Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Nghiên cứu hiện trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về rác thải nhựa tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 90 trang )

aTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

LÊ THỊ TRANG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG VỀ RÁC
THẢI NHỰA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Chuyên ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã ngành

: D850101

Người hướng dẫn

: 1. Ths. Nguyễn Thị Hoài Thương
2. Ths.Hoàng Quốc Lâm

HÀ NỘI, NĂM 2019
1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng bản thân và được sự hướng dẫn
khoa học của Ths. Nguyễn Thị Hoài Thương, Ths. Hoàng Quốc Lâm và PGS.TS
Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung


thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các
bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu
thập từ các nguồn khác nhau và có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát
hiện có bất kỳ sự gian lận nào, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung
nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 nă
Tác giả

Lê Thị Trang

2


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tồn thể Q thầy cơ
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Quý thầy cô khoa Môi trường
đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập
và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến cơ giáo Ths. Nguyễn Thị Hồi Thương
và Ths. Hoàng Quốc Lâm, PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã nhiệt tình hướng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã rất cố gắng để hồn thành báo cáo bằng sự nhiệt tình và trách
nhiệm của mình, song khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong
nhận được những sự giúp đỡ, góp ý và thơng cảm từ q thầy cơ. Cuối cùng, em xin
kính chúc q thầy cơ thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Em xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2
Sinh viên thực hiện


Lê Thị Trang

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BDKH

Biến đổi khí hậu

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

HUNRE

: Hanoi Univerrsity of NaturalnResources and Environment

QLDD

: Quản lý Đất đai

RTN


: Rác thải nhựa

SV

: Sinh viên

TN&MT

: Tài nguyên và Môi Trường

TTMT

: Truyền thông Môi trường


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một vấn đề nóng hiện nay trên tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
là tình trạng ơ nhiễm mơi trường sinh thái do rác thải nhựa từ các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa
trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ
hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay khơng chỉ là địi hỏi cấp
thiết đối với các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà đó cịn là trách nhiệm của cả hệ

thống chính trị và của tồn xã hội.
Với tính chất linh hoạt, nhẹ, bền, dễ sử dụng và tương đối rẻ tiền, vật liệu
nhựa đã trở nên quen thuộc trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, với người
tiêu dùng. Tại các khu chợ truyền thống, cửa hàng hay ở các siêu thị, hàng ngày đều
dễ bắt gặp hình ảnh người mua hàng cầm trên tay hay treo trên xe các loại túi nilon
nhiều màu sắc đựng đủ loại hàng hóa, từ thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau đến
các loại đồ ăn chín …tất thảy đều có nguồn gốc từ nhựa. Nhưng nhựa lại là thứ quá
bền và rất chậm biến chất. Sự ưa chuộng của con người đối với các sản phẩm nhựa
trở thành hiểm họa khôn lường với môi trường.
Từ chỗ tiện lợi của việc sử dụng túi nilon, lượng túi nilon, đồ nhựa dùng một
lần như hộp xốp, ống hút ngày một gia tăng vương vãi khắp các ngõ ngách đến
những con đường quốc lộ. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần tương đương với
trọng lượng của toàn bộ dân số tồn cầu.
Mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương; Ước tính năm
2025 số lượng rác thải nhựa này sẽ tăng lên 20 lần, tức là khoảng 160 tấn nhựa [1].;
Trên thực tế, đa số cộng đồng, người dân đều biết việc sử dụng túi nylon là có hại
cho mơi trường nhưng họ vẫn dùng và việc sử dụng này ngày càng nhiều. Chỉ một
phần nhỏ trong số rác thải nhựa nói trên được thu gom, tái chế, cịn lại được chơn
lấp cùng với rác thải hoặc vứt bỏ ở khắp nơi. Rác thải nhựa trở thành nỗi lo và thách
thức lớn đối với môi trường sống làmmôi trường tiếp tục ô nhiễm và suy thoái;

