Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tình yêu quê hương, đất nước trong ca dao quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.93 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

HUỲNH THỊ NHƯ QUỲNH

Tình yêu quê hương, đất nước trong ca
dao Quảng Ngãi

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm, gi úp
đỡ tận tình của q thầy cơ, những người thân trong gia
đình và bạn bè mà tơi đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Bằng tấm lịng tri ân sâu sắc tôi xin gửi lời cám
ơn đến các Thầy Cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đặc biệt là thầy giáo, TS. Lê
Đức Luận -người đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong q
trình thực hiện khóa luận.
Qua đây, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Sở Văn
hóa Thơng tin tỉnh Quảng Ngãi đã nhiệt tình giúp đỡ,
cung cấp cho chúng tơi những tư liệu cần thiết và quý gi á
để chúng tôi có cơ sở nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên,
khích lệ tơi trong q trình hồn thành khóa luận tốt




2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Đức Luận và chưa từng công bố trong bất cứ
cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu mọi trách nhiệm về nội dung khoa học của cơng trình này.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Tác giả


3

Huỳnh

Thị

Như

Quỳnh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 6
5. Bố cục khoá luận .................................................................................... 6
NỘI DUNG ................................................................................................ 7
CHƯƠNG MỘT: QUẢNG NGÃI- ĐẶC ĐIỂM VÙNG ĐẤT VÀ VĂN HOÁ
DÂN GIAN ................................................................................................ 7
1.1. Quảng Ngãi- đặc điểm vùng đất và con người ....................................... 7
1.1.1. Lịch sử hình thành vùng đất ............................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm về địa lí, dân cư................................................................ 10
1.1.3. Nét đẹp của con người Quảng Ngãi .................................................. 13
1.1.4. Danh nhân văn hoá, lịch sử .............................................................. 15
1.2. Quảng Ngãi- đặc điểm văn hoá dân gian ............................................. 17
1.2.1. Những di chỉ, di tích kiến trúc cổ ..................................................... 17
1.2.2. Đặc sản quê hương .......................................................................... 19
1.2.3. Phong tục, lễ hội, tín ngưỡng ........................................................... 22
1.2.4 Đặc điểm văn học dân gian Quảng Ngãi ........................................... 25
Tiểu Kết: .................................................................................................. 28
CHƯƠNG HAI: KHÚC CA ĐẦY TỰ HÀO VỀ LÀNG QUÊ.................... 29
2.1. Lòng tự hào về cảnh sắc quê hương .................................................... 29
2.1.1 Tự hào về các danh thắng ................................................................. 29


2.1.2. Tự hào về cảnh sắc làng quê ............................................................ 33
2.2. Niềm yêu quý sản vật và hương vị quê nhà.......................................... 37
2.2.1. Niềm yêu quý đặc sản quê hương ..................................................... 37
2.2.2. Yêu quý những món ăn mang đậm hương vị quê nhà ........................ 41
Tiểu kết: ................................................................................................... 44
CHƯƠNG BA: QUẢNG NGÃI- VÙNG ĐẤT GIÀU TRUYỀN THỐNG
LỊCH SỬ, VĂN HOÁ VÀ NGHĨA TÌNH ................................................. 45

3.1. Quảng Ngãi- vùng đất giàu truyền thống lịch sử ,văn hoá..................... 45
3.1.1. Quảng Ngãi- vùng đất giàu truyền thống lịch sử ............................... 45
3.1.2. Quảng Ngãi- những nét đẹp văn hoá................................................. 48
3.1.3. Quảng Ngãi- những làng nghề truyền thống...................................... 52
3.2. Quảng Ngãi- vùng đất giàu nghĩa tình ................................................. 56
3.2.1. Khúc ca về tình yêu quê hương, làng xóm ........................................ 56
3.2.2. Tình cảm gia đình thắm thiết............................................................ 57
3.2.3. Những lời tâm tình ngọt ngào của tình u đơi lứa ............................ 61
Tiểu kết: ................................................................................................... 66
KẾT LUẬN.............................................................................................. 67
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 69


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học dân gian là cái nôi văn học của mỗi quốc gia. Nó là tài sản có giá
trị tinh thần vô giá trong lòng mỗi người con quê hương. Những tinh hoa của
một nền văn học ấy luôn được nhân dân ta lưu giữ và trân trọng.
Ca dao là một bộ phận quan trọng trong nền thơ ca dân gian của dân tộc.
Trải qua suốt chiều dài của lịch sử với biết bao sự thăng trầm, những câu ca dao
vẫn cất cao khúc hát ngân vang cùng năm tháng. Và không biết tự bao giờ những
khúc hát ngọt ngào đó đã và mãi đi vào trong cuộc sống, trong trái tim của
những con người Việt Nam chúng ta. Đó là những lời chia sẻ tâm tình của những
con người lao động sau một ngày vất vả. Đó là lòng tự hào của một vùng quê
anh dũng trong chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Đó là nỗi nhớ thương
da diết của những người con xa quê. Đó là những tình cảm mộc mạc chân thành
của tình u thương cộng đờng, tình yêu lứa đôi… Và mỗi ca từ đưa chúng ta cứ
lớn dần, lớn dần cùng năm tháng, làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời, yêu người

hơn và vững lòng hơn khi vấp ngã trong cuộc sống.
Tìm về với văn học dân gian nói chung với ca dao nói riêng là chúng ta
được tìm về với cội ng̀n, với lịch sử các làng quê. Ca dao là biểu hiện độc đáo
văn hoá dân tộc, văn hoá địa phương. Nó vừa có nét chung, tính thống nhất của
ca dao toàn quốc, vừa có đặc điểm riêng của từng vùng miền cụ thể, nhất là các
vùng miền lớn. Những đặc điểm chung và riêng đó phản ánh tính thống nhất và
đa dạng của ca dao nói riêng và văn hoá Việt Nam nói chung.
Quảng Ngãi là một vùng đất được khai sinh trong hành trình lịch sử của
dân tộc. Là một tỉnh nhỏ thuộc miền Nam Trung Bộ, nơi đây đã hội tụ biết bao
danh nhân trung kiên ái quốc đã góp phần không nhỏ vào sự hưng vong của quốc
gia. Và trong tiến trình lịch sử, mảnh đất này đã để lại dấu ấn văn hoá riêng.


