Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.82 KB, 74 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN THỊ NHƯ TRANG

Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Có lẽ mỗi người dân Việt Nam hôm nay vẫn không thể nào quên một
thời quá khứ hào hùng của dân tộc khi mà những chàng trai cô gái trẻ hăng
hái lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương
lai”. Nhưng quá khứ hào hùng ấy cho đến hôm nay, đặc biệt là từ sau năm đổi
mới 1986, nó đã được nhìn nhận lại, chiến tranh khơng cịn là những chiến
cơng sáng chói nữa mà chiến tranh là nỗi đau, là những vết thương rỉ máu
không thể lành… là nỗi ám ảnh đối với những người mặc áo lính. Các tác
phẩm của Chu Lai, Lê Lựu, Nguyễn Trí Huân…đặc biệt là Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh đã cho chúng ta một cái nhìn mới về thời kì này. Đã hơn
ba mươi năm trôi qua, nhưng chiến tranh vẫn hiện lên sinh động, chân thực
qua những trải nghiệm của chính nhà văn. Có thể nói, với tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã để cuộc chiến ấy hiện ngun hình với đầy đủ


mọi góc cạnh của nó. Chiến tranh khơng cịn được nhìn nhận một chiều,
khơng cịn phân chia hai chiến tuyến ta và kẻ thù… Cái mà tác giả quan tâm
hơn hết trong cuộc chiến ấy là số phận con người, là nỗi đau là sự mất mát mà
con người phải gánh chịu cho dù là cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ tổ quốc,
đúng như tiêu đề mà Bảo Ninh đặt cho đứa con tinh thần của mình, Nỗi buồn
chiến tranh. Và đó khơng chỉ là cách nhìn mà cịn là cách cảm, cách lí giải
mới của ông về đề tài này.


3

Chưa dừng lại ở đó, Nỗi buồn chiến tranh đã chứng tỏ được một cây
bút sắc sảo có chiều sâu nghệ thuật nhất là nghệ thuật trần thuật hết sức độc
đáo. Trong tác phẩm, Bảo Ninh đã chọn cho mình điểm nhìn đa chiều của
những người trong cuộc, một hình tượng người trần thuật lưỡng phân, cách
kết hợp táo bạo với thủ pháp đồng hiện của điện ảnh… Điều này khơng
những góp phần làm nên thành cơng của tác phẩm mà cịn là đóng góp quan
trọng của nhà văn trên con đường hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam. Và tất cả
những điều ấy đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm nghệ
thuật của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh để có thể hiểu tác
phẩm một cách sâu sắc và toàn diện hơn cũng như góp phần khẳng định thêm
đóng góp của ơng cho nền văn học nước nhà. Đó là lí do mà chúng tôi quyết
định chọn đề tài : “Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh do nhà xuất bản Trẻ Hà Nội ấn hành năm 2011.
Nghiên cứu về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, luận văn này chủ yếu
đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết này ở các phương
diện cơ bản như: thế giới hình tượng, nghệ thuật trần thuật.

3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh ra đời đã đánh dấu
những bước đổi mới quan trọng của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới.
Cho nên, ngay khi nó vừa ra đời đã được bàn luận sôi nổi ở nhiều góc độ như
về tác giả, phương diện phản ánh hiện thực hoặc về chủ đề, về cấu trúc, về thi
pháp...
Trên tạp chí văn học số 6 (1991), với bài viết Văn xuôi gần đây và quan
niệm về con người Bùi Việt Thắng đã đưa ra nhận định hết sức xác đáng về


4

quan niệm nhân cách con người trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Ông
viết: “Cái phần được của Thân phận của tình u chính là ở chỗ Kiên mới
dám nhìn thẳng, nhìn sâu vào quá khứ, mới dám đối diện với hiện tại, rất công
bằng mà phán xét lịch sử. Cao hơn nữa là đối diện với chính mình, rồi xám
hối, tranh đấu và vượt lên” [16, tr.18].
Nghiên cứu về Nỗi buồn chiến tranh ở góc độ thi pháp, tác giả Trần
Quốc Huấn trong tạp chí văn học số 3 (1991) đã quan tâm đến thiên truyện từ
điểm nhìn chiến tranh. Tác giả viết: “Toàn bộ tác phẩm là cái nhìn ngối lại,
thờ thẫn, đăm đắm của một người lính khi đã tàn cuộc. Cái nhìn dằng dặc đầy
phân tán nhưng khơng hề lơ đãng. Điểm nhìn có góc độ rộng song khá tập
trung” [7, tr.85]. Bên cạnh đó Trần Quốc Huấn còn đưa ra nhận xét về nhà văn
Bảo Ninh. Ông viết: “Bảo Ninh đã độc lập tác chiến trong quá trình rong ruổi
ngược. Anh can đảm chấp nhận một lộ trình dốc đứng. Có lẽ anh trong số những
người lính sống sót đã mất đi khả năng qn. Đây chính là sự hành xác vừa đau
đớn vừa đáng sợ. Buồn đau đến thành mãn tính, ám ảnh, ln mấp mé với bệnh
hoạn” [7, tr.86].
Nguyễn Thái Hịa trong cơng trình Những vấn đề thi pháp của truyện
lại nhấn mạnh đến cách xử lý thời gian linh hoạt của Bảo Ninh. Theo nhà

nghiên cứu, Bảo Ninh đã sử dụng thủ pháp đồng hiện trong cuốn tiểu thuyết
này. Nguyễn Thái Hòa viết: “Phong phú và đầy đặn hơn là cách kể, cách xử lí
thời gian của Bảo Ninh trong thân phận của tình yêu. Cả quãng đời thơ ấu, đi
học, trước chiến tranh, sau chiến tranh của nhân vật Kiên không phải liên tục,
đều đặn mà lần giở theo hồi ức” [6, tr.143], “Sự xê dịch trong thân phận của
tình yêu mới thật là một thách thức đối với người đọc. Nó khơng có dấu hiệu
báo trước và cũng chẳng biết kết thúc lúc nào”[6, tr.131].
Nguyễn Bích Thu với bài viết Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt
Nam sau 1975, khi nhận định về ý thức cách tân của các nhà tiểu thuyết Việt