8


Chính sự nhận thức và sự thiếu ý thức và thái độ của con người là một trong những
nguyên nhân chính của tình trạng trên.
Từ đó, một vấn đề đặt ra là phải tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi
trường về rác thải nhựa trong đại bộ phận người dân trong đó học sinh, sinh viên là
đối tượng cần được ưu tiên. Vì học sinh, sinh viên là đối tượng dễ tiếp cận, dễ tiếp

thu tới vấn đề nhanh và có thời gian tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, với
số lượng đông đảo là thành phần tri thức của xã hội. Truyền thơng mơi trường nói
chung và truyền thơng mơi trường về rác thải nhựa nói riêng đang ngày càng được
chú ý và từng bước khẳng định vai trị của mình trong việc nâng cao nhận thức cộng
đồng về nghĩa vụ, trách nhiệm cá nhân, tập thể đối với cơng tác bảo vệ mơi trường
nói chung và công tác bảo vệ môi trường về vấn đề rác thải nhựa nói riêng. Truyền
thơng mơi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của
con người trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt
động bảo vệ mơi trường và khơng chỉ tự mình tham gia mà cịn lơi cuốn những
người khác cùng tham gia, tạo nên những kết quả chung của toàn xã hội.
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là trường đào tạo sinh
viên trong nhiều lĩnh vực với nhiều khoa như: Môi trường, Quản lý đất đai, Kinh tế
tài nguyên và Mơi trường,… trong đó mơi trường là lĩnh vực trọng tâm, được nhà
trường chú trọng đào tạo, công tác truyền thông về bảo vệ môi trường rất được nhà
trường quan tâm, song công tác truyền thông về rác thải nhựa chưa được quan tâm
phổ biến rộng rãi trong toàn bộ sinh viên trong nhà trường.
Từ thực tế trên, là một sinh viên của trường Đại học Tài nguyên và Mơi
trường nhằm tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả truyền thơng về rác thải nhựa
nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra, tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
truyền thông về rác thải nhựa tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội”.

9


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng công tác truyền thông môi trường về rác thải
nhựa tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về rác thải từ

nhựa tại Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường Hà Nội góp phần bảo vệ môi
trường.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng các hoạt động truyền thông về rác thải nhựa tại Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Đánh giá hiệu quả chương trình truyền thơng rác thải nhựa Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về rác thải
nhựa tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

10


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CÚU
1.1. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Trường đại học TN&MT Hà Nội là trường Đại học trực thuộc Bộ Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội. Cơ sở chính của trường nằm tại số 41A đường Phú Diễn,
phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. (HUNRE, 2019)

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí trường ĐH
TN&MT Hà Nội
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Hình 1.2. Trường ĐH TN&MT Hà
Nội

Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tên Tiếng Anh là Hanoi
Univerrsity of NaturalnResources and Environment (HUNRE), là một trường Đại
học trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Hà Nội. HUNRE thành lập ngày 23

tháng 08 năm 2010 theo quyết định số 1583 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở
nâng cấp từ trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Trường là cơ sở
đào tạo đa nghành với nhiệm cụ đòa tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho
quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở trình độ cao học, đại học,
cao đẳng, từ trung ương, địa phương, các doanh nghiệp đến cộng đồng (HUNRE,
2019).
Trường có 12 Khoa, 03 Bộ mơn, 09 Phịng chức năng và 01 Ban, 08 Trung
tâm và một Trạm y tế với hơn 8.000 sinh viên, học viên ở các trình đọ khác nhau.
Đội ngũ Cán bộ, Giảng viên của Nhà trường là 541 với 391 Giảng viên, trong đó có
11 Phó Giáo sư, 66 Tiến sỹ, 290 Thạc sỹ (NCS) và 24 Cử nhân.
Hiện tại, Trường đang đào tạo ở bậc Đại học với 16 nghành: Công nghệ kỹ
thuật môi trường; Khí tượng thủy văn biển; kế tốn; Quản lý tài nguyên nước; Kỹ

