Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Từ ngữ biểu thị màu sắc trong ca dao người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.05 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN THỊ DUNG

Từ ngữ biểu thị màu sắc trong ca dao
người Việt

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là đất nước có bề dày văn hiến lâu đời và đời sống tinh thần
phong phú. Màu sắc từ lâu đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được
của nền văn hóa. Từ nghệ thuật làm gốm sứ đến các dịng tranh dân gian, từ
trang phục dân tộc rực rỡ độc đáo đến những vàng son của cung điện đền
đài, đâu đâu cũng hiện diện vai trò của màu sắc, với những ý nghĩa, những
biểu tượng văn hóa gắn liền với truyền thống lịch sử của một quốc gia thuần
nông, yêu thiên nhiên, trọng nghĩa tình.
Màu sắc cũng như ngơn ngữ vậy, nó rất quan trọng nhưng vì hiện hữu
trong đời sống quá lâu và quá gần nên dường như chúng ta đã quên đi sự tồn
tại của nó như là một yếu tố không thể tách rời trong cuộc sống con người.
Thật là khó tưởng tượng ra cuộc sống của lồi người sẽ đơn điệu như thế nào
nếu khơng có màu sắc. Vì thế giới tự nhiên và thế giới do con người tạo ra
chính là thế giới màu sắc. Màu sắc có tầm quan trọng trong đời sống thường
nhật, đồng thời nó cũng thể hiện đặc trưng văn hóa và quan niệm thẩm mĩ


của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc. Vì thế, màu sắc được xem là “nguồn khối
cảm thẩm mĩ đặt ngang hàng với âm nhạc, văn học và nghệ thuật nói
chung”.
Bức tranh màu sắc đã được khắc họa khá đậm nét trong ca dao người
Việt. Chính những từ ngữ chỉ màu sắc đã góp phần tạo nên những hình
tượng thẩm mĩ tiêu biểu, làm nên vẻ đẹp đầy sức sống và đậm chất thuần
Việt của loại hình thơ ca dân gian đặc sắc này. Đặc biệt, đi sâu vào nghiên
cứu “Từ ngữ biểu thị màu sắc trong ca dao người Việt” sẽ cho chúng ta có
cái nhìn cụ thể hơn về những đặc điểm, chức năng, cách cấu tạo và cấp độ
2


của các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ tạo nên chỉnh thể màu sắc. Đồng
thời cũng cho ta thấy được mối quan hệ giữa nghệ thuật ngôn từ dân gian
với tâm thức của người Việt. Đó chính là lý do chúng tôi chọn “Từ ngữ biểu
thị màu sắc trong ca dao người Việt” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ca dao là niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam. Được thử thách
qua khơng gian, thời gian và lịng người, được gọt dũa bởi hàng vạn nhà thơ
dân gian vô danh, ca dao đã trở thành những viên ngọc óng ánh trong kho
tàng văn học dân gian dân tộc. Có thể nói, hàng ngàn thế hệ người Việt Nam
khơng ai khơng thuộc ít hơn một câu ca dao. Điều đó cũng đủ để minh
chứng rằng ca dao đã đi sâu vào đời sống tinh thần và tâm hồn mọi người
dân đất Việt.
Ca dao đã trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm, tìm hiểu. Các nhà nghiên cứu đã đi vào phân tích và đánh giá ca
dao trên nhiều bình diện với những mức độ nơng, sâu khác nhau.
Tiếp cận ca dao người Việt theo hướng thi pháp, Nguyễn Xuân Kính
trong cuốn Thi pháp ca dao đã nghiên cứu tương đối kỹ đặc điểm của văn
bản ca dao về phương diện kết cấu, không gian và thời gian nghệ thuật, một

số biểu tượng, thể thơ. Về phương diện ngơn ngữ ca dao, tác giả có đề cập
đến cách sử dụng và tổ chức ngôn ngữ với các phương thức biểu hiện, tạo
hình, chuyển nghĩa như ẩn dụ, cách dùng tên riêng chỉ địa điểm.
Phạm Thu Yến trong cuốn Những thế giới nghệ thuật ca dao đã triển
khai nghiên cứu thi pháp ca dao trên ba phần: ngôn ngữ và kết cấu, những
phương tiện diễn tả và biểu hiện trong thơ ca trữ tình dân gian, một vài tiểu
loại ca dao và những nguồn mạch ca dao trong văn học hiện đại. Về phương
diện ngôn ngữ và kết cấu, Phạm Thu Yến đã đề cập đến vấn đề “tính ngữ”
trong ca dao. Theo tác giả, tính ngữ trùng lặp thực chất là một dạng láy từ và
3


nhấn mạnh ý nghĩa của từ cần nói mà trong ca dao nó thiên về tính từ chỉ
màu sắc như: đen nhưng nhức, đen lay láy, trắng nõn nà…Tác giả cũng đặc
biệt chú ý đến đại từ nhân xưng trong ca dao: “So với thơ bác học, có lẽ chỉ
ở ca dao mới có cách sử dụng đại từ nhân xưng kèm theo tính từ chỉ rõ đặc
điểm của đối tượng được gọi: người thương, người ngoan, người nghĩa ”.
[32, tr.225]
Lần đầu tiên trong nghiên cứu ca dao, Đặng Văn Lung đã khảo sát về
Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình trên phương diện hình ảnh, kết
cấu, ngôn ngữ. Tuy nhiên những nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ở mức giới
thiệu bước đầu, dù vậy đây vẫn là một gợi ý tốt cho những nghiên cứu tiếp
theo.
Hoàng Trinh trong cuốn Từ ký hiệu học đến thi pháp học cũng đã chỉ
ra những đặc điểm liên quan đến việc tiếp cận tác phẩm ca dao theo hướng
cấu trúc như: tính mơ thức, tính biến thể, tính liên văn bản, về hệ thống các
đơn vị từ, cụm từ, ngữ đoạn có khả năng tạo nghĩa và chuyển nghĩa.
Cịn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam lại đi
sâu vào nghiên cứu các biểu tượng và tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao. Tác giả
khẳng định rằng: “Người dân lao động Việt Nam đem hình ảnh con cị và

