Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS 2.0 ENTERPRISE TRONG CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI PHƯỜNG TÂN CHÁNH HIỆP, QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS 2.0 ENTERPRISE
TRONG CƠNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN
ĐỘNG ĐẤT ĐAI PHƯỜNG TÂN CHÁNH HIỆP,
QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ KIM ANH
Mã số sinh viên: 07124002
Lớp: DH07QL
Ngành: Quản lý đất đai

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

LÊ THỊ KIM ANH

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS 2.0 ENTERPRISE
TRONG CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN
ĐỘNG ĐẤT ĐAI PHƯỜNG TÂN CHÁNH HIỆP, QUẬN
12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN NGỌC THY
( Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh )

( Ký tên: ...................................)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011


Lêi
Lêi C¶m
C¶m ¥n!
¥n!
Đối với mỗi sinh viên năm cuối, khoảng thời gian thực tập
Đốilà với
sinhđểviên
cuối, khoảng
thời
gianhếtthực
tập
được coi
mộtmỗi
cơ hội
thử năm
sức mình,
có thể sử
dụng
tất cả
đượcthức
coi làtrong

một cơ
để thửđểsức
có thể
sử dụng
hết tất
kiến
kiến
nhàhội
trường
áp mình,
dụng vào
công
việc thực
tế.cảThời
thức
trong
nhà
trường
để
áp
dụng
vào
công
việc
thực
tế.
Thời
gian
gian thực tập 02 tháng tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
thực tập

tạithời
Văngian
phòng
đăng
ký quyền
sử dụng
đất đây,
Quậntôi
12
Quận
12 02
là tháng
khoảng
ít ỏi
nhưng
thật quý
giá. Tại
làm

khoảng
thời
gian
ít
ỏi
nhưng
thật
quý
giá.
Tại
đây,

tôi
được
được làm việc cùng với cán bộ của Văn phòng và được tiếp xúc với
việc cùng
phòng
đượcrất
tiếp
xúc kỹ
vớinăng
công làm
việc
công
việc với
thựccán
tế bộ
đã của
giúpVăn
tôi học
hỏivàđược
nhiều
thực
tế
đã
giúp
tôi
học
hỏi
được
rất
nhiều

kỹ
năng
làm
việc

trong
việc mà trong quá trình học tập tôi chưa được biết đến.
quá trình học tập tôi chưa được biết đến.
Xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa Quản lý đất
cám các
ơn các
thầyviên
cô trong
Quản đạt
lý đất
đai
đai và Xin
bất chân
động thành
sản cùng
giảng
khác khoa
đã truyền
kiến

bất
động
sản
cùng
các

giảng
viên
khác
đã
truyền
đạt
kiến
thức
cho
thức cho em trong suốt quá trình học tập. Đồng cám ơn lãnh đạo
em trong
quákýtrình
họcsử
tập.
Đồng
ơn 12
lãnh
đăng
quyền
dụng
đấtcám
Quận
đãđạo
tạo Văn
điềuphòng
kiện
Văn
phòngsuốt
đăng


quyền
sử
dụng
đất
Quận
12
đã
tạo
điều
kiện
giúp
em
giúp em hoàn thành kỳ thực tập, đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu hoàn
sắc
thànhđến
kỳ thực
đặc biệtNgọc
xin gửi
lờiđã
cảm
ơn sâu
nhấtdẫn
đếnvà
thạc
nhất
thạc tập,
sĩ Nguyễn
Thy
giúp
đỡ, sắc

hướng
chỉsĩ
Nguyễn
Ngọc
Thy
đã
giúp
đỡ,
hướng
dẫn

chỉ
bảo
tận
tình
cho
em
bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Và cuối cùng không thể không nhắc đến đó là sự quan tâm
cuối
không
đến đó
sựđình
quanđã
tâm
đặc
Connhắc
xin cảm
ơnlàgia

luôn
đặc biệtVàcủa
chacùng
mẹ không
và gia thể
đình.
đình.
Con
xin
cảm
ơn
gia
đình
đã
luôn
bên
biệt
của
cha
mẹ

gia
bên con, ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để
con,có
ủng
động
và tạothành
mọi điều
kiện
thuận

lợi nghiệp
nhất đểnày.
con có
con
thểhộ,
thực
hiệnviên
và hoàn
tốt bài
luận
văn tốt
thể thực hiện và hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này.
Trân trọng!
Trân trọng!
§H ĐH
N«ng
L©mLâm
TP.HCM,
ngμytháng
20/08/2011
Nông
TP.HCM,
07/2008
Sinh viªn Sinh viên
LêAnh
Thị Kim Anh
Lê Thị Kim