5

Nam trong thời kì đổi mới, tác giả đã nhận định về cốt truyện Nỗi buồn chiến
tranh “Bảo Ninh đã xây dựng được cốt truyện theo dòng tâm trạng của nhân
vật, bao gồm cả ý thức lẫn vô thức sáng tạo dựa trên trực giác, linh cảm để
ngòi bút phiêu lưu trong thế giới tâm linh của con người” [17, tr.228]
Gần đây cũng trên báo Văn Nghệ Trẻ, số 39 (2006) trong bài viết Tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại phong phú về lượng, khi bàn về tiểu thuyết Việt
Nam đương đại, tác giả Nguyễn Trường Lịch cho rằng tiểu thuyết Việt Nam
khơng nằm ngồi dịng chảy của tiểu thuyết thế giới, ông đưa ra một số tác
phẩm tiêu biểu trong đó là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
Tác giả viết: “Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh với độ dài của thời gian,
điểm nhìn mới mẻ về chiến tranh trong quá khứ giúp nhà văn mạnh dạn nhận
rõ cuộc chiến tranh không chỉ mang âm điệu hào hùng thắng lợi mà còn đượm
nét đau thương bi tráng trong những ngôi nhà, nơi ngõ phố vắng vẻ hoặc làng
quê núi đồi quạnh hiu qua từng nỗi bất hạnh cô đơn của bao người con gái nhỏ
hậu phương đêm đêm không ánh đèn mỏi mắt chờ đợi” [10, tr.3]. Nguyễn
Trường Lịch còn phát hiện những mới mẻ ở cuốn tiểu thuyết này: “Và có lẽ
điểm mới nhất trong kết cấu thân phận của tình yêu là chỗ tác giả lấy trục thời

gian chi phối mọi hành động xuyên suốt các tính cách nhân vật trải rộng trên
các vùng khơng gian mênh mơng của chiến trường từ bắc chí nam” [10, tr.3].
Tác giả Nguyễn Phong Nam với bài viết Chiến tranh và nỗi buồn trong
thân phận tình yêu in trong cuốn Dấu tích văn nhân đã khơng tán đồng với
những ý kiến xem “cuốn tiểu thuyết có cấu trúc chặt chẽ, trình tự lớp lang
rành mạch (…). Ở đây tất cả mọi sự kiện, mọi tình tiết đều bị cố ý làm cho
lộn xộn, tách biệt, rời rạc, vô lí. Đang nói chuyện này, tác giả bỏ phứa đấy,
nhảy phắt sang chuyện khác, bỗng nhiên quay về từ đầu” [11, tr.151]. Như
vậy ít nhiều tác giả đã đề cập đến cốt truyện “đứt mạch” của tác phẩm.


6

Trên Tạp chí Sơng Hương, số 205 (3-2006), Trần Huyền Sâm viết bài
khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của Nỗi buồn chiến tranh qua bài
Bảo Ninh và nỗi ám ảnh về chiến tranh. Theo Trần Huyền Sâm, “thành cơng
của Bảo Ninh khơng chỉ là tính chân thực, ở cách nhìn mới về chiến tranh mà
cịn ở cách cảm thụ, cách cắt nghĩa và lí giải mới về đề tài này. Nỗi buồn chiến
tranh vì vậy, khơng chỉ bộc lộ ở chiều sâu tư tưởng mà còn ở chiều sâu nghệ
thuật” [14, tr.45].
Trong Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến – từ chủ
nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp, Phạm Xuân Thạch đã có những
nhận xét về sự đổi mới của Bảo Ninh về mặt xây dựng nhân vật cũng như khai
thác đề tài. Tác giả khẳng định: “Anh không tiếp cận hiện thực qua những nhân
vật điển hình, hoặc qua tính phản ánh, hoặc mang tính lí tưởng (…). Anh xây
dựng và tơ đậm tính đặc biệt của số phận nhân vật. Anh rời bỏ phạm vi tồn tại
xã hội để đi sâu vào chiều kích tâm lí của nhân vật.” [17, tr.248] và “Riêng Bảo
Ninh, anh đã đẩy những khuynh hướng nghệ thuật của những nhà văn đi trước
đến một chiều kích mới. Anh quyết liệt từ bỏ hình thức tiểu thuyết hiện thực
truyền thống (theo kiểu tiểu thuyết – kí sự như Đất trắng) để theo đuổi tiểu

thuyết tâm lí. Anh đã đưa vào những chiều kích hiện thực chưa từng có trong
tiểu thuyết của những nhà văn thế hệ trước: Yếu tố tình dục, “hình ảnh đen” về
chiến tranh,…Nhưng đồng thời, anh cũng sáng tạo nên một sắc thái anh hùng
mới của văn học viết về chiến tranh. Trong Nỗi buồn chiến tranh những mất
mát và đau thương mà con người chịu đựng trở thành một chiều kích khơng thể
quy giản. Khơng lẩn tránh hoặc trừu tượng hóa chiều kích đó, Bảo Ninh cụ thể
hóa nó thành những dòng tâm tư khủng khiếp của những ám ảnh đeo đuổi cựu
chiến binh Kiên suốt quãng đời hậu chiến” [17, tr.250].
Gần đây, tác giả Đào Duy Hiệp cho đã xuất bản cuốn Phê bình văn học
từ lí thuyết hiện đại, trong đó có một bài nghiên cứu về Thời gian trong Thân


7

phận của tình yêu. Ở bài này, tác giả đã thống kê khá tỉ mỉ và công phu về thời
gian nghệ thuật của tác phẩm: “Thời gian văn bản trải dài 343 trang cho một
cốt truyện 25 năm; như vậy con số trung bình là 343: 25=13,72 trang/năm; gần
14 trang/năm. Tốc độ truyện kể tính trung bình như vậy khơng phải là gấp gáp
quá so với những truyện kể khác thiên về hành động hoặc thiên về kể một cốt
truyện” [9, tr.268]. Ơng cho tác phẩm có 4 kiểu thời gian: thời gian niên biểu,
sự sai trật niên biểu, lối quay ngược, lối đón trước. Trong từng kiểu thời gian,
Đào Duy Hiệp đã có sự thống kê, phân chia tỉ lệ như tốc độ truyện kể, thời gian
xuất hiện ở các chương, tần số xuất hiện của Phương… Tuy thống kê tỉ mỉ và
công phu nhưng ý nghĩa của việc làm này vẫn chưa thể hiện rõ trong bài viết.
Đào Duy Hiệp chỉ cho rằng “Những thủ pháp sai trật, ngối lại, đón trước ở
đây đã dệt nên trong tác phẩm của Bảo Ninh một mạng lưới tâm lí truyện kể”
[9, tr.289].
Ngồi ra cịn một số cơng trình, bài viết của các tác giả khác cũng đưa ra
những nhận định khác nhau về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh nói chung và
các phương diện như cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian hay kĩ thuật

trần thuật của tác phẩm.
Nhìn chung, các bài nghiên cứu này các tác giả đều tập trung khẳng định
và đánh giá sự mới mẻ, đột phá của Bảo Ninh ở các phương diện khác nhau
trong cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Và điều này mới chỉ dừng lại ở
những nhận định khái quát được đan lồng vào các vấn đề khác chứ các nhà
nghiên cứu chưa đi sâu làm rõ trong bài viết của mình. Tuy nhiên, những bài
viết này đã cung cấp nguồn tư liệu hết sức quý giá để chúng tôi đi vào nghiên
cứu sâu hơn về đề tài này.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử tác giả.


8

- Phương pháp khảo sát - thống kê.

