Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu chiết tách và xác định một số hợp chất hóa học trong dịch chiết lá sakê bằng ethanol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 56 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

-------  -------

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH
VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA
HỌC TRONG DỊCH CHIẾT LÁ SAKÊ BẰNG
ETHANOL

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

SVTH: Phạm Thị Thanh Huệ
Lớp: 08CHD
GVHD: Th.S Phan Thảo Thơ


2

MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề
Việt Nam là nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, rất thuận lợi cho sự phát triển
của thực vật. Đây được coi là kho tàng vô cùng quí giá về nguồn hợp chất thiên nhiên.
Trên thế giới, người ta đã nghiên cứu chiết tách các hợp chất thiên nhiên từ những năm
1950. Ngày nay, công nghiệp chiết tách các hợp chất từ thực vật đang không ngừng
phát triển và được ứng dụng nhiều vào phục vụ đời sống của xã hội. Chúng làm
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm,
thuốc bảo vệ thực vật…


Đặc biệt hơn 30.000 hợp chất có hoạt tính thì rất có giá trị với cuộc sống của
chúng ta, biết đến nhiều hơn cả và được coi là các hợp chất thứ cấp như alkaloid,
terpenoid, phenolic. Các hợp chất này chỉ tồn tại trong một số tế bào thực vật nhất định
gồm tế bào biểu mô, rễ, hoa, lá. Mặc dù, hóa học tổng hợp hữu cơ đạt nhiều thành tựu
quan trọng nhưng nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học (thường gọi là các chất thứ cấp)
vẫn cịn khó tổng hợp hoặc có thể tổng hợp được nhưng chi phí rất đắt. Mà ví dụ là
một số hỗn hợp phức tạp như tinh dầu hoa hồng khơng thể tổng hợp hóa học được.
Cơng nghệ hóa dược trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra các biệt dược
phòng chống, điều trị bệnh tật một cách nhanh chóng, thuận tiện. Nhưng khơng vì thế
mà thảo dược mất đi vị thế trong Y học, Dược học. Nó vẫn tiếp tục được dùng làm
nguồn nguyên liệu trực tiếp, gián tiếp hoặc cung cấp những chất đầu cho cơng nghệ
bán tổng hợp nhằm tìm kiếm các loại dược phẩm mới.
Cây sakê trong dân gian được sử dụng nhiều vào các bài thuốc để chữa bệnh (gút,
viêm gan vàng da, huyết áp cao, tiểu đường,…) và nấu nước uống thay trà rất phổ
biến. Hiện nay rất ít cơng trình đề cập tới việc xác định thành phần và hoạt tính sinh
học của loại cây này. Với mong muốn đóng góp một số thông tin khoa học vào kho
tàng các hợp chất thiên nhiên, em chọn đề tài “Nghiên cứu chiết tách và xác định một
số hợp chất hóa học trong dịch chiết lá sakê bằng ethanol”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Lá cây sakê được hái tại trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng, Quận
Liên Chiểu -TP.Đà Nẵng.


3

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của lá sakê.
- Khảo sát một số điều kiện chiết thích hợp.
- Xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo một số cấu tử trong dịch chiết lá
sakê.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu lí thuyết
- Thu thập và tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngồi nước có liên quan
đến đề tài.
- Trao đổi kinh nghiệm với các thầy cô và bạn bè.
4.2 Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thu hái, lấy mẫu và xử lí mẫu.
- Phương pháp trọng lượng xác định độ ẩm, hàm lượng hữu cơ
- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) để xác định hàm lượng kim loại.
- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (UV-VIS) để khảo sát các điều kiện chiết.
- Phương pháp sắc ký khí – khối phổ (GC-MS) để xác định thành phần, công thức cấu
tạo một số hợp chất trong dịch chiết lá sakê.


4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các thông tin khoa học về điều kiện chiết tách, xác định thành phần hóa
học trong dịch chiết lá sakê.
- Là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu sau này.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Nhằm giúp ứng dụng rộng rãi lá sakê một cách khoa học hơn về vấn đề chăm sóc sức
khỏe trong đời sống hằng ngày.
- Giải thích một cách khoa học các bài thuốc dân gian của lá sakê.
- Tổng hợp kiến thức về hợp chất thiên nhiên phục vụ cho công tác sau này.


5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.Cây sakê
1.1.1 Giới thiệu về cây sakê
1.1.1.1 Sơ lược về họ Dâu tằm (Moraceae)
Họ Dâu tằm (danh pháp khoa học: Moraceae) được xếp vào bộ Gai(Urticales).
Bộ này trong các hệ thống phát sinh loài khác được coi là phân bộ của bộ Hoa
hồng (Rosales).
Họ này là một họ lớn, chứa từ 40-60 chi và khoảng 1.000-1.500 loài thực vật phổ
biến rộng rãi ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng ít phổ biến ở các vùng ơn
đới. Trong họ này có một số lồi được biết đến nhiều như đa, đề, dâu tằm, dâu
đỏ hay mít.
Họ này chứa các lồi cây thân gỗ hay cây bụi, thường xanh hoặc rụng lá theo
mùa. Cây thường có nhựa mủ màu trắng như sữa. Lá mọc cách, đơn, lá kèm bọc lấy
chồi, sớm rụng để lại vết sẹo.
Trong họ này, nhiều loài có rễ mọc từ cành, cắm xuống đất (ví dụ: các loài trong
chi Ficus). Một số loài Ficus bám lên các thân cây to khác, đâm nhiều rễ phụ bám trên
thân cây chủ, gây nên hiện tượng thắt nghẹn làm cho cây chủ bị chết.
Hoa đơn tính cùng cây hay khác cây, hợp thành cụm hoa xim, bơng đi sóc, hay
hình đầu nằm trên một trục chung lồi (như mít, dâu tằm) hay lõm bọc lấy hoa ở bên
trong (như sung, ngái). Bao hoa có 2 - 4 mảnh, nhị bằng số mảnh bao hoa và mọc đối
diện với bao hoa. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn mà một thường sớm tiêu giảm, bầu 1 buồng
chứa một nỗn đảo hay cong, bầu nỗn thượng, đơi khi là hạ. Quả phức do nhiều quả
đơn dính lại với nhau. Hạt phần lớn có nội nhũ, đôi khi không có.
Đặc điểm thừa hưởng từ tổ tiên chung gần nhất trong phạm vi họ Dâu tằm là sự
hiện diện của các ống tiết sữa và nhựa cây màu trắng sữa trong tất cả các nhu mô,
nhưng các đặc trưng hữu ích thực địa nói chung là 2 lá noãn đôi khi với một lá bị tiêu
giảm, các hoa phức không dễ thấy và quả phức hợp.
Họ Moraceae bao gồm 5 tông lớn là: Artocarpea, Moreae, Dorstenieae, Ficeae và
Castilleae. Ngoại trừ tơng Moreae với sự đa dạng lớn về hình thái và phân bố rộng, các
tơng cịn lại là đơn ngành. Dựa trên các phân tích phân tử về phát sinh lồi của các