con bống vào ca dao, dân ca là đưa một nhận thức đặc biệt về khía cạnh của
cuộc đời vào văn nghệ, lấy cuộc đời của những con vật trên đây để tượng
trưng vài nét đời sống của mình, đồng thời cũng dùng những hình ảnh ấy để
khêu gợi hồn thơ”. [28, tr.99]
Nguyễn Phan Cảnh trong cuốn Ngôn ngữ thơ cũng đã đề cập đến
phương thức biểu hiện, tổ chức kép các lực lượng ngữ nghĩa hay phương
thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ ca dao. Đặc biệt, khi đề cập đến phương
thức tổ chức ngôn ngữ ca dao, tác giả nhấn mạnh rằng: “Ca dao lấy việc
khai thác các đồng nghĩa lâm thời làm phương tiện biểu hiện cơ bản, nghĩa
4


là làm việc chủ yếu bằng hệ lựa chọn. Vì thế hình tượng ngơn ngữ ca dao
trước hết là những hình tượng ẩn dụ tính”. [2, tr.84]
Hồng Kim Ngọc trong cuốn So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình
đã nghiên cứu một cách tỉ mỉ, có hệ thống về phép so sánh và ẩn dụ được s ử
dụng trong ca dao trữ tình người Việt, đặc biệt là nghiên cứu ẩn dụ ở cấp độ
phát ngôn câu. Nêu các quy tắc và đặc điểm về hình thái cấu trúc, ngữ nghĩa
của so sánh và ẩn dụ. Nghiên cứu về trầm tích văn hố, ngơn ngữ qua so
sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình người Việt.
Triều Nguyên trong cuốn Bình giải ca dao cũng đã có cách “Tiếp cận
ca dao bằng phương thức xâu chuỗi theo mô hình cấu trúc”. Phương pháp
này xem tác phẩm ca dao chỉ có tính chất độc lập tương đối, mỗi tác phẩm
vừa có giá trị riêng vừa nằm trong một kiểu dạng, một nhóm nhất định, dùng
ca dao để hiểu ca dao. Tuy nhiên đó mới chỉ là những phác họa bước đầu có
quy mơ thể nghiệm qua một số bài ca dao.
Lê Đức Luận trong cuốn Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt đã đi
sâu vào nghiên cứu cấu trúc ca dao trữ tình một cách tồn diện, bao quát và
cụ thể từ hình thức đến nội dung, từ đặc trưng văn bản đến các phương thức
tạo nên văn bản, từ ngơn ngữ đến văn hóa, từ hệ thống văn bản đến các đơn

vị ngôn ngữ làm ngôn liệu tạo nên văn bản. “Kho tàng ca dao người Việt lần
đầu tiên được xem xét dưới ánh sáng của lý thuyết hệ thống - cấu trúc ngôn
ngữ và nhờ phương pháp này những đặc trưng cơ bản nhất của cấu trúc ca
dao trữ tình người Việt đã được phát hiện thêm và phân tích thấu đáo”.
[23, tr.306]
Trong bài viết Ngơn ngữ ca dao Việt Nam (Tạp chí Văn học, số
2/1991), Mai Ngọc Chừ cũng đã khẳng định rằng: “Cái đặc sắc của ngơn
ngữ ca dao chính là ở chỗ nó đã kết hợp được nhuần nhuyễn hai phong
cách: ngôn ngữ thơ và ngơn ngữ hội thoại, nó truyền miệng bằng thơ. Và
5


chính cái hình thức tồn tại ấy là một trong những điều kiện để ca dao thấm
đượm, thơm lâu trong mỗi con người”. [7, tr.50]
Xem xét từ chỉ màu sắc dưới bình diện ngơn ngữ - văn hóa, Nguyễn
Khánh Hà trong luận văn Thạc sĩ Hệ thống từ chỉ màu sắc trong Tiếng Việt
cũng đã thống kê và lập ra một bảng từ ngữ chỉ màu sắc trong Tiếng Việt,
phân loại và sắp xếp chúng thành hệ thống. Ngoài ra, tác giả cũng đã bước
đầu phân tích ý nghĩa từ vựng và bối cảnh sử dụng chúng, qua đó làm sáng
tỏ những liên hệ của chúng đối với văn hóa truyền thống.
Trịnh Thị Minh Hương trong luận văn Thạc sĩ Tính biểu trưng của từ
ngữ chỉ màu sắc trong Tiếng Việt cũng đã tiến hành khảo sát ý nghĩa biểu
trưng của từng nhóm màu trong từ điển và trong các văn bản thuộc phong
cách ngơn ngữ văn chương, trong đó có ca dao người Việt. Tác giả đã nêu
bật được những ý nghĩa biểu trưng của từng nhóm màu, góp phần làm rõ
nghĩa của lớp từ chỉ màu sắc trong Tiếng Việt: “Trong các văn bản thuộc
phong cách ngôn ngữ văn chương, hầu hết những ý nghĩa biểu trưng chung
trong ngôn ngữ đều được vận dụng vào văn bản. Bên cạnh đó, các tác giả
cũng sáng tạo thêm một số ý nghĩa biểu trưng riêng biệt. Chẳng hạn như c a
dao đã dùng màu sắc để đưa ra những quan niệm thẩm mĩ riêng của ngườ i

bình dân như: răng đen, da đen giòn, áo nâu…”.[12, tr.90]
Như vậy, từ trước đến nay, ca dao thường được nghiên cứu, khám phá
ở những bình diện nội dung, thi pháp, ngơn ngữ, hệ thống cấu trúc nhưng có
được sức sống biểu cảm và hệ thống biểu tượng phong phú độc đáo thì từ
ngữ chỉ màu sắc đóng một phần quan trọng khơng nhỏ vào việc tạo ra cái
hay cái đẹp trong ca dao. Đặc biệt, nghiên cứu về “Từ ngữ biểu thị màu sắc
trong ca dao người Việt” thì chưa có tác giả nào đề cập đến một cách cụ thể,
chi tiết và sâu sắc. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những ý kiến, nhận xét,

6


đánh giá của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tơi xem đó là những định
hướng cần thiết để thực hiện đề tài khóa luận của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ ngữ biểu thị màu sắc trong ca dao người Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, phạm vi khảo sát của chúng tơi cũng được xác
định gói gọn trong ba tập Kho tàng ca dao người Việt (Tập I,II,III) do
Nguyễn Xn Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên), NXB Văn hóa Thông tin,
Hà Nội, 1995.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp
sau:
Phương pháp sưu tầm, đọc tài liệu
Phương pháp khảo sát, thống kê
Phương pháp phân loại
Phương pháp phân tích, chứng minh
Phương pháp tổng hợp

Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính gồm có ba chương sau:
Chương Một: Những giới thuyết xung quanh đề tài
Chương Hai: Đặc điểm của từ ngữ biểu thị màu sắc trong ca dao
người Việt
Chương Ba: Ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ biểu thị màu sắc trong ca
dao người Việt
7


Chương Một
NHỮNG GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát về từ ngữ tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm về từ
Từ là đơn vị của ngơn ngữ, có vai trị hết sức quan trọng, giống như
viên gạch để xây dựng nên tòa lâu đài ngôn ngữ. Khái niệm về từ đã được
các nhà nghiên cứu ngôn ngữ bàn luận nhiều trong suốt q trình lịch sử của
ngơn ngữ học. Song cho đến nay vẫn chưa có khái niệm nào thỏa mãn đối
với các nhà ngơn ngữ. Bởi vì hiện nay có khoảng 6000 ngôn ngữ đang được
sử dụng trên thế giới. Mỗi ngơn ngữ khác nhau thì hình thức ngữ âm, ngữ
pháp của từ có thể khác nhau nên để có một khái niệm chung về từ vẫn chưa
có sự thống nhất. Vì vậy, phương châm đúng đắn nhất trong việc đi tìm một
khái niệm về từ là một mặt phải chú ý tới những điểm đồng nhất, chú ý tới
tính phổ qt, từ đa dạng về thuộc tính nhưng vẫn có thể tìm thấy những
thuộc tính bản chất chung cho từ trong mọi ngôn ngữ. Mặt khác, cũng cần
phải chú ý tới những đặc điểm riêng của từ trong mỗi ngôn ngữ.
* Một số định nghĩa về từ:
A.Mây-Yê: Từ là sự kết hợp giữa một ý nghĩa nhất định với một tổ

hợp âm nhất định. Có khả năng đảm nhận một chức năng ngữ pháp nhất
định. [21, tr.36]
V.G.Admoni: Từ là đơn vị ngữ pháp do hình vị cấu tạo nên dùng để
biểu thị đối tượng, q trình, tính chất và những mối quan hệ trong hiện
thực, có tính đặc thù rõ rệt và có khả năng kiến lập nhiều mối quan hệ đa
dạng với nhau. [21, tr.38]

8


V.M.Solneev: Từ là đơn vị ngơn ngữ có tính hai mặt: âm và nghĩa.
Có khả năng độc lập về cú pháp khi sử dụng trong lời nói. [21, tr.13]
* Định nghĩa về từ tiếng Việt:
Hồ Lê: Từ là đơn vị ngơn ngữ có chức năng định danh phi liên kết
hiện thực hoặc chức năng mơ phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do,
có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa. [21, tr.104]
Nguyễn Thiện Giáp: Từ của Tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có
ý nghĩa dùng để cấu tạo câu nói: nó có hình thức của một âm tiết, một
“chữ” viết rời. [20, tr.163]
Đỗ Hữu Châu: Từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định ,
bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu
cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong
Tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu. [6, tr.16]
Nguyễn Kim Thản: Từ là đơn vị cơ bản của ngơn ngữ, có thể tách
khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một
khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa và chức năng ngữ pháp. [22, tr.38]
Đỗ Thị Kim Liên: Từ là một đơn vị của ngơn ngữ, gồm một hoặc một
số âm tiết, có nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hồn chỉnh và được vận dụng tự do
để cấu tạo nên câu. [22, tr.18]
Như vậy, có thể có nhiều cách định nghĩa khác nhau về từ tiếng Việt,

xuất phát từ những góc độ, những quan điểm khác nhau. Nhưng tựu trung
lại, các nhà nghiên cứu đều đưa ra được những đặc điểm cơ bản của từ.
Trong bài viết của mình, chúng tơi sử dụng quan niệm của Đỗ Thị kim Liên
làm cơ sở để khảo sát từ chỉ màu sắc.
1.1.2. Khái niệm về ngữ

9


Khi nói, viết, chúng ta thường sử dụng đơn vị thông báo ở cấp độ câu.
Để tạo nên câu cần có từ. Các từ thường sắp xếp theo những quan hệ nào
đó để tạo nên đơn vị lớn hơn từ, đó là ngữ.
Ngữ được gọi bằng một số tên gọi khác nhau, xuất phát từ những quan
niệm và mục đích nghiên cứu không giống nhau: đoản ngữ (Nguyễn Tài
Cẩn), cụm từ (Lê Xuân Thại), ngữ đoạn (Lưu Vân Lăng), từ tố (Nguyễn
Kim Thản).
Ngữ (hay cụm từ) là những cấu trúc gồm hai từ trở lên, chúng kết
hợp tự do với nhau theo những kiểu quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp nhất
định. [22, tr.75]
Như vậy, ngữ là đơn vị ngữ pháp ở bậc trung gian giữa từ và câu. Loại
ngữ do danh từ làm chính tố gọi là ngữ danh từ, loại ngữ do động từ, tính từ
làm chính tố gọi là ngữ động từ, ngữ tính từ.
Xét về mặt nghĩa, ngữ là một cấu tạo có tác dụng làm cho nghĩa của
chính tố được thực tại hóa, tức là có liên hệ với thực tại. Trong ngữ danh từ,
nghĩa thực tại hóa là nghĩa về tính xác định. Trong ngữ động từ, ngữ tính
từ, nghĩa thực tại hóa là nghĩa về tính hoạt động và tình thái.
Xét về mặt ngữ pháp, ngữ là một cấu tạo theo quan hệ cú pháp chính
phụ. Phương tiện để biểu thị quan hệ chính phụ là trật tự, kết từ và ngữ
điệu.
Theo Đỗ Thị Kim Liên, ngữ cũng là một dạng cụm từ và tác giả cho

rằng có các loại cụm từ sau:
Cụm từ đẳng lập: có hai thành phần khơng phụ thuộc vào nhau, cùng
giữ một chức vụ ngữ pháp. Ví dụ: Cha và mẹ / đều đi vắng. Cụm từ “cha và
mẹ” cùng làm chức năng chủ ngữ.