5. Bố cục đề tài
Đề tài này ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung gồm
ba chương:
Chương 1: Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
Chương 2: Thế giới hình tượng trong Nỗi buồn chiến tranh
Chương 3: Nghệ thuật trần thuật trong Nỗi buồn chiến tranh


9

CHƯƠNG I
BẢO NINH VÀ TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
1.1.Bảo Ninh – cuộc đời và văn nghiệp

Bảo Ninh tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, sinh ngày 18/10/ 1952 tại
Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Quê quán xã Bảo Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh
Quảng Bình. Năm 1969, Bảo Ninh đi lính và chiến đấu tại chiến trường Tây
Nguyên (B3) trong phiên chế của sư đoàn 10 bộ binh thuộc quân đội nhân dân
Việt Nam (Bắc Việt). Sau năm 1975, ông giải ngũ, đi học trường viết văn
Nguyễn Du và trở thành nhà văn chun nghiệp.
Trong ba lơ của người lính, Bảo Ninh đã giữ cho riêng mình những
hồi niệm về chiến trường gian khổ. Trong hành trang tinh thần của ông,
chiến tranh là nỗi nhớ, là nỗi buồn nguyên khối. Viết về chiến tranh sau cuộc
chiến với Bảo Ninh và cũng như các nhà văn khác đã từng tham gia chiến
tranh, nó là một niềm hạnh phúc hay chính là một món nợ văn chương cần
phải trả cho cuộc đời.
Trong hành trình sáng tác, có lẽ Bảo Ninh là một trong số ít nhà văn
dành nhiều thời gian và tâm lực của mình để kể về chiến tranh. Ngay từ tập
truyện ngắn đầu tay Trại bảy chú lùn (1987) đến tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh (1990) đến Truyện ngắn Bảo Ninh (2002) rồi mới đây nhất là Chuyện
xưa kết lại được chưa, âm hưởng chiến tranh cứ trở đi trở lại trong sáng tác
của ơng. Có lẽ vì vậy mà nhiều người mặc nhiên coi những sáng tác của Bảo
Ninh là những tác phẩm về chiến tranh. Và chiến tranh là đối tượng chuyên


10

nhất, duy biệt và ổn định trong sáng tác của ơng. Nhìn bề ngồi có vẻ là như
vậy, bởi hầu hết các truyện ngắn của Bảo Ninh không viết về chiến tranh thì
cũng viết về những điều liên quan đến chiến tranh, ngay cả cuốn tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh – cuốn tiểu thuyết vinh danh tên tuổi ông cũng là một
cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh. Nhưng liệu đấy có phải là vấn đề cốt lõi
trong sáng tác của Bảo Ninh? Chiến tranh tuy đã qua lâu, mười năm hay hai
mươi năm, tiếng súng đã im trên mặt đất, nhưng lặn sâu vào bên trong những

nỗi đau vẫn âm ỉ cịn đó, những giọt nước mắt vẫn lặng lẽ chảy trên những số
phận, những cuộc đời đi ra từ cuộc chiến. Sự hủy diệt của chiến tranh thật ghê
gớm. Viết về chiến tranh và những con người sau chiến tranh, Bảo Ninh đặt ra
một nghi vấn phải chăng sự tàn bạo nhất của chiến tranh đâu phải chỉ là cái sự
tước đi sinh mệnh con người? Thông qua các mảnh kí ức của người lính,
chiến tranh trong sáng tác của ơng, dù ở góc độ nào thì vẫn chỉ là một thực tại
duy nhất của cõi “thảm sầu, vơ cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dịng
giống con người”. Chiến tranh và tình u, là hai dịng trong - đục của một
dịng sơng, hai đối cực của một hiện thể. Tình yêu thì tạo sinh, chiến tranh thì
hủy diệt.
Là nhà văn đã từng mặc áo lính đi chiến đấu, tận mắt chứng kiến những
gì diễn ra trong cuộc chiến ấy, sau chiến tranh, ông cũng là người lội qua
thung lũng máu để tìm di cốt đồng đội. Với những cảm xúc mạnh mẽ ấy, có lẽ
hơn ai hết, ông đã trải nghiệm nhiều cảm giác đau đớn và sự sợ hãi. Nhưng
hình như vượt qua cảm giác này cịn khó khăn hơn nhiều. Nó như một thứ
thuốc độc đã ngấm sâu vào não vào tim và nó cứ trở đi trở lại giày vò nạn
nhân. Sự trải nghiệm ấy đã giúp Bảo Ninh đi sâu vào thế giới nội tâm nhân
vật, tìm và khai phá những mặt khuất lấp cịn ẩn sâu trong đó phơi bày trước
bạn đọc. Và cũng dễ hiểu vì sao, những trang văn của Bảo Ninh dày đặc


11

những dịng độc thoại nội tâm, những kí ức, những dòng suy nghĩ rối bời và
bấn loạn nhưng vẫn hấp dẫn đến lạ kì.
Có lẽ, độ lùi của thời gian là một lợi thế để Bảo Ninh nhìn lại những gì
diễn ra trong chiến tranh và kiểm chứng nó. Thời gian cho phép ơng nhìn
chiến tranh như một hiện tượng xã hội để kịp nhận ra những dư chấn mà nó
để lại. Văn học hậu chiến của bất kì dân tộc nào cũng có nhiệm vụ nhìn lại
những gì đã qua để đo lại những chấn động mà nó để lại cho dân tộc mình.

Chính vì lẽ đó mà văn học hậu chiến mang đến một cái nhìn thấm thía hơn,
tồn diện hơn những gì mà được viết trong khói lửa. Đề tài chiến tranh trong
sáng tác của Bảo Ninh được đặt trong cái nhìn đa chiều, đa diện bởi các thủ
pháp đồng hiện, trần thuật nhiều điểm nhìn, miêu tả dòng độc thoại, thế giới
tâm linh của nhân vật…
Dù ở thể loại truyện ngắn hay tiểu thuyết thì những trang văn của Bảo
Ninh đã mang đến cho người đọc một cái nhìn sinh động, trung thực và đầy
tính nhân văn về cuộc chiến tranh ấy. Đây là sự sáng tạo, là nét riêng của nhà
văn mặc áo lính này.
1.2.Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh – thành tựu đặc sắc của văn học
Việt Nam thời kì đổi mới
1.2.1.Vài nét về tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới
Sau năm 1975, đồng hành cùng với cuộc sống mới của xã hội, văn học
đã từng bước thay đổi để xứng đáng là một bộ phận của đời sống văn hóa xã
hội. Trong những năm tiền đổi mới (1975 – 1985), do độ lùi thời gian tính
giao thời từ văn học cách mạng sang nền văn học thời kì hậu chiến vẫn chưa
làm cuộc bứt phá toàn diện ở cả đề tài, cảm hứng và các phương thức sáng tác.
Vì vậy, tiểu thuyết vẫn nghiêng về khuynh hướng sử thi và âm hưởng chiến
thắng, tố chất anh hùng vẫn còn đậm nét.


