Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Truyền thống và cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của akutagawa ryunosuke

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.37 KB, 86 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

LÊ THỊ DUNG

Truyền thống và cách tân nghệ thuật
trong truyện ngắn của Akutagawa
Ryunosuke

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Văn học Nhật Bản đã để lại trong lòng người một ấn tượng sâu sắc về cái
đẹp. Đó là cái đẹp tĩnh lặng, mong manh, mơ hồ, nhẹ nhàng, tinh tế và thanh cao
xuyên suốt các chặng đường lịch sử văn học. Từ tập thơ Manyoshu với cái xào xạc
của lá đến truyện kể Genji mang vẻ đẹp lý tưởng của thiên nhiên và con người. Đó
cịn là những vần thơ Haiku nhỏ nhắn, mỏng manh như vỏ ốc nhỏ giữa đại dương
mênh mông. Thế nhưng, giữa sự bé nhỏ, lặng thinh và bỏ lửng của những câu thơ là
cả một thế giới tâm hồn tình cảm đang cuộn sóng. Vẻ đẹp ấy cịn lung linh hơn,
mong manh và mơ hồ hơn qua những trang văn của Kawabata với cái đẹp của nỗi
buồn và cô đơn.
Giữa một vườn hoa đẹp lộng lẫy và ngát hương thơm, Akutagawa như một
bông hoa âm thầm khép im mình giữa bốn bề rực rỡ. Có ai biết được rằng bông hoa


ấy đang phải chịu đựng và cố gắng vượt lên sự khắc nghiệt của hoàn cảnh với niềm
khao khát sống. Phải chăng, đó mới là vẻ đẹp thực sự cần có nơi cuộc đời.
Akutagawa chưa được biết đến nhiều trên văn đàn văn học thế giới nhưng cuộc đời
cùng với những truyện ngắn của ông đã tạo nên dấu ấn không thể phai mờ đối với


3

độc giả mọi thời đại. Sống trong buổi giao thời giữa cái cũ và cái mới, Akutagawa
đã kế thừa lối viết văn của những bậc tiền bối đồng thời là sự sáng tạo tuyệt vời về
nghệ thuật viết theo lối tự sự hiện đại. Điều đó khiến cho những tác phẩm của ông
vừa phảng phất chất cổ điển quen thuộc dễ đi vào lòng người đồng thời cũng gợi tò
mò cho người đọc về sự tân kỳ của nghệ thuật viết truyện. Cái đẹp trong văn
Akutagawa là sự kết hợp giữa những nét truyền thống trong văn học cổ và sự cách
tân trong nghệ thuật biểu hiện của văn học hiện đại đã tạo nên sự độc đáo riêng biệt
trong phong cách của Akutagawa.
Bởi những tìm tịi sáng tạo trong nghệ thuật viết văn cũng như những vấn đề
lớn về con người và xã hội được đặt ra trong tác phẩm, chúng tôi đi vào nghiên cứu
đề tài “Truyền thống và cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của Akutagawa
Ryunosuke” để thấy được sức sáng tạo vượt không gian, thời gian. Những tác phẩm
nghệ thuật mà ông để lại cho đời sẽ mãi là những giá trị thiêng liêng trong sâu thẳm
tâm hồn độc giả. Akutagawa là người mở đường cho sự hiện đại hóa của lối viết
truyện ngắn ở Nhật Bản. Xuất hiện trên văn đàn văn học Nhật Bản chỉ trong một
thời gian ngắn như ánh sao băng lướt qua trên bầu trời, thế nhưng ánh sáng huyền
diệu ấy đã làm bừng tỉnh tâm hồn và khắc sâu vẻ đẹp lung linh trong miền ký ức.
Đó là cơ sở làm xuất hiện những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nhật Bản.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Có thể nói, Akutagawa là nhà văn âm thầm đi trong cuộc đời, vượt qua
những khổ đau bất hạnh để tìm kiếm và góp nhặt những giá trị chân chính cho văn
chương. Cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn Akutagawa đã in dấu vào trái tim độc

giả như một niềm kiêu hãnh và rất đỗi thiêng liêng. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực văn
học Nhật Bản, nhà văn Akutagawa chưa được nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu.
Thế nhưng các cơng trình nghiên cứu về Akutagawa của các tác giả trong và ngoài
nước là những tư liệu rất quan trọng để chúng tơi có những hiểu biết nhất định về
con người, cuộc đời và hành trình sáng tạo của nhà văn Akutagawa, đồng thời cũng
là niềm động lực để chúng tơi có niềm say mê nghiên cứu đề tài này.


4

Bàn về phong cách viết văn của Akutagawa, Nguyễn Tuấn Khanh nhận định:
“Akutagawa là nhà viết truyện nổi tiếng…Ông cố gắng kết hợp văn hóa Châu Âu và
văn hóa Nhật bản”[10,97]. Tuy thấm nhuần văn hóa phương Tây nhưng Akutagawa
lại lấy đề tài trong văn học cổ Nhật bản và trung Quốc, “Ơng khơng chạy theo đề tài
phương Tây và những khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa”(Naturalism)[10,97]. Tác
phẩm của Akutagawa đã “trở về nguồn gốc truyền thống nhưng phân tích tâm lí
hiện đại…,pha trộn hiện thực và huyền ảo, văn chương hoa mỹ nhưng súc tích, bố
cục chặt chẽ”[10,97].
Akutagawa xuất hiện trên văn đàn văn học Nhật Bản không chỉ với một
phong cách viết văn độc đáo mà những truyện ngắn của ơng cịn in đậm tinh thần
nhân văn và nhân bản sâu sắc. Trong bài viết“Đôi nét về Akutagawa và truyện ngắn
của ông”, Phong Vũ nhấn mạnh “Akutagawa được coi là bậc thầy ưu tú của truyện
ngắn, là một trong những người khởi đầu của nền văn học hiện đại Nhật Bản, người
đã góp phần quan trọng để đưa nền văn học ấy hòa với dòng chung của văn học thế
giới. Trong cuộc đời văn học ngắn ngủi của mình, ơng đã tìm tịi khơng mệt mỏi, đã
vật lộn khá gay go quyết liệt để tự vượt lên chính mình, tìm cho mình một tiếng nói
nghệ thuật chân chính, độc đáo”[21,345]. Tác giả chỉ ra rằng: “Đặc điểm nổi bật
trong sáng tác của Akutagawa là mối quan tâm của ông tới thế giới nội tâm, đến
tâm lý con người: nó như một đối tượng của nhận thức chứ khơng chỉ là sự giải
thích hành động của con người…Ơng chỉ ra thế giới nội tâm không phải tự thân mà

trong sự va chạm với thế giới xung quanh”[21,345]. Dịch giả Phong Vũ đã phác
họa bức tranh đời sống của nhà văn, những ảnh hưởng từ chính cuộc đời đối với sự
nghiệp của Akutagawa. Tiếp đó là những truyện ngắn tạo nên bước ngoặt cuộc đời
của nhà văn đã làm sống lại cả một thời với những kí ức đau buồn xen lẫn hạnh
phúc. Đồng thời, Phong Vũ cũng chỉ ra những giá trị nội dung và nghệ thuật của
những truyện ngắn đó.
Bàn về trường phái nghệ thuật của Akutagawa, Khương Việt Hà có bài viết
“Các khuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa trong văn học Nhật Bản đầu thế kỷ
XX”. Ở thời Taisho, bên cạnh sự phát triển của các trường phái văn học như phái


