Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thuyet minh thong tu 32BGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.77 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Vụ Giáo dục Tiểu học</b>



<b>Thuyết minh </b>



<b> Thông tư Quy định đánh giá và xếp loại kết quả học tập </b>


<b>và rèn luyện của học sinh tiểu học</b>



<b>1. Sự cần thiết phải xây dựng thông tư mới</b>


<b>1.1. Quá trình xây dựng các văn bản quy định đánh giá và xếp loại</b>
<b>học sinh tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thơng mới.</b>


Cùng với việc triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, từ năm
học 2001- 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thí điểm đổi mới đánh giá
kết quả học tập của học sinh tiểu học ở một số tỉnh, thành phố. Từ thực tế thí
điểm đó, Bộ đã lần lượt ra các quyết định quy định việc kiểm tra, đánh gía kết
quả học tập của học sinh tiểu học tương ứng với lớp triển khai chương trình mới:


<i>- Quy định tạm thời về đánh giá, xếp loại học sinh lớp 1</i> ban hành theo
Quyết định số 37/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/9/2002.


<i>- Quy định tạm thời về đánh giá, xếp loại học sinh lớp 1</i>, <i>lớp 2</i> ban hành
theo Quyết định số 44/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/9/2003.


<i>- Quy định tạm thời về đánh giá, xếp loại học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 </i> ban
hành theo Quyết định số 29/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/9/2004.


<b>- </b><i>Quy định Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học </i>ban hành theo Quyết
định số 30/2005/QĐ-BGDĐT ngày 30/5/2005.


<i>Quyết định số 30/2005/QĐ-BGDĐT đã chính thức quy định đánh giá và</i>


<i>xếp loại học sinh tiểu học, nhằm góp phần thực hiện chương trình giáo dục phơ</i>
<i>thơng mới.</i>


Quan điểm đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tiểu học
được thể hiện trong các quy định tạm thời, và tập trung trong Quyết định
30/2005/QĐ-BGDĐT có những điểm mới cơ bản so với quan điểm đánh giá
trước đây (mà tiêu biểu là Thông tư số 15/GD-ĐT ngày 02/8/1995 hướng dẫn
đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học):


<b>- Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện </b>


<b>- Đảm bảo tính phân hố, cá thể hố tới từng đối tượng, từng mặt hoạt</b>
động của học sinh.


- Động viên, khuyến khích, nhẹ nhàng, khơng gây áp lực trong đánh giá.
Việc đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh đã giúp giáo viên, học
sinh và các bậc cha mẹ giảm áp lực tâm lí nặng nề về điểm số, về “thành tích”
học tập, đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên chủ động, linh hoạt đổi mới phương


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

pháp dạy học, tổ chức các hoạt động học tập nhẹ nhàng, tự nhiên, phù hợp với
từng cá nhân học sinh.


<b>1.2. Sự cần thiết phải xây dựng Thông tư quy định đánh giá và xếp</b>
<b>loại kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tiểu học thay thế Quyết định</b>
<b>số 30/2005/QĐ-BGDĐT</b>


a) Sự thay đổi cơ sở pháp lí của Quyết định 30/2005/QĐ-BGDĐT


Quyết định số 30/2005/QĐ-BGDĐT là sự triển khai một cách cụ thể các
quy định của các văn bản quy phạm pháp luật:



<b>- Luật Giáo dục 1998. </b>


<b>-Chương trình Tiểu học ban hành theo Quyết định số</b>
43/2001/QĐBGD&ĐT ngày 09/11/2001.


- Điều lệ trường tiểu học ban hành theo Quyết định số 22/2000/QĐ-BGD
ĐT ngày 11/7/2000


Đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lí cho Quyết
định 30/2005/QĐ-BGDĐT đã thay đổi bằng:


<b>- Luật Giáo dục 2005</b>


<b>- Chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học ban hành theo Quyết định</b>
số 16/2006/BGDĐT ngày 05/5/2006 (và kèm theo Chương trình này là bộ Chuẩn
kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học).