tơng này, Moraceae được cho là đã rẽ ra khoảng 73-110 triệu năm trước. Các kết quả


6

từ phân tích phát sinh lồi của họ Moraceae cũng gợi ý rằng ngược với nguyên lý
thông thường rằng các dạng đơn tính khác gốc đã tiến hóa từ các dạng đơn tính cùng
gốc thì trong họ này dạng đơn tính khác gốc là dạng nguyên thủy hơn trong họ và các
dạng đơn tính cùng gốc đã tiến hóa từ trong đó tới 4 lần.
1.1.1.2 Một số cây làm thuốc thuộc họ Dâu tằm
 Cây Dướng: còn có tên là “chử thụ”, “chử đào thụ”, “giác thụ tử”, “dã xương
mai tử”, “xa”; tên khoa học là Broussonetia papyrifera Vent.
Nó là loài cây thân gỗ nhỏ, lá sớm rụng, có thể cao tới 15 m. Các lá có hình dạng
khơng cố định (thậm chí trên cùng một cành), nhưng nói chung có dạng hình tim hay
hình trứng từ khơng thùy tới xẻ thùy sâu, với các lá xẻ thùy thường có trên các cây non
mau lớn. Các hoa đực (cỏ nhị) được sinh ra thành cụm hoa thn dài, cịn các hoa cái
(nhụy hoa) mọc thành cụm hoa hình cầu. Về mùa hè, các hoa cái phát triển thành các
quả dạng quả tụ nhiều nước, vị ngọt màu đỏ hay cam, đường kính 3–4 cm, là một
nguồn thức ăn quan trọng cho các động vật hoang dã. Quả ăn được và rất ngọt, nhưng
quá mỏng mảnh để có thể thương mại hóa được.
Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa thổ huyết, chảy máu cam, đi lỵ ra máu,
phụ nữ rong huyết, trị hoa mắt, đau thần kinh tọa, có tác dụng bổ âm chữa bệnh đêm
ngủ hay vã mồ hôi trộm, nam giới di tinh hoặc mộng tinh.

Hình 1.1. Cây dướng


7

 Cây Đa: còn có tên là cây đa đa, cây da; tên khoa học là Ficus bengalensis, có

nhiều loại đa như đa búp đỏ, đa nhiều rễ, đa tròn lá.
Đa có phương thức sinh trưởng khơng bình thường. Chúng là lồi cây lớn mà
thơng thường bắt đầu sự sống như là loại cây biểu sinh trồng từ hạt trên các loại cây
khác (hoặc trên các cơng trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống) do các loài chim ăn
quả phân tán hạt.
Cây trồng từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí từ các cành cây, và các rễ khí
này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng chạm tới mặt đất. Cây chủ cuối
cùng sẽ bị bóp nghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển nhanh của cây đa.
Thường được trồng nhiều lấy bóng mát, dân gian dùng tua rễ mọc từ cành rủ
xuống làm thuốc lợi tiểu dùng trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng.

Hình 1.2. Cây đa
 Cây Đề: cịn gọi là cây Bồ Đề; tên khoa học là Ficus religiosa. Các bộ phận của
cây có chứa những hoạt chất khác nhau :
Lá chứa các sterol như Campestrol, Stigmasterol, 28-isofucosterol, Alpha-amyrin,
Beta-amyrin và lupeol, Tannic acid. Acid amin như serine, Aspartic acid, Glycine,
Tyrosine, Methionine. Hydrocarbone và Alcohol aliphatic như n-Nonacosane, nhentriacon tanen-hexacosanol, n-octacosanol…Các khoáng chất như Calcium, Sắt,
Đồng, Mangan, Kẽm.
Vỏ thân chứa các sterol như Lanosterol, beta-sitosterol và glucosid, Stigmasterol,
Lupen-3-one; các coumarin như Bergapten và bergaptol; Vitamin K (trong vỏ đọt);


8

tannins (4%).
Quả có các acid amin như Asparagine, Tyrosine…Hạt có Alanine, Threonine,
Tyrosine và Valine.
Về phương diện dinh dưỡng: Lá Bồ Đề chứa khoảng 9% chất đạm, 2.7 % chất
béo, 68.3 % chất carbohydrat tổng cộng, 15.9 % chất xơ. Trong 100 gram lá có 2.97
mg Calcium, 210 mg Phosphorus. Đọt chứa 11.7 % chất đạm, 2.9% chất béo, 70.1 %