2

Những dấu ấn văn hoá này thể hiện rất rõ trong văn học dân gian nói chung và ca
dao Quảng Ngãi nói riêng.
Tìm hiểu về đề tài “Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao Quảng
Ngãi” là tìm hiểu nét văn hoá riêng của ca dao Quảng Ngãi với ca dao của các
vùng miền khác trên cả nước. Quảng Ngãi là một tỉnh có nhiều đặc điểm riêng
biệt về lịch sử, dân cư, ngơn ngữ và văn hố. Tìm hiểu về thơ ca dân gian nơi
đây cũng chính là tìm hiểu những đặc trưng về ngơn ngữ văn hố nói chung của
con người Quảng Ngãi qua các câu ca dao, điệu hát điệu hò.
Chúng tơi chọn đề tài “Tình yêu quê hương, đất nước trong ca dao Quảng
Ngãi” trước hết là bởi lòng say mê ca dao Quảng Ngãi, một mảnh đất nghệ thuật
đầy hấp dẫn nhưng cũng đầy bí ẩn. Hơn thế, đề tài này có tác dụng thiết thực
trong việc học tập và giảng dạy văn học dân gian nói chung và văn học địa
phương Quảng Ngãi nói riêng.
Là người con của Quảng Ngãi núi Ấn - Sông Trà, lại là một giáo viên dạy
bộ môn ngữ văn trong tương lai, mỡi hình ảnh, ngọn núi, dòng sông, con

người… nơi đây là niềm nhớ thương đầy tự hào trong tơi. Việc tìm hiểu tình u
q hương, đất nước của con người Quảng Ngãi trong ca dao là cơ hội giúp tôi
hiểu thêm để thêm yêu quê hương, cái nơi chơn nhau cắt rốn của mình.
Vì tất cả lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “ Tình yêu quê hương, đất
nước trong ca dao Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Việc sưu tầm và tìm hiểu về ca dao từ trước đến nay được sự quan tâm
của rất nhiều các nhà nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài này, chúng tơi tham khảo
một số cơng trình của các tác giả sau:
Đầu tiên là cuốn “ Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, Nxb Khoa học xã
hội H, 1978, của tác giả Vũ Ngọc Phan. Đây là một công trình khảo cứu khá đờ
sộ về tục ngữ, ca dao, dân ca của các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt
Nam.


3

Tiếp theo là cuốn “ Bình giảng ca dao” của Hồng Tiến Tựu, Nxb Giáo
dục, 1991. Cuốn sách gờm hai phần chính: phần một nói về cơng việc bình giảng
ca dao, một bộ phận quan trọng trong công tác giảng dạy của giáo viên ngữ văn
nói chung và giảng dạy văn học dân gian nói riêng. Phần hai là phần tủn chọn
và bình giảng những bài ca dao hay.
Một cơng trình khảo cứu về ca dao người Việt được xem là đầy đủ nhất là
cơng trình của nhóm tác giả : Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật ( chủ biên)
“ Kho tàng ca dao người Việt”, Nxb Văn hóa Thông tin, 1995. Trong cơng trình
này cho chúng ta một số lượng khá trọn vẹn những câu ca dao của dân tộc Việt
Nam từ xa xưa đến nay. Hệ thống các bài ca dao được sắp xếp theo hệ thống
bảng chữ cái Việt Nam.
Cơng trình mang tên “ Ca dao Việt Nam và những lời bình” của tác giả
Vũ Thị Hương, Nxb Văn hố Thơng tin 2007. Là cơng trình có nội dung trình

bày về những đặc điểm nởi bật của ca dao Việt Nam. Đó là lối đối đáp trong ca
dao trữ tình, một số biểu tượng ca dao và ngơn ngữ ca dao Việt Nam.
Trong q q trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, chúng
tôi đã có cơ hội được tếp cận bài giảng của Ts. Lê Đức Luận “ Văn học dân gian
Việt Nam”, “Thi pháp văn học dân gian” và rất nhiều các bài viết được đăng ở
các tạp chí như: “ Địa danh, sản vật và nghề nghiệp trong ca dao, tục ngữ Đà
Nẵng”… Gần đây nhất là sự ra đời của cơng trình “ Cấu trúc ca dao trữ tình
người Việt” Nxb Đại học H́, 2009. Cơng trình đã cho người đọc một cái nhìn
rõ ràng và chính xác hơn về ngôn ngữ ca dao. Đó là ngôn ngữ thuần Việt, mang
đậm phong cách ngôn ngữ địa phương, với phong cách tập quán khu vực dân cư,
còn lưu giữ nhiều yếu tố cổ.
Sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian cũng là vấn đề thu hút sự quan
tâm mạnh mẽ của của sở Văn hố Thơng tin và sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Quảng
Ngãi. Cho đến nay đã có các cơng trình viết về văn học dân gian Quảng Ngãi.
Có thể kể đến những cơng trình sau:


4

Cuốn “Văn học dân gian Nghĩa Bình”, do sở Văn hố Thơng tin Nghĩa
Bình xuất bản. Cuốn sách này các tác giả đã sưu tầm và tuyển tập cho người đọc
những hiểu biết về nét đẹp, về cảnh vật và con người Quảng Ngãi qua các bài ca
dao. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của người dân xứ Quảng.
Cùng với cơng trình đó là cuốn “Một trăm câu ca dao Quảng Ngãi” do Cao Chư
sưu tầm và biên soạn, sở Văn hố Thơng tin Quảng Ngãi xuất bản năm 1992.
Cơng trình sưu tầm “Văn học bình dân Quảng Ngãi” của lớp 10C Trung học
tổng hợp Trần Quốc Tuấn 1970-1971. Các cơng trình đó đã bỡ sung cho nhau trở
thành kho tài liệu có giá trị về mặt tinh thần to lớn của nhân dân Quảng Ngãi.
Đó là những cơng trình có giá trị rất thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy
nền văn học dân gian của tỉnh nhà.