11


thuật trắc địa bản đồ; Quản lý đất đai; Khí tượng học; Thủy văn; Công nghệ thông
tin; Quản lý tài nguyên và môi trường; Kỹ thuật địa chất; Quản lý biển; Biến đổi khí
hậu và phát triển bền vững; Kinh tế tài nguyên thiên nhiên; Khoa học đất; Quản trị
Dịch vụ du lịch và lữ hành. Trường đào tạo thạc sỹ với 7 nghành: Khoa học Môi
trường; Kỹ thuật trắc địa - Bản đồ; Thủy văn; Quản lý Đất đai; Khí tượng và Khí
hậu học; Quản lý tài ngun mơi trường và Kế toán.
Trong những năm nhà trường đã gặt hái nhiều thành tích, nhiều năm liền đạt
huân chương lao động do nhà nước trao tặng, năm 2012 Huân chương Hữu nghị của
Nhà nước CHDCND Lào trao tặng, năm 2013 nhận được Huân chương Lao động
Hạng Ba và năm 2015 nhận được huân chương lao động Hạng Nhì.
Sinh viên học tại Trường Đại học TN&MT Hà Nội không chỉ được trang bị
kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực chuyên nghành mà hơn cả là được nâng cao nhận
thức và ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Trong những năm qua nhà trường đã
phối hợp cùng với đoàn thanh niên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nâng cao

nhận thức của các sinh viên như tổ chức lễ mít tinh ngày môi trường, hưởng ứng giờ
Trái Đất, cuộc thi mang tính sáng tạo của sinh viên như tái chế vật dụng, văn nghệ
truyền thông về môi trường.
1.2. Truyền thông và một số khái niệm có liên quan
1.2.1. Thơng tin, tun truyền
Khái niệm Thông tin: là phổ biến những tin tức, thơng đến các cá nhân,
nhóm, tổ chức. Phương tiện phổ biến có thể là sách báo, loa, radio, TV… trong
thơng tin người ta ít hoặc khơng quan tâm đến mức độ tiếp thu và phản ứng của
người nhận.

Tuyên truyền là việc truyền thông tin một chiều đến người nhận nhằm tác
động đến quan diểm của họ và kêu gọi họ chấp nhận thực hiện một hành vi nào đó.
Các hình thức tuyên truyền là: báo chí, đài phát thanh, tivi, phân phát tranh cổ động,
giảng bài [4].

12


1.2.2. Truyền thơng, các hình thức truyền thơng
Có nhiều định nghĩa về truyền thông: Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn
“Truyền thông đại chúng” đưa ra định nghĩa: Truyền thông là sự trao đổi thông điệp
giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết
lẫn nhau [5]. Các tác giả cuốn “Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản” đưa ra
một định nghĩa chung nhất như sau: Truyền thơng là q trình liên tục trao đổi
thơng tin, tư tưởng, tình cảm..., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều
người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh
hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã
hội [3]. Trong cuốn “Sổ tay truyền thông” do Trung tâm Đào tạo và Truyền thông
môi trường, Tổng cục Môi trường cho rằng: Truyền thông là việc truyền thông tin
hai chiều trong đó bên truyền tin cố gắng cung cấp thơng tin và kêu gọi thay đổi

hành vi, còn bên nhận tin sẽ cung cấp một số phản hồi như là kết quả của việc nhận
tin. Các phản hồi này có thể được thực hiện thông qua hội thoại hoặc hoạt động [6].
Theo PGS-TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội: Truyền thông là một công cụ thiết yếu để đạt được các mục tiêu của chính
sách hay một dự án và địi hỏi một cách tiếp cận có hệ thống được lên kế hoạch từ
trước, liên quan đến các bên liên quan và đặc biệt là những người chịu ảnh hưởng
của chính sách hay dự án [2].
Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông:
Nguồn: Là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng q trình truyền
thơng;
Thơng điệp: Là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng
tiếp nhận thơng tin;
Kênh truyền thơng (cịn gọi là hình thức/biện pháp): Là các phương tiện, con
đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận;
Người nhận: Là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thơng điệp trong q
trình truyền thơng;
Phản hồi: Là thơng tin ngược, là dịng chảy của thơng điệp từ người nhận trở
về nguồn phát;

