Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Bước đầu nghiên cứu tác dụng của dịch chiết từ cây chó đẻ răng cưa (phyllanthus urinaria l ) đối với hoạt động thần kinh cấp cao và hàm lượng malonyl dialdehyde acid (MDA) trong não của chuột nhắt trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH
----------

NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN

Bước đầu nghiên cứu tác dụng của dịch chiết từ
cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.)
đối với hoạt động thần kinh cấp cao và hàm
lượng Malonyl dialdehyde acid (MDA) trong
não của chuột nhắt trắng (Mus musculus
Var.Albino)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Th. S Nguyễn Công
Thùy Trâm – Cô đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn cơ Lê Thị Mai và tồn thể các thầy cơ khoa
Sinh – Môi trường đã quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn sự động viên của gia đình trong suốt quá trình
học tập và hồn thành khóa luận.
Em cũng chân thành cảm ơn các bạn trong lớp đã nhiệt tình trao đổi kinh
nghiệm và góp ý kiến giúp cho đề tài của em được hồn thiện hơn
Đà Nẵng, ngày 21/05/2012
Sinh viên
Ngơ Thị Phương Lan



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ĐC

Đối chứng

MDA

Malonyl dialdehyde acid

PXCĐK

Phản xạ có điều kiện

PXKĐK

Phản xạ không điều kiện

PXVĐDDCĐK

Phản xạ vận động dinh dưỡng có điều kiện


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

1 Bảng 1

Tên bảng

Trang

Thời gian hình thành PXVĐDDCĐK của chuột
nhắt trắng ........................................................................ 18

2 Bảng 2

Thời gian hình thành PXVĐDDCĐK bền vững
của chuột nhắt trắng.......................................................... 21

3 Bảng 3

Thời gian phản xạ của chuột nhắt trắng ............................... 24

4 Bảng 4

Thời gian dập tắt PXVĐDDCĐK của chuột
nhắt trắng ........................................................................ 27

5 Bảng 5

Chỉ số I của chuột nhắt trắng .............................................. 31

6 Bảng 6

Hàm lượng MDA của chuột nhắt trắng ................................ 34



DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
STT

Tên hình

.. Trang

1 Hình 1

Cây chó đẻ răng cưa....................................................... 3

2 Hình 2

Khung hình Kaempferol ................................................. 4

3 Hình 3.

Acid linoleic ................................................................. 5

4 Hình 4

Khung sườn Acid linolenic ............................................. 6

5 Hình 5

Chuột nhắt trắng .......................................................... 14

6 Hình 6


Chuồng mê lộ .............................................................. 15

7 Hình 7

Biểu đồ biểu diễn thời gian hình thành
PXVĐDDCĐK của chuột nhắt trắng sau 15 ngày
uống dịch chiết cây chó đẻ răng cưa .............................. 18

8 Hình 8

Biểu đồ biểu diễn thời gian hình thành
PXVĐDDCĐK của chuột nhắt trắng sau 30 ngày
uống dịch chiết cây chó đẻ răng cưa .............................. 19

9 Hình 9

Biểu đồ so sánh thời gian hình thành
PXVĐDDCĐK của chuột nhắt trắng sau 15 và 30
ngày uống dịch chiết cây chó đẻ răng cưa ...................... 19

10 Hình 10

Biểu đồ biểu diễn thời gian hình thành
PXVĐDDCĐK bền vững của chuột nhắt trắng
sau 15 ngày uống dịch chiết cây chó đẻ răng cưa ............ 22

11 Hình 11

Biểu đồ biểu diễn thời gian hình thành

PXVĐDDCĐK bền vững của chuột nhắt trắng
sau 30 ngày uống dịch chiết cây chó đẻ răng cưa ............ 22

12 Hình 12

Biểu đồ so sánh thời gian hình thành
PXVĐDDCĐK bền vững của chuột nhắt trắng
sau 15 và 30 ngày uống dịch chiết cây chó đẻ
răng cưa ...................................................................... 23


13 Hình 13

Biểu đồ biểu diễn thời gian phản xạ của chuột
nhắt trắng sau 15 ngày uống dịch chiết cây chó
đẻ răng cưa ................................................................. 25

14 Hình 14

Biểu đồ biểu diễn thời gian phản xạ của chuột
nhắt trắng sau 30 ngày uống dịch chiết cây chó
đẻ răng cưa ................................................................. 25

15 Hình 15

Biểu đồ so sánh thời gian phản xạ của chuột nhắt
trắng sau 15 và 30 ngày uống dịch chiết cây chó
đẻ răng cưa ................................................................. 26

16 Hình 16


Biểu đồ biểu diễn thời gian dập tắt
PXVĐDDCĐK của chuột nhắt trắng sau 15 ngày
uống dịch chiết cây chó đẻ răng cưa .............................. 28

17 Hình 17

Biểu đồ biểu diễn thời gian dập tắt
PXVĐDDCĐK của chuột nhắt trắng sau 30 ngày
uống dịch chiết cây chó đẻ răng cưa .............................. 28

18 Hình 18

Biểu đồ so sánh thời gian dập tắt
PXVĐDDCĐK của chuột nhắt trắng sau 15 và 30
ngày uống dịch chiết cây chó đẻ răng cưa ...................... 29

