Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Quan niệm nghệ thuật của thạch lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.7 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN THỊ THANH

Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 2
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 2
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 8
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 8
5. Bố cục khóa luận .................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG CỦA THẠCH
LAM ........................................................................................................ 10
1.1. Vài nét về cuộc đời Thạch Lam......................................................... 10
1.2. Sự nghiệp văn chương Thạch Lam ...................................................... 15
1.3. Vị trí Thạch Lam trong lịch sử văn học Việt Nam................................ 21
CHƯƠNG 2. NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
CỦA THẠCH LAM ................................................................................. 27
2.1. “ Văn chương phải gắn với hiện thực cuộc sống”................................. 30
2.2. “Sự thành thực chính là cái gốc của văn chương” ............................... 38
CHƯƠNG 3. TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TỪ QUAN NIỆM NGHỆ


THUẬT ĐẾN TÁC PHẨM ....................................................................... 43
3.1. Cốt truyện trong truyện ngắn Thạch Lam ............................................ 43
3.2. Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Thạch Lam ......................... 48
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu truyện ngắn Thạch Lam................................. 56
KẾT LUẬN.............................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 64


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Là một cây bút truyện ngắn xuất sắc - Thạch Lam có một vị trí hết sức
quan trọng trong Tự Lực Văn Đồn và trong văn chương Việt Nam. Mặc dù
ông ra đi khi tuổi đời còn trẻ song để lại một sự nghiệp văn chương rất có giá
trị. Sự nghiệp văn chương của Thạch Lam bao gồm các thể loại : Tiểu thuyết,
tùy bút, bình luận văn học. Song đặc sắc nhất là thể loại truyện ngắn. Ông
được xem là một cây bút truyện ngắn đặc sắc, có đóng góp lớn trong văn
chương Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
Trong thể loại truyện ngắn, ông đã chứng tỏ tài năng độc đáo của mình.
Ơng có một lối văn giản dị, tinh tế mà đằm thắm tình người. Ngơn ngữ trong
những sáng tác của ơng giàu tính dân tộc và trong sáng, đầy chất thơ. Vì vậy,
Thạch Lam đã đưa thể loại truyện ngắn đạt đươc những bước tiến lớn trong
văn học Việt Nam. Trong gần một thế kỷ qua, đã có khơng ít cơng trình
nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, cũng như đặc sắc văn chương Thạch Lam
và nhất là quan niệm nghệ thuật của ơng. Quan điểm nghệ thuật cịn được
hiểu chung là cách nhìn nhận, thể hiện vấn đề qua các tác phẩm.Với Thạch
Lam, quan niệm đó mang những nét độc đáo và đặc sắc, tạo nên phong cách
Thạch Lam.
Việc nghiên cứu tìm hiểu về Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam qua

truyện ngắn đem lại nhiều điểu bổ ích lí thú cả về lí luận lẫn thực tiễn. Nghiên
cứu đề tài này chúng tôi mong rằng đề tài sẽ giải mã được những lí do thành
cơng và tạo nên nét độc đáo trong sự nghiệp văn chương Thạch Lam.
2. Lịch sử vấn đề
Thạch Lam là một cây bút truyện ngắn tiêu biểu trong giai đoạn 1930 –


3
1945. Tuy là một ngôi sao sớm vụt tắt, số lượng tác phẩm của Thạch Lam
không nhiều. Song các tác phẩm của ơng rất có giá trị và được đánh giá cao.
Cuộc đời, sự nghiệp, phong cách viết truyện và quan niệm nghệ thuật
của Thạch Lam luôn là đề tài vô tận cho các nghiên cứu khai thác. Viết về
Thạch Lam có khá nhiều tác giả tiêu biểu như Trần Trọng Đức, Thế Uyên,
Văn Giá, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Nguyễn Hoành Khung, Phong Lê, Trần
Trọng Đức, Khái Hưng, Nguyễn Thành Thi, …Điều này càng khẳng định vị
trí của Thạch Lam trên văn đàn. Không chỉ vậy, cho đến nay văn Thạch Lam
vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lịng độc giả, được nhiều bạn đọc yêu
thích. Những trang văn của Thạch Lam thấm đẫm tình người cịn in dấu trong
tâm trí bao thế hệ bạn đọc. Nó đem đến cho người đọc dư vị thơm tho, nhẹ
nhõm và mát dịu.
Thạch Lam có vai trị quan trọng trong Tự Lực Văn Đoàn. Trong cuốn
Thạch Lam về tác gia và tác phẩm của Vũ Anh Tuấn hay cuốn Tự Lực Văn
Đoàn con người và văn chương của Phan Cự Đệ nhận định với lối viết nhẹ
nhàng, sâu lắng văn chương Thạch Lam có một giá trị hết sức đặc sắc và hấp
dẫn người đọc “Có thể khẳng định rằng mỗi truyện ngắn Thạch Lam đều
mang một vẻ đẹp có ý nghĩa văn hóa dài lâu” [2, tr.36].
Với Nguyễn Tuân trong cuốn Tuyển tập Nguyễn Tuân, ông nghiên cứu
chân dung Thạch Lam và có những nhận định về con người, cuộc đời văn
chương của Thạch Lam. Trong đó, ơng đánh giá cao vị trí Thạch Lam trong
lịng bạn đọc. Trong văn chương Thạch Lam điều này thể hiện rất rõ. Những

hình ảnh bình dị, thân quen của chợ huyện, của đêm tối, của những kiếp
người nghèo khổ cứ ẩn hiện trong tâm trí người đọc khi nhắc về Thạch Lam.
Trong cuốn Nhà văn hiện đại nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã đánh giá
rất cao văn Thạch Lam. Ông khẳng định để viết nên những truyện ngắn đặc
sắc như vậy, thì khơng chỉ với ngòi bút tài hoa mà phải xuất phát từ chính tấm


4
lịng giàu tình cảm chân thành của Thạch Lam.
Nhà phê bình Phong Lê trong cuốn “ Người trong văn – chân dung và
tiểu luận”, nhận thấy trong văn Thạch Lam thấm đượm những tình cảm đằm
thắm, tinh tế của tình người. Đặc biệt khi ông viết về số phận con người, lòng
thương cảm của Thạch Lam với số phận bất hạnh của người phụ nữ thể hiện
rõ nhất như trong truyện : Hai lần chết, Ba mươi tết,...Đặc sắc nghệ thuật
truyện ngắn Thạch Lam là truyện khơng có cốt truyện, những gợi sâu xa,
những điểm chiếu nghệ thuật bằng “khoảng tối”. Thạch Lam nhìn cuộc đời ở
điểm khuất bằng lời văn nhuần nhụy, tinh tế, gọn và gợi những trạng thái của
sinh hoạt, xúc cảm, tâm hồn. Ơng khơng dùng những câu văn to tát, cấu trúc
gấp gáp, phô diễn, cầu kì mà khơi sâu vào nội tâm tâm hồn, cảm giác trong
người đọc.
Trong cuốn Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những
năm 1930 – 1945 Nguyễn Công Hoan – Thạch Lam – Nam Cao, Trần Ngọc
Dung đã có những nghiên cứu về phong cách truyện ngắn Thạch Lam. Tác
giả đi vào nghiên cứu Thạch Lam trên những phương diện sau: Thạch Lam –
một tâm hồn việt, Thạch Lam – tình huống trữ tình, các dạng kết cấu truyện,
nhân vật tâm trạng, một giọng điệu trần thuật nhỏ nhẹ, dịu dàng, chậm dãi,
ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam. Từ những nghiên cứu tác giả khẳng định
những giá trị riêng biệt phong cách Thạch Lam.
Nghiên cứu về Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam của Nguyễn Thành
Thi tìm hiểu khá hồn thiện. Tác giả tìm hiểu trên phương diện: một số quan