13


Nhiễu: Là yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin trong q trình truyền
thơng [6].
Về mặt hình thức truyền thông: Truyền thông gồm 2 loại , đầu tiên là truyền
thông trực tiếp: được thực hiện giữa người với người, mặt đối mặt. Thứ 2, truyền
thông gián tiếp: Được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông như sách
báo, loa, radio, TV…
Có 3 kênh truyền thơng chính [4]:
Truyền thơng cho cá nhân: Phỏng vấn, đối thoại, điện thoại, gửi thư, v.v…;

Truyền thơng cho nhóm: Họp, thảo luận, hội thảo, tập huấn, cổ động có thảo
luận, v.v…;
Truyền thơng đại chúng: Phương tiện điện tử (truyền hình và radio), báo chí,
trang web, sách, điện ảnh, phát thanh, quảng cáo, băng đĩa, v.v….
Chiến lược truyền thông: Là sự kết hợp nhiều yếu tố truyền thông sao cho
tiếp cận với các đối tượng một cách hiệu quả nhất nhằm đạt được các mục tiêu
truyền thông đã đề ra. Chiến lược truyền thông bao gồm các yếu tố: thông điệp,
cách tiếp cận và kênh truyền thơng [6].

Hình 1.3 Các bước để đạt mục tiêu truyền thơng
Tóm lại: truyền thơng là q trình trao đổi thơng tin, ý tưởng, tình cảm, suy
nghĩ, thái độ, kinh nghiệm giữa hai hay một nhóm người với nhau để tạo ra một sự

14


đồng thuận cao hơn, một sức mạnh lớn hơn. Truyền thơng đóng một vai trị quan
trọng trong lập chương trình hay xác định dự án, ban hành, thực thi, kiểm sốt, đánh
giá chính sách hoặc dự án và duy trì sự điều khiển. Ở mỗi phần khác nhau của một
dự án, một chiến lược hay chính sách, truyền thơng có những vai trò khác nhau.
Điều quan trọng là cần xác định dự án, chiến lược, chính sách đang ở giai đoạn nào
để có những hoạt động truyền thơng thích hợp.
1.3. Truyền thông môi trường
Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác hai chiều giúp cho các
đối tượng tham gia được cùng chia sẻ với nhau các thông tin về môi trường nhằm
đạt được những hiểu biết chung nhất về các chủ đề mơi trường có liên quan, từ đó
nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm trong BVMT của mỗi cá nhân cũng như
tập thể. Truyền thông mơi trường góp phần cùng với giáo dục mơi trường nâng cao
nhận thức và thay đổi thái độ của người dân về vấn đề mơi trường, xác định tiêu chí
và hướng dẫn cách lựa chọn hành vi mơi trường có tính bền vững [6].

Giáo dục mơi trường là q trình phát triển một cộng đồng dân cư có nhận
thức rõ ràng và quan tâm đến môi trường cũng như các vấn đề liên quan, có kiến
thức, kỹ năng, động cơ và sẵn sàng làm việc độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải
pháp cho những vấn đề hiện tại và phịng chống các vấn đề có thể nảy sinh trong
tương lai [6].
Trun thơng mơi trường góp phần cùng với giáo dục mơi trường chính khóa
và ngoại khóa nhằm đạt được các 3 mục tiêu sau: nâng cao nhận thức của người dân
về vấn đề môi trường, thay đổi thay độ của người dân về vấn đề môi trường và xác
định tiêu chí và hướng dẫn cách lựa chọn hành vi mơi trường có tính bền vững.
1.3.1. Các hình thức truyền thông môi trường
Giao tiếp giữa các cá nhân và nhóm nhỏ: Giao tiếp, trao đổi thơng tin giữa
các cá nhân và nhóm nhỏ cho phép các cuộc đối thoại sâu, cởi mở và có phản hồi.
Phương pháp này tỏ ra thích hợp với việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp với địa
phương, giải thích các vấn đề phức tạp, thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng tới nhóm
đối tượng, và đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp đánh giá hiệu quả của một chiến
dịch truyền thông môi trường.