12

Tuy nhiên, do có độ lùi về thời gian, con người bình tâm lại nhìn hiện
thực bằng con mắt tỉnh táo hơn, cái nhìn hiện thực trước kia đã được chuyển
vào chính nội tâm mình. Tiểu thuyết bắt đầu quan tâm đến số phận cá nhân
như một thực thể riêng biệt, nhà văn đã được tạo điều kiện hơn để tập trung
xây dựng tính cách nhân vật, lí giải và phân tích về các sự kiện một cách cơng
bằng, đa dạng theo nhiều chiều hướng.
Quá trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 bắt đầu khá sớm bởi

các nhà văn tâm huyết mà Nguyễn Minh Châu được xem là người mở đầu tài
năng và tinh anh. Vai trò “người mở đường” cho văn học thời đổi mới của
Nguyễn Minh Châu gắn liền với việc ông thay đổi quan niệm và cách tiếp cận
hiện thực. Với hàng loạt các tuyên ngơn nghệ thuật ẩn chứa trong các tác
phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu lên tiếng bênh vực cho con người cá
nhân vốn lâu nay phải dấu mặt, phải hi sinh cho sự hiện diện tuyệt đối của con
người cộng đồng. Với sự mở đường của Nguyễn Minh Châu, các nhà văn tâm
huyết đã góp lời. Và khơng thể khơng kể đến các tác phẩm gây tiếng vang với
những tín hiệu đáng mừng dự báo sự đổi mới trong Miền cháy (1977), Lửa từ
những ngôi nhà (1977) của Nguyễn Minh Châu, Cha và con và…(1979) của
Nguyễn Khải, Năm 75 họ đã sống như thế (1979) của Nguyễn Trí Hn,
Trong cơn gió lốc (1980) của Khuất Quang Thụy….Những tác phẩm kể trên
là bước khởi động đầu tiên đưa tới sự đổi mới triệt để và quyết liệt hơn trong
cách nhìn hiện thực và thi pháp thể loại.
Vào thời điểm 1986 và những năm trước đó, văn học nói chung và tiểu
thuyết nói riêng đã có sự thay đổi, nhưng phải đến Đại hội VI sự thay đổi ấy
mới trở thành dòng chảy. Lúc này, tiểu thuyết nở rộ, đội ngũ người viết ngày
càng đông đúc, số lượng tác phẩm dồi dào nhiều cuốn nhận được giải thưởng
từ các cuộc thi hoặc giải thường niên của Hội Nhà văn, có cuốn khơng được
giải nhưng làm xôn xao dư luận: Thời xa vắng ( Lê Lựu), Thiên sứ (Phạm Thị


13

Hồi), Đám cưới khơng có giấy giá thú, Ngược dịng nước lũ, Côi cút giữa
cảnh đời (Ma Văn Kháng), Một cõi nhân gian bé tý (Nguyễn Khải), Ông cố
vấn – hồ sơ một điệp viên (Hữu Mai), Sao đổi ngôi (Chu Văn), Những ngày
thường đã cháy lên (Xuân Cang), Ác mộng (Ngơ Ngọc Bội), Chim én
bay (Nguyễn Trí Hn), Mảnh đất tình u (Nguyễn Minh Châu), Qng đời
xưa in bóng (Dũng Hà), Cuốn gia phả để lại (Đoàn Lê), Phố, Ăn mày dĩ

vãng (Chu Lai), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người
nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Lời
nguyền hai trăm năm (Khôi Vũ), Miền hoang tưởng (Đào Nguyễn), … Có thể
nói, tiểu thuyết chặng này đã thực sự bộc lộ ưu thế của mình trên con đường
dân chủ hóa nội dung nghệ thuật. Với xu hướng “nhìn thẳng vào sự thật, đánh
giá đúng sự thật” trong cái nhìn thơng thống, cởi mở tự do. Trên tinh thần đó,
các nhà văn đã tìm được một khoảng cách thích hợp để nghiền ngẫm và nhận
thức hiện thực cuộc sống xã hội trong tổng thể toàn vẹn của nó với nhu cầu
cấp thiết phải nhận thức lại hiện thực. Cuộc sống đã được trả về với đúng quy
luật tự nhiên của nó, quan niệm và cách tiếp cận hiện thực đã được thay đổi.
Và “cái tôi cộng đồng” lâu nay phải nhường chỗ cho “cái tôi cá nhân”, cái
nhìn một chiều phiến diện được thay thế bởi cái nhìn nhiều chiều, biên độ
hiện thực đã được mở rộng, khả năng chiếm lĩnh đời sống của tiểu thuyết tăng
lên. Những mặt trái, những mặt khuất lấp, cái tiêu cực, cái xấu, cái bất hợp lí
được tái hiện. Tiểu thuyết chặng này viết về mọi đề tài nhưng hệ quy chiếu
phổ biến là các giá trị nhân bản. Không phải là sự kiện lịch sử mà số phận cá
nhân mới là trung tâm chú ý. Biến cố lịch sử trở thành đường viền cho số
phận cá nhân, thành cái cớ ban đầu để nhà văn khám phá thế giới nhân vật.
Lịch sử đã trở thành phương tiện để khám phá con người. Nỗ lực đổi mới
chặng đường này chủ yếu dồn vào cách xử lý chất liệu hiện thực: một hiện
thực đa chiều, hiện thực vừa có tính bất định, vừa đáng ngờ, vừa hữu lý vừa


14

phi lý, vừa trật tự vừa hỗn loạn, vừa thuộc về cái rành rõ lý trí vừa như thuộc
cõi siêu linh bí ẩn huyền hồ… đó là sự nới rộng đáng kể biên độ hiện thực so
với tiểu thuyết trước 1975.
Qua tiểu thuyết chặng này, có thể thấy mối quan hệ giữa văn chương
với hiện thực, nhà văn với bạn đọc đều được dân chủ hóa mạnh mẽ. Nhà văn

có quyền xem hiện thực là mục đích phản ánh hay chỉ là phương tiện để công
bố tư tưởng riêng do vậy người viết khơng cịn bị lệ thuộc vào hiện thực.
Người đọc bỏ dần thói quen đối chiếu những điều trong tác phẩm với hiện
thực ngoài tác phẩm để suy tư những gì được nhà văn lựa chọn, gửi gắm trong
tác phẩm của mình. Người đọc có quyền tin hay khơng tin những gì mà nhà
văn kể bằng kinh nghiệm cá nhân như thế.
Điều đáng lưu ý là dù nhu cầu đổi mới đã trở nên cấp thiết nhưng văn
xuôi (trong đó có tiểu thuyết) vẫn chỉ tập trung đổi mới hiện thực, câu hỏi
“viết cái gì?” ln được ưu tiên hơn hẳn câu hỏi “viết như thế nào?”. Do đó
dù ở đỉnh điểm của cao trào đổi mới nhưng tiểu thuyết Việt Nam vẫn chỉ
quanh quẩn với những hiện thực xung quanh cuộc sống hằng ngày, vẫn chỉ là
những câu chuyện logic có đầu có cuối để người đọc có thể dễ dàng quy chiếu
ý nghĩa tác phẩm về hình tượng khách quan. Nói cách khác giá trị thẩm mĩ
của tác phẩm chủ yếu dựa vào nội dung câu chuyện mà nhà văn kể. Những
biến đổi trong nghệ thuật trần thuật như sự di chuyển điểm nhìn, gia tăng
ngơn từ hiện thực – đời thường, giọng điệu trần thuật đa dạng…Những cố
gắng ấy chưa đủ sức để tạo ra bước ngoặt trong tư duy thể loại. Trên nền
chung ấy, Thiên sứ của Phạm Thị Hoài ra đời như một bước mở đầu đáng kể,
trên tinh thần thẩm mĩ mới, mơ hình tiểu thuyết mới. Trong Thiên sứ, câu hỏi
“Có thể viết tiểu thuyết như thế nào?” được đặt ra như một mối bận tâm lớn
nhất của người viết. Phạm Thị Hồi đã “trình làng” một tác phẩm độc đáo từ
kết cấu trần thuật đến hình tượng, từ nhân vật đến lời văn, câu văn…tất cả