19 Hình 19

Biểu đồ biểu diễn chỉ số I của chuột nhắt trắng
sau 15 ngày uống dịch chiết cây chó đẻ răng cưa ........... 31

20 Hình 20

Biểu đồ biểu diễn chỉ số I của chuột nhắt trắng
sau 30 ngày uống dịch chiết cây chó đẻ răng cưa ............ 32

21 Hình 21

Biểu đồ so sánh chỉ số I của chuột nhắt trắng sau

và 30 ngày uống dịch chiết cây chó đẻ răng cưa.............. 32

22 Hình 22

Biểu đồ biểu diễn hàm lượng MDA của chuột
nhắt trắng sau 15 ngày uống dịch chiết cây chó
đẻ răng cưa ................................................................. 34

23 Hình 23

Biểu đồ biểu diễn hàm lượng MDA của chuột
nhắt trắng sau 30 ngày uống dịch chiết cây chó đẻ
răng cưa ...................................................................... 35


24 Hình 24

Biểu đồ so sánh hàm lượng MDA của chuột nhắt
trắng sau 15 và 30 ngày uống dịch chiết cây chó
đẻ răng cưa ................................................................. 35
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại ngày nay, áp lực công việc, phương pháp ăn uống và lối
sống không đúng cũng như môi trường bị ô nhiễm là những yếu tố gây trạng thái
stress ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, xuất hiện nhiều triệu chứng của sự
lão hóa, sa sút trí tuệ và gây ra các bệnh thường gặp khác. Một trong những
nguyên nhân chính được các nhà khoa học quan tâm là gia tăng q trình peroxy
hóa lipid tạo ra gốc tự do trong tế bào não. Chính gốc tự do sinh ra trong quá
trình này là nguyên nhân sâu xa của bệnh lão hóa và giảm sút trí tuệ lâu dài. Vì

vậy, việc tìm kiếm các nguồn dịch chiết có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các
cơ quan (não, tim, mạch máu, gan, thận) khỏi các tác động xấu của stress đặc
biệt là các loại thảo dược có nguồn gốc tự nhiên với các hoạt tính sinh học như
bảo vệ cơ thể, tăng tuần hoàn não cũng như chống các gốc tự do, tăng cường trí
nhớ và làm giảm sự lão hóa đối với con người đã và đang được nghiên cứu
Cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.[10]) với nhiều công dụng
trong điều trị bệnh như: viêm họng, viêm da lở ngứa, trẻ em tưa lưỡi, chàm má,
bệnh viêm gan… [1], [10] đã được các nhà khoa học chọn làm đối tượng nghiên
cứu. Dịch chiết này được xem là nguyên liệu chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Theo các cơng trình nghiên cứu về thành phần hóa học, cây chó đẻ răng cưa
chứa các hoạt chất như flavonoid, lignan phyllanthin, acid lenoleic, acid
lenolenic…[21] là các thành phần có tác dụng chống oxy hóa, tăng trí nhớ, tăng
tuần hoàn não….Tuy nhiên, việc nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết này đối
với các chỉ số sinh lý ở động vật đặc biệt là hoạt động thần kinh vẫn còn ít và
chưa toàn diện.
Chuột là động vật thử nghiệm phổ biến trong các nghiên cứu khoa học, y
học. Sở dĩ chuột được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu y khoa là do kích thước


nhỏ (nặng 25 đến 40g), dễ kiểm sốt trong phịng thí nghiệm, sinh sản nhanh, đời
sống ngắn và giá thành tương đối rẻ. Nhưng quan trọng nhất là đặc điểm cấu trúc
gen của chuột rất gần gũi với con người. Theo cơng trình giải mã tồn bộ gen
của con người và chuột được công bố cho thấy chuột và con người đều có
khoảng 30.000 gen và khoảng 98% gen của con người cũng là những gen tìm
thấy trong chuột.
Dựa trên cơ sở đó, tôi tiến hành đề tài “Bước đầu nghiên cứu tác dụng
của dịch chiết từ cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.) đối với hoạt
động thần kinh cấp cao và hàm lượng Malonyl dialdehyde acid (MDA)
trong não của chuột nhắt trắng (Mus musculus Var.Albino)”.
2. Mục đích nghiên cứu:

- Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết từ cây chó đẻ răng cưa đến quá trình
hình thành phản xạ có điều kiện và sự thay đổi hàm lượng MDA trong não của
chuột nhắt trắng
- Góp phần làm cơ sở để nghiên cứu tác dụng của cây chó đẻ răng cưa đến
hiệu quả điều trị và phòng bệnh ở con người
- Giúp bản thân làm quen với công tác nghiên cứu khoa học
3. Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết từ cây chó đẻ răng cưa đến:
- Thời gian hình thành phản xạ vận động dinh dưỡng có điều kiện
(PXVĐDDCĐK) của chuột nhắt trắng
- Thời gian hình thành PXVĐDDCĐK bền vững của chuột nhắt trắng
- Thời gian phản xạ của chuột nhắt trắng
- Thời gian dập tắt PXVĐDDCĐK của chuột nhắt trắng
- Chỉ số I của chuột nhắt trắng
- Hàm lượng MDA trong não chuột nhắt trắng


