Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Hình tượng “cha mẹ” trong ca dao, tục ngữ người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.85 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

TRẦN THỊ HÂN

Hình tượng “cha - mẹ” trong ca dao, tục
ngữ người Việt

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học dân gian là nốt nhạc ngân mãi theo năm tháng cùng nhịp đập cuộc
sống thời đại của mỗi người dân Việt. Trong sự phong phú của các thể loại văn
học dân gian, chúng ta không thể không nhắc đến ca dao, tục ngữ. Ca dao, tục ngữ
là tấm gương phản chiếu trung thành cuộc sống của người dân Việt Nam qua
nhiều thế hệ. Thông qua những câu ca dao ngọt ngào và tha thiết, những câu tục
ngữ ngắn gọn mà triết lí chúng ta thấy được những tâm tư, tình cảm và suy ngẫm
sâu sắc về cuộc đời và con người:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lịng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con.
Từ ngàn xưa cho tới hôm nay, cha mẹ đã trở thành một hình tượng thiêng liêng
và cao đẹp trong trái tim của mỗi một con người. Đã có rất nhiều áng văn thơ viết
về cha mẹ với những tình cảm đẹp đẽ nhất. Ca dao, tục ngữ về cha mẹ là một


trong những áng văn bất tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nó phản
ánh tình cảm thiêng liêng, mầu nhiệm nhưng lại hết sức gần gũi giữa cuộc sống
đời thường. Ca dao tục ngữ về cha mẹ đã đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng,
2


êm ái và đọng lại rất sâu. Trong ca dao, tục ngữ hình tượng cha mẹ được khắc họa
hết sức sinh động và chân thực với nhiều khía cạnh khác nhau: vai trị cơng ơn của
cha mẹ, cách ứng xử của cha mẹ với con cái, tình cảm của người con giành cho
cha mẹ…đều được thể hiện rõ nét và đầy đủ.
Nghiên cứu về đề tài: Hình tượng “cha - mẹ” trong ca dao, tục ngữ người
Việt là một vấn đề có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Nó khơng chỉ giúp người viết
tập dượt, nghiên cứu mà còn phục vụ cho việc giảng dạy về phần ca dao, tục ngữ
về cha mẹ sau này. Đồng thời với đề tài này, chúng ta sẽ phần nào hiểu hơn về vai
trò và cơng ơn của cha mẹ, có ý thức hơn về trách nhiệm và bổn phận đối với
những đấng sinh thành ra ta!
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những nhà nghiên cứu đi trước ít nhiều đã nghiên cứu về nội dung của tục
ngữ, ca dao theo các góc tiếp cận khác nhau. Đóng góp của họ là rất lớn đã thúc
đẩy ngành nghiên cứu văn học dân gian phát triển. Tuy vậy, việc phân tích sâu về
chủ đề hình tượng cha mẹ trong tục ngữ, ca dao chiếm tỉ trọng cịn thấp trong
những cơng trình khảo cứu về tục ngữ, ca dao nói chung. Chúng tơi xin trình bày
một số cơng trình nghiên cứu về ca dao, tục ngữ có liên quan đến chủ đề về hình
tượng cha mẹ như sau:
Cơng trình khảo cứu của Nguyễn Xn Kính, Phan Đăng Nhật với cuốn Kho
tàng ca dao người Việt 1,2,3,4 (1995), Nxb Văn hóa thơng tin và cơng trình khảo
cứu của Vũ Dung trong cuốn Ca dao trữ tình Việt Nam (1998), Nxb Giáo dục.
Đây là hai cơng trình nghiên cứu đã sưu tầm và tuyển chọn được rất nhiều câu ca
dao về cha mẹ. Vì thế nó là tư liệu quan trọng để người viết thống kê, chọn lọc và
phân loại sắc thái ý nghĩa của từng câu ca dao chứa hình ảnh về cha mẹ.

Cơng trình khảo cứu của Nguyễn Nghĩa Dân với Đạo làm người trong tục ngữ,
ca dao Việt Nam (2000), Nxb Thanh niên. Trong công trình này, tác giả đã nghiên
cứu một cách tổng thể tục ngữ, ca dao theo phương pháp nghiên cứu văn học dân
gian để bàn luận về đạo làm người được thể hiện qua tục ngữ, ca dao. Tác giả chia
đạo làm người thành hai loại: Một loại về lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện
3


bản thân và loại đạo làm người về quan hệ gia đình. Trong đạo làm người về quan
hệ gia đình, khi nói về quan hệ giữa cha mẹ và con cái, tác giả viết: Tục ngữ ca
dao nêu bật truyền thống hiếu thảo của con đối với cha mẹ. Trong truyền thống
văn hóa Việt Nam, đạo hiếu được xem như một chuẩn mực bao trùm để định giá
đạo đức của con người [5, tr 56] và Tục ngữ, ca dao cũng không quên phê phán
những hiện tượng bất hiếu được lưu truyền như một kinh nghiệm xấu [5, tr 58].
Cuốn Thi ca bình dân Việt Nam của Nguyễn Tấn Long, Phan Canh là một cơng
trình khảo cứu khá đầy đủ theo ba nội dung của giáo lí tam tịng. Nhận xét về đạo
hiếu của người con đối với cha mẹ, các tác giả viết: Tình thương của họ đã đặt lên
trên quyền điều khiển của cha mẹ. Thực ra không phải họ bất hiếu hay quên ơn
cha mẹ, mà chính vì họ cảm thấy chế độ phụ quyền đem đến đời sống họ những
bất cơng, những thảm trạng mà chính họ phải gánh chịu hậu quả [15, tr 205].
Cơng trình khảo cứu của Hồng Tiến Tựu trong Bình giảng ca dao (2001),
Nxb Giáo dục, đã chọn lọc những bài ca dao đặc sắc có chứa hình ảnh cha mẹ để
phân tích, bình giảng đã giúp cho người viết có điều kiện tiếp cận được cái hay
của từng bài ca dao ở những hướng khác nhau.
Cuốn Ca dao, tục ngữ về quan hệ gia đình (2010) của TS Phạm Việt Long,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội là một cơng trình khảo cứu khá đầy đủ về các bình
diện trong các mối quan hệ gia đình. Ngồi phần lí luận chung, tác giả cuốn sách
đã tập hợp và phân loại các câu ca dao, tục ngữ theo từng chủ đề khác nhau trong
quan hệ gia đình. Trong đó phần ca dao, tục ngữ về cha mẹ và con cái chiếm một
số lượng khá phong phú gồm các phần: quan hệ cha mẹ con - trách nhiệm, quan

hệ cha mẹ con - đạo hiếu, những biểu hiện tiêu cực giữa cha mẹ và con cái… Xét
trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, tác giả đưa ra nhận định: Tục ngữ, ca
dao nhấn mạnh quan hệ mẹ con, ghi lại thiên chức và tình cảm của người mẹ. Tục
ngữ, ca dao cũng nêu được truyền thống hiếu thảo của con đối với cha mẹ [16, tr
56]. Cơng trình nghiên cứu này là một trong những tư liệu quan trọng và bổ ích
giúp cho người viết có điều kiện trong việc tham khảo và nghiên cứu vấn đề.

