Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Đời sống công nhân khu công nghiệp tân thới hiệp quận 12 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.62 MB, 135 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN – EUREKA”
LẦN 9 NĂM 2007

TÊN CƠNG TRÌNH:

ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN KHU CÔNG
NGHIỆP TÂN THỚI HIỆP QUẬN 12
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THUỘC NHĨM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

Mã số cơng trình:……………………………………


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN – EUREKA”
LẦN 9 NĂM 2007

TÊN CƠNG TRÌNH:

ĐỜI SỐNG CƠNG NHÂN KHU CƠNG
NGHIỆP TÂN THỚI HIỆP QUẬN 12
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


THUỘC NHĨM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI
Nhóm tác giả:

Vũ Văn Thn

Nam

Nguyễn Minh Trí

Nam

Nơng Phong Lưu

Nam

Trưởng nhóm:

Vũ Văn Thuân

Lớp:

Lịch sử k 31

Khoa:

Lịch sử

Người hướng dẫn: Th.S. Ngô Quang Ty

Năm thứ/số năm đào tạo: 2/4



MỤC LỤC
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 5
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ...................................................................... 6
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài.................................................................................. 6
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu......................................................... 7
5. Giới hạn đề tài.................................................................................................. 7
6. Đóng góp mới của đề tài................................................................................... 7
7. Ý nghĩa thực tiễn - ý nghĩa lý luận.................................................................... 7
8. Kết cấu đề tài.................................................................................................... 8
Phần nội dung
Chương 1: Khái quát chung về KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ
Chí Minh............................................................................................................... 9
1. 1. Vị trí địa lí..................................................................................................... 9
1. 2. Quá trình hình thành và phát triển KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12,
Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................... 10
1.3. Chính sách biện pháp thu hút vốn đàu tư ...................................................... 14
Chương 2. Thực trạng đời sống của công nhân KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12,
Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................... 17
2. 1. Đặc điểm công nhân Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp................................. 17
2.2. Điều kiện làm việc của công nhân KCN ....................................................... 19
2.3. Điều kiện sinh hoạt của công nhân KCN ...................................................... 24
2.4. Đời sống tinh thần của công nhân Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp,
Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 34
2.4.1. Vai trị của Cơng đồn và Đồn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
trong đời sống tinh thần của công nhân.. ............................................................. 34
2.4.2. Một số hoạt động trong đời sống tinh thần của công nhân.......................... 37
2.4.3. Sức khoẻ của công nhân ............................................................................ 39

2.4.4. Về an ninh trật tự....................................................................................... 42
2.4.5. Quan hệ xã hội của công nhân ................................................................... 43
Chương 3. Kết luận và kiến nghị ....................................................................... 47
3. 1. Kết luận....................................................................................................... 47
3. 1. 1. Những vấn đề làm được........................................................................... 47
3. 1. 2. Những mặt vướng mắc ............................................................................ 48
3. 2. Kiến nghị..................................................................................................... 49
3. 2. 1. Đối với Khu công nghiệp......................................................................... 49
3. 2. 2. Đời sống công nhân KCN Tân Thới Hiệp ................................................ 50
Phần phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KCN - KCX: Khu công nghiệp – Khu chế xuất
KCN: Khu công nghiệp
KCX: Khu chế xuất
TNCSHCM: Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
SKSS – HNGĐ: Sức khỏe sinh sản - Hơn nhân gia đình
SKSS: Sức khỏe sinh sản
HNGĐ: Hơn nhân gia đình
PVV: Phỏng vấn viên
CN: Cơng nhân
TL: Trả lời
ATGT: An tồn giao thơng


5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (1986) cho đến nay, mục tiêu hàng đầu
của Đảng và Nhà nước ta là đưa đất nước tiến lên trở thành một nước công nghiệp
hố, hiện đại hố. Để đạt được mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng
cố gắng, nhiều chính sách kinh tế đã được xác lập nhằm thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế nước nhà. Chính phủ ta đã thực hiện chính sách mở cửa khuyến khích các
nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đồng thời cũng khuyến khích tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp trong nước, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần theo
định hướng XHCN… kết quả là nền kinh tế nước ta ngày càng có những bước tiến
quan trọng, thu nhập GDP theo đầu người ngày một tăng lên đáng kể. Công
nghiệp có những chuyển biến lớn, ngày càng tiến gần đến mục tiêu là năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Các khu công nghiệp quy
mô lớn và hiện đại đang ngày càng mọc lên nhiều nơi.
Một trong số những trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta là TP.HCM.
Đồng thời TP.HCM cũng là vùng kinh tế trọng điểm ở phía nam, với số lượng
KCX - KCN ngày càng nhiều.
KCN Tân Thới Hiệp, Q12, TP.HCM là một khu công nghiệp mới được thành
lập nhưng nó đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của
TP.HCM. KCN này với sự đa dạng phong phú của nhiều ngành nghề, từ đó đang
ngày một thu hút được nhiều lao động từ các nơi đổ về. Họ là những người “đầu
tắt mặt tối”, lao động vất vả đóng góp sức mình vào sự phát triển kinh tế của
TP.HCM cũng như của cả nước. Máy móc có thể hiện đại hoặc tiến đến tự động
hố, thì nguồn lực con người vẫn đóng vai trị quan trọng. Họ là những người trực
tiếp tham gia vào sản xuất.
Họ phần lớn là những người lao động từ các khu vực khác đổ về đây với hy
vọng có một công việc ổn định nhằm tăng thêm nguồn thu nhập cho bản thân và
gia đình. Phần đơng lực lượng lao động cịn ở độ tuổi rất trẻ với hồn cảnh khó
khăn, học vấn thấp. Vì vậy mà họ cần một sự giúp đỡ nhất định từ các cấp chính
quyền, đồn thể. Hơn nữa với sự tập trung đông đảo, họ đã làm cho mật độ dân cư
trên địa bàn phường Hiệp Thành, Q12 trở nên quá lớn, gây khó khăn cho việc
kiểm sốt, quản lí nhân khẩu và phát triển của khu vực. Các vấn đề về trật tự an

ninh xã hội cũng được đặt ra.
Bên cạnh đó, lao động trong KCN đa số có xuất thân từ vùng nơng thơn với
những phong tục, thói quen khác với u cầu của một cuộc sống đô thị. Họ sẽ gặp
rất nhiều khó khăn trong việc thích nghi lối sống, tìm chỗ trọ, sinh hoạt hàng
ngày… cho nên, việc quan tâm đến đời sống của họ là cần thiết. Muốn thế, cần có
sự hiểu biết rõ ràng về thực tế cuộc sống của họ.


6
Y thức được việc ấy, nhóm chúng tơi nhận thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu về
đời sống của cơng nhân KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12 là cần thiết, nó đáp ứng
được những yêu cầu cấp bách mang tính thời sự trong thời gian này.
Vì vậy nhóm chúng tơi quyết định chọn đề tài “Đời sống công nhân KCN Tân
Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Nhóm chúng tơi thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu thực tế đời sống của công nhân
KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM. Trên cơ sở đó chúng tơi đưa ra những
nhận định đánh giá và những biện pháp góp phần nâng cao hơn nữa đời sống công
nhân KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM.
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài là giải quyết, làm rõ
những vấn đề có liên quan đến đời sống cơng nhân.
Làm sáng tỏ điều kiện sống cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần và điều kiện
làm việc của công nhân KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM.
Trình bày những đề xuất, ý kiến, nguyện vọng của công nhân đối với các cấp
chính quyền TP.HCM.

