Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Dac sac ngon ngu NT trong bai tho Cho Tet cua DoanVan Cu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.01 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TH</b>

<b>ỐNG KÊ VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG BÀI THƠ CHỢ TẾT</b>


<b>Chỉ thiên </b>


<b>nhiên </b> <b>Chỉ người</b> <b>Chỉ vật</b> <b>Màu sắc</b> <b>Vị trí</b> <b>Động từ</b>


<b>Bộ phận cơ </b>
<b>thể người</b>
<b>đỉnh núi</b>


<b>Dải mây </b>
<b>Sương </b>
<b>con đường </b>
<b>nóc nhà tranh </b>
<b>mép đồi </b>
<b>chợ Tết</b>
<b>các ấp </b>
<b> cỏ </b>
<b>Sương </b>
<b>Tia nắng </b>
<b>Núi </b>
<b>Đồi</b>
<b>cành </b>
<b>ruộng lúa</b>
<b>ánh bình </b>
<b>minh </b>
<b>cổng chợ</b>
<b>miếu cổ</b>
<b>đường</b>
<b>cây đa</b>
<b>quán chợ</b>
<b>núi tuyết</b>


<b>Chợ</b>
<b>chùa </b>
<b>làng </b>
<b>con đường </b>
<b>Ánh dương </b>
<b>Lá đa </b>
<b>cỏ</b>
<b>gần đêm</b>


<b>Người </b>
<b>Họ </b>


<b>Những thằng cu </b>
<b>Vài cụ già </b>
<b>Những người </b>
<b>quê </b>


<b>đông người </b>
<b>Người mua bán</b>
<b>Mấy cô gái </b>
<b>Lũ trẻ con </b>
<b>Cô </b>


<b>Thằng em bé </b>
<b>Hai người thơn </b>
<b>mẹ</b>


<b>người khách </b>
<b>thày khóa </b>
<b>Cụ đồ nho </b>


<b>Bà cụ lão </b>
<b>Chú hoa man </b>
<b>cụ lý </b>


<b>chị</b>


<b>anh chàng </b>
<b>Một người qua </b>
<b>Anh hàng tranh </b>


<b>Con bò </b>
<b>Con trâu </b>
<b>Con gà </b>
<b>lợn</b>
<b>cục tiết</b>
<b>giọt sữa </b>
<b>trắng </b>
<b>trắng</b>
<b>trắng </b>
<b>trắng</b>
<b>đỏ </b>
<b>đỏ </b>
<b>đỏ</b>
<b>son </b>
<b>đỏ chót </b>
<b>son pha </b>
<b>hồng lam </b>
<b>xanh </b>
<b>the xanh </b>
<b>vàng </b>


<b>vàng </b>
<b> tía </b>
<b>nâu </b>
<b>màu thâm </b>
<b>trên </b>
<b>Trên </b>
<b>Trên </b>
<b>trên </b>
<b> trên </b>
<b>trên </b>
<b>trên </b>
<b>trên </b>
<b>bên </b>
<b>bên </b>
<b>bên </b>
<b>bên </b>
<b>đi đầu</b>
<b>theo sau </b>
<b>đầu</b>
<b>trong </b>
<b>trong </b>
<b>ra </b>
<b>ra vào </b>
<b>dưới</b>
<b>đến chỗ </b>
<b>quanh </b>
<b>Cạnh </b>
<b>trở ra </b>
<b>dưới </b>



<b>ôm ấp </b>
<b>kéo hàng </b>
<b>chạy </b>
<b>bước </b>
<b>cười</b>
<b>che </b>
<b>chạy</b>
<b>đuổi </b>
<b>gánh </b>
<b>giỏ</b>
<b>nháy hoài </b>
<b>uốn mình </b>
<b>đứng vờ dim </b>
<b>lắng nghe </b>
<b>nói </b>


<b>kĩu kịt quảy </b>
<b>Tìm </b>


<b>ngồi dọn bán</b>
<b>gị </b>


<b>mài nghiên </b>
<b>vuốt</b>


<b>nhẩm đọc </b>
<b>gội</b>


<b>chít </b>



<b>Ngồi xếp lại </b>
<b>chen lấn kéo </b>
<b>đương chít </b>
<b>bung ra </b>
<b>mải ngắm </b>
<b>Quên cả </b>
<b>đang đứng gọi</b>
<b>ôm nhau cười </b>
<b>bán </b>