4


Trần Ngọc Thêm với Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tìm hiểu bản sắc văn hóa
người Việt (1999), Nxb Giáo dục đã chỉ ra triết lí âm dương với các cặp đối lập
điển hình. Trong đó hình tượng cha mẹ với ý nghĩa triết lí âm dương là hướng tiếp
cận độc đáo giúp cho người viết bổ sung và hoàn thiện thêm ý nghĩa của hình
tượng cha mẹ trong ca dao, tục ngữ.
Ngồi ra cịn có hàng loạt cơng trình nghiên cứu khác, chẳng hạn như: Triều
Nguyên với Bình giảng ca dao (2001), Nxb Thuận Hóa. Cơng trình nghiên cứu
của Nguyễn Xuân Kính với Thi pháp ca dao (2004), Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội. Cơng trình nghiên cứu của Vũ Ngọc Phan với Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt
Nam (1978), Nxb Khoa học xã hội…đều là những trang tài liệu có ích trang bị cho
người viết cơ sở lí luận chung trong việc khai thác nội dung về hình tượng cha mẹ
trong ca dao, tục ngữ.
Trên đây là một số cơng trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình.
Nhìn chung các cơng trình trên chỉ mới dừng lại ở việc tiếp cận mang tính chất
chung. Cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu chuyên biệt nào đi vào
tìm hiểu về Hình tượng “cha - mẹ” trong ca dao, tục ngữ người Việt. Trên cơ sở
những tài liệu nghiên cứu của những người đi trước, chúng tơi tiến hành tìm hiểu
về Hình tượng “cha - mẹ” trong ca dao, tục ngữ người Việt nhằm góp phần nhỏ
bé vào việc nghiên cứu văn học dân gian.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng mà chúng tơi nghiên cứu là Hình tượng “cha - mẹ” trong ca dao,
tục ngữ người Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Sưu tầm, khảo sát những câu ca dao, tục ngữ nói về hình tượng cha mẹ và
những phạm trù liên quan đến hình tượng cha mẹ trong cuốn Tục ngữ, ca dao, dân
ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan và Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình của Phạm
Việt Long.
4. Phương pháp nghiên cứu
5


Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể sau:
-

Tổng quan tư liệu: Trên cơ sở tìm hiểu tài liệu của các nhà nghiên cứu
đi trước để hiểu rõ hơn vấn đề mà mình nghiên cứu

-

Phương pháp tiếp cận có hệ thống: sử dụng phương pháp này giúp
chúng tôi tiếp cận tác phẩm một cách cụ thể để có thể hiểu rõ hơn vấn
đề mà mình nghiên cứu.

-

Phương pháp thống kê, phân loại: Dựa vào nguồn tư liệu mà chúng tôi
thu thập và thống kê, phân loại các bài, các câu ca dao theo từng vấn đề
ở mục phân tích, để tập trung làm sáng tỏ về hình tượng cha mẹ trong ca

dao, tục ngữ.

-

Phương pháp phân tích, chứng minh: Sau khi tiếp cận tác phẩm, chúng
tơi tiến hành phân tích phần tư liệu vấn đề đã đưa ra.

-

Tổng hợp, đánh giá lại vấn đề.

5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo. Đề tài gồm 3
chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Ứng xử giữa cha mẹ và con cái thể hiện trong ca dao, tục ngữ
người Việt
Chương 3: Văn hóa Việt qua hình tượng cha mẹ và mối quan hệ giữa cha
mẹ và con cái thể hiện trong ca dao, tục ngữ

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về ca dao, tục ngữ
1.1.1. Ca dao
1.1.1.1. Khái niệm
Từ xưa đến nay có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa khác

nhau về ca dao.
Theo T.S Lê Đức Luận thì ca dao là lời của các câu hát dân gian và những
sáng tác ngâm vịnh được lưu truyền trong dân gian và gọi chung là lời ca dân
gian [18, tr 26]. Cịn theo Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Lê Bá Hán thì ca dao
cịn gọi là phong dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều ngh ĩa rộng, hẹp
khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca dao là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát
khơng có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành
phổ biến trong dân gian có hoặc khơng có khúc điệu. Trong trường hợp này ca
dao đồng nghĩa với dân ca, ca dao có thể là thơ dân gian truyền thống [8, tr26 –
27]. Theo Vũ Ngọc Phan ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như
các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca [22, tr 53]. Theo Lê
7


Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương thì ca dao là những bài hát, bài ca có vần điệu
viết với những hình thức câu thơ có số tiếng rất khác nhau, trong đó câu lục bát
hoặc lục bát biến thể có một vị trí rất đáng kẻ. Ngày nay ca dao được phân biệt
với dân ca là những bài ca, bài hát có nhạc điệu cụ thể và thường khi trình bày thì
có nhạc điệu cụ thể và thường khi trình bày thì có nhạc cụ kèm theo. Nếu khi ghi
dân ca mà tước bỏ phần nhạc thì chỉ cịn lời ca giống như ca dao [9, tr 92].
Như vậy, qua nhiều cách định nghĩa khác nhau về thể loại ca dao, chúng ta
thấy rằng: Ca dao là một mảng sáng tác hết sức rộng lớn, vì vậy khó có thể tìm ra
được một khái niệm chung nhất. Ngay bản thân tên gọi ca dao và dân ca đã gây
nên một cách hiểu khơng rạch rịi. Cả hai tên gọi đều có yếu tố ca, một bên là dân
ca, một bên là ca dao. Gọi ca dao để chỉ một thể thơ dân gian khơng thỏa đáng với
thực tế, ca dao có nhiều thể thơ như: lục bát, song thất lục bát, thể vãn….Gọi ca
dao cho tất cả những sáng tác thơ ca những sáng tác thơ ca nào mang phong cách
những câu hát cổ truyền lại quan niệm ca dao với một hàm quá rộng, bao gồm cả
ca dao mới. Gọi ca dao là thơ dân gian lại vơ tình đồng nhất giữa sáng tác văn học
viết và sáng tác dân gian. Ca dao là thơ nhưng không phải là thơ bởi ca dao là thơ