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM là một KCN mới được thành lập. Nó
đã và đang thu hút được đơng đảo các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài đến

đây để kinh doanh sản xuất. KCN ra đời với số lượng ngành nghề ngày càng
phong phú, đã thu hút một nguồn lao động không nhỏ từ khắp các tỉnh trong cả
nước.
Tuy nhiên, vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể về đời sống
công nhân trong KCN này, mà bên cạnh đó mới chỉ có những nghiên cứu chung
về cơng nhân và người nhập cư TP.HCM. Những bài nghiên cứu này mới chỉ có
tính chất chung nhất hoặc chỉ đề cập một khía cạnh nào đó. Một vài tác phẩm như:
Nhà ở cho cơng nhân nhập cư tại TP.HCM (tài liệu nghiên cứu sinh viên, năm
2003).
Người nhập cư TP.HCM - những đặc điểm và phương hướng cơ bản (Trần
Trọng Đức trong tạp chí XHH số 3 năm 2000).
Và một số những tác phẩm tương tự cũng chỉ mới nêu lên được vấn đề nhà ở
cho công nhân và những đặc điểm của công nhân nhập cư một cách khái quát nhất.
Có thể nói những tác phẩm này chưa bàn nhiều đến đời sống của cơng nhân KCN
Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM. Có chăng cũng chỉ là những báo cáo cuối năm
của KCN và của phường Hiệp Thành, Quận 12. Những báo cáo này cịn rất nhiều
hạn chế. Đó là chỉ tổng hợp được một cách tổng quát nhất những khó khăn do


7
phường, quận gặp phải. Trong khi đó đời sống cơng nhân về mọi mặt là rất quan
trọng thì chưa được chú ý đúng mức, chưa nhắc đến nhiều trong các bài báo cáo.
Chẳng hạn như vấn đề nhà ở cho cơng nhân, đời sống tình cảm của cơng nhân,
những khó khăn công nhân gặp phải trong cuộc sống và trong cơng việc… thì lại
chưa được đề cập một cách cụ thể. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu của chúng tơi
nhằm đưa ra cái nhìn tồn thể, sâu sắc và đầy đủ hơn, để thấy được những mặt tích
cực cũng như những vấn đề tồn tại, vướng mắc chưa làm được đối với đời sống
công nhân trong KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM.

4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.

Thực hiện đề tài này chúng tôi luôn mong muốn sẽ đem đến cho mọi người cái
nhìn khách quan, hệ thống và nêu lên được một bức tranh chân thực về đời sống
của công nhân. Muốn làm được điều này và tránh những quan điểm chủ quan,
những tư tưởng sai trái, đảm bảo tính khách quan của đề tài chúng tôi đứng trên
quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mác làm cơ sở lý luận.
Để thực hiện đề tài thì nhóm chúng tơi đã sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau. Trong đó có một số phương pháp như:
Phương pháp lịch sử.
Phương pháp logich.
Phương pháp điều tra XHH.
Ngoài ra, để cho đề tài được tồn diện, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp
so sánh, phỏng vấn… để thấy được rõ nét nhất đời sống công nhân KCN Tân Thới
Hiệp, Quận 12, TP.HCM.

5. Giới hạn đê tài.
Do thời gian và kinh phí có hạn nên nhóm nghiên cứu chúng tôi chỉ nghiên
cứu về đời sống công nhân trong địa bàn KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM
trong thời gian gần đây nhất.

6. Đóng góp mới của đề tài.
KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM là KCN mới được thành lập, lại
chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu sắc trực tiếp về đời sống cơng nhân ở đây. Vì
vậy, “Đời sống công nhân KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM” là đề tài lần
đầu tiên được thực hiện. Nó sẽ cung cấp một cái nhìn mới. Chúng tơi sẽ cố gắng
cung cấp khá đầy đủ và cụ thể, khách quan về đời sống người lao động trong KCN
này.

7. Ý nghĩa thực tiễn - ý nghĩa lý luận.
Đề tài trước hết giúp có được một cái nhìn đúng về vai trị của cơng nhân nói
chung, về cơng nhân KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM nói riêng.



8
Đề tài mong muốn sẽ là tài liệu bước đầu cho những nghiên cứu sau này được
tốt hơn, khắc phục được những thiếu sót mà đề tài của chúng tơi chưa đáp ứng
được.
Bên cạnh ý nghĩa về mặt lý luận, thì đề tài cũng có ý nghĩa nhất định về mặt
thực tiễn. Đó là đã cho thấy được một cuộc sống hết sức thực tế của công nhân
KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM. Để từ đó có thể đưa ra những chính sách
phù hợp, lập những kế hoạch giúp đỡ công nhân một cách hợp lý và thiết thực.
Giúp cho các cơ quan, đồn thể có được những tài liệu cơ bản để quản lý và tổ
chức đời sống cho công nhân một cách chặt chẽ và khoa học.

8. Kết cấu đề tài.
Chương 1: Khái quát chung về khu cơng nghiệp Tân Thới Hiệp, Quận 12,
Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: Tình hình đời sống của cơng nhân KCN Tân Thới Hiệp, Quận
12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Kết luận và kiến nghị


9

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KCN TÂN THỚI HIỆP,
QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. 1. Vị trí địa lí.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị trí địa lí đặc biệt với các điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế. Từ trước tới nay Thành phố Hồ Chí Minh luôn là vùng
kinh tế chiến lược và trọng điểm ở phía nam, là một thành phố đơng dân, phồn

vinh và năng động với những con người thân thiện, nền văn hố phong phú lơi
cuốn. Là một thị trường tiêu thụ lớn với hơn 6 triệu khách hàng trong và ngoài
nước. Năng động và đầy tiềm năng, Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có
tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất và ổn định nhất Việt Nam. Sự phát triển kinh
tế, trình độ dân trí cao và các tiện nghi hiện đại, Thành phố Hồ Chí Minh cùng với
Hà Nội là hai trung tâm kinh tế - văn hố lớn nhất Việt Nam.
Tổng diện tích Thành phố Hồ Chí Minh là 2056 km2, khoảng cách từ trung
tâm thành phố đến biển là 50 km đường chim bay. Bến cảng có thể tiếp nhận tàu
25000 đvt, năng xuất khoảng 24 triệu tấn/năm. Có cảng hàng khơng Tân Sơn Nhất
nối liền với các thành phố trong nước và các nước trên thế giới. Thành phố Hồ Chí
Minh cịn là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước với các tuyến đường
nối các tỉnh thành trong nước và thơng thương với nước ngồi. Phía nam giáp biển
đơng, phía bắc giáp Tây Ninh, phía tây giáp Long An, Bình Dương và Bình Phước,
phía đơng giáp Đồng Nai. Độ cao trung bình hơn 6m so với mực nước biển.
Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sơng ngịi dày đặc với hệ thống kênh
rạch trải dài hơn 2900 ha, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu nông nghiệp, cung cấp
nước cho nơng nghiệp và các ngành kinh tế khác. Khí hậu ơn hồ với nhiệt độ
trung bình từ 27oc – 29oc. Lượng mưa trung bình khoảng 2000mm, với độ ẩm
trung bình khoảng 75% - 80%. Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa, mùa mưa và
mùa khơ rõ rệt và hầu như khơng có bão, lũ lụt, thiên tai. Đây là điểm đặc biệt
thuận lợi của Thành phố Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Khu công nghiệp (KCN) Tân Thới Hiệp được thành lập theo quyết định số
463/TTg ngày 2 tháng 7 năm 1997 của Thủ tướng chính phủ. KCN nằm ở phía tây
Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc phường Hiệp Thành, Quận 12, là một quận có tốc
độ đơ thị hố mạnh mẽ.
KCN được xây dựng trên khu đất có vị trí dọc hương lộ 80 và hương lộ 80B,
khu vực này có vị trí thuận lợi về đường bộ và đường sắt. KCN chỉ cách trung tâm
Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20 km, cách Quốc lộ 1A khoảng 3km, đường
Xuyên A khoảng 4km… nên rất thuận lợi cho lưu thơng hàng hố đến các cảng và
đến các vùng kinh tế trọng điểm như: Bà Rịa – Vũng Tàu, đồng bằng sông Cửu

Long, Đồng Nai. Địa chất ở đây rất thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình
cơng nghiệp. Ngồi ra các dịch vụ trong KCN cũng tương đối đầy đủ.