5

Duy mỹ, Shikaba, còn xuất hiện trào lưu Tự thuật (hay còn gọi là Tư tiểu thuyết).
Đặc biệt là sự ra đời dòng văn học theo chủ nghĩa tân hiện thực (neo – realism).
Akutagawa là người đứng đầu khuynh hướng văn học ấy. Ông cùng với Masao
Kume và Kikuchi Kan đã đưa dòng văn học này phát triển lên đỉnh cao. Chủ nghĩa
tân hiện thực viết theo lối “Dùng khả năng của lí trí để phán đốn một cách lạnh
lùng, khách quan những dữ kiện xã hội dù thuộc về hiện tại hay lui về quá khứ” [2,
501]. Tác giả nhận định: “Đây là một khuynh hướng văn học dung hịa được những
tinh hoa lí trí của chủ nghĩa tự nhiên và màu sắc lãng mạn, phóng túng của chủ
nghĩa duy mỹ, thể hiện một phong cách riêng biệt và hòa trộn giữa hiện thực và
huyền ảo”[7,126]. Sức sống lâu bền của những tác phẩm Akutagawa viết là ở chỗ
“Những sáng tác hiện thực mà sự đa dạng về nội dung và hình thức của chúng lớn
hơn bất cứ tác phẩm của nhà văn nào cùng thời với ông. Phản ánh sự nhạy cảm và
chiều sâu ý thức của một con người am hiểu văn chương Nhật bản truyền thống,
văn học Trung Hoa cổ điển và tư tưởng phương Tây hiện đại” [7,126].
Năm 2006, tác giả Đinh Văn Phước đã tập hợp những truyện ngắn đặc sắc
của Akutagawa trong cuốn “Trinh tiết”. Cuốn sách còn tập hợp một số bài viết của
các nhà nghiên cứu, phê bình về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà văn

Akutagawa. Trong “Lời giới thiệu” đầu cuốn sách, tác giả Trần Tiễn Cao Đăng đã
bộc lộ những cảm xúc khi nói về những truyện ngắn của Akutagawa. Qua những
sáng tác của Akutagawa, tác giả khám phá được Nhật Bản với vẻ đẹp của một đất
nước, của một nền văn hóa. Bên cạnh đó “Khám phá của tôi – thông qua
Akutagawa – thật giản dị: bằng những âm, những chữ, những câu, người ta có thể
mang đến cho nhau cơ hội sống những cuộc đời khác, cảm nhận những chiều kích
khác của hiện hữu, một cách sâu sắc, máu thịt, tận đáy” [2,5]. Nguyễn Nam Trân
cũng đóng góp hai bài viết: “Tiểu sử Akutagawa Ryunosuke” và “Akutagawa
Ryunosuke từ A đến R”. Bài viết thứ nhất chỉ đơn thuần giới thiệu về cuộc đời
Akutagawa với những mốc thời gian và những sự kiện cụ thể. Bài viết thứ hai có 7
mục, mỗi mục nói về một khía cạnh khác nhau liên quan đến sự lí giải về cuộc đời,
văn nghiệp, tác phẩm và những tư tưởng nghệ thuật của Akutagawa. Đinh Văn


6

Phước đề cập đến vấn đề: Akutagawa vay mượn cốt truyện để sáng tạo nên tác
phẩm nghệ thuật. Bài viết“Akutagawa dựa vào đâu để viết Sợi tơ nhện” (Lạc bước
vào rừng văn hóa) bàn đến cách viết và lối sáng tác văn chương của Akutagawa:
“Ông bắt đầu nổi tiếng trong làng văn với tài khai thác, triển khai những đề tài có
sẵn trong các tác phẩm cổ điển Nhật Bản và của cả những nước khác. Điều này làm
cho một số người ngộ nhận là ông chỉ làm việc vay mượn. Ơng vay mượn nhưng
ơng cũng sáng tạo. Sự vay mượn không chỉ dừng lại ở các câu chuyện cổ mà ơng
cịn dùng ngay cả những sáng tác đương thời. Ông không chỉ vay mượn một truyện
để viết một truyện mà trong lắm trường hợp đã tham khảo nhiều truyện để viết một
truyện”[2,484]. Đinh Văn Phước đã chỉ ra xuất xứ của Sợi tơ nhện, đồng thời cũng
là những cách tân vượt thời đại mà Akutagawa đã sáng tạo nên một tuyệt tác cho
riêng phong cách tác phẩm của mình. Truyện ngắn Sợi tơ nhện là một trong những
tác phẩm thể hiện sự chiêm nghiệm của Akutagawa trước cuộc đời. Cuộc sống hiện
tại có nhiều thay đổi, những giá trị của đời sống tinh thần con người cũng bị đảo

lộn. Bên cạnh nét đẹp truyền thống đã xuất hiện những biến đổi của giá trị con
người thời hiện tại. Cái nhìn ấy mang tính nhân bản sâu sắc.
Trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức tại đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, Hồng Thị Xn Vinh với cơng trình nghiên cứu “Những cách
tân nghệ thuật trong truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke” có đề cập đến một số
phương diện cách tân nghệ thuật truyện ngắn của Akutagawa theo hướng hiện đại
hóa. Đó là sự sáng tạo mới mẻ về thể loại, về nghệ thuật trần thuật, kiểu nhân vật và
ngôn ngữ trong truyện ngắn. Tác giả nhận định: “Khi lần giở trước đèn những
trang sách đẹp của Akutagawa, một thế giới nghệ thuật tưởng như thuộc về một vẻ
đẹp cổ điển của một nước Nhật cổ kính kia, lại làm cho ta vơ cùng kinh ngạc về sự
tân kỳ trong sáng tạo nghệ thuật. Có những sáng tác của Akutagawa, nếu mờ hóa đi
tên tác giả, đất nước và niên đại, có thể sẽ làm cho nhiều độc giả thảng thốt gọi đó
là cách viết hậu hiện đại của thời chúng ta” [20, 2].
Các nhà nghiên cứu đã làm sáng rõ về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn và đôi nét
về phong cách nghệ thuật của Akutagawa. Thế nhưng, truyện ngắn Akutagawa vẫn


7

là một thế giới còn nhiều điều bất ngờ để các nhà nghiên cứu và độc giả cùng khám
phá. Với lòng trân trọng và cảm phục một con người với tấm lòng say mê, dành cả
cuộc đời cho nghệ thuật, chúng tơi đi vào tìm hiểu nghiên cứu những đóng góp to
lớn của nhà văn trong việc đưa nền văn học Nhật Bản bước sang một trang mới bởi
những cách tân táo bạo về nghệ thuật. Xét cho cùng, văn chương là sự nhận thức.
Không phải sự nhận thức nào cũng là toàn diện và đầy đủ. Bởi mỗi con người là
một cá tính sáng tạo, mỗi con người sẽ tiếp nhận tác phẩm văn học dưới những góc
độ khác nhau. Từ những gì đã tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tơi mạnh dạn đóng
góp những ý tưởng mới về nghệ thuật truyện ngắn của Akutagawa:
-


Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật tự ý thức, nhân vật mờ hóa

-

Kết cấu đảo ngược và kết cấu dòng ý thức

-

Sự kết hợp của nhiều người kể chuyện trong một tác phẩm.

-

Sự thay đổi điểm nhìn trần thuật tạo nên sự đa thanh của truyện ngắn.

