Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài giảng Ca dao - Tục ngữ với Địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.28 KB, 12 trang )

PHÒNG GD&ĐT TÂN HỒNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN QUANG DIÊU

ĐỀ TÀI: CA DAO - TỤC NGỮ VỚI ĐỊA LÍ
Giáo viên: Nguyễn Mạnh Hải

Năm học: 2009 - 2010
MỞ ĐẦU
heo quan điểm giáo giục: “Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã
hội”. Trong công tác dạy học Địa lí thì việc gắn lý thuyết với thực tiễn
cuộc sống là hết sức cần thiết. Nước ta là một nước nông nghiệp, trước
khi khoa học khí tượng ra đời và phát triển ở Việt Nam, nhân dân lao động Việt
Nam trong qúa trình lao động sản xuất đã quan sát tự nhiên và đúc kết nhiều kinh
nghiệm qúi báu về dự báo thời tiết khí hậu và lưu truyền trong dân gian qua các
câu ca dao, tục ngữ. Đề tài “Ca dao - Tục ngữ với Địa lí” trong dạy học góp phần
giúp học sinh học địa lí hiểu rõ được cơ sở khoa học của các câu ca dao tục ngữ
với các hiện tượng tự nhiên được lưu truyền trong dân gian, đồng thời qua đó đối
chứng kiểm nghiệm kiến thức đã học trong sách vở với thực tế cuộc sống, từ đó
giúp học sinh hứng thú say mê với môn học Địa lí, đồng thời lưu giữ những giá
trị truyền thống của ông cha ta đã dày công đúc kết để lại cho con cháu đời sau
những câu ca dao, tục ngữ. Với đề tài này huy vọng góp phần nâng cao chất
lượng môn học Địa lí, trong quá trình viết không khỏi thiếu xót rất mong sự góp
ý của qúy đồng nghiệp.
T
NỘI DUNG
Cơ sở khoa học của hệ thống ca dao, tục ngữ dự báo thời tiết – khí hậu:
Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một
thời gian ngắn. Các qúa trình xảy ra rất phức tạp nhưng có quy luật nhất định.
Khi quan sát thiên nhiên xung quanh, những biến đổi của các hiện tượng tự
nhiên, qúa trình lâu dài, nhân dân ta đã đúc kết được những quy luật, biết được
những dấu hiệu để từ đó có thể sử dụng để dự đoán được những biến đổi của thời


tiết có thể tốt hay xấu đi, trời nắng ráo hay mưa bão ... kinh nghiệm đó đã được
nhân dân ta sáng tác thành những câu xúc tích, có vần điệu và dễ đi vào lòng
người để lưu truyền. Trong thời đại hiện nay, các phương tện quan sát và dự báo
thời tiết – khí hậu hiện đại, con người có thể dự báo chính xác các yếu tố thời tiết,
khí hậu, nhưng đối với quảng đại quần chúng nhân dân thì kinh nghiệm dự báo
thời tiết và khí hậu của dân gian hiện nay vẫn còn nhiều giá trị, vì nó có cơ sở
khoa học của nó. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bản chất, cơ sở khoa học
của các câu ca dao, tục ngữ mà họ sử dụng. Vậy để hiểu rõ bản chất khoa học của
một số câu ca dao tục ngữ thông dụng đó như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu nghiên
cứu.
1. Quan hệ giữa thực vật và thời tiết:
* Mỗi khi thời tiết thay đổi thì một số loài thực vật như cỏ gà nhạy cảm với thời
tiết nên hoạt động sinh thái của nó biến đổi. Nhân dân ta đã có câu tục ngữ sau để
dự đoán thời tiết:
- Cỏ gà mọc loang, cả làng đầy nước.
- Cỏ gà loang lổ tức đổ mưa ngay.
- Cỏ gà màu trắng điểm nắng đã hết.
- Dù chỉ là cỏ gà
Đang xanh hóa trắng ắt là có mưa.
- Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
Vậy cỏ gà là loại thực vật gì mà nhân ta lại có nhiều câu tục ngữ dự báo thời tiết.
Cỏ gà là một loài thực vật thuộc họ hòa thảo rất nhạy cảm với độ ẩm không khí,
khi độ ẩm không khí tăng, khí áp giảm (tức khả năng sắp có mưa), cỏ gà non đâm
ra trắng hoặc mọc loang lổ trắng, xanh nên khi quan sát cỏ gà thì người ta có thể
dự đoán sắp có mưa.
* Loài tre cũng được quan sát để dự báo thời tiết. Chúng ta biết rằng tre thường
mọc măng vào mùa hè, miền Bắc nước ta vào cuối hè đã bắt đầu có những cơn
bão sớm, những thời kì đó măng phải dựa vào tre mới tránh được sự ngã gãy,
nên:
Đầu măng ngã gục vào hè