15

như “khiêu khích” với lối viết văn truyền thống đã quá quen thuộc. Thiên sứ
mang một dáng vẻ lạ lẫm với công chúng Việt Nam, tác phẩm là những mảnh
ghép vụn từ cuộc sống, được lắp ghép một cách ngẫu nhiên. Khơng cịn kết
cấu logic nhân – quả thơng thường nữa, Thiên sứ như đưa người đọc vào một

thế giới trò chơi lắp ghép tạo lập văn bản. Rõ ràng là ý nghĩa thẩm mĩ của tác
phẩm đến với người đọc từ phía hình thức nhiều hơn là nội dung của câu
chuyên. Tiếp sau Thiên sứ là Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận tình yêu) của
Bảo Ninh thực sự đã gây sốc cho khá nhiều bạn đọc. Lúc này, câu hỏi “viết
tiểu thuyết như thế nào?” đã được nhà văn chủ động tiếp cận, chính vì thế mà
Nỗi buồn chiến tranh được coi là tác phẩm có sự đột phá về nội dung cũng
như tư duy thể loại. Vẫn viết về đề tài chiến tranh quen thuộc, nhưng Bảo
Ninh đã mang đến cho bạn đọc một góc nhìn hồn tồn mới và một cách viết
cũng hoàn toàn khác lạ. Câu chuyện chiến tranh ấy được hiện lên qua hồi ức
của Kiên – một người từng tham gia chiến tranh và bị chấn thương tinh thần.
Tồn bộ tác phẩm là dịng hồi ức, những tâm trạng “rối bời, bấn loạn” của
Kiên khi anh ngược dịng trở về q khứ tìm cho mình câu trả lời về số phận
về tình yêu, về thiên chức của một nhà văn...
Giống như Thiên sứ, với Nỗi buồn chiến tranh, hình thức của tiểu
thuyết đã thành một nội dung của chính nó, chúng lái hứng thú của người đọc
tiểu thuyết chuyển dần từ câu chuyện sang các nguyên tắc tạo lập văn bản,
sang “hành ngôn”. Hướng đi này ở nước ta những năm gần đây được khá
nhiều người viết lựa chọn và đã có một số tác phẩm được dư luận quan
tâm: Chinatown, Paris 11 tháng 8, T mất tích của Thuận, Người sơng mê của
Châu Diên, Trí nhớ suy tàn, Người đi vắng, Thoạt kỳ thuỷ, Ngồi của Nguyễn
Bình Phương, Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà, Đi tìm nhân vật của Tạ
Duy Anh, Chuyện của thiên tài của Nguyễn Thế Hoàng Linh…


16

Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà văn vẫn đang trăn trở tìm tịi
hướng đi mới cho tiểu thuyết. Tuy nhiên, tiểu thuyết được viết theo lối truyền
thống hoặc làm mới trên khung truyền thống vẫn chiếm đa số và vẫn có
những thành tựu đáng kể. Chẳng hạn các tác phẩm Giàn thiêu của Võ Thị

Hảo, Dịng sơng mía của Đào Thắng, Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, Tấm ván
phóng dao của Mạc Can, Thượng đế thì cười của Nguyễn Khải, Ba người
khác của Tơ Hồi, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Mẫu
thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Cuộc đời dài lắm của Chu Lai, Thời
của những tiên tri giả của Nguyễn Viện, Luật đời và cha con của Nguyễn Bắc
Sơn, Chuyện lan man đầu thế kỷ của Vũ Phương Nghi, Và khi tro bụi, Mưa ở
kiếp sau của Đồn Minh Phượng… ít nhiều đều có “thêm vào” cho nghệ thuật
trần thuật truyền thống những cái mới. Trong năm 2004, các cuốn tiểu thuyết
“sử thi” về đề tài chiến tranh sự có bứt phá góc nhìn đề tài cũng như chiều sâu
nội dung. Có thể kể đến Những bức tường lửa của Khuất Quang Thụy, Ngày
rất dài của Nam Hà, Rừng thiêng nước trong của Trần Văn Tuấn...
Như vậy, đi qua một chặng đường dài với nhiều sự kiện hấp dẫn, sự
xuất hiện của những cá tính nghệ sĩ độc đáo, tiểu thuyết trong thời gian vừa
qua đã thu hút được sự chú ý rộng rãi của dư luận và vẫn đang tiếp tục trên
con đường đổi mới. Tuy vẫn có nhiều điều phàn nàn, nhiều cái nhìn hồi nghi
nhưng khơng thể phủ nhận được rằng những nỗ lực đổi mới tiểu thuyết hơn
ba thập kỉ qua đã tạo ra khơng ít tác phẩm có giá trị bên cạnh sự đơng đúc của
đội ngũ tác giả, sự dồi dào về số lượng tác phẩm là sự đa dạng về bút pháp, sự
phong phú về đề tài và chủ đề
1.2.2. Sự đổi mới của Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một tác phẩm có số phận đặc
biệt. Xuất bản lần đầu tiên năm 1990 với tiêu đề do các biên tập viên nhà xuất
bản Hội Nhà Văn lựa chọn - Thân phận của tình yêu - chỉ một năm sau đó,


17

cuốn sách đầu tay của nhà văn cựu chiến binh thuộc thế hệ sinh viên đầu tiên
của Trường viết văn Nguyễn Du được tái bản với tiêu đề của chính tác giả Nỗi buồn chiến tranh. Cũng trong năm đó, cuốn sách được giải thưởng của
Hội nhà văn, một trong những giải thưởng văn chương quan trọng nhất ở Việt

Nam. Từ những ngày đầu xuất hiện, Nỗi buồn chiến tranh đã gây xơn xao dư
luận vì tính phức tạp của nó khơng chỉ ở mặt nội dung mà ở cả hình thức thể
hiện. Với những cố gắng cách tân, Bảo Ninh đã mang đến cho người đọc một
“làn gió mới” trong việc tiếp cận hiện thực chiến tranh cũng như trong việc
đọc tiểu thuyết.
Văn học thời kỳ hậu chiến của chúng ta là sự phát triển tiếp nối của
truyền thống yêu nước trong văn học dân tộc. Tuy việc phản ánh cuộc sống và
con người trong giai đoạn này đã có sự thay đổi, sự nhìn nhận lại nhưng âm
hưởng hào hùng mang đậm chất sử thi vẫn còn đậm nét. Trong bối cảnh
chung ấy, Bảo Ninh đã có những khám phá mới mẻ về việc tiếp cận hiện thực,
số phận của con người trong chiến tranh. Và nó được đánh giá là một thành
tựu đặc sắc của văn học thời kỳ đổi mới ở mảng đề tài viết về chiến tranh sau
chiến tranh.
Độ lùi của thời gian là một lợi thế của Bảo Ninh để nhìn lại những gì đã
diễn ra trong chiến tranh. Thời gian tạo cho nhà văn có cơ hội nhìn chiến
tranh như một hiện tượng xã hội tổng thể và nhất là cho phép nhà văn kiểm
chứng những hậu quả xã hội của nó.
Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đem lại cho người đọc một cảm
nhận hoàn toàn mới về cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc. Toàn bộ
khung cảnh của cuộc chiến tranh: từng địa danh, từng khoảnh khắc từ ngày
đầu đến ngày cuối cùng không được mô tả một cách trực tiếp mà tái hiện qua
dòng hồi ức của Kiên – một cựu chiến binh trở về sau cuộc chiến. Chiến tranh
được viết lại bằng chính sự trải nghiệm của người lính từng sống và chiến đấu


