Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ, phục hồi hệ thực vật ngập mặn ở vùng cửa sông cu đê, tp đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.73 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRƯƠNG THỊ HIỀN LƯƠNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
BẢO VỆ, PHỤC HỒI HỆ THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở VÙNG CỬA
SÔNG CU ĐÊ, TP. ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 8420120

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ VĂN MINH

Đà Nẵng – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác. Những số liệu khoa học viện dẫn trong luận văn này
từ các cơng trình nghiên cứu khác, được trích dẫn và chỉ nguồn rõ ràng, trung
thực.

Tác giả

TRƯƠNG THỊ HIỀN LƯƠNG



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
RNM

:

Rừng ngập mặn

NN & PTNT :

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TNMT

:

Tài nguyên môi trường

UBND

:

Ủy ban nhân dân

OTC

:

Ô tiêu chuẩn

TVBC


:

Thực vật bậc cao


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1.

Diện tích RNM Việt Nam từ năm 1943 - 2008

17

Bảng 1.2.

Diện tích và phân bố RNM Việt Nam

17

Bảng 1.3.

Nhiệt độ trung bình tháng và năm ở Đà Nẵng từ năm 2010

23


- 2016
Bảng 1.4.

Lượng mưa trung bình tháng và năm từ năm 2011 - 2016

24

Bảng 2.1.

Tọa độ các tuyến điều tra

28

Bảng 3.1.

Danh mục loài TVNM vùng cửa sông Cu Đê, TP. Đà

32

Nẵng
Bảng 3.2.

Hệ TVNM ven bờ tại các sông ở một số địa phương trong

35

nước
Bảng 3.3.


Tỉ lệ các nhóm TVNM tại vùng cửa sơng Cu Đê, TP. Đà

36

Nẵng
Bảng 3.4.

Thành phần dạng sống TVNM vùng cửa sông Cu Đê, TP.

37

Đà Nẵng
Bảng 3.5.

Phân bố TVNM qua các tuyến trong khu vực nghiên cứu

39

Bảng 3.6.

Số lượng loài thực vật tại các ô tiêu chuẩn ở các tuyến

40

nghiên cứu
Bảng 3.7

Độ thường gặp của TVNM chính thức tại các vị trí điều tra

40


Bảng 3.8.

Nhiệt độ trung bình từ tháng 04/2017 – 12/2017 tại khu

42

vực NC
Bảng 3.9.

Độ mặn tại các điểm điều tra từ tháng 5/2017 – 10/2017

43

Bảng 3.10

Độ lầy thụt của thể nền tại các điểm nghiên cứu

44

Bảng 3.11

Nguyên nhân gây suy giảm diện tích, thành phần và phân

45

bố TVNM vùng cửa sông Cu Đê, TP. Đà Nẵng


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Số hiệu hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

Hình 2.1

Bản đồ khu vực nghiên cứu

29

Biểu đồ 3.1

Hệ TVNM ven bờ tại các sông ở một số địa

35

phương trong nước
Biểu đồ 3.2

Sự đa dạng các nhóm dạng sống của các ngành

37

thực vật ở vùng cửa sông Cu Đê, TP. Đà Nẵng
Biểu đồ 3.3

Biểu đồ phân bố thực vật tại các tuyến nghiên


39

cứu
Hình 3.1

Bản đồ phân bố hệ thực vật ngập mặn vùng

41

cửa sơng Cu Đê, TP. Đà Nẵng

Hình 3.2

Sơ đồ thể hiện các yếu tố xã hội tác động đến

46

hệ thực vật ngập mặn vùng cửa sông Cu Đê,
TP. Đà Nẵng
Hình 3. 3

Hoạt động khai thác thủy hải sản trên sơng Cu

47

Đê
Hình 3.4

Bãi tập kết cát tại Thủy Tú


48

Hình 3.5

Sạt lở ven sơng ở bờ tả xã Hịa Liên

48

Hình 3.6

San lấp mặt bằng xây dựng khu đơ thị Quan

49

Nam
Hình 3.7

Ni thủy hải sản trên sơng tại thơn Trường
Định

50


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................6
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................9

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................... 10
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................... 10
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 11
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................. 11
6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI ............................................................................................. 11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 12
1.1. HỆ THỰC VẬT NGẬP MẶN KHU VỰC CỬA SÔNG VEN BIỂN ......... 12
1.1.1. Khái niệm rừng ngập mặn ........................................................................ 12
1.1.2. Đặc điểm rừng ngập mặn .......................................................................... 13
1.1.3. Đặc điểm sinh thái ..................................................................................... 15
1.1.4. Vai trị của rừng ngập mặn ....................................................................... 19
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỪNG
NGẬP MẶN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM............................................... 21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu rừng ngập mặn ..................................................... 21
1.2.2. Các yếu tố tác động gây suy giảm diện tích RNM .................................... 27


1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KV NGHIÊN CỨU.......... 29
1.3.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 29
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................... 33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 35
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 35
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 35
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 35
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 35
2.3.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu [8], [19]. ...................................... 39
2.3.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia .......................................................... 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN................................ 40
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA
HỆ THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở CỬA SƠNG CU ĐÊ, TP. ĐÀ NẴNG............ 40

3.1.1. Thành phần lồi TVNM ............................................................................ 40
3.1.2. Đặc điểm sinh học của TVNM................................................................... 45
3.1.3. Sự phân bố của hệ TVNM ......................................................................... 47
3.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ SỰ DIỄN BIẾN HỆ THỰC VẬT NGẬP
MẶN Ở CỬA SÔNG CU ĐÊ, TP. ĐÀ NẴNG.................................................... 50
3.2.1. Các yếu tố tác động đến hệ TVNM ........................................................... 50
3.2.2. Diễn biến hệ TVNM ................................................................................... 58


3.3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, BẢO TỒN VÀ PHỤC HỒI HỆ
THỰC VẬT NGẬP MẶN TẠI VÙNG CỬA SÔNG CU ĐÊ, TP. ĐÀ NẴNG 59
3.3.1. Giải pháp phục hồi, phát triển RNM ........................................................ 60
3.3.2. Giải pháp quản lý bền vững tài nguyên RNM.......................................... 61
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................................... 67
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 67
KIẾN NGHỊ......................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 69
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái đặc trưng ở vùng cửa sơng, ven
biển nhiệt đới, có tài ngun sinh học đa dạng và nhạy cảm với các biến đổi của mơi
trường. Nó có tác dụng rất to lớn trong việc giữ trầm tích, chống sóng, bão, ổn định
bờ biển, chống xói mịn, hạn chế lũ lụt, sản xuất sinh khối, giữ lại các chất dinh
dưỡng cho các loài thủy sản, ổn định vi khí hậu và duy trì cân bằng sinh thái của
khu vực. Ngồi ra, RNM cịn là mơi trường thích hợp cho các hoạt động ni trồng
thủy sản, nơi đẻ, nơi cư trú của các lồi. Vì vậy, RNM có vai trị rất lớn đối với hệ
sinh thái [18].

