cao năng lực để hỗ trợ sự
phát triển thị trường cho người nghèo thông qua các hoạt động nghiên cứu, phát triển

mạng lưới bn bán và các chính sách xúc tiến thương mại. Do đó, nghiên cứu đã tiếp
cận ở góc độ người nghèo tham gia vào chuỗi giá trị và các giải pháp hỗ trợ người
nghèo. Các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp nhằm nâng cao GTGT hàng chè xuất khẩu
của Việt Nam hồn tồn khơng được đề cập đến.
Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (2004). “Đưa thị trường hoạt
động tốt hơn cho người nghèo. Sự tham gia của người nghèo trong các chuỗi giá trị
nông nghiệp: Nghiên cứu điển hình về chè” với việc phân tích những tác động của
ngành chè đến đời sống của người dân, khuyến khích người dân tham gia vào chuỗi
giá trị


ngay tại vùng nguyên liệu. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2005) M4P: “Kết nối nông
dân với thị trường thông qua mơ hình sản xuất theo hơp đờng”. Tại nghiên cứu này
tác giả đã đưa ra mơ hình thị trường cho người nghèo và gắn kết thị trường với nguồn
nguyên liệu theo hướng phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên cả hai nghiên cứu này
vẫn chưa làm rõ được những yếu tố quan trọng nào ảnh hưởng đến nâng cao giá trị gia
tăng trong bối cảnh chung của chuỗi giá trị toàn cầu. Trong nghiên cứu của Nguyễn
Hữu Thọ và cộng sự (2008), Nghiên cứu vai tro của tác nhân nông dân trong chuỗi
giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên, cũng tương tự như hai nghiên cứu của Ngân hàng
Phát triển Châu Á, tác giả dừng lại ở việc coi người nơng dân như một mắt xích quan
trọng của chuỗi giá trị, nhưng chưa đưa ra được giải pháp cụ thể để gia tăng chuỗi giá
trị đó.
Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương, 2009) tổ chức hội thảo: “Chuỗi
giá trị tồn cầu đối với hàng nơng sản và vấn đề tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá
trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay”, Hà Nội, Ngày 24-2-2009. Trong các bài viết và
phát biểu tham luận tại Hội thảo, các nhà khoa học đã làm rõ một số vấn đề với hàng
nơng sản nói chung của Việt Nam như: Chuỗi giá trị hàng nơng sản có khâu thiết kế
nằm trong khâu R&D và khâu sản xuất tách thành 2 khâu là trồng trọt/chăn nuôi và
chế biến; Giá trị gia tăng được tạo ra trong khâu chế biến cao hơn so với khâu trồng
trọt/chăn nuôi; hàng nông sản của Việt Nam nói chung đã tham gia vào chuỗi giá trị

toàn cầu ở khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất và chủ yếu bằng các hợp đồng xuất
khẩu FOB. Chưa có nghiên cứu nào đề cập đến nâng cao GTGT cho hàng chè xuất
khẩu trong chuỗi giá trị chè toàn cầu.
Đinh Văn Thành (2010), Viện Nghiên cứu Thương mại trong đề tài nghiên cứu
cấp Nhà nước năm 2010 “Tăng cường năng lực tham gia của hàng nơng sản Việt Nam
vào chuỗi giá trị nơng sản tồn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam” đã khái qt
hố được chuỗi giá trị hàng nơng sản tồn cầu; nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc
gia trong việc tham gia vào chuỗi giá trị nơng sản tồn cầu đối với từng mặt hàng cụ
thể, đồng thời đánh giá thực trạng tham gia của hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi giá
trị hàng nơng sản tồn cầu; trên cơ sở đó, kiến nghị các giải pháp tăng cường hơn nữa
khả năng tham gia vào chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu. Vấn đề về thực trạng và


giải pháp nhằm nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu của Việt Nam chưa được đề
cập và đi sâu.
Đề án “Chiến lược phát triển nông nghiệp-nông thôn trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa thời kỳ 2001-2010” của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT) đã phân chia khả năng cạnh tranh một số mặt hàng nông sản của Việt
Nam thành 3 nhóm cơ bản với 3 mức độ cạnh tranh khác nhau thì chè thuộc nhóm có
khả năng cạnh tranh trung bình. Điểm chính trong đề án là tác giả đã đưa các giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu chung cho tất cả
các loại hàng nông sản, nhưng chưa đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao GTGT
cho các mặt hàng nơng sản nói chung và cho mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam
nói riêng.
Dự án nghiên cứu “Tác động của tự do hóa thương mại đến một số ngành hàng
nông nghiệp Việt Nam: Lúa gạo, cà phê, chè, đường” của Chương trình hỗ trợ quốc tế,
Bộ NN&PTNT (International Support Group - Ministry of Agriculture and Rural
Development - ISGMARD) đã sử dụng mơ hình cân bằng bộ phận nhằm đánh giá
những tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) tới việc xuất khẩu
các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, chè và mía đường. Báo cáo đã chỉ ra tác dụng