Nương nhờ vào mẹ kẻo e bão về.
Sang thu các búp măng non đã sang giai đoạn phát lộc để trở thành các “anh tre
trẻ”. Đây cũng là thời kì bắt đầu sự xâm lấn của gió mùa cực đới đến nên: “Lá tre
trồi lộc, mùa rét xộc đến”.
2. Quan hệ giữa động vật và thời tiết:
* Động vật nhất là các loài côn trùng và các loài lưỡng cư khi độ ẩm hay áp suất
không khí thay đổi thì hoạt động và nếp sống của chúng dễ dàng thay đổi. Trong
các loài côn trùng thì kiến rất dễ thay đổi nếp sống khi độ ẩm không khí thay đổi,
nên khi quan sát nếp sống của kiến thay đổi nhân dân ta có các câu tục ngữ dự
báo thời tiết:
- Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to.
- Kiến bò từ dưới lên cao
Mang theo cơm gạo gây nên mưa rào.
- Đường đi kiến đắp thành bờ
Chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi.
- Kiến cánh vỡ tổ bay ra
Bão táp mưa sa tới gần.
Kiến là loại côn trùng sợ nước sống ở dưới đất, trên các cành cây, trong các khe
nứt của tường, nếu độ ẩm không khí thay đổi, ắt trời sắp mưa kiến phải di cư để
lánh nạn, đặc biệt là kiến đen, kiến lửa, kiến mối, nên mỗi khi trời sắp mưa ta
thường thấy kiến đen tha trứng tha mồi chạy từ thấp lên cao, kiến lửa bò từng đàn
ra khỏi hang, hay trời sắp mưa kiến cánh vỡ tổ bay ra khắp nơi, đó là hiện tượng
mà ai cũng có thể thấy được.
Với các loài côn trùng có cánh dễ dàng cảm nhận khi độ ẩm không khí thay đổi,
nhất là loài chuồn chuồn. Chuồn chuồn là loài côn trùng có cánh mỏng manh, nếu
không khí có độ ẩm cao thì không thể bay cao được, nếu độ ẩm không khí thấp
thì bay lên cao rất dễ dàng, nên :
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