10


Cụm từ chủ vị: có hai thành phần C - V tác động qua lại lẫn nhau và
cùng mang ý nghĩa tường thuật. Ví dụ: Anh đến / làm tơi vui. Câu này có
hai cụm từ: anh - đến, tơi – vui.
Cụm chính phụ: gồm một thực từ làm hạt nhân và những thành tố
phụ bao quanh hạt nhân. [22, tr.77-98].
Theo chúng tơi, thực ra thì cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ
đều là cụm chính phụ. Cụm danh từ thì danh từ là từ hạt nhân, cụm động từ
thì động từ làm hạt nhân và cụm tính từ thì tính từ làm hạt nhân.
Tuy nhiên, theo chúng tơi, cụm từ và ngữ có cấu tạo khác nhau, cụm
từ thường chỉ có một tổ hợp từ hai từ đến sáu từ cịn ngữ có thể có cấu trúc
nhiều yếu tố phụ trước và sau. Thành ngữ là một loại cụm từ cố định nhưng
chức năng ngữ nghĩa như từ.
1.1.3. Các kiểu từ tiếng Việt
Nguyên tắc phân loại từ về mặt cấu tạo ngữ pháp, chúng tôi căn cứ
theo nguyên tắc phân loại của Đỗ Thị Kim Liên.
Dựa vào số lượng hình vị, có thể chia từ tiếng Việt thành từ đơn và từ
phức:
Từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên: xanh, đỏ, tím, vàng…
Từ phức là những từ bao gồm hai hình vị trở lên: trắng tinh, xanh lè,
đỏ hoe, vàng khè…
Dựa vào phương thức cấu tạo từ, có thể chia từ phức thành từ ghép và
từ láy:

Từ ghép là những từ được tạo thành bằng cách ghép hai hoặc hơn hai
hình vị theo một kiểu quan hệ từ pháp nhất định: vàng tươi, xanh biếc…
Từ ghép gồm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Từ
ghép đẳng lập thường gồm hai hình vị (loại ba hình vị có số lượng hạn chế),
có vai trị tương đương nhau, khơng phụ thuộc nhau, cùng tạo thành một kết
11


hợp mang nghĩa khái quát, khác nghĩa từng thành tố: đen trắng, đỏ đen, xanh
đỏ…Từ ghép chính phụ gồm một hình vị mang nghĩa tổng loại chung (về sự
vật, hoạt động, thuộc tính) và một hoặc một số hình vị đứng sau có tác dụng
phân hóa nghĩa: trắng bạch, vàng lục, đen xám…
Từ láy là những từ được cấu tạo dựa trên phương thức láy ngữ âm:
xanh xanh, tim tím, trăng trắng, vàng vàng…
Chúng tôi căn cứ vào cách phân loại các kiểu từ trên để khảo sát các
kiểu từ chỉ màu sắc trong ca dao người Việt.
1.1.4. Từ loại Tiếng Việt
Từ loại là một địa hạt quan trọng của ngữ pháp nói chung và ngữ pháp
tiếng Việt nói riêng. Từ loại là những lớp hạng ngữ pháp cơ bản của từ,
trong đó vốn từ của một ngơn ngữ được phân bố căn cứ vào ý nghĩa khái
quát và đặc điểm hình thức chung.
Việc phân định từ Tiếng Việt dựa vào ba tiêu chí sau:
Thứ nhất, dựa vào ý nghĩa khái quát. Ý nghĩa từ loại là ý nghĩa khái
quát của hàng loạt từ trên cơ sở khái quát hóa từ vựng thành khái qt hóa
phạm trù ngữ pháp chung.
Ví dụ: - sách, vở, sinh viên, giáo viên… mang ý nghĩa sự vật.
- đọc, nói, viết, ăn, uống… mang ý nghĩa hoạt động.
Thứ hai, dựa vào khả năng kết hợp. Với ý nghĩa khái quát, các từ có
khả năng tham gia vào một kết hợp có nghĩa. Ở mỗi vị trí của kết hợp có thể
xuất hiện những từ có khả năng lần lượt thay thế nhau. Trong khi đó, ở các

vị trí khác trong kết hợp, các từ cịn lại tạo ra bối cảnh cho sự xuất hiện khả
năng thay thế của những từ nói trên. Những từ cùng xuất hiện trong một bối
cảnh có khả năng thay thế cho nhau ở cùng một vị trí, có tính chất thường
xuyên, được tập hợp thành một lớp từ loại. Các từ tạo ra bối cảnh thường
xuyên cho những từ có thể thay thế nhau ở vị trí nhất định được gọi là từ
12


chứng. Khả năng kết hợp của từ trong các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập
là sự phân bố trật tự và việc sử dụng các phụ từ để biểu hiện các ý nghĩa ngữ
pháp ra bên ngồi.
Ví dụ: Những, các, mọi / giáo viên / ấy.
lượng từ

danh từ

chỉ từ

Thứ ba, dựa vào chức năng ngữ pháp. Tham gia vào cấu tạo câu, từ có
thể đứng ở một hay một số vị trí nhất định trong câu, hoặc có thể thay thế
nhau ở vị trí nào đó và cùng biểu thị một mối quan hệ về chức năng ngữ
pháp với các thành phần khác trong cấu tạo câu thì xếp vào một từ loại. Tuy
nhiên, vì thường một từ có thể giữ nhiều chức năng cú pháp trong câu nên
cần phải xem xét chức năng cú pháp nào của từ là chủ yếu để làm căn cứ
phân loại.
Trong câu, danh từ thường làm chủ ngữ, động từ, tính từ thường làm
vị ngữ. Căn cứ vào những tiêu chí trên, từ tiếng Việt được chia thành hai lớp
loại từ: thực từ và hư từ.
Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng cụ thể, chân thực; có khả năng
làm trung tâm trong cấu trúc cụm từ và đảm nhận những chức vụ ngữ pháp

trong câu. Các từ loại thuộc nhóm thực từ: danh từ, động từ, tính từ, đại từ,
số từ.
Hư từ là những từ khơng có ý nghĩa từ vựng chân thực, chỉ biểu thị ý
nghĩa ngữ pháp hay ý nghĩa tình thái nào đó; khơng có khả năng làm trung
tâm trong cấu trúc cụm từ, chỉ dùng để đi kèm với thực từ, làm chức năng
nối kết để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp nào đó; khơng có khả năng đảm nhận
các chức vụ ngữ pháp trong câu. Các từ loại thuộc nhóm hư từ: quan hệ từ,
phó từ, chỉ từ, lượng từ, trợ từ, thán từ, tình thái từ.
1.2. Từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt
1.2.1. Từ ngữ chỉ màu sắc
13