Việt Nam có cấu trúc địa hình khá đa dạng. Đường bờ biển bị cắt xẻ lớn đã tạo
ra nhiều đầm, phá, cửa sông, vùng vịnh với hệ sinh thái đặc trưng, trong đó hệ sinh
thái RNM rất phát triển. Tuy nhiên, diện tích RNM ở Việt Nam hiện có 155.290 ha,
giảm khoảng 100000 ha so với cách đây hơn 20 năm [15]. Sự suy giảm diện tích
này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân gây suy giảm
diện tích RNM là quy hoạch, quản lý ni trồng thủy hải sản ven bờ chưa hợp lý,
chưa đồng bộ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng đến đời sống sản xuất
của người dân. Các ao nuôi tôm bị bỏ hoang, bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Như vậy
cần thiết phải có những nghiên cứu, những biện pháp khơi phục các RNM.
Sơng Cu Đê, nằm ở phía Bắc thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 38km,
diện tích lưu vực 426 m2, chảy theo hướng Đông Tây qua huyện Hòa Vang và quận
Liên Chiểu rồi đổ ra biển Đơng tại cửa biển Nam Ơ, phường Hịa Hiệp, quận Liên
Chiểu [5]. Đây là nơi sinh sống, nuôi trồng và khai thác thủy sản của người dân hai
ven bờ và điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự phát triển của thành phố, nhiều
khu đô thị mới được xây dựng, đặc biệt khu cơng nghiệp Hịa Khánh nay được mở
rộng, lưu vực sông Cu Đê đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức. Ơ nhiễm
mơi trường, xâm nhập mặn, TVNM bị khai thác, phá hủy để xây dựng, nuôi trồng…
Điều này làm thu hẹp diện tích RNM tại đây và suy giảm đa dạng sinh học, đồng


thời kéo theo nhiều hệ lụy khác. Vậy nếu không đầu tư cải thiện, khôi phục RNM
tại khu vực cửa sơng Cu Đê, thì chất lượng mơi trường, cảnh quan thiên nhiên, đa
dạng sinh học ở đây sẽ giảm sút, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân.
RNM có vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân tại khu vực cửa
sông Cu Đê, tuy nhiên ở vùng này chủ yếu được nghiên cứu theo hướng giám sát
chất lượng môi trường, và lĩnh vực về nghiên cứu về thực vật, cũng như biện pháp
phục hồi hệ sinh thái chưa được đề cập nhiều. Chính vì vậy, tơi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ, phục hồi hệ
TVNM ở vùng cửa sông Cu Đê, TP. Đà Nẵng” nhằm cung cấp các thông tin cơ sở

về số lượng, thành phần, sự phân bố, nguyên nhân gây suy giảm hệ thực vật tại đây,
cũng như cung cấp cơ sở khoa học để tìm biện pháp phục hồi rừng có hiệu quả, sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài thực hiện nhằm cung cấp thông tin cơ sở khoa học, đồng thời đề xuất
giải pháp phục hồi hệ sinh thái và bảo vệ môi trường khu vực cửa sông Cu Đê, TP.
Đà Nẵng trước các tác động phát triển cũng như biến đổi khí hậu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra được thành phần loài, đặc điểm phân bố của hệ TVNM ở vùng cửa
sông Cu Đê, TP. Đà Nẵng cũng như hồi cứu diễn thế hệ TVNM ở khu vực nghiên
cứu.
- Đánh giá được các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động đến hệ TVNM vùng
cửa sông Cu Đê, TP. Đà Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, kỹ thuật nhằm bảo vệ và phục hồi hệ TVNM
ở vùng cửa sông Cu Đê, TP. Đà Nẵng.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Đề tài thực hiện nghiên cứu các TVNM vùng cửa sông Cu Đê thuộc các
phường Hòa Hiệp Bắc, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu; thơn Trường
Định, xã Hịa Liên, huyện Hịa Vang, TP. Đà Nẵng.


- Thời gian thực hiện: Từ tháng 4/2017 – 12/2017.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài áp dụng các phương pháp chung trong các nghiên cứu hệ thực vật như
khảo sát thực địa, phương pháp lập tuyến thu mẫu thực địa theo Thái Văn Trừng
(1978), Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [29]. Các mẫu định danh tên loài, kết hợp với
các tài liệu hướng dẫn định danh thực vật của một số tài liệu chuyên ngành như: Bộ
Thực vật chí Việt Nam (The Flora of Vietnam) [36], [41]; Cây cỏ Việt Nam (3 tập)
của Phạm Hoàng Hộ (1999) [11], Phân loại thực vật của Hoàng Thị Sản… [27].