carbohydrat tổng cộng, 26.1 % chất xơ.
Các nghiên cứu khoa học về Bồ Đề:
Hoạt tính giúp hạ đường trong máu: Hợp chất beta-sitosteryl-D-glucoside
(phytosterolin) ly trích từ bột vỏ thân khơ, khi dùng chích qua tĩnh mạch, gây ra một
sự sụt giảm đường trong máu. Hợp chất này, khi cho uống với liều 25 mg/ kg trọng
lượng cơ thể, tạo ra một sự giãm dần lượng đường trong máu, sự giảm này đạt mức
cao nhất sau 4 giờ.Tolbutamide, khi dùng liều tương đương đã gây giảm hạ đường sau
3 giờ
Hoạt tính làm hạ mỡ trong máu: Chất xơ chế tạo từ Ficus religiosa, trộn trong thực
phẩm (10%) cho chuột, tạo được một tác động đối kháng với sự tăng chất béo trong
máu tốt hơn là cellulose. Các thông số về lipid, cholesterol, triglycerides và
phospholipid trong gan đều thay đổi trong chiều hướng tốt hơn.
Hoạt tính chống ung loét bao tử: Nước chiết từ vỏ cây Bồ Đề, dùng liều 500
mg/kg, được dùng để thử nghiệm điều trị một số trường hợp ung loét bao tử tiêu biểu
nơi chuột. Nước chiết này được cho chuột uống trong 3 ngày. Kết quả ghi nhận nước
chiết bảo vệ được chuột chống lại ung loét bao tử gây ra do thắt pylorus và ung loét
bao tử gây ra do cystamin. Tuy nhiên hoạt tính khơng cơng hiệu với ung loét cấp tính
gây ra do aspirin. Hoạt tính chống ung loét này được cho là do ở tác động ức chế sự
bài tiết acid-pepsin và làm tăng bài tiết các yếu tố bảo vệ màng nhày đưa đến cải thiện
bài tiết mucin trong bao tử. Vỏ và lá cây được sử dụng trong y học dân gian để chữa
bệnh chàm, viêm dạ dày, tả lỵ có nơi dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
Hoạt tính trị suyễn và tác động trên thần kinh đối giao cảm (para sympatholytic):
Dịch chiết từ vỏ thân bằng ethanol 95% có hoạt tính gây thư giãn ruột của chuột, bọ,
thỏ và chó; thư giãn tử cung của chuột. Dịch chiết này cũng có hoạt tính đối kháng các
hiệu ứng của acetylcholine, histamine, barium chloride và serotonine; phong bế các


9

hiệu ứng về tim mạch của Acetylcholine và bảo vệ được chuột bọ chống lại các cơn

suyễn gây ra bởi acetylcholine và histamine. Ngồi ra dịch chiết này cịn tạo thư giãn
các bắp thịt cuống phổi và đối kháng được hoạt tính gây co thắt cơ thực quản gây ra
bởi acetylcholine nơi chó. Bột vỏ thân Ficus religiosa đã được thử dùng để trị suyễn
nơi người.
Các hoạt tính kháng sinh, kháng siêu vi trùng: Nước trích từ quả có một số hoạt
tính kháng sinh đáng chú ý trên các vi khuẩn Staphylococcus, Escherichia coli. Các
chất Bergapten và bergaptol, trích từ vỏ thân đều có hoạt tính kháng sinh. Dịch chiết từ
vỏ đọt, bằng alcohol 50%, liều dùng 0.05 mg/ml, có hoạt tính kháng siêu vi trùng gây
bệnh Ranikhet: gây sự sụt giảm đến 75% sự sinh sản của siêu vi trùng trong môi
trường cấy dùng phôi trứng gà.
Tác động trên ký sinh trùng: Dịch chiết từ vỏ thân bằng alcohol 50% diệt được
Entamoeba histolytica (gây kiết lỵ).
Tác động trên giun sán : Dịch chiết trên diệt được giun Ascarigia galli (thử in
vitro), pH môi trường được điều chỉnh ở 7.2 và thời gian ủ là 48 giờ.
Các phương thức sử dụng trong dân gian: Tại Ấn Độ và Pakistan, các bộ phận của
cây được dùng khá phổ biến để trị một số bệnh thông thường.
Vỏ thân và lá được dùng để trị tiêu chảy và kiết lỵ, lá dùng trị táo bón. Lá có thể
được tán mịn, trộn với mỡ để làm thuốc đắp trị mụn nhọt, sưng hạch như quai bị.
Quả, tán thành bột trị suyễn. Nhựa dùng trị mụn cóc.
Vỏ thân có hoạt tính làm mát, cầm máu được dùng trị tiểu đường, tiêu chảy, kinh
nguyệt rối loạn, thần kinh bất ổn, bệnh đường tiểu và đường sinh dục của phụ nữ..
Nước sắc vỏ thân, thêm với mật ong được dùng để trị lậu mủ. Vỏ thân đốt thành than,
hòa trong nước được dùng trị nấc cục, trị buồn nơn và ói mửa. Vỏ thân nấu sơi với sữa
được xem là một phương thuốc kích dục. Vỏ rễ, phơi khô, tán mịn, trộn với mỡ, dùng
làm thuốc thoa trị bệnh ngoài da như eczema, cùi.
Tại Trung Hoa: Hoa được đun sôi, lấy nước làm thuốc giải nhiệt cho người bị sốt
cao.


10


Hình 1.3. Cây bồ đề
 Cây Dâu tằm: thuộc chi Morus, gồm nhiều loại như dâu trắng, dâu đỏ, dâu đen.
Ở Việt Nam chỉ có cây dâu trắng. Lá là thức ăn ưa thích của tằm dâu nên được gọi là
cây dâu tằm. Hầu hết các bộ phận của cây dâu tằm đều có vị thuốc quý.
- Lá dâu gọi là Tang diệp (Folium Mori).
- Vỏ rễ cây dâu gọi là Tang bạch bì (Cortex, Mori radicis).
- Quả dâu gọi là Tang thầm (Fructus Mori).
- Cây mọc ký sinh trên cây dâu gọi là Tang ký sinh (Ramulus loranthi).
- Tổ bọ ngựa trên cây dâu gọi là Tang phiêu tiêu (Ootheca mantidis).
- Sâu dâu: Con sâu nằm trong thân cây dâu, vốn là ấu trùng của một loại xén tóc.
Cây dâu có thể cao 10-15m nếu không thu hái thường xuyên. Lá mọc so le, hình
bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống hơi
tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đực mọc
thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3). Hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối
hình cầu, có 4 lá đài. Quả mọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, ăn được, còn
dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu để uống, mùi thơm, vị chua ngọt.
Tang bạch bì, tang diệp dùng làm thuốc lợi tiểu trong bệnh thủy thũng, chữa ho
lâu ngày, băng huyết, hen phế quản, ho có đờm, sốt, cao huyết áp, giúp sáng mắt. Liều
dùng hàng ngày từ 6 - 18h dưới dạng sắc hay thuốc bột.
Tang thầm: Bổ thận, chữa mất ngủ, giúp ăn ngon.
Tang phiêu tiêu: Chữa bệnh đường tiết niệu, di tinh, trẻ đái dầm.