sáng tác theo điệu nói (Trần Đình Sử), thực tế trong kho tàng ca dao, có những bài
có giá trị nghệ thuật cao, là mẫu mực cho các nhà thơ sau này học tập nhưng cũng
có bài khơng phải là thơ, có một số bài thơ do các nhà nho sáng tác theo thể lục
bát đã đi vào kho tang ca dao nhưng số đó khơng nhiều.
Như vậy theo chúng tôi, ca dao là lời ca dân gian. Lời ca là lời của các làn
điệu dân ca. Mặt khác, khi đã đi vào kho tàng lời ca thì nó có vai trị độc lập của
nó, có những bài dân ca nội dung không thay đổi, nhưng về làn điệu thì thay đổi
hồn tồn. Những dân ca ấy phần nhiều được xây dựng từ một lời ca sẵn có và bài
ca dao ấy được phổ biến rộng rãi.
1.1.1.2. Nội dung cơ bản
Ca dao phản ánh đời sống tinh thần của người dân và được họ tiếp nhận
một cách rộng rãi, do đó nội dung ca dao rất phong phú và đa dạng.

8


Ca dao về tình yêu lao động sản xuất là bộ phận bắt nguồn từ quá trình lao
động, lời ca phản ánh q trình của cơng việc lao động vất vả, nặng nhọc.Bộ phận
ca dao lao động đã phản ánh bản chất của người dân lao động nước ta. Họ là
những người yêu lao động, biết quí trọng con người lao động và thành quả lao
động, lạc quan yêu đời và tin vào ngày mai no ấm mặc dù hôm nay cực nhọc, vất
vả. Nhịp điệu của bài ca vui vẻ, khỏe khoắn thể hiện phần nào động tác, công việc
lao động cực khổ:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Người dân lao động là người yêu quê hương đất nước đậm đà, sâu sắc thiết
tha bởi họ biết yêu quí lao động, cuộc đời họ gắn chặt với quê hương, xóm làng,
gắn bó với từng cành cây, ngọn cỏ quê nhà, bởi nơi đó họ sinh ra và lớn lên. Quê

hương là nơi đẹp nhất bởi quê hương là cội nguồn, là nơi gắn bó của mỗi người
với những kỉ niệm êm đềm dù ở đâu đi nữa.
Ca dao về tình yêu quê hương đất nước gắn với tình yêu thương cảnh
vật, từng địa danh, từng sản vật, món ăn quen thuộc. Tình yêu quê hương là biểu
hiện cụ thể của tình yêu đất nước, người dân mỗi vùng đều tự hào về cảnh vật quê
mình:
Đèo ngang nặng gánh hai vai
Một vai Hà Tĩnh, một vai Quảng Bình
Bao năm bom dội nát mình
Hồnh sơn vẫn giữ dáng hình ơng cha
Ca dao về tình u đơi lứa bắt nguồn từ dân ca dao duyên, là bộ phận lời
ca chiếm số lượng và chất lượng cao trong kho tàng lời ca dân gian. Chủ thể trữ
tình là chàng trai, cơ gái dưới các vai anh - em, chàng - nàng, mình - ta, trúc - mai,
mận - đào…Trong thực tế đối tượng tham gia sáng tác và hát giao duyên không
chỉ là chàng trai cơ gái đang độ tuổi u đương mà cịn là những người có vợ, có
9


chồng thậm chí có cháu. Họ đều hát với nhau để giải bày tâm tình, giải tỏa tâm lí
nặng nề trong khơng gian gai đình chật hẹp, hoặc muốn thổ lộ tình cảm sâu kín.
Tiếng nói tình u đơi lứa là tiếng nói mạnh mẽ, thiết tha nhất. Nó có nguyên nhân
từ cơ sở xã hội, được mọi người quan tâm và là nguồn cảm hứng vô tận trong sáng
tác dân gian:
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc như đèn mới khêu
Ca dao về tình yêu gia đình là một nét đẹp truyền thống trong dòng văn
học dân gian. Gia đình là một đơn vị tế bào xã hội, là màn ảnh thu nhỏ của một xã
hội.Tất cả những nét tiến bộ hay lạc hậu của một xã hội đều được phản ánh một
cách rõ nét trong sinh hoạt và đời sống gai đình. Tuy nhiên, quan hệ gia đình dưới
chế độ phong kiến khơng chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ phong kiến mà nó

vẫn mang những nét truyền thống đẹp đẽ của dân tộc. Đó là sự thủy chung, thương
yêu, tình nghĩa của vợ đối với chồng, lễ phép của con đối với cha mẹ, của tình
thương anh em trong gia đình:
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Bên cạnh đó ca dao về bơng đùa, trào phúng cũng là một mảng đề tài khá
quen thuộc. Nó tố cáo, lên án những đều sai trái của con người, để qua đó có cái
nhìn đúng đắn hơn:
Làm trai cho đáng nên trai
Ăn cơm với vợ lại nài cậy niêu
Con vợ nó cũng biết điều
Thắt lưng con cón cậy niêu với chồng
Ca dao về lịch sử, xã hội được phản ánh trong ca dao qua hai dạng, đó là
phản ánh gián tiếp nghĩa là phản ánh qua sự ám chỉ, phiếm chỉ:
Thương chồng nên phải gắng công
Nao ai xương sắt da đồng chi đây?

10


Và những vấn đề lịch sử xã hội được phản ánh trực tiếp trong ca dao nghĩa
là những câu ca dao ghi lại tên người, tên đất, sự kiện lịch sử:
Trăm quan có mắt như mờ
Để cho Huy Quận vào sờ chính cung
Đục cịn nên giữ lấy tong
Cuốc đà long “Cán”cịn mong nỗi gì
Như vậy, ca dao có nội dung và số lượng vô cùng phong phú phản ánh chân
thực và sinh động cuộc sống con người. Đồng thời, ca dao cũng là tiếng nói thiết
tha của nhân dân về những điều mắt thấy, tai nghe trong cuộc sống.