10
Về điện có sẵn đường dây trung thế và hạ thế, nguồn cung cấp điện lấy từ
trạm điện 110/15KV Hóc Mơn. Khu vực chưa có mạng lưới cung cấp nước của
thành phố, hiện nay đang sử dụng nguồn nước giếng khoan với độ sâu từ 10 - 40m.
Về thông tin liên lạc, KCN có đầy đủ đường dây điện thoại IDD để cung cấp cho
toàn bộ các nhà đầu tư tại KCN. Các loại dịch vụ đáp ứng tương đối nhu cầu của
nhân dân địa phương và công nhân. KCN sẽ có kế hoạch phát triển và hồn thiện
tốt hơn.
KCN có tổng diện tích là 29,88ha, phần lớn thuộc đất của hợp tác xã phường
Hiệp Thành quản lí, với mức đền bù giải toả thấp. Tổng vốn đầu tư dự tính là
40.429.234.938 đồng, do cơng ty TNHH Tân Thới Hiệp làm chủ đầu tư.
Như vậy, với vị trí địa lý tương đối thuận lợi cùng những chính sách, chủ
chương thu hút nhà đầu tư có hiệu quả, KCN Tân Thới Hiệp đã được xây dựng và
hồn thành, nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất. KCN góp phần khơng nhỏ
vào sự phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và của Quận 12
nói riêng.

1. 2. Q trình hình thành và phát triển KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau năm 1975, nước ta thơng nhất, nhưng kinh tế vẫn cịn khó khăn. Do ảnh
hưởng của chiến tranh nhiều cơ sở kinh tế bị phá vỡ, giao thơng bị tàn phá nặng nề,
lương thực cịn thiếu thốn, kinh tế chưa có tích lũy từ bên trong, thị trường giá cả
chưa ổn định, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh đó đại hội lần IV của Đảng được triệu tập với mục tiêu là đưa
ra những chính sách phát triển kinh tế sau chiến tranh. Trong quá trình thực hiện
bên cạnh những mặt làm được thì Nhà nước ta cịn mắc phải những sai lầm đó là

chủ quan nóng vội khi đưa ra những chính sách phát triển kinh tế làm cho kinh tế
càng trở nên khó khăn. Đó là đưa ra chủ trương phát triển cơng nghiệp nặng.
Khơng những vậy mà cịn duy trì mơ hình kinh tế thời chiến đã lỗi thời, không phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của thời bình. Vì vậy mà kinh tế nước ta lâm
vào khủng hoảng trầm trọng.
Sau đại hội IV là đại hội V được diễn ra vào tháng 3 năm 1982, tuy có nắm
bắt và sủa chữa đường lối phát triển kinh tế nhưng mơ hình kinh tê hợp tác xã vẫn
chưa hồn tồn được thay thế, cơ chế chính sách quản lý của nhà nước còn nhiều
quan liêu bao cấp vẫn chưa được xóa bỏ, đưa ra các chỉ tiêu kinh tế quá cao mà
chưa bám sát nhu cầu thực tế. Chẳng hạn đại hội đã đưa ra chỉ tiêu năm 1985 đạt
18 triệu tấn lương thực là quá cao.
Việc thực hiện nghị quyết lần 5 và các nghị quyết sau đó của ban chấp hành
Trung ương Đảng, tồn Đảng và toàn dân đã đạt được những thành tựu nhất định
trong kế hoạch năm năm. Từ năm 1981 đến năm 1986 sản suất nơng nghiệp bình
qn tăng 6,4%, cơng nghiệp tăng 4,7%... thu nhập bình quân đầu người tăng
6,9%. Tuy nhiên trong thời kì này ta phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế xã


11
hội đang kéo dài, tuy sản suât có tăng nhưng chậm, kế họach năm năm vẫn chưa
thực hiện được. Nguyên nhân chính là do chưa nắm bắt được quy luật của kinh tế
thị trường, do sai lầm trong phương hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Trong bối cảnh đó, yêu cầu phải có một cuộc cải cách, đổi mới một cách tồn
diện nhằm đưa đât nước thốt khỏi tình trạng khủng hoảng và tạo đà cho phát triển
lâu dài. Đáp ứng yêu cầu đó Đại hội lần VI của Đảng (tháng 12/1986) với yêu cầu
thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí, trong đó đặc biệt chú trọng ba chương
trình kinh tế lớn là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuât khẩu, coi
đó là sự cụ thể hóa nội dung cơng nghiệp hóa của thời kì q độ. Bên cạnh đó là
phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện

đường lối đổi mới đó, Nhà nước ta đã phát huy sức mạnh của các thành phần kinh
tế, đẩy mạnh những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi, khuyến khích các
thành phần kinh tế trong nước phát huy khả năng kinh doanh của mình, từng bước
tiến theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế theo cơ cấu công
nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu nước ta cịn gặp
nhiều khó khăn nhưng kinh tế đã có những chuyển biến rõ rệt. Lương thực, thực
phẩm đã dần đáp ứng được nhu cầu trong nước và sau đó là xuất khẩu, đất nước
bước đầu có tích lũy, lạm phát ngày càng được đẩy lùi (đặc biệt là sau Đại hội lần
VII của Đảng vào tháng 6 năm 1991). Công nghiệp cũng đạt được những mặt nhất
định, các thành phố lớn bắt đầu được khơi phục cùng với đó là các nhà máy, xí
nghiệp, các KCN – KCX cũng ngày càng được xây dựng và mở rộng, đây cũng là
một trong những biện pháp để tăng nhanh và thu hút nguồn vốn đầu tư trong và
ngoài nước.
Để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà Nước, phát huy sức mạnh của các
thành phần kinh tế, đẩy mạnh chính sách thu hút vốn nước ngồi, khuyến khích
các thành phần kinh tế trong nước phát huy khả năng kinh doanh của mình, từng
bước đưa đất tiến theo con đường XHCN, xây dựng nền kinh tế đất nước theo cơ
cấu công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế.
Một trong những chính sách giải quyết lao động và thu hút vốn đầu tư là
thành lập các KCN - KCX. Đây là những khu tập trung công nghiệp cao, tập trung
sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
Cùng với chủ trương trên, KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí
Minh được thành lập.
Căn cứ quyết định số 463/TTg ngày 2/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng
KCN Tân Thới Hiệp Tp. HCM
Căn cứ giấy phép đầu tư số 79/GP KCN – HCM ngày 18/1/2001 của ban
quản lý các KCX – KCN Tp. HCM cấp cho công ty trách nhiệm hữu hạn Tasco
Saigon.