-

Giọng điệu trần thuật khi tự sự lạnh lùng, khi mỉa mai giễu cợt
Có thể nói, Akutagawa là nhà văn đi trước thời đại. Lối viết văn của ông gần

giống với lối viết của thời hậu hiện đại, mặc dù ông sống cách chúng ta gần hai thế
kỉ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn này sẽ đi vào nghiên cứu, tìm hiểu và phát
hiện những truyền thống và cách tân trong nghệ thuật truyện ngắn của Akutagawa
trên một số phương diện: đề tài, chủ đề, bối cảnh: không – thời gian, cốt truyện;
nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu và nghệ thuật trần thuật (người kể chuyện,
điểm nhìn, giọng điệu).
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát các truyện ngắn của
Akutagawa trong 2 cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Akutagawa” do tác giả Phong Vũ
dịch, Nxb Hội nhà văn, năm 2000, gồm 16 truyện ngắn và cuốn “Tuyển tập truyện

ngắn Akutagawa” do tác giả Đinh Văn Phước chủ biên năm 2006, Nxb Văn học,
bao gồm 30 truyện ngắn.
4. Phương pháp nghiên cứu:


8

- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này giúp chúng tôi thu
thập, tổ chức và phân loại tài liệu một cách khoa học. Trên cơ sở đó, xác định
những nhóm truyện ngắn có cùng chung kiểu loại trên các bình diện như kết cấu,
điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện trong các truyện ngắn của Akutagawa.
- Phương pháp phân tích, khái qt: Phương pháp này giúp chúng tơi đi sâu
vào phân tích, khám phá những nét truyền thống và cách tân trong truyện ngắn
Akutagawa. Đặc biệt, chúng tôi vận dụng lý thuyết tự sự học để nghiên cứu lối viết
truyện ngắn Akutagawa trên các phương diện: kết cấu, điểm nhìn trần thuật và
người kể chuyện. Đồng thời, thơng qua phương pháp này, chúng tơi khẳng định
những đóng góp của tác giả trong việc hiện đại hóa thể loại truyện ngắn Nhật Bản.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình nghiên cứu những nét
truyền thống và cách tân của nghệ thuật truyện ngắn Akutagawa, chúng tơi có đối
chiếu, so sánh với những câu chuyện được vay mượn để thấy được sự sáng tạo mới
mẻ về nghệ thuật của truyện ngắn Akutagawa.
5. Mục đích của đề tài
- Từ việc nhận diện, phân tích, tổng hợp các truyện ngắn của Akutagawa,
chúng tôi chỉ ra những nét truyện thống và cách tân về nghệ thuật truyện ngắn của
Akutagawa.
- Với quan niệm xem “tác phẩm văn học như một quá trình”, luận văn đề
xuất một hướng tiếp cận dưới góc độ tự sự học đối với truyện ngắn Akutagawa. Bởi
lẽ, theo chúng tơi, dù đã có độ lùi về thời gian từ khi tác phẩm của Akutagawa ra
mắt bạn đọc nhưng khơng phải hành trình khám phá vẻ đẹp Akutagawa của văn học
Nhật bản đã chấm dứt.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của Luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: AKUTAGAWA RYUNOSUKE VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN
Chương 2: TRUYỆN NGẮN AKUTAGAWA – TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN
CÁCH TÂN


9

Chương 3: TRUYỆN NGẮN AKUTAGAWA TRONG DÒNG CHẢY VĂN
CHƯƠNG NHẬT BẢN VÀ THẾ GIỚI

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: AKUTAG AWA RYUNOSUKE VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN
NGẮN
1.1. Akutagawa – Nhà văn của niềm bi cảm nhân sinh
1.1.1. Cuộc đời gắn với định mệnh đau thương
Khi đọc những áng văn chương trác tuyệt của nhiều nhà văn trên thế giới,
chúng ta ngưỡng mộ, thán phục và suy tôn họ trở thành những thiên tài vĩ đại. Thế
nhưng, có mấy ai biết rằng, đằng sau những huy hoàng ấy là số phận cuộc đời với
nhiều khổ đau, bất hạnh bủa vây và chìm ngập trong bóng tối.
Độc giả biết đến một Anbe Camuy – nhà văn Pháp thế kỷ XX, ơng sống
trong sự khó khăn, nghèo đói, cơ cực và cuối đời cũng ra đi trong sự lặng im đầy bi
thương của số phận. Một Tagore – nhà thơ tình tài hoa của Ấn Độ đã sống với niềm
mặc cảm mất mát trong đời. Một Hàn Mặc Tử chết trong cơn đau quằn quại của
bệnh tật...Số phận cuộc đời của những nhà văn ấy luôn đánh thức trong trái tim con
người nỗi đau và niềm nhức nhối khơng ngi. Thế nhưng, vượt lên trên bóng tối
cuộc đời, họ đã biến đau thương trở thành sức mạnh vượt qua nỗi đau thực tại để



10

hiến dâng cho đời những kiệt tác nghệ thuật. Akutagawa – nhà văn Nhật Bản được
biết đến với một cuộc đời ngắn ngủi, một số phận nghiệt ngã. Dường như từ lúc
sinh ra và lớn lên đến khi từ giã cõi đời, định mệnh đã để Akutagawa nổi trơi giữa
dịng đời bể dâu. Chính những đau thương xuất phát từ đời tư của mình, Akutagawa
được mệnh danh là “nhà văn của niềm bi cảm nhân sinh”.
Dù gặp nhiều khổ đau trong đời nhưng Akutagawa không từ bỏ, không
buông xuôi mà luôn trăn trở, suy tư về con người và cuộc đời với một niềm khao
khát sống mang tính nhân bản.
Akutagawa sinh năm 1892, được đặt tên là Ryunosuke, trong đó Ryu có
nghĩa là Long (rồng) vì sinh đúng vào giờ thìn, tháng thìn, năm thìn. Khi
Akutagawa mới được 7 tháng tuổi thì mẹ phát bệnh tâm thần, 10 năm sau mẹ mất.
Akutagawa phải uống sữa bò thay cho sữa mẹ. Từ nhỏ Akutagawa đã thiếu vắng
tình thương và sự chăm sóc của mẹ. Đó là nỗi đau và niềm mất mát lớn lao trong
đời. Akutagawa được bên ngoại đưa về ni và được lấy tên của họ ngoại.
Có lẽ, chính đau thương khiến con người có nghị lực và vững vàng hơn trong
cuộc sống, cộng thêm tư chất sẵn có, Akutagawa ngay từ ngày bé đã học giỏi. 7 tuổi
biết làm thơ Haiku. Ơng thích đọc các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc ( Thủy
Hử, Tây Du Kí), những tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn lớn ở Nhật Bản thời Edo
và thời hiện đại. Vì học giỏi, ham học và sự cần mẫn, Akutagawa được vào thẳng
trường Ikkô (Dự bị Đại học Tokyo) mà không cần phải thi.
Thời thơ ấu sống với nhiều khổ đau, mất mát về tinh thần đã thôi thúc trong
trái tim Akutagawa niềm yêu thương cháy bỏng. Thời thanh niên có những rung
động đầu đời thật đẹp, thật trong sáng, hồn nhiên và đầy hạnh phúc. Mối tình đầu
của ơng là cơ Yoshida Yayoi, một người quen biết với gia đình ơng. Akutagawa
muốn lấy người con gái này nhưng bị gia đình ngăn cản. Ơng muốn có những u
thương rất bình dị và nhỏ nhoi ấy thôi, thế nhưng những điều ấy dường như quá đỗi
xa vời. Khổ đau trong đời đã khiến ông hoài nghi vẻ đẹp của nhân gian: “Đời người

không đẹp bằng câu thơ của Baudelaire” [26, 3]. Từ hạnh phúc gia đình đến hạnh
phúc riêng tư đều là một giấc mơ trong ảo vọng. Chính vì vậy, ơng đã ôm lấy ý nghĩ


