Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ nguyễn duy sau 1975 qua các tập thơ ánh trăng, mẹ và em, quà tặng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.73 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

TRẦN THỊ BÍCH NGA

Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Nguyễn
Duy sau 1975 qua các tập thơ Ánh trăng,
Mẹ và em, Quà tặng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng:
Cơng trình này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thanh Trường. Tôi xin chịu trách
nhiệm về những nội dung khoa học trong cơng trình
này
Đà Nẵng, ngày 11 tháng 05 năm 2012
Người thực hiện:
Trần Thị Bích Nga


LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Trường
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện luận văn. Đồng cảm ơn thầy cơ giáo khoa


Ngữ văn, các cán bộ thư viện Đại học Sư phạm đã
giúp tơi trong q trình nghiên cứu và thu thập tài
liệu.
Đà Nẵng, ngày 11 tháng 05 năm 2012
Người thực hiện:
Trần Thị Bích Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3
4. Giới thuyết thuật ngữ .............................................................................. 4
4.1. Cảm hứng ......................................................................................... 4
4.2. Cảm hứng thế sự đời tư ..................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5
5.1. Phương pháp hệ thống - cấu trúc........................................................ 5
5.2. Phương pháp so sánh......................................................................... 6
6. Bố cục khóa luận .................................................................................... 6
NỘI DUNG ............................................................................................... 7
Chương 1. Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam sau 1975............ 7
1.1. Thơ Việt Nam sau 1975 với những biểu hiện cảm hứng thế sự đời tư ..... 7
1.1.1. Khắc khoải, âu lo trước cuộc sống thực tại bộn bề ........................... 7
1.1.2. Thức tỉnh trước bi kịch thời hậu chiến ........................................... 10
1.1.3. Khát khao hạnh phúc đời thường .................................................. 13
1.1.4. Ý thức đào sâu vào bản ngã .......................................................... 15
1.2. Thơ Nguyễn Duy trong dòng cảm hứng thế sự đời tư của thơ ca Việt Nam

sau 1975 ................................................................................................... 17
1.2.1. Nguyễn Duy - nhà thơ của hồn quê Việt ........................................ 17
1.2.2. Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Nguyễn Duy- một cái nhìn phác
thảo....................................................................................................... 20


Chương 2. Những biểu hiện cảm hứng thế sự đời tư trong thơ
Nguyễn Duy sau 1975 ...............Error! Bookmark not defined.
2.1. Trăn trở trước thực tế cuộc sống đói nghèo, cay cực ............................ 24
2.1.1. Nỗi buồn về sự ngưng đọng dai dẳng của đói nghèo. ..................... 24
2.1.2. Nỗi xót xa trước cảnh làng quê vất vả nhọc nhằn vì thiên tai. ......... 26
2.2. Ám ảnh về bi kịch tinh thần của con người sau chiến tranh .................. 28
2.2.1. Về quê hương, về kí ức tuổi trẻ với chiến tranh lửa đạn.................. 28
2.2.2. Về những đau thương, mất mát ..................................................... 31
2.2.3. Về thế thái nhân tình .................................................................... 34
2.3. Chiêm nghiệm hạnh phúc đời thường .................................................. 36
2.3.1. Về cuộc sống của những người thân .............................................. 36
2.3.2. Về tình u lứa đơi ....................................................................... 38
Chương 3. Một số phương thức thể hiện cảm hứng thế sự đời tư trong
thơ Nguyễn Duy sau 1975 ..................................................... 42
3.1. Hình ảnh thơ ...................................................................................... 42
3.1.1. Cánh cị trắng............................................................................... 42
3.1.2. Ánh trăng..................................................................................... 45
3.2. Thể thơ .............................................................................................. 47
3.2.1. Lục bát ........................................................................................ 47
3.2.2. Thơ tự do ..................................................................................... 50
3.3. Ngôn ngữ........................................................................................... 52
3.3.1. Giàu chất khẩu ngữ ...................................................................... 53
3.3.2. Đậm hương vị ca dao .......................................................................
3.4. Giọng điệu ......................................................................................... 58

3.4.1. Giọng tâm tình sâu lắng ................................................................ 58
3.4.2. Giọng chiêm nghiệm suy tư .......................................................... 60
3.4.3. Giọng hài hước, cười cợt .............................................................. 62
KẾT LUẬN ............................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 66


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong số những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ,
Nguyễn Duy được đánh giá là một hồn thơ độc đáo. Thơ ông là những trăn
trở, băn khoăn trước bộn bề cuộc sống, trước số phận con người và số phận cả
dân tộc. Những câu thơ nặng trĩu hồn quê, lay động tận trong sâu thẳm tâm
linh và như đưa người đọc trở về với bản ngã, với những gì con người nhất.
Với ơng, người cầm bút khơng thể nhỏ giọt dịng thơ không dễ dãi mà phải
đêm đêm thao thức như cây chổi quét đường (Mười năm bấm đốt ngón tay).
Tiếng hát của Nguyễn Duy lúc này không chỉ là tiếng hát của một công dân,
một nhà thơ ý thức sâu sắc về trách nhiệm nghĩa vụ của mình với đất nước mà
cịn là tiếng lịng của một con người có ý chí, có bản lĩnh hơn người, vượt lên
mọi hồn cảnh khắc nghiệt, để kiên trì bền bỉ với nghiệp thơ mà mình đã lựa
chọn. Tiếng thơ Nguyễn Duy sau 1975 là một tiếng thơ đặc biệt, là sự chuyển
biến trong cảm hứng thơ, đi từ cảm hứng công dân, cảm hứng sử thi sang cảm
hứng thế sự đời tư, nhà thơ trăn trở trước những đổi thay của cuộc sống, trước
những số phận con người nhỏ bé mong manh. Đọc thơ Nguyễn Duy, người
đọc trải lịng mình để chiêm nghiệm những gì gần gũi nhất trong cuộc sống
này.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy, tuy nhiên vẫn
chưa có cơng trình nào nghiên cứu cảm hứng thế sự đời tư trong thơ ông sau