15


Họp cộng đồng – hội thảo: Các cuộc họp cộng đồng (tổ dân phố, nhóm,
phường, trường học, cơ quan...) thuận lợi cho việc bàn bạc và ra quyết định về một
số vấn đề của cộng đồng. Hội thảo thường giải quyết một vấn đề sâu hơn một cuộc
họp thông thường.
Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Các phương tiện
thơng tin đại chúng (truyền hình, báo chí, phát thanh, internet, facebook, phim
ảnh...) có khả năng tiếp cận một phạm vi đối tượng rất rộng và có uy tín cao trong
việc phổ biến, tuyên truyền các nội dung của chiến dịch truyền thông môi trường.
Chiến dịch truyền thông môi trường là một đợt hoạt động tập trung, đồng bộ,
phối hợp nhiều phương tiện truyền thông, các kênh truyền thông nhằm truyền tải

các thông điệp cần thiết để tác động đến một hay nhiều nhóm đối tượng. Chiến dịch
truyền thơng môi trường được tổ chức trong một thời gian ngắn tập trung vào một
nội dung ưu tiên, có tác dụng phát huy thế mạnh của các tổ chức BVMT, các ngành,
các cấp, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, gây tác động mạnh đến nhóm đối
tượng truyền thơng.
Triển lãm và trưng bày: Triễn lãm mơi trường có quy mô rất khác nhau, từ các
cuộc triển lãm lớn cho đến các vật trưng bày nhỏ lẻ đặt tại các vị trí đơng người.
Khơng nhất thiết phải có nhân viên thuyết minh và trong nhiều trường hợp, tự thân
vật trưng bày đã dễ hiểu và nói lên những điều cần truyền thơng.
Câu lạc bộ mơi trường: Hình thức Câu lạc bộ môi trường rất phù hợp với các
đối tượng thanh, thiếu niên và các cụ đã về hưu. Câu lạc bộ bảo tồn hoặc các Hiệp
hội bảo tồn cũng là những dạng đặc biệt của Câu lạc bộ môi trường. Những câu lạc
bộ này có khả năng thu hút sự tham gia các các thành viên trong cộng đồng vào các
vấn đề bảo vệ mơi trường rất có hiệu quả.
Nhân các sự kiện đặc biệt: Ngày Môi trường thế giới (ngày 5/6), Tuần lễ Biển
và Hải đảo, Tuần lễ Nước sạch - Vệ sinh môi trường, Ngày Trái đất, Chiến dịch làm
cho cho thế giới sạch hơn, v.v... là những sự kiện đặc biệt. Các sự kiện này sẽ tăng
thêm nhận thức của cộng đồng, thu hút sự chú ý của cộng đồng về vấn đề liên quan
với sự kiện. Sự có mặt của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Trung ương hay địa
phương làm tăng tính thuyết phục của hoạt động truyền thông môi trường.

16


Tổ chức các cuộc thi về mơi trường: Có nhiều hình thức thi: thi viết, sáng tác
ca khúc, thi vẽ, thi tuyên truyền viên, thi ảnh...; tuỳ đối tượng dự thi là người lớn
hay trẻ em mà đề ra tiêu chuẩn cho phù hợp.
1.3.2. Vai trị của truyền thơng mơi trường
Truyền thơng mơi trường có 3 vai trị chính trong công tác quản lý môi
trường: đầu tiên, thông tin cho đối tượng cần truyền thơng biết tình trạng quản lý