12
Vào ngày 26/2/1999 Thủ tướng Chính phủ kí quyết định về việc cho công ty
Tân Thới Hiệp thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN
Tân Thới Hiệp, Quận 12 Tp. HCM. Với tổng diện tích được giao 29,4 ha, KCN đã
bắt đầu đi vào hoạt động.
Với mục tiêu thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như
các nhà đầu tư trong nước (chủ yếu là các nhà đầu tư trong nước, các doanh
nghiệp mới thành lập hoặc mở rộng phát triển, những doanh nghiệp di dời theo
quyết định của nhà nước).
Khi có quyết định của chính phủ cho phép thành lập KCN, các nhà đầu tư đã
nhanh chóng bắt tay vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho KCN. Việc hồn thành
cơ sở hạ tầng đã đóng góp một vai trị quan trọng đưa KCN nhanh chóng đi vào
hoạt động.
Các ngành nghề đầu tư chính của KCN là các ngành cơng nghiệp ít gây ơ
nhiễm mơi trường như cơng nghiệp cơ khí, lắp ráp điện tử, dệt may, giày da, dược,
mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, sành sứ, thuỷ tinh, nhôm, gỗ, mỹ nghệ xuất khẩu, thiết
bị nội thất, bao bì và chế biến lương thực thực phẩm.
Năm 2000, năm hoạt đông thứ 3 của KCN, năm được đánh giá là năm KCN
đã vượt qua cơ bản được giai đoạn đầu khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ
tầng và vận động đầu tư. Tính đến đầu tháng 1/2000 KCN đã hoàn tất 15 đợt đền
bù, cơ bản đã hoàn tất 100% việc giải toả trong nội vi KCN. Trong năm này KCN
đã tiếp và bàn bạc với 86 khách hàng đến KCN (trong đó có 15 đơn vị nước ngồi).
Tính đến tháng12/2000 KCN đã có 14 doanh nghiệp thuê đất, chiếm tỷ trọng đất
thương phẩm 1 là 45,5%. Cũng trong năm này đã có 5 doanh nghiệp đi vào hoạt
động. Các doanh nghiệp khác đang ở trong giai đọan hoàn tất những khâu cuối cả
nhà xưởng hoặc đang hoàn tất thủ tục thiết kế xây dựng.
Về cơ sở hạ tầng, trong năm 2000 trừ khoảng thời gian do mưa bão, cịn lại
tiến độ thi cơng vẫn đảm bảo. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng đã đáp ứng tốt
cho thu hút đầu tư sản xuất. Tiến đô xây dựng vẫn đáp ứng được với kế hoạch

thiết kế ban đầu.
Tuy nhiên, do tình hình chung, tiến độ đầu tư vào KCN chưa được nhanh vào
cuối năm vì chưa có nhà máy xử lý nước thải. Đây là lý do khiến KCN đã không
thể tiếp nhận những doanh nghiệp ở nội thành thuộc diện ô nhiễm. Hơn nữa theo
nhận định của Ban quản lý KCN thì thời gian tới sẽ có những tập đồn lớn vào
Việt Nam nên KCN hạn chế cho thuê nát vụn diện tích mà chủ yếu cho thuê với
diện tích lớn nên đã hạn chế tiến độ đầu tư vào KCN.
Đến năm 2003 KCN đã đạt chỉ tiêu 98,05% kế hoạch diện tích cho thuê.
KCN đã đền bù thêm 2 đợt, đây là đợt đền bù bổ sung vì nằm ngồi kế hoạch đền
bù của dự án KCN (đã hoàn tất từ năm 1999). Nguyên nhân là do các hộ dân khiếu
1

Là loại đất chuyên dùng cho thuê của khu công nghiệp Tân Thới Hiệp.


13
nại nằm ngoài kế hoạch đền bù bổ sung. Đến tháng 12 năm 2003 chỉ còn 2 khu đất
chưa đền bù là khu đất dùng làm nhà máy nước thải và đường vào cổng một KCN.
Các hạng mục hạ tầng đã hồn tất vào tháng 9/2003 (chỉ cịn hạng mục Trạm
xử lý nước thải đang chờ giải phóng mặt bằng), các hạng mục đưa vào hoạt động
đều hoạt động ổn định và phát huy năng xuất phục vụ sản xuất.
Cơ sở hạ tầng, ngoài hàng rào KCN tuy được đề nghị của Ban quản lý nhưng
vẫn cịn tình trạng chưa tốt, chẳng hạn đường vào cổng một KCN vẫn còn tắc
nghẽn vào giờ cao điểm. KCN sử dụng chung kênh Trần Quang Cơ với các cụm
công nghiệp xung quanh. Tuy hiện nay chưa xảy ra tắc nghẽn nhưng đã bị bồi đắp
khá nặng bởi lục bình và rác thải.
Trong năm 2003, KCN vẫn có những hạn chế vướng mắc, KCN đã xảy ra 3
trường hợp lãn công của công nhân (công ty Tân Hưng Thịnh, công ty Nobland,
công ty Konam) một trường hợp ngộ độc thực phẩm (công ty Việt Nam NVT), 5
trường hợp xô xát giữa công nhân KCN, một vụ trộm (công ty Thanh Hà), một

trường hợp chuyên gia nước ngồi vi phạm luật Việt Nam (cơng ty Konam). Tất
cả các vụ việc đã được các ban ngành chức năng phối hợp với KCN giải quyết ổn
thoả. Một khó khăn lớn nhất của KCN nghiệp lúc này là tắc nghẽn giao thông của
công nhân khi tan ca.
Đến năm 2005 KCN Tân Thới Hiệp đã có 28 doanh nghiệp đi vào hoạt động
(9 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 19 doanh nghiệp trong nước) với
tổng vốn đầu tư là 27 triệu USD và 598 tỷ VNĐ, sử dụng 6200 cơng nhân trong đó
có khoảng 30% là lao động của địa phương.
Đạt được thành tích trên là do cố gắng của KCN. Việc hoàn thành tốt các
hạng mục ở cơ sở hạ tầng việc giải quyết tốt các công tác đền bù giải toả, việc tiếp
thị tốt đã thu hút các doanh nghiệp đến thuê đất và sản xuất kinh doanh tại KCN.
Theo nhận định đánh giá của ban quản lý KCN, trong năm 2005 hầu hết các
doanh nghiệp đều đạt và vượt kế hoạch kinh doanh của năm (có 4 doanh nghiệp
tăng vốn và quy mơ sản xuất là các công ty: công ty Đông Quang, công ty Noband
II, công ty Orana, công ty Sáng Tạo Công Nghệ).
Đáng chú ý là việc KCN đang giúp các doanh nghiệp làm thủ tục nhận giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và chuẩn bị các thủ tục liên quan đến việc chuyển
từ chế độ thuê đất sang giao đất nếu doanh nghiệp có u cầu.
Bên cạnh đó thì vẫn cịn những tồn đọng đó là việc dây dưa chưa giải quyết
được đền bù cho những hộ thuộc cổng một KCN và trạm sử lý nước thải mặc dù
KCN đã tăng giá đền bù nên gấp 3 lần. Đây cũng là vướng mắc làm cho KCN hiện
chưa hoàn thành thật tốt cơ sở hạ tầng. Việc công ty VNPT chưa có mức giá phù
hợp cho viêc phục vụ các doanh nghiệp và độc quyền khai thác cáp ngầm trong
KCN gây khơng ít phàn nàn từ phía các nhà kinh doanh, nơi cung cấp điện cũng
chưa đảm bảo tốt cho hoạt động của doanh nghiệp.


14
Cùng với việc phủ kín đất thương phẩm từ tháng 7/2002 đến tháng 12/2006
KCN đã hoạt động rất tốt. Năm 2006 có cơng ty Nobland đã tăng quy mơ sản xuất

và mua lại hoặc thuê lại nhà xưởng của các công ty khác (đã mua lại công ty
Modewin, công ty Du Phát, công ty An Yêu). Số công nhân trong KCN cũng tăng
đáng kể từ 6200 (năm 2005) đến 8000 (năm 2006). Đây là số liệu cho thấy sự phát
triển về quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN.
Tuy nhiên vấn đề đền bù giải toả vẫn cịn những vướng mắc. Đó là 8 hộ ở
cổng một KCN vẫn chưa được giải quyết. Chỉ có phần đất của Trạm xử lí nước
thải đã được giải quyết bằng cách hoán đổi đất và đã bắt tay vào việc xây dựng.
Nhìn chung từ khi thành lập KCN cho đến năm 2006, KCN đã đi vào hoạt
động và phát triển rất tốt. So với các KCN - KCX khác thì việc thuê đất ở KCN
Tân Thới Hiệp là khá nhanh và thời gian lấp đầy đất thương phẩm là khá ngắn.
Đây là cố gắng của toàn bộ ban quản lý các KCX - KCN nói chung và ban quản lý
KCN Tân Thới Hiệp nói riêng.
Sở dĩ có được những thành cơng trên ta có thể tìm thấy những ngun nhân
cơ bản sau:
Trước tiên là vấn đề đền bù giải toả, công tác này đã được ban quản lý KCN
làm rất tốt. Đến năm 2003 KCN đã đền bù cơ bản đạt chỉ tiêu 98,05% kế hoạch
diện tích. Việc đền bù giải toả cũng tạo điều kiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng
được tiến hành theo đúng kế hoạch, là cơ sở phát huy hiệu quả sản xuất, thu hút
các nhà kinh doanh tìm đến.
An ninh trật tự cũng được KCN chú trọng. Ban quản lý KCN luôn kết hợp
chặt chẽ với lực lượng giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Khi có tình trạng mất
an ninh xẩy ra lực lượng giữ trật tự, bảo vệ KCN và công an phường luôn phối
hợp thực hiện tốt.