niệm nghệ thuật, nghệ thuật miêu tả biểu hiện trong truyện ngắn Thạch Lam,
nghệ thuật dựng và kể truyện, ngôn ngữ và giọng điệu. Cuối cùng ông đi đến
nhận xét, đưa ra lời bình về truyện ngắn Thạch Lam.
Với nhận xét của nhà nghiên cứu Phong Lê, văn Thạch Lam có tình
cảm đằm thắm, thiết tha. Nguyễn Thành Thi khẳng định truyện ngắn Thạch


5
Lam mang những nét đặc trưng. Song với Vũ Bằng trong cuốn Vũ Bằng – 14
nhà văn đồng nghiệp do Nguyễn Ánh Ngân biên soạn thì thấy truyện ngắn
Thạch Lam có những đặc sắc riêng biệt tạo nên phong cách Thạch Lam. Nó
nhẹ nhàng, bàng bạc mà mang đầy hy vọng tươi sáng: “Đặc trưng của Thạch
Lam là viết những cảnh đời đen tối, u sầu, nhân thế mà văn không đen tối u
buồn như Gorki của Nga hay như Nguyên hồng của ta” [15, tr.285].
Văn Thạch Lam là những trang văn trữ tình. Trong đó, tốt lên vẻ đẹp
ngay trong từng câu chữ, hình ảnh, nhân vật. Trong cuốn Thạch Lam - văn
chương và cái đẹp hội tụ những bài viết nghiên cứu về Thạch Lam. Những tác
giả như Vương Trí Nhàn, Lê Dục Tú, Văn Giá, Nguyễn Hồnh Khung, Thế
Lữ, Nguyễn Thành Thi, Phong Lê,…. Đều hướng tới khẳng định giá trị văn
chương Thạch Lam là những trang văn đẹp, đậm chất dân tộc, chan chứa tình
người.
Qua những nghiên cứu về con người, cuộc đời, vị trí và phong cách văn
chương của Thạch Lam, chúng ta có thể thấy ơng có một vai trị rất lớn trong
văn chương Việt Nam. Văn chương ông trải qua thử thách thời gian nhưng
giá trị vẫn còn mãi với mọi thế hệ bạn đọc hơm nay và mai sau. “Thời gian sẽ
cịn tiếp tục phán xét các giá trị. Nhưng có một điều khơng cịn nghi ngờ gì
nữa: phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam là một giá trị thật, bền
vững và độc đáo.”[21, tr.146].
Đã có nhiều nghiên cứu, cũng như tranh luận về quan niệm văn chương
Thạch Lam từ trước tới nay. Tìm hiểu về phương diện quan niệm con người

trong sáng tác của Thạch Lam qua bài nghiên cứu của Lê Dục Tú. Chúng ta
có thể thấy, quan niệm con người của Thạch Lam có thể đúc kết trong nhận
xét: “ Với Thạch Lam dường như cuộc sống nghèo khổ vẫn không làm mất đi
ở con người niềm vui sống và hướng về những gì tốt đẹp”[2, tr.124]. Con
người trong sáng tác của Thạch Lam ln có cái nhìn hướng về phía trước, hi


6
vọng những gì tốt đẹp trong cuộc sống sẽ đến với họ.
Song với Phạm Thị Thu Hương, văn chương Thạch Lam có quan niệm
về con người tiếp cận ở những phương diện mới mẻ, tạo nên vẻ độc đáo trong
tác phẩm của ông. Văn chương Thạch Lam tuy để lại số lượng ít ỏi, nhưng
thực sự nó mang những giá trị độc đáo, riêng biệt mang tên phong cách Thạch
Lam.
“ Quan niệm văn chương của Thạch Lam có một ý nghĩa đặc biệt đối
với sáng tác của ông.” [21, tr.16]. Đúng vậy, quan niệm văn chương có vai
trị chủ chốt trong mọi sáng tác của Thạch Lam. Viết về quan niệm văn
chương của Thạch Lam, Nguyễn Đức Quyền đã khẳng định một lần nữa quan
niệm nghệ thuật Thạch Lam đạt đến một đỉnh cao. Trong đó, có những điểm
rất gần với những nhà thơ cổ điển Việt Nam như Nguyễn Đình Chiểu, Trần
Quốc Tuấn, Hồ Chí Minh, …Trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thiện qua
bài viết “Một quan niệm viết truyện của Thạch Lam” hay“ Một quan niệm về
văn chương” của Khái Hưng thì nhận xét với quan niệm viết văn đặc sắc,
Thạch lam đã “ làm tổ” trong lòng biết bao người đọc, chạm tới trái tim và
làm nó rung cảm. Tuy văn chương Thạch Lam để lại dư vị nhẹ nhàng, man
mác, bàng bạc nhưng nó lại vơ cùng sâu lắng, thấm thía ý nghĩa nhân văn,
nhân đạo cao cả, có giá trị thức tỉnh con người hướng họ đến với cái đẹp trong
cuộc sống và tâm hồn.
Cái đẹp trong văn Thạch Lam tiếp tục được khẳng định bởi nghiên cứu
của Nguyễn Thành “ Nghệ sĩ sinh ra vốn là để tìm cái đẹp, sáng tạo và nâng

đỡ cái đẹp…Thạch Lam cũng đi tìm cái đẹp nhưng với ông trong đời sống,
cái đẹp vốn tiềm tàng khuất lấp và trong văn chương cái đẹp là sự sống được
cảm thấy” [ 2, tr.188]. Quan niệm này, ta thấy rõ nhất trong hình tượng nhân
vật của Thạch Lam. Với Thạch Lam văn chương là cái đẹp. Theo ơng nhà văn
có thiên chức phát hiện cái đẹp và nâng đỡ cái đẹp.