1975 một cách cụ thể và đúng mức.
Tiến hành nghiên cứu, khảo sát đề tài “Cảm hứng thế sự đời tư trong
thơ Nguyễn Duy sau 1975 qua các tập thơ Ánh trăng, Mẹ và em, Q tặng”,
chúng tơi có cái nhìn sâu sắc hơn về sự đóng góp của cảm hứng thơ Nguyễn
Duy mà cụ thể là cảm hứng thế sự đời tư trong dòng cảm hứng thơ ca Việt
Nam sau 1975.


2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thơ Nguyễn Duy là đối tượng mà các nhà nghiên cứu quan tâm tìm
hiểu, đặc biệt cảm hứng trong thơ ông luôn là vấn đề có sức hấp dẫn lớn. Về
cảm hứng trong thơ Nguyễn Duy nói chung, đã có khá nhiều ý kiến đánh giá,
luận bàn của các nhà nghiên cứu.
Từ Sơn trong bài viết Thơ Nguyễn Duy (Nhân đọc tập thơ “Ánh
trăng”) viết: Điều đáng mừng là anh đã góp vào kho tàng thơ xã hội chủ
nghĩa hiên đại những bài thơ mang dáng vẻ riêng: nồng nàn hơi thở đời sống,
giàu hương vị dân tộc và dạt dào tình yêu cuộc sống trong dáng hình bình dị,
chân chất, dân dã… Cái quý trong thơ anh chính là anh đã “thương mến đến
tận cùng chân thật - những miền quê gương mặt bạn bè” với những dịng thơ,
bài thơ có lúc đã đạt được cái trong veo của nắng mai, cái hào phóng của
cơn gió nơi đồng nội, cái ấm áp của một lời thổ lộ tâm tình.[16, tr.202]
Chu Văn Sơn là người có đóng góp lớn trong việc tìm hiểu con người
và quá trình sáng tạo của Nguyễn Duy. Trong bài Nguyễn Duy thi sỹ thảo dân
ơng đã nói về nét đặc trưng trong cảm hứng thơ Nguyễn Duy, đó là Nguyễn
Duy đã mang được hơi thở của quê hương, hơi thở của nhân dân lao động vào
trong thơ. Ông viết: Duy sẽ đi vào cái vô danh để mang về cái vô giá. Đi vào
“những ngọn cọng rơm xơ xác gầy gò” để chắt chiu thứ “hơi ấm hơn rất
nhiều chăn đệm”. Đi vào cái tối để mang về ánh sáng [15, tr.38]. Đó là nhận

xét vừa mang tính tổng quát vừa rất sâu sắc góp phần định hướng một cái
nhìn chung về cảm hứng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy.
Bên cạnh đó là những nhận định về cảm hứng thế sự đời tư trong thơ
Nguyễn Duy nói riêng.
Tác giả Lê Quang Hưng trong Thơ Nguyễn Duy và “Ánh trăng” đã
viết: Hầu hết các bài trong tập thơ đều xuất phát từ một khoảnh khắc, một


3

câu chuyện riêng tư. Nhưng từ những điều khởi xuất, có tính riêng, cụ thể đó,
Nguyễn Duy đã biết bồi đắp để phổ quát hóa chúng thành những cảm xúc,
những suy tư của mình…Giờ đây, Nguyễn Duy vẫn nhạy cảm, giàu suy tư như
thế và từng trải, sâu sắc hơn.[10, tr.207]
Vũ Văn Sỹ trong bài Nguyễn Duy - người thương mến đến tận cùng
chân thật đã đề cập đến cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Nguyễn Duy, theo
ông, cái tạo nên cảm hứng này trong thơ Nguyễn Duy thường là những rung
động nhẹ nhàng, những cảnh những tình thuộc về kỉ niệm, về người thân. Ơng
có nhận xét khá tinh tế: Nguyễn Duy thường nắm bắt những cái mong manh
nhưng vững chắc trong đời: chút rưng rưng của ánh trăng, một tiếng tắc kè
lạc về giữa phố, một dấu chân cua lấm tấm ruộng bùn; một kỉ niệm chập chờn
nguồn cội; một mùi thơm của huệ trắng trong đền, thoáng hư thực giữa người
và tiên phật…[15, tr.69]
Như vậy đã có khá nhiều nhà nghiên cứu khảo sát, tìm hiểu về cảm
hứng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy nói chung và cảm hứng thế sự đời tư
trong thơ ông nói riêng. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu một
cách cụ thể và có hệ thống về vấn đề cảm hứng thế sự đời tư trong thi phẩm
của Nguyễn Duy, cụ thể là các tập Ánh trăng, Mẹ và em, Quà tặng. Trên cơ
sở kế thừa thành tựu của những cơng trình đó, cộng với nỗ lực tìm tịi, nghiên
cứu chúng tơi đi vào khảo sát đề tài Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Nguyễn

Duy sau 1975 qua các tập thơ Ánh trăng, Mẹ và em, Quà tặng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Cảm hứng thế sự đời tư trong
thơ Nguyễn Duy sau 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu


4

Chúng tôi tiến hành khảo sát các tập Ánh trăng (Nxb tác phẩm mới,
1984); Mẹ và em (Nxb Thanh Hóa, 1987); Quà tặng (Nxb Văn học, 1990).
4. Giới thuyết thuật ngữ
4.1. Cảm hứng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa cảm hứng chủ đạo là trạng
thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với
một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định gây tác động đến cảm xúc
của những người tiếp nhận tác phẩm [9, tr.44].
Trong cuốn Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên) định nghĩa: Cảm
hứng là trạng thái tâm lý căng thẳng nhưng say mê khác thường. Sự căng
thẳng của ý chí và trí tuệ, sự dồi dào về cảm xúc khi đã đạt đến sự hài hòa,
kết tinh sẽ bùng cháy trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt họ đến
những mục tiêu da diết bằng con đường gần như trực giác, bản năng [11,
tr.210].
Từ những định nghĩa, khái niệm trên cho thấy cảm hứng chính là thái
độ tình cảm nồng nhiệt, say đắm của nhà văn khi thể hiện tư tưởng của mình
trong tác phẩm chứ không phải là bản thân tư tưởng xét trên bình diện triết
học, xã hội học, cũng như không phải là cái hứng, cảm xúc bột phát của nhà
văn khi bắt tay cầm bút. Cảm hứng có vai trị rất quan trọng trong tác phẩm,
nó đem lại cho tác phẩm một khơng khí xúc cảm tinh thần nhất định, thống

nhất tất cả các cấp độ và yếu tố nội dung tác phẩm.
4.2. Cảm hứng thế sự đời tư
Cảm hứng thế sự đời tư là những xúc cảm, suy tư mãnh liệt khi con
người phải đối mặt với hiện thực bụi bặm, méo mó, bất tồn để hướng tới một
mơi trường xã hội nhân văn, tiến bộ. Đó là loại cảm hứng mơ tả đời sống
nhằm mục đích nhận thức nó trong tất cả các trạng thái nhân thế phức tạp vốn
có. Văn nghệ sỹ nhìn thẳng vào sự thật cuộc sống, trực diện hướng ngòi bút


5

của mình vào các vấn đề xã hội, đặt lên hàng đầu những suy nghĩ và chủ kiến
cá nhân để phản ánh, lí giải hiện thực một cách triệt để. Đi cùng với một ý
thức trách nhiệm đạo đức - cơng dân, một thái độ, một lí tưởng xã hội mạnh
mẽ, tích cực, họ cũng khẳng định mình trong tư cách “con người đời thường”
với tất cả mọi biểu hiện chân thực và nhân bản. Họ tập trung tinh lực trong
ngịi bút của mình để khai thác những mảnh đời nhỏ bé, đời thường mà có ý
nghĩa nhân văn cao cả. Họ khơng nói đến những cái to tát, những cái lớn của
tập thể mà đi sâu vào những con người nhỏ bé. Với cảm hứng này, mỗi nhà
văn, nhà thơ đã tạo nên một phong cách riêng, những cái tơi cá nhân đặc trưng
và đặc biệt nó tạo nên những giá trị thẩm mĩ chuyên biệt, có sức hút với độc
giả và góp phần khẳng định tên tuổi của các nhà văn trong bức tranh chung
của đời sống văn học. Nghệ sĩ tập trung viết về đời tư, về những suy nghĩ, tâm
lí, tình cảm của cá nhân. Họ sử dụng sức nặng diễn đạt của ngôn từ vào khai
thác những cảm xúc rất riêng tư, những mâu thuẫn trong tâm hồn con người.
Họ không đi vào miêu tả những cái cao xa, mà là những lát cắt rất nhỏ của đời
sống diễn ra trong một khoảng không gian và thời gian chóng vánh nhưng có
một giá trị nhân bản, giá trị thẩm mĩ sâu sắc.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp hệ thớng - cấu trúc

Trong q trình khảo sát chúng tôi đặt đối tượng nghiên cứu cảm hứng
thế sự đời tư trong thơ Nguyễn Duy sau 1975 qua các tập thơ Ánh trăng, Mẹ
và em, Quà tặng trong dòng cảm hứng thế sự thơ ca Việt Nam sau 1975.
5.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Chúng tơi đi vào chia tách cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Nguyễn
Duy thành nhiều yếu tố nhỏ hơn, đi sâu vào cấu trúc bên trong, xem xét
những cấp độ nhỏ hơn của vấn đề. Từ yếu tố riêng rẽ đó, chúng tơi đi đến cái
nhìn khái qt, tổng hợp tạo nên tính chỉnh thể cho vấn đề nghiên cứu.


6

5.2. Phương pháp so sánh
Với đề tài này, chúng tôi đi vào so sánh cảm hứng thế sự đời tư trong
thơ Nguyễn Duy với các nhà thơ cùng thời để thấy được nét riêng, nét đặc sắc
của Nguyễn Duy. Bên cạnh đó chúng tơi so sánh cảm hứng thế sự trong thơ
Nguyễn Duy trong tương quan với cảm hứng thế sự đời tư chung của thời đại
để nhận thấy sự thống nhất của cảm hứng thế sự ở thơ ông trong phong cách
thời đại.
6. Bớ cục khóa luận
Khóa luận được bố cục theo 3 chương:
Chương 1. Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam sau 1975
Chương 2. Những biểu hiện cảm hứng thế sự đời tư trong thơ
Nguyễn Duy sau 1975
Chương 3. Một số phương thức thể hiện cảm hứng thế sự đời tư
trong thơ Nguyễn Duy sau 1975