của AFTA là giúp tăng xuất khẩu nông sản cả về số lượng và giá xuất khẩu. Tuy
nhiên, báo cáo đã sử dụng các số liệu điều tra nông hộ thuần túy với giá lao động rẻ và
điều đó khơng phản ánh đúng chỉ số cạnh tranh của toàn ngành chè của Việt Nam cũng
như chưa đề cập đến chuỗi và biện pháp nâng cấp chuỗi ngành hàng nơng sản nói
chung, hàng chè nói riêng.
Nguyễn Hữu Khải (2005) trong nghiên cứu “Cây chè Việt Nam: năng lực cạnh
tranh xuất khẩu và phát triển”, đã đưa ra những dự báo về cung cầu, giá cả đối với
hàng chè cho những năm đầu thế kỷ 21 và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của hàng chè xuất khẩu của Việt Nam.
Phùng Văn Chấn (1993), với “Kinh tế sản xuất và xuất khẩu chè”. Đề tài tập
trung phân tích thực trạng và khả năng phát triển sản xuất chè ở Việt Nam; những giải
pháp kinh tế xã hội phát triển sản xuất chè ở Việt Nam.
Trần Công Thắng (2004) “Sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị nông
nghiệp: nghiên cứu đối với ngành chè”. Tác giả đã tập trung phân tích chuỗi giá trị chè


và lợi ích của người nghèo khi họ tham gia vào chuỗi giá trị. Các giải pháp nhằm hỗ
trợ phát triển thị trường cho người nghèo thông qua các hoạt động nghiên cứu, phát
triển mạng lưới bn bán và chính sách xúc tiến thương mại.
Nguyễn Thị Nhiễu (2007) trong đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu thị trường Marketing
trong xuất khẩu chè của Việt Nam” đã phân tích đặc điểm, xu hướng phát triển của thị
trường chè thế giới, các yếu tố Marketing trong xuất khẩu chè và đưa ra các giải pháp
Marketing xuất khẩu chè của Việt Nam tới năm 2015. Vấn đề nâng cao GTGT cho
hàng chè xuất khẩu hồn tốn chưa đề cập đến.
Trong bài “Tổng quan về tình hình XNK giai đoạn 2001- 2010 và giải pháp thúc
đẩy xuất khẩu ở Việt Nam thời kỳ tới 2020”, Trần Văn Hùng đã tóm lược lại các thành
tựu và các tồn tại về các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có mặt hàng chè
và đưa ra một số giải pháp nói chung, mà chưa đưa ra biện pháp cụ thể và sâu rộng
nhằm tăng GTGT cho chè xuất khẩu Việt Nam.
Chu Văn Cấp (2003) đã nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng

nông thủy sản xuất khẩu, trong đó có chè cho đến năm 1999 dựa trên các tiêu chí về
chi phí sản xuất, giá xuất khẩu, chất lượng và uy tín sản phẩm, thị trường tiêu thụ,...mà
chưa nghiên cứu về việc làm sao để có thể nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu.
Hơn nữa số liệu trong tham khảo chỉ đến năm 1999.
Báo cáo khoa học “Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nơng sản chính của
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA” của Quỹ Nghiên cứu ICARD-MISPA, TOR
đã chỉ ra thực trạng, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản
Việt Nam bao gồm gạo, chè, tiêu, thịt lợn, gà và dứa trên thị trường nội địa trong bối
cảnh hội nhập AFTA. Đồng thời, báo cáo cũng đề cập đến ảnh hưởng của việc Việt
Nam gia nhập AFTA đối với một số mặt hàng nông sản trên đến năm 2004.
Trong bài tham luận khoa học “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam”, Võ Văn Quyền (2012) đã đề cập
và đưa ra một số giải pháp chung chung nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và mở
rộng thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam. Tuy vậy, các biện pháp cụ thể cho
ngành chè xuất khẩu vẫn còn bỏ ngỏ.
Báo cáo thuộc Dự án hỗ trợ thương mại đa biên “Tác động của cam kết mở cửa
thị trường trong WTO và các hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) đến hoạt động


sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất
nhập khẩu của Bộ công thương giai đoạn 2011-2015” của MUTRAP đã khái qt q
trình hội nhập, nêu một số tác động tích cực và tiêu cực của quá trình hội nhập đến
tăng trưởng kinh tế và hoạt động thương mại của Việt Nam, và đề xuất một số chính
sách thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập siêu. Tuy nhiên, báo cáo đề cập ở cấp độ vĩ
mơ cho tồn nền kinh tế, chưa đi sâu vào từng ngành cụ thể và chưa đề cập đến ngành
chè.
Nguyễn Văn Bộ (2014) đã đề cập trong bài tham luận tại Hội thảo “Phân bón
cơng nghệ cao” đăng trên trang báo điện tử Tiến Nông một số giải pháp nhằm nâng
cao GTGT hàng nông sản của Việt Nam. Báo cáo đề cập đến việc cần thay đổi tư duy
từ sản xuất theo khả năng (supply-driven) sang sản xuất theo nhu cầu thị trường