Các số liệu được thu thập, lưu trữ trong máy tính cá nhân và phân tích, xử lý
bằng phần mềm Excel 2007. Các địa điểm ghi nhận sự xuất hiện của các lồi thực
vật, các ơ tiêu chuẩn, điểm khảo sát được đánh dấu bằng máy định vị GPS Garmin
62SC và phân tích, xử lý số liệu [9].
Quan sát và chụp ảnh các loài thực vật để làm tư liệu để hỗ trợ cho việc định
danh tên loài. Ép mẫu, xử lý mẫu bằng giấy báo và khung ép bằng gỗ.
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp các thơng tin cơ sở về thành
phần, phân bố của hệ TVNM tại vùng cửa sông Cu Đê, TP. Đà Nẵng.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở khoa học trong việc xây dựng
các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái RNM vùng
cửa sông Cu Đê, TP. Đà Nẵng phù hợp với thực tiễn của địa phương.
6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Gồm có 5 phần chính:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả và thảo luận
- Kết luận và kiến nghị


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. HỆ THỰC VẬT NGẬP MẶN KHU VỰC CỬA SÔNG VEN BIỂN
1.1.1. Khái niệm rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn (RNM) là một trong những loại hình đất ngập nước quan
trọng nhất (IUCN, 2002), nằm ở đầu bảng phân loại đất ngập nước RAMSAR [44].
RNM là những quần xã thực vật hình thành ở vùng ven biển và cửa sông
những nơi bị tác động của thủy triều ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Trên thế giới

có nhiều tên gọi khác nhau về RNM như “rừng ven biển”, “rừng ở vùng thủy triều”
và “rừng ngập mặn” (FAO, 1994). Ở Việt Nam, hầu hết các nhà khoa học đều thống
nhất tên gọi chung là “rừng ngập mặn” [16].
FAO (1994) đã đưa ra định nghĩa về RNM như sau: Rừng ngập mặn (RNM) là
những dạng cấu trúc thực vật đặc trưng của vùng duyên hải nhiệt đới và cận nhiệt
đới bảo vệ bờ, bao gồm các loại rừng: rừng bờ biển (coast woodland), rừng thủy
triều (tidal forest) và rừng ngập mặn (mangrover forest) [45].
Thuật ngữ RNM dùng để chỉ vùng đất ngập nước chỉ tác động của thủy triều,
bao gồm các loại RNM, bãi triều, vùng nước mặn và các sinh cảnh khác thuộc vùng
ngập triều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. RNM cụ thể là các rừng ở vùng triều
ven biển bao gồm các loại cây gỗ, cây bụi, cây họ dừa, thực vật biểu sinh và dương
xỉ (Tomlinson, 1986) [47].
Theo quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng của Bộ Nơng nghiệp và
phát triển nông thôn năm 2009 cho rằng RNM là rừng phát triển ven bờ biển và các
cửa sông lớn có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ [3].
Tóm lại, rừng ngập mặn (RNM) là một thuật ngữ mô tả một hệ sinh thái thuộc
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, được tạo thành trên nền các thực vật vùng triều với
tổ hợp động thực vật đặc trưng. Trong hệ sinh thái này, các động thực vật, vi sinh
vật trong đất và môi trường tự nhiên được liên kết thơng qua q trình trao đổi và
đồng hóa năng lượng [49].


Như vậy, với những nhận định trên cho thấy, RNM là hệ sinh thái quan trọng
có năng suất cao ở vùng cửa sông ven biển nhiệt đới nhưng rất nhạy cảm với các tác
động của con người và thiên nhiên [13].
Thuật ngữ “Thực vật ngập mặn” được đưa ra từ những năm 1613 và được hiểu
như là từ ghép giữa tiếng Bồ Đào Nha là “mangue – ngập mặn” và một từ tiếng Anh
là “grover – khu rừng nhỏ” [42]. Thực vật ngập mặn (TVNM) được hình thành từ
các thực vật sống trên cạn dần dần thích nghi với điều kiện ngập mặn qua các đợt
biển tiến và biển thoái. Hệ thực vật này bắt nguồn từ các loài cây vùng triều nhiệt

đới thuộc Malaysia, Indonesia có quả và hạt thích ứng với điều kiện ngập mặn [31].
Về thành phần cây ngập mặn được chia làm hai nhóm gồm: cây ngập mặn thật
sự (true mangroves) và cây tham gia ngập mặn (asociate mangroves). Hệ thực vật
trong RNM ở Đông Nam Á đa dạng nhất thế giới với 46 loài cây ngập mặn thật sự
thuộc 17 họ và 158 loài tham gia RNM thuộc 55 họ. Ở Việt Nam đã ghi nhận 35
loài cây ngập mặn thực sự và 40 loài tham gia RNM [12].
1.1.2. Đặc điểm rừng ngập mặn
Theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1998), trên thế giới, RNM phân bố chủ
yếu trong các vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới, chỉ có một vài RNM ở á nhiệt đới
[18].
Wahs (1974) phân chia thảm TVNM thế giới thành hai nhóm chính là: khu
vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và khu vực Tây Phi – Châu Mỹ bao gồm bờ biển
Châu Phi phía Đại Tây Dương, đảo Galapơga, Châu Mỹ [18].
Việt Nam có thảm TVNM nằm trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, có
30 tỉnh và thành phố có rừng và đất ngập mặn ven biển chạy suốt từ Móng Cái đến
Hà Tiên, trong đó [26]:
- Vùng ven biển Bắc Bộ có 5 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái Bình, Nam
Định, Ninh Bình. RNM phát triển nhờ các đảo che chắn ở phía ngồi. Các cây chủ
yếu là đước, sú, vẹt…
- Vùng ven biển Trung Bộ có 14 tỉnh rải rác từ Thanh Hố cho đến Bình
Thuận. Bãi bồi hẹp, ít phù sa do bờ biển dốc, nhiều gió bão nên chỉ có những dãi


RNM hẹp ở phía trong các cửa sơng, chủ yếu là các cây nhỏ, cây bụi gồm đước, vẹt,
sú…
- Vùng ven biển Đơng Nam Bộ và Nam Bộ có 11 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu,
Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Nơi đây có nhiều bãi bồi rộng, giàu phù sa, do hệ
thống sông Đồng Nai và Cửu Long bồi đắp, ít gió bão nên RNM phát triển tốt.
Rừng có nhiều lồi cây như đước, vẹt, dừa nước…