7
Nhà nghiên cứu Văn Giá trong bài Theo dòng – một ghi chú nghệ thuật
những tín niệm văn chương thì bàn về quan niệm Thạch Lam với những khía
cạnh khác nhau. Thạch Lam trăn trở về số phận những con người. Vì vậy, với
ơng một nhà văn phải có thiên chức phản ánh những điểm tối sâu thẳm trong
tâm hồn mỗi con người, đồng cảm với họ và hướng họ tới , cái đẹp, cái thiện
trong cuộc sống.
Nhìn nhận một cách tổng quát những quan niệm của Thạch Lam, trong
bài viết Nhìn lại những quan niệm về văn học của Thạch Lam của Nguyễn
Thành, tương tự nghiên cứu của Trần Trọng Đức đã nhìn nhận quan niệm
văn học của Thạch Lam trên năm phương diện: nhà văn, tác phẩm, nhân vật,
độc giả và quan niệm viết tiểu thuyết của Thạch Lam mà nhận xét: “ nhìn
chung nhiều quan niệm của Thạch Lam về văn học là lành mạnh và tiến bộ,
cho đến ngày nay vẫn cịn phù hợp và có ý nghĩa” [2, tr.287].
Mặc dù Thạch Lam mất sớm, nhưng ông để lại cho văn chương Việt
Nam những tác phẩm thực sự xuất sắc. Những phần khuất lấp trong mỗi trái
tim là sự nhân hậu rung động mà ở đây Thạch Lam đã với tới, chạm tới trái
tim độc giả. Từ đó, giá trị tác phẩm Thạch Lam được đánh giá cao và có một
sức hấp dẫn kì lạ.
Tóm lại cho đến nay, đã có nhiều cơng trình tìm hiểu về truyện ngắn
Thạch Lam. Đối với quan niệm nghệ thuật, các cơng trình đã nghiên cứu quan
niệm về thiên chức của văn chương, nhà văn, quan niệm về con người, về độc
giả và tiếp nhận văn học, về quan niệm viết tiểu thuyết. Song gần như chưa có

cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu quan niệm nghệ thuật Thạch Lam thể
hiện qua những sáng tác của ông một cách cụ thể, có hệ thống. Vì vậy, dựa
trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi xin đi vào
nghiên cứu về đề tài quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn.
Để có thể thấy được rõ hơn sự hiện thực hóa quan niệm nghệ thuật của ông


8
qua những trang “đoản thiên tiểu thuyết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn tập trung
vào quan niệm văn chương và sự thể hiện quan niệm đó qua truyện ngắn
Thạch Lam.
Với đề tài này, văn bản mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu là cuốn
Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, năm 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Do đặc điểm và mục đích riêng của đề tài, chúng tơi sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau :
- Phương pháp phân tích - tổng hợp : Luận văn phân tích những quan
điểm cụ thể của Thạch Lam được thể hiện qua tác phẩm và lời phát biểu. Từ
đó, rút ra kết luận về quan niệm nghệ thuật
- Phương pháp so sánh – đối chiếu : Quan niệm của Thạch Lam sẽ
được đối chiếu với một số nhà văn cùng thời để thấy được nét đặc sắc quan
niệm nghệ thuật của nhà văn.
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của khóa luận được chia làm ba chương :
Chương 1 : Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Thạch Lam.
Trong chương này, chúng tơi trình bày về cuộc đời, sự nghiệp văn
chương Thạch Lam ; những ảnh hưởng của cuộc sống, xã hội có tác động đến

sự nghiệp văn chương của ông như thế nào. Bên cạnh đó tìm hiểu về vị trí
Thạch Lam trong Tự Lực Văn Đồn và ảnh hưởng của ơng đối với giới
nghiên cứu, phê bình văn học.
Chương 2 : Nét độc đáo trong quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam.
Trong chương này, chúng tôi đi vào nghiên cứu nét độc đáo trong quan


9
niệm nghệ thuật của Thạch Lam ở hai khía cạnh : thứ nhất là quan niệm “văn
chương phải gắn với hiện thực cuộc sống”. Thứ hai là, Thạch Lam quan niệm
“ Sự thành thực chính là cái gốc của văn chương”.
Chương 3 : Truyện ngắn Thạch Lam – từ quan niệm nghệ thuật đến tác
phẩm.
Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu về ảnh hưởng từ những quan
niệm nghệ thuật của Thạch Lam đến nghệ thuật trong tác phẩm. Điều này,
chúng tơi đi vào tìm hiểu ở ba điểm : thứ nhất là cốt truyện trong truyện ngắn
Thạch Lam. Thứ hai là thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam. Thứ
ba là ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Thạch Lam.


10
CHƯƠNG 1
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG CỦA THẠCH LAM
1.1. Vài nét về cuộc đời Thạch Lam
1.1.1. Tiểu sử Thạch Lam
Trong những năm nửa đầu của thế kỉ XX, văn đàn Việt Nam đang
chứng kiến sự xuất hiện của nhiều tài năng văn học. Trong đó, phải nói đến
văn xuôi đã đạt được nhiều thành công xuất sắc với những tên tuổi như :
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Tơ Hồi,
Nguyễn Tn, Nam Cao,….Trong số những nhà văn trên, chúng ta vơ cùng

thương xót cho những nhà văn có tài nhưng ra đi ở tuổi còn trẻ như Vũ Trọng
Phụng (27 tuổi), Thạch Lam ( 32 tuổi). Hai nhà văn ra đi vì căn bệnh lao phổi
quái ác và nghèo khó, nhưng đã để lại cho văn học Việt Nam những kiệt tác
vô giá cịn mãi cho tới tận ngày nay.
Nói tới cuộc đời Thạch Lam, ta cảm nhận ngay được một nhà văn với
những cảm xúc bàng bạc, những dư vị trong từng tác phẩm của ơng từ thời
học sinh cịn ghi dấu lại. Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh cịn
có bút danh là Việt Sinh. Tới năm mười lăm tuổi thì đổi tên là Nguyễn Tường
Lân. Thạch Lam sinh ngày 7 – 7 – 1910 trong một gia đình công chức gốc
quan lại, tại ấp Thái Hà - Hà Nội. Ơng có hai người anh trai cũng là hai nhà
văn có vị trí quan trọng trong Tự lực văn đồn, đó là Nhất Linh và Hồng
Đạo. Q nội của Thạch Lam là ở Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Quê ngoại
ở Cẩm Giàng, Hải Dương.
Cuộc đời Thạch Lam cũng có những biến động đáng kể. Những năm
cịn nhỏ từ 1910 – 1915 ông sinh sống tại Hàng Bạc cùng gia đình. Những
năm gắn bó cuộc sống tại Hà Nội đã để lại những kỉ niệm sâu sắc trong tâm
trí Thạch Lam và góp phần bồi đắp tâm hồn văn chương Thạch Lam. Sau năm
1916 – 1923, ông chuyển về quê ngoại ở Cẩm Giàng – Hải Dương sinh sống


11
và học tập. Năm 14 tuổi, ông mới đỗ tiểu học và sau đó đổi tên là Nguyễn
Tường Lân, năm sau ông đỗ tú tài I. Nhưng sau khi đỗ tú tài, ông không đi
học tiếp mà quay sang viết văn với các anh. Đó chính là dấu mốc đưa Thạch
Lam đến với con đường văn chương và trở thành một nhà văn lớn giữ vai trò
chủ chốt trong Tự lực văn đồn sau này. Năm 1934, ơng đăng những truyện
ngắn đầu tiên trên báo Phong Hóa, đó là Sóng lam và Cung hằng lạnh lẽo. Sau
khi đăng một số truyện ngắn đầu tay trên báo Phong hóa, ơng viết và đăng
tiếp trên báo Ngày nay. Đây cũng là tờ báo đăng nhiều tác phẩm xuất sắc của
ông sau này như : Một ngày mới, Một cơn giận, Hai lần chết …Từ năm 1936