18

trong chiến trường, cho nên nó hiện lên với đầy đủ các mặt gớm ghiếc và
thảm khốc. Trong cảm nhận của Kiên, chiến tranh khơng cịn là “bản tình ca
đẹp” như kiểu “đường ra trận mùa này đẹp lắm”, chiến tranh hiện lên trên

từng trang văn là nỗi ám ảnh bởi sự chết chóc, sầu muộn, cơ đơn, cuộc sống
thiếu thốn, tâm trạng yếm thế của những người lính.
Viết về đề tài chiến tranh, Bảo Ninh đi sâu vào thể hiện những hồi ức
chiến tranh, hiện thực cuộc sống thời hậu chiến đa dạng, phức tạp... Có những
trường đoạn miêu tả cái chết (trận thảm sát xóa sổ cả một đơn vị “mùa khô
đầu tiên sau Hiệp định” - xuất hiện ngay từ phần đầu tiên của tiểu thuyết). Có
những hình ảnh trở thành một thứ âm bản của sử thi chiến tranh (mùa mưa,
những cánh rừng đại ngàn, thời kỳ bài bạc, ma túy “hồng ma”, mối quan hệ dị
thường giữa những người lính trinh sát trong đơn vị của Kiên và những cô gái
thủ kho trong rừng già...). Có hình ảnh buồn bã về ngày chiến thắng trĩu nặng
những dự cảm kinh hoàng về sự tổn hại của nhân tính trong nhà ga hàng
khơng Tân Sơn Nhất. Và đồng thời, lần đầu tiên, những ẩn ức và đời sống
tình dục được người viết đưa vào tác phẩm và trở thành một chiều kích khơng
thể quy giản trong cuộc đời của nhân vật chính. Nhưng cuối cùng nhà văn
hướng người đọc vào hệ quy chiếu: thân phận nhỏ bé của con người càng trở
nên nhỏ nhoi hơn trước vòng quay tàn bạo của chiến tranh. Tác phẩm, vì vậy
là lời tố cáo chiến tranh đanh thép, hùng hồn.
Tuy thế, vượt qua những ám ảnh của quá khứ, Kiên đã nhận ra ý nghĩa
cao cả của cuộc chiến tranh, cái mà bạo hành và cái chết không thể hủy diệt
được. Đó là “vĩnh cửu những tình người”. Điều đó như một sự cứu rỗi : “Kể
lại, viết lại, làm sống dậy những linh hồn đã mai một, những tình yêu đã tàn
phai, làm bừng sáng những giấc mộng xưa, đó là con đường cứu rỗi của
Kiên”, đó là “một thứ chân lý cao cả, được giác ngộ từ những trải nghiệm đau
đớn”. Cho dù chiến tranh là nỗi buồn nhưng là “nỗi buồn mênh mông, nỗi


19

buồn cao cả, vượt lên trên nỗi niềm hạnh phúc, mọi nỗi bất hạnh … nhưng đó
là cuộc đời tốt đẹp nhất mà chúng tơi có thể mơ ước, cuộc sống trong hịa

bình.”
Đó là thành cơng của Bảo Ninh trong khi xử lý đề tài về chiến tranh.
Ông đã đào sâu hiện thực chiến tranh bằng những trải nghiệm cá nhân để làm
phong phú thêm cái nhìn của cộng đồng về hiện thực lịch sử. Nhìn thẳng bộ
mặt tàn khốc của chiến tranh, nói lên tiếng nói cảnh báo về những hiểm họa
của chiến tranh để lại sau chiến tranh, nhưng đồng thời dựng lại hình ảnh của
những con người bằng sự chịu đựng và sức mạnh anh hùng đã làm nên sức
mạnh cho cuộc chiến, làm nên chiến thắng hơm nay.
Bên cạnh việc chọn cho mình một cách xử lí đề tài mới lạ, Bảo Ninh
cịn khiến bạn đọc bất ngờ với lối viết có thể nói là khá lạ với thời điểm lúc
bấy giờ. Cũng là câu chuyện về chiến tranh và tình yêu quen thuộc, nhưng câu
chuyện của ơng khơng diễn ra theo trình tự logic thơng thường mà nó “bấn
loạn, rối bời” theo dịng tâm trạng, cảm xúc của Kiên. Từng chương, từng
phần trong cuốn tiểu thuyết như những mảnh ghép nhỏ của hiện thực và
chúng được xáo trộn một cách ngẫu nhiên. Bảo Ninh như đưa người đọc vào
một thế giới trò chơi đầy mới lạ của cấu trúc nghệ thuật ngôn từ. Ở thời điểm
những năm 90 thì việc đọc nó quả là một thách thức lớn với đọc giả khi mà họ
đã quen với kiểu kết cấu trình tự lớp lang của tiểu thuyết. Quả thực, sau khi
đọc Nỗi buồn chiến tranh, gấp cuốn sách lại, khó có ai có thể kể lại câu
chuyện một cách rành mạch, rõ ràng. Muốn hiểu được câu chuyện của anh
cựu chiến binh ấy, chúng ta phải tự mình sắp xếp lại các sự kiện, biến cố theo
trình tự thời gian tự nhiên. Các thủ pháp nghệ thuật: đồng hiện không gian thời gian, độc thoại nội tâm, dòng ý thức, sử dụng huyền thoại, đa giọng điệu...
đã được Bảo Ninh sử dụng tài tình, biến hố linh hoạt uyển chuyển góp phần
tạo nên thế giới nghệ thuật đặc sắc, hiện đại cho tác phẩm.


20

Với tất cả những yếu tố đó, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã góp phần
đắc lực vào việc đổi mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Cùng với sự

sáng tạo của nhiều cây bút văn xuôi tiêu biểu khác như: Chu Lai, Nguyễn
Bình Phương, Nguyễn Trí Hn, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy
Thiệp... tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đã có diện mạo mới đặt nền móng cho
tiểu thuyết Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian sau này.