Khi nghiên cứu về sinh thái RNM, người ta nhận thấy các nhân tố khí hậu, thể
nền, chế độ thủy triều, mức độ ngập triều, độ mặn có nhiều ảnh hưởng quan trọng,
quyết định đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của các quần xã RNM [13].
Nhìn chung, các vùng ven biển Việt Nam đều mang đặc điểm khí hậu nhiệt
đới ẩm với nhiệt độ trung bình hàng năm 22,2oC (Tiên Yên - Quảng Ninh) đến
26,5oC (Cà Mau) và lượng mưa trung bình 1.500 - 2.000 mm/năm. Một số nơi có
lượng mưa hàng năm khá cao đạt tới 2.749 mm/năm (Móng Cái), 2.929 mm/năm
(Kỳ Anh - Hà Tĩnh), 2.867 mm/năm (Huế). Ngược lại, một số nơi lại có lượng mưa
quá thấp 794 mm/năm ở Nha Hố (Phan Rang), 1.152 mm/năm ở Phan Thiết. Ở
những nơi có lượng mưa thấp dưới 1.200 mm/năm thường khơng có RNM phân bố
tự nhiên. Tổng lượng mưa hàng năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam đạt 630km3 nước.
Miền Bắc Việt Nam do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa hai đới khí hậu nhiệt đới và á
nhiệt đới, lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc mang khối khơng khí lạnh
xuống từng đợt, trở thành miền khí hậu nhiệt đới ẩm, biến tính có mùa đơng lạnh.
Trong mùa đơng, có nhiều ngày nhiệt độ khơng khí xuống thấp dưới 20oC và nhỏ
hơn 15oC đã làm cho nhiệt độ nước biển ven bờ ở nhiều nơi thấp hơn 20oC, có ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phân bố của các loại RNM [16].
Mạng lưới sơng ngịi ở Việt Nam khá dày, nếu chỉ tính riêng các sơng ngịi dài
hơn 10 km, thì cả nước có tới 2.360 con sơng lớn nhỏ. Mật độ lưới sông thay đổi từ
0,5 - 2km/km2. Lượng dịng chảy của sơng ngịi ở Việt Nam đổ ra biển Đông hàng
năm vào khoảng 800 - 900km3 nước. Nếu khơng tính lượng dịng chảy từ ngồi vào
thì lượng dòng chảy sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam vào khoảng 300km3 nước [23].


Việt Nam có hai con sơng lớn nhất là sơng Cửu Long và sơng Hồng, với lượng
dịng chảy chiếm tới 70% tổng lượng dịng chảy của các sơng ngịi trong tồn quốc.
Sơng Cửu Long và sơng Hồng hàng năm đưa ra biển khoảng 200 triệu tấn phù sa.
Do đó, các vùng cửa sông Hồng, sông Cửu Long và mỗi năm lấn ra biển Đông 40 100m [24]. Trên các bãi bồi bùn lỗng cịn pha nhiều nước biển, dở đất dở nước,
cịn nặng về q trình địa chất hơn là quá trình hình thành đất, đã xuất hiện các
RNM tiên phong cố định bãi bồi [25].

1.1.3. Đặc điểm sinh thái
Các cây ngập mặn sống ở vùng chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền,
do đó tác động của các nhân tố sinh thái ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phân bố
của chúng. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có ý kiến thống nhất về vai trị, mức độ tác
động của từng nhân tố, hơn nữa các loài cây ngập mặn có biên độ thích nghi rất
rộng với khí hậu, đất, nước, độ mặn, do đó khi dựa vào một khu phân bố cụ thể nào
đó để nhận định về tác động của mơi trường, có thể sẽ không áp dụng được ở vùng
khác hoặc không thể suy ra tính chất chung cho loại thảm thực vật này [31].
1.1.3.1. Khí hậu
Khí hậu có nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh
trưởng, phân bố của các lồi và giữa các yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau. Trong
các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ, lượng mưa và gió có tác động lớn nhất đến sinh
trưởng của cây ngập mặn.
a. Nhiệt độ khơng khí:
Nhiệt độ khơng khí có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và số lượng lồi.
Những nơi có nhiệt độ khơng khí hàng năm cao và biên độ nhiệt hẹp như các vùng
xích đạo và nhiệt đới ẩm cận xích đạo thì các lồi cây ngập mặn phong phú nhất và
có kích thước lớn nhất. Và tại Việt Nam, phân bố, số loài cây ngập mặn ở miền
Nam nhiều hơn so với miền Bắc.
b. Lượng mưa:
Mặc dù cây ngập mặn có mặt ở cả vùng khí hậu ẩm ướt cũng như vùng khô
hạn nhưng sự sinh trưởng và phân bố tối ưu của các loài cây ở vùng xích đạo ẩm


như Trung Mỹ, Malaysia, Inđônêxia. Ở bán cầu Bắc, cây ngập mặn phát triển tốt ở
những vùng có lượng mưa hàng năm từ 1800 – 3000 mm. Còn ở vùng nhiệt đới,
RNM phát triển mạnh ở những nơi có lượng mưa hàng năm cao từ 1800 – 2500
mm. Vùng ít mưa, số lượng lồi và kích thước của cây giảm. Ở ven biển Nam Bộ,
nhiệt độ bình quân của 2 tỉnh Cà Mau và Vũng Tàu chênh lệch nhau rất ít (khoảng
0,70C), nhưng lượng mưa ở Cà Mau (2360 mm/năm) lớn hơn so với Vũng Tàu