11

bi quan: “Sinh ra làm người đã là khổ rồi” [26, 4]. Đó cũng là tư tưởng có trong rất
nhiều tác phẩm của ông, đặc biệt là truyện ngắn Rashomon.
Những năm tháng sau đó, ơng đã dành hết tâm sức vào việc học và sáng tác.
Ơng tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc từ những tác phẩm văn chương. Nghệ thuật
có sức mạnh kì diệu khiến con người ta có nghị lực sống tốt hơn. Chúng ta không
ngờ được rằng, chỉ trong một thời gian ngắn, Akutagawa đã cho ra đời một khối
lượng tác phẩm đồ sộ. Chưa bao giờ sức viết của ông lại hăng say và sôi nổi đến
vậy.
Tưởng như sóng gió cuộc đời đã lặng yên nhưng cuộc sống lại khiến ơng
chìm trong bóng tối mênh mang của nỗi đau tinh thần và thể xác. 27 tuổi,
Akutagawa cưới Tsukamoto Fumi. Cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, mặc dù
vậy, vì lịng say mê văn chương, ơng đã từ chối nhiều chỗ dạy có tiếng ở các trường
đại học để tập trung vào sáng tác. Khi sinh ra đứa con trai thứ hai, sức khỏe của ông
suy sụp và có triệu chứng suy nhược thần kinh, bị suy tim và rối loạn tiêu hóa vì
lạm dụng thuốc ngủ. Giai đoạn này, gia đình Akutagawa liên tiếp xảy ra những tai
họa: người chú mất, cậu em vợ thổ huyết, người anh vợ tự sát sau khi đốt nhà, để lại
một món nợ khổng lồ. Akutagawa đã phải vay mượn khắp nơi để trả nợ. Bệnh tật
của ông ngày càng trầm trọng, thêm vào đó là những suy tư trăn trở khi ông lên
tiếng không tán thành với Tanizaki Jun-ichiro xung quanh quan điểm nghệ thuật.
Đêm 24 tháng 7 năm 1927, ông đã uống hai liều thuốc ngủ rất nặng để tự sát.
Miyamoto Kenji cho rằng ông tượng trưng cho “sự thất trận của văn chương tiểu tư
sản” [2, 510], Kobayashi Hidao lại “ca ngợi mỹ học của ông và đổ cho định mệnh
éo le” [2, 510]. Ông đã từ giã cõi đời này, một phần vì khơng tìm được lối thoát
trong cuộc đời cũng như trong nghệ thuật. Nhưng có lẽ quan trọng hơn, cái chết ấy

là biểu hiện cho khát vọng sống riết róng. Đó là khát vọng được sống đúng với ý
nghĩa chân chính của nó. Cuộc sống nơi trần gian đầy rẫy những tàn ác, xấu xa còn
hơn cả “những cảnh thống khổ của địa ngục” đã khiến ông tưởng tượng sống trong
một thế giới “phi nhân gian” như trong truyện ngắn “Xã hội thủy qi Kappa”. Xã
hội của lồi thủy qi Kappa như hình ảnh của con người và xã hội đang bị tha hóa


12

trong xã hội hiện tại. Ông thực sự tuyệt vọng và bế tắc trên con đường nghệ thuật
cũng như cuộc sống.
Cái chết đối với Akutagawa thật không hề dễ dàng, khơng một chút thanh
thản, đó là cả một q trình vật lộn và trăn trở để đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. “Có
lẽ trong ơng tiềm ẩn nỗi khổ tâm của một nhà nghệ sĩ nhân bản”[2, 520]. Mặc dù
cuộc đời ngắn ngủi như ánh sao băng chỉ vụt qua rồi rơi vào khoảng không tăm tối,
nhưng cái khoảnh khắc ánh sáng bừng tỉnh của nó mãi lung linh và khắc sâu trong
tâm hồn con người. Ánh sáng ấy chính là những tác phẩm nghệ thuật Akutagawa để
lại cho đời. Những vấn đề thời đại, về lý tưởng nhân văn, nhân bản trong các tác
phẩm của Akutagawa sẽ soi rọi cho con người thế hệ hôm nay và mai sau.

1.1.2. Quan niệm nghệ thuật và triết lí văn chương
Mỗi nhà văn trên chặng đường sáng tạo nghệ thuật đều tìm cho mình một
con đường đi riêng. Con đường ấy thể hiện những tư tưởng, quan điểm nghệ thuật
của người cầm bút. Trong cuộc đời văn nghiệp, Akutagawa đã vượt qua những
chặng đường thực sự khó khăn và chất chứa nhiều trăn trở, suy tư khi phải đứng
trước sự lựa chọn: nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh?
Trong giai đoạn đầu sáng tác, mỗi tác phẩm của Akutagawa được nhào nặn
công phu và tinh tế. Chúng tựa những cơng trình nghệ thuật độc đáo được bàn tay
nghệ sĩ tạo nên. Với những tác phẩm đầu tay, Akutagawa được xem như một nhà
nghệ thuật thực thụ: “Akutagawa chuẩn bị chu đáo như Gogol, từ cấu trúc đến các

tình tiết, tính tốn kỹ lưỡng để có hiệu năng tối đa...Cũng như đã từng thấy ở Edgar
Poe, lối hành văn kiểu Akutagawa là kết hợp giữa trí thơng minh và chất thơ, một
cơng trình nhào nặn sức mạnh của trí tuệ với cảm tính bén nhạy có ở nơi ông, biến
truyện thành một tác phẩm chứa đầy tình huống cực đoan, nhuốm màu hài hước lẫn
chua cay” [26, 8]. Những tác phẩm nổi tiếng của ông trong giai đoạn này: Cái mũi,
Cổng Rashomon, Sợi tơ nhện, Trong rừng trúc (Bốn bề bờ bụi), Địa ngục trước
mắt...hay những truyện ngắn ông viết cho thiếu niên: Chiếc xe goòng, Cậu bé Đỗ


13

Tử Xuân, Tu tiên...Đây là những truyện ngắn đã xác định tên tuổi của nhà văn theo
khuynh hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Akutagawa đã tìm tịi hướng đi đầy mạo
hiểm và sáng tạo so với các nhà văn cùng thời. Đó là lối viết theo kiểu tự sự học
hiện đại: kết cấu mảnh vỡ, tính đa thanh trong giọng điệu, sự đảo ngược trật tự thời
gian tuyến tính, tính liên văn bản trong tác phẩm...Bởi vậy, trong giai đoạn đầu sáng
tác, ơng đặc biệt coi trọng tính nghệ thuật trong một tác phẩm.
Tuy nhiên, từ sau khi ông lập gia đình cùng với những sóng gió cuộc đời và
những đổi thay của xã hội, quan niệm về nghệ thuật của Akutagawa đã có sự thay
đổi. Ơng bớt đi những ngơn từ kiểu cách mang tính trang sức tơ điểm cho hình thức
bên ngồi, tác phẩm của Akutagawa càng ngày càng đi sâu vào những ẩn ức trong
tâm hồn con người. Giọng văn cũng trầm tĩnh và lắng đọng hơn. Tác phẩm “Mùa
thu” ơng viết năm 1920 cũng chính là mốc thời gian đánh dấu sự thoát li khỏi lập
trường “vị nghệ thuật” để bắt đầu bước vào lĩnh vực tiểu thuyết tự thuật. Những
năm cuối đời, do ảnh hưởng của bệnh tật và những dao động tinh thần “những tác
phẩm của ông đã mất đi những yếu tố trang trí để trở thành tinh rịng và có phần
khơ khan hơn”. “Ảo ảnh cuộc đời” và “Xã hội thủy quái Kappa” là những trang
Akutagawa viết về chính trạng thái tinh thần và nỗi đau đớn dày vị trong tâm hồn
ơng. Suốt cuộc đời Akutagawa vẫn luôn trăn trở và tiềm ẩn nỗi khổ tâm khi phải
đứng trước sự lựa mang tính bức bách nhưng ơng vẫn chưa tìm được lời giải thỏa

đáng: nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?
Ngay từ khi còn là một thanh niên trẻ trung với tuổi thanh xuân đầy sức sống
cho đến lúc từ giã cõi đời, những tác phẩm của Akutagawa mang đậm màu sắc yếm
thế. Điều đó chứng tỏ sự bi quan, bế tắc của nhà văn khi chứng kiến những điều tàn
ác đầy rẫy trong xã hội, còn những điều tốt đẹp thì quá đỗi mong manh. Khi mới
bước vào tuổi 20, chàng trai ấy đã thể hiện triết lí cuộc đời qua tác phẩm Cổng
Rashomon: Con người vì muốn sống nên phải nhúng tay vào điều ác, và chỉ khi nào
làm một điều ác khác mới ngăn chặn được điều ác đó. Trong đoạn kết của tác phẩm:
tên người ở trách mụ già đã làm điều ác là nhổ tóc xác chết kết thành búi tóc giả
đem đi bán. Thế nhưng chính tên người ở ấy lại lấy mớ áo quần trên người mụ già


14

để cứu vớt sự sống cịn của mình. Akutagawa thấy rằng, cái tàn ác, giả dối của con
người được che đậy bởi lớp vỏ bề ngoài lộng lẫy và bề thế. Như khi viết về cổng
thành Rashomon, đó là cái cổng thành uy nghi nhưng thực chất bên trong lại khơng
có cái thành nào. Điều đó đã làm ơng hồi nghi về những giá trị văn hóa vốn xưa
nay cho là tốt đẹp. Những triết lí ấy có phần cực đoan, thế nhưng đó là những suy tư
trăn trở nhân bản của người nghệ sĩ yêu thiết tha cuộc sống và ước mong những
điều tốt đẹp đến với con người. Hiện thực xã hội lúc bấy giờ buộc con người phải
nhìn vào thực tế và đối diện với nó. Akutagawa đã đặt ra những vấn đề mang tính
thời đại hướng về con người và vì con người.