7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CẢM HỨNG THẾ SỰ ĐỜI TƯ TRONG THƠ VIỆT NAM SAU 1975
1.1. Thơ Việt Nam sau 1975 với những biểu hiện cảm hứng thế sự đời tư
Với khí thế Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, nhân dân ta đã đưa cuộc
kháng chiến chống Mỹ đi đến toàn thắng. Giờ đây, trong văn học cảm hứng
sử thi hào hùng vẫn tiếp nối như một quán tính nghệ thuật. Có thể nhận thấy
một loạt trường ca xuất hiện như những bức tranh tổng kết cuộc kháng chiến
hoành tráng, vĩ đại của dân tộc. Tuy nhiên, trước những tàn dư mà chiến tranh
để lại cho cuộc sống của nhân dân, các nhà thơ không thể dửng dưng. Họ đã
chứng kiến hoặc đang đau nỗi đau do chiến tranh gây ra, điều đó thơi thúc họ
viết về những trăn trở trong cuộc sống đời thường, những nỗi niềm con người
nhất. Tuy vẫn mang âm hưởng hào hùng nhưng các nhà thơ bắt đầu chú ý
nhiều hơn đến bi kịch con người, quan tâm trực diện đến số phận cá nhân, và
thậm chí có khi số phận của đất nước được đo ướm bằng số phận cá nhân. Cái
nhìn sử thi đã dần phai nhạt và thay vào đó là cái nhìn phi sử thi. Cảm hứng
thế sự đời tư đã trở thành nền tảng và cảm hứng chủ đạo của thơ ca sau 1975.
1.1.1. Khắc khoải, âu lo trước cuộc sống thực tại bộn bề
Sau chiến tranh, đất nước đi vào ổn định, khắc phục hậu quả chiến
tranh và phát triển kinh tế. Cơ chế kinh tế thị trường một mặt làm cho cuộc
sống nhân dân khởi sắc, đem lại sự đầy đủ hơn cả về nhu cầu vật chất và tinh
thần. Mặt khác, chính cơ chế này làm mất dần những tình cảm tốt đẹp mà
trước và trong chiến tranh đã có. Con người sống và đối xử với nhau lạnh
lùng hơn, các mối quan hệ trở nên lỏng lẻo hơn. Bối cảnh lịch sử và văn hóa
mới khiến các nhà thơ khơng thể nhìn cuộc sống một chiều như trước đây mà
buộc họ phải thích ứng với sự thay đổi chóng mặt của cuộc sống.


8


Thấy được, cảm được những bộn bề, chật vật của con người trong
cuộc sống hiện tại, Lưu Quang Vũ cay đắng nghẹn ngào khi nghĩ về Tổ quốc.
Bài thơ Đất nước đàn bầu hiện lên hình ảnh một đất nước đau thương, nhọc
nhằn, nghèo khó:
Dân tộc tơi bốn ngàn năm áo rách
Những người chết đặc trong lòng đất
Những mặt vàng sốt rét
Những bộ xương đói khát vật vờ đi
Nhà thơ nói tới những miền khuất lấp, ở sự khốc liệt, tàn phá của chiến
tranh, ở số phận của dân tộc, nhân dân từ nhiều góc nhìn hết sức nhân bản và
cũng bằng chính trái tim nghệ sĩ rất mực khắc khoải của anh. Những câu thơ
trên được viết ra do nhu cầu thúc bách nội tâm của bản thân, nó là suy nghĩ, là
nỗi lòng, là tâm trạng của con người cảm biết nỗi đau và nghịch cảnh của
đồng loại.
Các nhà thơ trong giai đoạn này luôn nhạy cảm trước biến cố của cuộc
sống. Họ không phải là những người rao giảng đạo đức hay minh họa cho một
tư tưởng sẵn có mà phải thực sự vào cuộc, phải rung động, chia sẻ với những
nỗi niềm của con người, góp phần đánh thức những khát khao, những niềm
trắc ẩn của họ. Trong âm hưởng hùng ca, say sưa với hào quang chiến thắng,
thơ chống Mỹ thường tránh nói nỗi đau:
Đã có thời nỗi đau ta phải giấu
Ta đánh mất ta trong mỗi con người”
(Trương Nam Hương)
Hoặc nếu phải đối diện với hiện thực nghiệt ngã thì các nhà thơ vẫn cố
gắng “xoa dịu” vết đau bằng sức mạnh tinh thần:
Một tháng vã hành quân
Hai chân phồng rộp cả


9


Quấn băng rồi vẫn đau
Nhiều lúc đi bằng đầu
(Mùa xuân đi đón - Hữu Thỉnh)
Sau 1975, các nhà thơ đã có cái nhìn khác về thực tại, về nỗi đau và
những mất mát. Ở đây, hiện thực trần trụi được mổ xẻ một cách sâu sắc, nó
hiện lên với nhiều sắc màu, nhiều khía cạnh khác nhau. Trong tập Cửa mở,
nhà thơ Việt Phương đưa vào thơ bao nỗi niềm tâm sự còn ngổn ngang, nhà
thơ dùng chữ đau để đa dạng những cung bậc của nó. Có nỗi đau lớn mang
hình vũ trụ nỗi đau trái đất và lại có nỗi đau trong mỗi cuộc đời. Có nỗi đau
qua đi rất nhanh, nhưng cũng lại có nỗi đau thấm vào ta rất lâu trải suốt
những đêm dài nặng trĩu. Có nỗi đau mồ cơi và có cả những nỗi đau sinh nở. Có
nỗi đau người và nỗi đau chuyển sang vạn vật vơ tri... Trong đó, theo ơng khơng
có nỗi đau nào sánh được với nỗi đau người, nỗi đau ấy triền miên, tăng dần cấp
độ. Và hơn thế nữa, nỗi đau không sao chuyển thành niềm vui được (Nỗi đau trái
đất), nhà thơ thấm thía niềm đau về sự hi sinh của dân tộc :
Thời gian trườn đi quằn quại
Ta uống một dịng đau nhói
Đau ngay trong cả nụ cười
(Cây sấu quê hương)
Cùng thế hệ các nhà thơ trẻ, cùng chứng kiến sự tàn phá của chiến
tranh, Thanh Thảo đem đến tiếng thơ đầy ắp trăn trở, những suy ngẫm về các
cặp phạm trù đối lập giữa được - mất, sống - chết, chung - riêng... Thơ anh
nói nhiều đến chiến thắng nhưng cịn nói nhiều hơn đến mất mát, hy sinh
bằng một nỗi xót xa thấm thía:
Thằng bạn tơi dăm năm
Nhìn một ngơi sao trong hố bom nh nước
(Một người lính nói về thế hệ mình)