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về cây chó đẻ răng cưa:
1.1.1. Mơ tả thực vật:
Tên gọi khác: Diệp hạ châu, trân châu thảo, lão nha châu, cỏ chó đẻ, diệp
hòe thái, cam kiềm, rút đất…[1], [10]
Tên khoa học: Phyllanthus urinaria

L.

thuộc họ Thầu dầu

(Euphorbiaceae) - bộ Sơ ri (Malpighiales) – lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) [16]


Hình 1. Cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.)
Hình thái – cấu tạo: Cây thân thảo sống hàng năm, thân cứng màu hồng
hoặc đỏ, lá thn hay hình bầu dục ngược, mặt dưới lá màu xanh lơ, không có
cuống hoặc cuống rất ngắn. Hoa mọc ở kẻ lá, nhỏ, màu đỏ nâu, đơn tính. Cụm
hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành.
Quả nang khơng có cuống. Hạt ba cạnh, hình trứng, màu nâu nhạt, có vân ngang
[10]
1.1.2 Phân bố và bộ phận sử dụng:
Phân bố: Cây chó đẻ răng cưa phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Ở Việt Nam, loài cây này thường thấy mọc tự nhiên ở hầu hết các tỉnh


thành trong cả nước, điển hình như: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà
Giang… [10].
Bộ phận sử dụng: Chủ yếu sử dụng phần thân và lá về làm thuốc
1.1.3. Tính vị và tác dụng:
Cây chó đẻ răng cưa có tính hàn, vị đắng ngọt. Y học cổ truyền của nhiều
dân tộc đã sử dụng diệp hạ châu chữa vàng da, lậu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền
liệt, hen, sốt, đau đớn kéo dài, táo bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, khó
tiêu, viêm đại tràng, viêm gan,… Nó cịn được đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài
da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy...[1], [10]
1.1.4. Thành phần hóa học [21]
- Flavonoid: Kaempferol 0.9%
- Lignan: Hypophyllanthin 0.05 – 0.17%; Phyltetralin 0.14%; Phyllanthin
0.18%
- Tinh dầu: Cymene 11%; Limonine 4.5%
- Axít béo: Acid Linolenic 51.4%; Acid Linoleic 21%; Acid Ricinoleic
1.2%
- Vitamin: Vitamin C 0.41%;
- Tanin: Geranin 0.23%

- Ngồi ra cịn có một số penolic như acid gallic, isobubialine…
Kaempferol

Hình 2: Khung hình kaempferol


- Là một dẫn xuất của flavonoid thuộc nhóm flavonol
- Cơng thức phân tử: C 15H10O6
- Đặc điểm - tính chất: Là chất rắn kết tinh màu vàng, nhiệt độ nóng chảy
276 -278°C, khó hịa tan trong nước nhưng hịa tan trong etanol nóng và diethyl
ether
- Tác dụng: Kaempferol có tác động tốt lên hệ thần kinh như vô hiệu hóa
các gốc tự do sinh ra ở tế bào thần kinh giúp bộ não khỏe mạnh, ngăn ngừa các
bệnh thoái hóa của não, chống lão hóa sớm, kéo dài tuổi thọ… [24], [18]
Hypophyllanthin, Phyltetralin, Phyllanthin:
- Là các dẫn xuất của ligan, có tác dụng cải thiện chức năng gan, ảnh hưởng
gián tiếp đến đến hệ thần kinh thông qua hoạt tính chống ơxy hóa mạnh, giảm
q trình peroxy hóa màng lipid (giảm hàm lượng MDA trong não), chống lão
hóa và kéo dài tuổi thọ [23]
Acid Linoleic:
- Là một loại acid béo nằm trong nhóm acid béo khơng no, lỏng, khơng
màu, nhờn, nhiệt độ nóng chảy: 5 -5.20C.
- Cơng thức phân tử: C12H24O2

Hình 3. Acid linoleic
- Khi vào cơ thể, acid linoleic sẽ chuyển hóa thành acid arachidonic (AA)
có hoạt tính sinh học cao. Acid này là yếu tố cần thiết cấu tạo màng tế bào đặc


biệt là màng myelin của tế bào thần kinh đồng thời là chất dẫn truyền thần kinh.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các bệnh nhân tâm thần phân liệt có hàm lượng
AA thấp.
Acid linolenic:

Hình 4. Khung sườn acid linolenic
- Acid linolenic là acid béo thiết yếu nằm trong nhóm acid béo không no và
cơ thể không thể tự tổng hợp được. Acid này là tiền chất tổng hợp nên omega 3
có hoạt tính sinh học cao gấp 1.5 lần so với acid linoleic. Có 2 loại omega 3 phổ
biến đó là DHA (Docosa Hexaenoic Acid) và EPA (Eicosapentaenoic acid) [25]
+ DHA làm tăng chỉ số trí tuệ của trẻ em và làm chậm sự lão hóa của trí
não người trưởng thành.
+ EPA là thành phần quan trọng của mô thần kinh
Vitamin C
- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, vitamin C có tác dụng duy trì hoạt
động bình thường của não bộ.
- Vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản xuất hoocmon tuyến thượng thận
(các hoocmon này có tác dụng tăng cường các quá trình hưng phấn cũng như quá
trình ức chế, tăng khả năng hoạt động của các tế bào thần kinh trong não).
Vitamin C cịn có vai trò chuyển đổi các chất (serotonin và dopamine) thành chất
dẫn truyền thần kinh [19]