TÓM TẮT


Sinh viên thực hiện: Lê Thị Kim Anh, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chính Minh.
Đề tài: “Ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 Enterprise trong cập nhật, chỉnh lý
biến động đất đai Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM ”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Thy, Bộ môn Công nghệ Địa chính,
Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chính
Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai là một trong những nội dung quan
trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, phản ánh kịp thời hiện trạng sử dụng
đất ngoài thực địa, giúp Nhà nước nắm rõ thông tin về quỹ đất một cách thường xuyên
và liên tục từ tồng quát đến từng thửa đất cụ thể. Ngày nay, công nghệ thông tin ngày
càng phát triễn mạnh, việc áp dụng công nghệ vào công tác quản lý Nhà nước về đất
đai diễn ra khá phổ biến
Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh có nền kinh tế phát
triển nhanh, biến động đất đai diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp.Vì vậy, việc ứng
dụng phần mềm ViLIS 2.0 Enterprise trong công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất
đai của phường là điều hết sức cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu:
- Ứng dụng công nghệ tin học vào cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai.
- Thiết lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật pháp lý.
- Tăng cường công tác quản lý đất đai ở địa phương hiệu quả và lâu dài theo chiến
lược phát triển chung của ngành.
- Phục vụ công tác tra cứu, truy xuất thông tin địa chính.
Với cơ sở dữ liệu được xây dựng, đề tài đã sử dụng các công cụ của phần mềm
ViLIS 2.0 Enterprise thực hiện cập nhật, chỉnh lý những biến động đất đai của Phường
rất tiện lợi và nhanh chóng. Kết quả đạt được như sau:
- Nhập 50 đơn kê khai đăng ký vào hệ thống phần mềm
- Cập nhật, chỉnh lý 73 trường hợp biến động bằng ViLIS. Trong đó, có 25 hồ sơ
chuyển nhượng, 5 hồ sơ thừa kế, 2 hồ sơ tặng cho, 2 hồ sơ thu hồi, 20 hồ sơ thế chấp,

8 hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng, 10 hồ sơ hoàn công, 1 hồ sơ tách thửa.
Bằng việc sử dụng các phương pháp: Phương pháp bản đồ, phương pháp thu thập
số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp ứng dụng GIS, phương pháp phân tích
tổng hợp và phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, nghiên cứu đã đánh giá được
hiệu quả sử dụng ViLIS trong quản lý đất đai, đồng thời tìm ra được những ưu điểm,
nhược điểm của phần mềm và có những kiến nghị phù hợp.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 1

PHẦN I: TỔNG QUAN

3

I.1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

3

I.1.1. Cơ sở khoa học.

3

I.1.2. Cơ sở pháp lý.

8

I.1.3. Cơ sở thực tiễn.


9

I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu

11

I.2.1. Vị trí địa lý

11

I.2.2. Điều kiện tự nhiên.

12

I.2.3. Xã hội

13

I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.

14

I.3.1. Nội dung nghiên cứu.

14

I.3.2. Phương pháp nghiên cứu.

14


I.3.3. Quy trình thực hiện

15

PHẦN II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

16

II.1.Giới thiệu phần mềm ViLIS 2.0 Enterprise

16

II.1.1. Nền tảng công nghệ

16

II.1.2. Yêu cầu cài đặt phần mềm ViLIS 2.0 Enterprise

17

II.1.3. Các phân hệ của phiên bản ViLIS 2.0

17

II.1.4. Mục tiêu của ViLIS

18

II.2. Đánh giá nguồn dữ liệu phục vụ xây dựng CSDL hồ sơ địa chính


18

II.2.1. Dữ liệu không gian.

18

II.2.2. Dữ liệu thuộc tính

18

II.2.3. Đánh giá chung

19

II.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính

19

II.4. Ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 Enterprise trong cập nhật, chỉnh lý biến động 19
II.4.1. Đăng kí biến động cho chủ sử dụng đã có trong CSDL

20

II.4.2. Đăng kí biến động cho chủ sử dụng chưa có trong CSDL

41

II.5. Đánh giá khả năng của phần mềm ViLIS 2.0 Enterprise


49


II.5.1. Ưu điểm

49

II.5.2. Nhược điểm

50

II.6. Đánh giá hiệu quả của phần mềm ViLIS 2.0 Enterprise

51

II.6.1. Hiệu quả kinh tế

51

II.6.2. Hiệu quả xã hội

51

KẾT LUẬN

53

1. Kết luận.

53


2. Kiến nghị.

53


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VPĐK
: Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất
TP.HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
BĐĐC
: Bản đồ địa chính.
GCN
: Giấy chứng nhận.
CSDL
: Cơ sở dữ liệu.
QSDĐ
: Quyền sử dụng đất.
Bộ TNMT
: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
HSKT
: Hồ sơ kỹ thuật.
HSĐC
: Hồ sơ địa chính
Trung tâm CSDL - HTTT – TTVT : Trung tâm Cơ sở dữ liệu và Hệ thống thông tin –
Trung tâm Viễn thám quốc gia


DANH SÁCH SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ BẢNG

Danh sách sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1: Quy trình thực hiện đề tài

15

Sơ đồ 2: Quy trình đăng ký biến động chỉnh lý trên bản đồ

35

Danh sách bảng
Bảng 1: Bảng Thống kê tình hình biến động đất đai Phường
Tân Chánh Hiệp từ ngày 12/08/2010 đến ngày 10/06/2011