Tìm hiểu và nghiên cứu về những đặc điểm hình thành vùng đất, địa lí,
dân cư, danh nhân lịch sử, văn hoá cũng như nét đẹp của con người Quảng Ngãi
có cơng trình nghiên cứu mang tên “Quảng Ngãi- Đất nước- con người- văn
hoá” do tác giả Bùi Hờng Ân (chủ biên), Nxb sở Văn hố Thơng tin Quảng Ngãi,
2001. Cơng trình này đã cho ta thấy được đặc điểm vùng đất và con người
Quảng Ngãi. Đặc biệt cho chúng ta một cái nhìn xuyên suốt về lịch sử, văn hố
Quảng Ngãi qua các thời kì đến nay. Đó là những trang sử đầy khó khăn thử
thách nhưng cũng lắm vinh quang của vùng đất và con người Quảng Ngãi.
Tác giả Ngũn Trung Việt với cơng trình “Non nước Xứ Quảng (Quảng
Ngãi)”, do nhà xuất bản Thanh niên năm 2005. Cơng trình này đã cho người đọc
có những hiểu bết cụ thể về vùng đất Quảng Ngãi trên tất cả những mặt kinh tế,
văn hoá, xã hội. Đặc biệt là nền văn học tỉnh nhà trong đó có nền văn học dân
gian. Có thể nói hai công trình trên đã cho chúng ta một cái nhìn tồn diện hơn
về con người và văn hoá Quảng Ngãi .
Trên đây là một số cơng trình tiêu biểu nghiên cứu về ca dao nói chung
và ca dao Quảng Ngãi nói riêng. Đây là những tài liệu rất quan trọng đem đến sự
thành công của chúng tôi trong đề tài này. Các cơng trình nghiên cứu trên đã cho


5

chúng tơi tìm đến một mảnh đất màu mở của nền văn học nước nhà nói chung và
Quảng Ngãi nói riêng đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. Tuy vậy đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu nào nghiên
cứu về đề tài “Tình yêu quê hương, đất nước trong ca dao Quảng Ngãi” một cách
cụ thể, chi tiết. Trên cở sở tham khảo, góp nhặt các cơng trình của các tác giả đi
trước xung quanh vấn đề này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tình yêu
quê hương, đất nước trong ca dao Quảng Ngãi” để có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về
giá trị văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng trong tâm hồn mỗi người con
đất Việt.

3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
-Phương pháp liên ngành: Đối trượng nghiên cứu của luận văn là “Tình
yêu, quê hương đất nước trong ca dao Quảng Ngãi”. Bản thân ca dao là một hiện
tượng văn hoá dân gian, gắn với điều kiện địa lí, lịch sử, xã hội, bản sắc văn hoá
của từng vùng miền cụ thể. Ca dao luôn gắn với môi trường văn hố dân gian. Vì
vậy sử dụng phương pháp liên ngành giữa văn học văn hố học, ngơn ngữ, dân
tộc học… là phương pháp thích hợp nhất. Khai thác thành tựu nghiên cứu giữa
những ngành khoa học khác nhau sẽ giúp tìm hiểu về ca dao Quảng Ngãi đầy đủ
và khoa học hơn.
-Phương pháp so sánh: Ca dao tồn tại không chỉ ở riêng từng địa phương
mà khắp cả nước. Ở mỗi vùng miền khác nhau ca dao cũng có sự khác nhau. Vì
vậy, qua so sánh sẽ làm nởi bật được đặc điểm riêng của ca dao Quảng Ngãi với
ca dao của các vùng khác trên cả nước.
-Phương pháp hệ thống: Phương pháp này giúp nghiên cứu ca dao trong
hệ thống vấn đề liên quan, hệ thống của văn học dân gian, của văn hoá dân gian
và của văn học nói chung.


6

-Phương pháp phân tích- tởng hợp: Trong q trình thực hiện đề tài
chúng tôi phân tích các bài ca dao để làm rõ những luận điểm đưa ra. Tiến hành
tổng hợp lại để có một cái nhìn khái quát hơn về ca dao Quảng Ngãi
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là “Tình yêu quê hương, đất nước
trong ca dao Quảng Ngãi”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để làm rõ đề tài nghiên cứu, chúng tôi khảo sát chủ yếu ở cuốn “Một trăm

câu ca dao Quảng Ngãi” do Cao Chư tủn chọn và biên soạn, sở Văn hóa
Thơng tin Quảng Ngãi xuất bản, 1992. Và một số tài liệu về ca dao Quảng Ngãi
do sở Văn hố Thơng tin cung cấp.
5. Bớ cục khố ḷn
Luận văn của chúng tơi ngồi phần mở đầu và kết luận phần nội dung
gờm có ba chương:
Chương một: Quảng Ngãi-đặc điểm vùng đất và văn hoá dân gian
Chương hai: Khúc ca đầy tự hào về làng quê
Chương ba: Quảng Ngãi-vùng đất giàu truyền thống, lịch sử văn hố và
nghĩa tình


7

NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT
QUẢNG NGÃI- ĐẶC ĐIỂM VÙNG ĐẤT VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN
1.1. Quảng Ngãi- đặc điểm vùng đất và con người
1.1.1. Lịch sử hình thành vùng đất
Theo các nhà sử học Quảng Ngãi là địa bàn cư trú lâu đời của cư dân ven
biển miền Trung. Vị trí miền núi Ấn – sông Trà ngày nay có lịch sử xưa kia đời
vua Thuỷ Hoàng nhà Tần, thuộc đất Tượng quận, đời Hán vua Võ Đế năm thứ
111 thuộc quận Nhật Nam. Cuối đời Đông Hán năm 192, viên Công Tào huyện
Tượng Lâm là Khu Liên, nhân trong xứ có loạn, giết quan huyện lệnh, tự lập làm
vua, dựng nước Lâm Ấp. Đời Tuỳ, vua Tùy Dương đế Đại nghiệp năm đầu,
bình định quân Lâm Ấp, chia làm 3 châu Quảng Châu, Xung Châu, Nông Châu
sau đổi quận Hải Âm; đời Đường đổi thành Sơn Châu; đời Tống (960 - 1278)
thành Cổ Lũy động của Chiêm Thành. Năm 1400, Hồ Quý Ly sai Hành
Khiển Đỗ Mãn làm thuỷ quân Đô tướng đánh Chiêm Thành. Tháng 3 năm 1402,
Hồ Hán Thương lên ngôi, Nguyễn Vị làm Chiêu dụ sứ đem đại binh đánh Chiêm

Thành. Vua Chiêm - Ba Đích Lại sai tướng Chế Sất Nan cầm quân chống cự bị
thua, sai cậu là Bố Điền dâng một con voi trắng, một voi đen và phẩm vật xin
dâng Chiêm động (phần phía Nam Quảng Nam ngày nay). Vua nhà Hồ ép sứ giả
phải đổi tờ biểu, buộc Chiêm Thành nạp cả động Cổ Luỹ nữa (phần phía Bắc
Quảng Ngãi ngày nay).
Họ Hồ chia đất Chiêm động và Cỗ Lũy động làm 4 châu : Thăng, Hoa, Tư,
Nghĩa, trực thuộc lộ Thăng Hoa của nước Đại Ngu, ở đầu nguồn đặt trấn
Tận Ninh cử Nguyễn Cảnh Châu làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa, bổ Chế Ma nô đa
nan Cỗ Lũy huyện Thượng hầu để trấn giữa 2 châu Tư, Nghĩa.