1.1.2. Tục ngữ
1.1.2.1. Khái niệm
Từ xưa cho đến nay đã có khá nhiều quan niệm khác nhau về tục ngữ.
Theo Vũ Ngọc Phan: Tục ngữ là những câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận
xét, một kinh nghiệm, một luân lí, một cơng lí, có khi là một sự phê phán [22, tr
48]. Cịn theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi lại cho rằng: Tục ngữ
là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri
thức dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh dễ
nhớ, dễ truyền. Về nội dung: Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm và tri thức thực tiễn
vôc ùng phong phú và q giá của nhân dân. Khơng một lĩnh vực nào của đời sống
và cuộc đấu tranh sinh tồn của nhân dân mà tục ngữ khơng nói tới. Về cấu trúc
ngôn từ, tục ngữ chủ yếu được làm theo hình thức những câu ngắn gọn có vần
hoặc khơng có vần nhưng cũng có một bộ phận làm theo hình thức câu dài gồm
2,3 vế... [8, tr 321-322].
Phạm Việt Long đưa ra khái niệm: Tục ngữ là một thể loại văn học dân
gian, được hình thành và sử dụng trong lời nói hàng ngày, đúc kết tri thức, kinh
nghiệm sống, thường ngắn gọn, có vần điệu, thành câu hồn chỉnh, có chức năng
thơng báo, được phổ biến rộng rãi trong nhân dân [16, tr 37].
11


1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản
Tục ngữ ra đời từ thời kỳ nguyên thuỷ bắt nguồn từ lối nói ẩn dụ, tỷ dụ, cụ
thể trên cơ sở những quan sát thực tế về hiện thực khách quan. Cụ thể, tục ngữ
được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của
nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác, được tách ra từ tác phẩm văn học dân
gian hoặc ngược lại, được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hoá
những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài. Thời điểm ra đời của tục
ngữ có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho tục ngữ ra đời vào thời tạp hôn
nguyên thuỷ Chồng chung vợ chạ, ăn lơng ở lỗ. Có ý kiến lại cho vào thời kỳ mẫu

quyền Con dại cái mang,, Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư. Còn Vũ
Ngọc Phan lại cho rằng tục ngữ ra đời Vào thời kỳ mà tiếng nói đã phát triển, cho
phép tổ tiên ta có điều kiện sáng tạo nên những câu vần vè ... Thực ra, như Chu
Xuân Diên đã nhìn nhận, sự hình thành của tục ngữ Việt Nam là qua quá trình sản
xuất và đấu tranh của nhân dân, được rút ra hoặc tách ra từ các sáng tác dân gian
khác và ra đời trong q trình dân gian hố, những lời hay ý đẹp rút ra từ tác phẩm
văn học viết. Nhưng chủ yếu ra đời từ đúc rút kinh nghiệm trong đời sống của
nhân dân. Trong các loại hình văn hoá dân gian của mỗi dân tộc, tục ngữ là loại
hình có mối quan hệ hữu cơ hơn cả với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Tục ngữ là
một khối chặt chẽ, bền vững, khó phá vỡ bởi nó có một mối liên kết nội tại: Gieo
gió, gặp bão. Mỗi câu tục ngữ là một câu nói có cấu trúc tương đối ổn định cho
nên tục ngữ thường được dùng đến trong lời nói, với tư cách là lời nói Lời nói
khơng cánh mà bay. Tục ngữ là lời nói, lại là lời nói hay nên có sức bay xa, truyền
rộng nên tục ngữ trở thành loại hình văn hoá dân gian quen thuộc nhất, hay được
sử dụng tốt nhất, có sức sống lâu bền nhất trong đời sống tinh thần của nhân dân.
Trải qua một thời gian dài của lịch sử có một số câu tục ngữ bị mất đi, nhưng phần
lớn tục ngữ có sức sống rất dai dẳng trong trí nhớ và lời nói của nhân dân. Cho tới
nay chúng ta có thể thừa hưởng một gia tài tục ngữ q báu gồm hàng nghìn câu,
có thể tới hàng chục nghìn câu mà các thế hệ cha ơng chúng ta đã kế tiếp nhau
sáng tác, gìn giữ và truyền lại. Tục ngữ đã sớm trở thành tài liệu bổ trợ cho ngôn
12


ngữ văn học sử dụng. Trong đó, các sáng tác văn thơ Nơm là có khả năng và thực
tế đã là nơi đón nhận và ghi lại được một cách phong phú những sáng tác tục ngữ
của nhân dân. Với dịng văn học Nơm chúng ta chú ý tới tập thơ Quốc âm thi tập
của Nguyễn Trãi, tuy không phải là người đầu tiên sử dụng một cách phổ biến tục
ngữ dân gian trong sáng tác của mình.
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian có vị trí quan trọng đặc biệt, có
quan hệ sâu sắc với tất cả các thể loại văn học dân gian khác. Không thể coi tục

ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ đơn thuần. Tục ngữ vừa là khoa học nghệ thuật
của nhân dân, vừa là hình thái nghệ thuật tổng hợp đặc biệt của tri thức dân gian,
trong nó có tính thẩm mĩ. Tục ngữ được vận dụng một cách thường xuyên và phổ
biến lưu truyền từ đời này qua đời khác cho tới hơm nay.
1.2. Hình tượng nghệ thuật trong ca dao, tục ngữ
1.2.1. Hình tượng nghệ thuật
Nếu như những nhà khoa học diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm của
mình bằng các khái niệm, trừu tượng, các định lý, cơng thức thì nhà văn, nghệ sỹ
diễn đạt bằng hình tượng - nghĩa là làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những
sự vật, sự việc, những hiện tượng đáng làm cho ta suy nghĩ về tính cách và số
phận, về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể.
Trong lịch sử của ngành Lý luận văn học, đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra
khái niệm, định nghĩa về Hình tượng nghệ thuật. Mỗi định nghĩa được trình bày
theo những quan điểm riêng, có một số định nghĩa đáng lưu ý như: Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa:
Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được các nghệ sỹ tái hiện
bằng trí tưởng tượng, sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật [8, tr 122].
Phương Lựu trong cuốn Lý luận văn học đã khái quát Hình tượng nghệ thuật là
cái được được sáng tạo, được khái quát, không phải là cái có sẵn [20, tr 69].
Qua đó chúng ta có thể hiểu rằng: Hình tượng nghệ thuật là phương diện đặc
thù của văn học nghệ thuật để phản ánh hiện thực khách quan qua lăng kính chủ
13


quan của nghệ sỹ. Vì vậy, xây dựng hình tượng nghệ thuật địi hỏi nhà văn phải có
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tình cảm, cảm xúc với một triết lý tỉnh táo, sắc bén.
Giữa sự khái quát với những nét cụ thể riêng biệt, giữa con mắt quan sát, phân tích
hiện thực khách quan với dấu ấn chủ quan của mình để xây dựng được con người
trong tác phẩm là con người lạ mà quen biết. Có như vậy thì tác phẩm văn học
mới vừa là hình ảnh của hiện thực đời sống, vừa là đứa con tinh thần của nhà văn.