11

Sâu dâu: Chữa đau mắt. Liều từ 6-12g, cách uống như trên.
Nước quả dâu ngâm đường (hoặc ngâm rượu) giúp tóc đen và khỏe. Đọt dâu non
giã nhỏ đắp bên ngồi chữa viêm tuyến vú.


Hình 1.4. Cây dâu tằm
 Cây mít: tên khoa học là Artocarpus heterophyllus. Trừ lớp vỏ gai, phần cịn lại
của quả mít hầu như ăn được. Múi mít chín ăn rất thơm ngon. Xơ mít có thể dùng
muối chua như muối dưa (gọi là nhút), đã từng đi vào ca dao, tục ngữ: “Nhút Thanh
Chương, tương Nam Đàn”. Các quả mít non cịn dùng như một loại rau củ để nấu
canh, kho cá, trộn gỏi…
Trong múi mít chứa nhiều chất đường, đạm, các loại vitamin A, B1, B2, C và các
chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Trong y học cổ truyền đã sử dụng mít làm thuốc từ
lâu đời. Lá mít được dùng làm thuốc lợi sữa, chữa ăn uống không tiêu, ỉa chảy và trị
cao huyết áp, chữa bệnh hen suyễn, tưa lưỡi ở trẻ em. Nhựa vỏ mít trị mụn nhọt sưng
tấy.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá mít chữa các bệnh ngoài da và rắn cắn. Liều dùng
mỗi ngày 30 - 40g lá tươi. Gỗ mít mài lấy nước uống có tác dụng an thần, liều dùng 6 10g/ngày.
Rễ cây mít sắc uống trị tiêu chảy, mủ cây mít thì dùng đắp rút mủ mụn nhọt.
Hạt mít được dùng trị ghẻ lở, kết hạch, sản hậu ít sữa. Múi mít giải say rượu rất tốt.


12

Hình 1.5. Cây mít
 Cây Vả: Tên khoa học là Ficus auriculata L. Cây vả có nguồn gốc từ Ấn Độ,
Malaysia. Phân bố ở nhiều nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây mọc tự
nhiên trong quần hệ rừng kín, mưa ẩm, không chịu nắng nóng nên tại rừng núi nước ta
thường thấy cây vả xuất hiện ven sông suối, khe nước... mọc ở dưới tán rừng ở độ cao
so với mặt nước biển từ 1.000m trở xuống.
Cây vả được trồng ven bờ ao làm cây che mát và lấy quả để ăn. Quả vả chín ăn
cũng ngon ngọt. Cây cao khoảng 5 - 10m, to, có tán rộng, cành mập, lá to, quả phức,
thường to bằng nắm tay, khi chín có màu đỏ nâu sẫm, thịt mềm, mặt ngồi có lơng nhỏ
mịn, bên trong quả có dịch ngọt đường sánh như keo, ăn vừa thơm lại ngọt mát. Mùa
hoa quả từ tháng 12 - 3 hàng năm. Cây rất sai quả và tái sinh nhờ những hạt ở các quả

vả chín bị chim chóc hay động vật gậm nhấm hoặc loại bò sát ăn làm rơi vãi xuống các
dòng chảy của khe suối đến các vùng mà đọng lại rồi phát triển thành các cây mới.

Hình 1.6. Cây vả


13

Quả, rễ, lá đều được sử dụng làm thuốc hay thức ăn. Cụ thể thu hoạch quả chín
hoặc quả non làm thuốc hay phơi, sấy khô để sử dụng dần. Quả vả còn được sử dụng
để trị kiết lỵ, táo bón, chữa suy nhược, kém ăn, gầy yếu.
Theo Đông Y thì quả vả là loại bình bổ (vị ngọt tính bình), có cơng năng làm
mạnh dạ dày, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu, ngồi ra cịn thấy
trong quả vả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế,
kiện vị, cầm ỉa chảy. Là loại thích hợp sử dụng cho những người phế nhiệt, khản tiếng,
tỳ vị hư yếu, tiêu hoá kém, trẻ em ỉa chảy lâu ngày, táo bón. Các nghiên cứu gần đây
còn cho biết quả vả có khả năng chống ung thư. Còn rễ và lá vả có tác dụng tiêu thũng
giảm độc, tiêu viêm chỉ thống.
Một số bài thuốc trị bệnh từ quả vả:
* Làm thuốc khai vị: Lấy quả vả vừa chín tới phơi nắng hoặc sấy khô 500g, thái nhỏ
ngâm trong 1 lít rượu trắng 40 độ sau 10 - 20 ngày là được. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần,
vào trước khi ăn hai bữa chính và trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 1ly nhỏ chừng 20 30ml.
* Trị mụn đỏ ở mũi: Lấy nhựa cây vả bôi nhiều lần vào chỗ mụn, bôi vài ngày sẽ khỏi.
* Chữa tỳ hư ỉa chảy lâu ngày, tiêu hố kém: Lấy quả vả phơi khơ, thái hạt lựu, sao
vàng, cho đường trắng và nước sôi vào hãm lấy nước uống thay trà trong ngày. Cần
uống liền một thời gian.
* Chữa cảm hay ngộ độc: Lấy quả vả 200g, quả sung 200g, lá móc mèo 50g, rễ canh
châu 50g. Thái nhỏ phơi khô, tẩm rượu, sao vàng. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần
trong ngày.
* Chữa họng sưng đau: Quả vả non 100g, lá chó đẻ 50g, búp tre 30g. Rửa sạch các vị,

giã nát, sao nóng rồi đắp vào cổ nơi đau rát và băng giữ. Ngày làm 2 lần. Cần làm vài
ngày.
* Chữa phế nhiệt khản tiếng: Lấy quả vả 150g, sắc lấy nước, cho đường phèn đủ ngọt
vào và uống. Mỗi lần uống 5g vả, ngày uống 3 lần.
* Chữa trĩ, lòi dom, đại tiện khô cứng: Lấy 10 quả vả, ruột già lợn một khúc. Đổ nước
vừa ăn, nấu nhừ, nêm gia vị vừa miệng. Ăn hết trong ngày.
* Chữa trĩ: Lấy lá vả giã nát đắp vào nơi có trĩ, ngày 2 - 3 lần cho đến khi khỏi.