21

Danh sách hình
Hình 1: Sơ đồ vị trí Phường Tân Chánh Hiệp

12

Hình 2: Giao diện chuyển quyền trọn giấy

22

Hình 3: Giao diện chuyển nhượng

23


Hình 4: Giao diện chọn kiểu chuyển quyền

24

Hình 5: Giao diện thông báo lỗi khi thực hiện chuyển quyền

25

Hình 6: Giao diện cho thuê đất

26

Hình 7: Giao diện góp vốn không hình thành pháp nhân mới

27

Hình 8: Giao diện góp vốn có hình thành pháp nhân mới

27

Hình 9: Giao diện cấp GCN trong góp vốn hình thành pháp nhân mới

27

Hình 10: Giao diện biến động thế chấp

29

Hình 11: Giao diện nhập diện tích và MĐSD sẽ chuyển đổi


30

Hình 12: Giao diện cập nhật nội dung biến động

31

Hình 13: Thông báo GCN đang được thế chấp tại ngân hàng

32

Hình 14: Giao diện chọn thửa đất cần bổ sung tài sản

32

Hình 15: Giao diện thu hồi GCN

33


Hình 16: Giao diện gộp thửa hồ sơ

34

Hình 17: Giao diện chọn các thửa đất cần gộp trên bản đồ

31

Hình 18: Giao diện gộp thửa bản đồ


37

Hình 19: Giao diện thực hiện biến động

37

Hình 20: Giao diện tìm kiếm các thửa đang biến động

38

Hình 21: Giao diện bản đồ sau khi gộp thửa

38

Hình 22: Giao diện tìm và chọn thửa tham gia tách thửa

39

Hình 23: Giao diện tính đỉnh giao hội

40

Hình 24: Giao diện tách thửa

40

Hình 25: Giao diện bản đồ sau khi tách thửa

41


Hình 26: Giao diện kê khai chủ sử dụng/sở hữu

43

Hình 27: Giao diện kê khai thửa đất

44

Hình 28: Giao diện đăng kí nhà

45

Hình 29: Giao diện hồ sơ kỹ thuật

46

Hình 30: Giao diện lấy HSKT từ file CAD

47

Hình 31: Giao diện cấp giấy chứng nhận

48

Hình 32: Lỗi khi thực hiện quy trình biến động

50




Ngnh Qun lý t ai

SVTH: Lờ Th Kim Anh

T VN
t ai l ngun ti nguyờn vụ cựng quý giỏ ca mi quc gia, l t liu sn xut c
bit khụng th thiu c, t ai cú vai trũ ln i vi i sng, sn xut, kinh t vn
hoỏ, xó hi v an ninh quc phũng ca mi nc. Ngy nay, trong cụng cuc i mi v
phỏt trin ca t nc ang to ra nhng bc i v sc tng trng mnh, lm cho ỏp
lc v nhu cu s dng t ngy cng tng, tc ụ th hoỏ din ra mnh m, nhng t
ai li cú gii hn v cng tr nờn khan him, khụng trỏnh khi nhng mõu thun phỏt
sinh gia cỏc mc ớch s dng t gõy khú khn cho nh qun lý.
Thaứnh phoỏ Ho Chớ Minh laứ moọt trong nhửừng thaứnh phoỏ ln ca nc ta cú tc
ụ th húa din ra rt nhanh chúng, cựng vi s tỏc ng ca nn kinh t th trng v quỏ
trỡnh iu chnh quy hoch, chnh trang ụ th ó dn ti quỏ trỡnh s dng t v tỡnh
hỡnh chuyn nhng quyn s dng t din ra ht sc phc tp. Phng Tõn Chỏnh Hip
Qun 12 TP.H Chớ Minh cú u th v trớ a lý iu kin t nhiờn thun li, ang
vn lờn phỏt trin mnh m v nhiu mt kinh t xó hi, thu hỳt s chỳ ý ca cỏc nh
u t. Bin ng t ai xy ra hng ngy t thay i v kớch thc, hỡnh th, din tớch,
ch s dng, mc ớch s dngũi hi nh qun lý phi tin hnh cp nht thng
xuyờn. Qun 12 ó bt tay ng dng cụng ngh thụng tin vo vic xõy dng h s a
chớnh, tuy nhiờn ch dng li mc thụng tin ng kớ, vic cp nht cha c chỳ
trng. Vn cp thit t ra l lm cỏch no cú th thc hin cụng tỏc cp nht, chnh lý
bin ng mt cỏch cú hiu qu, kp thi, tit kim ng thi cng thun li trong qỳa
trỡnh lu tr, qun lý v s dng. lm c iu ny nht thit phi cú nn tng cụng
ngh thng nht v s dng c s d liu cho tt c cỏc cụng tỏc qun lý Nh nc v t
ai nhm tit kim nhõn lc, tin ca ng thi ng b húa, thng nht cỏch thc qun lý
thụng tin t ai trờn phm v ton quc. Trong thi gian qua, thụng qua cỏc d ỏn cú
ngun vn nc ngoi nh VLAP (Tng cc a chớnh), SEMLA (B Ti nguyờn v Mụi
trng) ó u t cho vic xõy dng mụ hỡnh, gii phỏp k thut cho c s d liu t ai,