10

Thanh Thảo cũng đã viết những câu thơ đầy ám ảnh về tuổi thọ của
chiếc áo lính:
Những năm
Chiếc áo dính chặt vào thân bạc màu ngắn nhanh rồi rách
Những năm
Một chiếc áo có thể sống lâu hơn một cuộc đời
Rồi tới lúc chúng con thay áo khác
Nhưng khi cởi áo ra
Con khơng cịn gì thay được!
(Những người đi tới biển)
Các nhà thơ đã có ý thức nhìn đời bằng cái nhìn tỉnh táo và lúc này thơ ca
hiện lên như một hình thức tra vấn khơng ngừng về đời sống, về con người.
Điều đó cho thấy ý thức tạo dựng nhãn quan nghệ thuật mới của nhiều nghệ
sĩ. Sự đổi mới ấy buộc thơ ca thốt khỏi chất trữ tình ngọt ngào thường thấy
trong thơ trước đó để tìm đến sự đa dạng với những câu thơ trúc trắc mang
tính đối thoại cao, giọng thơ gần với giọng điệu của cuộc sống đời thường.
1.1.2. Thức tỉnh trước bi kịch thời hậu chiến
Hai cuộc kháng chiến đã lùi xa nhưng những dư âm của nó cịn vang
vọng trên nhiều trang viết. Dường như sau những bi kịch trên chiến trường,
con người bấy giờ lại rơi vào những bi kịch tinh thần đau đớn mà khó nhìn
thấy trong thời kỳ hậu chiến. Những trang thơ sau chiến tranh đã viết nên
những nỗi niềm day dứt, trăn trở về những bi kịch đó, và rồi nói lên tiếng nói
trách nhiệm về quá khứ, vun đắp tương lai. Các nhà thơ sau 1975 đã có một
độ lùi cần thiết để nhìn cuộc chiến của dân tộc bằng cái nhìn tồn diện hơn,
sâu sắc hơn, hiện thực thời chiến hiện lên trong thơ chủ yếu được tái hiện
trong ký ức. Với khoảng cách thẩm mỹ như thế, chiến tranh khơng chỉ được
nhìn từ mặt trước mà cịn được nhìn từ phía sau với bao nỗi đau trĩu nặng,



11

những nhức nhối khó lành. Sự xuất hiện của hai đợt sóng trường ca sau 1975
cùng sự đóng góp của Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Anh
Thái là minh chứng cho điều đó. Chính tính trường sức của thể loại được gắn
kết với những trải nghiệm cá nhân và những suy tư mang tính khái quát cao
đã khiến cho các trường ca này giàu tính nghệ thuật về số phận đất nước, bi
kịch nhân dân.
Từ điểm nhìn hiện tại, các nhà thơ phóng chiếu cái nhìn sâu xa về lịch sử
đất nước - một lịch sử oai hùng nhưng cũng khơng ít đau thương và bất hạnh:
Giơng bão đổ về đâu
Giận dữ đổ vào đâu
Người làng âm thầm chèo chống
Ngày ba bề tiếng ếch rạc bên sông
Lều dựng lại
Mái tranh xơ nát
Ban thờ mờ
Chân nhang đổ đầy vơi
Bàn tay run sau khoé mắt bời bời
Cơn bão qua
Người sực tỉnh giữa vùng tai hoạ
Ngày câm lặng
Gốc đa già bật rễ đổ đêm.
(Trần Anh Thái - Đỗ bóng xuống mặt trời)
Hay nỗi đau về thân thể, những vết thương khó lành mà chiến tranh
còn để lại dấu vết nơi con người thời bình:


12


Nhiều lúc anh muốn bứt đi dòng hồi tưởng của mình
Những ký ức từng làm em sây xẩm
Khi sốt rét quật anh ngã sấp
Buổi động trời vết thương cũ nghiến răng
( Hoàng Trần Cương - Giải pháp)
Đến giai đoạn sau năm 1975, đặc biệt là giai đoạn đầu thập kỉ 80, các
nhà thơ nói nhiều hơn về nỗi buồn nhân sinh, về những cảm nhận của cái tôi
trước một thực tại khắc nghiệt. Có nỗi buồn vì thần tượng gẫy đổ, có nỗi buồn
vì cuộc sống mưu sinh làm con người xa dần những giá trị tinh thần, có cả
những trắc ẩn về tình u đơi lứa.
Hiện thực chiến tranh hiện lên với đầy đủ những dấu ấn của sự khốc
liệt đã chạm khắc, đè nặng lên số phận con người dù ở tuyền tuyến hay hậu
phương. Thơ chống Mỹ thường nói tới những con người dũng cảm, đại diện
cho phẩm chất của cộng đồng, dân tộc hơn là những người bình thường,
những số phận bé nhỏ trong cõi nhân gian và thường ngợi ca, cổ vũ mà ít nói
tới thương đau. Vượt khỏi khuynh hướng đó, các nhà thơ sau 1975 đã có cái
nhìn khác, họ đi vào chiều sâu của bi kịch trong những con người bình
thường, họ khám phá những quay quắt, nghiệt ngã của cuộc sống thời hậu
chiến và hé mở một cái nhìn khác về cuộc chiến tranh. Giáng Vân ám ảnh
không nguôi về một quãng thời gian đánh mất bằng một cái nhìn nuối tiếc,
hụt hẫng; Dương Kiều Minh, Trương Nam Hương, Đoàn Lam Luyến, Phạm
Thị Ngọc Liên đau đáu về một thời quá vãng chẳng bình n; Tấn Phong, Dư
Thị Hồn, Nguyễn Quang Thiều…không khỏi lo âu, hằn học trước những phũ
phàng của tình người, tình đời.
Hướng vào đời sống thế sự và chiêm nghiệm về nhân sinh, phần lớn
các nhà thơ đều đã mất đi cái cảm giác bình yên mà thay vào đấy là nỗi âu lo
gieo vào lòng họ một cách thường trực. Mối quan hệ giữa người với người,