<b>đong đầy </b>
<b>cầm cẳng dốc </b>
<b>lên xem </b>
<b>đánh</b>
<b>đi </b>
<b>rụng</b>
<b>kéo </b>
<b>về</b>
<b>môi </b>
<b>đầu </b>
<b>hai mắt </b>


<b>lưng </b>


<b>Tay </b>


<b>đầu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>NH</b>

<b>ỮNG ĐẶC SẮC VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT</b>




<b>TRONG BÀI THƠ “CHỢ TẾT”</b>

<b> C</b>

<b>ỦA NHÀ THƠ ĐỒN</b>

<b>VĂN CỪ</b>



<b>Đồn Văn Cừ </b>
<b>(1913-2004) </b>


Nhà thơ Đoàn Văn Cừ sinh năm 1913 trên vùng đất Nam Định văn
hiến, nơi phát tích nhà Trần, sản sinh nhiều nhân vật lịch sử như Nguyễn
Khuyến, Tú Xương, Trường Chinh, Nguyễn Văn Vịnh, Đinh Đức Thiện,…
Ngay từ nhỏ ông đã được thừa hưởng nhiều yếu tố văn hóa truyền
thống của dân tộc. Nhà nghèo, sớm mồ cơi cha mẹ, cậu bé họ Đồn sống
với bà nội. Cứ hễ đến tết, bà nội ngồi trong ổ rơm, mặc áo đỏ cho Đoàn
Văn Cừ sang lễ tết bên nhà ngoại để thay người mẹ vắn số.


Giống như những ngôi làng khác ở Bắc bộ, làng Đơ Quan q hương
Đồn Văn Cừ cũng có nhiều đình, đền, chùa, miếu với nhiều lễ hội kỳ thú.
Đó cũng là nguồn cảm hứng cho nhà thơ viết nên những bài thơ: <i>Làng </i>
<i>, Trăng hè, Ngồi đình, Tế thánh, Năm mới, Chợ làng vào xuân…</i> Và không chỉ ở riêng làng Đô
Quan, Đồn Văn Cừ cịn được tắm mình trong lễ hội ở các làng lân cận như hội chùa Cổ Lễ, hội
chùa Keo, hội chợ Yên, hội chợ Viềng… giúp ông sáng tạo nên : <i>Đám cưới mùa xuân, Đám hội…</i> và
đặc biệt là “Ch<i>ợ tết</i>":


<b>CH</b>

<b>Ợ TẾT</b>





<i><b>(Đoàn Văn Cừ)</b></i>
Dải mây trắngđỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lamơm ấpnóc nhà tranh
Trên con đườngviền trắng mép đồi xanh



Người các ấptưng bừng ra chợ Tết
Họ vui vẻkéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏchạy lon xon,
Vài cụ giàchống gậybước lom khom,
Cô yếm thắmche môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôngánh lợn chạy đi đầu


Con bò vàng ngộ nghĩnhđuổi theo sau


Sương trắngrỏđầu cànhnhư giọt sữa.


Tia nắng tía nháy hồi trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồithoa son nằmdướiánh bình minh
Người mua bán ra vào đầycổng chợ


Con trâuđứngvờ dim hai mắt ngủ


Để lắng nghengười kháchnói bơ bơ
Anh hàng tranh kĩu kịt quảyđơi bồ
Tìmđến chỗđơng ngườingồi dọn bán


Một thày khóa gịlưng trên cánh phản
Tay mài nghiên hý hoáy viếtthơ xuân


Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đốiđỏ
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ



Nước thời giangội tóc trắng phau phau


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,


Ngồi xếp lạiđống vàng trên mặt chiếu
Áo cụ lýbị ngườichen lấn kéo


Khăn trên đầuđương chít cũng bung ra


Lũ trẻ conmải ngắm bức tranh gà


Quên cả chị bênđườngđang đứng gọi
Mấy cô gáiôm nhau cười rũ rượi
Cạnh anh chàng bán pháo dướicây đa
Những mẹt cam đỏ chót tựason pha
Thúng gạo nếpđong đầynhư núi tuyết