phn mm ViLIS 2.0 Enterprise ra i. Qua mt quỏ trỡnh trin khai ỏp dng trong thc
t, phn mm ViLIS 2.0 Enterprise ó ngy cng hon thin v ỏp ng tt hn cỏc ni
dung phc tp v a dng ca cụng tỏc qun lý Nh nc v t ai. Phn mm ViLIS 2.0
Enterprise ó th hin nhng tớnh nng vt tri trong cụng tỏc qun lý Nh nc v t
ai cng nh lu tr cp nht bin ng, x lý truy cp thụng tin.
T thc tin trờn chỳng tụi thc hin ti: ng dng phm mm ViLIS 2.0
Enterprise trong cụng tỏc cp nht, chnh lý bin ng t ai Phng Tõn Chỏnh
Hip Qun 12 Thnh ph H Chớ Minh .
Mc tiờu nghiờn cu:
ti nghiờn cu cỏc tin ớch ca phn mm ViLIS 2.0 Enterprise phc v cụng tỏc
cp nht chnh lý bin ng t ai ti Phng Tõn Chỏnh Hip, Qun 12 nhm:
- ng dng cụng ngh tin hc vo chnh lý bin ng t ai bng phn mm ViLIS
Enterprise.
-1-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Kim Anh

- Thiết lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật pháp lý.
- Tăng cường công tác quản lý đất đai ở địa phương hiệu quả và lâu dài theo chiến
lược phát triển chung của ngành.
- Phục vụ công tác tra cứu, hỗ trợ hoạt động thanh tra, truy xuất thông tin địa chính
theo chủ sử dụng, thửa đất hay theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
- Cơ sở dữ liệu, bản đồ, hồ sơ địa chính Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành
phố Hồ Chí Minh

- Quy trình, quy phạm liên quan đến bản đồ số, cập nhật hồ sơ địa chính
- Phần mềm ViLIS 2.0 Enterprise và các phần mềm hỗ trợ khác như: SQL Server,
ArcGIS Engine, ArcSDE for SQL Server …
Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài thực hiện trên cơ sở dữ liệu của Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12.
- Ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 Enterprise phục vụ công tác cập nhật, chỉnh lý biến
động đất đai.

-2-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Kim Anh

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
Các khái niệm:
Đất đai
Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích của bề mặt trái đất với các thuộc
tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh
quyển bên trên, bên trong và bên dưới của nó như là: khí hậu, đất (Soil), điều kiện địa
chất, điều kiện thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động trước đây và hiện
nay của con người, ở chừng mực mà các thuộc tính này có ảnh hưởng đến việc sử dụng
đất đó của con người hiện tại và tương lai
Thửa đất: là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc
được mô tả trên hồ sơ. Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng các cạnh thửa
là tâm của đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố
định (là dấu mốc hoặc cọc mốc) tại các đỉnh liền kề của thửa đất; ranh giới thửa đất mô tả

trên hồ sơ địa chính được xác định bằng các cạnh thửa là đường ranh giới tự nhiên hoặc
đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định.
Biến động đất đai
Biến động đất đai là quá trình sử dụng của người sử dụng đất làm thay đổi hình thể,
kích thước của thửa đất, mục đích sử dụng của thửa đất…so với hiện trạng ban đầu.
Nguyên nhân biến động đất đai là do nền kinh tế phát triển về mọi mặt dẫn đến nhu cầu
về đất đai rất lớn,chẳng hạn như từ đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
được sử dụng vào mục đích xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều; đồng thời
nhu cầu về đất ở ngày càng tăng cao. Từ đó, để Nhà nước quản lý về đất đai được chặt
chẽ hơn thì công tác theo dõi, cập nhật chỉnh lý biến động của các cấp quản lý ở địa
phương là hết sức cần thiết.
Mục đích của đăng ký biến động đất đai và chỉnh lý hồ sơ địa chính là nhằm đảm
bảo cho hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất ngoài thực địa. Giúp
Nhà nước nắm chắc được quỹ đất và những thay đổi trong quá trình sử dụng đất để tiến
hành thu các loại thuế phù hợp đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất.
Vì vậy, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải quản lý được cả ba biến động là: biến động
hợp pháp, biến động chưa hợp pháp và biến động không hợp pháp. Tuy nhiên, hồ sơ địa
chính chỉ được chỉnh lý cho những truờng hợp biến động hợp pháp.
 Biến động hợp pháp: người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai và đã được
cơ quan có thẩm quyền cho phép.
 Biến động chưa hợp pháp: Nguời sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai
nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
-3-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Kim Anh