(1357 mm/năm) nên cây ngập mặn ở Cà Mau phong phú hơn, kích thước cây cũng
lơn hơn [31].
c. Gió:
Gió giúp cho việc phát tán hạt và cây giống, làm thay đổi lực dòng triều và
dòng chảy ven bờ, vận chuyển phù sa, trầm tích, tạo nên những bãi bồi mới, là nơi
cho những loài cây tiên phong của RNM phát triển.
Gió chướng là nguyên nhân trực tiếp gây ra nước dâng, đẩy nước có độ mặn
cao từ biển vào sâu trong các cửa sông, tạo điều kiện cho cây ngập mặn vào sâu
trong nội địa. Bên cạnh đó, tại một số khu vực miền Trung, gió mang cát từ bờ biển
vào đất liền làm lấp một số vũng, bàu nước mặn, nước lợ và tiêu diệt các cây ngập
mặn.
Gió mùa đơng bắc và gió bão thường gây sóng to và mưa lớn, làm nước biển
dâng cao, gây xói lỡ bờ biển, bờ sơng, lũ lụt và tàn phá các RNM trong vùng cửa
sông. Hơn nữa, gió mạnh cịn làm xáo trộn độ mặn ở lớp nước mặt trên sông, làm
thay đổi quy luật phân bố của các loài cây.
1.1.3.2 Thủy triều
Thủy triều là yếu tố quan trọng đối với sự phân bố và sinh trưởng của cây
ngập mặn. Chế độ thủy triều không chỉ tác động trực tiếp lên thực vật mà còn chi
phối đến nhiều yếu tố khác như kết cấu, độ mặn của đất, sự bốc hơi nước và các
sinh vật khác.
Qua nghiên cứu đặc điểm của thủy triều liên quan đến sự phân bố và phát triển
của RNM Việt Nam và một số nước Đơng Nam Á, Phan Ngun Hồng (1991) có
nhận xét: Khi điều kiện khí hậu và đất khơng có sự khác biệt nhau lớn thì vùng có


chế độ bán nhật triều, cây sinh trưởng tốt hơn vùng có chế độ nhật triều, vì thời gian
này cây bị ngập thu được khơng khí ít hơn, thời gian đất bị phơi ít, hạn chế sự bốc
hơi nước trong đất và trong cây, nhất là thời kì nắng nóng. Ví dụ như Việt Nam,
RNM ở Nam Bộ phát triển hơn vùng ven biển Quảng Ninh, ngoài những ngyên
nhân khác, một phần là do chế độ triều ở phía Nam là bán nhật triều. Hay tại bán

đảo Cà Mau, vùng phía tây bán đảo có ít phù sa và chế độ nhật triều nên cùng một
loài mắm trắng (Avicenia alba) nhưng kích thước cây ở phía đơng lớn hơn ở phía
tây.
Biên độ triều ảnh hưởng đến sự phân bố cây ngập mặn. Các lưu vực sơng có
biên độ triều như ở miền Trung bộ và Tây bắc bán đảo Cà Mau (từ 0,5 – 1 m) khả
năng vận chuyển trầm tích và nguồn giống kém, do đó RNM phân bố trong phạm vi
rất hẹp. Chỉ ở những nơi có biên độ triều cao trung bình (2 – 3 m), địa hình phẳng
thì cây ngập mặn phân bố rộng và sâu vào đất liền, ví dụ ở lưu vực sơng Cửu Long
và phía đơng Cà Mau [12], [31].
Bên cạnh tác động đến sinh trưởng của cây ngập mặn, các dòng triều cịn đóng
vai trị quan trọng đối với việc phát tán hạt và cây con, ảnh hưởng đến sự phân bố
cây ngập mặn.
1.1.3.3. Độ mặn
Độ mặn là một trong những nhân tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng, tỷ lệ sống của các lồi và phân bố RNM. Dịng nước ngọt mang nhiều phù
sa do các sông, lạch đem ra RNM ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây ngập mặn.
Mặt khác nước ngọt làm giảm độ mặn của nước biển, phù hợp với sự phát triển của
nhiều loại cây trong từng giai đoạn sống nhất định. Khi dòng chảy từ sơng vào
RNM bị giảm hoặc khơng cịn thì mộtt số lồi cây ngập mặn sẽ sống cịi cọc và chết
dân. RNM phát triển tốt ở nơi có độ mặn từ 10 – 250/00. Kích thước cây và số lồi
giảm đi khi độ mặn cao ở khoảng 40 – 800/00, ở nơi độ mặn 900/00 chỉ có vài lồi
mắm sống được, nhưng sinh trưởng rất chậm. Nếu độ mặn quá thấp (<40/00) thì
khơng cịn cây ngập mặn mọc tự nhiên. Mỗi lồi TVNM thích nghi với biên độ mặn
khác nhau [12], [18] . Dựa vào khả năng chịu mặn của các loài thực vật, Phan


Nguyên Hồng (1991) chia cây ngập mặn thành 2 loại: có biên độ muối rộng và biên
độ muối hẹp.
- Lồi có biên độ muối rộng gồm:
+ Nhóm chịu độ mặn cao ( 10 - 350/00 hoặc hơn) gồm một số lồi mắm,

đâng, đưng…
+ Nhóm chịu độ mặn trung bình ( 15 - 300/00) gồm đước, sú…
+ Nhóm chịu độ mặn tương đối thấp (7 - 200/00) gồm trang, vẹt tách, ơ
rơ, quao nước, cốc kèn…
- Lồi có biên độ muối hẹp:
+ Nhóm cây thân gỗ mọng nước, chịu mặn cao (20 - 330/00) gồm bần
trắng, bần ổi.
+ Nhóm cây thân thảo mọng nước, chịu mặn cao (25 - 350/00hoặc hơn)
gồm sam biển, hếp hải nam.
+ Nhóm cây nước lợ điển hình (độ mặn 5 – 150/00 hoặc thấp hơn) gồm
dừa nước, bần chua, mái dầm, na biển… - những cây chỉ thị cho mơi trường nước
lợ.
+ Nhóm cây chịu đất lợ sống trên cạn, độ mặn thấp (1 - 100/00) từ nội
địa phát tán ra vùng đất ẩm ven sông nước lợ.
1.1.3.4. Thể nền
Các cây ngập mặn có thể sống trên thể nền ngập nước định kỳ khác nhau như
sét bùn, bùn cát, cát thô lẫn sỏi đá, bùn ở cửa sông, bờ biển, đất than bùn, san hô.
Tuy nhiên RNM phát triển rộng nhất trên thể nền bùn sét có mùn bã hữu cơ. Loại
đất này thường gặp dọc các bờ biển, các cửa sơng hình phễu và vịnh kín sóng.
Đất RNM do phù sa các sơng mang từ nội địa ra cùng với trầm tích biển do
thủy triều mang vào. Loại đất này phụ thuộc vào nguồn gốc phù sa và trầm tích, nó
rất dễ biến đổi dưới tác động của khí hậu, thủy văn và hoạt động của các sinh vật.
Các RNM vùng Yên Hưng (Quảng Ninh) nhận phù sa từ đất lateritic ở vùng đồi do
các sơng Chanh, Bạch Đằng… chuyển ra cùng với khí hậu khơng thuận lợi nên các
lồi cây ngập mặn ở đây thường thấp bé. RNM ở miền Tây Nam Bộ nhận phù sa


