Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài soạn CHIEC THUYEN NGOAI XA (Chuan KTKN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.09 KB, 6 trang )

Tiết:70-71 - Đọc văn
Ngày soạn: 5/2/2011 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(Nguyễn Minh Châu)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : Giúp học sinh:
- Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: Mỗi người
trên cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không nên nhìn đời và nhìn người một cách đơn giản, trái lại cần phải
nhìn nhận cuộc sống và con người một cách sâu sắc, nhiều chiều. Nghệ thuật chân chính luôn luôn gắn với
cuộc đời và vì cuộc đời.
- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: tình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa
khám phá, phát hiện về đời sống; chọn được điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa chiều; ngôn ngữ nhân vật linh
hoạt, sáng tạo.
2. Kỹ năng:
Đo
̣
c - hiê
̉
u truyê
̣
n ngă
́
n hiện đại .
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết nhìn nhận, đánh giá cuộc đời, con người một cách toàn diện và có chiều sâu.
- Giáo dục HS lòng nhân ái, biết trắc ẩn khi đối diện trước cuộc đời..., biết thấu hiểu rằng: mỗi người
trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không hề đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1.Chuẩn bị của GV:
SGK,SGV,Gíao án, tranh ảnh về tác giả , tác phẩm.
2.Chuẩn bị của HS:
Đọc SGK, TLTK chuẩn bị cho bài mới theo hướng dẫn học bài trong SGK.


III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. (3’)
3. Bài mới :
TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
10’ * Hoạt động 1.
GV hướng dẫn HS tìm
hiểu về tác giả, tác
phẩm ở phần tiểu dẫn
trong SGK.
?: Từ các kênh thông
tin khác nhau, anh
(chị) đã biết được gì
về nhà văn Nguyễn
Minh Châu và sáng tác
của ông, nhất là ở
chặng đường 1975?.
?: Tác phẩm thuộc
giai đoạn nào trong
tiến trình lịch sử văn
học Việt Nam? Đặc
điểm lịch sử và xu
hướng nghệ thuật
chung của văn học giai
đoạn này là gì? (tích
hợp với bài Khái quát
văn học Việt Nam
1945 - cuối thế kỉ
XX).
* Hoạt động 1.

HS đọc phần tiểu dẫn
trong SGK.
- Dựa vào phần tiểu dẫn
trong SGK và các nguồn
thông tin khác (Ngữ văn
9, sách tham khảo,
Internet …) để trình bày.
- dựa vào bài Khái quát
văn học Việt Nam 1945 -
cuối thế kỉ XX (phần nói
về Văn học Việt Nam
giai đoạn 1975 – cuối thế
kỉ XX) để trả lời
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1) Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930-1989):
- Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của văn
học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông “thuộc trong số
những người mở đường tinh anh và tài năng nhất
của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).
- Nếu trước 1975, Nguyễn Minh Châu là ngòi bút
sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn thì từ đầu
thập kỉ 80 đến khi mất, ông chuyển hẳn sang cảm
hứng thế sự với vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
2) Tác phẩm:
Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho xu hướng
chung của VHVN thời kì đổi mới: hướng nội, khai
thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con
người trong cuộc sống đời thường.
68’ * Hoạt động 2. * Hoạt động 2. II.ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
GV hướng dẩn HS

đọc- hiểu văn bản.
- Trong những nội
dung chuẩn bị cho bài
học Chiếc thuyền
ngoài xa, GV phải yêu
cầu HS chủ động đọc
tác phẩm ở nhà
(khuyến khích HS tìm
đọc toàn văn truyện
ngắn), tóm tắt và xác
định bố cục tác phẩm.
Để kiểm tra sự chuẩn
bị của HS đồng thời
giúp các em thâm
nhập tác phẩm, GV
gọi một số HS tóm tắt
truyện ngắn và trình
bày quan điểm, suy
nghĩ của mình về bố
cục văn bản tác phẩm.
- Dẫn dắt và nêu vấn
đề: Như đã nói ở phần
tóm tắt, phát hiện thứ
nhất của người nghệ sĩ
nhiếp ảnh tại vùng
biển nọ là “một cảnh
đắt trời cho”. Anh
(chị) hiểu “một cảnh
đắt trời cho” ở đây
nghĩa là thế nào và vì

sao người nghệ sĩ lại
đánh giá cái cảnh
tượng ấy như vậy ?
HS đọc- hiểu văn bản.
- thảo luận nhóm, trả lời.
- thảo luận nhóm, trả lời.
- Cắt nghĩa, chứng minh
1) Tóm tắt và xác định bố cục tác phẩm :
a) Tóm tắt :
Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp
ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung
(cũng la nơi anh đã từng chiến đấu) để chụp một
tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Sau nhiều ngày
“phục kích”, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp
được “một cảnh đặt trời cho” - đó là cảnh một chiếc
thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ
sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh
ngạc hết mức khi chúng kiến cảnh một gã chồng vũ
phu đánh đập người vợ hết sức dã man, đứa con vì
muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những
ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này
người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp… Theo lời mời
của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của
Phùng), người đàn bà hàng chài đã đến tòa án
huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp
đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão
chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời
mình và coi đó như là lí do giải thích cho sự từ chối
trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ
sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật

hoàn toàn” về “thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên,
mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy
hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và
nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh
người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ra từ bức
tranh.
b) xác định bố cục tác phẩm :
Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến
mất”): Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
- Đoạn 2 (từ “Đây là lần thứ hai…” đến “chiếc
thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá”):
Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án
huyện.
- Đoạn 3 (còn lại): Tấm ảnh được chọn trong “bộ
lịch năm ấy”.
2) Nội dung truyện:
a ) Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
a1- Phát hiện thứ nhất:
- Có thể hiểu “một cảnh đắt tròi cho” ở đây là một
cảnh tượng tuyệt đẹp, một “bức họa” diệu kì mà
thiên nhiên, cuộc sống đã ban tặng cho con người.
Sở dĩ có thể đánh giá cái cảnh tượng ấy như vậy là
vì: Nó là một “sản phẩm” quý hiếm của hóa công
mà trong đời người nghệ sĩ không phải khi nào
cũng “chộp” được.
- Mặt khác, như chính cảm nhận của nghệ sĩ Phùng,
cái cảnh tượng ấy giống như “một bức tranh mực
- Gợi mở và nêu vấn
đề: Cảm nhận của

người nghệ sĩ khi
được chiêm ngưỡng
“bức ảnh nghệ thuật
của tạo hóa“ là thế
nào? Vì sao trong lúc
cảm nhận vẻ đẹp của
bức tranh anh lại nghĩ
đến cái đúc kết của
một ai đó: “bản thân
cái đẹp chính là đạo
đức”?
-Chuyển dẫn: Tuy
nhiên, ngay khi tâm
hồn đang bay bổng
trong những xúc cảm
thẫm mĩ, đang tận
hưởng cái khoảng
khắc trong ngần của
tâm hồn thì người
nghệ sĩ đã kinh ngạc
phát hiện ra điều gì
tiếp theo ngay sau bức
tranh? Vì sao anh lại
kinh ngạc đến mức
như vậy?
-Gợi mở: Đến đây,
qua hai phát hiện của
nghệ sĩ Phùng,
Nguyễn Minh Châu
muốn người đọc nhận

thức điều gì về cuộc
đời?
?: Em đánh giá thế
nào về câyu chuyện
của người đàn bà ở tòa
- Phát hiện và lí giải
-Tái hiện và lí giải
-Phát hiện và nêu ý tưởng
nghệ thuật của nhà văn.
- Suy nghĩ, trả lời.
tàu của một danh hoạ thời cổ”. Toàn bộ khung
cảnh “từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và
đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”.
-Đứng trước một sản phẩm nghệ thuật tuyệt tác của
hóa công, người nghệ sĩ trở nên “bối rối” và “trong
trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Tức là bức
ảnh đã khiến cho tâm hồn người nghệ sĩ rung động
thật sự và một cảm xúc thẩm mĩ đang dấy lên trong
lòng anh.
- Chưa hết, trong giây lát, người nghệ sĩ còn “khám
phá thấy cái chân lí của sự toàn thiên , khám phá
thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.
- Nói cách khác, trong một khoảng khắc của cuộc
sống, nghệ sĩ Phùng đã cảm nhận được cái Chân,
cái Thiện của cuộc đời, anh cảm thấy tâm hồn mình
như được gội rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi.
 Rõ ràng, trong trường hợp này, cái đẹp đã có tác
dụng thanh lọc tâm hồn con người. Và với tác dụng
ấy, cái đẹp chính là “đạo đức”!
a2- Phát hiện thứ hai:

- Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là
một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; một gã đàn
ông to lớn, dữ dằn; một cảnh tượng tàn nhẫn: gã
đàn ông đánh đập vợ một cách thô bạo… Đứa
con vì thương mẹ đã đánh lại cha để rồi nhận lấy
hai cái bạt tai của bố ngã dúi xuống cát… Chứng
kiến những cảnh tượng đó, nghệ sĩ Phùng “kinh
ngạc đến mức, trong mấy phút đầu , cứ há hốc
mồn ra mà nhìn”. Sở dĩ nghệ sĩ Phùng trở nên
như vậy là vì anh không thể ngờ rằng đằng sau
cái vẻ đẹp diệu kì của tạo hóa lại là bi kịch của
cuộc đời, là biểu hiện của cái ác, cái xấu. Vừa
mới lúc trước, anh còn cảm thấy “bản thân cái
đẹp chính là đạo đức”, thấy “chân lí của sự toàn
thiện”, thế mà chỉ ngay sau đó chẳng còn cái gì là
“đạo đức”, là cái Chân, cái Thiện của cuộc đời.
- Ý tưởng nghệ thuật của nhà văn: Cuộc đời không
đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí.
Cuộc sống luôn tồn tại những mắt đối lập, những
mâu thuẫn: đẹp – xấu; thiện – ác…
b) Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện :
- Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le
của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam
lũ…
- Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu về người
đàn bà hàng chài (một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn
án huyện?
?: Câu chuyện ấy đã
khiến cái nhìn của
nghệ sĩ Phùng về từng