14

* Làm thuốc tiêu độc, lợi tiểu: Đối với người có phù thũng lấy rễ và lá vả sắc lấy nước
uống nhiều lần trong ngày.
* Làm tăng tiết sữa mẹ: Quả vả khơ đem sấy giịn, tán bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi
lần 12g, chiêu với nước đun sôi để nguội. Cần sử dụng liền 3 - 5 ngày.
* Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Lấy quả vả sấy khô tán bột, mỗi lần uống 5g, ngày 3
lần.
1.1.1.3. Cây sakê
 Phân loại thực vật:
Giới (regnum) : Plantae
Ngành

: Angiospermae

Lớp

: Eudicots

Bộ (ordo)


: Rosales

Họ (familia)

: Moraceae

Chi (genus)

: Artocarpus

Loài (species) : A.altilis
 Cây sakê thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) cịn có tên gọi là cây bánh mì. Tên
khoa học là Artocarpus altilis (Park) Forb.

Hình 1.7.Cây sakê


15

 Nguồn gốc:
Đây là loại cây có nguồn gốc từ các vùng châu Á nhiệt đới và các đảo Thái Bình
Dương. Phân bố rộng rãi từ Malaysia, Indonesia đến Hawai. Cây thích hợp với gió
mùa nóng ẩm, mưa nhiều.
Sakê đã có thời gian được coi là cây lương thực quý, cho quả với sản lượng cao
trên 200 quả mỗi mùa. Do đó, các nhà thám hiểm và thương buôn người Tây Ban Nha,
Anh, Pháp coi trọng và vận chuyển buôn bán đến các vùng thuộc địa của họ. Chủ yếu
từ Philipines chuyển đến Mêxico, Trung Mỹ, Jamaica,…
Sakê đã được người Pháp đưa vào Việt Nam từ Indonesia và được trồng tại các
tỉnh miền Nam. Với khí hậu miền Bắc cây khó sống được.
 Đặc điểm sinh thái:

 Thân và cành:
Sakê là cây gỗ có thân thẳng trịn, có thể cao đến 6m. Vỏ cây có màu xám đen,
bên trong chứa nhiều nhựa mủ. Cây phân nhánh liên tục tạo thành một hệ thống cành
và chồi, lá.
Cành mảnh mọc ngang, dài làm tán rộng. Thân, cành, lá dày đan xen lẫn nhau tạo
hệ thống tán dày.

Hình 1.8. Thân và cành cây sakê


16

 Chồi và lá:
Chồi mọc tận trên cùng của cành lá sakê, chúng sinh trưởng rất mạnh. Chồi có
màu xanh tươi khi mới nhơ lên ở dạng xoắn. Chồi có nhiều nhựa, lớn nhanh vươn lên
cao, bung xoắn tạo thành lá.
Lá sakê to và dày có chiều dài từ 25-35cm, bản xẻ thùy thường chia từ 3 đến 9
thùy sâu hình lơng chim. Lá có hình thn dài cuống lớn mập, khi rụng thì để thành
sẹo trên cành.
Lá cây có nhựa mủ màu trắng sữa, lá có hệ thống gân lớn hình xương cá và hệ
thống gân nhỏ đan xen lẫn nhau. Lá cây màu xanh thẫm, khi già chuyển thành màu
vàng nâu khơ rụng xuống.

Hình 1.9. Chồi và lá cây sakê
 Hoa và quả:
Hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây.
Các hoa đực ra đầu tiên, có dạng bơng dài, hoa nhỏ màu vàng. Sau một khoảng
thời gian ngắn thì các hoa cái mọc ra. Cụm hoa cái hình cầu thuôn, mập khi non màu
xanh thẳng đứng trên cành, già chuyển sang màu vàng.



17

Hoa mọc thành cụm hoa dạng đầu, chỉ có khả năng được thụ phấn sau đó 3 ngày.
Thụ phấn nhờ côn trùng, chim,…
Quả giả, phức hợp phát triển từ bao hoa phình to và bắt nguồn từ 1500-2000 hoa.
Chúng được nhìn thấy trên lớp vỏ quả như các đĩa giống hình lục giác.
Quả hình trứng, kích cỡ to bằng quả bưởi, có bề mặt thơ ráp giống quả mít và mỗi
quả thực chất là tổ hợp của nhiều quả nhỏ, mỗi quả nhỏ được bao quanh bằng bao hoa
dày cùi thịt và phát triển trên đế hoa dày cùi thịt.