Vừa truyền thụ được tâm lý, nguyện vọng ấp ủ của nhà văn tới người đọc, tác
động tới những góc cạnh của tâm hồn vi diệu, sâu thẳm trong đáy lịng độc giả. Có
như vậy thì hiện tượng mà nhà văn khám phá mới làm phong phú thêm nền văn
hóa tinh thần cho lồi người, mới là khái quát những quá trình hiện thực, những
cảm xúc, khát vọng của con người.
Dù định nghĩa nào thì cũng cần lưu ý rằng hình tượng nghệ thuật là tái hiện
đời sống nhưng không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật mà tái
hiện sáng tạo có chọn lọc, sáng tạo qua trí tưởng tượng và tài năng nghệ sĩ sao cho
các hình tượng truyền đạt được các ấn tượng sâu sắc từng làm các nghệ sĩ day dứt
trăn trở cho người khác
1.2.2. Hình tượng nghệ thuật trong ca dao, tục ngữ
Tục ngữ, ca dao của đất nước Việt Nam chúng ta rất đa dạng, phong phú và
ý vị. Có thể nói đó chính là túi khơn hay đó cũng có thể là hơi thở, là dịng chảy
tâm hồn của người lao động xưa. Dường như ở mọi nỗi buồn, hạnh phúc hay khổ
đau, mọi đường ăn nét ở, mỗi phép tắc ứng xử của người xưa đều được phản ánh
một cách cô đọng trong ca dao, tục ngữ. Các hình tượng nghệ thuật trong ca dao,
tục ngữ rất phong phú và đa dạng. Nó hiện lên từ các hiện tượng tự nhiên, trong
thế giới thực vật, động vật và con người. Thế giới hình tượng trong ca dao, tục ngữ
được xây dựng nên dường như đã tồn tại trong tâm thức mỗi con người Việt Nam
để rồi cộng hưởng với nhau tạo nên một rung động thẩm mĩ sâu sắc, một nét
truyền thống của quê hương, dân tộc. Kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam chứa rất
nhiều hình tượng nghệ thuật. Sau đây, chúng tôi sẽ khảo sát một số hình tượng

14


nghệ thuật để thấy được sự phong phú của các hình tượng nghệ thuật trong ca dao,
tục ngữ.
Trong ca dao, tục ngữ chúng ta có thể thấy rất nhiều hình tượng nghệ thuật
như hình tượng song hành nam nữ, hình tượng người phụ nữ, hình tượng người

thầy, hình tượng cha mẹ...Những hình tượng nghệ thuật này có thể được biểu hiện
dưới dạng hiển ngơn hoặc hàm ngơn. Hình tượng trong ca dao có tính phổ qt đó
chính là hình tượng song hành nam nữ được biểu hiện qua các vai giao tiếp. Phần
lớn hình tượng trong ca dao, tục ngữ là hình tượng ẩn dụ, tượng trưng. Những
nghệ nhân dân gian xưa đã rất tài tình khi xây dựng nên những hình tượng ẩn dụ
mang tính hàm ngơn để nói về tình u nam nữ. Có khi đó là những hình ảnh ẩn
dụ từ biểu tượng thực vật:
+ Trúc - Mai :
Đợi chờ trúc ở với mai
Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng
+ Mận - Đào :
Đến đây mận mới hỏi dào
Vường hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
+ Cam - Quýt :
Vì cam nên quýt đèo bồng
Vì em nhan sắc cho lịng nhớ thương
+ Nghệ - Gừng :
Đôi ta như nghệ với gừng
Dẫu sao đi nữa cũng đừng tiếng chi
Trong thế giới động vật, biểu tượng song hành cũng rất phong phú và đa
dạng :
+ Loan - Phượng :
Ước gì anh được vơ phịng
15


Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan
+ Rồng - Phụng :

Phụng với rồng cùng đồng nhan sắc
Trách ai làm phụng bắc rồng nam
Các vật thể nhân tạo cũng được thể hiện một cách sinh động trong hình
tượng song hành. Với các hình ảnh như :
+ Thuyền - Bến: Là hai hình ảnh xuất hiện khá dày trong ca dao tình u
đơi lứa phản ánh tình u Nam - Nữ :
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
+ Mâm - Đũa:
Đôi ta làm bạn thong dong
Như đơi đũa ngọc nằm trong mâm vàng
Vì chưng cha mẹ nói ngang
Cho nên đũa ngọc, mâm vàng xa nhau
+ Kim - Chỉ:
Nhớ ai như sách nhớ bìa
Như kim nhớ chỉ canh khuya nhớ chàng
Như vậy, chúng ta thấy rằng hình tượng song hành nam nữ được thể hiện
rất ý nhị và phong phú thơng qua những hình ảnh ẩn dụ, mang tính tượng trưng từ
những biểu tượng động vật, thực vật và những vật thể nhân tạo trong cuộc sống
hàng ngày. Bên cạnh những hình tượng được biểu hiện dưới dạng hàm ngơn,
chúng ta cịn thấy hình tượng nam nữ được biểu hiện dưới dạng hiển ngôn:
-

Gặp em anh nắm cổ tay

Anh hỏi câu này có lấy anh khơng?
-

Anh ở trên ni vừa thương vừa nhớ


Em ở dưới nớ vừa cảm vừa sầu
Qua đó, ta thấy hình tượng nam nữ được thể hiện dưới dạng hiển ngôn qua
các cặp từ: Anh và em đầy tình tứ.
16