1.2. Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao.
1.2.1. Khái niệm về hoạt động thần kinh cấp cao:
Hoạt động thần kinh cấp cao: là hoạt động của hệ thần kinh trung ương
nhằm điều hòa, phối hợp các chức năng của các cơ quan trong cơ thể, đồng thời
bảo đảm cho cơ thể thích ứng được với những điều kiện của môi trường sống
luôn luôn biến động hay bảo đảm được mối quan hệ phức tạp giữa cơ thể với thế
giới bên ngoài [8].
Hoạt động thần kinh cấp cao được thực hiện trên cơ sở của các PXCĐK.

Do đó, phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu hoạt động thần kinh
cấp cao là phương pháp PXCĐK [8].
1.2.1.1 Phản xạ có điều kiện:
1.2.1.1.1. Khái niệm:
Theo Pavlov “PXCĐK là một liên hệ thần kinh tạm thời, được hình thành
trong đời sống của mỗi cá thể giữa một trong số các tác nhân khác nhau của môi
trường và một hoạt động xác định của cơ thể”. [8], [11]
1.2.1.1.2. Các đặc điểm của phản xạ có điều kiện: [8], [11]
- Là các phản xạ tập được hình thành trong đời sống của cá thể, mang tính
chất của cá thể.
- PXCĐK có thể bị mất đi khi điều kiện tạo ra nó khơng cịn nữa.
- Là phản xạ có thể được hình thành với các loại kích thích khác nhau tác
động lên các trường thụ cảm khác nhau.
- Trung khu PXCĐK nằm ở vỏ não.
- PXCĐK báo hiệu gián tiếp tác nhân kích thích gây phản xạ.
1.2.1.1.3. Điều kiện thành lập PXCĐK:
Để thành lập được PXCĐK cần đảm bảo các điều kiện sau: [8], [10], [11]
- Phải dựa trên cơ sở một PXKĐK hoặc một PXCĐK khác đã được củng cố
vững chắc


- Phải có sự kết hợp nhiều lần giữa tác nhân kích thích có điều kiện với tác
nhân kích thích không điều kiện. Số lần kết hợp phụ thuộc vào tính chất, cường
độ của tác nhân kích thích và trạng thái sinh lý của cơ thể.
- Kích thích có điều kiện phải tác động trước hoặc đồng thời với kích thích
khơng điều kiện, đồng thời cường độ kích thích có điều kiện phải yếu hơn cường
độ kích thích khơng điều kiện.
- Việc thành lập PXCĐK phải tiến hành ở môi trường yên tĩnh, tránh các
kích thích lạ, kích thích phá rối.
- Não bộ phải nguyên vẹn và hoạt động thần kinh phải bình thường.

1.3. Gốc tự do và chất chống oxy hóa:
1.3.1 Gốc tự do:
Gốc tự do là những phân tử hay những mảnh vỡ của phân tử có một điện
tích đơn lẻ ở quỹ đạo vịng ngồi - do sự có mặt của điện tích này mà các gốc tự
do có năng lượng cao nhưng kém bền nên dễ dàng phản ứng với những đại phân
tử (protein, lipid, ADN…) gây rối loạn các quá trình sinh hóa trong cơ thể [2],
[3].
Người ta đã chứng minh, hiện tượng tăng quá nhiều gốc tự do sẽ gây ra tình
trạng viêm nhiễm ở các cơ quan, các bệnh lý như tim mạch, ung thư, bệnh thần
kinh và nhất là sớm bị lão hố [2], [3]
* Gốc tự do và sự lão hóa:
Theo các nhà nghiên cứu, gốc tự do hủy hoại tế bào, gây lão hóa theo chu
trình sau đây: Trước hết, gốc tự do oxy hóa màng tế bào, gây trở ngại cho việc
thải chất bã và tiếp nhận thực phẩm, rồi các gốc này tấn công ty lạp thể, phá vỡ
nguồn cung cấp năng lượng. Sau cùng, bằng cách oxy hóa, gốc tự do làm suy
yếu các hoocmon và enzim, khiến chúng trở nên vô dụng và mất khả năng sản
xuất năng lượng [2], [3].
* Gốc tự do và sự lão hóa hệ thần kinh:
Trong hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, NO đóng vai trò dẫn
truyền thần kinh, mang tín hiệu đến bất cứ nơi nào trong cơ thể, điều khiển cân
bằng nội mô mạch não, điều hịa cảm nhận đau, điều khiển q trình tư duy và trí


nhớ. Vì vậy, sự tăng quá nhiều gốc tự do NO sẽ dẫn đến một số bệnh về não như
bệnh: Alzeimer, thiếu máu não, đột quỵ…[2], [3].
Ngoài ra, các nhà khoa học tin rằng sự tăng cao các gốc tự do trong não là
nguyên nhân gây bệnh Parkinton bằng cách làm thoái hóa các noron của hệ liềm
đen.
1.3.2. Chất chống ôxy hóa:
Trong cơ thể động vật luôn có các enzim có vai trị vơ hiệu hóa các gốc tự