giàu dinh dưỡng của sơng Cửu Long và trầm tích của vùng biển nông nên cây sinh
trưởng tốt. Đất không những có độ mặn cao mà độ kiềm cũng cao do chứa nhiều
loại muối và khoáng. Đất ngập mặn tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng chứa một

lượng lớn sunphit sắt và pyrit khơng có lợi cho cây trồng khi đất khơng đủ độ ẩm
[18], [31].
Sự phân bố của các lồi ngập mặn có liên quan nhiều đến hàm lượng oxy,
sulphua và độ mặn của thể nền. Tóm lại, mơi trường càng thống khí, cây ngập mặn
sinh trưởng càng tốt, nhưng một số lồi cây có rễ thở như mắm (Avicennia) vẫn có
khả năng thích nghi và tồn tại trong điều kiện yếm khí vừa phải.
1.1.3.5. Địa hình
RNM phát triển rộng ở vùng biển nơng, ít sóng gió như trong các vịnh, cửa
sơng hình phễu, sau các mũi đất, eo biển hẹp hoặc dọc có các đảo che chán ở ngồi
(bờ biển Quảng Nình). Dọc bờ biển miền Trung hầu như khơng có RNM do bờ biển
hẹp, sâu, khúc khuỷu, chịu ảnh hưởng mạnh của bão. Ở đây, RNM chủ yếu chỉ có
trong các cửa sơng, trong các đầm phá hoặc vũng vịnh ven biển. Vùng tam giác
châu cửa các sông lớn là môi trường tốt nhất cho RNM [31].
1.1.4. Vai trị của rừng ngập mặn
Hầu hết các sinh vật nói chung và hệ TVNM sống trong RNM đều hữu ích và
được con người sử dụng. Vì thế, RNM đóng vai trị rất quan trọng đối với mơi
trường biển, đa dạng sinh học, chống biến đổi khí hậu và có liên quan mật thiết đối
với đời sống con người.
a.

Bảo tồn đa dạng sinh học cho vùng biển ven bờ

Hệ sinh thái RNM có mức đa dạng sinh học rất cao, sinh vật sống trong RNM
khơng những có số lượng lồi đơng mà trong nội bộ mỗi lồi có những biến dị
phong phú để thích nghi với những nơi ở khác nhau, nguồn sống khác nhau và điều
kiện sống biến đổi phức tạp. Tính đa dạng về thành phần lồi, nhất là đa dạng di
truyền tạo cho sinh vật của RNM sống ổn định trong môi trường thường xuyên biến
động của bãi triều, đồng thời giúp cho chúng tham gia vào bậc dinh dưỡng khác
nhau của hệ thống các xích thức ăn, nhằm khai thác tối đa nguồn năng lượng vật



chất dưới dạng sản phẩm sơ cấp được phức hợp của RNM tạo ra trong quá trình
quang hợp. Bởi vậy mà RNM là nơi lưu trữ nguồn gen giàu có và giá trị không chỉ
cho các hệ sinh thái trên cạn mà cho cả vùng biển ven bờ [12], [18].
b.

Phòng chống xói mịn, sạt lở

Rừng ngập mặn đóng vai trị quan trọng trong bảo vệ bờ biển và cửa sông.
TVNM có bộ rễ phát triển, bao gồm rễ cọc và hệ rễ phụ mọc xung quanh nên có tác
dụng giữ lại phù sa, hạn chế xói mịn, sạt lở, và tác hại của bão đối với hệ thống đê
biển, giúp phân tán bớt năng lượng của sóng, gió và thuỷ triều, hạn chế quá trình
xâm thực bờ biển, hệ rễ của các lồi TVNM có vai trị điều tiết dịng chảy và lưu
lượng nước đi qua RNM. Bên cạnh đó, RNM cịn có vai trị quan trọng trong việc
ổn định bờ biển và thúc đẩy quá trình bồi đắp phù sa, mở rộng các rìa châu thổ và
các cửa sơng [18].
c.

Phịng chống biến đổi khí hậu

RNM giúp lọc bỏ các chất phú dưỡng, trầm tích và chất ơ nhiễm ra khỏi đại
dương và sơng ngịi, tạo mơi trường dinh dưỡng cho các loài thủy sinh sử dụng,
đảm bảo cân bằng các thành phần lý tính của đất, giúp cho mơi trường đất ngập
nước khơng bị biến đổi về tính chất. RNM phân giải, chuyển hóa, hấp thụ các chất
độc hại bằng các q trình sinh hóa phức tạp, RNM được ví như một nhà máy sinh
học khổng lồ, nó khơng chỉ hấp thụ khí CO2 do hoạt động cơng nghiệp và sinh hoạt
thải ra, mà còn sinh ra một lượng O2 rất lớn, làm cho bầu khơng khí trong lành.
Bảo tồn RNM có giá trị to lớn về nhiều mặt trước sự đe dọa của biến đổi khí
hậu, giúp giảm thiểu tới 50% năng lượng tác động của sóng biển, ngăn ngừa nước
biển dâng cao, góp phần quan trọng bảo vệ dân cư cũng như hạ tầng cơ sở ven biển

[18].
d.

Nơi ươm giống, cư trú, cung cấp thức ăn của các lồi động vật

RNM là mơi trường thích hợp cho các loài thủy sản, chúng tạo nên hệ sinh
thái độc đáo và giàu có về mặt năng suất sinh học. RNM giữ vai trò quan trọng
trong việc ươm ấu trùng của nhiều loài sinh vật biển, cung cấp nơi cư trú cho các
loài thủy sản, những phần thân cây ngập mặn là giá thể của nhiều loài thủy sinh vật


và nhuyễn thể. Đồng thời, RNM còn là nơi cư ngụ của các loài động vật hoang dã
như chim, thú, bò sát, lưỡng cư. RNM sản sinh nhiều lượng mùn bã, là nền tảng của
chuỗi thức ăn đặc trưng của vùng ven biển cửa sông [18].
e.