– 1940, ông viết và đăng, xuất bản những tập truyện ngắn xuất sắc. Năm
1940, ông bắt đầu bị bệnh lao và sức khỏe ngày càng suy giảm trầm trọng.
Ngày 28 – 6 – 1942 ( tức 15 - 5 năm Nhâm Ngọ), ông mất tại làng Yên Phụ ven Hồ Tây – Hà Nội. Vì căn bệnh lao quái ác đã đột ngột cướp đi một cây
bút truyện ngắn xuất sắc, tài hoa của văn đàn văn học Việt Nam và Tự lực văn
đoàn ở tuổi đời cịn rất trẻ. Ơng ra đi nhưng sự cần mẫm, sâu sắc, nhẹ nhàng
của tâm hồn văn chương Thạch Lam thì cịn sống mãi với thời gian hơm nay
và mai sau.
Cuộc đời và con người ơng có những ảnh hưởng nhất định đến quan
điểm, sự nghiệp văn chương của Thạch Lam. Theo như ghi chép và hồi kí của
những người thân trong gia đình Thạch Lam thì ơng là một người sống điềm
đạm, nhẹ nhàng và giản dị, không ưa ồn ào, hào nhống bên ngồi. Hay như
Thế Lữ nhận xét trong bài viết của ơng “ Tính cách tạo tác của Thạch Lam”
đó là : “ Thạch Lam là người trầm lặng, bao nhiêu băn khoăn về nghệ thuật,
bao nhiêu tư tưởng, cũng như bao nhiêu tình cảm, rung động, lúc nào cũng
chứa chất dồi dào trong tâm trí: cái kho tàng của cuộc sống bên trong ấy rất
sẵn châu báu mà chỉ cầm đến bút, Thạch Lam đa thấy dàn xếp theo hình thể
của lời.” [ 2, tr.149]. Là một con người luôn sống khiêm nhường, nhưng


12
Thạch Lam lại là người sống rất tình cảm và lãng mạng. Mặc dù là một cây
bút chủ lực trong Tự lực văn đồn, nhưng Thạch Lam ln là người có chất
giọng và nhưng tư tưởng mới mẻ, táo bạo. Điều này tạo nên những khác biệt
so với những cây bút trong Tự lực văn đồn. Đó chính là điểm khác biệt tạo
nên văn phong rất Thạch Lam – rất nhẹ nhàng, thâm trầm, nhưng cũng khẳng
định cá tính, lối nghĩ, lối viết của riêng Thạch Lam.
Thạch Lam bén duyên văn học và tham gia Tự lực văn đoàn từ năm
1932. Ông sáng tác trên nhiều thể loại như : truyện ngắn, truyện dài, bút ký,
tiểu luận, phê bình văn học, thời đàm. Bên cạnh đó, ơng cịn tham gia biên tập
một số tuần báo như Phong hóa, Ngày nay. Mặc dù tham gia sáng tác nhiều

thể loại và lĩnh vực, nhưng tên tuổi của Thạch Lam luôn gắn liền với truyện
ngắn - một thể loại khá mới mẻ thời bấy giờ. Thạch Lam được xem như là
một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển, thành cơng rực rỡ của
truyện ngắn. Hầu hết các tác phẩm của Thạch Lam đều được đăng trên báo
trước khi in thành sách. Ơng ln tìm một lối đi riêng cho mình trong sự
nghiệp văn học. Để rồi một sự thật phũ phàng là sách của ơng thì “ ế ẩm”,
trong khi nhưng cuốn của Khái Hưng hay Nhất Linh thì được độc giả đón
chào nồng nhiệt như cuốn : Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa, Nửa chừng
xuân,…Nhưng thời gian đã khẳng định tất cả, văn chương Thạch Lam là thứ
văn chương muôn đời. Nếu như những tác phẩm khác đem đến sự đam mê
nhất thời cho người đọc, chỉ là sự quên lãng, thì văn chương Thạch Lam là
văn chương của tình người. Nó xuất phát từ tình người và giá trị còn mãi tới
ngày nay. Khẳng định giá trị đẹp đẽ, vĩnh hằng của những trang văn Thạch
Lam. Những trang văn của sự trải lòng, những cung bậc cảm xúc. Những
phần khuất lấp trong tâm hồn con người đem đến cho bạn đọc những xúc
cảm, những tâm hồn trong sáng và tấm lịng nhân ái. Chính điều này làm cho
tác phẩm của Thạch Lam sống mãi với thời gian.


13
Điểm khác biệt của Thạch Lam, đó là trong cuộc đời cũng như trong
nghiệp văn, ông luôn coi trọng cái chất hơn lượng. Những tác phẩm của ơng
thấm đẫm tính cách, con người ông. Và qua những tác phẩm của Thạch Lam
chúng ta có thể khám phá và hiểu thêm con người, tính cách Thạch Lam, cũng
như chính bề sâu tâm hồn mình. Sự nhẹ nhàng, tinh tế, một tâm hồn trong
sáng, giàu lòng nhân ái được Thạch Lam trải khắp trong những trang văn của
mình. Đó tưởng chừng như rất bình thường, nhưng chính những điểm này
mang lại những khác biệt trong văn chương Thạch lam và tạo nên sự lôi cuốn
của văn chương Thạch Lam. Dường như đọc văn Thạch Lam mang lại cho
tâm hồn con người những rung động nhẹ nhàng,bàng bạc, những tình cảm

đẹp, lịng u thương con người,… Ta có thể thấy văn chương Thạch Lam
góp phần làm cho “ thiên lương trong sáng”.
1.1.2. Thạch Lam – “một đời văn ngắn ngủi”
Con đường đến với văn chương của Thạch Lam có những điểm khá
thuận lợi. Hai anh trai là nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo, đều là hai nhà văn
có tên tuổi trong văn đàn và là những người chủ chốt trong Tự lực văn đồn.
Đó là những điều kiện thuận lợi để Thạch Lam chuyên tâm theo nghiệp văn
chương.
Mới đầu đến với văn chương, Thạch Lam đăng một số bài viết trên báo
Ngày nay và Phong hóa. Sau này, ơng trở thành một trong những cây bút chủ
chốt của hai tờ báo này. Ông cũng sáng tác ở nhiều thể loại như : truyện ngắn,
truyện dài, tùy bút,.. Nhưng thành công nhất phải kể đến thể loại truyện ngắn.
Mặc dù truyện của ông khơng bán chạy như những tác phẩm khác, nhưng nó
có những giá trị nhân văn sâu sắc và đạt đến đỉnh cao nghệ thuật truyện ngắn
Việt Nam. Ông là một cây bút truyện ngắn xuất sắc trong Tự lực văn đồn nói
riêng và văn học Việt Nam nói chung. Chủ yếu trong các tác phẩm của mình
ơng lấy bút danh là Thạch Lam, bên cạnh còn Việt Sinh và Thiện Sỹ.