13

giữa cá nhân và xã hội trong một hoàn cảnh mới đã đổi khác rất nhiều so với
thời chiến tranh. Và chính điều đó khiến các nhà thơ ln có cái cảm giác cơ
đơn, lạc lịng, ngay cả trong thơ tình yêu:
Em chết trong nỗi buồn
Chết như từng giọt sương
Rơi khơng thành tiếng
Trái tim em cịn trẻ dại
Trắng trong
Ai cất giùm em
Cái nhìn già nua
Bàn tay cằn cỗi
(Lâm Thị Mỹ Dạ - Tặng nỗi buồn riêng)
Để viết nên những bi kịch thời hậu chiến, các nhà thơ đã đưa vào thi
phẩm của mình một chất giọng xót xa, thấm đượm sự mất mát. Ý thức nói
nhiều hơn về bi kịch khiến cho thơ giai đoạn này không rơi vào giọng điệu
tụng ca dễ dãi mà thể hiện chiều sâu ngẫm ngợi của nhà thơ về thế thái nhân
tình, nỗi buồn nhân sinh trong sự chuyển động không ngừng của lịch sử. Chất
giọng tự thú, tự bạch trở thành gam giọng phổ biến. Điều này xuất phát từ nỗi
buồn thời thế, sự khủng hoảng về niềm tin, sự bất an trước thời cuộc.
1.1.3. Khát khao hạnh phúc đời thường
Để phù hợp với thực tiễn, thơ sau 1975 đã mở rộng diện phản ánh ra
nhiều diện, phản ánh ra nhiều việc, nhiều chiều hướng, đặc biệt là việc miêu
tả những vấn đề bộn bề của tâm cảm. Nhà thơ đặt con người trong mối quan
hệ đa dạng của cuộc sống và dựa vào đó để đi vào thăm dị hiện thực tâm lý
bên trong nó. Bằng sự khám phá đó, các nhà thơ đã mạnh dạn đi vào phản ánh
những tâm tư thầm kín, những khát khao đời thường nhất của con người. Đặc
biệt là các nhà thơ nữ, họ đưa cái niềm mong ước yêu đương chân thực, khát



14

khao hạnh phúc bình dị đời thường vào thơ. Những khát vọng, mơ ước đó
ln đi kèm với những âu lo, cơ đơn trên hành trình dài dặc kiếm tìm hạnh
phúc:
Em lo âu trước xa tắp đời mình
Trái tim đập bao điều khơng thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cơ đơn
Nhưng biết u anh cả khi chết đi rồi
(Xuân Quỳnh - Tự hát)
Ngay từ khi đến với thơ, nữ thi sỹ Xuân Quỳnh đã bộc lộ rõ cá tính
tâm hồn mình: vừa sơi nổi, vừa tha thiết và chân thành. Thơ Xuân Quỳnh,
nhất là từ sau 1975, là tự bạch của một tâm hồn luôn khao khát hạnh phúc đời
thường. Chị cứ phơi trải những đam mê, những lo âu, niềm vui và nỗi buồn
trong cuộc sống thường nhật của một người phụ nữ lên những trang thơ. Chị
khát khao tình yêu, hạnh phúc và lại cũng hiểu rằng những điều đó đâu là
vĩnh viễn: Hơm nay u mai có thể xa rồi. Nhưng chính vì niềm khát khao
xen lẫn những âu lo về những đổi thay, biến suy của đời người và lòng người
làm cho trái tim yêu càng da diết và thành thực:
Lời u mỏng manh như màu khói
Ai biết tình anh có đổi thay?
(Hoa cỏ may)
Tình u đẹp và mãnh liệt, đáng trân trọng như một niềm bí mật mùa
xuân, Lê Thị Mây đã từng ví người u của mình như một ly rượu ngọt ngào,
nồng cháy để cô dốc cạn cho thỏa niềm khát khao, nhớ mong:
Nửa ly rượu mạnh
Ngấm lửa không tàn
Em dốc cạn