Con gà trống mào thâm như cục tiết


Một người quacầm cẳng dốc lên xem


Chợtưng bừngnhư thế đến gần đêm
Khi chuông tối bên chùavăng vẳngđánh
Trên con đườngđi các làng hẻo lánh
Những người quê lũ lượt trở ra về


Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê
Lá đa rụngtơi bời quanh quán chợ


Nhắc đến Đoàn Văn Cừ đúng là ta nghĩ đến thi sĩ của mùa xuân, của tết, của lễ hội. Vậy điều gì đã



giúp ơng gắn bó và viết khá thành cơng với đề tài này? Nhà thơ thổ lộ: <i>“Mùa xuân, ngày tết dễ gợi nhớ </i>


<i>về cội nguồn dân tộc, làm thức dậy trong lịng ta những kỷ niệm, tình cảm thiêng liêng, sâu sắc, đằm </i>
<i>thắm về gia đình, tổ quốc. Nhiều phong tục đẹp, sinh hoạt đẹp, cảnh sắc thiên nhiên đẹp diễn ra trong </i>
<i>dịp này. Tôi sống trọn vẹn tuổi thơ, tuổi hoa niên ở nông thôn. Những cảm xúc, ấn tượng trữ tình dân dã, </i>


<i>lành mạnh, thơm ngát hương đồng gió nội đã sớm quyến rũ tơi, đi vào tuổi vàng, tuổi thanh xuân đời tôi, </i>


<i>máu thịt tôi, tâm hồn tôi; giúp tôi sau này, khi hồn thơ đã chín, viết nên những bài thơ, những bức tranh </i>


<i>quê thơ mộng ngày xuân, ngày tết”.</i> Đọc những lời tâm sự này hẳn ta có thể hiểu được vì sao năm tháng


trơi qua, nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc đã bị mai một đi mà bài thơ “Chợ tết” của ông vẫn


ngồn ngộn một sức sống bền bỉ và dẻo dai như thế trong nền nghệ thuật văn học của dân tộc.


***


<b>Quả thực từ khi ra đời “Chợ tết” </b><i>(bài thơ Chợ Tếtđăng báo Ngày nay năm 1939)</i><b>đã là một thi phẩm rất </b>


<b>đặc sắc, hội tụ được tài năng sử dụng ngơn ngữ nghệ thuật độc đáo “có một khơng hai” của nhà </b>


<b>thơ Đoàn Văn Cừ.</b>


<b>1. </b>Nét đặc sắc của bài thơ Chợ Tết là việc nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã sử dụng hết sức thành công
<b>“ngôn ngữ nghệ thuật đồng hiện”. Lo</b>ại ngôn ngữ nghệ thuật này đã giúp cho người đọc có thể ngay
tức thì cảm nhận được khung cảnh náo nhiệt, tấp nập, tưng bừng, rộn rã phiên chợ thôn quê khi Tết đến,
xuân về. Con người có , con vật có ; khơng gian của tự nhiên đan cài với không gian cuộc sống của con
người; thời gian vừa vận động, tiến triển lại vừa ngưng đọng; ngôn ngữthơ ca chan hịa với ngơn ngữ hội


họa; kết hợp hài hịa nhiều loại hình ngơn ngữ nghệ thuật như trữ tình, tự sự, điện ảnh … Bên cạnh đó
việc tác giả sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đồng hiện ngoài tác dụng miêu tả những hoạt động chung của
cả buổi chợ để tạo nên cái nhìn tổng thể thì nó cịn có ý nghĩa cụ thể hóa những hoạt động riêng biệt.Tất
cả đều hòa hợp vào nhau để tạo nên một sự hòa kết tựa như những thước phim màu sống động đang diễn
ra ngay trước mắt người đọc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Cảnh vật thiên nhiên trong bài th</b>ơ chợ Tết là bức tranh xuân nơi thôn quê tràn đầy sức sống. Bức
tranh ấy bắt đầu từ những hình ảnh thiên nhiên rạo rực sức sống:


“Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh”


“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hồi trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”


Một thiên nhiên sống động với “mây”, sương”, “nắng”, “núi”; lung linh với đủ các sắc màu: trắng,
đỏ, hồng xanh; ...Tất cả hoà quyện đan chéo nhau tạo nên một bức tranh ngồn ngộn nhựa sống. Đoàn
Văn Cừ đã thổi hồn vào thiên nhiên, biến chúng thành những sinh thể sống. Ta như cảm nhận được biết
bao tình cảm chan chứa trong cái “ôm ấp” của dải sương hồng, thích thú với cái nháy mắt tinh nghịch,
nhí nhảnh của tia nắng tía; say đắm trước sự thướt tha, điệu đà trong dáng “uốn mình” của núi; và bao
yên bình, ấm áp trong khung cảnh “đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”. Cả một thiên nhiên đang cựa
mình trong buổi sớm mùa xn.


Đó cịn là một không gian đậm chất làng quê .Cảnh sắc làng quê được đặc tả qua những hình ảnh thơ
như : <i>nóc nhà tranh;trên con đường viền trắng mép đồi xanh;con bị vàng ngộ nghĩnh; tia nắng tía nháy </i>
<i>hồi trong ruộng lúa;con trâu đứng ;lá đa ;quán chợ; chuông chùa; làng hẻo lánh</i>.



Những câu thơ tả thực của nhà thơ Đoàn Văn Cừ như những thước phim quay chậm ghi lại những
nét đặc sắc về <b>cuộc sống sinh hoạt của con người</b> nơi chợ Tết truyền thống. Ở đó vừa có những “góc
máy tồn cảnh” phản ánh khơng khí vui tươi rộn rã, vừa có những “cú zoom cận cảnh” đặc tả những chi
tiết độc đáo mà chỉ những người nhà quê, “ăn đời ở kiếp” ở quê mới “biết”:


“Anh hàng tranh kĩu kịt quảy đơi bồ
Tìm đến chỗ đơng người ngồi giở bán
Một thầy khóa gị lưng trên cánh phản
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ


Nước thời gian gội tóc trắng phau phau
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo


Khăn trên đầu đương chít cũng bung ra
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa”.


Để đặc tả tính chất náo nhiệt , đơng vui , ta thấy nhà thơ đã “<b>đồng hiện</b>” <b>nhiều loại người </b>trong
phiên chợ :


Xét ở góc độ tuổi tác ta nhận thấy có đủ các lứa tuổi : Cao niên, trung niên, thanh niên, thiếu niên :
<i>Cụ già , cụ , bà cụ ; mẹ , chú , cô ; anh , chị , cô gái , anh chàng ; trẻ con em bé , thằng cu . </i>


Xét ở góc độ giới tính ta thấy có cả nam và nữ, cả gái lẫn trai: Cụ đồ nho, chú, anh chàng ;


<i>bà cụ lão, mẹ, cơ gái . </i>


Xét ở góc độ nghề nghiệp có nhiều loại nghề: C<i>ụ đồ nho, thày khóa, chú hoa man, cụ lý, anh hàng </i>
<i>tranh;anh bán pháo; </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Thật đúng là chợ tết , có đủ các loại người , vào chợ tết gặp họ ta như thấy thân quen gần gũi cứ như
là ta đã gặp họ đâu đó ở ngồi đời vậy. Nói được như nhà thơ Đồn Văn Cừ quả thật khơng hề đơn giản.
Một đoạn thơ ngắn mà dựng nên cả một bức tranh chân thực sinh động của một phiên chợ quê trong ngày
Tết. Phiên chợ ấy tập hợp tất cả con người quê: từ già đến trẻ, từ gái đến trai, từ dân thường đến quan lại,
từ người buôn bán đến cụ đồ nho. Tất cả đều có chung một tâm trạng: háo hức, vui vẻ. Tài năng độc đáo
của Đoàn Văn Cừ là ở chỗ đã biết khắc hoạ những nét riêng biệt trong cái chung đó, phù hợp với đặc
điểm của từng đối tượng trong phiên chợ. Ta có thể cảm nhận trong tiếng “kĩu kịt” của gánh hàng trên
vai anh hàng tranh là cả một sự khẩn trương, một niềm mong mỏi vào phiên chợ đông người. Trong dáng
“gị lưng” của thầy khố để “hí hốy viết thơ xuân” là cả một sự ngưng tụ tinh hoa của đất trời, được dồn
vào những nét bút tài hoa, như một sự khởi đầu may mắn cho năm mới. Cái dáng trầm ngâm “vuốt râu
cằm”, “miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối” của cụ đồ Nho là dáng dấp của sự chiêm nghiệm. Cái khơng
khí xn đang đến gần và cái vui vẻ của buổi chợ khiến cho cụ Lí – vốn được biết đến qua những hình
ảnh nghiêm nghị, vậy mà trong buổi chợ, lại hiện lên hết sức dân dã, đời thường, hoà chung với khơng
khí xơ bồ của buổi chợ cuối năm:


“Áo cụ lý bị người chen sấn kéo
Khăn trên đầu đương chít cũng bung ra.”


<b>b. Ch</b>ợ tết chỉ diễn ra trong vịng một ngày . Khoảng thời gian ít ỏi đó để dành cho mọi người bán
bn, mua sắm chuẩn bị đón một năm mới . Song đó là thời gian thực, trong bài thơ cịn có thời gian của
tâm trạng.Với <b>nghệ thuật đồng hiện giữa thời gian của hiện tại với thời gian quá khứ và mơ hồ một </b>
<b>thời gian của tương lai</b> ,tác giả của bài thơ không chỉ làm nổi bật được trạng thái thời gian diễn ra cảnh
phiên chợ. Qua đây nhà thơ còn giúp người đọc liên tưởng đến cuộc đời , đến giá trị truyền thống bao đời
của dân tộc và những dư ba của nó đến mai sau. Thời gian trong bài thơ có bắt đầu , có tiến triển và có
kết thúc .



Phiên chợ Tết đã bắt đầu ngay từ sáng sớm :


“Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh”
“Sương trắng giỏ đầu cành như giọt sữa.
Tia nắng tía nháy hồi trong ruộng lúa”
“Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”


Sự vận động tiến triển về thời gian của bài thơ được thể hiện trong hai câu thơ tuyệt bút :
“Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ


Nước thời gian gội tóc trắng phau phau”


Khi nhìn vào cấu trúc bài thơ ta thấy trên hai câu này là 24 dòng và dưới nó là 18 dịng, có thể coi
như nó nằm “giữa bức tranh” . Đây là hai câu hiếm hoi về thời gian và đậm đặc tính thời gian , những
hình ảnh :<i> bà cụ lão; miếu cổ; nước thời gian; tóc trắng</i>đều<i> in d</i>ấu vết thời gian đứng án ngữ ở hai đầu
hai câu thơ tạo nên một bức tranh vừa im lìm vừa chuyển động .Thời gian vốn là vơ hình, ở đây nhà thơ
đã “làm” cho ta nhìn thấy được sự hữu hình của nó. Hai hình ảnh: “bà cụ lão”và “miếu cổ” được đặt nằm
cạnh nhau, như một sự soi chiếu, một sự đối ứng, gợi lên bao ý nghĩa sâu sắc. Có ai đó đã nói, chỉ cần
một câu thơ cũng đủ để làm nên sức sống cho một bài thơ, đủ để chứng tỏ tài năng của người cầm bút.
Điều đó hồn tồn đúng trongtrường hợp này, với Đoàn Văn Cừ.


Và thời gian của phiên chợ kéo dài tới gần đêm :


“Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm
Những người quê lũ lượt trở ra về
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê”


<b>c. </b>Trong bài thơ chợ tết , tác giả đã sử dụng <b>nhiều loại hình nghệ thuật</b> trong việc miêu tả khung


cảnh hoạt động của phiên chợ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

một máy quay màu mà nhà văn lớn Nguyễn Tuân cũng đã từng một lần sử dụng đến khi ông miêu tả màu
“xanh ve m<i>ột áng thủy tinh</i>” của dịng nước sơng Đà.