Màu sắc là một thuộc tính của vật thể, tồn tại một cách khách quan
trong thế giới vật chất mà thị giác con người có thể nhận biết được. Sự nhận
thức và phân biệt màu sắc hồn tồn có tính chất chủ quan đối với từng cộng
đồng người nhất định. Trong các ngôn ngữ khác nhau, người ta phân chia
dải màu và ghi nhận các sắc độ, sắc thái về màu sắc theo những cách riêng
khác nhau. Vì thế, hệ thống tên gọi màu sắc của các ngôn ngữ cũng không
giống nhau.
Từ chỉ màu sắc là một bộ phận của từ tiếng Việt, chiếm một phần
không nhỏ trong tiếng Việt. Từ chỉ màu sắc là những từ chỉ tính chất, đặc
trưng của các sự vật, hiện tượng. Chính vì vậy, chúng được xếp vào từ loại
tính từ. Hầu hết các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng hệ thống màu sắc
trong tiếng Việt được chia thành hai lớp: lớp từ chỉ màu cơ bản và lớp từ chỉ
màu phụ.
Lớp từ chỉ màu cơ bản gồm có chín (9) màu: xanh, đỏ, tím, vàng, đen,
trắng, xám, nâu, hồng. Những màu sắc này tưởng như đơn giản nhưng thực
ra lại mang một nội dung ngữ nghĩa phong phú, trừu tượng với phạm vi biểu
vật rộng lớn. Chúng được dùng để miêu tả cho hầu hết các sự vật, hiện

tượng đang tồn tại trong thế giới hiện thực khách quan, từ hiện tượng thiên
nhiên đến sự vật nhân tạo, từ đồ vật cụ thể đến những tư tưởng trừu tượng.
Đặc biệt, chúng có khả năng tạo ra hàng loạt từ chỉ màu phụ với phạm vi
biểu vật hẹp hơn.
Lớp từ chỉ màu phụ được tạo ra từ sự pha màu của những màu cơ bản.
Chúng được định danh theo bốn phương thức: gọi tên theo các từ chỉ màu cơ
bản, tức màu phụ là từ phái sinh từ các từ chỉ màu cơ bản đơn âm tiết (xanh
thắm, đỏ chói, trắng ngần…), gọi tên theo các từ chỉ màu phụ đơn âm tiết
(ghi xám, thâm sì, tái xám…), gọi tên theo tên gọi các đối tượng, vật liệu,

14


chất liệu trong thực tế (tro, gạch, than, mực…) và gọi tên theo tên gọi các từ
chỉ màu sắc du nhập từ ngôn ngữ khác (hắc, bạch, hung, ghi, côban…).
Bên cạnh những từ chỉ màu sắc, chúng ta cũng gặp những tổ hợp lớn
hơn từ chỉ màu sắc như: áo the hoa, áo hoa hiên, yếm hoa chanh... Đó là
những ngữ chỉ màu sắc.
Như vậy, trong tiếng Việt, hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc vô cùng
phong phú và đa dạng. Ngồi lớp từ chỉ màu chung có trong nhiều ngơn
ngữ, cịn có lớp từ chỉ màu riêng thể hiện được nét đặc trưng văn hóa của
dân tộc Việt Nam. Màu sắc chính là một phương diện của cái nhìn nghệ
thuật trong văn chương, làm nên thế giới nghệ thuật của một nghệ sĩ. Những
nghệ sĩ có phong cách thường có kiểu sử dụng màu sắc theo một cách riêng,
làm nên nét độc đáo cho tác phẩm và tác giả đó.
1.2.2. Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong văn hóa Việt
Người Việt Nam có tính thẩm mĩ cao và tinh tế nên hệ thống từ ngữ
chỉ màu sắc cũng được cảm nhận vô cùng độc đáo và phong phú. Từ ngữ chỉ
màu sắc trong tiếng Việt có mối quan hệ trực tiếp với văn hóa Việt. Mỗi một
từ chỉ màu sắc được sử dụng đều phản ánh đặc trưng văn hóa Việt sâu sắc,

tức là thể hiện tâm thức, tư duy của con người trong đó.
Trong tín ngưỡng tứ phủ của văn hóa dân gian, màu sắc chứa đựng cả
một hệ ý nghĩa biểu tượng trong tâm thức, tâm linh của người Việt. Ở đó,
người ta tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về màu sắc của trang phục:
Phủ Đệ Nhất phải màu đỏ, Phủ Đệ Nhị phải màu xanh, Phủ Đệ Tam phải
màu trắng, Phủ Đệ Tứ phải màu vàng.
Từ xa xưa, màu sắc mang đặc trưng sắc thái của các tầng lớp xã hội
khác nhau: màu vàng là của vua, từ các quan đại thần cho đến thường dân,
cấm không ai được mặc quần áo hoặc xây dựng nhà cửa màu vàng. Màu tím
là sắc phục của quan đại thần. Màu điều, màu đỏ dành riêng để tế thần và
15


làm sắc phục cho các cụ thượng thọ. Màu nâu sòng là của cửa Thiền dành
cho những kẻ quy y cửa Phật, cũng như màu đen là sắc phục của linh mục
đạo Ki-tơ. Màu xanh là của những người cịn theo địi cửa Khổng sân Trình,
của học trị chưa đỗ đạt. Màu đen, màu nâu là trang phục bình dị của quần
chúng nông dân. Màu xanh nhập nội từ nước Trung Hoa sau giải phóng gọi
là màu xanh cơng nhân. Vì thế, màu đỏ, màu vàng, màu hồng dùng trong
trướng đối dành để chúc tụng, khao lão, các cuộc vui, cịn trong lễ tang chỉ
có thể dùng màu trắng, màu xanh, màu đen, màu tím…
Tuy nhiên, người Việt lại dùng quan tài qn người chết có màu đỏ vì
họ quan niệm chết là mất đi chỗ này và thác sinh về chỗ khác. Các miếng vải
tắm tượng trong lễ mộc dục hay phủ bài vị đều có màu đỏ. Và tấm vải đỏ
này khi thay áo tượng thường được cắt nhỏ ban cho những em bé hay đau
ốm, khó ni.
Từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt có tính biểu trưng rất cao. Nó
được thể hiện ở xu hướng khái quát hóa, ước lệ hóa: má đào, hồng nhan để
chỉ cơ gái xinh đẹp, tơ hồng để chỉ tình dun đẹp…Bên cạnh đó, từ chỉ màu
sắc của tiếng Việt cũng rất giàu chất biểu cảm. Đây là sản phẩm tất yếu của