14
Có lẽ tuổi thơ nhọc nhằn và thời gian lao động vất vả vì miếng cơm
manh áo đã làm Thạch Lam mắc căn bệnh lao phổi quái ác. Một căn bệnh nan
y thời bấy giờ. Ông ra đi ở tuổi đời cịn rất trẻ 32 tuổi. Cuộc đời ơng được
xem như “ một đời văn ngắn ngủi”. Chỉ cầm bút trong thời gian ngắn, nhưng
với bản tính cần mẫm, điềm đạm và sâu sắc, văn chương Thạch Lam luôn
khẳng định vị thế trong lòng người đọc và với thời gian. Ông đã viết và in
thành sách ba tập truyện ngắn : Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938),
Sợi tóc (1941) và nhiều truyện thiếu nhi in trên các tạp chí và báo. Từng làm
chủ bút hai tờ báo Ngày nay và Phong hóa ( trước 1935). Viết hàng loạt
những bài bình luận, phóng sự ngắn,…

Thạch Lam có một tư tưởng khá rõ ràng khác hẳn với những nhà văn
khác trong Tự lực văn đồn. Đó là ơng ln ln hướng tới những số phận
nghèo khó để mong muốn hướng tới một xã hội “công bằng và yêu thương”
bằng tấm lịng, thiên chức của một nhà văn. Ơng ln mong muốn mình có
thể góp phần làm cho xã hội, con người yêu thương nhau hơn, luôn hướng tới
cái thiện, cái đẹp ẩn giấu trong tâm hồn mỗi con người. Điều này được khẳng
định rõ khi văn chương của ông giữ vững vị thế trong văn đàn Việt Nam và
được đánh giá khá công bằng trong thời hơn nửa thế kỉ nay. Những áng văn
của ông đi vào tâm hồn của mỗi độc giả, tạo nên những cảm xúc trầm lắng
trong tâm hồn. Đánh giá cao những đóng góp của nhà văn Thạch Lam, vào
tháng 6 – 1965, tạp chí Văn, Sài Gòn đã ra số tưởng niệm Thạch Lam với
những đánh giá công bằng và ưu ái. Bảy năm sau ( 1972 ), tạp chí Giao điểm
tiếp tục khẳng định những cống hiến về văn nghệ của Thạch Lam. Dù có
những phê phán khuynh hướng lãng mạng của Tự lực văn đồn, nhưng vẫn
ln ghi nhận những đóng góp của Thạch Lam. Một cây bút truyện ngắn có
khuynh hướng tư tưởng tiến bộ, giàu lòng nhân ái, sâu sắc.
Trong đời văn ngắn ngủi, ông cống hiến cho văn chương với số lượng


15
tác phẩm không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông là những tác phẩm
thành cơng xuất sắc có giá trị mn đời. Như một số truyện ngắn Hai đứa
trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Sợi tóc, Nhà mẹ Lê,…ơng phải sửa đi sửa lại những
bản thảo đó ba, bốn lần. Chính thái độ sáng tác cần mẫn và nghiêm túc của
Thạch Lam, nên ông đã làm chủ bút hai tờ báo, và sáng tác những truyện
ngắn để đời. Là nhà văn thu hút nhiều cơng trình nghiên cứu trong giới nghiên
cứu, phê bình văn học nhiều năm nay.
Trong văn học cơng khai 15 năm trước 1945, Thạch Lam là một trong
những tên tuổi không thể lãng quên. Tuy rằng trong thời gian dài, giới phê
bình văn học khơng dám đưa ơng lên vị trí xứng đáng với những gì ơng có.

Chặng đường tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá những giá trị văn chương của
Thạch Lam dường như chưa kết thúc. Những tìm hiểu nghiên cứu đó đang
ngày càng đóng góp những điểm nhìn đúng đắn, đa dạng và sâu sắc hơn về
giá trị văn chương Thạch Lam để lại cho chúng ta.
Cuộc đời Thạch Lam là quãng đời ngắn ngủi, nhưng những gì ơng để
lại là một giá trị lâu dài, vững bền. Có lẽ văn chương Thạch Lam ln nhận
được sự quan tâm, u mến chính vì ở đó mỗi chúng ta tìm thấy hình bóng
tâm hồn mình ở đó, hướng chúng ta tới những tình cảm, yêu thương nhau
hơn.
1.2. Sự nghiệp văn chương Thạch Lam
1.2.1. “ Đoản thiên tiểu thuyết” của Thạch Lam
Bắt đầu bước vào nghiệp văn chương từ năm 1931, Thạch Lam đã viết
bài, văn cho một số tờ báo và tạp chí văn nghệ. Đầu tay với truyện ngắn Cái
hoa chanh của Thạch Lam kí tên là Việt Sinh. Cịn truyện ngắn Cơ Thúy là
truyện ngắn đầu tiên với bút danh Thạch Lam ra đời, nhưng cịn ít người biết
tới. Thạch Lam thực sự được nhiều người biết tới trong quá trình sáng tác từ
1934 – 1937. Đây là quãng thời gian nhiều truyện ngắn xuất sắc của ông ra


16
đời và được in trên báo Phong hóa và Ngày nay như : Đứa con đầu lịng, Hai
lần chết, Gió lạnh đầu mùa,…đã thực sự làm cho tên tuổi của Thạch Lam đến
gần công chúng hơn và được biết đến biệt tài truyện ngắn nhiều hơn. Sự ra
đời của hai tập truyện ngắn Gió đầu mùa và Nắng trong vườn năm 1937,
1938, tập hợp những truyện ngắn xuất sắc như Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê, Một
cơn giận, Cô áo lụa hồng,…Đã thêm khẳng định tên tuổi Thạch Lam.
Tới thời gian khoảng từ 1939 – 1941, mặc dù sức khỏe không tốt do
căn bệnh lao phổi, nhưng ông vẫn miệt mài sáng tác và cho in những truyện
ngắn như Sợi tóc, Dưới bóng hồng lan, Tình xưa, Đêm ba mươi,…và xuất
bản tập truyện ngắn Sợi tóc năm 1942.

Theo như giới nghiên cứu và phê bình nhận xét, tập truyện ngắn Gió
đầu mùa ra đời năm 1937, mang ý nghĩa to lớn. Trong lời mở đầu của tập
truyện đầu tay ông đã có những phát biểu mang dấu ấn như tuyên ngơn về
quan điểm sáng tác nghệ thuật của mình :“ Đối với tôi văn chương không phải
là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn
chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có. Để vừa tố
cáo một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc được thêm
trong sạch và phong phú hơn.”. Ngay trong tập truyện ngắn này, Thạch Lam
đã thể hiện rõ tài năng và phong cách sáng tác của mình. Ơng nhìn đời bằng
con mắt tinh tế và tràn đầy yêu thương. Ông khám phá những khuất lấp trong
sâu xa tâm hồn mỗi con người. Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam cho chúng ta
cái nhìn hồn thiện hơn về xã hội và về con người :“Lên án một xã hội tàn
nhẫn, trà đạp lên con người, bày tỏ sự thơng cảm và tình thương với những số
phận bất hạnh. Văn phong Thạch Lam giản dị, trong sáng mà giàu ý tưởng và
chất thơ”.[ 2, tr.458]. Cũng như thế, Thạch Lam được đánh giá cao trong tập
truyện ngắn đầu tay như Vũ Ngọc Phan từng nhận xét : “Ngay trong tác phẩm
đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái


17
riêng...Ơng có một ngịi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vơ cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ
mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp... Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết
được như vậy...”[16, tr.1060]. Một Thạch Lam rất nhân ái, giản dị, đầy tình
u thương đã có những quan điểm sáng tác và những cách nhìn nhận cuộc
sống đầy nhân văn, cao cả. Tránh xa tư tưởng cải lương của Tự lực văn đồn,
ơng đã sống thật với tâm hồn mình và mang u thương xích gần nhau hơn.
Tiếp ngay sau đó năm 1938, tập truyện ngắn Nắng trong vườn được in
thành sách. Nổi bật trong tập truyện này, là những tình cảm nhẹ nhàng thống
qua. Mà có lẽ quen thuộc với chúng ta đó là truyện ngắn Hai đứa trẻ, Cuốn
sách bỏ quên,…Đây cũng được xem làm một thành công nối tiếp nguồn mạch

cảm hứng sáng tác và tư tưởng văn chương Thạch Lam. Tiêu biểu là truyện
ngắn Hai đứa trẻ, rất thành công và để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người
đọc. Một khung cảnh làng quê nghèo nàn, tù đọng và mơ ước được sống một
cuộc sống đầy mới mẻ, hạnh phúc tạo nên dư âm trong lịng độc giả là những
hồi niệm, nỗi buồn man mác.
Sợi tóc là tập truyện ngắn giá trị và nổi tiếng của Thạch Lam do nhà
xuất bản Ðời Nay, Hà Nội ấn hành năm 1942. Toàn bộ tập truyện gồm năm
truyện, vỏn vẹn chừng năm sáu chục trang giấy. Nhưng nội dung tập truyện
thật là súc tích và hiện thực, hiện thực đời sống, hiện thực nội tâm. Tất cả
được Thạch Lam bày ra trước mắt. Không chỉ chủ đề tâm lý có trong tập
truyện Sợi tóc mà cả chủ đề bi kịch, tình cảm. Điều này cho thấy sự phong
phú về chủ đề sáng tác của Thạch Lam trong Sợi tóc.
Đúng như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nhận định: Thạch Lam đang
đưa ta đi khám phá hành trình tìm vào nội tâm, cảm giác. Đọc những truyện
ngắn của Thạch Lam, mang tới cho chúng ta những đặc trưng riêng biệt. Cảm
xúc nhẹ nhàng, bàng bạc, nhưng dịu nhẹ của chất thơ, sâu sắc và đằm thắm
tình cảm. Thạch Lam với những đặc trưng của lối viết truyện ngắn. Đó là


18
truyện khơng có cốt truyện mà diễn biến theo tâm lí, sử dụng tài tình đặc sắc
nghệ thuật ánh sáng và bóng tối: “ Những “ khoảng tối” và sức gợi của nó
thường trở đi trở lại nhiều lần trong văn Thạch Lam. Nhà văn quen nhìn cuộc
sống ở các mặt khuất của nó mà do vậy ít có ánh sáng, mà làm ta bồi hồi hoặc
khắc khoải lo âu.”.[12, tr.17]. Ngơn ngữ và giọng điệu thì nhẹ nhàng, trầm
ấm. Truyện ngắn Thạch Lam mang đến cho người đọc những giây phút đối
chứng với tâm hồn mình thực đúng là những “Đoản thiên tiểu thuyết”.
1.2.2. Các thể loại khác trong sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam
“ Ơng có một ngịi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vơ cùng, ngịi bút chuyên tả tỉ
mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những cẩm tình, ơng tả một cách thật tinh

vi”[20, tr.103]. Đó là những dịng nhận định của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc
Phan về tiểu thuyết Ngày mới của Thạch Lam. Khơng chỉ trong thể loại
truyện ngắn, Thạch Lam cịn thử sức mình với thể loại tiểu thuyết. Với cuốn
tiểu thuyết Ngày mới ra đời năm 1937, đã có nhiều ý kiến cho rằng Thạch
Lam không sở trường ở thể loại này, mà thế mạnh của ông chỉ xuất sắc ở
truyện ngắn, đó là ý kiến chung. Song với Huỳnh Phan Anh thì lại cho rằng
“Thạch Lam, tiểu thuyết gia”[2, tr.259]. Theo Huỳnh Phan Anh cho rằng
Ngày mới là một nguồn mạch nối tiếp cảm xúc của những thiên truyện ngắn,
là sự băn khoăn trăn trở với những kiếp người, những số phận. tạo nên những
ý nghĩ và cảm giác mới với ngoại cảnh, cảm tình của con người với mỗi hồn
cảnh. Ơng nhận định tiểu thuyết Ngày mới là “ thiên hùng ca của một linh hồn
tầm thường và nhỏ bé luôn băn khoăn với ý tưởng hạnh phúc” [2, tr.270].
Nhưng một điểm chúng ta đều biết và công nhận, đó là Thạch Lam thực sự sở
trường và thành cơng nhất xuất sắc nhất ở thể loại truyện ngắn. Thể loại tiểu
thuyết đã góp phần phong phú sự nghiệp văn chương Thạch Lam và cho ta
thấy cái nhìn tồn diện hơn về tài năng của ông.
“Một nhà Hà Nội học” [2, tr.88] – Thạch Lam đã gắn bó tâm hồn người


19
con Hà Thành và đưa những cuộc sống bình dị thân quen mà tinh tế, thanh tao
của người Hà Nội vào trong văn chương một cách ấn tượng và sâu sắc. Hà
Nội băm sáu phố phường là một tập bút ký phong phú tư liệu và tràn đầy cảm
xúc với một văn phong lịch lãm và tinh tế. Cảnh sắc Hà Nội qua ngòi bút
Thạch Lam trở nên đầy mầu sắc mùi vị, cảm giác. Có những đoạn văn đạt đến
vẻ đẹp trong sáng mẫu mực. Có thể nói ở tác phẩm này, tâm hồn và tài văn
chương của Thạch lam đã hoà hợp đẹp đẽ với sự thanh tao, tinh tế của văn
hoá và tâm hồn Hà Nội. Cuốn Hà Nội Băm Sáu Phố Phường ln đứng ở vị
trí một trong những tác phẩm đặc sắc nhất về Hà Nội. Tùy bút Hà Nội băm
sáu phố phường là một tùy bút được đánh giá cao trong sự nghiệp văn chương