8

Năm 1406 quân Minh sang xâm lược và thống trị nước ta: Hồ Hán Thương
thua chạy. Nhân cơ hội này, Chiêm Thành đem quân chiếm lại Chiêm động và
Cổ Lũy động.
Đến đời Minh thuộc (1407-1427) dưới quyền cai trị của Trương Phụ và
Mộc Thanh, phủ Thăng Hoa tuy có đặt quan nhưng Chiêm Thành vẫn còn
Trưởng lộ, nhà Minh chỉ ghi tên khơng mà thơi.
Năm 1467, vua Chiêm Trà Tồn đem qn quấy nhiễu Hố Châu. Vua Lê
Thánh Tơng qút định thân chinh. Năm 1471 vua đóng quân ở Thuận Hóa.
Chiếm được Chiêm đô Trà Bàn, vua Lê Thánh Tông tổ chức lại việc cai trị các
châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa từng lọt vào tay Chiêm Thành từ thời Minh thuộc.
Vua cho người Chiêm đầu hàng là Ba Thái làm Đồng tri phủ Đại Chiêm, Đa
Thuỷ làm Thiêm Tri phủ, lại sai Đỗ Tử Qui làm Đồng tri châu coi việc quân,
dân ở Đại Chiêm, Lê Ỷ Đà làm tri châu Cổ Luỹ.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) vua Thánh Tông cải chia nước làm 13
xứ, đổi thừa Tuyên làm xứ, mỗi xứ đặt sở Thủ ngữ Kinh lược sứ. Xứ Quảng
Nam lãnh 3 phủ, 9 huyện trong đó có phủ Tư Nghĩa gồm có 3 huyện: Nghĩa
Giang 12 tổng, 93 xã; Bình Sơn 6 tởng, 70 xã; Mộ Hoa 6 tổng, 5 xã.

Tháng 10 năm Mậu Ngọ 1558 đời vua Anh Tơng, Đoạn quận cơng Ngũn
Hồng vào trấn phủ Thuận Hoá, năm 1570 kiêm lãnh trấn Quảng Nam. Năm
Hoằng Định thứ 5 (1604) cải đặt và đổi tên các khu vực hành chánh Thuận
Quảng, đổi phủ Tư Nghĩa thành Quảng Nghĩa phủ đặt chức Tuần phủ, khám lý
nhưng cũng thuộc Quảng Nam dinh.
Đời Nguyễn Tây Sơn (1788-1802) cải đặt và đổi tên các khu vực hành
chánh Thuận Quảng, đổi phủ Tư Nghĩa thành Hoà Nghĩa phủ.
Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) chia đặt tỉnh hạt, đổi trấn làm tỉnh. Trấn
Quảng Nghĩa đổi thành tỉnh Quảng Nghĩa và đặt 2 ty Bố án (Bố chánh và Án
sát) thống thuộc Quảng Nam. Năm 1834 lại gọi là Nam trực tỉnh.


9

Từ 1909 đến cuối của triều Nguyễn (1945) miền Trung châu Quảng Ngãi
được chia thành 4 phủ : Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức : 2 huyện Nghĩa
Hành, Đức Phổ gồm 21 tổng, 403 làng. Miền thượng được chia thành 4 nha : Trà
Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ với 27 tổng, 199 "nóc"; miền Trung duyên hải
có nha Lý Sơn 2 làng.
Thời kỳ đầu của cuộc tởng khởi nghĩa tồn dân năm 1945, tỉnh Quảng
Ngãi được đởi tên là tỉnh Lê Trung Đình, phủ Tư Nghĩa đổi thành phủ Nguyễn
Thụy(Sụy), xã Chánh Lộ lấy tên xã Nguyễn Viện v.v... Về tổ chức, lập liên xã,
bỏ các làng cũ. Nhưng, sau một thời gian thay danh hiệu tỉnh, huyện, tổng,
xã đều lấy lại tên cũ. Các phủ, huyện, nha trong tỉnh đều gọi tên thống nhất là
huyện, gồm tất cả 10 huyện, tổng, 124 liên xã. Đảo Lý Sơn nhập vào huyện Bình
Sơn nhưng năm 1952 bị quân Pháp chiếm đóng sát nhập hải đảo vào thị xã Đà
Nẵng.
Năm 1947, uỷ ban hành chánh các cấp đổi tên là uỷ ban kháng chiến hành
chánh. Từ 1 tháng 11 năm 1954 đến 1971 Tỉnh Quảng Ngãi được chia thành 10
quận: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ (quận

trung châu); Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ (quận thượng). Số xã trong
toàn tỉnh có thay đổi, năm 1968 có 158 xã; năm 1970 theo sự sát nhập của Bộ
Nội Vụ 122 xã, 319 ấp. Hai xã ở hải đảo Lý Sơn sát nhập quận Bình Sơn lấy tên
Bình Vĩnh, Bình Yến. Xã Cẩm Thành nằm giữa tỉnh lỵ, trước kia thuộc quận Tư
Nghĩa hiện đã tách rời, trực thuộc Toà Hành Chánh tỉnh.
Ranh giới Quảng Ngãi lúc còn là phủ Tư Nghĩa dưới đời vua Lê Thánh
Tông, từ năm Hồng Đức thứ 2 (1471) giáp phủ Hà Đông (Tam Kỳ) phía Nam
sông Bến Ván tới đèo Bình Đê. Hiện nay ranh giới Quảng Ngãi chạy từ phía
Nam dốc Sỏi, xã Bình Thắng (Bình Sơn) đến giữa đèo Bình Đê thuộc xã Phở
Châu (Đức Phổ).
Trải qua nhiều thế kỷ, dân tộc Chiêm từng lấy miền đất này làm thành lũy
ngăn chặn cuộc Nam tiến của dân tộc Việt. Hiện nay tại địa phương còn vài di