CHƯƠNG II
THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
2.1.Hình tượng nhân vật
Nhân vật văn học là “những con người cụ thể được miêu tả trong tác
phẩm văn học (…)Và nó là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, khơng thể
đồng nhất với con người thật trong đời sống” [4, tr.234].
Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về
con người. Với tác giả, nhân vật là đứa con tinh thần phải thai nghén, cưu
mang, vật vã, nhập tâm để thể hiện nó. Bảo Ninh cũng vậy, những năm từng
khốc ba lơ người lính trên chiến trường Tây Ngun đã giúp ông tiếp xúc với
bao gương mặt, bao số phận cuộc đời. Đây là nền tảng để ông xây dựng thế
giới nhân vật trong tác phẩm của mình.
Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh xây dựng một thế giới nhân vật khá đồ
sộ, chúng tơi thống kê có tới 50 nhân vật trong tiểu thuyết này. Trong đó có
26 nhân vật là xuất hiện trong quan hệ trực tiếp, có đối thoại với nhân vật
chính. Cịn lại, các nhân vật khác chỉ xuất hiện trong câu chuyện kể của Kiên.
Tác phẩm có nhiều nhân vật khơng có cả tên gọi: Người phụ nữ câm, người
lính lái xe cho Phương và Kiên đi nhờ, tên Ngụy trong câu chuyện của Phán,
ả cave, nhân vật người cười bị bỏ quên trong rừng,… Các nhân vật trong tác


21

phẩm cũng có đủ tầng lớp, đủ độ tuổi, đủ nghề nghiệp. Có lính chiến như
Kiên và các đồng đội, có lính Ngụy như ba tên thám báo, tên lính Ngụy bị

chết thảm; có cave như em gái Vĩnh, ả cave trong quán cà phê với Kiên, có
nhà thơ như Sinh, như dượng Kiên; họa sĩ như cha Kiên, ông họa sĩ Phương
đã bỏ theo, giáo viên như mẹ Phương, bà giáo Thủy; nghệ sĩ dương cầm như
Phương; chủ quán, lái xe, lái tàu điện,… Có những đứa trẻ mới sinh ra đã chết
yểu như con của Lan, có những cụ già dù sống tới hơn 90 tuổi khi chết vẫn
nuối tiếc trăn trở với đời như cụ cố Dụ,… Một thế giới nhân vật phong phú,
đa dạng, tuy vậy chúng ta có thể phân chia thế giới nhân vật ấy thơng qua mối
quan hệ với nhân vật Kiên. Đó là những người phụ nữ, những người đồng đội
và những người thân.
2.1.1.Hình tượng những người phụ nữ
Đó là những phụ nữ đã đi qua cuộc đời Kiên. Họ là hiện thân của tình
yêu – đối âm của chiến tranh. Nếu như chiến tranh đánh thức trong Kiên phần
tàn bạo, biến anh thành một cỗ máy “âm thầm và mệt mỏi” nghĩa là vơ cảm –
của sự giết chóc thì những người phụ nữ từ Hạnh cho đến Phương, người nữ y
tá trong Điều trị 8, Lan Đồi Mơ, Hiền … lại đánh thức trong anh tình yêu,
một tình yêu mà cho đến tận cuối cuộc đời anh, vĩnh viễn không trọn vẹn.
Những người phụ nữ hóa thân thành những tiếng gọi níu kéo Kiên khơng chỉ
với cuộc sống và cả với cái thiện, nhân tính và tình người. Trong khoảnh khắc
khi anh chuẩn bị thực hiện cuộc hành quyết những người lính đối phương,
chính tiếng nói của Phương (“Anh sẽ giết nhiều người chứ ?’” “Sẽ thành anh
hùng chứ?”) đã níu kéo anh ở lại ở phía bên này của cái thiện. Có thể nói
trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, người phụ nữ là biểu tượng cho cái Đẹp và
Nhân tính, những thứ có ý nghĩa với cuộc đời Kiên như một sự cứu rỗi trong
một thế giới khủng khiếp của chiến tranh. Người phụ nữ không chỉ là ánh
sáng cứu rỗi cuộc đời con người mà còn là nạn nhân của sự hủy diệt. Điều đó


22

được biểu thị tập trung trong hình tượng Phương, người phụ nữ xuyên suốt

cuốn tiểu thuyết.
Với Kiên, Phương vừa là người bạn vừa là mối tình trong trẻo của cả
cuộc đời anh và cũng vừa là một người mẹ, người chị hiền dịu: “Kiên gối đầu
lên tay cô, áp chặt mình vào cơ. Như một cậu bé con (…) cơ như một người
chị, một người mẹ trẻ, cô lùa tay vào tóc anh vuốt nhè nhẹ và thì thầm kể
chuyện về người cha của anh (…) Kiên không nhận thấy là miệng mình đã
ngậm chặt vào đầu vú Phương cịn thành thạo hơn một chú bé con. Anh mút
nhè nhẹ thoạt tiên là như thế, như thuở mới ra đời người ta bú” [12, tr.152).
Phương đã đánh thức tình yêu thời tuổi trẻ trong Kiên, là nguồn sức mạnh
chập chờn trong quãng đời chiến trận của anh. Phương là tượng trưng cho cái
đẹp, đối lập với chiến tranh. Cuộc đời của Phương, sắc đẹp của Phương, tâm
hồn Phương là những huyền thoại không dứt, mênh mông và huyền ảo “vĩnh
viễn ở ngồi thời gian, vĩnh viễn trong trắng”, có lẽ cơ u cha của Kiên hơn
u Kiên vì cha Kiên là một họa sĩ cũng lạc loài như Phương. Cha Kiên và
Phương ốn thù bạo lực, cịn Kiên thì “say mê cuộc chiến đến đứng ngồi
không yên”. Chiến tranh đã hủy diệt con người Phương, làm cho một con
người ham sống và quyết liệt như cô giờ không dám coi cái gì là thiêng liêng
nữa.
Chiến tranh cịn tàn phá cả tình yêu - sợi chỉ mong manh kéo con người
vượt qua thời khắc chiến tranh khốc liệt. Tình yêu thuở học trò trong trắng
hồn nhiên của Kiên và Phương khiến người đọc cứ hy vọng mãi một kết cục
tốt đẹp sau này cho hai người. Nhưng cái ác liệt của mưa bom bão đạn, cái
thất thường, đảo nghịch của chiến tranh đã làm mối tình ấy bị đứt phựt một
cách bất ngờ. Hình ảnh chuyến tàu định mệnh trở đi, trở lại trong dòng hồi
tưởng của Kiên như nỗi ám ảnh đau đớn, biểu tượng của sự mất mát trong
tình yêu. Trên con tàu ấy Kiên và Phương đã đi cùng nhau những cây số cuối


