PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH NẮM VỮNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN TẠI LỚP
Họ và tên tác giả:
Đơn vị công tác:
1/.Lí do chọn đề tài:
Để đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, bản thân tôi cảm thấy
sự cần thiết phải nghiên cứu “phương pháp hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức cơ
bản tại lớp” nhằm mục đích:
-Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản tại lớp
-Học sinh có thể vận dụng kiến thức vừa tiếp thu được để giải một số bài tập áp
dụng đơn giản
-Rèn cho học sinh một số kĩ năng cơ bản khi giải Toán
-Làm cho học sinh thấy yêu thích môn Toán hơn và học tập nó một cách dễ dàng,
nhanh chóng hơn.
2/.Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
-Học sinh khối 7 trường trung học cơ sở
-Thông qua các tiết dạy trực tiếp trên lớp
-Thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
-Triển khai nội dung đề tài và kiểm tra, đối chiếu kết quả học tập của học sinh từ
đầu năm học đến kết quả học kì một.
3/.Đề tài đưa ra giải pháp mới:
-Phát huy tính tích cực,độc lập họat động của học sinh trong giờ học.
-Thu hút sự chú ý của học sinh
4/.Hiệu quả áp dụng:
Hơn 70% học sinh có học lực từ khá trở xuống nắm được kiến thức cơ bản khi lên
lớp và vận dụng để giải một số bài toán áp dụng cơ bản. Học sinh dạng trung bình, yếu
cũng thấy thích môn Toán hơn và mạnh dạng hỏi lại giáo viên khi phần nào chưa hiểu.
Sự tập trung chú ý khi học của học sinh cũng phần nào được nâng cao.
5/.Phạm vi áp dụng:
Đề tài được áp dụng cho tất cả các học sinh có học lực trung bình, yếu,kém ở các
khối lớp trong trường Trung học cơ sở ….Nhưng cụ thể hơn là học sinh lớp … được áp
dụng, theo dõi và so sánh kết quả cụ thể.
Trang1
Người thực hiện
A/.MỞ ĐẦU:
:
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH NẮM VỮNG KIẾN
THỨC CƠ BẢN TẠI LỚP
1./Lí do chọn đề tài:
Trong nhà trường, môn Toán có một vai trò, vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng.
Thứ nhất, môn Toán có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo
dục. Môn Toán góp phần phát triển nhân cách cho học sinh. Cùng với việc tạo điều kiện
cho học sinh kiến tạo những tri thức và rèn luyện kĩ năng Toán học cần thiết, môn Toán
Trang2
còn góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa,
…, rèn luyện những đức tính của người lao động như tính cẩn thận, chính xác, tính kỉ
luật, tính phê phán và óc thẩm mĩ.Thứ hai là môn Toán cung cấp những vốn văn hóa phổ
thông một cách có hệ thống và tương đối hòan chỉnh bao gồm kiến thức, kĩ năng và tư
duy. Thứ ba, môn Toán còn là công cụ giúp cho việc dạy và học các môn học khác. Cùng
với việc kiến tạo tri thức, môn Toán trong nhà trường còn rèn luyện cho học sinh những
kĩ năng tính toán, vẽ hình, kĩ năng sử dụng những dụng cụ Toán học và máy tính điện tử,
khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác.Bước đầu hình thành thói quen tự học, diễn đạt
chính xác ý tưởng của mình và hiểu được ý tuởng của ngừơi khác. Để đạt được mục tiêu
đào tạo con người mới , toàn bộ hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí “
học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn,
giáo dục nhà truờng kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”. (Luật giáo dục 2005,
chương I, điều 3). Nhưng để có thể vận dụng được những kiến thức Toán học vào thực
tiễn thì trước hết đòi hỏi người học phải nắm vững được phần kiến thức được truyền thụ
trên lớp. Có nắm vững lí thuyết thì học sinh mới có thể vận dụng một cách linh họat,
chính xác vào việc giải một số bài tập áp dụng cơ bản và ứng dụng chúng vào thực tiễn.