Trong ca dao, tục ngữ chúng ta cũng nhận thấy những hình tượng nghệ
thuật về quan hệ giữa con người trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những hình
tượng thể hiện dưới dạng hàm ngơn: Trâu bị húc nhau, ruồi muỗi chết oan là câu
tục ngữ lấy hình ảnh ẩn dụ từ trâu, bò và ruồi muỗi để chỉ về con người. Hay: Quýt
làm cam chịu cũng thể hiện sự oan khuất của con người, khi một người gây ra
nhưng kẻ khác lại phải chịu đòn:
Con mèo làm bể nồi rang
Con chó chạy lại phảng mang cái địn
Nói về sự chăm chỉ, cần cù của con người, tục ngữ có câu: Kiến tha lâu
cũng đầy tổ. Nói về sự ghanh ghét, tị nạnh giữa người với người trong cuộc sống:
Trâu buộc ghét trâu ăn ...
Nói đến hình tượng những con người trong xã hội, người thầy là một hình
tượng điển hình. Người thầy trong xã hội xưa có một vị trí đặc biệt quan trọng đối
với nhân dân. Người thầy đã trở thành một hình tượng đẹp đẽ, thiêng liêng, ln
ln nhận được sự kính trọng của mọi người trong xã hội: Không thầy đố mày
làm nên. Và:
Mấy ai là kẻ khơng thầy
Thế gian thường nói đố mày làm nên
Người học trị lớn khơn, trưởng thành hơn qua mỗi bài giảng của thầy. Khi
đã thành đạt, họ vẫn luôn ghi nhớ rằng: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là
thầy. Cũng bởi xuất phát từ chỗ nhận thức vị trí của người thầy, mà dân gian xưa
đã khơng qn nhắc nhở học trị lịng u kính, biết ơn thầy. Có một câu ca dao
viết rằng:
Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy
Hình tượng người thầy trong xã hội xưa luôn được đề cao, quan hệ thầy trò
đã trở nên vừa gần gũi, vừa thiêng liêng như tình cảm cha con:
Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng nặng, nghĩa thầy cũng sâu.
17


Thầy dạy trị khơng chỉ bằng trách nhiệm mà cịn bằng cả tình thương như
mẹ cha thương con, thực sự muốn cho học trò thành đạt: Mẹ muốn con hay, thầy
muốn trò giỏi. Người thầy còn mang cả những trăn trở, lo lắng của xã hội vào
trong cuộc sống của mình. Trăn trở trước cảnh học trị khơng có cơ hội đến
trường:
Còn trời còn nước còn non
Còn người thất học ta cịn phải lo
Hình tượng người thầy cũng như những tình cảm kính u của nhân dân đối
với thầy được thể hiện qua ca dao, tục ngữ chiếm một bộ phận không nhỏ trong
kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam. Hình tượng người thầy trong ca dao, tục ngữ
được thể hiện dưới dạng hiển ngôn theo cách xưng hô nhân xưng.
Hình tượng người phụ nữ cũng là một trong những hình tượng điển hình
trong ca dao, tục ngữ. Người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp từ ngoại hình lẫn trong
tính cách, từ lúc cịn đang tuổi xn thì cho đến khi đã làm vợ, làm mẹ với những
đức tính và phẩm chất tuyệt vời. Hình tượng người phụ nữ được biểu hiện dưới
dạng hiển ngôn và hàm ngôn. Trước hết là ngoại hình đẹp, hấp dẫn:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
Và:
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
Tuổi xuân là cái tuổi đẹp nhất, người phụ nữ Việt Nam xinh tươi mơn mởn
như hoa lá, cỏ cây. Trước vẻ đẹp của người phụ nữ, tục ngữ đã có sự so sánh rất
tài tình: Thứ nhất thịt bị tái, thứ nhì gái đương tơ.
Người phụ nữ với sự mềm mại về ngoại hình đã làm cho biết bao chàng trai
phải si mê:
Vào vườn trẩy quả cau non
18


Thấy em đẹp giòn muốn kết nhân duyên
Người phụ nữ đẹp khơng chỉ về ngoại hình mà cịn đẹp cả tâm hồn bên
trong. Đó chính là đức hi sinh cao vời và tấm lòng thủy chung son sắt:
-Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
- Đi đâu cho thiếp đi cùng
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam
Vai trò của người phụ nữ trong gia đình rất quan trọng, bộ mặt của gia đình
và của người chồng xấu hay đẹp đều phụ thuộc vào người phụ nữ. Vì thế mà tục
ngữ có câu: Gái ngoan làm quan cho chồng, Giàu vì bạn, sang vì vợ. Hay: Vắng
đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp, Xem trong bếp biết nết đàn bà.
Người phụ nữ mặc dù là chân yếu tay mềm nhưng lại có một vị trí đặc biệt trong
gia đình. Thậm chí họ cịn là trụ cột trong gia đình:
Em thời canh cửi trong nhà
Ni anh đi học đăng khoa bảng vàng
Hình ảnh con cị lặn lội bờ sơng đã trở thành hình ảnh quen thuộc cho sự
tảo tần của người phụ nữ:
Con cò lặn lội bờ sơng
Gánh gạo ni chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Như vậy, chúng ta thấy rằng hình tượng người phụ nữ trong ca dao, tục ngữ
là một hình tượng đẹp, được khắc họa một cách chân thực và sinh động với vẻ đẹp
ngoại hình bên ngồi và phẩm chất bên trong.
Hình tượng cha mẹ cũng được thể hiện một cách đậm nét trong kho tàng ca
dao, tục ngữ Việt Nam. Với hình tượng cha mẹ, tục ngữ ca dao chủ yếu đi vào
những vấn đề như tình yêu thương của cha mẹ giành cho con cái và sự báo đáp
cơng ơn của con giành cho cha mẹ. Hình tượng cha mẹ trong ca dao, tục ngữ còn

19


thể hiện một nét văn hóa đẹp đẽ trong truyền thống của dân tộc Việt Nam. Về hình
tượng cha mẹ, chúng tơi sẽ đi vào phân tích tìm hiểu kĩ ở các chương sau.
Tiểu kết:
Kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Qua ca dao,
tục ngữ nguời dân xưa đã gửi gắm những suy nghĩ, tâm tình về cuộc đời, về con
nguời. Có thể nói rằng, ca dao tục ngữ đã ăn sâu vào trong máu thịt của người dân
xưa, là một biểu hiện của đời sống văn hố tinh thần. Hình tượng nghệ thuật trong
ca dao, tục ngữ khá phong phú và đa dạng. Nhìn chung các hình tượng ấy được thể
hiện dưới dạng hiển ngơn và hàm ngơn. Từ những hình ảnh, sự vật quen thuộc
trong cuộc sống hàng ngày, nghệ nhân xưa đã khéo léo đưa vào trong những câu
ca dao, tục ngữ, vẽ nên những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ, mang tính chất điển
hình, thể hiên những phương diện về con người và xã hội.