nền văn hóa trọng tình. Bên cạnh màu xanh trung tính, cịn có rất nhiều màu
xanh khác: xanh rì, xanh rờn, xanh ngắt, xanh um, xanh lè…Bên cạnh màu
đỏ trung tính cịn có: đỏ rực, đỏ au, đỏ lịm, đỏ loét…Ngoài ra, các từ láy chỉ
màu mang sắc thái biểu cảm cũng rất phổ biến: đo đỏ, xanh xao, vàng võ…
Như vậy ta có thể thấy rằng, trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ với
thực tại khách quan, ngôn ngữ được coi là cơng cụ để cấu trúc hóa, mơ hình
hóa thực tại khách quan. Cùng một hiện tượng thiên nhiên như quang phổ
mặt trời, cùng một khả năng cảm thụ thị giác nhưng ở mỗi cộng đồng người,
mỗi ngơn ngữ có một số lượng từ chỉ màu sắc khác nhau. Sự khác nhau này

16


là do sự khác biệt về những điều kiện, những nhu cầu về văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần ở mỗi cộng đồng người.
1.3. Ca dao – loại hình thơ ca dân gian đặc sắc của người Việt
1.3.1. Khái niệm ca dao
“Ca dao là một thuật ngữ Hán - Việt. Trong Kinh thi, phần Ngụy
phong, bài Viên hữu đào có câu: “Tâm chi ưu hĩ, ngã ca thả dao” (Lòng ta
buồn, ta ca và dao). Ca dao được các nhà nghiên cứu Văn nghệ dân gian
Trung Quốc dùng để gọi hai loại dân ca khác nhau. Sách Mao truyện viết:
“Khúc hợp nhạc viết ca, đồ ca viết dao”. Nghĩa là bài hát có nhạc đệm thì
gọi là ca, cịn hát trơn thì gọi là dao” [23, tr.23]. Tương ứng theo cách gọi
trên thì những bài hát nghi lễ là ca và những bài hát giao duyên là dao.
Đối với giới nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, thuật ngữ ca dao
được hiểu theo các nghĩa rộng hẹp khác nhau. Thời trước, người ta còn gọi
ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa
phương, mỗi thời đại. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là
bài hát khơng có khúc điệu. Và một thời “Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ
những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc khơng có khúc

điệu” [10, tr.31]. Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca.
Trên thực tế, khái niệm ca dao đã dần dần có sự thu hẹp nội hàm. Từ
một thế kỷ nay, các nhà nghiên cứu “dùng danh từ ca dao để chỉ riêng thành
phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng
đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi)” [10, tr.31]. Với nghĩa này, ca dao là một bộ
phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ dân gian truyền thống.
Lê Đức Luận cho rằng, ca dao được tạo ra từ hai nguồn. Nguồn chủ
yếu từ lời của các câu hát dân gian và nguồn thứ hai từ các sáng tác ngâm
vịnh trong dân chúng được hòa vào dòng chảy dân gian. Điều này thể hiện
rõ, ca dao có cuộc sống riêng, giai đoạn đầu là lời từ các làn điệu dân ca và
17


càng về sau nó được sáng tác độc lập. Như vậy, “Ca dao là lời của các câu
hát dân gian và những sáng tác ngâm vịnh được lưu truyền trong dân gian và
gọi chung là lời ca dân gian”. [23, tr.26]
Bên cạnh đó, Nguyễn Xn Kính cũng khẳng định rằng: Ca dao là
những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua
nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách.
Ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian có nội
dung trữ tình và trào phúng.
Như vậy, ca dao được xem là loại thơ trữ tình dân gian có sức truyền
cảm rất lớn. Cho đến nay, sức sống trường tồn của những câu ca dao vẫn
mạnh mẽ hơn bao giờ hết, chúng đã thể hiện vai trị khơng thể thiếu trong
đời sống tinh thần của người Việt.
1.3.2. Đặc trưng ngôn ngữ ca dao
Ca dao có nội dung phản ánh phong phú, thể hiện bao quát phong tục
tập quán, thói quen, cuộc sống và văn hóa của người Việt. Ngơn ngữ trong
ca dao được tác giả dân gian sử dụng hết sức điêu luyện, tài tình. Trong đó,
hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc cũng được phát huy hết tác dụng trong việc thể

hiện đặc trưng biểu cảm và trữ tình của loại hình thơ dân gian này. Có thể
nói, ngơn ngữ ca dao đã kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời nhất của
tiếng Việt. “Nó có cả những đặc điểm tinh túy của ngơn ngữ văn học đồng
thời nó cịn là sự vận dụng linh hoạt, tài tình, có hiệu quả cao của ngôn ngữ
chung, ngôn ngữ hội thoại vào một loại ngôn ngữ truyền miệng đặc biệt:
truyền miệng bằng thơ” [12, tr.122]. Đây chính là một trong những “thi
pháp” tiên quyết làm nên sự thành công của ca dao.
Thật vậy, ngôn ngữ ca dao là sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngơn
ngữ đời thường. Có những câu ca dao sử dụng ngơn ngữ điêu luyện, tinh tế:
Vì hoa tham sắc lấy vàng
18