<b>- Điều lệ trường tiểu học ban hành theo Quyết định số 51/2007/BGDĐT</b>
ngày 31/8/2007.


b) Phạm vi, đối tượng áp dụng của Quyết định 30/2005/QĐ-BGDĐT chưa
bao quát hết lĩnh vực và đối tượng của giáo dục Tiểu học.


- Quyết định 30/2005/QĐ-BGDĐT chưa có quy định về việc xét hồn
thành chương trình tiểu học. Việc xét hồn thành chương trình tiểu học được quy
định tại Cơng văn số 5276/BGDĐ-GDTH ngày 25/5/2007.


- Việc đánh giá đối với học sinh có hồn cảnh đặc biệt được đề cập trong
Quyết định 30/2005/QĐ-BGDĐT cịn sơ lược, thiếu tính hệ thống.



c) Những bất cập khác của Quyết định 30/2005/QĐ-BGDĐT.


Thực tiễn triển khai việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học
sinh tiểu học những năm qua cho thấy một số điểm chưa phù hợp của Quyết định
30/2005/QĐ-BGDĐT và đặt ra vấn đề cần phải nhanh chóng khắc phục.


- Theo Điều lệ trường tiểu học ban hành theo Quyết định số
22/2000/QĐ-BGD ĐT ngày 11/7/2000 thì học sinh tiểu học có 5 nhiệm vụ chứ không phải là
4 như quy định của QĐ 30.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Điểm xét lên lớp không đồng nhất với điểm học lực môn năm, điều đó
dẫn tới tình trạng học sinh có điểm học lực môn năm loại Khá, nhưng vẫn phải
thi lại (và ngược lại).


- Việc xét lên lớp của học sinh khơng tính đến kết quả rèn luyện về hạnh
kiểm.


<b>2. Những điểm mới cơ bản của Thông tư so với QĐ số </b>
<b>30/2005/QĐ-BGDĐT</b>


Về cơ bản, Thông tư mới được xây dựng theo tinh thần thống nhất với QĐ
30/2005/QĐ-BGDĐT về nguyên tắc, các yêu cầu và cách đánh giá: đánh giá
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục; đánh giá trên cơ sở sự
tiến bộ của học sinh qua mỗi giai đoạn học tập; kết hợp đánh giá bằng điểm số
kết hợp với đánh giá bằng nhận xét...Một số điểm khác:


a) Về cấu trúc, Thơng tư có bổ sung 2 nội dung:


- Quy định về xét, cơng nhận hồn thành chương trình tiểu học



- Quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có hồn
cảnh đặc biệt (bao gồm đối tượng học sinh khuyết tật và học sinh có điều kiện
khó khăn khác.


b) Về nội dung đánh giá về rèn luyện hạnh kiểm: thay 4 nhiệm vụ của học
sinh tiểu học bằng 5 nhiệm vụ như quy định của Điều lệ trường tiểu học.


c) Về nội dung xét lên lớp, tính điểm học lực môn năm


- QĐ 30 quy định việc xét lên lớp tính theo điểm KTĐK.CHKII, trong khi
đó điểm học lực mơn học kì và điểm học lực mơn năm là điểm trung bình cộng
của HLM HK I và HLM HK II.


Thơng tư mới có sự điều chỉnh: điểm kiểm tra định kì cuối HK II là điểm
xét lên lớp, đồng thời cũng là điểm học lực mơn năm. Lí do:


+ Thực hiện nguyên tắc đánh giá trên cơ sở coi trọng sự tiến bộ của học
sinh, không gây áp lực nặng nề của sự đánh giá, đặc biệt là đánh giá bằng điểm
số.


+ Thống nhất giữa điểm KTĐK.CHK II với điểm HLMN, giữa việc xét
lên lớp và đánh giá về học lực


d) Về tiêu chuẩn xếp loại học sinh tiên tiến


Theo QĐ 30 tiêu chuẩn HS tiên tiến là phải có một mơn đánh giá bằng
điểm số đạt loại giỏi, các môn khác đạt loại khá.


Thông tư mới có sự điều chỉnh: tiêu chuẩn học sinh tiên tiến là tất cả các


môn học đánh giá bằng điểm số được đánh giá loại khá.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×