1.3. Chính sách biện pháp thu hút vốn đầu tư.
KCN ln có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào KCN.
Khi các nhà kinh doanh đến tìm hiểu bàn bạc luôn được ban quản lý tạo điều kiên
tốt nhất, cho biết thông tin rõ ràng về KCN
KCN xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt giúp cho các nhà đầu tư tin
tưởng thuê đất và đầu tư vào KCN: “Khu đất kinh doanh luôn phải được xây dựng

đầy đủ các cơng trình hạ tầng nhằm đảm bảo mặt bằng, sẵn sàng đưa vào khai thác.
Đó là điều kiện tiếp thị hiệu quả đồng thời tạo điều kiện cạnh tranh với các KCN
khác” 2
KCN luôn đẩy mạnh các biên pháp tiếp thị đến với các nhà đầu tư với những
biện pháp như:

2

Phương án triển khai đầu tư Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp


15
Nhân viên tiếp thị và ban giám đốc chủ động và trực tiếp tiếp xúc chào mời
các nhà đầu tư nhằm giới thiệu giải thích hướng dẫn các ưu điểm của KCN Tân
Thới Hiệp về tiện nghi công cộng. Đồng thời nêu các trợ giúp của KCN với khách
hàng về các thủ tục hành chính, xin giấy phép, tư vấn thiết kế xây dựng, các tài trợ
về tài chính và các dịch vụ khác.
Đối tượng tiếp thị là các nhà đầu tư mới, các doanh nghiệp có kế hoạch di
dời khỏi trung tâm thành phố.
In các tài liệu quảng cáo về KCN Tân Thới Hiệp, tổ chức các buổi hội thảo
để giới thiệu về KCN với các nhà đầu tư.
Ngoài ra KCN cũng chào mời giá thuê đất với những mức giá phải chăng
và với hai hình thức chi trả phù hợp với nhà đầu tư (trả một lần với giá ưu đãi và
trả chậm với lãi suất ưu đãi).
Tóm lại, với chủ trương, chính sách và sự quan tâm của lãnh đạo thành phố
đối với KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12 đã làm tăng tiến độ phát triển của KCN.
Các mặt như cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, đền bù giải tỏa… tạo điều kiện thu
hút các nhà đầu tư. Vì vậy, chỉ trong vịng gần 10 năm sau khi thành lập, KCN đã
có 28 doanh nghiệp (năm 2005) đi vào hoạt động với số vốn đầu tư là 27 triẹu
USD và 598 tỉ đồng. Giải quyết việc làm cho hơn 6200 lao động. Đạt được những

thành công này là do ban quản lý KCN Tân Thới Hiệp đã làm tốt vấn đề đền bù,
giải tỏa, an ninh trật tự. KCN ln có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư vào KCN, xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt giúp cho các nhà đầu tư
tin tưởng thuê đất và đầu tư vào KCN. KCN cịn đẩy mạnh cơng tác tiếp thị dến
các nhà đầu tư như: chủ động và trực tiếp tiếp xúc chào mời các nhà đầu tư, chào
mời giá thuê đất với giá phải chăng và hình thức chi trả phù hợp với nhà đầu tư…
đây là cố gắng của tồn bộ Ban quản lý các KCX - KCN nói chung và Ban quản lý
KCN Tân Thới Hiệp nói riêng. Tuy nhiên, vẫn cịn những khó khăn, tồn đọng, đó
là việc dây dưa, chưa giải quyết được đền bù giải tỏa các hộ dân ở cổng KCN và
trạm xử lý nước thải… đã làm cho KCN chưa hoàn thiện tốt cơ sở hạ tầng.
BẢNG DANG SÁCH ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
STT

TÊN

4
5

CTY TOTAL
POWER
KHU VLH
CTY SÁNG TẠO
CÔNG NGHIỆP
CTY VIỆT PHÁP

6
7

CTY BÁCH KHOA
CTY NOBLAND II


1
2

ĐỊA CHỈ

NGÀNH SẢN
XUẤT

Diện tích

Lơ 3 Khu C1
Khu H1

Cơ điện lạnh

1,027
24,761

Lơ 10 Khu A1
Lơ 11 Khu A1

Điện-điện tử
Cơ khí
Vật liệu xây
dựng
May mặc

3,003
1,941


Lô 4 Khu A1
Lô 6-11 Khu E1+5-

2,543
22,317


16
7 kd1
8
9

10
11
12
13
14
15
17
18
19
20
21
22

23
24
25
26

27
28

CTY TÂN HƯNG
THỊNH
CTY POTS IRECT
CTY NORTHERN
IKING
TECHNOLOGIES
CTY RẠNG ĐÔNG
CTY ĐÔNG QUANG
CTY TASCO
SAIGON
CTY SỮA SAIGON
CTY ƯU THỊNH
CTY HÀO THÀNH
CTY TAM TẤN
CTY DONGKUANG
VINA
CTY NOBLAND
INTERNATIONAL I
CTY DU PHÁT
VIETNAM
CTY TNHH M.P.K
CTY BAO BÌ DẦU
THỰC VẬT
(VPACK)
DNTN THANH HÀ
CTY LIÊN DOANH
ORANA VIỆT NAM

CTY TNHH QUẬN
ĐẠT
CTY HAPROSIMEXHCM
CS NƯỜC TINH
KHIẾT (SPECOLA)

Lô 9,1Khu A1
Lô 10 Khu B1

Tấm bông trấn
Gốm sứ

3,623
2,093

Lô 7,8 Khu D1
Lô Khu
Lô1.5,3,5 Khu B1,
C1

Thuỷ Hải sản
Ao mưa

4,002
2,138

Dệt sợi

18,265


Lô 6 Khu B1
Lô1-18 Khu E1

3,000
34,004

Lô 7-8 Khu B1

Dệt may bao PP
Bao bì- Sữa tươi
Trang trì nội
thất
Kho hàng nhựa
Chai nhựa pet
Dệt Tấm lau
(Cleaner)

Lô 1-5 Khu A1

May mặc

25,676

Lô 1,2 Khu B1
Lô7,8 Khu C1

Giấy da
Đồ điện

5,338

4,529

Lơ 6-12 Khu F1
Khu DV1

Bao bì
Bao bì

12,735
1,700

Lơ 2-3-5 Khu F1

Nước trái cây

4,416

Lô 1,2 Khu F1

Khung nhôm

5,138

Nông sản

4,500

Kho tàng

3,526


Lô 12,13 Khu Á
Lô 1,2 Khu E1
Lô 3,4,5 Khu E1

Khu DV1

(Nguồn : báo cáo nam 2005 của khu công nghiệp)

5,015
6,121
3,178
4,167


17

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐỜI SĨNG CỦA CƠNG NGÂN KCN
TÂN THỚI HIỆP, QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2. 1. Đặc điểm cơng nhân khu cơng nghiệp Tân Thới Hiệp
Trình độ học vấn của công nhân. Qua khảo sát xã hội học của chúng tơi thì
với 500 phiếu hỏi được phát ra chúng tơi thu lại được 468 bản trong đó có 38 bản
là khơng hợp lý số cịn lại là 430 bản. Trong số 430 người tham gia trả lời câu hỏi
của chúng tơi thì có tới 53% cơng nhân có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống số
cơng nhân có trình độ trung cấp đến đại học chỉ chiếm 2,8%.
Bảng 1 :Trình độ học vấn của cơng nhân
Số người
Cấp 1
Cấp 2

Cấp 3
Trung học
Cao đẳng – đại
học
Tổng số

Tỷ lệ %

21
207
190
6
6

4,9
48,1
44,2
1,4
1,4

430

100,0

(Nguồn : Kết quả điều tra xã hội học của nhóm nghiên cứu)
Với kết quả trên cho thấy trình độ học vấn của cơng nhân là cịn thấp, phần
lớn họ chưa được học xong chương trình phổ thơng mà phải nghỉ học giữa chừng
để tìm kiếm việc làm phụ giúp gia đình. Bên cạnh đó thì lực lượng cơng nhân cấp
1 vẫn cịn khoảng 4,9%. Lực lượng cơng nhân có trình độ thấp gây khó khăn cho
doanh nghiệp trong việc đào tạo và huấn luyện chuyên môn cho công nhân.