Hình 1.10. Quả cây sakê


18

1.1.2. Thành phần hóa học trong cây sakê
Cây sakê là một loại cây đặc biệt. Tất cả các bộ phận của cây, ngoài việc chứa
các thành phần cơ bản như: protein, lipid, vitamin,…chúng còn chứa các thành phần
dược

tính

như:

geranyl

dihydrochalcone,

geranyl


flavonoids,

geranyl-

tetrahydrochalcone, papayotin và artocarpine.
 Thành phần hóa học của vỏ thân:
-Vỏ thân: có các hợp chất loại phenolic: artenolol A, B, C, D và E; các
prenylflavon: artonin E và F; cycloartobiloxanthones.
- Đọt non: có các flavonoids, các hợp chất dihydrochalcone, cycloaltilisin 6 và 7
(các hợp chất này có hoạt tính ức chế men Cathepsin K).
 Thành phần hóa học của quả được trình bày theo bảng sau:
Bảng 1.2.a.Thành phần hóa học của quả
Thành phần
Riboflavin
Niasin

Khối lượng chất khô trong 100g
0.05-0.08 mg
0.7-1.5 mg

Cyclopropane

0.3-1 mg

Cycloartenol

0.8-1.5 mg

-amirin


0.7-1.2 mg

Chất đạm

1.3-2.24 g

Chất béo

0.1-0.86 g

Carbohydrat

21.5-29.49 g

Chất xơ

1.08-2.1 g

Calcium

18-32 mg

Phospho

52-88 mg

Sắt
Vitamin A


0.61-2.4 mg
26-40 IU


19

 Thành phần hóa học của hoa: Hoa sakê có chứa một số hoạt chất loại chalcones
có khả năng chống bướu ung thư, ức chế được tế bào ung thư loại sarcoma, hợp chất
loại geranyl-tetrahydrochalcone (chống được dị ứng).
 Thành phần hóa học của hạt được trình bày theo bảng sau:
Bảng 1.2.b. Thành phần hóa học của hạt
Thành phần

Khối lượng chất khô trong 100g

Chất đạm

5.25-13.3 g

Chất béo

2.59-5.59 g

Carbohydrat

30.83-44.03 g

Chất xơ

1.34-2.14 g


Calcium

0.11-40 mg

Vitamin A

26-40 IU

Riboflavin

0.1-0.15 mg

Niasin

30.54-29.4 mg

 Thành phần hóa học trong lá sakê:
Thành phần

Khối lượng chất khô trong 100g

Riboflavin

0.05 – 0.08 mg

Niasin

0.7 – 1.5 mg


Cyclopropane

0.3 – 1 mg

Cycloartenol

0.8 – 1.5 mg

α – amirin

0.7 – 1.2 mg

Chất đạm

1.3 – 2.24 mg

Chất béo

0.1 – 0.86 mg

Carbohydrat

21.5 – 29.49 mg

Chất xơ

1.08 – 2.1 mg

Calcium


18 – 32 mg

Phospho

52 – 88 mg

Sắt

0.61 – 2.4 mg

Vitamin A

26 – 40 IU


20

Theo các cơng trình nghiên cứu trên thế giới người ta phát hiện ra rằng ngồi
các thành phần khống chất, vitamin và một số chất vi lượng chúng có hàm lượng
cao các hợp chất polyphenol. Hoạt chất polyphenol trong lá sa kê có chứa 5 hợp
chất loại geranyl dihydrochalcone

Polyphenol có thể tham gia phản ứng oxy hóa – khử, phản ứng cộng và ngưng tụ.
Phản ứng oxy hóa – khử: dưới tác dụng của enzyme polyphenol oxydase, các
polyphenol bị oxy hóa tạo thành các quinon.
Phản ứng cộng: khi có mặt các axit amin thì các quinon này sẽ tiến hành phản ứng
cộng với axit amin để tạo thành các octoquinon tương ứng.
Phản ứng ngưng tụ: Các octoquinon này dễ dàng ngưng tụ với nhau để tạo thành
các sản phẩm có màu gọi chung là Flobafen.
Polyphenol được chú ý đến bởi khả năng chống oxy hóa. Chúng có khả năng đó là

do tạo phức bền với các kim loại nặng, do đó làm mất hoạt tính xúc tác của chúng
đồng thời nhận các gốc tự do tức là có khả năng dập tắt các q trình tạo ra các gốc tự
do.
Ngồi ra, polyphenol có khả năng ức chế sự phát triển của vi nấm. Nhiều
polyphenol có hoạt tính vitamin P.


21

1.1.3. Một số ứng dụng của lá sakê hiện nay
Bộ phận có thể dùng trong y học gồm, rễ, lá, vỏ, nhựa cây, gỗ thân. Theo Đông y,
rễ sakê có tính làm dịu, trị ho; vỏ có tác dụng sát trùng; lá có công dụng tiêu viêm, tiêu
độc, lợi tiểu.
Theo kinh nghiệm của nhân dân các nước khu vực Thái Bình Dương:
 Rễ sakê dùng trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, đau răng, bệnh về da.
 Vỏ cây sakê dùng trị ghẻ.
 Lá sakê tươi thì được dùng với lá đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt.
 Nhựa sa kê có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, dùng để xoa bóp, băng bó
khi gãy xương, bong gân, đau thần kinh tọa, bơi ngồi da để điều trị các bệnh nhiễm
nấm da và niêm mạc và khi uống nhựa cây pha loãng có tác dụng điều trị tiêu chảy,
kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa.
 Y học dân gian Ấn độ và Indonesia dùng lá sakê cho bệnh nhân xơ gan, tăng
huyết áp, đái tháo đường, tim mạch.
Trong nước, dân gian dùng lá sakê chữa phù thủng, viêm gan vàng da, gút bằng
cách nấu lá tươi để uống. Theo lương y Nguyễn Công Đức (Giảng viên khoa Y học cổ
truyền, Đại học Y Dược, TP.HCM) các bài thuốc dùng lá sakê chữa các bệnh sau:
 Trị chứng huyết áp cao dao động: Lá sakê vàng vừa mới rụng (2 lá), 50g rau
ngót tươi và 20g lá chè xanh tươi để chung nấu nước uống trong ngày.
 Trị bệnh gút (thống phong) và sỏi thận: Dùng lá sakê tươi (2 lá), 100g dưa leo
và 50g cỏ xước khô để nấu nước uống trong ngày.