Cho nên hoa phải muộn màng tiết thu.
Và cũng có những câu ca dao với những lời mộc mạc, đời thường, rất
khẩu ngữ:
Gặp em thì gặp cho lâu
Đừng gặp một tí cho sầu lịng em.
Nói đến ca dao tức là nói đến thơ, về hình thức phải đặc biệt chú ý đến
nhịp điệu. Nhịp điệu giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nó ln ln có tác
dụng nâng đỡ cảm xúc, làm tăng thêm sức biểu đạt. Ca dao ngắt nhịp hai là
phổ biến, nhưng nhiều trường hợp ca dao ngắt nhịp rất sáng tạo, nhịp điệu
biến hóa thích hợp với việc biểu hiện những tâm trạng khác nhau:
Yêu nhau / tam tứ núi / cũng trèo
Thất bát sông / cũng lội / tam thập lục đèo / cũng qua.
Một trong những đặc điểm làm cho ca dao dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào
lòng người là ở cách hiệp vần. Vần trong ca dao chặt chẽ đến mức tối đa, ở
đó vần chính được thống trị gần như tồn bộ, do đó hiệu quả hịa âm của vần
đạt tới mức lý tưởng.
Tác giả Nguyễn Xuân Kính cho rằng: “Đa số những lời ca dao trữ tình

là những văn bản biểu hiện” [18, tr.122]. Điều này có nghĩa là khi sáng tác
thơ và ca dao, các tác giả đã lựa chọn và kết hợp các đơn vị ngôn ngữ. Kết
quả của thao tác chọn lựa là những văn bản biểu hiện, là những nghĩa bóng
mà người nghe, người đọc tiếp nhận được. Trong hàng loạt lời ca dao, nghĩa
đen của các từ, chức năng định danh của các từ bị xóa nhịa:
Cơng anh chăn nghé đã lâu
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày.
Ca dao còn một đặc điểm nữa mang tính khác biệt so với các thể loại
khác đó là tính mơ hồ đa nghĩa. Đằng sau những cách diễn đạt bóng bẩy, gợi
cảm, có sức hấp dẫn và lơi cuốn thì khi trình bày lại chứa hai, ba hình thức
19


biểu hiện của tính mơ hồ đa nghĩa. Cũng bởi nhờ các biện pháp tu từ mà
cách diễn đạt vừa mang tính cụ thể do nghĩa đen gợi ra, vừa mang tính khái
qt hàm súc do nghĩa bóng chứa đựng. Chính vì thế, sự xuất hiện với tần số
cao của các biện pháp tu từ, đặc biệt là so sánh và ẩn dụ là điều có thể lý giải
được:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
Như vậy, ngơn ngữ ca dao với đặc trưng tính chất của thể loại thơ ca
dân gian, mang âm sắc của giai điệu lời nói tiếng Việt, với hình thức kết cấu
đối đáp, ngôn ngữ diễn tả thời gian, không gian nghệ thuật mang tính gợi
hứng và lối sử dụng đại từ nhân xưng đầy biểu cảm là những yếu tố cơ bản
tạo nên giá trị thẩm mĩ cho những lời hát dân ca. Chính hình thức tồn tại ấy
là điều kiện để ca dao dễ thấm đượm, thơm lâu trong mỗi con người.
1.3.3. Thế giới biểu tượng trong ca dao
Biểu tượng là một yếu tố quan trọng trong thi pháp văn học dân gian
nói chung và ca dao nói riêng, thể hiện quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng của
mỗi tác giả hoặc từng nhóm tác giả. Biểu tượng được coi là một loại hình

tượng ẩn dụ, được tạo nên bằng ngôn ngữ, phong phú về khả năng biểu cảm
và mang đậm tính dân tộc.
Khi xét về mặt kí hiệu học, biểu tượng trong ca dao cũng chính là
những kí hiệu. Sở dĩ có thể nói như vậy, do tồn bộ hệ thống ngơn ngữ của
một dân tộc chính là một hệ thống kí hiệu. Mỗi kí hiệu bao gồm cái biểu đạt
và cái được biểu đạt liên hệ với nhau qua một quan hệ võ đoán. Và trong hệ
thống kí hiệu đó lại có những thành tố được dùng làm kí hiệu lần thứ hai để
chỉ ra một ý nghĩa nào đó ở bên ngồi nó. Biểu tượng được xem là “vật môi
giới giúp ta tri giác cái bất khả tri giác”. Chẳng hạn như biểu tượng con rồng
được người Việt gắn cho ba ý nghĩa: thứ nhất là có mối liên hệ với đất nước
20


của nền văn minh nông nghiệp, thứ hai là chỉ sự hình thành, cội nguồn của
dân tộc (truyền thuyết Con rồng cháu tiên) và ý nghĩa thứ ba là thể hiện
quyền lực của nhà vua.
Xét về mặt tu từ học, biểu tượng là những hình ảnh ẩn dụ, so sánh,
tượng trưng. Trong ca dao, biểu tượng được chủ yếu tạo nên bởi biện pháp
tu từ nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ, so sánh…Ngồi ra, biểu tượng cịn là những
cơng thức truyền thống được lặp đi lặp lại đã trở nên quen thuộc trong ca
dao.
Thế giới biểu tượng trong ca dao Việt Nam phong phú và đa dạng.
Chúng có mặt trong mọi lĩnh vực, từ những vật vơ tri bình thường (đơi đũa,
ngọn đèn, chiếc gương…) cho đến hình ảnh hùng vĩ của thiên nhiên (sông,
núi, biển…), từ những vật tầm thường nhưng quen thuộc (khăn, nón, áo…)
cho đến những đồ vật quý giá (vàng, bạc, ngọc…). Và không chỉ những hình
ảnh quen thuộc quan sát từ tự nhiên, cuộc sống hàng ngày, người Việt còn
sử dụng chất liệu từ thi ca trong văn chương bình dân cho đến văn chương
bác học có nguồn gốc từ văn chương cổ Trung Quốc và Việt Nam. Những
biểu tượng này liên kết với nhau làm cho người đọc có thể xem và hiểu hơn

về cuộc sống, tâm tư, tình cảm của người dân thời xưa. Chính biểu tượng đã
tạo nên màu sắc riêng biệt của ca dao. Thế giới biểu tượng trong ca dao là
thế giới biểu tượng tồn tại trong tâm thức con người đã được hình tượng hóa,
tạo nên rung động thẩm mĩ sâu sắc. Ví dụ: các lồi cây cỏ trong vườn như:
tùng, trúc, cúc, mai (tứ quý) đã được chọn làm biểu tượng của bốn mùa
Xuân, Hạ, Thu, Đông, đồng thời cũng là biểu tượng của một lối sống thanh
cao, không bon chen danh lợi.
Trong ca dao, một số biểu tượng có nguồn gốc khá phức tạp, là sự đan
xen nhiều quan niệm, nhiều ảnh hưởng khác nhau. Ví dụ: biểu tượng trầu
cau, cây đa vừa xuất phát từ phong tục tập quán của dân tộc, vừa là kết quả
21