1.2. Akutagawa – Nhà văn tiên phong mở đầu cơng cuộc hiện đại hóa văn học
Nhật Bản.
1.2.1. Văn học Nhật Bản trong bối cảnh những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ
XX
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là khoảng thời gian xảy ra những biến động
lớn đối với xã hội Nhật Bản. Đó là buổi giao thời giữa hai thời đại với những lối suy

nghĩ và cách nhìn nhận khác nhau. Điều đó ảnh hưởng đến tồn bộ các mặt về kinh
tế, chính trị và văn hóa của đất nước. Văn học là một bộ phận của văn hóa vì vậy
cũng bị chi phối mạnh mẽ.
Văn học hiện đại Nhật Bản bắt đầu từ thời Meiji (1868 – 1903) và được tiếp
nối qua thời Taisho (1912 – 1926) và Showa (1926 – 1989). Văn học thời Meiji đã
kế thừa nền văn học của thời cận đại, đồng thời khơi dậy công cuộc hiện đại hóa
văn học Nhật Bản để bắt đầu cho một thời kì văn học mới: văn học hiện đại. Đồng
thời, đây cũng là giai đoạn khởi đầu nền văn học tư sản. Trong thời kì này, bối cảnh
xã hội có sự đấu tranh, giằng xé phức tạp giữa những phe đối lập về chính trị (tư sản
và phong kiến), giữa cái cũ và cái mới. Nền văn học cũng đã tiếp thu nhiều trào lưu
tư tưởng và văn hóa phương Tây. Đây là giai đoạn làm quen, học hỏi, bắt chước, thể


15

nghiệm để chuẩn bị cho một nền văn học mới ra đời, nhuần nhuyễn những yếu tố
phương Tây lẫn yếu tố văn học truyền thống Nhật Bản.
Việc thiên hoàng Meiji tiến hành duy tân đất nước với khẩu hiệu “theo
phương Tây, học phương Tây, đuổi kịp và vượt phương Tây”, từ đó đã hướng đất
nước Nhật Bản đi theo một hướng đi mới: học và mô phỏng những kỹ thuật tiên tiến
hiện đại của các nước phương Tây. Nền kinh tế Nhật Bản đã có những bước phát
triển thần kỳ. Chính phong trào học theo phương Tây đã ảnh hưởng rất lớn đến nền
văn học Nhật Bản. Các nhà văn tìm tịi những hướng đi và cách thể hiện mới. Nền
văn học bắt đầu có sự chuyển biến theo hướng hiện đại hóa với nghệ thuật biểu hiện
đầy sức sáng tạo. Điều đó đã khiến Nhật Bản dần bỏ đi cái lớp vỏ bề ngồi cổ kính
để khốc lên mình sự lộng lẫy lấp lánh của vẻ đẹp hiện đại.
Nhật Bản đã đạt được những thành tựu rực rỡ về kinh tế, khoa học kỹ thuật
và công nghệ. Thế nhưng, khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao thì lại ẩn
chứa trong đó nỗi lo âu về sự khủng hoảng tinh thần và những giá trị tốt đẹp của
con người. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, hiện thực xã hội buộc các nhà

văn Nhật thay đổi quan niệm sống và viết của mình, đồng thời mở ra cho người viết
những con đường đi khác nhau với đủ mọi cung bậc sắc thái của tình cảm. Nhận
thức ra rằng chỉ coi trọng lí tưởng là chưa đủ mà nhà văn phải đối mặt vớ hiện thực
và nhìn nhận lại bản thân. Họ phát hiện ra cái tơi với những uẩn ức sâu kín trong
tâm hồn và phải đi tìm cách lí giải những nỗi khổ cực và khó khăn trong cuộc đời
này. Và như thế, dịng văn học theo chủ nghĩa hiện thực mới ra đời (chủ nghĩa Tân
hiện thực).
Đặc biệt khi đất nước Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế Quốc chủ nghĩa,
phát động chiến tranh xâm lược đã gây ra biết bao đau đớn mất mát trong tâm hồn
người dân Nhật. Họ trở nên hoài nghi cái lộng lẫy, đẹp đẽ bề ngoài nhưng thực chất
để che đậy toàn những điều xấu xa, tàn nhẫn. Rashomon là cái cổng thành bề thế
(nhưng sau lưng khơng có cái thành nào) giống như cái bản mặt (men) của vũ sĩ đạo
oai nghiêm nhưng trong đó chất chứa nhiều tàn ác và giả dối đã làm cho Akutagawa
hồi nghi về giá trị của văn hóa nói riêng và con người nói chung. “Ơng đã tìm thấy


16

trong vũ sĩ đạo, khuôn vàng thước ngọc của người Nhật Bản có cái gì giả tạo vì đầy
kịch tính. Người mẹ xé nát chiếc mùi soa (trong truyện ngắn Chiếc mùi soa) để
ghìm khơng cho sự đau khổ lộ ra cho người ngoài biết, rốt cục cũng chỉ làm theo
một phương pháo diễn xuất có cái tên là...văn hóa vì nó đi ngược lại sự chân thành
tự phát, vốn là bản tính đích thực của con người” [26, 5].
Có phải vì thế mà đến thời Taisho, con người lại muốn quay về với những
giá trị truyền thống Nhật Bản. Họ trân trọng vẻ đẹp tĩnh lặng, cổ kính, thâm trầm và
sâu nặng tình người. Thời kỳ cuối Meiji đầu Taisho là giai đoạn giao thời. Nó chứa
đựng những mâu thuẫn phức tạp về chính trị, văn hóa và trong lối suy nghĩ của con
người. Buổi giao thời giữa cái cũ và cái mới luôn khiến con người phải lựa chọn
hướng đi cho mình. Nền văn học Nhật Bản cũng đứng trước sự lựa chọn mang tính
cấp bách ấy.

Trong buổi giao thời, các nhà văn đã tích cực góp phần hồn thành sứ mệnh
lịch sử của mình đó là cơng cuộc hiện đại hóa nền văn học. “Hiện đại hóa” ở đây
cũng có thể hiểu theo nghĩa “Tây phương hóa”. Văn học được tiếp thu những cách
viết mới và lối thể hiện mới theo phong cách phương Tây. Đầu thế kỉ XX đã xuất
hiện các nhà tiểu thuyết lớn như: Mori Ogai (1862 – 1922) – ông đã trực tiếp thể
nghiệm cuộc sống, tư duy và tình cảm châu Âu; Natsume Soseki (1867 – 1916) là
nhà văn theo học văn học và ngơn ngữ Anh. Ơng là người hiểu biết rộng về văn hóa
Phương Tây và đã vận dụng những kĩ thuật hiện đại của lối viết phương Tây vào
trong những sáng tác của mình; Tanizaki Junichiro (1886 – 1965) là nhà tiểu thuyết
của phái Duy mỹ với tưởng và cách thể hiện rất Tây hóa. Trong bối cảnh lịch sử với
những biến động phức tạp về xã hội, Akutagawa xuất hiện với tư cách là một cây
bút truyện ngắn đã mang hơi thở của lối viết hiện đại phương Tây mới mẻ đến với
xứ sở Phù Tang cịn chìm đắm trong khói sương mờ ảo của sự thâm trầm cổ kính.
Có thể nói, những nhà văn như Akutagawa, Mori Ogai, Natsume Soseki...đã có
cơng rất lớn trong việc khai hóa nền văn học Nhật Bản, góp phần thúc đẩy quá trình
hiện đại hóa nền văn học, đưa nền văn học đi chuyển từ cận đại đến hiện đại.