10

tích lịch sử, thỉnh thoảng đồng bào vẫn còn đào được nhiều tượng đá với nét
khắc tuyệt mỹ, tiêu biểu cho nền văn minh Chiêm Thành.
1.1.2. Đặc điểm về địa lí, dân cư
Quảng Ngãi là tỉnh duyên hải miền Trung, nằm ở 14 độ 32'- 15 độ 25' vĩ
Bắc, 108 độ 06'- 109 độ 04' kinh Đông, lưng tựa dãy Trường Sơn, mặt hướng ra
biển Đông; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía
Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển của đất
liền dài 130Km gồm 5 cửa biển chính, nhiều bãi tắm sạch và phong cảnh đẹp.
Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 5.135,2km2 gồm một thành phố và 6
huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi, có tuyến đường sắt Bắc-Nam và quốc lộ 1A
xuyên suốt chiều dài của tỉnh
Là một tỉnh có địa hình khá phức tạp, phía Đông với dải đồng bằng nhỏ
hẹp ven biển tiếp cận với biển Đông và vùng đồi núi thấp, phía Tây và phía Tây
Nam là một phần Đông Nam dãy trường Sơn giáp với cao nguyên Trung Bộ, với

nhiều nhánh núi ngang đâm ra đồng bằng, tạo những tung lũng chạy theo hướng
Tây-Đơng. Nhìn chung các huyện miền núi của tỉnh có độ cao tương đối lớn với
các dãy núi phía Đơng tỉnh konTum và Gia Lai. Địa hình thấp dần từ Tây sang
Đông với phần lớn diện tích đất đai phía Tây của tỉnh là rừng núi. Vùng đồi núi
thấp 200-300m chiếm diện tích không đáng kể nằm xen kẻ với đồng bằng tập
trung chủ yếu ở phía Đông tỉnh.
Một số núi ở Quảng Ngãi được xếp vào danh thắng, được các danh nhân
xưa đặt cho những cái tên giàu hình tượng như: "Thiên Ấn niêm hà", "Thiên Bút
phê vân", "La Hà thạch trận", "Thạch Bích tà dương","Vân Phong túc vũ". Vùng
rừng núi Quảng Ngãi là một trong những chiến lược quan trọng về quân sự, là
căn cứ địa cách mạng gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân
Quảng Ngãi.
Miền đồng bằng đất đai phần lớn là phù sa do các sông bồi lên thành phần
cát khá cao của đất với sự xói mòn, huỷ phá do thời tiết mưa, nắng. Đặc biệt ở


11

Quảng Ngãi, người ta thấy rằng chất đất ở đây tương đối nghèo, sự thoát thuỷ lại
khá nhanh, thêm vào đó sự khô hạn kéo dài chứng tỏ một sự thiếu nước trong
nhiều tháng của năm, một màu sắc nhạt ở bề mặt đất cho biết sự thiếu chất bùn.
Tuy nhiên, Quảng Ngãi còn có nhiều vùng ruộng rộng, thích hợp cho việc cày
cấy, nhờ nước của các sông lớn phát nguồn từ dãy Trường Sơn chảy xuyên
qua đồng bằng rồi ra biển.
Lưu lượng của các dòng sông biến đổi theo mùa. Về mùa nắng, lòng sông
khô cạn, trái lại mùa mưa, những cơn mưa dầm nặng hạt trên dãy Trường Sơn
làm cho nước đổ xuống các dòng sông khiến mực nước dâng cao, đột ngột lan
tràn vào các vùng đất xung quanh. Sông ngòi Quảng Ngãi đều xuất phát từ Đông
Trường Sơn và chảy ra biển Đông. Dòng sông ngắn, độ dốc cao (từ 10,5 độ đến
33 độ), lòng sông cạn và hẹp nên vào mùa mưa (có lượng mưa rất nhiều) dòng

chảy cường độ mạnh, thường gây ra lũ lụt lớn, gây tác hại cho sản xuất và đời
sống, mặt khác cũng mang về cho đồng bằng một lượng phù sa đáng kể. Với
mạng lưới sông suối dày đặc, các phụ lưu của hệ thống sông Trà Bồng, Trà
Khúc, sông Vệ và Trà Câu đều bắt nguồn từ những vùng núi cao có độ dốc lớn
với lượng nước nhiều là những nguồn thuỷ năng có giá trị.
Hải đảo Lý Sơn nằm về phía Đông Bắc Quảng Ngãi, cách đất liền 24 km,
vĩ độ bắc 15'40 và kinh độ 19' có hải đảo Lý Sơn tục gọi là Cù Lao Ré vì trước
kia có nhiều cây Ré dùng làm dây rất dai và bền.
Quảng Ngãi khơng có nhiều khống sản. Theo số liệu điều tra, hiện nay ở
Quảng Ngãi có những khống sản như vàng, quặng sắt, quặng nhơm, si-lic tự do,
cao lanh, graphic, mi-ca, thạch anh, đá vôi, than bùn. Quặng nhơm (bơ-xít) ở Sơn
Tịnh và Bình Sơn trữ lượng không lớn. Quặng sắt (dưới dạng đá ong) có hầu
khắp ở các vùng duyên hải và vùng đồi núi thấp trong tỉnh, tập trung nhất ở Bình
Sơn và Mộ Đức. Cao Lanh về trữ lượng xếp hàng thứ hai sau các quặng bơ-xít
và sắt, có nhiều ở Sơn Hà, Sơn Tịnh, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sành
sứ, làm chất độn, thuốc trừ sâu, công nghiệp giấy và xà phòng. Silimanit ở Hưng