Nhưng làm thế nào để học sinh có thể nắm được dễ dàng những kiến thức mà giáo viên
truyền thụ khi lên lớp. Công việc này cũng rất khó khăn. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố như: phương pháp giảng dạy của giáo viên, mức độ chú ý của học sinh,trình độ của
mỗi học sinh, tác động của yếu tố bên ngòai, sự thích thú, đam mê của học sinh… Vì
vậy, hôm nay tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Phương pháp hướng dẫn học sinh nắm
vững kiến thức tại lớp” nhằm rút ra những giải pháp hữu hiệu trong quá trình dạy học.
2/.Đối tượng nghiên cứu:
-Học sinh có học lực trung bình, yếu
-Các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới
-Khả năng tiếp thu kiến thức mới của học sinh trong từng tiết học.
3/.Phạm vi nghiên cứu:
-Học sinh trong lớp … trường Trung học cơ sở …
4/.Phương pháp nghiên cứu:
-Thông qua các tiết dạy trực tiếp trên lớp
-Thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
-Triển khai nội dung đề tài và kiểm tra, đối chiếu kết quả học tập của học sinh từ
đầu năm học đến kết quả học kì một.
Giả thiết khoa học đặt ra: Học sinh nắm được kiến thức trên lớp, vận dụng giải các bài
tập áp dụng. Học sinh thấy yêu thích môn Toán hơn và có các kĩ năng cơ bản khi giải
Toán.
B/.NỘI DUNG:
1/.Cơ sở lý luận:
Trang3
Luật giáo dục 2005 (chương I, điều 3) có qui định “ học đi đôi với hành, giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà truờng kết hợp
với giáo dục gia đình và xã hội”. Nhưng trước khi muốn thực hành thì học sinh phải nắm
vững lí thuyết cơ bản trên lớp. Và để cho học sinh nắm vững lí thuyết trên lớp thì giáo
viên cần phải “ đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều của người học, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo…” ( nghị quyết trung ương 2
khóa VIII)
Để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học thì người giáo viên cần phải nỗ
lực nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu nhằm cho học sinh thấy được vai trò chủ đạo của mình.
Từ đó học sinh sẽ hình thành tính độc lập họat động, tự lĩnh hội tri thức dưới sự dẫn dắt
của giáo viên. Tuy nhiên, với trình độ hiện nay học sinh không thể tự mình lĩnh hội khối
lượng lớn kiến thức cùng một lúc. Vì vậy, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm ra những
phương pháp thích hợp nhằm đảm bảo cho học sinh nắm vững những tri thức được
truyền thụ và ứng dụng nó trong việc giải bài tập và ứng dụng thực tế.
2/.Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay, tình hình học tập của học sinh chiều hướng đi xuống do nhiều yếu tố tác
động như: sự chủ quan của học sinh, sự quan tâm gia đình giảm sút , tác động từ các trò
chơi điện tử, internet,…. Các em không ý thức được vai trò, ý nghĩa của việc học tập đối
với bản thân nên lơ là trong học tập. Một bộ phận học sinh xem việc học như là một sự
bắt buộc. Vì vậy các em không chú ý đến việc học. Nếu không có sự yêu thích thì sẽ
không có sự nỗ lực trong học tập và việc học của các em nhất định sẽ bị hạn chế. Bên
cạnh đó trình độ của học sinh trong lớp không đồng bộ và mức độ chú ý của các học sinh
khác nhau nên công việc giảng dạy nhằm giúp tất cả học sinh nắm vững kiến thức khi lên
lớp là một việc làm rất khó khăn.
3/.Nội dung vấn đề:
Ở chương trình Toán lớp 7 có rất nhiều kiến thức rất quan trọng và được vận dụng
nhiều ở các lớp sau . Vì vậy không những đòi hỏi học sinh phải nắm kiến thức mà còn
phải nắm một cách chính xác để vận dụng một cách linh họat vào việc giải bài tập.