CHƯƠNG 2:
ỨNG XỬ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI THỂ HIỆN TRONG CA
DAO, TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT
2.1. Tấm lòng của con cái đối với cha mẹ
2.1.1. Lịng biết ơn sâu sắc về cơng lao của cha mẹ

Biết ơn công lao của những người đi trước vốn là một nét đẹp trong nền
văn hóa dân tộc Việt Nam. Tục ngữ có câu: Uống nước nhớ nguồn nhằm nhắc
nhở, khuyên răn con cháu trong cuộc sống hàng ngày đừng bao giờ quên nguồn
cội, quên những người đã trực tiếp làm cho cuộc sống của chúng ta hôm nay trở
nên tốt đẹp hơn. Cuộc đời của mỗi con người đều mang ơn của rất nhiều người.
Đó là ơng bà, cha mẹ, những liệt sĩ đã ngã xuống cho nền độc lập của dân tộc.
Những người nào đó đã cưu mang, giúp đỡ ta trong những phút giây khốn khó.
Chúng ta phải ln ghi nhớ cơng lao ấy và phấn đấu để có thể phần nào đền đáp
được cơng ơn của họ.
20


Biết ơn và đền đáp công lao trời biển của cha mẹ đối với các con là chu
toàn đạo hiếu kính, mang tính truyền thống của dân tộc. Khơng phải đợi đến khi
người Trung Hoa truyền bá đạo Nho vào Việt Nam, dân ta mới biết đạo hiếu này
mà ngay từ thời lập quốc cách đây 4 ngàn năm tổ tiên ta đã chu toàn đạo hiếu một
cách tốt đẹp. Câu chuyện Bánh chưng bánh giầy của Lang Liêu dưới thời vua
Hùng Vương thứ 16 đã nói lên đạo hiếu kính của dân tộc Việt Nam từ thời xa xưa.
Lịng hiếu thảo là bước căn bản của đời sống đạo đức xã hội của dân tộc ta. Không
phải nhà Nho mới biết hiếu thảo, dân chúng Việt Nam vẫn bẩm sinh một mối tình
sâu thẳm đối với bậc làm cha, làm mẹ. Đầu tiên đó là lịng biết ơn cơng lao trời
biển của mẹ cha:
Đã làm người ở trong trời đất
Ai là khơng cha mẹ sinh thành
Có cha mẹ mới có mình
Ở sao trọn hiếu trọn tình làm con
Cha mẹ chính là cội nguồn của sự sống, sự kết hợp kì diệu giữa mẹ và cha
đã tạo nên một đấng sinh linh mới. Có lẽ, niềm hạnh phúc đầu tiên và sung sướng
nhất của chúng ta là được làm người chứ khơng phải là một thứ gì khác, và chúng
ta phải biết cảm ơn cha mẹ vì điều đó. Có cha mẹ mới có mình, câu ca dao như

muốn nhắc nhở với tất cả những bổn phận làm con về cội nguồn cho nên, con phải
Ở sao cho trọn hiếu tình làm con. Tục ngữ cũng có câu: Có cha có mẹ, chẳng ai
chui lỗ nẻ mà lên.
Dù cuộc sống có sung sướng hay vất vả, người làm con cũng phải biết ơn
cha mẹ đã sinh thành ra mình. Vì được làm kiếp người là điều hạnh phúc đầu tiên
và lớn nhất đối với mỗi con người. Ý thức được công lao sinh thành, dưỡng dục
của mẹ cha, con vẫn luôn luôn ghi nhớ:
Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha áo mẹ công thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
21


Khi đã trưởng thành, người con càng thấu hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.
Đời người luôn đi theo quy luật phát triển, từ khi còn là cục máu đỏ hỏn đang nằm
trong bụng mẹ, con đã được cha mẹ yêu thương, che chở. Đến khi con được sinh
ra và trong suốt cả quá trình của tuổi thơ ấu, con đã nhận được sự thương yêu,
chăm sóc và dạy đỗ của cha mẹ, thầy cô. Sự hi sinh nhọc nhằn đã tạo nên một con
người trưởng thành của ngày hôm nay. Công ơn của cha mẹ con vẫn luôn ghi nhớ
và người con cũng hiểu có làm gì đi nữa cũng không thể đền đáp nổi công ơn ấy.
Và dù cuộc sống này có khó khăn và gian khổ, con vẫn luôn nhớ ơn cha
mẹ, và nghĩ về cha mẹ chính là động lực để cho con cố gắng:
Trải bao gian khổ không sờn
Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền
Nhớ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ giành cho mình là khởi đầu của lịng
hiếu thảo:
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
Cơng ơn cha mẹ mang cùng đất trời. Nhìn vào đâu con cái cũng thấy công

ơn cao dày của cha mẹ:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đơng
Núi cao biển rộng mênh mơng
Cù lao, chín chữ, ghi lòng con ơi
Để thực sự là một người con có hiếu, trước hết phải hiểu được cơng ơn của
cha mẹ. Nếu không hiểu hết những hi sinh, vất vả cực nhọc của cha mẹ giành cho
mình thì sẽ khơng bao giờ thực hiện nổi chữ hiếu của bổn phận làm con: Cây có
gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn như bể rộng sơng sâu .
Mọi sự vật trong cuộc sống này đều có nguồn, có cội. Con người cũng vậy,
chẳng ai tự sinh ra chính bản thân mình, hiểu được nguồn cội của sự sống lúc ấy
mới thêm yêu cuộc sống và những người đã sinh ra ta: Chim có tổ, người có tơng.
Biết ơn cơng lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ chính là động lực thúc đẩy
22


người con phải cố gắng. Thành công trong công việc làm ăn, đạt được công danh
qua việc học hành thi cử cũng là một hình thức để phận làm con thể hiện lịng biết
ơn đối với cha mẹ mình. Thành đạt tức là làm rạng rỡ danh giá tổ tiên, làm cho cha
mẹ vui lịng và đó cũng chính là phương cách có nhiều tiền để giúp cho việc
phụng dưỡng cha mẹ được chu đáo hơn, mới gọi là đền ơn cha mẹ cho trịn chữ
hiếu:
Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất, đất rộng mênh mơng
Biết răng chừ cá gáy hóa rồng
Đền ơn thầy mẹ ẵm bồng ngày xưa
Lịng biết ơn cha mẹ ln ở trong trái tim con, cho nên con vẫn luôn cố
gắng để không phụ lòng cha mẹ. Khi đã đỗ đạt thành tài, con đường danh vọng trải
dài thênh thang, con vẫn không bao giờ quên công ơn của cha mẹ. Thành đạt cũng
là một cơ hội để con cái có thể tỏ lịng phụng dưỡng, chăm sóc mẹ cha trong đầy