 Biến động không hợp pháp: Người sử dụng đất không khai báo khi có biến động

hoặc khai báo không đúng quy định của pháp luật.
Thẩm quyền chỉnh lý biến động đất đai
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường chịu trách
nhiệm chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính gốc.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên - Môi trường và cán
bộ địa chính xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm chỉnh lý, cập nhật bản sao hồ sơ địa
chính.
Đăng ký biến động đất đai phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Thủ tục đăng ký biến động chỉ thực hiện đối với những người sử đất đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Những trường hợp đã biến động kể từ sau khi được cấp giấy thì phải làm thủ tục để
đăng ký biến động.
- Đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính được tổ chức thực hiện theo chế độ
sau:
+ Tổ chức đăng ký biến động, chỉnh lý biến động thường xuyên.
+ Định kỳ 05 năm một lần, các địa phương phải thực hiện tổng kiểm tra tình hình
biến động đất đai.
- Các cơ quan đăng ký biến động có trách nhiệm cung cấp dịch vụ và hướng dẫn
người sử dụng đất kê khai, nộp hồ sơ đầy đủ, đúng nơi quy định.
- Hồ sơ chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp quyền
sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp nào được
quản lý ở cơ quan Địa chính cấp đó trong thời gian không quá 12 tháng, sau đó phải
chuyển về Trung tâm lưu trữ Địa chính để lưu trữ.
Khái niệm hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách, chứng thư,…chứa đựng
những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của đất đai được
thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký
biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ yêu cầu quản lý đất
đai.
Hồ sơ địa chính gồm Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi

biến động đất đai và bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo Thông tư
09/2007/TT-BTNMT)
 Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính
- Lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
- Lập, chỉnh lý theo đúng trình tự thủ tục, hình thức, quy cách đối với mỗi loại tài
liệu.
- HSĐC phải đảm bảo tính thống nhất:
-4-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Kim Anh

+ Giữa bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động.
+ Giữa bản gốc và các bản sao của HSĐC.
+ Giữa HSĐC với GCN và hiện trạng sử dụng đất.
Bản đồ địa chính
BĐĐC là sự thể hiện bằng số hay trên các vật liệu như giấy, điamat, hệ thống các
thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố được quy định cụ thể theo hệ thống không
gian, thời gian nhất định và chịu sự chi phối của pháp luật
 Bản đồ số địa chính
Bản đồ địa chính số là sản phẩm bản đồ được số hoá, thiết kế, biên tập, lưu trữ và
hiển thị trên hệ thống máy tính và các thiết bị điện tử, bản đồ địa chính số có thông tin nội
dung tương tự như bản đồ địa chính giấy nhưng nó được lưu trữ dưới dạng số và hiển thị
dưới dạng hình ảnh bản đồ.
 Đặc điểm của bản đồ địa chính
- BĐĐC là bản đồ chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai.
- BĐĐC lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi tắt là bản đồ địa chính)
và được thống nhất trong cả nước.

- BĐĐC được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành
chính xã, phường, thị trấn được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn các thửa đất, xác định loại đất
của mỗi thửa theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ và
được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong HSĐC.
- BĐĐC lập theo tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất do bộ Tài nguyên Môi trường quy
định, trên tọa độ nhà nước.
- Thửa đất phải được thể hiện chính xác về ranh giới; đỉnh thửa phải có toạ độ chính
xác. Mỗi thửa đất phải kèm theo thông tin về số hiệu thửa đất, diện tích thửa đất và ký
hiệu loại đất;
- Bản đồ địa chính phải do các đơn vị được cấp giấy phép hành nghề hoặc được
đăng ký hành nghề đo đạc bản đồ lập
 Nội dung bản đồ địa chính
- Điểm khống chế toạ độ, độ cao
- Địa giới hành chính các cấp.
- Ranh gới thửa đất
- Loại đất
- Công trình xây dựng trên đất
- Ranh giới sử dụng đất
- Hệ thống giao thông: đường bộ đường sắt, cầu…
- Hệ thống thủy văn: sông ngòi, kênh rạch, suối, hệ thống thủy lợi gồm công trình
dẫn nước, đê, đập cống.
- Địa vật quan trọng
-5-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Kim Anh

- Mốc giới và chỉ giới quy hoạch, mốc giới hành lang an toàn công trình, điểm tọa độ

địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
- Dáng đất
Hệ thống đăng ký
Các thành phần của hệ thống đăng ký bao gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
do chủ sử dụng giữ và hệ thống sổ sách do cơ quan quản lý đất đai quản lý.
 Về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với
đất: Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban
hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
gắn liền với đất thống nhất trong phạm vi cả nước. Sau đó, Thông tư 20/2010/TT-BTNMT
ngày 22/10/2010 quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
 GCNQSDĐ: là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của
người sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực
hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.
 Về hệ thống sổ sách: Mẫu sổ sách ban hành kèm theo Thông tư 09/2007/TT – Bộ
Tài Nguyên và Môi Trường ngày 02/08/2007 Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ
địa chính. Sau đó, Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 bãi bỏ
Mẫu số 03/ĐK về sổ theo dõi biến động đất đai của Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT và
quy định mới về mẫu sổ cấp GCN.
 Sổ địa chính
Sổ địa chính là sổ ghi về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất của người đó. Sổ địa chính được lập theo đơn vị hành
chính cấp xã, phường, thị trấn do cán bộ địa chính chịu trách nhiệm thực hiện, được
UBND xã, phường, thị trấn xác nhận và được cơ quan địa chính cấp huyện, tỉnh duyệt.
Nguyên tắc lập sổ địa chính:
- Sổ được lập, chỉnh lý theo thủ tục đăng ký đất đai.
- Thứ tự ghi vào sổ địa chính theo thứa tự cấp GCN.
- Sổ được lập thành các quyển riêng cho từng đối tượng.
- Cách ghi cụ thể và ký hiệu được hướng dẫn sau mỗi trang bìa của mỗi quyển sổ.
 Sổ mục kê đất đai

Sổ mục kê là sổ ghi các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh
giới khép kín trên bản đồ. Sổ mục kê được lập từ bản đồ địa chính và các tài liệu điều tra
đo đạc ngoài thực địa. Sổ mục kê lập để liệt kê toàn bộ thửa đất trong phạm vi hành chính
mỗi xã, phường, thị trấn về các nội dung: tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất để đáp ứng
yêu cầu tổng hợp thống kê diện tích đất đai, lập và tra cứu, sử dụng các tài liệu HSĐC
một cách đầy đủ, thuận tiện, chính xác.
Nguyên tắc lập sổ mục kê:
- Lập chung cho các tờ bản đồ địa chính thuộc từng xã.
-6-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Kim Anh

- Thứ tự vào sổ theo thứ tự số hiệu của tờ bản đồ đã đo vẽ.
- Mỗi tờ bản đồ vào theo thứ tự thửa đất, ghi hết các thửa đất thì để cách số trang
bằng 1/3 số trang đã ghi cho tờ đó, tiếp theo ghi các đối tượng theo tuyến, sau đó mới vào
sổ cho tờ bản đồ địa chính tiếp theo.
 Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ ghi những trường hợp đăng ký biến động đất đai
đã được chỉnh lý trên sổ địa chính.
Nguyên tăc lập sổ theo dõi biến động đất đai:
- Sổ ghi đối với tất cả trường hợp đã được chỉnh lý trên sổ địa chính.
- Thứa tự ghi vào sổ theo thứ tự thời gian thực hiện việc đăng ký biến động.
- Nội dung thông tin vào sổ được ghi theo nội dung đã chỉnh lý trên sổ địa chính.
 Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Sổ được lập để cơ quan địa chính thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất theo dõi, quản lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở
cấp mình. Sổ được lập trên cơ sở sắp xếp theo thứ tự GCN quyền sử dụng đất đã cấp vào

sổ. Cơ quan địa chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan địa chính cấp huyện
chịu trách nhiệm lập và giữ sổ cấp GCN quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm
quyền cấp của mình
Như vậy: BĐĐC và hệ thống đăng ký có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho
nhau và không thể tách rời. Do đó, để công tác quản lý nhà nước về đất đai đạt hiệu quả
cao thì cần phải có giải pháp liên kết chặt chẽ hai loại dữ liệu lại với nhau.
Các giải pháp về công nghệ thông tin đang được áp dụng hiện nay
Các giải pháp trên Autocad: phần lớn các giải pháp được ứng dụng từ những năm
trước đây (khoảng 1993 trở về trước) đều dựa trên phần mềm Autocad - một sản phẩm đồ
hoạ nổi tiếng của Autodesk với các phát triển ứng dụng bằng ngôn ngữ Auto LISP và hệ
CSDL Foxpro.Trong những năm gần đây, hãng AutoDesk đã đưa ra các giải pháp hoàn
thiện hơn, cung cấp các công cụ từ AutoCad đến các công cụ GIS như AutoMap 2000,
Mapland Survey….và các sản phẩm Mapguide qua internet.
Phường Tân Chánh Hiệp đã ứng dụng Autocad vào việc lập bản đồ địa chính, tạo
HSKT, thực hiện tách/gộp thửa trong thời gian qua và hiện vẫn còn sử dụng
Phầm mềm Microstation: Microstation là phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) của
tập đoàn INTERGRAPH. Microstation là phầm mềm đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng
quản lý các đồi tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. Microstation còn được dùng làm
nền cho các ứng dụng khác như: Geovec, Irasb, Irasc, MRF Clean, MFSC, MRF Flag,
Famis.
Các công dụng chính của Microstation như: thiết kế đối tượng dạng điểm, đường và
dạng Pattern mà rất nhiều phương pháp trình bày bản đồ được coi là rất khó sử dụng đối
với nhiều phần mềm khác (Mapinfo, Autocad, Coreldraw…) lại giải quyết một cách dễ
dàng trong Microstation, ngoài ra các file dữ liệu bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền
-7-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Kim Anh