Những khi gió to, khí áp giảm, các loài có cánh khó tồn tại nên chuồn chuồn phải
di cư để tránh gió, đặc biệt là gió bão:
- Tháng tám heo mây, chuồn chuồn bay thì bão.
Hay: Gió heo mây, chuồn chuồn bay thì bão.
Tháng tám là tháng đầu thu, đây là thời kì bắt đầu hoạt động của cao áp Xibia,
nước ta bắt đầu có những đợt gió mùa đông bắc sớm (tháng 8 ở đây có nghĩa là
tháng 9 dương dịch) tức gió heo mây và đó cũng là thời kì bắt đầu hoạt động của
bão ở lãnh thổ phía bắc nước ta, nên bão tháng tám (tháng 9 dương lịch) hễ thấy
chuồn chuồn bay ắt sắp có bão.
Đối với các loại lưỡng cư như ếch, nhái hay cóc có bộ da rất nhạy cảm với độ ẩm
không khí, những lúc trời nắng nóng, các loài này thường nấp nơi mát mẽ để
tránh nắng, khi độ ẩm không khí tăng lên, trời chuẩn bị có mưa, chúng nhảy ra
ngoài kèm theo những tiếng kêu gọi bầy, bắt mồi và đây cũng là thời kì sinh sản
của chúng ... khi có nghiến răng, ếch nhái kêu thì nhất định trời sắp mưa nên dân
gian có truyện cổ tích “Cóc kiện trời” hay các câu ca dao tục ngữ:
Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa.
Hay: Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước.
Loài ốc, cua tuy là loài sống ở nước, chỉ những lúc ẩm mát chúng mới nổi lên
mặt nước hay bò lên các bụi cây để sinh sản:
Ốc nổi bờ ao, mưa rào sắp đến.
Hay: Cua bò lên cao thế nào cũng lụt.
Chim én là loài chim thường xuất hiện, bay lượn trên bầu trời vào mùa xuân, nếu
chim én bay lượn là là sát mặt đất, ta có thể dự đoán một hai hôm sau sẽ mưa.
Chim én thực ra không có khả năng dự báo thời tiết nắng mưa, tuy nhiên vào
những ngày xấu trời, không khí có nhiều hơi nước đọng cả bộ cánh của các loài
côn trùng, làm tăng trọng tải bay của chúng nên chúng chỉ bay là đà sát mặt đất,
mặt khác các loài sâu bọ và côn trùng cũng chui lên khỏi mặt đất hoạt động, nên
chim én bay lượn sát mặt đất tìm mồi. Từ các hiện tượng đó mới có câu tục ngữ:
Én bay thấp mưa ngập bờ ao
Én bay cao mưa rào lại tạnh.

Ngoài dự báo thời tiết thông qua việc quan sát sự thay đổi cách sinh hoạt của các
sinh vật trong tự nhiên, nhân dân ta còn dựa vào việc quan sát các tập quán sinh
hoạt các loài vật nuôi trong nhà:
Trời đã sẩm tối rồi,
Gà còn đi bới điểm trời sắp mưa.
Khi thời tiết xấu, áp suất không khí giảm, độ ẩm tăng, các loài côn trùng bay ra
khỏi tổ, các loài giun, dế bò lên mặt đất ... đó là những mồi ngon của gà, nên gà
mãi mê bắt mồi quên cả việc về chuồng, nên ta có thể đoán được gà về chuồng
muộn là trời sắp mưa
3. Dự báo thừi tiết qua việc quan sát bầu trời:
Màu sắc của các đám mây trên bầu trời có thể dự báo được mưa bão:
- Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa.
- Ráng mở gà có nhà thì giữ.
Vậy tại sao có ráng mở gà, đông bắc tía tía hồng hồng ... Ráng mở gà là những
đám mây màu hồng giống như mở gà, khi đám mây này xuất hiện trên đỉnh đầu
thì có bão. Khi bão tới gần không khí, ở trong bão xáo động mạnh làm gia tăng
những hạt nước nhỏ trong không khí. Ánh sáng Mặt Trời chiếu qua lớp không khí
này sẽ bị tán xạ mạnh hơn, khiến các tia sáng màu hồng chiếu xuống cho ta nhìn
thấy.
- Thâm đông, hồng tây, dựng mây
Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi.
- Đông bắc tía tía hồng hồng
Gọi con thủ thỉ bảo chồng nhỏ to
Nhà em tìm kiếm cây to
Chống nhà tránh bão đỡ lo sau này.
Vì thâm đông, phía đông có các đám mây đôi lưu, hồng tây là phía tây có ráng
hồng, dựng mây gió đổi hướng đông bắc. Như đã biết bão đổ bộ vào nước ta
thường xuất hiện từ biển Đông (khu vực tay bắc Thái Bình Dương) thường theo
hướng tây - bắc, tây, hay tây - tây bắc vào mùa hè khi chế độ gió của tâm áp thấp,
phía đông nơi vị trí của bão, hệ thống mây đối lưu dày đặc xuất hiện nên thâm

đông, không khí có độ ẩm rất lớn nên xuát hiện ráng ở chân trời tây. Khi thấy
thâm đông, hồng tây, dựng mây có nghĩa là bão sắp đổ bộ vào nên hoãn ra khơi
sau ba ngày bão tan mới đi.
* Dự báo mưa:
Chúng ta biết rằng Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa của bán đảo.
Cơ chế của hoàn lưu ưu thế trong năm là hướng đông hay đông bắc, nên trong

×