15

Cuộc đời anh
Và uống
Cũng khơng sao hết khát một mình
Cũng không sao đỏ được má mùa xuân
(Lê Thị Mây - Bí mật mùa xuân )
Trải nghiệm và cọ xát qua hai cuộc chiến tranh, nhà thơ Ý Nhi vẫn luôn
mong trở về với hạnh phúc của tổ ấm gia đình thân thương, với chị, gia đình
là một cái gì thiêng liêng nhất:
Em đã đợi chờ anh suốt cuộc đời mình
Như đá xám chờ tay người tạc tượng
Sông khô cạn chờ mùa mưa lớn
Cây giữa rừng đợi ánh mặt trời lên
(Tìm về Chiêm Hóa)
Thơ sau 1975 là tiếng lịng của những con người mới luôn khát khao
hạnh phúc, yêu đương mãnh liệt và họ dám nói lên những khát khao nồng
cháy ấy. Tình u lứa đơi, hạnh phúc bình dị đời thường được trải đều trên
các trang thơ với những rung động tế vi nhất, sâu sắc nhất. Điều này đã đưa
đến cho thơ sau 1975 một diện mạo mới hơn, phong phú hơn.
1.1.4. Ý thức đào sâu vào bản ngã
Trên con đường khát khao sáng tạo của trí tuệ, con người thường ưu tư
và hoài nghi về sự hiện hữu của chính họ. Điều đó khiến con người thao thức
và khơng ngừng khám phá, thăm dị hiện thực về chính mình. Có thể nói đi
sâu vào vũ trụ của chính mình và khám phá chiều sâu của nó bao giờ cũng là
thách thức với người nghệ sỹ. Nhà thơ tìm hiểu về bản thể của cái tôi trong
các quan hệ đời sống, sự tương tác giữa cá nhân và hoàn cảnh cũng như tìm
hiểu cấu trúc cái tơi trong quan hệ với chính nó. Cơng cuộc đổi mới tồn diện

đất nước đã thúc đẩy tinh thần dân chủ và sự phát triển mạnh mẽ ý thức cá


16

nhân trong văn học. Thơ ở thời kỳ này thể hiện khát vọng đào sâu vào bản
ngã, vào con người bên trong con người, đặc biệt là thế giới tâm linh, những
vùng mờ của tiềm thức, vô thức. Cũng trong tinh thần dân chủ ấy mà nhiều xu
hướng thơ được nảy nở, nhiều thể nghiệm mạnh bạo được ra mắt cơng chúng,
nổi bật là các thi phẩm của Hồng Hưng, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Dương
Tường…
Với thế hệ các nhà thơ sau 1975, ý thức cá nhân càng được đề cao và
mài sắc. Họ muốn phơi bày con người thực của mình, chống lại mọi thứ
khn phép, lề thói có sẵn, thậm chí cả những quan niệm phổ biến về thi ca,
về đạo đức. Vi Thùy Linh khẳng định:
Tôi là tôi
Một bản thể đầy mâu thuẫn
Tơi đã nhìn mình trong gương cả khi khóc khi cười
Bất cứ lúc nào, trên sân khấu cuộc đời
Tôi vẫn là diễn viên tồi
Bởi tôi không bao giờ hóa trang để nhập vai người khác
(Tơi)
Tại đây, tính tự động tâm lý đậm màu siêu thực và sự ú ớ trong cảm
thức nghệ thuật được đề cao, coi thơ là hình ảnh nội tâm về thế giới nội tâm,
là ý thức chống lại các quy tắc có sẵn trong thơ, là sự khước từ sự có mặt của
tư duy duy lý trong nghệ thuật.
Cơn thể ngiệm đầy triển vọng hồn thành, thì một hơm (có lẽ tại thời
tiết, jở jời) bỗng phát sinh một số biến chứng, biến chứng từ trong ra. Hôm ấy
trời se se - mùa chuyển, anh lại thấy người gai gai khó nói - như man mác như mây trôi - lại như trống trải cơ li - như tiếng gọi mùa.
(Đặng Đình Hưng - Ô mai)

Sự chập chờn nửa mơ nửa tỉnh trong thơ Lê Đạt :


17

Chia xa rồi anh mới thấy em
Như một thời thơ thiếu nhỏ
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa mây mấy độ thu
Vườn thức một mùi hoa đi vắng
Em vẫn đây mà em ở đâu
Chiều Âu Lâu bóng chữ động chân cầu.
(Lê Đạt - Bóng chữ)
Có thể Lê Đạt đã dồn hết tâm sức vào bài thơ, cũng có thể ơng viết nó
trong cơn mơ chập chờn: cái mùi hoa đi vắng mà vẫn làm thức vườn, cái sự
em ở đâu khi em vẫn ở đây, lời thơ như có chút gì vừa hối tiếc vừa hồi niệm
về một điều thiêng liêng đã phai tàn.
Nói đến thơ Việt Nam sau 1975, câu nói của cụ Nguyễn Tuân thật có
lý: Thơ là mở ra được một cái gì mà trước khi có câu thơ đó, trước khi có nhà
thơ đó vẫn như là bị phong kín. Đúng vậy, có thể coi thơ giai đoạn này là một
bước đổi mới, sáng tạo so với các giai đoạn thơ trước đó và tạo đà để làm nên
sự tỏa phát của thơ Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
1.2. Thơ Nguyễn Duy trong dòng cảm hứng thế sự đời tư của thơ ca Việt
Nam sau 1975
1.2.1. Nguyễn Duy - nhà thơ của hồn quê Việt
Người ở rừng mang vết suối dáng cây
người mạn bể có chút sóng chút gió
người đơ thị thì nét đường nét phố
như tôi mang dấu ruộng dấu vườn
(Tuổi thơ)

Với mỗi con người Việt Nam, ruộng vườn là những hình ảnh thân
thương nhất, sâu lắng nhất của hồn quê, và Nguyễn Duy không là ngoại lệ.