Thạch Lam và trong những tác phẩm viết về Hà Nội. Nhân dịp kỉ niệm nghìn
năm Thăng Long Hà Nội năm 2010 tác phẩm này của ông đã được vinh danh
là một trong những nhà văn, tác phẩm có đóng góp lớn vào lưu truyền những
nét đẹp văn hóa Hà Nội. Quả thực đúng vậy. Đọc tác phẩm chúng ta có thể
thấy được sự tinh tế, nhẹ nhàng, đậm chất thơ, sâu sắc và thâm trầm, và đậm
hương vị, không chỉ trong cảm nhận cuộc sống mà cả cảm nhận về văn hóa
thanh tao và tinh tế của ẩm thực trên đất Hà thành. Từ những món ăn đắt tiền
đến rẻ tiền, từ cao sang đến bình dị, đều được thi vị hóa dưới con mắt, cảm
nhận của Thạch Lam. Mà có lẽ khi đọc tác phẩm chắc rằng ai trong số chúng
ta đã từng đọc, cũng mong được thưởng thức để tận hưởng hương vị thơm
ngon mà Thạch Lam cảm nhận, đặc tả. Từ những món quà bánh nào Phở,
bún, bánh cuốn, cốm non,…cho tới cách thưởng thức thanh lịch của người Hà
Nội được tác giả làm toát lên đầy tự hào, mang bản sắc rất riêng. Một phong
cách văn chương mang đậm màu sắc dân tộc trong tâm hồn ơng. Ơng nâng
niu, gìn giữ, cóp nhặt những giá trị tinh thần, văn hóa, con người Hà Nội
trong những trang văn thơm mùi hương cốm xanh.
Có thể nói, phải bản lĩnh lắm Thạch Lam mới vừa viết văn lại vừa viết


20
phê bình văn học. Vì theo một số ý kiến thì đó được xem như là con dao hai
lưỡi. Người viết sẽ phải chịu những làn sóng dư luận về văn chương tác phẩm
của mình. Trong những năm giai đoạn 1930 – 1945, Thế Lữ, Nguyễn Tuân,
Lưu Trọng Lư, Thạch Lam là những người như thế. Họ dám đối mặt với dư
luận để sáng tạo nghệ thuật với Thạch Lam. Cuốn Theo dịng – phê bình văn
học được giới nghiên cứu ví như là “ bảo hiểm” cho sự nghiệp văn chương và
phê bình của Thạch Lam, đồng thời góp tiếng nói giá trị cho tiến trình văn học
bấy giờ. Với Thạch Lam, ơng đã từng nói đến năng lực tự biết mình trong văn
chương. “ Chối từ màu mè sáo rỗng, không biết đến thời thượng, Thạch Lam
đã trải lên mặt giấy những cảm xúc tự nhiên và máu thịt của đời mình một

cách thanh cao đơn hậu.”. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong tập Theo
dòng - như một sự tự ý thức của nhà văn về tài năng và những suy ngẫm văn
chương của mình. Ơng có nhiều bài viết suy ngẫm của mình về tiểu thuyết, về
văn chương đương thời và sau này, sự trăn trở về văn chương. Với Thạch
Lam thì điều quan trọng nhất đối với nhà văn chính là sự thành thật tâm hồn
khơng chỉ biết nhìn ra mọi sự vật cảnh huống mà cịn phải cảm bằng chính
tình cảm của mình ở một chiều sâu. Bên cạnh đó Thạch Lam luôn suy ngẫm
trăn trở về thiên chức của một nhà văn. Nhà văn cần biết nhìn nhận tìm ra cái
đẹp trong cuộc sống, khơng chỉ vậy mà nhà văn cịn cần nâng đỡ những cái
đẹp khuất sâu trong tâm hồn mỗi con người để hướng con người tới những
điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Tạo nên niềm tin trong mỗi độc giả, và
trong tác phẩm đó chúng ta có thể tìm thấy một phần của tâm hồn mình chính
những điều đó đã tạo nên sự bền vững trong tác phẩm. Vì vậy, nhận xét về
Theo dịng – Văn Giá đã có những nhận xét súc tích đó là : “ văn phong phê
bình của Theo dịng gọn ghẽ , súc tích, giản dị, khiêm tốn. Các ý kiến, nhận
xét, đánh giá của ông giàu sức gợi, thân mật, tôn trọng người khác. Mọi ý
tưởng của ông cốt bày tỏ một nguyện vọng to lớn, và tha thiết muốn cho nền


21
văn học nước nhà phát triển, mang giá trị và bản sắc dân tộc – “cái tâm hồn
An Nam”[2, tr.279].
Những thể loại trên tuy không thành công cho lắm, nhưng nó đã góp
phần làm đa dạng những góc nhìn về tài năng truyện ngắn Thạch Lam. Cho
ta một cái nhìn đầy đủ hơn về tài năng của ông. Một người ln có những cái
nhìn sâu sắc, trải nghiệm và cảm nhận đầy tính nhân văn. Ơng ln coi trọng
những nét đẹp uẩn khuất sâu trong tâm hồn con người, nâng niu và trân trọng
chúng. Thạch Lam - một nhà văn của cái đẹp và tình người.
1.3. Vị trí Thạch Lam trong lịch sử văn học Việt Nam
1.3.1. Thạch Lam và Tự lực văn đồn

Thạch Lam là nhà văn có dun nợ với văn chương. Ông sớm gia nhập
vào nghiệp văn. Nhưng không phải là do hướng đi ngay từ đầu mà là những
thay đổi và những cảm hứng mà Thạch Lam thừa hưởng từ hai người anh trai
của mình đó là nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo. Lúc đầu ông được giao cho
làm chủ bút trong tờ báo Ngày nay trước 1935, ông luôn ở trong mảng đề tài
viết những bài phóng sự ngắn và bình luận. Ơng là một con người siêng năng,
cần mẫn và có trách nhiệm với cơng việc, ham tìm tịi và làm những cơng việc
rất có ích cho cơng việc của mình. Nghiệp văn chương bén với ơng từ đó.
Ơng có tiểu thuyết được đăng từ năm 1935. Những tác phẩm đầu tay của ông
được đăng ngay từ sớm trên các báo như Ngày nay, Phong hóa. Có ý kiến cho
rằng ơng có tác phẩm đầu tay là Cô áo lụa hồng ( Phong hóa, 1935, số ngày 4
– 10). Ơng nhỏ tuổi nhất trong nhóm những nhà văn hoạt động cho báo
Phong hóa sinh năm 1910 mà mất năm 1942. Nghiệp văn của ông tuy không
nhiều, nhưng rất có ý nghĩa trong thể loại truyện ngắn Việt Nam. Những văn
phẩm của ơng cịn mãi đến ngày nay. Những giá trị còn nguyên hơi thở nhân
văn rất Thạch Lam. Trong Tự lực văn đoàn khi ông tham gia, những tác phẩm
của ông ế ẩm, không bán chạy như những tác phẩm lãng mạng của Khái