do bằng cách nhường những electron của chúng cho những gốc tự do biến các
gốc tự do thành những phân tử cân bằng. Các enzim này chính là superoxide
dismutase (SOD), catalase và glutathione được gọi là chất chống oxy hóa nội
sinh, đóng vai trị kiềm chế q trình oxy hóa trong cơ thể [2], [22]
Khi số lượng gốc tự do tăng cao bất thường và các chất chống oxy hóa nội
sinh khơng đủ sức kiểm sốt thì những phản ứng oxy hóa trong cơ thể sẽ gây ra
các bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe. Trong trường hợp này để kìm hãm sự phân
tán và tăng lên của các gốc tự do, chúng ta cần bổ sung các chất chống oxy hóa
ngoại sinh cho cơ thể như caroten, vitamin A, Giloba, đặc biệt là vitamin C, các
dẫn xuất của flavonoid, ligan ....thường được tìm thấy trong thức ăn và các dịch
chiết quanh ta. [3], [22]
1.3.3. Q trình peroxy hóa lipid:
Q trình peroxy hóa lipid là q trình oxy hóa tạo ra các gốc tự do, diễn ra
không ngừng đối với những acid béo không no nhiều nối đôi có trong màng tế
bào.
Một sản phẩm phổ biến của q trình peroxy hóa lipid là MDA (Malonyl
dialdehyde acid). Theo nghiên cứu, MDA có thể gây nên sự bắt chéo AND
Các gốc tự do càng xuất hiện nhiều khi cơ thể bị stress hay chịu tác động
của các tác nhân vật lý độc hại: tia cực tím, tia bức xạ…làm phá vỡ cân bằng nội
mơi và dẫn đến các bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, não rất nhạy cảm với các gốc tự
do vì nó chứa hàm lượng cao các acid béo không no dễ dàng bị oxy hóa nhưng
lại chứa ít các enzim chống oxy hóa, hoạt động peroxy hóa lipid ở não rất dễ sảy
ra làm phá hủy tế bào thần kinh [26], [27]


1.4. Những nghiên cứu về sinh lý thần kinh trên chuột nhắt trắng:
Năm 2001, khi nghiên cứu về sự thay đổi hàm lượng MDA trong não và
gan chuột bị stress của bài thuốc HHKV (hồng kỳ, hà thủ ơ, kim ngân, vỏ đậu
xanh), Phạm Bá Thuyên nhận thấy dịch chiết từ các vị thuốc và bài thuốc này có
tác dụng ức chế rõ rệt phản ứng peroxy hóa lipid đối với dịch nghiền đồng thể

não và dịch nghiền đồng thể gan. Ngoài ra, dịch chiết từ bài thuốc này với liều
uống 0.2 ml/g thể trọng có tác dụng ức chế phản ứng peroxy hóa lipid, bảo vệ
não chuột chịu được stress trong tất cả các điều kiện stress khác nhau [7].
Năm 2002, các tác giả Trịnh Hữu Hằng, Lưu Thị Thu Phương, Trần Lưu
Vân Hiền đã nghiên cứu trên chuột nhắt và chuột cống để thấy được tác dụng
của dịch chiết HHKV đối với sự hình thành PXCĐK ở chuột. Chuột được uống
dịch chiết HHKV với liều 2g/kg thể trọng/ngày (đối với chuột nhắt), liều 5g/kg
thể trọng/ngày (đối với chuột cống trắng) liên tục trong 14 ngày vào các buổi
sáng và lô đối chứng được uống dung dịch nước muối sinh lý. Sau 14 ngày,
chuột nhắt được tập PXVĐDDCĐK, còn chuột cống được tập phản xạ vận động
tự vệ có điều kiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuột được uống dịch chiết
HHKV có khả năng hình thành trí nhớ nhanh hơn và bền vững hơn so với lô đối
chứng [14]
Trong cơng trình “Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn dịch chiết từ mối trắng
lên hoạt động thần kinh cao cấp ở động vật thí nghiệm” của Nguyễn Thị Vân
Thái (2003), tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên 45 chuột cống trắng và 45
chuột nhắt trắng. Kết quả cho thấy dịch chiết cao mối toàn phần thể hiện rõ tác
dụng đối với quá trình học và nhớ. Hỗn dịch chiết từ mối (liều 10g/kg thể trọng)
có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình hình thành, rút ngắn thời gian thực hiện và
kéo dài thời gian duy trì phản xạ có điều kiện tương đương với tác dụng của
Giloba và tốt hơn so với lô đối chứng (p<0.05-0.001). Đối với PXVĐDDCĐK ở
chuột nhắt trắng: so với lơ chứng tốc độ hình thành phản xạ bằng 50%, thời gian
thực hiện phản xạ bằng 44%, thời gian duy trì phản xạ bằng 199%. Đối với phản


xạ vận động tự vệ trên chuột cống trắng: tốc độ hình thành phản xạ bằng 62%,
thời gian thực hiện phản xạ bằng 61%, thời gian duy trì phản xạ bằng 224% so
với lô đối chứng [17].
Năm 2004, các tác giả Trịnh Hữu Hằng, Lưu Thị Thu Phương, Trần Lưu
Vân Hiền đã nghiên cứu tác dụng của dịch chiết HHKV đối với hoạt động thần