<b>Nghệ thuật hội họa</b> cũng đã được tác giả sử dụng rất thành công trong bài thơ này. Sự phối màu
đa sắc đã cho thấy sự sống động của thiên nhiên và cuộc sống con người . Một khu triển lãm trưng bày
sắc màu mà gam chủ đạo là màu nóng ấm: <i><b>màu </b></i><b>đỏ</b><i><b>. </b></i>(Màu đỏ trong biểu tượng văn hóa thế giới được coi
là “màu của ngày, của dương tính”, của sự sống, của thiên ân, thông điệp của hy vọng, ... cũng là màu
của tình cảm). Màuđỏ cùng với “họ hàng" đậm nhạt của nó (<i>hồng, son, thắm, tía</i>) trở đi trở lại đến 9 lần,
gần như rải suốt chiều dài bức tranh Chợ Tết. Ít hơn một chút so với tổng các màu còn lại: 4 từ trắng;<i> 4 </i>
từ xanh, biếc, lam<i>; 3 t</i>ừ vàng; 1 từ nâu. Riêng đối với từ vàng thì con bị vàng (câu11) và đống vàng
(câu28) chỉ vật chất đối lập với ánh dương vàng<i> (câu43) ch</i>ỉ tinh thần, hướng nội. Cũng tương tự như vậy
với từ trắng:<i> 3 l</i>ần đầu mây trắng<i> (câu1); </i>con đường viền trắng (câu3); sương trắng<i> (câu12) ch</i>ỉ vật chất;
1 lần cuối vừa chỉ vật chất tóc trắng<i> (câu26) v</i>ừa chỉ thời gian. Quả thực, Tết trong thơ Đoàn Văn Cừ là
một thế giới sắc màu rất sinh động, vui tươi. Hơn thế , trong bài thơ sắc màu còn là biểu tượng cho sự
sung túc , thịnh vượng của quê hương, của chợ Tết:


“Những mẹt cau đỏ chót tựa son pha
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết”.


Có yêu nhà quê lắm mới có thể viết nên những câu thơ chân thực và đầy tình yêu mến như thế.
Chợ tết là một bài thơ song sự thành công của nó khơng thể khơng kể đến sự kết hợp hài hòa với
<b>yếu tố trần thuật - vốn là của thể loại tự sự </b>. Nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã đan xen vào ngơn ngữ trữ tình
những yếu tố trần thuật đậm đặc qua lời kể , lời tả. Những lời kể , tả được tác giả liệt kê qua hàng loạt
các chi tiết như :


Tả vẻ đẹp dịu dàng , kín đáo , đoan trang qua nụ cười của cô nàng yếm thắm : “<i>Cô yếm thắm che </i>
<i>môi cười lặng lẽ” . </i>



Hay là việc tác giả kể về sự vội vàng , gấp gáp mà không kém phần hớn hở của anh bán tranh khi
gánh hàng ra chợ bán: “<i>Anh hàng tranh kĩu kịt quảy đôi bồ</i>”.


Trong những bước chạy “lon xon” của các cậu bé là cả một tâm trạng háo hức, một niềm vui bồng
bột và ngây thơ của trẻ nhỏ trong ngày chợ Tết, được mặc áo mới, được chơi thoả thích. Hành động “nép
đầu bên yếm mẹ”là sự lột tả chính xác nhất sự rụt rè, ngơ ngác, bỡ ngỡ, e dè của các em nhỏ thôn quê lần
đầu được đến với một phiên chợ Tết với bao điều mới mẻ và lạ lẫm.Trong bức tranh ấy cịn có cả sự
thâm trầm trong những bước chống gậy “lom khom” của các cụ già, có cái tất bật, vội vã của những
người buôn bán....


Việc kết hợp sử dụng yếu tố nghệ thuật trên vừa làm đồng hiện một lúc nhiều cảnh , nhiều hoạt
động và còn làm cho những chi tiết , hình ảnh trong bài thơ trở nên cụ thể , chân thực và sống động hơn
nhiều . Vì thế bài thơ cịn như một câu chuyện kể mà trong đó người kể chuyện muốn dẫn dắt người đọc
bước vào một không gian với những sinh hoạt văn hóa vật chất , tinh thần đậm nét của thơn q Việt
Nam.