(demand-driven); phát triển các chuỗi giá trị dựa trên thị trường trong nước để tăng
tính chun nghiệp cho các tác nhân, sau đó tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa Thương vụ
và Doanh nghiệp trong nước; xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia; hỗ trợ
Doanh nghiệp và đầu tư công nghệ; giải pháp về hỗ trợ xây dựng Tổ chức nông dân và
Hiệp hội ngành hàng. Trong khuôn khổ của bài tham luận nên các giải pháp chỉ mang
tính liệt kê định tính, dành cho các sản phẩm nơng nghiệp nói chung. Báo cáo chưa đề
cập đến giải pháp cho sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam.
Nguyen Viet Khoi, Chu Huong Lan, To Linh Huong (2015), nghiên cứu về chuỗi
giá trị chè của Việt Nam, GTGT của hàng chè Việt Nam, đề tài nghiên cứu tại tỉnh
Mộc Châu và Sơn La với đối tượng là người nông dân trồng chè. Các lĩnh vực về nâng
cao GTGT hàng chè, và tiếp cận các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và xuất khẩu chè
là vẫn để ngỏ.
TS. Nguyễn Hữu Khải (2005) “Cây chè Việt Nam: năng lực cạnh tranh xuất
khẩu và phát triển”. Tác giả giới thiệu về nguồn gốc và quá trình phát triển cây chè ở
Việt Nam; Đưa ra nhận xét tổng quan về thị trường chè thế giới để rút ra bài học, kinh
nghiệm; Đưa ra những dự báo quan trọng về cung, cầu, giá cả đối với mặt hàng chè
cho những năm đầu thế kỷ 21; Xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên tác giả chỉ đề cập đến
các giải pháp tiêu thụ chè mà chưa đề cập đến nâng cao GTGT cho hàng chè xuất
khẩu.


Ngồi các nghiên cứu trên cịn có các tạp chí chuyên ngành trong nước thời gian
qua đã nghiên cứu đề cập đến triển vọng về phát triển cây chè cũng như tìm giải pháp
mang tính chiến lược cho đầu ra của sản phẩm chè, nhằm nâng cao vị thế, phát huy thế
mạnh về xuất khẩu sản phảm chè ra thế giới. Các báo cáo về vấn đề phát triển cây chè,
chế biến và tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang các năm, từ 2000 – 2014, ví dụ như
của Sở Công thương tỉnh Hà Giang (2009)- Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ năm 2008, báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà
Giang (2005, 2008)- Báo cáo kết quả thực hiện phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn

tỉnh Hà Giang 5 năm 2001 - 2005; 3 năm 2006-2008, Hà Giang. Cuốn “Cây chè Sản
xuất - chế biến - tiêu thụ” của tác giả Đỗ Ngọc Quý, NXB Nghệ An, năm 2003. Phân
tích chuỗi giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ chè trong thời
gian qua.
Tóm lại, cho đến nay, có thể nói, chưa có cơng trình nào cả trong và ngồi nước
nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và cập nhật về nâng cao GTGT cho mặt hàng
chè xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện HNKTQT. Hầu hết các nghiên cứu mới
chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mức độ chung và khái qt cả nhóm ngành hàng nơng
sản, một số tiếp cận ở góc độ nghiên cứu sức cạnh tranh xuất khẩu của một một nhóm
ngành. Hoặc có nghiên cứu tiếp cận đến chuỗi giá trị chè ở góc độ giải quyết sự nghèo
đói và sử dụng số liệu và phân tích trong bối cảnh kinh tế và xã hội cách đây 10 năm.
Một số tác giả ở nước ngồi có nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao
GTGT cho hàng chè xuất khẩu, tuy nhiên khơng phải của Việt Nam mà của các nước
có lượng xuất khẩu và GTGT cao, ví dụ Kenya, Srilanka. Hiện nay, đặc biệt trong bối
cảnh hội nhập quốc tế - sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt, GTGT của mặt
hàng chè xuất khẩu của Việt Nam còn kém nhiều so với các đối thủ trong ngành trên
thế giới thì việc chọn đề tài nghiên cứu trong luận án mang tính thời sự cao.


Kết luận chương 1
Tại nước ngồi đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến nâng cao GTGT
cho hàng chè xuất khẩu, cụ thể là nhiều cơng trình nghiên cứu về tầm quan trọng của
việc nâng cao GTGT, mối quan hệ giữa việc nâng cao GTGT và lợi ích đạt được trong
các doanh nghiêp sản xuất và xuất khẩu chè, một vài cơng trình chỉ ra các yếu tố ảnh
hưởng đến nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu của Kenya, Srilanka.
Tại Việt Nam, nhiều cơng trình đã đề cập đến chuỗi giá trị chè, phần nhiều các
nghiên cứu tiếp cận ở khía cạnh giải quyết cho người nghèo. Một số đề tài tập trung
vào phân tích các yếu tố và đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hoặc
thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng chè. Chưa có cơng trình hay đề tài nào cả trong và ngoài
nước nghiên cứu về nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu của Việt Nam. Đề tài

luận án tác giả chọn là hồn tồn mới khơng chỉ trong nước và cả ngoài nước.


×