một file chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ thống
đơn vị đo được tính theo giá trị thực ngoài thực địa làm tăng tính chính xác và thống nhất
giữa các file bản đồ, số hóa các đối tượng trên nền bản đồ khác hoặc trên ảnh, sửa lỗi,
biên tập và trình bày bản đồ. Ngoài ra, Microstation còn cung cấp công cụ nhập, xuất
(Import, Export) dữ liệu đồ họa giữa các phần mềm.
FAMIS (Field work and Cadastral Mapping Intergrated Software – Phần mềm
tích hợp cho đo và vẽ bản đồ địa chính): là một phần mềm nằm trong hệ thống phần
mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và HSĐC có khả năng
xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm
đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống
bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu BĐĐC kết hợp với cơ sở dữ liệu HSĐC để thành một
cơ sở dữ liệu về bản đồ và HSĐC thống nhất.
- Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm lớn :
+ Các chức năng làm việc với CSDL trị đo.
+ Các chức năng làm việc với CSDL bản đồ địa chính.
Lựa chọn giải pháp công nghệ cho Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12
Với những phân tích thông tin về những thế mạnh của từng phần mềm, dựa vào nhu
cầu và ngân sách hiện có, với quy mô hiện tại của Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12 ,đề
tài đã chọn phần mềm VILIS để thực hiện.
Các giải pháp của phần mềm VILIS
- Quản lý cơ sở toán học bản đồ, hệ thống lưới tọa độ – độ cao các cấp, mốc địa giới
hành chính.
- Quản lý cơ sở dữ liệu đất đai: BĐĐC, HSĐC, bản vẽ kỹ thuật
- Đăng ký đất đai: quản lý hồ sơ, BĐĐC và kê khai đăng ký, in giấy chứng nhận, cập
nhật và quản lý biến động đất đai.
- Hỗ trợ thống kê, kiểm kê đất đai, tính chất bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai từ
BĐĐC.
- Hỗ trợ quản lý quy hoạch đất đai, tính toán đền bù giải tỏa tái định cư theo quy
hoạch.

- Quản lý các quá trình giao dịch đất đai, hồ sơ đất đai.
I.1.2 Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.
- Luật Dân sự 2005 quy định về thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.

-8-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Kim Anh

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật
Đất đai
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999, của Chính phủ về thủ tục chuyển
đổi, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế
chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
- Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp
vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ TNMT về việc
hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 Quy định về Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 quy định bổ sung về Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Quyết định 19/2009/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của UBND Thành Phố Hồ Chí
Minh về diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa
- Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam
- Quyết định 221/QĐ-BTNMT ngày 14/02/2007 của Bộ TNMT về sử dụng thống
nhất phần mềm ViLIS.
- Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ TNMT quy định về chuẩn
kĩ thuật dữ liệu địa chính
- Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ
TNMT ban hành quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000,
1:5000 và 1:10000
I.1.3 Cơ sở thực tiễn
Cơ sở dữ liệu đất đai là một trong những nội dung quan trọng để xây dựng mô hình
quản lý đất đai hiện đại. Cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho nhiều ngành, nhiều địa phương
chứ không bó hẹp phạm vi sử dụng như cơ sở dữ liệu địa chính, chỉ phục vụ cho công tác
đăng ký, thống kê đất đai. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phải làm đồng bộ thống
nhất từ Trung ương tới địa phương, có lộ trình phù hợp. Đến năm 2015 phải cơ bản hoàn
thành khung cơ sở dữ liệu đất đai. Sau 2015 là giai đoạn cập nhật thông tin. Để dự án
triển khai đồng bộ ở cả cấp Trung ương và địa phương, Tổng cục Quản lý đất đai cần phối
hợp với các đơn vị chuẩn bị các văn bản hướng dẫn việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
thành các quy trình chuẩn. Đồng thời ban hành các tiêu chuẩn về thiết bị; số lượng và
trình độ cán bộ; nhà xưởng; quan trọng là hoàn thiện phần mềm dùng chung trong cả
nước.
-9-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Kim Anh