<b>2. Ngồi nh</b>ững đặc trưng ở trên cái tạo nên sự đặc sắc của bài thơ Chợ tết còn thể hiện ở việc tác
giả đã sử dụng khá linh hoạt những <b>phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau.</b>


Thể thơ 8 chữ quen thuộc .


Nhịp thơ 3/2/3 xen kẽ nhau và đều đặn từ đầu đến cuối bài thơ vừa diễn tả không khí chung của
phiên chợ là sự ồn ào , náo nhiệt song cũng vừa để khắc họa những hình ảnh có tính chất riêng biệt , lặng
lẽ , tạo nên điểm nhấn cho thi phẩm.


Sử dụng hệ thống từ loại phong phú đa dạng : danh từ , động từ , tính từ , giới từ nhằm diễn tả
được những hoạt động , tính chất, trạng thái của người , cảnh , vật trong khung cảnh chợ tết.


Hiệp vần giữa hai câu thơ , vần ở tiếng cuối của câu thơ trên trùng với vần ở tiếng cuối của câu thơ
dưới tạo nên sự liên kết hoàn chỉnh và chặt chẽ cho cả bài thơ mà khi đọc lên ta thấy được sự nhịp nhàng


đều đặn xuyên suốt bài thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

người với những âm thanh, cử chỉ cùng sắc màu. Cũng với dấu chấm câu rất cẩn thận như vậy 4 câu đầu
và 4 câu cuối của khổ 1 là những bức tranh hồn chỉnh về thiên nhiên “nằm dưới ánh bình minh” mà ở
giữa đó là con người. Tất cả khiến cho bài thơ có sự vận động liên hồn , sự đa dạng phong phú nhiều sắc
màu trong việc biểu hiện, miêu tả người , cảnh , vật .


Một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng như là những phương tiện đặc biệt hiệu quả trong việc
thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật của bài thơ .


Biện pháp so sánh:


“Sương trắng giỏ đầu cành như giọt sữa.”
“Những mẹt cams đỏ chót tựa son pha
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết
Con gà trống màothâm như cục tiết”


Biện pháp liệt kê : Vẻ đẹp của cảnh vật ; hoạt động sôi động của con người trong phiên chợ;
Biện pháp nhân hóa :


“Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”


“Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ”
“Nước thời gian gội tóc trắng phau phau”


“Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê”


Biện pháp lạ hóa ngơn ngữ : Sương hồng lam ơm ấp ;Tia nắng tía;Núi uốn mình ;Đồi thoa son
;Nước thời gian gội tóc ;Những mẹt <b>cam đỏ chót</b> tựa son pha;Thúng gạo nếp đong đầy như núi


tuyết;Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê.


Tất cả những biện pháp tu từ ở trên thể hiện sự tinh tế , cảm nhận được cái thần thái của cuộc sống
giúp người đọc cùng một lúc có thể cảm nhận được cả hình ảnh , âm thanh , cả những biến thái tinh vi cả
vẻ đẹp lung linh , kỳ ảo căng tràn sức sống của thiên nhiên đất trời , cả hoạt động hăm hở , nô nức , tươi
vui , sung túc của con người . Thêm một lần nữa khẳng định sự tinh tế của hồn thơ Đoàn Văn Cừ .


***


Hơn 60 năm cầm bút, Đoàn Văn Cừ đã in gần mười tập thơ, trong đó đáng chú ý là <i>Thôn ca I & II, </i>
<i>Dọc đường xuân, Đường về quê mẹ</i> và được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt
đầu tiên vào năm 2001. Giống như cuộc đời bình dị của mình, đối với thi ca ơng chỉ có ước mơ khiêm
tốn:


“ Trong thơ góp một luống cày
Nước non gieo hạt mong ngày nở hoa”


Ông đã đi xa, nhưng ước mơ của thi sĩ ở ẩn thành Nam từ lâu đã thành sự thật. Qua những tập thơ
mà ông đã để lại trong đó đặc biệt là bài thơ “Chợ tết” đã minh chứng “đường cày” của ông đã “nở hoa”
trong tâm thức người yêu thơ, nhất là khi xuân về Tết đến.


</div>

<!--links-->

×