đủ. Tùy vào kinh tế gia đình của mỗi người mà con có những cách đối xử, chăm
sóc cha mẹ khác nhau: Con giàu một bó, con khó một nén. Nhiều hay ít khơng
quan trọng lắm đâu, điều quan trọng là tấm lịng của con giành cho cha mẹ. Tình
thương và lịng biết ơn sẽ xóa tan đi cái nghèo, cái khổ. Niềm hạnh phúc đọng lại
là tiếng cười, sự cảm động sâu sắc của cha mẹ trước sự hiếu thảo của con giành
cho mình: Con khó có lịng. Để cha mẹ hiểu rằng những hi sinh của mình vì con
trước đây cũng luôn được ghi nhớ và đền đáp. Niềm hạnh phúc của cha mẹ là nhận
lại được sự hiếu thảo, lòng biết ơn từ người con mà mình sinh ra. Chính vì vậy biết
ơn sâu sắc về cơng lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ chính là một nét đẹp
trong văn hóa của dân tộc Việt Nam. Sự biết ơn sẽ luôn là động lực, mục tiêu phấn
đấu cho mỗi người con trên mỗi chặng đường của cuộc sống:
Trải bao gian khổ không sờn
Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền
Cuộc sống vốn nhiều khó khăn nhưng phận làm con phải luôn ghi nhớ công
ơn của cha mẹ, những người đã khơng quản khó nhọc, vất vả, hi sinh tất cả vì con.
23


2.1.2. Thương yêu, phụng dưỡng, hiếu thảo với cha mẹ
Mẹ cha là cả trời thương
Là nguồn sống của thiên đường trần gian
Cha mẹ là cả một trời thương yêu bất tận, đã mang lại sự sống cho con,
nuôi con khôn lớn và trưởng thành. Biết bao khó khăn và cực nhọc nhưng đó là
niềm vui, niềm hạnh phúc. Cảm nhận được những tình cảm hết sức thiêng liêng và
cao quý đó, người con cũng đền đáp lại cơng ơn của những đấng sinh thành. Công
lao trời biển của cha mẹ, phận làm con không bao giờ quên. Ca dao tục ngữ đã có
những câu rất hay và ý nghĩa thể hiện những tình cảm, tấm lịng hiếu thảo của
người con giành cho cha mẹ của mình.
Mong ước lớn lao nhất của người con là được gần gũi, thương yêu chăm
sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Tình thương yêu cha mẹ được thể hiện bằng những

hành động thiết thực trong đời sống hàng ngày. Hiếu thảo với cha mẹ không phải
là những lời đãi bơi, những xót xa khơng thật từ cửa miệng, những ao ước bâng
quơ không bao giờ thực hiện, mà chữ hiếu phải được thể hiện bằng những hành
động cụ thể, bằng những chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng xuất phát từ đáy tâm hồn
với lòng thương quý chân thật:
Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày cịn thơ
Ni con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ hai thân
Thức khuya dậy sớm cho cần
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con
Thấu hiểu được những nỗi nhọc nhằn, sự vất vả của cha mẹ giành cho mình
những ngày cịn trong trứng nước, khi đã trưởng thành, người con phải tự nhắc
nhở mình phải biết thờ hai thân. Ngày xưa cha mẹ đã có bao đêm thức trắng
khơng ngủ trong những lúc con đau yếu thì giờ đây khi hai thân đã già, sức đã yếu
cũng là lúc con báo đáp lại công lao trời biển năm nào. Thức khuya dậy sớm, quạt

24


nồng ấp lạnh là những hành động thiết thực nhất để thể hiện tình thương của con
cái giành cho cha mẹ của mình.
Tục ngữ cũng có câu: Cơng cha nghĩa mẹ, thể hiện lời nhắc nhở đối với
những ai đã và đang làm bổn phận của một người con. Nghĩa mẹ đã sinh ra ta,
chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau với những ấp ủ trong lòng về một tình
u thương bất tận khơng bờ bến. Cơng ơn sinh thành, dạy dỗ của cha sẽ theo
người con suốt cả chặng đường đời. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng chất chứa biết
bao ý nghĩa thâm sâu, đó chính là lời nhắc nhở sâu sắc đối với đạo làm con phải
biết phụng dưỡng, chăm sóc những đấng sinh thành ra ta.
Đây là tấm lòng hiếu thảo của người con giành cho người mẹ của mình:

Tơm càng lột vỏ bỏ đi
Giã gạo cho trắng mà ni mẹ già
Đói lịng ăn hột chà là
Để cơm ni mẹ, mẹ già yếu răng
Hay:
Dấn mình gánh nước làm th
Miễn ni được mẹ quản gì là thân
Đó chính là tấm lịng của những người con có hiếu, lúc cha mẹ già yếu
khơng cịn đủ sức để làm lụng được nữa, đơi vai đã gầy mịn theo năm tháng dãi
dầu nắng mưa thì lúc đó con sẽ thay cha mẹ làm những cơng việc vất vả, khó
nhọc. Dù người con khơng giàu sang gì, cuộc sống vốn cịn lắm thiếu thốn và chật
vật nhưng sẽ cố gắng nuôi được mẹ già. Khơng có đủ cơm trắng để giành cho tất
cả các thành viên trong gia đình, con vẫn sẵn sàng ăn hột chà là khi đói lịng để
giành phần cơm nuôi mẹ. Hột chà là vừa đắng lại vừa chát nhưng con vẫn thấy ấm
lòng lạ lùng khi ăn nó, có lẽ hơi ấm đó lan tỏa từ trái tim đang hạnh phúc và mãn
nguyện của con khi thấy mẹ được ăn cơm no. Cảm động làm sao trước tình cảm
của người con giành cho mẹ của mình. Khơng có nghề nghiệp ổn định, con khơng
ngại khó nhọc làm bất cứ một cơng việc gì kể cả việc gánh nước làm thuê chỉ
mong kiếm được đồng tiền bát gạo để nuôi mẹ già.
25


×