kinh. Chuột nhắt trắng và chuột cống trắng được chia làm 3 lô: Lô 1 uống
HHKV liều 2g/kg thể trọng/ngày, lô 2 uống Giloba liều 2mg/kg thể trọng/ngày
(đối với chuột nhắt trắng), 4mg/kg thể trọng/ngày (đối với chuột cống trắng), lô
3 uống nước. Sau 14 ngày uống thuốc liên tục, chuột được tập các loại PXCĐK.
Kết quả cho thấy, dịch chiết HHKV đã có tác dụng tốt lên quá trình hình thành
và duy trì các phản xạ cho chuột. Tuy nhiên còn kém Giloba. Mặt khác, sau 14
ngày điều trị, hàm lượng MDA trong dịch đồng thể não của chuột nhắt trắng ở lô
uống HHKV đã giảm đáng kể so với lô đối chứng (ở lô uống HHKV, hàm lượng
MDA trong dịch đồng thể não chuột là 6.514 ± 0.465; lô ĐC là 7.245±0.346).
Kết quả này cho thấy HHKV đã có tác dụng hạn chế quá trình peroxy hóa lipid
tế bào não chuột [5].
Năm 2004 với đề tài “Tác dụng của dịch chiết HHKV và TCTN1 đối với
hàm lượng MDA ở não chuột” của các tác giả Trịnh Hữu Hằng, Lưu Thị Thu
Phương, Trần Lưu Vân Hiền. Nội dung là nghiên cứu 170 chuột nhắt trắng được
uống dịch chiết TCTN1 liều 3g/kg thể trọng/ngày và dịch chiết HHKV liều
2g/kg thể trọng/ngày trong thời gian 14 và 30 ngày. Sau 14 và 30 ngày uống
thuốc, mỗi lô chuột lại được chia đôi một nửa gây sốc điện, một nửa không gây
sốc. Chuột được giết lấy não nghiền thành dịch đồng thể để định lượng hàm
lượng MDA theo phương pháp Jadwiga Robax. So sánh với các lô đối chứng
cho uống Giloba và đối chứng uống nước, kết quả cho thấy hai loại dịch chiết
nói trên đã hạn chế q trình peroxy hóa lipid ở tế bào não và giúp chúng chịu
đựng tốt hơn khi có sốc điện [6].
Năm 2005, các tác giả Thái Doãn Kỳ, Dương Quang Huy, Bùi Quang Dũng
của học viện Qn y với cơng trình “ Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết từ cây
đỏ ngọn lên một số chức năng của hệ thần kinh trung ương trên động vật thực


nghiệm” đã tiến hành cho chuột nhắt trắng uống dịch chiết toàn phần từ cây đỏ
ngọn hoặc uống dịch flavonoid từ lá đỏ ngọn với liều 40ml/kg/1 ngày trong vòng
10 ngày liên tục có tác dụng tốt lên q trình hưng phấn và ức chế có điều kiện ở

não chuột nhắt trắng (thể hiện ở sự tăng nhanh cả tốc độ hình thành phản xạ và
tốc độ dập tắt phản xạ vận động dinh dưỡng tìm thức ăn trong mê lộ), tác dụng
này tương đương với Tanakan (là thuốc được bào chế để bảo vệ thành mạch,
chống lão hóa và tăng trí nhớ ở người lớn tuổi) và tốt hơn so với dịch chiết toàn
phần lá đã ngọn [9].
Năm 2008, tác giả Lưu Thị Thu Phương đã tiến hành nghiên cứu tác dụng
của dịch chiết mướp đắng đối với thể lực và hoạt động thần kinh của chuột. Kết
quả cho thấy sau 14 ngày uống dịch chiết, quá trình hình thành phản xạ vận động
tự vệ có điều kiện của chuột nhắt trắng được rút ngắn nhưng không có tác dụng
duy trì phản xạ này [15].
Năm 2010 với đề tài nghiên cứu tác động của NL 197 (một dẫn xuất của
Nazolinon) trên chức năng vận động và trí nhớ hình ảnh trên chuột nhắt trắng
của tác giả Võ Phùng Nguyên, Nguyễn Thúy An (ĐH Y dược TP.HCM),
Nguyễn Ngọc Vinh (Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM) thu được kết quả sau:
NL 197 khảo sát dùng đường uống chỉ có tác động sau 10 phút sử dụng. Liều
12.5 mg/kg không làm ảnh hưởng đến chức năng vận động tự nhiên và khám phá
của chuột, liều 37 mg/kg làm giảm vận động tự nhiên và khám phá của chuột sau
10 phút sử dụng và tác động này vẫn duy trì sau 30 phút. Do đó, các thử nghiệm
có liên quan hoặc bị ảnh hưởng bởi chức năng vận động và hoạt động khám phá
nên được khảo sát ở liều thấp hơn 37 mg/kg và sau 10 phút sử dụng thuốc NL
197 đường uống. Tuy nhiên, liều 37 mg/kg và thậm chí ở liều cao hơn 73 mg/kg
vẫn khơng làm mất điều hịa vận động ở chuột thử nghiệm sau 30 và 60 phút thử
nghiệm. Như vậy, các thử nghiệm liên quan đến trí nhớ có sự ảnh hưởng bởi
chức năng phối hợp vận động sẽ không bị ảnh hưởng với các liều khảo sát. NL
197 có tác dụng bảo vệ, ngăn chặn sự mất trí nhớ hình ảnh gây ra bởi scopolamin
1 mg/kg ở liều 12,5 mg/kg. Tác động này ngăn chặn tác động của scopolamin
trên việc hủy hoại khả năng trí nhớ trong giai đoạn học hỏi, do đó đây có thể là