nhân vật trong truyện
như thế nào?
?: Qua đó, Nguyễn
Minh Châu muốn
người đọc nhận thức
điều gì về cuộc đời?
?: Gọi một HS đọc lại
đoạn văn cuối cùng
của truyện ngắn rồi
nêu câu hỏi: Mỗi khi
ngắm bức ảnh được
chọn, người nghệ sĩ
nhiếp ảnh đều nhìn
thấy những gì đằng
sau bức tranh? Theo
anh chị , những hình
ảnh ấy tượng trương
cho điều gì?
?: Nguyễn Minh
Châu muốn phát biểu
điều gì về mối quan
hệ giữa nghệ thuật và
cuộc đời?
?: Em có nhận xét gì
về tình huống truyện?
về cách lựa chọn ngôi
kể, về ngôn ngữ nhân
vật?
- Hãy rút ra ý nghĩa
văn bản?

- Suy nghĩ, trả lời.
-Phát hiện và nêu ý tưởng
nghệ thuật của nhà văn.
- Đọc, tái hiện và phân
tích.
- Suy nghĩ, thảo luận
nhóm và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
- thảo luận nhóm và trả
lới.
nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có
tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha);
về người chồng của chị(bất kể lúc nào thấy khổ
quá là lôi vợ ra đánh); chánh án Đẩu (có lòng tốt,
sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống
chưa nhiều) và về chính mình (sẵn sàng làm tất cả
vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách
nhìn nhận, suy nghĩ).
=> Qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà
hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn
muốn gửi đến người đọc thông điệp: đừng nhìn
cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện;
phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối
quan hệ đa diện, nhiều chiều.
c) Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”:
- Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ
sĩ thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh
sương mai” (đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của
cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật). Và
nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người

đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” (đó là hiện
thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc
đời).
-Ý nghĩa: Nghệ thuật chân chính không thể tách rời,
thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và
phải vì cuộc đời.
2) Nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá,
phát hiện về đời sống.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp,
làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và
có sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính
cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
3) Ý nghĩa văn bản:
Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm
nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc
đời: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc
đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận
cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu
sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động
về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn
lường của nó.
4’ Hoạt động 3: Hướng
dẫn HS tổng kết bài
học:
H: Hãy nêu ngắn gọn
những nét chính về nội
Tổng kết bài học
- Thảo luận nhóm và trả

lời
III TỔNG KẾT :
- Nghệ thuât chân chính phải luôn luôn gắn với
cuộc đời và vì cuộc đời . Không thể nhìn đời một
dung và nghệ thuật
truyện?
cách giản đơn , cần phải nhìn nhận cuộc sống , con
người một cách đa diện và có chiều sâu .
- Chiếc thuyền ngoài xa đã cho thấy những đổi mới
cơ bản của văn học Việt Nam sau 1975 văn học đã
trở về với những vấn đề của đời sống nhân sinh ,
quan tâm nhiều hơn đến các đề tài đạo đức - thế sự .
Mặt khác , văn học sau 1975 hướng nội nhiều hơn ,
đi sâu vào thế giới nội tâm phức tạp và đầy mâu
thuẫn của con người trong cuộc sống thường nhật
Văn học giai đoạn này khai thác sâu sắc số phận cá
nhân và thân phận con người đời thường (VD: số
phận của người lao động nghèo vùng biển ).
4/ Luyện tập - Củng cố bài học: (3’)
- Tại lớp(Trắc nghiệm):
1/ Quan niệm nghệ thuật của nhà văn nào dưới đây không tương đồng với quan niệm nghệ thuật của
Nguyễn Minh Châu trong chiếc thuyền ngoài xa :
A. “Nghệ thuật là không phải ánh trăng lừa dối , nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối , nghệ thuật có
thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than ”(Nam Cao ).
B. “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết . Tôi và những người cùng chí hướng như tôi muốn tiểu
thuyết phải là sự thực ở đời ” (Vũ Trọng phụng ).
C. “Nghệ thuật không phải là sự mô tả thực tại có thực mà là sự tìm tòi chân lí, lí tưởng ”(G. Xăng)
D. “Văn học là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất
phát , cũng là nơi đi tới của văn học ” (Tố Hữu).
2*/Dựa vào nội dung bài học ,hoàn thành phát biểu sau đây của nhà văn Nguyễn Minh Châu:”Nhà văn

không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản và nhà văn cần phấn đấu để……..vào các tầng sâu lịch sử”
A.đưa vẻ đẹp của cuộc đời
B.đào xới bản chất con người
C.đưa cái ác,cái xấu
D.cái Chân,cái Thiện đi
Đáp án :B
- Về nhà:
-Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật trong tác phẩm.
-Nếu là chánh án Đẩu,anh (chị) có chấp nhận lý do mà người phụ nữ vùng biền ấy đưa ra không?theo
anh (chị) ,cần phải làm những gì để chấm dứt nạn bạo hành trong gia đình hàng chài ấy và trong đời sống nói
chung.
5/ Hướng dẫn tự học: (1’)
- Tìm đọc trọn vẹn truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
- Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….

×