22
Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo,…. Số lượng tác phẩm của ông không nhiều,
nhưng ông vẫn trung thành theo quan niệm văn chương muôn đời chứ không
phải văn chương một thời. Những bạn đọc chân chính xưa kia và ngày nay
vẫn rất yêu thích và trân trọng những tác phẩm của ơng vì giá trị nó để lại
trong lịng người đọc rất sâu đậm. Trong mỗi truyện ngắn của Thạch Lam,
chúng ta lại có thời gian như lắng đọng với tâm hồn, đối diện với hiện thực và
tìm thấy những nét đẹp khuất lấp trong sâu thẩm mỗi người. Vì vậy, cho tới
ngày nay những tác phẩm của ông vẫn thu hút đông đảo số lượng độc giả yêu
quý. Bằng những cảm nhận, những tình cảm đằm thắm, bàng bạc rất riêng của
văn phong Thạch Lam ta có thể thấy văn của ơng là một khuynh hướng hiện

thực trữ tình khác hẳn với những văn phẩm của Tự lực văn đoàn như Khái
Hưng, Nhất Linh, Thế Lữ,…
Tự lực văn đoàn là một nhóm văn học quy tụ hầu hết những nhà văn
sáng tác theo khuynh hướng lãng mạng tiêu biểu trong giai đoạn những năm
1932 – 1945. Là một tổ chức có cơ quan ngơn luận riêng là báo Phong hóa,
Ngày nay, có nhà xuất bản riêng là Đời nay, có nhà in riêng. Trong giai đoạn
này văn đoàn đã khẳng định được vị thế của mình trên văn đàn và đặc biệt
đóng góp cống hiến nhiều cho văn học Việt Nam như Thế Lữ, Xuân Diệu,
Hoàng Đạo,…Thạch Lam gia nhập vào Tự lực văn đồn dưới sự dìu dắt của
hai người anh trai là Nhất Linh và Hoàng Đạo – là hai nhân vật chủ chốt trong
Tự lực văn đoàn. Những tác phẩm đầu tay của ông được độc giả đón đọc và
khen ngợi như tập truyện ngắn Gió đầu mùa. Hầu như tất cả những tác phẩm
của Thạch Lam đều được đăng báo trước khi in thành sách, qua một lần thẩm
thấu độc giả, tác phẩm của Thạch Lam hướng tới cuộc sống của những người
bình dân, khổ cực. Song điểm làm nên những giá trị khác biệt của văn Thạch
Lam với những nhà văn trong Tự lực văn đồn đó là những giá trị, những ưu
điểm và những thuận lợi của văn đoàn đều được hội tụ trong những tác phẩm


23
của ơng. Cái khác biệt cơ bản đó do xuất phát từ quan điểm sáng tác của
Thạch Lam. Văn chương Thạch Lam không là những trang văn lãng mạng,
ướt át, bi lụy, tình cảm, khơng xa rời cuộc sống người dân, không sống sượng,
chua chát lên án gay gắt. Mà nó man mác những tình cảm, những giá trị nhân
văn, đánh thức sự lương thiện trong mỗi con người, cho mỗi bạn đọc những
giây phút tự đối diện với lương tâm. Văn Thạch Lam luôn ánh lên niềm lạc
quan của cuộc sống tươi đẹp phía trước bằng tâm hồn thanh cao. Ơng được
đánh giá là một khn mặt riêng biệt và có những bản sắc riêng của ơng cũng
chính ở điêm nhìn và khám phá, tiếp cận con người của riêng mình. Đó là
những điểm khác biệt làm nên giá trị, độc đáo văn chương Thạch Lam trong

Tự lực văn đoàn.
Tham gia sáng tác trong Tự lực văn đoàn, Thạch Lam đã có những
đóng góp tích cực. Mặc dù ra đi ở tuổi đời quá trẻ nghiệp văn chưa đồ sộ,
nhưng đó là những tác phẩm để đời và có giá trị sâu sắc. Tự lực văn đồn có
những đóng góp rất quan trọng trong văn học Việt Nam về phát triển đưa văn
xuôi tiến một bước dài ở những năm ba mươi, đặc biệt là ở thể loại tiểu
thuyết. Là một trong những thành viên trong Tự lực văn đồn, Thạch Lam có
vị trí rất quan trọng và có nhiều đóng góp cho Tự lực văn đồn. Ơng cũng có
viết tiểu thuyết, nhưng chỉ với một cuốn duy nhất đó là Ngày mới. Nhưng xét
về nội dung và nghệ thuật cuốn tiểu thuyết này không được đánh giá cao và
khơng thể hiện hết được cá tính, phong cách và sở trường sáng tác văn
chương của Thạch Lam. Bên cạnh tiểu thuyết, ông cũng thủ sức và đạt được
một số thành tựu với thể loại phê bình văn học. Cuốn Theo dòng trên báo
ngày nay tập hợp những bài viết của ông về bàn luận văn chương, tiểu thuyết
và những quan niệm sáng tác tiểu thuyết. Thạch Lam thử sức trên nhiều thể
loại với mong muốn tìm tịi và trải nghiệm cuộc sống và tâm hồn con người.
Ông đến với thể loại bút ký ghi lại những nét đẹp trong cuộc sống, văn hóa


24
ẩm thực, văn hóa sống của người Hà Nội trong Hà Nội băm sáu phố phường.
Những bài viết của ông không trau chuốt, từ ngữ không quá hoa mĩ. Mà chỉ là
những cảm nhận giản dị được phô diễn trên trang giấy thơm mùi hương cốm
xanh, bằng hơi thở, bằng lối sống thanh cao và điềm đạm của người Hà thành.
Với lối thể hiện và cảm nhận tinh tế qua con mắt Thạch Lam Hà Nội như đẹp
hơn, và chắc rằng ai đã từng đọc Hà Nội băm sáu phố phường cũng đều muốn
được đến với Hà Nội để tận hưởng những gì Thạch Lam viết, và cảm nhận.
Đó là một cái tài của Thạch Lam. Khá thành công với thể loại bút ký nhưng
nhắc đến Thạch Lam ta không thể khơng nhắc tới thể loại được nhiều người
u thích đó là truyện ngắn. Trong sự nghiệp của mình, Thạch Lam được

đánh giá là thành công nhất trong thể loại truyện ngắn. Với ba tập truyện ngắn
đó là Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, Thạch lam để lại những tình
cảm và ấn tượng sâu sắc trong lịng người đọc, làm tâm hồn trong sạch hơn
với sự cảm thông và thấm thía của tác giả bằng chất giọng trầm ấm, nhẹ
nhàng. Nhiều truyện ngắn của ông rất xuất sắc và trở thành những truyện
ngắn tiêu biểu trong tuyển tập những truyện ngắn hay nhất thế kỉ XX như
truyện Sợi tóc, Tình xưa, Hai đứa trẻ, Cơ hàng xóm, Gió lạnh đầu mùa,...Nhà
phê bình Phong Lê có nhận định “ Nhiều giá trị mà Tự lực văn đoàn xây dựng
được đã bị thời đại vượt qua ngay từ trước năm 1945. Cịn Thạch Lam thì tơi
tin ở sự tồn tại, nếu khơng là tất cả thì cũng là phần lớn những gì ơng đã
viết.”[2, tr.100]. Văn chương Thạch Lam là những gì chân thực nhất “rùng
rợn cả tâ hồn về sự thành thực” như Khái Hưng nói về văn Thạch Lam. Tất cả
những gì làm nên khác biệt của Thạch Lam với Tự lực văn đồn đó là những
quan niệm văn chương của ông. “ Thạch Lam, mà Tự lực văn đoàn là mảnh
đất ươm, là nơi sinh thành, nhưng Thạch Lam đã xác định giá trị riêng của
mình, đã đứng chính trên đơi chân chân của mình – một nghệ sĩ (chứ không
phải là hiệp sĩ, là ẩn sĩ, hoặc “chiến sĩ”), với niềm tha thiết bản sắc dân tộc, và


×