một hướng mới trong nghiên cứu tác động của NL 197 để ứng dụng trong việc

ngăn ngừa sự suy giảm khả năng học hỏi ở người [13]
Như vậy, việc nghiên cứu tác dụng của các hoạt chất có nguồn gốc từ thực
vật đến hoạt động của não là một vấn đề đã và đang được các nhà khoa học chú
ý nhằm mục đích tìm ra các nguồn dịch chiết tốt, với giá thành rẻ, có tác dụng
tăng cường hoạt động của hệ thần kinh, chống stress và làm chậm quá trình lão
hóa


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, DƯỢC LIỆU, MƠ HÌNH BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Chuột nhắt trắng [tên khoa học: Mus musculus Var.Albino - chi Mus - họ
Muridae - bộ Rodentia - lớp Mammalia - ngành Chordata] do trung tâm kiểm
nghiệm dược – mỹ phẩm Huế cung cấp gồm 60 con, không phân biệt đực cái,
độ tuổi từ 7 – 9 tuần tuổi, trọng lượng trung bình từ 20-30g/con, khỏe mạnh
Tồn bộ số chuột trên được nuôi trong cùng điều kiện, cùng chế độ dinh
dưỡng trong suốt q trình nghiên cứu tại phịng thí nghiệm “Sinh lý – Giải phẫu
– Di truyền học” thuộc khoa Sinh – Mơi Trường, trường Đại học sư phạm Đà
Nẵng.

Hình 5. Chuột nhắt trắng
2.2. Dịch chiết được sử dụng trong nghiên cứu:
Thân và lá của cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.) được bào chế
thành dịch chiết toàn phần bằng kỹ thuật chiết Soxhlet trong dung môi là cồn 900.
Khi dùng, dịch chiết được pha với nước cho chuột uống theo các liều lượng thích
hợp với thể trọng.
2.3. Mơ hình bố trí thí nghiệm:
Chuột nhắt trắng được chia thành 2 nhóm:
- 01 nhóm uống dịch chiết liên tục trong vòng 15 ngày
- 01 nhóm uống dịch chiết liên tục trong vòng 30 ngày.



Mỗi nhóm gồm 5 lô:
 Lô ĐC âm: Uống nước bình thường
 Lơ 1: Uống dịch chiết liều: 0.05ml/20g thể trọng/1 ngày
 Lô 2: Uống dịch chiết liều: 0.1ml/20g thể trọng/1 ngày
 Lô 3: Uống dịch chiết liều: 0.15ml/20g thể trọng/1 ngày
 Lô 4: Uống dịch chiết liều: 0.2ml/20g thể trọng/1 ngày
Chuột uống dịch chiết một lần trong ngày vào lúc 9h sáng
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1.1 Phương pháp nghiên cứu phản xạ vận động dinh dưỡng có điều kiện
Phương tiện: Chuồng mê lộ được thiết kế gồm nhiều đường dích dắc gồm
13 con đường mỗi đường rộng 6cm, rộng 12cm, trong đó, chỉ có một đường đi
đúng tới đích (nơi để thức ăn), còn tất cả các đường khác đều là đường vào ngõ
cụt, khơng tới đích.

Hình 6. Chuồng mê lộ
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thao tác, nghiên cứu tập tính của
động vật trong chuồng mê lộ do Ugar (1972) đề xuất [14].
- Thành lập PXVĐDDCĐK:
PXVĐDDCĐK trên chuột nhắt trắng được tiến hành thành lập sau khi cho
chuột uống thuốc 15 ngày đối với chuột nhóm 1 và sau 30 ngày uống thuốc liên


tục đối với chuột nhóm 2. Toàn bộ số chuột trên đều cho nhịn ăn qua đêm và tập
phản xạ vào các buổi sáng theo quy trình sau:
+ Đặt chuột ở cửa vào và dẫn dắt chuột tới đích (nơi có thức ăn).
+ Mỗi ngày tập 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút.
+ Tập đến khi nào đặt chuột ở cửa vào chuột chạy một mạch tới đích,
khơng quay lại, không nhầm vào ngõ cụt, tức phản xạ đã hình thành.