23


cùng của mối tình đầu, của thời niên thiếu đẹp đẽ, trong sáng. Để rồi hai
người cùng cập bến một cuộc chiến tranh... bước ngoặt số phận của Kiên
được đánh dấu trên hành trình đầy ắp bóng đen, đêm tối. Hình ảnh chuyến tàu
định mệnh đi trong đêm tối đã dạt Phương và Kiên vào hai ngả đời mà tình
yêu trong sáng của họ chỉ làm tăng thêm khoảng cách. Chiến tranh đã cắt đứt
tình yêu, chia nửa cuộc đời con người. Nó đưa Kiên từ một con người có lí
tưởng trở nên hoang mang trước bão táp chiến tranh, đưa Phương từ một cô
gái trong trắng, thanh tân trở nên một người phóng túng, bất cần. Và Kiên đã
bị dứt ra khỏi Phương từ sau chuyến tàu ấy. Tình u của họ mất mát, chia lìa
từ đó. Và sự mất mát, chia lìa của Kiên trong tình u, hồ bình khơng thể
hàn gắn, thậm chí chỉ làm "đổ bể tâm hồn nhau". Bởi vậy mà xa nhau là giải
pháp tốt nhất cho cả hai người.
Người phụ nữ trong Nỗi buồn chiến tranh cịn là nơi chốn cho con
người tìm về nương náu lúc cô đơn, tuyệt vọng. Lan - người thiếu phụ bất
hạnh nơi đồi Mơ vẫn vượt lên nỗi đau mất mát người thân để khao khát yêu
thương và sẵn sàng đem hơi ấm sưởi ấm trái tim Kiên, chờ đợi anh trở về khi
anh gặp cảnh ngộ không may và hết ngả để đi tiếp.
Người phụ nữ không chỉ là đời sống tinh thần của nam giới. Họ cịn là
hiện thân của tình u nhục thể. Họ mang tới cho Kiên những ham muốn tự
nhiên về thể xác. Hiền, cô gái tàn tật đã cùng Kiên “thoả sức hơn hít nhau,
sống gấp lên với nhau những cây số cuối cùng còn vương lại của tuổi thanh
xuân chiến hào’’ [12, tr.85]. Ngay cả người con gái chết thê thảm ở cửa hải
quan mà Kiên chưa bao giờ gặp mặt cũng hiện về với ái lực đắm say. Nhưng
Phương ln là khao khát trọn đời kiên. “tình dục vốn đã ngủ say và những
nồng cháy của xác thịt tưởng đã bị dập tắt hẳn từ lâu lại như bắt lửa bừng rực
lên với bóng hình nàng nhập vào anh hằng đêm giữa những giấc mơ… tất cả


24


những nhân vật nữ mà anh say mê trong sáng tác của mình rút cuộc vẫn chỉ
lồ những giấc mơ về phương…’’ [12, tr.185]
Bảo Ninh đã không ngần ngại đề cập đến cuốn tiểu thuyết của mình
chất sắc dục. Tình yêu nhục cảm vốn là một lĩnh vực rất tế nhị và riêng tư của
mỗi cá nhân, nhưng đó cũng là những khát vọng tự nhiên, tích cực của con
người mà văn học viết về đề tài chiến tranh trước đó ít đề cập tới. Tiếp cận tới
vấn đề nhạy cảm này ở mặt tích cực, Bảo Ninh đã chạm tới khía cạnh rất nhân
bản của văn học.
Như vậy, trong Nỗi buồn chiến tranh, những người phụ nữ luôn sống
sôi nổi, chân thành trong tình yêu, khao khát tình yêu lứa đơi chân chính. Với
tình u giản dị của mình, những người phụ nữ cũng tiến hành cuộc chiến
tranh của riêng họ bên cạnh cuộc chiến tranh bạo lực của nam giới để bảo vệ
những khát khao nhân bản, bảo vệ sự sống, nhân tính. và họ đã chiến thắng vẻ
vang !
2.1.2.Hình tượng những người đồng đội
Trở về với quá khứ, Kiên thường xuyên bị ám ảnh, bị lương tâm dày vị.
Sự may mắn sống xót của anh trở thành gánh nặng cho cuộc sống thêm mòn
mỏi. Anh may mắn còn được tồn tại sau cuộc chiến nhưng biết bao đồng đội
của anh đã hi sinh: Vĩnh, Thịnh “nhớn”, Thịnh “con”, Cừ, Thanh, Vân, Tạo
“voi”, Hoà, Liên... đâu rồi tất cả? Chiến tranh đã cướp đi của anh bao nhiêu
người bạn chí thiết, bao quãng đời thanh xuân tươi đẹp, bao hình hài yêu dấu.
Anh chẳng lưu giữ được gì, đã để phí hồi tất cả. Sau mười năm chiến tranh,
nếu có ai may mắn sống xót thì cũng khơng có người nào trở về nguyên vẹn.
Mỗi người bị chấn thương theo một kiểu, người bị chấn thương thể xác, người
bị chấn thương tinh thần. Sinh - nhà thơ trẻ của lớp 10A năm nào giờ trở
thành kẻ “bán thân bất toại”. Nỗi đau đớn về thể xác và sự xót xa ái ngại của
những người xung quanh khiến Sinh chẳng phút nào được thanh thản. Người


25


lính ấy dù sống sót trở về nhưng chiến tranh chẳng buông tha. Sống cuộc sống
như thế, quả chẳng hề dễ chịu chút nào. Vượng, người lính lái xe năm xưa
cũng những tưởng mình may mắn ngày trở về. Tưởng rằng con đường hịa
bình sẽ là bầu trời khơng tiếng bom rơi, bằng phẳng ai ngờ lại là con đường
gập ghềnh mà anh khó lái hơn cả thời chiến. Anh trở thành tay bợm rượu, từ
giã tay lái vì chứng “ngợp mặt đường”. Vượng không thể quên được nỗi ám
ảnh xương thịt người bị nghiền nát dưới bánh xe. Cảm giác chiếc xe “hơi
rướn lên” khi đè lên mỗi thân người chờn vờn, rờn rợn mãi trong tâm khảm
anh. Những cô thanh niên như Hiền, với chiếc nạng gỗ cũng là những mất
mát thể xác sẽ biến thành mất mát tinh thần khi cơ khó hịa nhập với đời sống
hậu chiến.
Những cái chết, những vết thương nó phản ánh tính hai mặt của chiến
tranh. Nó gắn liền với bạo lực, thứ bạo lực tăm tối hủy diệt con người “chà
đạp, hành hạ, (...), làm nhục, (...), giết chết, (...) chôn vùi, qt sạch, tuyệt
diệt”, nó chà đạp lên nhân tính của con người và hủy diệt “những người ưu tú
nhất, tốt đẹp nhất, xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi dương”, nó
khơi dậy bạo lực và sự tàn bạo trong con người, sự dửng dưng với cái ác. Ở
phương diện đó, vết thương khủng khiếp nhất mà chiến tranh để lại không chỉ
là sự thương tổn và cái chết cụ thể mà quan trọng hơn, là sự chà đạp lên nhân
tính. Ở một phía khác, cũng chính cái chết của những người đồng đội phản
ánh một phương diện khác của chiến tranh: cái đẹp của tình người.
Trong màn mưa bom lửa đạn đầy hiểm nguy, chúng ta vẫn thấy sáng
lên những hành động, cử chỉ nghĩa hiệp của tình đồng đội. Quảng – người tiểu
đồn trưởng đầu tiên của Kiên đã hi sinh trong đau đớn trong mùa khô năm
66, chiến dịch Đông Sa Thầy. Khi ấy, Kiên mới là lính mới, lần đầu dự trận
nên luống cuống và thiếu nhiều kinh nghiệm. Anh chỉ biết theo sát Quảng,
làm theo anh mọi động tác vận động chiến: đứng, nằm, lăn, bắn, vọt, tiến,



×