mơi trường và bảo vệ môi trường nơi họ sinh sống, từ đó lơi cuốn họ cùng quan tâm
đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.Thứ hai, huy động các kinh nghiệm, kỹ
năng, bí quyết của tập thể và cá nhân vào các chương trình, kế hoạch hố bảo vệ
mơi trường. Cuối cùng, thương lượng, hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp
về môi trường giữa các cơ quan và trong cộng đồng. Vì thế chúng ta cần phải truyền
thơng mơi trường vì:
Lý do thứ nhất đó là mỗi người có một cách nhìn nhận khác nhau về cùng
một sự vật, hiện tượng, hoạt động truyền thông môi trường sẽ thống nhất quá trình
nhận thức của cả cộng đồng. Truyền thông môi trường là sự trao đổi để làm bớt sự
khác nhau trong nhận thức của cộng đồng. Nhất nguyên luận: Thực tiễn không tồn
tại độc lập với người quan sát mà đồng nhất với người quan sát, nó xuất hiện tùy
theo cách nhìn của người quan sát. Đó là nguyên nhân của sự không đồng nhất
trong nhận thức - thái độ và hành vi của con người trước một vấn đề thực tế. Truyền
thông môi trường là cách gạt bỏ những khác biệt trong cách nhìn nhận vấn đề của
mỗi người trong cộng đồng. Sự giống nhau trong cách nhìn nhận vấn đề chỉ xuất
hiện do học tập.
Thứ hai nếu khơng có truyền thơng mơi trường đến những người hưởng lợi
hoặc có liên quan thì các chương trình, dự án về môi trường thường đem lại kết quả
hạn chế, vì những sự đổi mới và giải pháp của dự án hay chương trình đưa ra khơng
được những người có liên quan hiểu rõ và cùng tham gia.
Đó là lý do tại sao truyền thông môi trường phải chú ý vào thảo luận, phản
hồi, chia sẻ kinh nghiệm, lặp lại, phải lấy đối tượng truyền thông làm trung tâm.
1.3.3. Mục tiêu của truyền thông môi trường
Nâng cao nhận thức của cơng dân về BVMT và các chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT, từ đó

17


thay đổi thái độ, hành vi đối với môi trường, tạo lập cách ứng cử thân thiện với môi

trường, tự nguyện tham gia các hoạt động BVMT.
Phát hiện các tấm gương, mơ hình tốt, đấu tranh với các hành vi, hiện tượng
tiêu cực xâm hại đến môi trường.
Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lưới truyền thơng mơi trường, góp phần
thực hiện thành cơng xã hội hố cơng tác BVMT
1.4. Rác thải nhựa và một số khái niệm liên quan
1.4.1. Một số khái niệm về nhựa và rác thải nhựa
Nhựa (plastic)
Nhựa khơng có trong thiên nhiên mà do con người chế tạo ra.
Nhựa là các chất dẻo hoặc các hợp chất cao phân tử được tổng hợp từ dầu
hỏa hoặc các chất từ khí tự nhiên.
“Nhựa” là tên gọi chung cho rất nhiều loại chất dẻo, mỗi loại có những đặc
tính và chức năng khác nhau.
Rác thải nhựa
Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường.
Bao gồm nhiều loại chai lọ nhựa, túi đựng nhựa hay đồ chơi cũ làm từ nhựa, túi
nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần,… Như vậy rác thải nhựa là tất cả rác thải làm
từ nhựa phát sinh trong hoạt động sinh hoạt của con người mà chúng ta không dùng
tới và thải ra môi trường xung quanh.
1.4.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa
Chất thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con
người. Hằng ngày chất thải nhựa sinh hoạt được phát sinh từ các nguồn sau:
Chất thải sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch,… Thực phẩm dư thừa
nilon, nhựa, chai nước nhựa, các chất thải nguy hại..
Chất thải nhựa từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui
chơi giải trí, khu văn hóa..
Chất thải nhựa sinh hoạt từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học…
Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong các cơng trình…