12

Nhượng (Tịnh Đông – Sơn Tịnh) là nguồn nguyên liệu chịu lửa. Graphit ở Hưng
Nhượng là nguồn nguyên liệu cho kỹ nghệ điện, kỹ nghệ đá, làm bút chì, đang
được khai thác, có hàm lượng các-bon cao. Quặng vàng dưới dạng phù sa lẫn
vàng ở Nghĩa Điền, Long Giang, ở vùng thượng lưu ven sông Trà Khúc. Đá vôi,
san hô dùng cho xây dựng và phân bón có nhiều ở Lý Sơn, Ba Làng An (Bình
Sơn), Sa Huỳnh. Cát trắng (cát thạch anh) nguyên liệu dùng để chế tạo thuỷ tinh
có nhiều ở Bình Thạnh (Bình Sơn) và Tru Chởi (Đức Phổ).
Quảng Ngãi còn có nhiều suối nước nóng có tác dụng chữa bệnh, nhiệt độ
từ 400C đến 600C, nằm rải rác từ đồng bằng đến miền núi như ở Hà Thanh, Vin
Cao, Vi-Mang-song, Đăc Joan (Sơn Hà), ở Lộc Thịnh, Bình Hòa (Bình Sơn), ở

An Bình Trai (Sơn Tịnh), ở Hoà Thuận (Nghĩa Hành), ở Đàn Lương, Thạch T rụ
(Mộ Đức).
Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ trung bình 27 độ C
đến 28 độ C, tháng bảy và tháng tám nóng khơng q 36 độ C, tháng giêng lạnh
nhất không dưới 16 độ C. Thời tiết Quảng Ngãi được chia làm 2 mùa: mưa, nắng
rõ rệt. Mùa mưa từ tháng chín âm lịch đến tháng giêng âm lịch. Mùa nắng từ
tháng giêng âm lịch đến tháng tám âm lịch.
Quá trình hình thành, phát triển và phân bố dân cư, dân tộc trên địa bàn
Quảng Ngãi từng có các lớp dân cư cổ sinh sống: cư dân Sa Huỳnh, cư dân
Chămpa, kế đó là dân cư Việt (Kinh) chiếm vị trí chủ đạo.
Ở miền núi, về dân tộc có sự ổn định hơn. Miền núi Quảng Ngãi có các
dân tộc Hrê, Cor, Ca Dong sinh sống. Họ là cư dân bản địa lâu đời, sống theo
từng khu vực và có sự đan xen nhất định, có sự giao lưu, buôn bán với nhau và
với người Việt ở miền xi lên bn bán, khai khẩn. Nhìn chung, khối cộng
đồng dân cư Quảng Ngãi phát triển theo tiến trình của lịch sử, cùng đồn kết,
chung sức chung lòng trong công cuộc chống phong kiến - đế quốc, dựng xây
quê hương giàu đẹp.


13

1.1.3. Nét đẹp của con người Quảng Ngãi
Dân cư sinh sống trên vùng đất Quảng Ngãi phần lớn là người Việt ở vùng
Thanh, Nghệ, Tĩnh vào định cư khai khẩn xây dựng quê hương từ thế kỉ XV,
XVI. Kế thừa truyền thống của nơi phát tích người việt đã đoàn kết với các cộng
đồng dân cư bản địa trong quá trình sản xuất chiến đấu khá gian nan. Trải qua
bao thế kỉ chinh phục thiên nhiên, chống áp bức bóc lột, chống ngoại xâm, con
người Quảng Ngãi đã hình thành những nét riêng trong tích cách chung của
người Việt Nam.
Nhận xét về người Quảng Ngãi sách Đại Nam Thống Chí do Quốc sử

quán triều Nguyễn biên soạn, chép: “ Đất bạc, dân chăm tính tằn tiện, khơng xa
hoa, người qn tử thích việc nghĩa, giữ khí tiết; người tiểu nhân thì hám lợi,
hay sinh kiện tụng. Địa thế tuy hẹp mà khí mạch tốt, nên đời nào cũng có người
làm đến quan to chức trọng, bước đường thanh thản, trọn được danh vọng. Ở
thơn q thì nhiều người sống lâu; học trị thì tư chất thơng minh, nhiều kiến
thức; duy người giàu thì thường bị của cải dời lịng, người nghèo thì khở vì si nh
nhai khơng đủ, học nghiệp thì phần nhiều khơng chun nhưng nếu biết có chí
thì cũng nhiều người thành tựu”[12,46]
Về các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi, sách Đại Nam nhất thống chí cũng
có nhận xét “ từ xưa đã có phong tục gác chịi để chứa thóc gạo. Để của ở ven
khe, khơng lấy trộm của nhau. Dẫu nghèo cực vẫn không ăn xin. Ngồi vi ệc săn
bắn, khơng cờ bạc chơi bời, tính thuần phác, trai gái khơng hồ gian.”[12;47]
Ngày nay, tìm hiểu cả quá trình phát triển lịch sử người ta thấy nổi trội
sau đây những truyền thống khá đậm nét ở người dân Quảng Ngãi.
Truyền thống cần cù lao động: Truyền thống này là đặc tính chung của
người Việt Nam, song lại biểu hiện rõ nhất, đậm nhất ở vùng đất cằn cỗi. “Đất
bạc” nên “dân chăm” và sinh hoạt “ tằn tiện” mặt khác từ đó mà sản sinh những
sáng tạo trong lao động. Bờ xe nước và những cơng trình thuỷ lợi xưa cũng như


14

nghề trồng lúa nước, trồng mía ép mía nấu đường thủ công và nhiều nghề khác ở
Quảng Ngãi cho thấy điều này.
Truyền thống hiếu học: Đây cũng là một đặc tính chung của người Việt
Nam nhưng biểu hiện rõ nhất thường ở những vùng đất nghèo như Quảng Ngãi.
Tuy nhiên có lẽ những ngày đầu khó khăn khai sơn phá thạch để xây dựng quê
hương trong suốt vài thế kỉ, chúng ta chưa thấy gương mặt trí thức có tầm cỡ nào
xuất hiện. Mãi cho đến đầu thế kỉ XIX có Trương Đăng Quế “ khai khoa” và từ
đó mới xuất hiện nhiều văn vật. Truyền thống hiếu học nổi bật từ khi nước Việt