 Trị đái tháo đường týp 2: Lấy 2 lá sakê tươi (100g), 100g trái đậu bắp tươi và
50g lá ổi non, tất cả để chung nấu nước uống trong ngày.
 Chữa viêm gan vàng da: Dùng 100g lá sa kê tươi, 50g diệp hạ châu (chó đẻ)
tươi, 50g củ móp gai tươi và 20-50g cỏ mực khô, tất cả để chung nấu nước uống trong
ngày.
Theo lương y Phạm Như Tá, lá sakê thường được đốt thành than, tán mịn, phối
hợp với dầu dừa và nghệ tươi, giã nát, làm thành bánh để đắp chữa mụn rộp. Hoặc
dùng lá sakê và lá đu đủ tươi, lượng bằng nhau, giã với chút vôi (vôi ăn trầu) cho đến
khi có màu vàng dùng để đắp chữa sưng háng, mụn nhọt, áp xe. Khi bị đau răng, để


22

chữa cơn đau tạm thời trước khi đến khám ở nha sĩ, có thể lấy rễ cây sa kê đem nấu
nước ngậm và súc miệng.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy các hợp chất flavonoid chiết xuất từ sakê có
hiệu quả ức chế u tuyến tiền liệt, kháng khối u và bệnh bạch cầu (Ragone, D. 1997).
Dịch chiết lá sa kê có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư của người như: ung
thư phổi (SPC-A-1), ung thư ruột kết (SW-480), ung thư gan (SMMC-7721)… Đồng
thời cũng thể hiện hiệu quả giảm cholesterol và giảm tích tụ mảng vữa trong thành
động mạch chủ của động vật thí nghiệm. Điều đó cho thấy có nhiều triển vọng ứng
dụng trong phịng ngừa đột quỵ.
1.1.4. Độc tính của sakê
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng trái sa kê sống là bị tẩy xổ. Có thể
khắc phục bằng cách luộc chín và bỏ nước luộc. Tuy nhiên, một số ít loại sakê lại khá
an toàn ngay cả khi sử dụng để ăn sống không qua chế biến.
Như vậy, độc tính của trái sakê tùy thuộc vào loài, vùng trồng và cách chế biến.
Người ta cũng nhận thấy hoa sakê phơi khô, đốt cháy có thể hiện độc tính với muỗi và
các loại côn trùng biết bay khác, có thể áp dụng đặc tính này để diệt muỗi và côn
trùng, con người khi tiếp xúc phải hết sức thận trọng.

1.2. Các phương pháp kĩ thuật
1.2.1.Phân tích trọng lượng
1.2.1.1.Bản chất của phương pháp phân tích trọng lượng
Phương pháp phân tích khối lượng là phương pháp phân tích định lượng dựa vào
kết quả cân khối lượng của sản phẩm hình thành sau phản ứng kết tủa bằng phương
pháp hóa học hay bằng phương pháp vật lý. Do chất phân tích chiếm một tỉ lệ xác định
trong sản phẩm đem cân nên dựa vào khối lượng của sản phẩm đem cân dễ dàng suy ra
lượng chất phân tích trong đối tượng phân tích.
Quá trình phân tích một chất theo phương pháp trọng lượng:
- Chọn mẫu và xử lý mẫu.
- Tách trực tiếp chất cần xác định hoặc các thành phần của nó khỏi sản phẩm
phân tích dưới dạng trạng thái tinh khiết hóa học. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp
việc này rất khó khăn, nhiều khi không thực hiện được, do đó chất cần xác định
thường được tách ra thành kết tủa dưới dạng hợp chất có thành phần xác định. Để làm


23

được điều đó ta thực hiện như sau: đưa mẫu vào dung dịch (phá mẫu) và tìm cách tách
chất nghiên cứu khỏi dung dịch (làm phản ứng kết tủa hay điện phân).
- Xử lý sản phẩm đã tách bằng các biện pháp thích hợp (rửa, nung, sấy…) rồi
đem cân để tính kết quả.
1.2.1.2. Phân loại các phương pháp phân tích trọng lượng
- Phương pháp đẩy: Dựa vào việc tách thành phần cần xác định ở dạng đơn chất rồi
cân.
- Phương pháp kết tủa: Trong phương pháp này ta dùng phản ứng kết tủa để tách chất
nghiên cứu ra khỏi dung dịch phân tích. Các kết tủa tách ra có thành phần hóa học
nghiêm ngặt được rửa, sấy hoặc đem nung. Khi đó kết tủa thường được chuyển thành
một chất mới có thành phần biết chính xác rồi đem cân trên cân phân tích.
- Phương pháp điện phân: người ta dùng điện phân để tách kim loại cần xác định trên

catot bạch kim. Sau khi kết thúc điện phân, đem sấy điện cực rồi cân và suy ra lượng
kim loại đã thoát ra trên điện cực bạch kim. Phương pháp này thường được dùng để
xác định các kim loại trong môi trường đệm pH=7.
- Phương pháp chưng cất: Trong phương pháp này chất đem phân tích được chưng cất
trực tiếp hay gián tiếp. Chất đem phân tích được chuyển sang dạng bay hơi rồi hấp thụ
nó vào chất hấp thụ thích hợp. Khối lượng của chất hấp thụ tăng lên một lượng ứng
với lượng chất đã hấp thụ vào.
1.2.1.3. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp phân tích trọng lượng
- Lượng cân chất phân tích càng lớn, độ chính xác tương đối của các kết quả phân tích
càng cao. Để tính lượng cân, cần biết hàm lượng gần đúng của các cấu tử trong mẫu
nghiên cứu của chất đem phân tích hoặc biết cơng thức cấu tạo của nó.
- Các kết tủa tinh thể có thể tích nhỏ, các kết tủa vơ định có thể tích lớn vì vậy lượng
cân các chất cần phải khác nhau. Kết tủa thu được khơng nên q lớn, vì các khó khăn
về thực nghiệm sẽ tăng lên do phải làm việc với những lượng cân lớn và tốn nhiều thời
gian phân tích. Đồng thời lượng kết tủa cần phải đủ để tiện thao tác xử lý nó. Ngồi ra
việc dùng những lượng cân quá nhỏ có thể là nguyên nhân của những sai số tương đối
khi cân. Trong phân tích trọng lượng, sai số cho phép cân không được vượt quá 0,1%.
Hàm lượng phần trăm của cấu tử cần xác định trong mẫu càng nhỏ thì lượng cân càng
phải lớn.