18



1.4.3. Mối nguy hại của rác thải nhựa
Hiện nay có rất nhiều người đang hằng ngày đưa vào cơ thể những chất độc
hại bằng việc sử dụng đồ nhựa. Mọi người đều biết đồ dùng nhựa có giá thành rẻ và
bền. Thế nhưng những ảnh hưởng tiêu cực của nó có thể kinh khủng hơn bạn nghĩ.
Nhựa sẽ dễ dàng tan chảy trong khoảng nhiệt độ từ 70 – 800 độ C và hòa vào
thực phẩm, đi vào cơ thể của bạn. Những chất độc đó tích lũy lâu ngày sẽ gây ra các
bệnh vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, trong nhựa có chứa một chất độc hại là DOP.
Chất độc này có thể gây ảnh hưởng giới tính ở các bé trai và gây vô sinh ở các bé
gái.
Đối với các hộp xốp, thực phẩm dùng hàng ngày đang ở nhiệt độ cao, loại đồ
ăn chua đựng trong hộp xốp có thể gây ung thư, rối loạn chức năng gan, thận, ảnh
hưởng trực tiếp về giới tính hay vơ sinh.
Bên cạnh những ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe của bạn, phế phẩm từ
nhựa còn tác động xấu đến môi trường. Việc sử dụng túi nilon mang lại nhiều tác
hại nghiêm trọng, tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới mơi trường chính là tính
chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Sự tồn tại của nó trong mơi trường
sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay
đổi tính chất vật lý của đất gây xói mịn đất, làm cho đất khơng giữ được nước, dinh
dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Nếu túi
nilon bị vứt xuống ao, hồ, sơng ngịi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ
đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Sau khi bị vứt ra ngoài thiên nhiên, nhựa sẽ mất một khoảng thời gian cực lỳ
lâu để tiêu hủy. Các sản phẩm từ nhựa sẽ tách dần ra thành các hạt nhỏ chứ không
hề tiêu biến hết. Những hạt nhỏ ly ti đó có thể ngấm vào đất đi vào các mạch nước
ngầm.
Khi bạn vứt một mẩu rác nhựa ra môi trường, nó phải mất hẳn 450 năm để
tiêu hủy hồn tồn. Nói cách khác, phải trải qua rất nhiều thế hệ để một mảnh vật
liệu nhựa tan biến. Ngoài ra, nhựa cịn lẫn vào nước, ngăn chặn khí oxy làm cho các

sinh vật dưới nước không thể hô hấp được. Hoặc chúng có thể bị các sinh vật như
cá nuốt vào và có rất nhiều khả năng con người sẽ ăn nhầm phải và nhiễm độc.

19


Chất thải nhựa rất khó xử lý, chúng ta khơng thể vứt bừa bãi hay đốt nhựa.
Việc đốt nhựa sẽ thải ra vơ số những khí độc và tăng hiệu ứng nhà kính, vì chúng
làm gia tăng khí thải nhà kính.
1.5. Thực trạng về rác thải nhựa hiện nay
1.5.1. Thực trạng về rác thải nhựa trên Thế Giới hiện nay
Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần tương
đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu. Loại chất dẻo này chiếm 10%
tổng lượng chất thải hiện đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế và sức
khỏe con người.
Trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến
sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới. Tuy nhiên, loại chất dẻo này có đặc tính khó phân
hủy. Một chiếc túi nilon, nhiều khi được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất 5 giây để sản
xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500-1.000 năm.[4]
Có tới gần 1/3 số túi nilon mà con người sử dụng không được thu gom và xử
lý, và hậu quả là rác thải nhựa và nilon phát sinh khơng ngừng, có mặt ở khắp nơi,
gây ra thảm họa mà các nhà khoa học gọi là "ơ nhiễm trắng."
Theo giới phân tích đánh giá nếu nhịp độ sử dụng sản phẩm nhựa tiếp tục
tăng như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050 và như
vậy sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ xuống
đại dương.
Hiện nay thế giới đang phải đối mặt với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa
tích tụ trên Trái Đất. Chất thải nhựa kể cả được thu gom đưa đi chôn lấp lẫn vào đất
vẫn tồn tại hàng trăm năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mịn đất,
làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất, ảnh hưởng

đến sinh trưởng của cây trồng...
Trong khi đó, các lồi động, thực vật biển từ lâu đã “kêu cứu” khi có tới 13
triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương hệ san hơ, đe dọa mơi
trường sống của các lồi động, thực vật biển.
Rác thải nhựa đang được coi là “tử thần” của các loài sinh vật biển: mỗi năm,
1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì ngộ độc chất thải nhựa.

20



×