Nam dân chủ ra đời, giải phóng người nghèo ra khỏi tình trạng thất học, tạo điều
kiện tốt cho việc học hành. Nhiều người đã trở thành trí thức lớn của đất nước,
nhiều học sinh Quảng Ngãi thở thành học sinh giỏi nổi tiếng.
Truyền thống yêu nước, bất khuất, đoàn kết chống giặc ngoại xâm: đã
xuất hiện khá sớm gắn liền với những tên tuổi lịch sử như Trần Quang Diệu,
Trương Đăng Hồ… Đặc biệt dâng cao trong suốt thời kì thực dân Pháp xâm lược
và đô hộ nước ta với hàng loạt chí sĩ yêu nước như Trương Cơng Định, Lê Trung
Đình, Trần Kì Phong, Trương Quang Trọng… Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam
ra đời, truyền thống này của người dân Quảng Ngãi còn trở nên nổi bật. Khởi
Nghĩa Ba Tơ trước Cách mạng tháng Tám, trong 9 năm kháng chiến Quảng Ngãi
là căn cứ địa của cả miền Nam Trung Bộ. Trong kháng chiến chống Mĩ lập được
nhiều chiến tích vang dội và rất nhiều nhân vật, tướng lĩnh được lưu danh trong
sử sách.
Ba truyền thống ấy cũng là những điểm nổi bật góp phần hun đúc lên tích
cách người dân Việt Nam ở Quảng Ngãi.
Nói đến những truyền thống tốt đẹp đã góp phần un đúc nên tích cách con
người Quảng Ngãi như trên làm cho ta gợi nhớ đến những điều đã được chính
người dân địa phương đúc kết qua câu ngạn ngữ: “Quảng Nam hay cãi, Quảng
Ngãi hay co”; “Quảng Ngãi đãi ra sạn”. Có ý nói người Quảng Ngãi thường co
cượng, cứng đầu, không khuất phục trước cường quyền áp bức, trong đầu đã có


15

sạn không dễ mê hoặc, dụ dỗ những điều phi nghĩa. Đồng chí Phạm văn Đồng
người con ưu tú của Quảng Ngãi đã từng nói…“ Nhân dân Quảng Ngãi là một
bộ phận khắng khít với nhân dân Việt Nam- có những đức tính tốt đẹp, di sản
của cuộc đấu tranh từ xưa và những thập kỉ gần đây để dựng nước và gi ữ nước.
Đó là lịng u nước thương nịi ln sẵn sàng chiến đấu vì tở quốc và chủ nghĩa
xã hội. Đó là tính cần cù lao động, là trí thơng minh và tài năng sáng tạo, nhạy

cảm với cái mới với bàn tay khéo léo chăm học chăm làm. Đó là tình làng nghĩa
xóm u thương đùm bọc lẫn nhau nhằm bảo vệ cuộc sống lành mạnh yên vui
cho mọi gia đình, cho mọi người… Biết phát huy những đức tính nói trên nhân
dân Quảng Ngãi sẽ làm nên sự giàu có từng bước khắc phục những hẹp hịi khắt
khe cố chấp trong nhìn nhận của bạn bè về con người Quảng Ngãi”.[12;49]
1.1.4. Danh nhân văn hoá, lịch sử
Viết về Quảng Ngãi trong tạp chí Văn Đàn số 42 ngày 22 tháng 8 năm 1642
đã giới thiệu non nước xứ Quảng…“ Xứ Quảng đây chỉ là tỉnh Quảng Ngãi, cái
tỉnh mà lắm người, lắm việc đã để những dấu ấn sâu đậm trong văn chương
nước nhà.”[19;6]
Thật vậy, Quảng Ngãi vốn là miền tổ tích, nơi sinh trưởng của nhiều nhân
vật đã và đang có mặt trong các giai đoạn lịch sử nước nhà. Khởi đầu bằng một
nhân vật huyền sử, vua Nam chiếu xuất thân từ một gia đình nghèo khó tại thơn
Trà Giang, dưới chân núi Long Đầu nhờ long mạch phát vương, từng cử binh
đánh đuổi quân nhà Đường khỏi đất Giao Chỉ.
Dọc theo lịch sử phần đất Quảng miền núi Ấn - Sông Trà chính là quê
hương của các bậc danh thần, hiếu tử, chân tu, cách mạng, văn học nổi tiếng,
không những trong một vùng, một tỉnh mà còn khắp cả nước. Các danh nhân
trên có những người có tổ tích ở Quảng Ngãi như Lê Văn Duyệt, hoặc là những
người được sinh trưởng tại địa phương như Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Lân,
Nguyễn Suỵ (Thuỵ), Lê Ngung… để rồi phải ngã ngục dưới lưỡi gươm của quân
xâm lăng, mãi mãi nằm lại dưới lòng đất giữa lòng quê hương bên đồng mía,


16

ruộng lúa, nương khoai. Lại có những người tuy sinh trưởng tại địa phương
nhưng sự nghiệp lại trưởng thành ở nơi khác, từng làm Phụ Chánh đại thần trải
qua mấy triều vua như Trương Đăng Quế, hoặc làm tướng giữ chức Đại Tướng
lãnh ấn Bình Tây như Trương Cơng Định. Có những nhân vật sinh trưởng từ các

vùng khác nhưng đã xây dựng sự nghiệp tại đất Quảng, lúc sống họ đã nhận nơi
này làm quê hương và con cháu của họ đang tiếp tục sinh sống tại xứ đường mía
này đến nay đã trải qua hơn 14 đời như danh thần Bùi Tá Hán.
Quảng Ngãi cũng là nơi tạm dừng chân của Nguyễn Công Trứ vào năm
Thiệu Trị thứ 3(1843) trong bộ áo lính thú. Và cũng chính tại đây, nơi dinh Tuần
phủ Quảng Ngãi cách đây 128 năm, khi từ chối lời mời ngồi và thay áo của quan
đầu tỉnh, Uy Viễn tướng quân đã có dịp nói lên quan niệm sống của kẻ sĩ chân
chính: “ Lúc làm tướng tơi khơng lấy làm vinh, nay làm lính thú tôi cũng không
lấy là nhục, người ta ở địa vị nào phải sống địa vị ấy. Vả lại làm lính mà khơng
mặt đờ lính thì làm sao ra người lính”.[19;7]
Quảng Ngãi cũng là nơi mà Đạm Am Nguyễn Cư Trinh, năm canh ngọ
( 1750) làm Tuần phủ tỉnh này, đã đem tài văn chương ra ứng dụng vào việc trị
an, soạn truyện Sãi Vãi, một tập văn Nôm có lời đối thoại tới 340 câu để vận
động tâm lí dân chúng trước khi dẹp loạn Đá Vách.
Có những nhân vật khi ghé miền núi Ấn -Trà tưởng rằng đây chỉ là nơi
tạm dừng chân, nhưng định mệnh khắt khe đã buộc họ phải an nghỉ vĩnh viễn tại
Quảng Ngãi như trường hợp Tạ Thu Thâu, Huỳnh Thúc Kháng.
Có thể nói, các danh nhân dù là người con của quê hương Quảng Ngãi hay
là từ những miền khác đến đây lập nghiệp nhưng ở họ hội tụ đủ cả đức tính của
một ý chí trung kiên. Họ đã nêu cao gương trung quân ái quốc, sống một đời
thanh bạch như: Trương Đăng Quế, có tài soạn thảo, tổng kết sách lược, kinh
nghiệm lãnh đạo cai trị của mình để lưu hậu thế như Nguyễn Tấn. Có tài thao
lược cầm quân tính tình cương trực, có triết lí và lí tưởng phục vụ, biết nhận xét
người như Lê Văn Duyệt…