Cũng theo kết quả trên thì lực lượng được đào tạo qua trung cấp, cao đẳng
đại học là rất ít chỉ có 6/430 cơng nhân là trung cấp và 6/430 công nhân là cao
đẳng đại học. Đây là lực lượng góp phần nâng cao chất lượng lao động nhưng lại
chiếm một con số quá nhỏ. Nếu nâng cao được tay nghề cho đội ngũ cơng nhân
này thì năng xuất lao động có thể tăng lên đáng kể.
Về giới tính. Do đặc điểm của KCN hiện nay hầu hết là công nghiệp nhẹ
như dệt, may, chế biến thực phẩm… nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cơ câu lao
động của KCN. Công nhân trong KCN đa phần là nữ chiếm 58,1%, số công nhân
nam chiếm khoảng 41,9% .


18

Bảng 2: Giới tính của cơng nhân

Nam
Nữ
Tơng số

Số người tham gia
trả lời
180
250
430

Tỷ lệ %
41,9
58,1
100,0


(Nguồn : Khảo sát xã hội học của nhóm nghiên cứu)
Cơ cấu lao động cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất. Số lao động nữ
chiếm đa số đòi hỏi doanh nghiệp phải chú ý quan tâm hơn nữa đối với đời sống
của họ. Cần có những chính sách ưu tiên nhất định đối với lao động nữ.
Về q qn. Theo khảo sát của chúng tơi thì lực lượng công nhân xuất thân
từ miền Trung và miền Nam chiếm tỷ lệ cao (miền Nam khoảng 37,3%, miền
Trung là 45,7%). Đây là một KCN thuộc miền Nam nhưng số lao động người
miền Nam lại chiếm tỷ lệ thấp hơn. Điều này thể hiện trên thực tế khu vực miền
Nam chưa giải quyết tốt vấn đề lao động. Lao động của miền Trung thiếu việc làm
còn nhiều. Mặc dù nơi đây đã ra đời hàng loạt các công ty, KCX - KCN như KCN
Dung Quất… Nhưng họ vẫn phải vào tận trong Nam để tìm việc làm.
Lao động xuất thân từ khu vực phía Bắc chỉ chiếm 17%, chứng tỏ việc làm ở
khu vực phía Bắc đã dần được giải quyết tốt hơn, đồng thời cũng do người lao
động ngại đi xa. Việc miền Bắc giải quyết được một phần lao động là một thực tế
đáng mừng, là kết quả của những chủ chương chính sách kinh tế của Nhà nước ta
trong những năm gần đây. Tại khu vực miền Bắc các KCN - KCX ra đời, được
xây dựng và phát triển nhanh chóng. Nó đã thu hút tại đây một lượng lao động lớn,
giải quyết khá tốt vấn đề lao động dư thừa tại khu vực. Góp phần giảm số lao động
phải “tha phương cầu thực” hàng năm vào khu vực miền Nam.
Về tuổi đời. Công nhân trong KCN Tân Thới Hiệp, quận 12 hầu hết ở độ
tuổi trên dưới 25 tuổi. Bằng chứng là khi chúng tôi khảo sát đã nhận được 271/430
công nhân đang ở độ tuổi từ 18 – 25 (chiếm 63%). Số lao động từ 25 - 30 tuổi có
khoảng 103/430 cơng nhân, đặc biệt số cơng nhân trên 30 tuổi cịn q ít, chỉ có
khoảng 39/430 cơng nhân (chiếm 9%).
Bảng 3 : Cơ cấu tuổi của công nhân.
Dưới 18 tuổi
Từ 18- 25 tuổi
Từ 25-30 tuổi
Trên 30 tuổi


Số người tham gia trả lời
17
271
103
39

Tỷ lệ %
4,0
63,0
24,0
9,0


19
Tổng số

430

100,0

(Nguồn : Khảo sát xã hội học của nhóm nghiên cứu)
Tuổi đời cơng nhân trẻ thì sẽ có những thn lợi nhất định cho cơng ty trong
q trình sản xuất. Trước hết đó là thuận lợi cho việc đào tạo kĩ năng cho công
nhân, rút ngắn thời gian học việc… vì cơng nhân trẻ nên tiếp thu nhanh. Hơn nữa
với sức trẻ của mình cơng nhân sẽ làm việc hăng say từ đó tạo ra năng xuất lao
động cao đem lại lợi nhuận cho danh nghiệp và công ty. Sức trẻ cùng với tính
năng động cơng nhân dễ thích nghi với môi trường mới, với công việc mới.
Tuy nhiên bên cạnh thuận lợi thì cũng khơng tránh khỏi những khó khăn.
Lực lượng lao động tuy cịn trẻ nhưng lại chưa qua đào tạo chuyên môn, hầu hết
mới chỉ học đến bậc phổ thơng (97,2%) nên đây là một khó khăn cho công nhân

khi phải làm việc trong môi trường cơng nghiệp địi hỏi kĩ thuật cao.
Về tuổi nghề. Cơ cấu tuổi nghề của cơng nhân có ảnh hưởng lớn đến công
việc của họ. Số năm làm việc của một cơng việc nào đó có thể phần nào nói nên
trình độ tay nghề, sự thành thạo của công nhân đối với cơng việc đó. Theo kết quả
khảo sát xã hội học thì có 74,2% ý kiến cơng nhân cho rằng hiện tại họ đã làm ở
công ty từ 2 năm trở xuống. Chỉ có 7% ý kiến được khảo sát cho rằng họ đã làm ở
công ty trên 4 năm.
Bảng 4 : Số năm làm việc của công nhân tại công ty
Dưới 1 năm
Từ 1- 2 năm
Từ 2-4 năm
Trên 4 năm
Tổng số

Số người tham gia trả lời
140
179
81
30
430

Tỷ lệ %
32,6
41,6
18,8
7,0
100,0

(Nguồn : Khảo sát xã hội học của nhóm nghiên cứu)
Với số năm làm việc như vậy có thể nói tuổi nghề của cơng nhân cịn q

ngắn. Bởi lẽ cơng nhân phần lớn có tuổi đời cịn trẻ cùng với đó là đồng lương
chưa ổn định nên đã làm cho công nhân thường xun chuyển đổi cơng việc. Theo
khảo sát thì chỉ có 2,8% cơng nhân có trình độ Trung cấp trở nên lại đa phần có sơ
năm làm việc ít thì làm sao cơng nhân có thể nắm bắt kĩ thuật sản xuất một cách
nhanh chóng. Đây là một khó khăn lớn đối với công nhân và công ty trong việc
học và đào tạo nghề, từ đó sẽ làm cho trình độ tay nghề của công nhân không cao,
ảnh hưởng đến năng xuất lao động.