Cung cấp sản phẩm cho con người

RNM được coi là hệ sinh thái có năng suất sinh học rất cao, đặc biệt là nguồn
lợi thủy sản. RNM là nơi cung cấp nguồn lương thực và thực phẩm như tôm, cua,
ốc và các sản phẩm từ thực vật,… Bên cạnh đó, RNM cịn cung cấp cho các vùng
ven biển những nhu cầu cấp thiết như gỗ xây nhà, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chất
đốt, thức ăn gia súc,… [18]
Hơn nữa, RNM cịn có giá trị rất lớn trong việc phát triển nghiên cứu khoa
học, tham quan du lịch sinh thái, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỪNG
NGẬP MẶN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình nghiên cứu rừng ngập mặn
1.2.1.1. Trên thế giới
RNM phân bố chủ yếu ở các vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và một vài loài

ở vùng á nhiệt đới (FAO, 1994). RNM được ước tính chiếm 75% bờ biển nhiệt đới
và á nhiệt đới trong khoảng từ 300 vĩ tuyến Nam đến 300 vĩ tuyến Bắc, đặc biệt có
diện tích lớn nhất nằm trong vùng từ 100 vĩ độ Bắc đến 100 vĩ độ Nam [4].
Theo tài liệu của IUCN (1983) thì diện tích RNM trên thế giới là 168.810 km2.
Trong khi đó theo nghiên cứu của Hutchings và Seanger (1987) thì cho rằng diện
tích rừng ngập mặn trên thế giới là 154.290 km2, trong đó 62.460 km2 phân bố vùng
nhiệt đới ở Châu Á và Châu Úc, 57.810 km2 nằm vùng Châu Mỹ nhiệt đới và
34.020 km2 ở Châu Phi. Tuy nhiên, theo tài liệu của Mark Spalding (1997) thì tồn
thế giới có khoảng 181.000 km2 hệ sinh thái rừng ngập mặn và theo ước tính gần
đây thì con số này hiện giảm xuống dưới 15.000 km2 (FAO, 2006) [12], [18], [46].
Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu về sự phân bố và phân vùng RNM trên thế
giới chưa có sự thống nhất và được lý giải là do mỗi tác giả sử dụng phương pháp
điều tra cũng như thời gian công bố khác nhau (Field, 1996). Mặt khác, diện tích


RNM luôn bị biến đổi do tác động của con người như hoạt động khai thác gỗ và sản
xuất củi đốt (Walsh, 1974; Husein, 1995; Semesi, 1998), cải tạo nuôi trồng thủy sản
và xây dựng hồ muối (Terchunian và cs, 1986; Primavera, 1994), hay việc khai thác
gây ô nhiễm và đắp đập ngăn sông làm thay đổi độ mặn của nước (Lewis, 1990;
Wolanski, 1992). Và đặc biệt là các sự cố tràn dầu đã ảnh hưởng đáng kể đến rừng
ngập mặn (Ellison và Farnsworth, 1996), tuy nhiên có ít tài liệu trên thế giới đề cập
đến vấn đề này (Burns và cs, 1994) [18].
Tài liệu sớm nhất về RNM xuất hiện từ năm 325 trước công nguyên, nghiên
cứu về RNM ở bờ biển vịnh Persian thuộc A-rập. Tuy nhiên, những nghiên cứu thời
kỳ đó tập trung chủ yếu đến những cây thuộc chi đước (Rhizophora). Sau này, có
nhiều cơng trình nghiên cứu về nhiều chi thực vật hơn.
Vào cuối thập niên 70, một số nước đã trở thành trung tâm nghiên cứu hệ sinh
thái này như Mỹ, Nam Phi, Ấn Độ, Maylasia, Australia… với những hướng nghiên
cứu đặc trưng riêng như ở Florida chủ yếu tập trung vào sinh thái thực vật, sinh lý,
năng suất sinh học; ở Ấn Độ nghiên cứu sinh lý thực vật và thảm thực vật; ở

Malaysia tập trung vào nghiên cứu quản lý rừng và sinh thái động vật; còn Australia
tập trung vào sinh thái và hệ động vật [12].
Rollet (1981) đã thống kê được 5658 tài liệu trên thế giới có liên quan đến hệ
sinh thái rừng ngập mặn [50]. Bên cạnh nghiên cứu về diện tích RNM thì hướng
nghiên cứu về số lượng, thành phần loài và phân bố loài động thực vật cũng được
đẩy mạnh.
Theo Wash (1974), RNM trên thế giới được phân thành 2 nhóm chính:
- Nhóm RNM vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương: gồm Nam Nhật Bản,
Philippines, Đơng Nam Á, Ấn Độ, bờ biển Hồng Hải, Đông Phi, Australia, New
Zealand, quần đảo Nam Thái Bình Dương đến đảo Xamoa. Số lượng loài cây ngập
mặn ở đây khoảng 40 loài.
- Nhóm RNM vùng Tây Phi – Châu Mỹ, bao gồm bờ biển Châu Phi ở Châu
Đại Dương, quần đảo Galapagos và Châu Mỹ. Số lượng lồi nhóm này khoảng 10
lồi.