17

Là một chí sĩ cách mạng, họ đã nêu cao tấm gương bất khuất, coi cái chết
nhẹ như lông hồng, biết áp dụng văn chương biến thành vũ khí sắc bén để tranh

thủ quần chúng và tố cáo kẻ xâm lược làm cho đối phương phải run sợ kính phục
như Trương Cơng Định, Lê Trung Đình, Ngũn Sụy (Thuỵ), Ngũn Duy
Cung, Phạm Cao Chẩm, Nguyễn Tự lân, Lê Đình Cẩn, Nguyễn Nghiêm, Trương
Quang Trọng, Phạm Văn Đồng…
Những nhân vật kể trên dù sự nghiệp thành hay bại, nhưng qua sự gạn
lọc của thời gian, với sự thử thách của lịch sử, sự phán xét của dân chúng họ
xứng đáng là những nhân vật tiêu biểu cho một miền địa linh nhân kiệt như
Quảng Ngãi.
1.2. Quảng Ngãi- đặc điểm văn hoá dân gian
1.2.1. Những di chỉ, di tích kiến trúc cổ
Ngược dòng lịch sử trở lại cách đây hàng ngàn năm, vùng đất và con
người Quảng Ngãi đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến đổi. Từ thời tiền
sử, Quảng Ngãi là cái nơi của nền văn minh- văn hố Sa Huỳnh, văn hoá
Chămpa với những kiến trúc thành quách, bề thế mang một phong cách riêng,
cùng nhiều di tích, di chỉ khác giờ đây là niềm tự hào của người con Quảng
Ngãi. Trong sự phong phú đa dạng của các di chỉ, di tích, kiến trúc cổ có thể kể
một số cơng trình tiêu biểu sau:
Thành cở Châu Sa : Lịch sử gọi là thành Hời, nằm ở xã Tịnh Châu, huyện
Sơn Tịnh, Đông giáp Đồng Dinh, Tây giáp núi Bàn Cờ, Nam giáp sông Trà
Khúc, Bắc giáp núi Đầu Voi. Thành được đắp bằng đất, gồm thành nội và thành
ngoại. Thành nội có bình đờ hình chữ nhật, chiều ngang 558m, chiều dài 586m,
chân rộng 25m, cao 4,6m, bề mặt thành rộng 5,2m. Thành ngoại có hai bờ chạy
giáp sơng Trà Khúc, dài trung bình 600m, có hình dạng càng cua, hào rộng 12m,
trước có nước, chạy dọc bên ngoài thành, có thế phòng thủ kiên cố chống địch từ
bên ngoài. Thành được xây dựng vào khoảng thế kỷ IX, X nhằm bảo vệ mặt nam


18

của kinh đô Trà Kiệu. Thành nằm gần sông, gần biển nên dễ giao lưu với bên

ngoài.
Thiên Ấn Niêm Hà: Nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, về phía Bắc thành phố
Quảng Ngãi, núi Thiên Ấn chỉ cao hơn 100m, giống một cái triện (ấn), nhìn phía
nào cũng thấy núi có hình thang cân. Núi chỉ cách đầu cầu Trà Khúc chừng 2km
về hướng Đông, nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh. Đỉnh núi bằng
phẳng, có một khoảng cây cổ thụ bao bọc ngôi chùa cổ, tương truyền được xây
dựng từ thời vua Lê và qua nhiều lần trùng tu, còn lại di tích cửa Tam Quan rêu
phong cổ kính. Trong khuôn viên vườn chùa có 7 "viên mộ" của các vị sư tở trụ
trì chùa, có giếng nước sâu gọi là giếng Phật, có quả chuông cổ gọi là Chng
thần. Ngồi khn viên nhà chùa, trên khoảng đất thoáng đãng phía tây có phần
mộ của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, người đã gắn bó máu thịt với đất Quảng Ngãi
thuở bình sinh. Từ trên đỉnh núi, tầm mắt có thể thu về một khoảng không gian
bao la: xung quanh là những làng mạc, ruộng đồng ngát xanh, dòng Trà Khúc
lượn lờ duyên dáng, Tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ, Đông là mặt biển bao la...
Làng cổ Thiên Xuân : Dấu tích ngôi làng cổ hiện nằm ở chân núi Nứa
thuộc thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, cách thành phố
Quảng Ngãi 45 km về hướng Tây. Ngôi làng từng là nơi sinh sống của hơn 40 hộ
dân với đầy đủ các thiết chế của ngôi làng cách nay mấy trăm năm về trước đó là
cổng làng, cây đa, giếng nước… và dưới lòng những dòng suối được xếp đá khá
độc đáo để dẫn nước về làng. Chu vi của làng gần 2 cây số vng, tồn bộ ngơi
làng được vây bọc bởi một hệ thống thành bằng đá rất vững chắc, mặt thành rộng
1m cao 2,5m và được gắn kết, móc xích giữa các tảng đá với nhau tạo thành một
khối vững chắc mà không cần 1 loại tạp chất nào. Làng nằm sát tỉnh lộ 628 nối
với quốc lộ 24 lên tỉnh KonTum, gần di tích Khánh Giang - Trường Lệ.
Di tích chiến thắng Vạn Tường : Di tích chiến thắng Vạn Tường có 8
điểm nằm trên địa bàn 2 xã Bình Hòa và Bình Hải, huyện Bình Sơn, cách thành
phố Quảng Ngãi 25 km về hướng Đông Bắc.



×