17

1.2.2. Akutagawa với ý thức lưu giữ giá trị truyền thống Nhật Bản và sự tiếp
nhận luồng gió mới của phương Tây
Trước bối cảnh xã hội Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XX, nền văn học
Nhật Bản bước sang một giai đoạn mới. Khi luồng gió phương Tây thổi vào Nhật
Bản, các nhà văn đã tiếp thu nhanh chóng. Điều đó đã tạo điều kiện cho sự hiện đại
hóa nền văn học. Các loại sách về chính trị, khoa học, triết học, những tác phẩm nổi
tiếng của Châu Âu được dịch ra với số lượng lớn ở Nhật Bản. Những bậc thầy của
nền văn học phương Tây như Sêcxpia, V.Huygô, L.Tônxtôi, Gớt, Đôttôiepxki được
giới văn học Nhật Bản đặc biệt quan tâm.
Các nhà văn lớn của Nhật Bản lúc bấy giờ như Mori Ogai, Natsume

Soseki...cũng đều chịu ảnh hưởng lớn của bốn nền văn học: Nga, Đức, Anh, Pháp.
Trong nền văn học đang có nhiều thay đổi ấy, Akutagawa xuất hiện đã tạo nên chỗ
đứng và vị thế riêng. Tác phẩm của ông luôn chứa đựng những giá trị truyền thống
Nhật Bản, đồng thời ơng đã tiếp nhận có chọn lọc kỹ thuật hiện đại trong lối viết
truyện của văn học phương Tây.
Dịch giả Phong Vũ nhận định: “Ông sống vào một thời kỳ phức tạp của Nhật
Bản khi những cái cũ bị phá vỡ, những khái niệm mới, những trào lưu tư tưởng mới
được sinh ra”[21, 344]. Buổi giao thời ấy là thời điểm đầy thách thức buộc con
người phải lựa chọn hướng đi để quyết định số phận cho mỗi cá nhân và cho toàn
dân tộc. Phong trào Duy Tân với xu hướng “thoát Á nhập Âu” đã tạo nên cuộc cách
mạng làm thay đổi đến tận gốc rễ lối tư duy, phong tục tập quán xưa nay vốn làm
nên linh hồn Nhật Bản. Sứ mệnh thiêng liêng của nhà văn là phải đi cùng thời đại
để phát hiện những vẻ đẹp của đời sống một cách chân thực nhất. Akutagawa đã
chắt lọc những gì tinh túy nhất từ vẻ đẹp hiện đại, tân kỳ của phương Tây để tạo nên
những trang văn đầy sức mới vẻ và táo bạo. Thế nhưng, ông không hề chối bỏ
truyền thống mà ngược lại, ông đã làm đẹp hơn những giá trị truyền thống với vẻ
đẹp được lưu giữ ngàn đời theo phong cách của riêng ông.
Mặc dù ông là nhà văn thấm nhuần văn hóa Phương Tây với những cách tân
trong lối viết và nghệ thuật kể chuyện mang nhiều nét hiện đại. Thế nhưng, đọc


18

truyện ngắn của Akutagawa ta vẫn thấy phảng phất những nét thâm trầm cổ kính
của nền văn hóa Phương Đơng thể hiện qua bối cảnh không gian thời gian của câu
chuyện cùng với những triết lí thâm thúy và những quan điểm, tư tưởng về con
người và cuộc đời. Ông thường lấy đề tài rất đa dạng trong văn học cổ Nhật Bản và
Trung Hoa. Tác phẩm của ông trở về gốc truyện truyền thống. Nhà văn đã mượn cốt
truyện trong những câu chuyện cổ (Monogatari) để xây dựng nên những tác phẩm
văn chương mang phong cách độc đáo. Cảnh xưa, chuyện cũ nhưng được lồng vào

tâm lí, tình cảm của con người hiện đại với những thủ pháp nghệ thuật độc đáo
khiến truyện ngắn của ông vừa mang màu sắc cổ xưa vừa mang những nét mới.
Sự kết hợp kỳ diệu ấy tạo nên những trang văn vừa hiện đại nhưng cũng
chứa đựng sự sâu thẳm trong cội nguồn truyền thống. Vẻ tân kỳ, mới lạ cùng với vẻ
đẹp đằm thắm, sâu sắc và lắng đọng trong tâm hồn đã tạo nên sức lôi cuốn của
truyện ngắn Akutagawa.
1.3. Về truyện ngắn Akutagawa
1.3.1. Truyện ngắn với tư cách là một thể loại
Theo cách phân chia loại hình và thể loại văn học của Lê Huy Bắc trong
cuốn Truyện ngắn – lí luận tác gia và tác phẩm, ta có thể thấy được vị trí và nguồn
gốc của truyện ngắn qua sơ đồ sau:

Văn học
Loại hình
Trữ tình
Lyric

Kịch
Drama

Tự sự
Epic,
[Narative]

Thể loại
Truyện ngắn
Short Story

Truyện vừa
Novella


Tiểu thuyết
Novel


19

Nhìn vào sơ đồ ta có thể thấy, truyện ngắn (Short Story) là một thể loại của
loại hình tự sự trong văn học. Thuật ngữ Truyện ngắn ra đời khá muộn, vào khoảng
thế kỉ XIX. Nhưng có lẽ truyện ngắn đã xuất hiện sơ khai với lối trần thuật ngắn
dưới các hình thức tự sự ngắn trong văn học dân gian cổ xưa.
Khái niệm Truyện ngắn được các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều quan niệm.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Truyện ngắn là “Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội
dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hết các phương diện của đời sống: đời tư,
thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để
tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [8, 370].
Phương Lựu trong cuốn Lí luận văn học: “Truyện ngắn là hình thức ngắn
của tự sự. Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các
hình thức của truyện kể dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười, hoặc gần
gũi với những bài kí ngắn. Nhưng khơng phải. Nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là
hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời [14, 397].
Trong Từ điển văn học, tập 2, Nxb Khoa học xã hội định nghĩa: Truyện ngắn
là “Hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ
hơn, tập trung mô tả một mảnh của đời sống...” [17, 457].
Đỗ Ngọc Thạch cho rằng: “Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường
là các câu chuyện được kể bằng văn xi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm
nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thơng thường truyện ngắn có độ dài
chỉ từ vài dịng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con
số đó. Vì thế, tình huống truyện ln là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật
truyện ngắn” [24, 6].

Điểm gặp gỡ giữa các quan điểm trên của các nhà nghiên cứu đó là: Truyện
ngắn có tính chất tự sự (kể chuyện). Đồng thời, đặc trưng đầu tiên nổi bật và để lại
ấn tượng dễ nhận thấy đối với độc giả đó là ở mặt hình thức (dung lượng) và khả
năng tác động mạnh mẽ, tức thì. Chính bởi tính ngắn gọn về mặt dung lượng nên
truyện ngắn mang tính hàm súc, cô đọng, tinh lọc, nén gọn đến mức tối đa.