2.2. Điều kiện làm việc của công nhân khu công nghiệp
Môi trường làm việc của công nhân. Cơng nhân gần như là tồn bộ những
người mới từ quê lên trung bình khoảng từ 2 đến 5 năm, thậm chí cũng có một số


20
công nhân không nhỏ mới vào thành phố chưa được 1 năm. Việc thích nghi với
mơi trường đó cũng là một thách thức đối với công nhân. Phần lớn họ quen với
môi trường làm việc ở nông thôn, không bị gị bó làm việc trong hồn cảnh thoải
mái về tâm lý, làm việc cùng với những người thân thuộc, công việc khơng hồn
tồn ép buộc về thời gian và khơng gian. Nhưng khi vào thành phố làm việc thì
mơi trường đó bị phá vỡ, cơng nhân phải làm trong mơi trường cơng nghiệp địi
hỏi kỹ thuật cao hơn, gị bó về thời gian và không gian hơn. Đặc biệt là họ phải
thay đổi thói quen của mình để thích nghi với cuộc sống mới. Tuy nhiên với sức
trẻ và tính năng động của tuổi trẻ, họ dường như không quá khó khăn trong việc
thích nghi mơi trường. Thậm chí khi được hỏi có người cịn cho rằng ở trong này
thích hơn ở quê: “ cuộc sống ở trong này tuy mới thật đấy nhưng cịn thích hơn ở
q vì ở quê đi làm ruộng mệt hơn mà chẳng có tiền mấy” (Trích biên bản phỏng
vấn số 25).
Điều kiện làm việc của công nhân. Với môi trường mới, cuộc sống mới,
công nhân đã ít nhiều tìm cách thích nghi, bên cạnh đó thì người lao động vẫn cần
sự quan tâm của công ty trong việc đảm bảo điều kiện lao động. Khi được hỏi thì

hầu hết cơng nhân đều khẳng định rằng họ có được trang bị phương tiện bảo hộ
lao động.
Bảng 5: Trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho cơng nhân

Có được trang bị
Khơng được trang bị
Tổng số

Số người tham gia trả
lời
369
61
430

Tỷ lệ %
85.2
14.2
100.0

(Nguồn : Khảo sát xã hội học của nhóm nghiên cứu)
Điều này cịn được khẳng định hơn khi đa phần công nhân được hỏi đều cho
rằng cơng việc của họ được đảm bảo an tồn lao động (306/430 người, chiếm
71,2%). Qua đó cho thấy sự quan tâm của cơng ty đối với an tồn của cơng nhân
khi lao động. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một con số khơng nhỏ cho rằng mình
khơng được trang bị phương tiện bảo hộ lao động 61/430 người (chiếm 14,2%) và
82/430 người (chiếm 19,1%) cho rằng công việc khơng đảm bảo an tồn lao động.
Những con số trên tuy ít nhưng với tồn bộ số lao động trong KCN thì nó lại
khơng phải là nhỏ. Do đó địi hỏi việc trang bị phương tiện bảo hộ cũng như đảm
bảo an tồn lao động cho người cơng nhân cần phải được quan tâm hơn nữa. Chỉ
có như thế mới tránh được những tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc cho người lao

động. Đồng thời cũng khuyến khích người lao động hăng say làm việc hơn. Đó là
điều cần thiết cho phát triển kinh tế của thành phố cũng như là của doanh nghiệp.


21
Mặc dù được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, có các yếu tố đảm bảo an
tồn nhưng tỷ lệ cơng nhân bị tai nạn vẫn cịn cao. Khi hỏi về điều này thì có tới
315/430 người trả lời có tai nạn lao động. Trong số đó những người cho rằng tai
nạn thường xuyên là 16/430 người, thỉnh thoảng là 309/430 người. Số người trả
lời khơng có tai nạn chỉ có 105/430 người. Qua nguồn khảo sát trên cảnh báo cho
doanh nghiệp nên xem lại chất lượng của các phương tiện bảo hộ. Trang bị bảo hộ
và bảo đảm an toàn lao động cho người lao động là một vấn đề quan trọng liên
quan đến tính mạng của cơng nhân. Vì vậy, việc này khơng chỉ làm cho qua loa
được. Khi trang bị cho công nhân cần chú trọng đến chất lượng đồ bảo hộ và thời
gian sử dụng của các loại bảo hộ đó, phải thay mới phương tiện bảo hộ cho công
nhân khi cần thiết.
Bảng 6: An tồn lao động của cơng nhân tại doanh nghiệp.
Số người tham gia trả
lời
Có đảm bảo an toan
306
Khơng đảm bảo an
82
toan
Ý kiến khác
42
Tổng số
430

Tỷ lệ %

71,2
19,1
9,8
100,0

(Nguồn : Khảo sát xã hội học của nhóm nghiên cứu)
Về thời gian lao động của công nhân. KCN Tân Thới Hiệp Quận 12 là một
KCN có cả vốn đầu tư trong nước và nước ngồi với nhiều mặt hàng sản xuất khác
nhau. Tuỳ theo tính chất của công việc mà mỗi công ty tổ chức cho công nhân đi
làm theo những giờ khác nhau. Nhưng dù làm theo ca hay làm theo giờ hành chính
thì người công nhân vẫn được đảm bảo tám giờ một ngày theo quy định của nhà
nước.
Với những công nhân làm theo giờ hành chinh thường ổn định hơn về thời
gian lao động. Tuy nhiên, lực lượng này lại phải tăng ca nhiều hơn nhất là cơng ty
Nobland, bên cạnh đó cũng có những cơng ty làm theo ca mà cơng nhân phải tăng
ca nhiều như Công ty Cổ Phần Bao Bì Dầu Thực Vật. Số cơng nhân khẳng định
rằng phải tăng ca là rất lớn 318/430 người (chiếm 74,0%).
Bảng 7: Thể hiện giờ tăng ca của công nhân

Không tăng ca

Số người tham gia trả
lời
112

Tỷ lệ %
26,1


22

Có tăng ca
Từ 1-2 giờ/ ngày
Từ 2-5 giờ/ ngày
Trên 5 giờ/ ngày

318
135
165
18

Tổng số

430

73,9
42,4
52,0
5,6
100,0

(Nguồn : Khảo sát xã hội học của nhóm nghiên cứu.)
Như nguồn khảo sát cho thấy có 115/430 người không tăng ca, số lượng
công nhân tăng ca nhiều 318/430 cơng nhân, chứng tỏ cơng ty có khối lượng công
việc là rất lớn. Do vậy, công ty cần phải tuyển thêm lao động để tránh tình trạng
người làm khơng hết việc, người thì khơng có việc làm. Tăng ca lâu dài, liên tục sẽ
làm cho người lao động bị suy nhược sức khoẻ ảnh hưởng đến lao động sau này,
hiệu suất lao động cũng không cao.
Việc công nhân tăng ca liên tục thì có rất nhiều lý do khác nhau nhưng chủ
yếu là vì kinh tế. Họ phần lớn là xuất thân từ nơng thơn với hồn cảnh khó khăn.
Họ rất muốn có thêm thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Chính vì vậy, khi cơng ty

u cầu tăng ca thì phần đơng là cơng nhân chấp nhận.
Bảng 8: Thể hiện lý do tăng ca của cơng nhân

Vì kiếm tiền
Vì trách nhiệm
Vì ép buộc
Y kiến khác
Tổng số

Số người tham gia trả Tỷ lệ %
lời
186
52,0
67
18,7
71
19,8
34
9,5
358
100,0

(Nguồn : Khảo sát xã hội học của nhóm nghiên cứu)
Thu nhập của cơng nhân. Thu nhập cơ bản của công nhân là mức lương
hàng tháng doanh nghiệp và công ty trả cho họ theo thoả thuận trong hợp đồng lao
động. Ngồi ra, tuỳ mỗi cơng ty mà người lao động được hưởng những loai trợ cấp
khác nhau trên cơ sở ngày làm việc của công nhân. Trung bình mỗi tháng cơng
nhân có thu nhập khoảng 800000đ đến 1000000đ.
Bảng 9: Thể hiện thu nhập của công nhân
Số người tham gia trả Tỷ lệ %