+ Phản xạ tìm thức ăn trong mê lộ được xem là bền vững khi cả 3 lần liền
nhau thả chuột ở điểm xuất phát và mở cửa vào chuột chạy một mạch tới đích,
khơng nhầm đường, khơng quay lại.
Trong đó:
 Thời gian hình thành PXCĐK: Được tính bằng số lần phối hợp tín hiệu
có điều kiện với tín hiệu khơng điều kiện để hình thành phản xạ, đó là số lần tập
để hình thành phản xạ đầu tiên
 Thời gian hình thành PXCĐK bền vững: Được tính bằng số lần phối hợp
tín hiệu có điều kiện với tín hiệu khơng điều kiện để hình thành phản xạ bền
vững, đó là số lần tập để phản xạ được thực hiện liên tiếp 3lần/ngày
- Dập tắt PXVĐDDCĐK:
+ Sau khi phản xạ đã được bền vững tiến hành dập tắt phản xạ bằng cách
tiếp tục cho chuột chạy trong mê lộ, nhưng ở đích khơng để thức ăn. Khi nào 3
lần liên tiếp thả chuột ở điểm xuất phát chuột không chạy tới đích nữa thì xem
như phản xạ đã bị dập tắt.
+ Thời gian dập tắt phản xạ có điều kiện: Được tính bằng số lần phát tín
hiệu có điều kiện mà khơng được củng cố bằng tín hiệu khơng có điều kiện cho
tới khi dập tắt phản xạ, chính là số lần tập để chuột không thực hiện phản xạ cả
3lần/ngày
2.4.1.2. Phương pháp xác định chỉ số I của chuột nhắt trắng
Chỉ số I = Thời gian dập tắt PXCĐK/Thời gian hình thành PXCĐK bền
vững
2.4.2. Phương pháp xác định MDA (Malonyl dialdehyde acid)
Xác định hàm lượng MDA trong dịch đồng thể não chuột bằng phương
pháp Jadwiga Robax (Ba Lan, 1987) [9]:


Quy trình như sau:
- Tách và nghiền tồn bộ mơ não chuột trong điều kiện 0 – 50C. Dung dịch
KCl 1.15% được cho vào đồng thể não theo tỉ lệ 400mg não tương ứng 9.6ml

KCl
- Mỗi bộ não chuột được làm trên hai ống nghiệm. Mỗi ống nghiệm gồm
có:
+ 2ml hỗn hợp đồng thể não và KCl
+ 0.1 ml acid ascorbic
+ 0.1 ml muối Morth
- Ủ hỗn hợp này ở 370C trong 30 phút
- Sau đó, cho vào mỗi ống nghiệm 0.5 ml dung dịch acid Triochloacetic
10%
- Ly tâm với tốc độ 3000 vòng/phút trong 10 phút để loại bỏ kết tủa protein
- Sau ly tâm, từ mỗi ống hút ra 1ml dung dịch trong cho vào ống nghiệm
sạch. Bổ sung 0.5 ml dung dịch Thiobarbituric 0.8% rồi đem đun sôi cách thủy
trong 20 phút. Phản ứng màu sẽ xảy ra giữa MDA và acid Thiobarbituric để tạo
thành phức hợp Trimethine có màu hồng. Cường độ màu của dung dịch tỉ lệ
thuận với nồng độ MDA.
- Cuối cùng, lấy một lượng đồng nhất dung dịch ở các ống nghiệm cho vào
các giếng và đem đo độ hấp thu ở bước sóng 532nm.
- Hàm lượng MDA được tính theo cơng thức: MDA = 28.4 * OD.
(OD: Độ hấp thu ở 532nm)
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu:
Các số liệu được xử lý sô liệu theo phương pháp thống kê Sinh – Y học
trên phần mềm Excel


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của dịch chiết cây chó đẻ răng cưa đến thời gian hình thành
PXVĐDDCĐK của chuột nhắt trắng:
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 1, hình 7, hình 8 và hình 9
Bảng 1. Thời gian hình thành PXVĐDDCĐK của chuột nhắt trắng:
Thời gian

uống dịch
chiết

15 Ngày

30 Ngày

Phân lô
ĐC âm
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 4
ĐC âm
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 4

Liều lượng
(ml/20g/ ngày)

Số lần tập để
hình thành
PX

Uống nước
0.05
0.1
0.15

0.2
Uống nước
0.05
0.1
0.15
0.2

19.60 ± 2.97
15.50 ± 2.52
15.00 ± 1.41
14.30 ± 1.53
13.75 ± 2.08
19.35 ± 2.07
13.25 ± 2.87
11.75 ± 1.26
10.25 ± 2.5
10.8 ± 1.79

Độ tin cậy (p)
Giữa các lô

So với
ĐC

P (2/1) >0.05
P (3/2) >0.05
P (4/3) >0.05

P 1<0.05
P 2<0.05

P 3<0.05
P 4<0.05

P (2/1) >0.05
P (3/2) >0.05
P (4/3) >0.05

P 1<0.05
P 2<0.05
P 3<0.05
P 4<0.05

Hình 7. Biểu đồ biểu diễn thời gian hình thành PXVĐDDCĐK của nhóm chuột
nhắt trắng được uống dịch chiết cây chó đẻ răng cưa trong 15 ngày.
Số lần tập

Lô chuột


Hình 8. Biểu đồ biểu diễn thời gian hình thành PXVĐDDCĐK của nhóm chuột
nhắt trắng được uống dịch chiết cây chó đẻ răng cưa trong 30 ngày.

Hình 9. Biểu đồ so sánh thời gian hình thành PXVĐDDCĐK của chuột nhắt
trắng sau 15 ngày và 30 ngày uống dịch chiết cây chó đẻ răng cưa


×