20

Tuy nhiên, tính dài ngắn vẫn chưa là đặc trưng chủ yếu của truyện ngắn. Một
phương diện khác để phân biệt truyện ngắn với các hình thức tự sự khác (chẳng hạn
như tiểu thuyết) đó là đặc trưng của nguyên tắc phản ánh: “Khác với tiểu thuyết là
thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn v à tồn vẹn của nó, truyện
ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất
trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người...” [8, 371]. Truyện
ngắn chỉ tập trung khắc họa chỉ một sự kiện nhỏ, một thời điểm hoặc một khoảng
khắc ngắn. Trong khi một cuốn tiểu thuyết lại mở rộng biên độ phản ánh, thường
phải diễn tả nhiều sự kiện, nhiều thời điểm khác nhau, bối cảnh không – thời gian
phong phú đa diện, số lượng nhân vật, tình tiết thường lớn, thì một câu chuyện ngắn
lại có xu hướng làm giảm đi những yếu tố đó. Truyện ngắn chọn lấy một tình huống
và đi thẳng vào mối xung đột ấy (có thể là xung đột xã hội hoặc xung đột tâm lí) để
giải quyết.
Người viết truyện ngắn luôn luôn chú ý vào một vấn đề cơ bản với sự tỉ mỉ,
chi tiết, loại bỏ những gì thiếu súc tích. Maugham cho rằng: truyện ngắn cần phải
viết sao cho người ta khơng thể bổ sung thêm vào đó chút gì cũng khơng thể rút bớt
ra chút gì. Do dung lượng ngắn, nhân vật của truyện ngắn thường không nhiều và
cuộc đời của nhân vật cũng thường chỉ được miêu tả như một khoảnh khắc, một
mảnh nhỏ nhưng lại có ý nghĩa trong cả cuộc đời nhân vật nên nhịp điệu truyện
ngắn thường khẩn trương, gấp rút, có nhiều yếu tố bất ngờ, chuyển đoạn đột ngột
trong giới thiệu, bố cục, kết thúc câu chuyện. Các bậc thầy truyện ngắn thế giới như

Giovani Bocacio, Edgar Allan Poe, Guy de Maupassant, Anton Chekhov, Franz
Kafka...đã tạo dựng được tên tuổi với những truyện ngắn có giá trị trong nền văn
chương nhân loại.
Truyện ngắn là thể loại mang tính chất hiện đại bởi: “Truyện ngắn cũng cho
phép và khuyến dụ người viết thử nghiệm các phương pháp, hình thức mới. So với
việc phiêu lưu trong một thời gian gian dài với một cuốn tiểu thuyết, việc “chơi”
với một câu chuyện ngắn có lẽ có sức quyến rũ hơn. Chính t rong sự phát triển thể
loại truyện ngắn người ta dễ cảm nhận được sự uyển chuyển và khả năng thích nghi


21

nhanh chóng của nó với thời đại, với các trào lưu. Truyện ngắn hiện đại ngày nay
đã cho thấy khá nhiều cách tân và thể nghiệm táo bạo, vượt ra ngoài những giới
hạn, phá vỡ hoàn toàn cấu trúc năm màn truyền thống, thậm chí truyện mà khơng
có chuyện. Chẳng hạn, truyện của Jorge Luis Borges, tác giả nổi tiếng người
Argentina, hay nhà văn Mỹ Donald Barthelme thu hút độc giả bởi những hư cấu rối
rắm và rời rạc, thực và phi thực, đầy đủ và đứt quãng, liên tục và chắp ghép, thậm
chí sử dụng cả những chất liệu khắp nơi trong đời sống văn hóa đại chúng...” [23]
(Nguyễn Phương Khánh). Với hình thức ngắn gọn, truyện ngắn có thể biến đổi linh
hoạt và thâm nhập đến mọi ngõ ngách của đời sống xã hội.
Ngày nay, thể loại truyện ngắn ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Nó
khẳng định sức sống mạnh mẽ của thể loại này trong thời đại ngày nay. Cũng giống
như một đoạn cắt của cuộc đời, truyện ngắn không bao quát nhiều tầng hiện thực
mà chỉ là một khoảnh khắc, một mảnh vụn của cuộc sống nên có người đọc có thể
đến với truyện ngắn trong bất cứ hồn cảnh nào và có thể đọc một mạch không
ngừng nghỉ tạo nên hiệu quả tức thì. Trong thời hiện đại, khi xã hội và con người
chạy theo nhịp sống hối hả của cuộc sống thì truyện ngắn là một thể loại phù hợp
hơn cả đối với độc giả quần chúng.
1.3.2. Truyện ngắn Akutagawa – Sự phá vỡ ranh giới thể loại

Mặc dù, theo Aristole và quan niệm của đa số các nhà nghiên cứu đã phân
chia loại hình văn học thành ba loại: Tự sự (epic), trữ tình (lyric), kịch (drama) thì
các hình thức đó vẫn cứ giao thoa với nhau, thẩm thấu vào nhau trong một tác phẩm
văn học.
Ở thế kỉ XXI, ta bắt gặp các tiểu thuyết hiện đại có xu hướng thu nén lại
giống với hình thức của truyện ngắn. Với dung lượng khá gọn, khoảng từ 100 – 300
trang, những tiểu thuyết như Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Thoạt kì thủy
(Nguyễn Bình Phương)...khơng tái hiện một hiện thực rộng lớn, bề bộn tầm cỡ
giống như các tác phẩm “đại tự sự” mà tiểu thuyết hiện đại hướng đến những mảnh
vỡ của cuộc sống và của tâm hồn với những khoảnh khắc ngắn ngủi. Vậy nên, ranh
rới giữa tiểu thuyết và truyện ngắn rất gần gũi.


22

Khơng chỉ có đường biên giữa thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết bị thu ngắn
mà giữa truyện ngắn và thơ cũng có sự thâm nhập vào nhau. Truyện ngắn của
Kawabata khiến người đọc cảm nhận được chất thơ đang thấm qua từng trang giấy
và ngấm sâu vào tâm hồn người đọc. Vẻ đẹp tinh tế của cảnh sắc, cái xao động
trong

cảm xúc của con người khiến những câu văn như ngân lên một bản nhạc

không lời, thể hiện chất trữ tình sâu lắng. Đọc truyện ngắn “Trong lịng bàn tay”
(Kawabata), Hai đứa trẻ Thạch Lam...với giọng điệu trữ tình, mượt mà, những nỗi
niềm về tình yêu, sự trăn trở về cuộc đời...ta thấy phảng phất trong đó chất thơ lắng
đọng qua mỗi câu chuyện. Bơng hồng vàng và bình minh mưa của Paustopski êm
đềm, nhẹ nhàng, một thế giới thanh bình yên ả trước thế chiến thứ II, thế giới của
những người con nước Nga bình dị, đơn hậu và lóng lánh chất thơ khiến người đọc
khơng biết đó “là truyện, tiểu thuyết hay là thơ” (Bụi quý - Pauxtopxki).

Như vậy, có thể nói, ranh giới giữa các thể loại văn học khơng phải lúc nào
cũng rạch rịi mà đơi khi có sự hịa nhập, gặp gỡ của nhiều thể loại. Truyện ngắn có
khả năng biến đổi linh hoạt bởi vậy nó ln chứa đựng những điều mới lạ khiến độc
giả có những bất ngờ thú vị.
Akutagawa xuất hiện trong nền văn học Nhật Bản thế kỉ XIX với tư cách là
nhà văn của thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke có nhiều
nét độc đáo, riêng biệt. Nghiên cứu và say mê nhiều đỉnh cao thuộc nhiều thể loại
khác nhau trong văn học phương Tây, Akutagawa đã phá vỡ cái khung, cái dạng
thức tồn tại khá ổn định của một số truyện ngắn bằng cách thay đổi diện mạo của
văn bản với sự đan xen kết hợp nhiều kiểu văn bản trong một văn bản. Không phải
truyện ngắn hòa chất thơ như Kawabata, nhiều truyện ngắn của Akutagawa gần
giống với một vở kịch chứa những xung đột đầy mâu thuẫn, kịch tính. Có những
truyện ngắn lại mang yếu tố thời sự, như những mẩu tin, bài báo phổ biến trên báo
chí. Và có những truyện ngắn chỉ là sự ghép nhặt của những câu châm ngôn thể
hiện quan điểm về những vấn đề của cuộc sống...Đó là sự vượt biên đầy táo bạo
trên phương diện thể loại của truyện ngắn Aktagawa. Nó làm nên tính đa dạng,