23
lời
Dưới 800,000đ
Từ 800,000đ- 1,500,000đ
Từ
1,500,000đ2000,000đ
Trên 2000,000đ
Tổng số

43
285
87

10,0
66,3
20,2

15
430

3,5
100,0

(Nguồn : Khảo sát xã hội học của nhóm nghiên cứu)
Với mức lương như vậy thì việc đảm bảo cuộc sống trong mơi trường Thành
phố như Thành phố Hồ Chí Minh là cịn thấp. Hầu như giá cả thị trường hiện nay
đều có sự tăng vọt. Do vậy là rất khó khăn cho việc chi tiêu của cơng nhân.
Hình thức tính lương của cơng nhân là tuỳ vào doanh nghiệp, có thể tính theo

thời gian làm việc nhưng cũng có thể tính theo sản phẩm do công nhân làm ra
trong khoảng thời gian nhất định. Do cách tính lương khác nhau nên thu nhập của
cơng nhân cũng có sự khác nhau. Đối với những cơng ty tính lương theo thời gian
làm việc như Cơng ty Đơng Quang hay Cơng ty Cổ Phần Bao Bì Dầu Thực Vật thì
mức thu nhập của người lao động dường như ổn định hơn. Đa phần công nhân
trong KCN đều làm việc tính lương theo sản phẩm, chăng hạn cơng ty Nobland là
cơng ty có số lượng cơng nhân gần như là lớn nhất trong KCN. Hình thức tính
lương này tuy có kích thích người lao động cố gắng sản xuất nhưng thu nhập của
họ lại không đảm bảo. Làm theo sản phẩm sẽ làm cho thu nhập của công nhân
tăng lên khi cơng ty có nhiều việc nhưng ngược lại sẽ làm cho cơng nhân gặp rất
nhiều khó khăn khi cơng ty khơng có hoặc ít việc làm. Do vậy, các doanh nghiệp
cần phải có những chính sách hợp lý để đảm bảo thu nhập cho công nhân ở bất kì
hình thức thanh tốn nào. Chỉ có như vậy mới tạo cho cơng nhân n tâm lao
động, khuyến khích họ gắn bó với cơng ty hơn, tích cực với cơng việc hơn.
Tổng thu nhập của cơng nhân ngồi tiền lương cơ bản thì phần lớn cơng nhân
cịn có thêm một khoản thu nhập từ phụ cấp và tiền tăng ca (chủ yếu là từ tăng ca).
Tăng ca là hình thức tăng thu nhập cho công nhân, đồng thời cũng đảm bảo được
yêu cầu sản xuất đúng tiến độ của công ty.
Tuy nhiên, việc tăng ca không phải lúc nào cũng diễn ra thường xun trong
các cơng ty. Có cơng ty khơng tăng ca hoặc rất ít tăng ca như Cơng ty Đơng
Quang, nhưng cũng có những cơng ty thường xuyên tăng ca như công ty Nobland.
Thu nhập của công nhân phụ thuộc vào trình độ học vấn của họ. Đa phần
công nhân trong KCN Tân Thới Hiệp đều là những công nhân trẻ đến từ các tỉnh
khác nhau. Họ vào đây chủ yếu vì gia đình khó khăn hay bản thân họ khơng có
điều kiện học tiếp, phải đi làm sớm để tự nuôi bản thân hoặc phụ giúp kinh tế cho
gia đình. Do đó thu nhập thấp hay cao ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của họ. Lực
lượng lao động có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên rất hạn chế. Theo điều tra


24

của nhóm chúng tơi thì chỉ có khoảng 12/430 người có trình độ học vấn từ trung
cấp trở lên. So với đòi hỏi của nền kinh tế và khoa học kĩ thuật hiện nay thì số
người có trình độ chun mơn cịn q ít, chưa đáp ứng được u cầu của công
việc với khoa học kĩ thuật và chuyên môn hố ngày càng cao.
Cơng nhân có trình độ cao thì thời gian vào hợp đồng lao động chính thức sẽ
nhanh hơn lao động có trình độ thấp và thu nhập của họ cũng ổn định hơn. Trong
khi đó lao động của KCN hầu như có trình độ chun mơn thấp lại mới vào làm
việc cho nên tay nghề chưa cao, nó cũng ảnh hưởng quyết định đến thu nhập của
họ. Điều này thể hiện rất rõ khi được hỏi thì chỉ có 52/430 người cho rằng lương
đủ chi tiêu cho cuộc sống tối thiểu, bên cạnh đó thì một con số rất lớn nói rằng
lương của họ khơng đủ chi tiêu cho một cuộc sống tối thiểu.
Bảng 10: Thể hiện mức lương so với cuộc sống của công nhân

Đảm bảo
Tạm được
Không đảm bảo
Tổng số

Số người tham gia trả Tỷ lệ %
lời
52
12,1
54
12,6
324
75,3
430
100,0

(Nguồn : Khảo sát xã hội học của nhóm nghiên cứu)

Như vậy mức lương cho công nhân trong KCN Tân Thới Hiệp nhìn chung
cịn thấp, nhất là lực lượng cơng nhân làm theo sản phẩm. Do đó, cơng ty và doanh
nghiệp cần có những chính sách nhất định để đảm bảo cuộc sống cho người lao
động. Chỉ có như vậy các cơng ty trong KCN mới mong có được một lực lượng
lao động tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đó là yếu tố quan trọng để ổn định sản
xuất kinh doanh lâu dài.

2.3. Điều kiện sinh hoạt của công nhân khu công nghiệp.
Về nhà ở. Công nhân làm việc tại KCN Tân Thới Hiệp, quận 12 phần lớn là
từ các tỉnh miền Trung và một phần là từ miền Bắc vào. Do vậy vấn đề nhà ở đối
với họ là vơ cùng quan trọng. Từ xa vào khơng có phương tiện đi lại nên phần lớn
công nhân chọn thuê nhà gần công ty để tiện đi làm.
Theo điều tra của nhóm chúng tơi thì chỉ có khoảng 3,7% cơng nhân là có
nhà riêng. Đây chủ yếu là những người vào lâu đã lập gia đình hoăc là những
người vốn có hộ khẩu tại TP.HCM. Có khoảng 2,3% cơng nhân là đang ở nhờ nhà
người quen, số công nhân ở nhà trọ là rất lớn (chiếm 94% tổng số người tham gia
trả lời).


25
Bảng 11: Thăm dị chỗ ở của cơng nhân .

Nhà riêng
Nhà trọ
Ở nhờ
Tổng số

Số người tram gia
trả lời
16

404
10
430

Tỷ lệ %
3,7
94,0
2.3
100,0

(Nguồn : Khảo sát xã hội học của nhóm nghiên cứu)
Hầu hết các khu nhà trọ được xây dựng sát nhau, mỗi khu trọ là 2 dãy nhà úp
vào nhau có một lối đi chung khoảng từ 0,8-1,2m. Hầu hết các lối đi là chật hẹp
chỉ đủ cho một người và một xe đi. Thêm vào đo, do chật hẹp không có chỗ cho
cơng nhân phơi đồ vì vậy mà lối đi đồng thời cũng là chỗ phơi đồ.

Quan sát của nhóm nghiên cứu
Diện tích phịng trọ hạn chế, được các chủ nhà trọ cất lên với mục đích chính
là cho thuê. Do vậy, họ đều cố gắng thu hẹp diện tích, miễn sao là có nhiều phịng
cho th. Nhà trọ ở đây chỉ mang tính chất tạm thời nên chất lượng phịng trọ cũng
khơng được đảm bảo.
Bảng 12: Thể hiện chất lượng phịng trọ của cơng nhân .

Tốt

Số người tham gia
trả lời
39

Tỷ lệ %

9,1


×