18

Dấu ruộng dấu vườn mà nhà thơ nói đến chính là dấu ấn sâu đậm của gốc gác
thôn dân khắc sâu trong tâm hồn ông. Với những cánh đồng biếc mạ, những
khu vườn xanh lam rau muống xanh rờn mùng tơi, những mái nhà tranh có xó
bếp đầy bụi mồ hóng, lép bép lửa tàu cau nhà thơ đã vẽ nên cả một bức tranh
cuộc sống dân quê sau lũy tre làng.
Rơm rạ ơi ta trở về đây
Xin cúi lạy vong linh làng mạc
Bà và mẹ hóa cánh cị cánh vạc
Ông và cha man mác kiếp trâu cày
( Về đồng )
Dạo bước chân trên khắp chốn đường đời, đi đến những miền quê mới,
cả những chốn thị thành nhộn nhịp, cuối cùng Nguyễn Duy vẫn trở về với nơi
neo đậu của tâm hồn, với vong linh làng mạc và kỉ niệm tuổi thơ. Phải chăng
sự trở về với cái hôm qua của nhà thơ chính là trở về với những gì gần gũi
nhất, trở về với chính tâm hồn mình.
Hết gạo nuôi hết thảy chúng ta no
riêng cái ấm nồng nàn như lửa
cái mộc mạc lên hương của lúa
đâu dễ chia cho tất cả mọi người
(Hơi ấm ổ rơm)
Phải gắn bó và có cái nhìn tinh tế về q hương, gia đình biết mấy
mới cảm nhận được cái ấm áp nồng nàn bên bếp lửa, cả mùi lúa mới lên
hương. Nhà thơ có cái tài đặc biệt trong việc truyền đến người đọc trọn vẹn
cảm giác tưởng chừng như không thể biết, cảm giác co ro thu mình lại vì lạnh

của từng nhành mạ, cái nhức nhối của bàn chân trần nứt nẻ khi ngập sâu trong
bùn lạnh giá, cái lóp ngóp hụt hơi của con người trong luồng nước lũ, cái đói
cồn cào vì đứt bữa...Đó là cảm giác của người trong cuộc đã từng rét run vì


19

lạnh, từng thót mình khi lội xuống bùn sâu, từng bơi một cách tuyệt vọng
trong xoáy lũ...
Suốt trong các thi phẩm của Nguyễn Duy thường hiện lên đâu đó sự
nghèo nàn của cảnh quê, sự lam lũ của người quê:
Nơi ấy nhá nhem giữa quên và nhớ
Đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ
Mây chiều hơm gánh gạo đưa ta
Tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ
(Xó bếp)
Nguyễn Duy khác với các nhà thơ cùng thời ở chỗ, phần lắng sâu nhất
của hồn quê trong ông không phải là cảnh sắc thiên nhiên hay bản sắc văn hoá
cổ truyền mà là phần nhọc nhằn nhất, lam lũ nhất. Trong thời bình, ơng lại
càng mạnh mẽ, tỉnh táo hơn trong việc phản ánh thực tế làng quê khi chiến
tranh đã lùi xa hàng chục năm: Gốc cây hòn đá cũ càng / trâu bò đủng đỉnh
như ngàn năm nao; vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu / chồng cày, vợ cấy con trâu
đi bừa (Về làng).
Sự nghèo khổ lam lũ của người dân quê còn được Nguyễn Duy thể
hiện thật chân thực, cảm động qua chính cuộc đời của những người thân trong
gia đình ơng. Là bóng bà thập thững trong những đêm đông rét mướt, là sự
vất vả nhọc nhằn của cha, cả sự hi sinh thầm lặng của đời mẹ. Họ là hiện thân
của quê hương nghèo khó, lam lũ, là phần lắng sâu nhất, da diết nhất, xót xa
nhất của quê hương đọng lại trong tâm trí nhà thơ.
Tuy nhiên dù nhà thơ có cảm nhận sâu sắc đến bao nhiêu vẻ đẹp của

cái tạo hình cuốc đất, cái tạo hình gồng gánh thì ơng vẫn mạnh dạn phủ định:
cái đẹp ấy lẽ ra không nên tồn tại nữa (Đánh thức tiềm lực).
Và trước sự ngưng đọng bất biến của căn bệnh đói nghèo truyền kiếp ở
làng quê ấy, nhà thơ cảm thấy mình là người có lỗi, người mắc nợ:


20

Ta nhớ ta cịn cắm những món nợ lớn
nơi đồi núi trọc lốc xơ xác
nơi thửa ruộng bạc phếch nứt nẻ
nơi dịng nước cạn kiệt tơm cá
nơi đám mây chưa kịp mọng thành mưa
(Nhớ nhà)
Nhà thơ luôn trông chờ một sự đổi thay:
Mồ hơi đã chảy rịng rịng
máu và nước mắt sao khơng có gì
(Về làng)
Đó là tâm trạng của một người con biết u thương, ln có ý thức
trách nhiệm với quê hương đất nước
Như vậy trong thơ Nguyễn Duy viết về q hương mình có lắng đọng
một hồn quê. Sự vất vả nhọc nhằn, sự đói nghèo lam lũ hiện lên trong thơ ơng
cũng chính là một mảnh của hồn quê đất Việt. Đây là mảnh hồn của đồng quê
binh lửa, đồng quê biến động và ưu tư, đúng như Nguyễn Duy tự nhận xét về
thơ mình.
1.2.2. Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Nguyễn Duy- một cái nhìn
phác thảo
Nhìn chung sự chuyển đổi cảm hứng sáng tác từ cảm hứng sử thi sang
cảm hứng thế sự đời tư trong văn học giai đoạn sau 1975 là sự chuyển đổi phù
hợp với sự vận động của quy luật phát triển đời sống văn học. Nó tạo nên sự

phong phú trong sáng tác và tiếp nhận tác phẩm văn chương - đứa con tinh
thần của các nhà văn. Đồng thời nó cịn mở ra nhiều con đường sáng tạo nghệ
thuật cho các cây bút trẻ, góp phần khẳng định cao hơn nữa, rõ nét hơn nữa
cái tôi cá nhân điển hình của người nghệ sĩ. Ở xu hướng trở về với đời sống
thế sự và đời tư, thơ sau 1975 đã khẳng định được vị trí của nó trong đời sống


×