Nhưng làm thế nào để học sinh nắm vững kiến thức khi lên lớp là vấn đề quan trọng và
khó khăn. Để làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi những phương
pháp cụ thể nhằm giúp cho học sinh thích thú hơn với môn Toán, thấy môn Toán không
còn khó khăn và gần với thực tế hơn. Do đó trong một tiết dạy để học sinh nắm kiến thức
tại lớp thì thừơng thông qua các bước sau:
1.1/.Xây dựng những kiến thức mới thông qua cơ sở la các kiến thức cũ đã học hoặc
thông qua phương pháp đo đạc.
1.2/.Học sinh tự phát hiện kiến thức mới thông qua sự dẫn dắt của giáo viên.
1.3/.Giải thích kiến thức mới vừa phát hiện.
1.4/.Rút ra những vấn đề trọng tâm.
1.5/.So sánh với những kiến thức cũ cùng loại.
1.6/.Ap dụng giải một số dạng toán cơ bản.
1.1/.Xây dựng những kiến thức mới thông qua cơ sở là các kiến thức cũ
đã học hoặc thông qua phương pháp đo đạc:
Trang4
Từ những kiến thức cũ mà học sinh đã biết, giáo viên liên hệ hình thành cho học
sinh những định nghĩa tính chất mới có liên quan. Lúc đó học sinh không cảm thấy bỡ
ngỡ mà dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới. Học sinh sẽ cảm thấy kiến thức mới vừa
tiếp thu có vẻ gần gũi hơn. Ví dụ như trong chương trình đại số 7, tiết 2: “Cộng trừ số
hữu tỉ”. Để hình thành công thức cộng, trừ hai số hữu tỉ, giáo viên có thể thực hiện như
sau:
-GV: cho 2 học sinh thực hiện ví dụ sau và
nêu lại qui tắc cộng, trừ hai phân số cùng
mẫu và không cùng mẫu.
-HS: thực hiện
-GV: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng số
nào?
-HS: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng
phân số?
-GV: vậy muốn cộng hay trừ hai số hữu tỉ ta
phải viết số hữu tỉ dưới dạng số nào?
-HS: Viết số hữu tỉ dưới dạng phân số
-GV: hình thành qui tắc cộng hai số hữu tỉ
cho học sinh
Ví dụ:
3 5 3 5 8
/. 4
2 2 2 2
a
+
+ = = =
5 2 20 6 26 13
/.
3 4 12 12 12 6
b
+ = + = =
6 4 6 4 2
/.
7 7 7 7
c
−
− = =
4 1 8 5 8 5 3
/.
5 2 10 10 10 10
d
−
− = − = =
Tuy nhiên không phải kiến thức nào cũng được xây dựng dựa trên cơ sở là kiến thức
cũ. Đối với những bài về hình học giáo viên có thể thông qua cách đo đạc trực tiếp để
hình thành kiến thức mới cho học sinh. Lúc đó, học sinh có thể tiếp nhận kiến thức mới
một cách trực tiếp và rèn cho học sinh cách sử dụng dụng cụ đo đạc một cách linh họat
hơn.
Ví dụ minh họa: Bài “Tổng ba góc của một tam giác”
-Gv: gọi học sinh lên bảng vẽ tam giác
ABC.
-HS: vẽ hình
-GV: gọi học sinh dùng thước đo góc để đo
các góc
µ µ
µ
, ,A B C
và nhận xét về số đo của
các góc đó
-Hs:
µ µ
µ
0
180A B C+ + =
-GV: gọi học định phát biểu định lí tổng ba
góc trong một tam giác
µ µ
µ
0
180A B C
+ + =
1.2/.Học sinh tự phát hiện kiến thức mới thông qua sự dẫn dắt của giáo
viên:
Từ sự phân tích và dẫn dắt của giáo viên, học sinh là người tự mình phát hiện ra
kiến thức mới thông qua sự hiểu biết của mình. Tuy nhiên cũng không lọai trừ trường
hợp học sinh nhìn vào sách giáo khoa để đọc nguyên văn định nghĩa hoặc tính chất trong
sách giáo khoa. Nhưng lúc đó học sinh cũng phải theo dõi sự dẫn dắt của giáo viên mới
biết là học tới phần nào. Và từ đó học sinh cũng nắm được một phần kiến thức giáo viên
Trang5
B C
A