Và theo Tonlinson, quần xã rừng ngập mặn cũng được chia thành 2 nhóm
khác nhau. Phía Đơng tương ứng vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, với số lồi đa
dạng và phong phú. Phía Tây gồm bờ biển nhiệt đới Châu Phi, Châu Mỹ ở cả Đại
Tây Dương và Thái Bình Dương có số lượng lồi ít, ước tính chỉ bằng 1/5 so với
phía Đơng.
Trong hai nhóm chính đó thì vùng Ấn Độ - Malaysia được xem là trung tâm
phân bố của loài cây ngập mặn. Khu hệ thực vật này rất phong phú về thành phần
loài, mật độ, diện tích phân bố. Đặc biệt, ở các nước thuộc Đơng Nam Á như Việt
Nam, Thái Lan, Inđơnêxia, Malaysia do có lượng mưa lớn và giàu phù sa nên RNM
rất phát triển. Tuy việc nghiên cứu hệ sinh thái RNM ở các nước trong khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương được chú trọng đẩy mạnh nhằm phục hồi, phát triển
RNM nhưng theo phong trào ni trồng thủy hải sản thì diện tích RNM bị thu hẹp
nhanh chóng.
Các nghiên cứu trên thế giới cũng đã xác định thành phần thực vật tạo nên

rừng ngập mặn gồm khoảng 80 loài thực vật thuộc 30 chi, hơn 20 họ, trong đó có 59
lồi TVNM chính thức và 21 lồi gia nhập rừng ngập mặn. Đây là những thực vật
có đặc điểm thích nghi hình thái, sinh lý, sinh sản phù hợp với mơi trường ngập
mặn, thiếu khơng khí và đất khơng ổn định [12].
Theo một số tác giả thì sự phân bố RNM ngày nay cho thấy khu vực giữa
Malaysia và Bắc Úc là trung tâm tiến hóa của TVNM (Frank, 2004). Tuy nhiên,
trên cơ sở phân tích hóa thạch thì một số tác giải lại cho rằng trung tâm này ở Tây
Nam và Bắc Úc tới Papua New Guinea, với khoảng 30 loài cây gỗ và cây bụi thuộc
14 họ thực vật có hoa trong khu hệ thực vật RNM. Ngồi ra trong RNM cịn có 10
lồi thuộc 8 họ dây leo, bì sinh hoặc dưới tán và khoảng 10 – 15 lồi phát triển tốt ở
những vùng nội địa đơi khi lại gặp trong quần xã RNM. Một số các loài thực vật
khác như tảo, cỏ biển cũng thấy trong quần xã RNM nhưng hầu hết các lồi này
khơng phải chỉ trong RNM mới có [12].


Về quản lý RNM, hiện nay người ta tiến hành phân chia rừng theo những mục
đích khác nhau để dễ dàng hơn trong quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng
và đất RNM.
Tóm lại, RNM trên thế giới phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển nhiệt đới và
á nhiệt đới, chỉ có một số ít phân bố ở các khu vực phía Bắc và Nam bán cầu do có
các yếu tố thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ngập mặn. Và sự phân
bố thành phần lồi khơng đồng đều giữa các khu vực. Mặc dù chỉ chiếm diện tích
nhỏ so với loại rừng khác nhưng RNM đóng vai trị to lớn đối với môi trường, đời
sống con người và các sinh vật khác. Hiện nay số liệu về diện tích rừng ngập mặn
chưa có sự thống nhất và có dấu hiệu suy giảm về diện tích là do chi phối bởi
phương pháp điều tra, thời gian công bố nghiên cứu và tác động của con người.
1.2.1.1. Việt Nam
Dựa vào các yếu tố địa lý, khảo sát thực địa và một phần kết quả viễn thám,
Phan Nguyên Hồng (1970, 1991, 1993, 1996) đã chia RNM Việt Nam ra làm 4 khu
vực khác nhau như sau:

- KV I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn.
- KV II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trường.
- KV III: Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trường đến Vũng Tàu.
- KV IV: Ven biển Nam Bộ, từ Vũng Tàu đến mũi Nải và Hà Tiên.
Tuy nhiên, trong một số đề án nghiên cứu, dựa trên các kết quả nghiên cứu về
đặc điểm của các kiểu rừng ngập mặn, điều kiện tự nhiên, địa lý và kinh tế xã hội,
để thuận lợi trong việc quản lý và thực hiện đề án đó thì có thể chia thành 5 vùng,
cụ thể như sau [26]:
- Vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh và đồng bằng Bắc Bộ (QN&ĐBBB), gồm 5
tỉnh (Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình),
- Vùng ven biển Bắc Trung Bộ (BTB), gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên –Huế).
- Vùng ven biển Nam Trung Bộ (NTB): gồm 6 tỉnh ( Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n và Khánh Hịa).


- Vùng ven biển Đông Nam Bộ (ĐNB) gồm 5 tỉnh (Ninh Thuận, Bình Thuận,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh).
- Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 7 tỉnh (Tiền Giang,
Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau).
Theo Paul Maurand (1943), RNM Việt Nam phân bố khá rộng ở vùng ven
biển và cửa sông từ Bắc vào Nam, trừ một số đoạn bờ biển dốc, ít phù sa ở miền
Trung. Với vị trí nằm gần trung tâm giống Malaysia – Inđônêsia, cùng với các nhân
tố sinh thái thuận lợi nên RNM Việt Nam khá đa dạng về số lượng loài và phong
phú về cấu trúc. Mặc dù RNM ở Việt Nam được hình thành lâu đời, gắn bó chặt chẽ
với đời sống của người dân, nhưng phải đến giai đoạn năm 1943 mới có những số
liệu bước đầu.
Bảng 1.1. Diện tích RNM Việt Nam từ năm 1943 - 2008
Năm
1943

1962
1975
1983
2000
2006
2008
408.500 290.000 286.400 252.000 155.290 155.000 209.740
Diện
tích (ha)
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2008)
Qua bảng trên cho thấy RNM nước ta đang có biến động theo thời gian. Giai
đoạn từ năm 1943 – 1962, RNM có xu hướng giảm nhanh chóng do ảnh hưởng của
chiến tranh. Giai đoạn từ năm 1962 – 2000, RNM tiếp tục suy giảm do người dân
lấy đất canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Giai đoạn 2000
đến nay, diện tích RNM của nước ta có xu hướng tăng lên do một số dự án trồng
rừng của chính phủ và Hội chữ thập đỏ được triển khai.
Bảng 1.2. Diện tích và phân bố RNM Việt Nam
Vùng
Cộng
37.651

Diện tích có RNM (ha)
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
19.745
17.905

Quảng Ninh và đồng bằng
Bắc bộ
Bắc Trung Bộ

1.885
564
1.321
Nam Trung Bộ
2
2
Đông Nam Bộ
41.666
14.898
26.768
Đồng bằng sông Cửu Long
128.537
22.400
106.137
Tồn quốc
209.741
57.610
152.131
(Nguồn: Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thôn, 2008)


×