24

- Ưu điểm của phương pháp là đơn giản về ngun tắc, dụng cụ phân tích thơng
thường, áp dụng được cho nhiều đối tượng và giới hạn hàm lượng rộng, độ đúng và độ
lặp lại tốt.
1.2.2. Các phương pháp phân hủy mẫu phân tích
Muốn phân tích một chất nào đó, trước hết ta phải chuyển chất đó vào dung dịch,
đặc biệt đối với đối tượng phân tích là chất rắn. Có hai cách chuyển chất vào dung
dịch: phương pháp “ướt” và phương pháp “khô”.

Để xác định các nguyên tố vô cơ trong hợp chất hữu cơ trong cơ thể động thực
vật, muốn chuyển hợp chất hữu cơ vào dịch, trước hết ta phải chuyển các chất đó
thành chất vô cơ hay cịn gọi là phương pháp vơ cơ hóa.
- Vơ cơ hóa theo phương pháp “khô”: Cách này đơn giản và thường được dùng
nhất. Ta đem nung mẫu ở 400-5000C trong chén platin hay thạch anh, các chất hữu cơ
bị đốt cháy, trong tro cịn lại các chất vơ cơ khó bay hơi. Cần chú ý rằng trong quá
trình nung sẽ mất một số nguyên tố do bay hơi như các halogen, thủy ngân, lưu
huỳnh… cũng có thể chỉ cần đốt cháy các chất hữu cơ trong bình kín, dưới áp suất cao
hoặc phân hủy bằng cách nung chảy đối với chất vơ cơ, nhưng phải thêm chất oxi hóa
như: KNO3, Na2O2…
- Vô cơ hóa theo phương pháp “ướt”: Cách này ít dùng vì khơng thuận tiện. Có
thể phân hủy hợp chất hữu cơ bằng H2SO4 đặc, hỗn hợp H2SO4+ HNO3, HClO4…
hoặc thêm H2O2, KMnO4 để làm tăng nhanh quá trình phân hủy.
- Có thể kết hợp dùng 2 phương pháp vô cơ hóa trên.
1.2.3. Phương pháp chiết
Phương pháp chiết là phương pháp lấy chất từ hỗn hợp bằng dung mơi để tách biệt,
cơ, tinh chế các cấu tử có trong hỗn hợp thành cấu tử riêng. Có thể chiết từ hỗn hợp
dung dịch hay từ chất rắn. Có hai cách chiết xuất là chiết ở nhiệt độ thường và chiết
nóng.
- Hai cách chiết thơng thường ở nhiệt độ thường là ngấm kiệt và ngâm phân
đoạn. Phương pháp ngấm kiệt cho kết quả tốt hơn vì chiết được nhiều hợp chất và ít
tốn dung mơi.
- Chiết nóng: nếu dung mơi là các chất bay hơi thì áp dụng cách chiết liên tục
hoặc chiết hồi lưu. Nếu dung môi là nước thì sắc hoặc hãm phân đoạn. Dụng cụ chiết


25

liên tục thơng dụng là soxhlet gồm bình cầu, ống sinh hàn và một thiết bị đặt giữa nối
bình cầu với sinh hàn. Dung mơi trong bình cầu được bốc hơi từng phần, sau đó dung

môi ngưng tụ nhỏ xuống nguyên liệu được chiết đựng trong túi nhỏ bằng giấy lọc khi
đến mức giới hạn thì chảy lại vào bình cầu. Trong quá trình này cấu tử cần được tách
sẽ được làm giàu thêm trong dung môi.
1.2.4. Phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV-VIS
Đây là phương pháp phân tích dựa trên sự so sánh độ hấp thụ bức xạ đơn sắc
(mật độ quang) của dung dịch nghiên cứu với mật độ quang của dung dịch tiêu chuẩn
có nồng độ xác định.
Phương pháp này tuân theo định luật Lambert-Beer, chủ yếu dùng với lượng nhỏ
các chất, tốn ít thời gian so với các phương pháp khác. Áp dụng để phân tích định tính
vì một dung dịch màu chỉ hấp thụ những tia sáng có bước sóng nhất định (  max).
Lưu ý: Một hợp chất có màu, khơng nhất thiết  max của nó phải nằm ở vùng khả
kiến mà chỉ cần cường độ hấp thụ ở vùng khả kiến đủ lớn. Tức là tuy cực đại của vân
hấp thụ nằm ngoài vùng khả kiến nhưng do vân hấp thụ trải rộng sang vùng khả kiến
nên hợp chất vẫn có màu. Tất nhiên để có sự hấp thụ thấy được ở vùng khả kiến thì

 max của nó phải gần ranh giới của vùng khả kiến.
1.2.5. phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS
Phương pháp phân tích phổ hấp thu nguyên tử dùng để phân tích lượng nhỏ
(lượng vết) các kim loại trong các loại mẫu khác nhau của các chất vô cơ và hữu cơ.
Phương pháp này cho phép định lượng được hầu hết các kim lọai (khoảng 65 nguyên
tố) và một số á kim ở giới hạn nồng độ cỡ ppm (microgam) đến nồng độ ppb
(nanogam).
Nguyên tắc: Trong điều kiện bình thường ngun tử khơng thu và cũng không
phát ra năng lượng dưới dạng các bức xạ. Lúc này nguyên tử tồn tại ở trạng thái cơ
bản. Đó là trạng thái bền vững và nghèo năng lượng nhất của nguyên tử. Nhưng khi
nguyên tử ở trạng thái hơi tự do, nếu ta chiếu một chùm tia sáng có những bước sóng
(tần số) xác định vào đám hơi nguyên tử đó, thì các nguyên tử đó sẽ hấp thu các bức
xạ có bước sóng nhất định ứng đúng với những tia bức xạ mà nó có thể phát ra được
trong q trình phát xạ của nó. Lúc này ngun tử đã nhận năng lượng của các tia bức
xạ chiếu vào nó và nó chuyển lên trạng thái kích thích có năng lượng cao hơn trạng



×