của sự quan sát thiên nhiên tinh tế. Còn biểu tượng rồng vừa có lai lịch từ
các quan niệm thần thoại vừa có lai lịch từ văn học Trung Quốc. Đặc biệt,
trong ca dao nhiều biểu tượng sóng đơi được hình thành, cho thấy nhu cầu
thể hiện, giãi bày tâm tư, tình cảm lứa đơi trong nhân dân là vơ cùng lớn.
Điều này hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu vì trong hồn cảnh xã hội phong kiến
thời xưa, với nhiều ràng buộc, cấm đốn khắt khe, người dân ln vươn cao,
khao khát tự do yêu đương, mà trước hết là được tự do bày tỏ tình cảm thơng
qua lời ca tiếng hát của mình. Những hình ảnh rồng - mây, loan - phụng,
phượng hồng - cây ngơ đồng…đã trở thành biểu tượng của tình yêu đẹp đẽ,
của hạnh phúc lứa đơi.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, biểu tượng trong ca dao xuất hiện
với tần số khá cao, đã phản ánh được một số đặc trưng quan trọng của ca dao
về thi pháp cũng như về nội dung. Những biểu tượng này đã góp phần khơng
nhỏ trong việc hình thành nên cấu tứ mẫu mực của rất nhiều bài ca dao, là
nguồn thi liệu quen thuộc, phong phú của người Việt xưa.
Tiểu kết:
Trong chương Một, chúng tôi đã xác lập được tồn bộ những vấn đề

lý thuyết mang tính chất cơ sở và khái quát nhất có liên quan trực tiếp tới đề
tài, đặc biệt là cho sự triển khai vững chắc ở trong các chương sau (tiếp cận
định lượng và tiếp cận văn hóa). Những vấn đề phức tạp và chưa thống nhất
về cụm từ, ngữ trong giới nghiên cứu ngơn ngữ đã được trình bày và chúng
tơi theo quan điểm cụm từ và ngữ có những điểm khác nhau. Từ những cơ
sở lý thuyết ở chương này, chúng tơi áp dụng vào phân tích cấu tạo và giá trị
biểu đạt của từ ngữ chỉ màu sắc trong ca dao người Việt.

22


Chương Hai
ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ BIỂU THỊ MÀU SẮC
TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT
2.1. Tần số và đặc điểm cấu tạo của từ chỉ màu sắc
Căn cứ vào các tiêu chí nhận diện từ và nguyên tắc phân loại các kiểu
từ tiếng Việt, về đặc điểm cấu tạo của các từ chỉ màu sắc trong ca dao người
Việt được thể hiện cụ thể qua bảng thống kê sau.
Bảng 1: Bảng thống kê các kiểu từ chỉ màu sắc
trong ca dao người Việt

STT

Kiểu từ

Tần số xuất hiện

Tỷ lệ (%)

1


Từ đơn

966

48,54

2

Từ ghép

992

49,85

3

Từ láy

32

1,61

Tổng

1990

100

Dựa vào kết quả khảo sát và thống kê trên chúng ta thấy rằng: xét về

mặt cấu tạo, các kiểu từ chỉ màu sắc trong ca dao người Việt chủ yếu là từ
đơn và từ ghép, còn từ láy xuất hiện ít, chỉ có 32 lần (1,61%). Giữa số lượng
từ đơn và từ ghép chênh lệch nhau không nhiều, tuy nhiên từ chỉ màu sắc là
từ ghép vẫn chiếm số lượng nhiều hơn.
2.1.1. Từ chỉ màu sắc là từ đơn
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê từ đơn chỉ màu sắc trong ba
tập Kho tàng ca dao người Việt. Số lượng và số lần xuất hiện của các màu
sắc được thể hiện qua bảng thống kê sau:
23


Bảng 2: Bảng thống kê từ đơn chỉ màu sắc
trong ca dao người Việt
STT

Màu sắc

Tần số xuất hiện

Tỷ lệ (%)

1

xanh

175

18,12

2


đỏ

49

5,07

3

tím

10

1,03

4

vàng

240

24,84

5

trắng

102

10,55


6

hồng

108

11,18

7

nâu

8

0,89

8

đen

61

6,31

9

xám

4


0,41

10

bạc

38

3,93

11

bạch

9

0,93

12

đào

32

3,31

13

son


30

3,11

14

tía

6

0,62

15

phấn

4

0,41

16

chì

3

0,31

17


thâm

23

2,38

18

thắm

25

2,59

19

ngọc

3

0,31

20

lam

3

0,31


21

lục

5

0,52

22

điều

12

1,24

23

hường

5

0,52

24


24


biếc

4

0,41

25

mực

1

0,1

26

chàm

1

0,1

27

vang (đỏ)

1

0,1


28

đinh (đỏ bẩm)

1

0,1

29

đằng (tím)

1

0,1

30

ơ (đen)

1

0,1

31

ngại (xanh dương)

1


0,1

Tổng

966

100

Trên đây là bảng dữ liệu đầy đủ nhất về từ đơn chỉ màu sắc được
thống kê từ 1390 đơn vị ca dao (tương ứng với 1390 bài ca dao) trong tổng
số 11825 đơn vị ca dao xuất hiện trong ba tập Kho tàng ca dao người Việt.
Từ những số liệu trên, chúng tơi có những nhận xét khái qt sau đây:
Trong văn bản ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng 31 loại màu sắc
khác nhau. Tuy nhiên, chúng xuất hiện với tần số khơng đều nhau. Chín màu
cơ bản xuất hiện trong ca dao hầu hết đều có những cơng năng nhất định.
Trong đó, có một số màu được xem là chủ đạo như: vàng, xanh, hồng, trắng,
đen, đỏ. Những màu này được sử dụng để miêu tả trường biểu vật rộng lớn,
thể hiện giá trị biểu trưng cao.
Với tần số 240 lần xuất hiện (24,84%), màu vàng đứng ở vị trí thứ
nhất. Màu xanh đứng ở vị trí thứ hai với 175 lần xuất hiện (18,12%). Đứng ở
vị trí thứ ba là màu hồng với 108 lần xuất hiện (11,18%). Màu trắng đứng ở
vị trí thứ tư với 102 lần xuất hiện (10,55%). Màu đen đứng ở vị trí thứ năm
với 61 lần xuất hiện (6,31%). Màu đỏ đứng ở vị trí thứ 6 với 49 lần xuất hiện
(5,07%).
25


×