23

phong phú và chiều sâu trong truyện ngắn xen lẫn những ngạc nhiên bất ngờ đầy
thú vị.
Tác phẩm “Nước dòng sơng Cái” thật khó xác định thể loại. Đó vừa có thể
gọi là một tùy bút, vừa như một hồi ký tự truyện, lại có dáng dấp một truyện ngắn
đầy chất thơ. “Lịng đã trót u” được tác giả kết cấu thành hai màn khá cân đối
được ghi chú Màn 1 và Màn 2 rất rõ ràng, nhưng hình thức văn bản của mỗi màn
hồn tồn khơng phải là một kịch bản văn học mà chính xác là một văn bản tự sự.
Mở đầu và kết thúc của mỗi màn đều có một đoạn rất ngắn kể chuyện với hình thức
trần thuật ngơi thứ ba đóng vai trị như những lời chỉ dẫn sân khấu. Còn phần giữa
của mỗi màn là một văn bản tự sự được trần thuật ở ngôi thứ nhất. Rõ ràng tác

phẩm này không phải là một vở kịch và càng không thể diễn trên sân khấu vì nó hịa
lẫn khó tách bạch giữa kể chuyện và độc thoại của thể loại tự sự. Nhưng trên
phương diện nào đó, xung đột trong tâm hồn hai nhân vật vơ cùng ác liệt và đẩy
kịch tính đến cao độ như trong những vở bi kịch thảm khốc nhất. Ngược lại, cũng
có những truyện ngắn lại có một phần văn bản hoặc hoàn toàn là một kịch bản văn
học. “Cuốn tiểu thuyết ái tình” là một tác phẩm kép về thể loại theo kết cấu lồng
khung (frame structure). Mở đầu tác phẩm là một đoạn chỉ dẫn sân khấu đầy tính
biếm họa. Sau đó là một vở kịch ngắn gồm hai nhân vật: ông chủ bút một tờ tập chí
phụ nữ và Iaxukiti - một nhà văn. Ẩn đằng sau những lời đối thoại của hai nhân vật
này là những tranh luận giữa hai quan điểm nghệ thuật đối lập. “Cuộc đối thoại
trong bóng tối” vừa là một truyện ngắn vừa là một vở kịch ngắn ba màn với hai
nhân vật Tơi và Giọng nói. Tác phẩm này có thể có cảm hứng từ bi kịch “Faust”
của Goethe khi nhân vật Tơi giận dữ mắng nhân vật Giọng nói: “Mi là con chó. Mi
là con quỷ đã chui vào Faust dưới lốt con chó”. Truyện ngắn “Người chồng có văn
hóa” lại xen vào những đoạn văn lạ, người kể chuyện xưng tơi thỉnh thoảng lại biến
mất, chỉ cịn tơi nhân vật đối thoại trực tiếp với nhân vật Miura như trong một kịch
bản.
Truyện ngắn Trong rừng trúc có kiểu triển khai, sắp xếp giống với một bài
báo có các thơng tin, tình tiết liên quan đến một vụ án giết người. Truyện ngắn này


24

có một “Tít chính” (Trong rừng trúc) và bảy “Tít xen” (Lời khai của người đốn củi
với quan kiểm sát, Lời khai của nhà sư lữ hành với quan kiểm sát, Lời khai của sai
nha với quan kiểm sát, Lời khai của bà già đối với quan kiểm sát, Lời thú của
Tajomaru, Lời sám hối của người đàn bà đến chùa Kiyomizu, Lời kể lể của người
chết qua miệng người ngồi đồng). Mỗi “Tít” như vậy lại gần như một biên bản,
một ghi chép những lời các nhân chứng, nghi phạm, thủ phạm và nạn nhân khai với
quan kiểm sát. Nhân vật hiện lên khơng có số phận riêng, khơng có tiểu sử đặc biệt,

chỉ là vài nét phác trên tờ khai: “tên là Kanatdava Takêkhirô, khoảng hai mươi sáu
tuổi”; “Maxugơ, mười chín tuổi… có nước da ngăm ngăm, đi mắt trái có nốt ruồi,
khn mặt nhỏ, dài…”. Câu chuyện được kể bằng giọng điệu lạnh lùng, khách quan
của người kể chuyện khiến người đọc bị lạc trong một vụ án giết người khơng tìm
ra hồi kết.
Ngồi sự phá vỡ đường biên giữa truyện ngắn và kịch, truyện ngắn và báo
chí, có những truyện ngắn của Akutagawa có hình thức là một bức thư kể lại câu
chuyện của người viết.“Vụ án mạng thế kỷ Ánh Sáng” là một kiểu truyện lồng
truyện (frame stories) với hai người kể chuyện xưng tôi. Tuy nhiên, truyện ngắn
này còn là sự kết hợp của hai thể loại văn học khác nữa đó là Thư từ và Nhật ký
theo một kết cấu lồng khung. Lớp ngồi cùng là một truyện ngắn với người kể
chuyện (Tơi 1), lớp thứ hai là một bức thư tuyệt mệnh của bác sĩ Kitabatake Hittiro
(Tôi 2), và lớp thứ ba là những đoạn nhật ký cũng của vị bác sĩ. Tác phẩm này gợi
ta nhớ đến những tiểu thuyết bằng thư, tiểu thuyết tình cảm của văn học Ánh Sáng
phương Tây như “Nỗi đau khổ của chàng Werther” (Goethe)...
Như vậy, với tư cách là một thể loại, truyện ngắn Akutagawa đã vượt ra khỏi
khn khổ và cái khung hình vốn có của thể loại truyện ngắn. Sự xóa nhịa đường
biên thể loại xuất hiện ở nhiều truyện ngắn của Akutagawa có thể xem là một sự
sáng tạo đầy bản lĩnh, dấu hiệu của lối kể chuyện, kỹ thuật viết văn theo hướng hiện
đại hóa của Akutagawa Ryunosuke.


25

CHƯƠNG II: TRUYỆN NGẮN AKUTAG AWA – TỪ TRUYỀN
THỐNG ĐẾN CÁCH TÂN
2.1. Màu sắc cổ điển trong truyện ngắn Akutagawa
Nét đằm thắm dịu dàng của sắc lá Momiji, vẻ đẹp mong manh của những
cánh anh đào trước gió, sự tinh tế, ý nhị trong suy nghĩ và cách sống của con người
Nhật Bản được thể hiện xuyên suốt trong những sáng tác của các nhà văn Nhật Bản

từ truyện kể Genji, thơ Haiku, truyện ngắn Kawabata…Đó là nét truyền thống được
gìn giữ và phát huy trong văn chương Nhật Bản. Vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh cao rất
Nhật Bản ấy vẫn còn phảng phất qua những truyện ngắn của Akutagawa – nhà văn
của thế kỉ XX. Dù đã khốc lên mình tấm áo lộng lẫy, tân kì của thời hiện đại
nhưng bên trong vẫn giữ lại một khoảng trời riêng của màu sắc cổ điển truyền
thống. Đọc những trang văn ấy, ta biết rằng, đó là văn chương của đất nước Nhật
Bản. Akutagawa đã thổi vào đó hương gió đồng nội để ta tìm về với kí ức Nhật Bản
của một thời xa vắng. Vẻ đẹp cổ xưa ấy đã chạm vào truyền thống văn hóa linh
thiêng trong tâm thức mỗi người dân Nhật. Bởi vậy, những truyện ngắn ấy mới gần
gũi và đi vào lòng người thật tự nhiên và sâu lắng. Màu sắc cổ điển trong truyện
ngắn Akutagawa được thể hiện qua: Đề tài, chủ đề truyền thống; bối cảnh: không –
thời gian của truyện; cốt truyện vay mượn…


×