Dự án VLAP
Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP –
Vietnam Land Administration Project) là dự án triển khai xây dựng hệ thống đăng ký đất
đai, hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo phương thức hiện đại
nhằm cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận quỹ đất và
công khai hóa thông tin về đất đai.
Mục tiêu của VLAP
Từ khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành, Việt Nam đã xây dựng lộ trình
cụ thể đối với việc hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai. Đến nay, VLAP sẽ hỗ trợ đẩy
nhanh quá trình hiện đại hóa hệ thống quản lý tại một số tỉnh trong giai đoạn 5 năm, bắt
đầu từ năm 2008.
Dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ quản, triển khai tại các tỉnh
được lựa chọn việc đo đạc lập bản đồ địa chính, lập sổ sách địa chính dưới dạng cơ sở dữ
liệu và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoàn thiện hệ thống
đăng ký đất đai và hệ thống thủ tục hành chính trong quản lý đất đai; tăng cường tính
công khai và minh bạch trong quản lý hướng tới việc tạo thuận lợi trong tiếp cận quỹ đất
thông qua dịch vụ thông tin đất đai đối với mọi đối tượng. Việc chuyển dịch đáng kể cơ
cấu sử dụng đất là nội dung cơ bản của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cho rằng việc xây dựng một hệ thống quản lý đất
đai hiện đại là một nhiệm vụ cần thiết, bức xúc nhằm mang lại lợi ích thiết yếu cho phát
triển kinh tế đất nước, tạo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Một hệ thống quản lý
đất đai có hiệu lực và hiệu quả sẽ bảo đảm quyền lợi hợp lý của Nhà nước, nhà đầu tư và
người đang sử dụng đất. Một hệ thống quản lý đất đai công khai và minh bạch sẽ góp
phần tích cực trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý, nâng cao hiệu quả
trong sử dụng, giải quyết tốt mọi tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, làm người dân
tin tưởng hơn vào mọi hoạt động phát triển có liên quan đến sử dụng đất đai.
Sự thành công của Dự án sẽ được đánh giá thông qua các tiêu chí về mức độ hài lòng
của người dân đối với hệ thống quản lý, sự chấp nhận của cộng đồng đối với thủ tục đăng
ký khi thực hiện các giao dịch về đất đai, việc cải thiện về môi trường đầu tư có sử dụng
đất đai.

Phần mềm ViLIS
“Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh” là một đề tài nghiên cứu cấp Nhà
nước, do các cán bộ, chuyên gia của Trung tâm CSDL - HTTT – TTVT thực hiện. Đây là
tổ chức thuộc Bộ TNMT, có chức năng giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường
bằng công nghệ viễn thám, công nghệ địa tin học phục vụ công tác quản lý Nhà nước của
Bộ, phục vụ các ngành kinh tế quốc dân; nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và
phát triển công nghệ viễn thám, công nghệ địa tin học trong lĩnh vực TN&MT.
Năm 2003, đề tài đã được nghiệm thu với sản phẩm là phần mềm Hệ thống thông tin
đất đai đa mục tiêu – ViLIS (Virila Land Information System). Hội đồng nghiệm thu cấp
Nhà nước đã đánh giá cao tính thực tiễn của đề tài và có kiến nghị ứng dụng kết quả thực
tiễn của đề tài vào trong thực tiễn.
- 10 -


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Kim Anh

Năm 2005, Bộ TNMT đã giao cho Trung tâm viễn thám tiếp tục thực hiện, hoàn
thiện, nâng cấp và triển khai ứng dụng phần mềm ViLIS trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Tên chính thức của phần mềm là Vietnam Land Information System.
Ngày 14/02/2007, từ hiệu quả đạt được trong triển khai phần mềm ViLIS ở một số
địa phương cũng như nhận thấy được sự cần thiết phải có một phần mềm chuẩn để thống
nhất công tác quản lý đất đai ở các địa phương trong cả nước, Bộ TNMT đã ban hành
Quyết định số 221/QĐ-BTNMT về sử dụng thống nhất phần mềm ViLIS.
Quá trình phát triển của phần mềm VILIS
- Năm 2003, phiên bản đầu tiên (mô hình) của phần mềm VILIS là sản phẩm của đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “xây dựng mô hình CSDL đất đai cấp tỉnh” ra đời.
- Năm 2004, phiên bản mô hình VILIS bắt đầu được hoàn thiện và triển khai trong
thực tế. Đây là phiên bản chạy trên các máy đơn.

- Năm 2005, VILIS phiên bản 1.0 được hoàn thiện theo luật đất đai năm 2003, Nghị
định 181, chạy trên hệ thống mạng theo mô hình Client/Sever. Phiên bản 1.0 không
ngừng được cải tiến và nâng cấp đã đáp ứng nhu cầu người sử dụng.
- Năm 2006: Trung tâm Viễn Thám tập trung phát triển phần mềm VILIS phiên bản
2.0. Phiên bản 2.0 của ViLIS được xây dựng dựa trên các phát triển mới nhất của công
nghệ ArcGIS của hãng ESRI (Hoa Kỳ) và công nghệ thông tin như webGIS, C#.NET,
ASP.NET
- Hiện nay ViLIS phiên bản 2.0 đang trong giai đoạn kiểm tra, thử nghiệm. Phiên bản
VILIS 2.0 định hướng một môi trường làm việc thống nhất và hiện đại, hỗ trợ một cách
có hiệu quả các nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng như nhu cầu khai
thác, sử dụng thông tin đất đai của tổ chức, cộng đồng xã hội.
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.2.1 Vị trí địa lý
Phường Tân Chánh Hiệp là phường đang trên đà đô thị hóa nằm ở hướng Tây Bắc
của thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp phường Trung Mỹ Tây và xã Trung Chánh,
phía Đông giáp phường Hiệp Thành, Tân Thới Hiệp, phía Nam giáp phường Đông Hưng
Thuận và phía Bắc giáp xã Thới Tam Thôn.

- 11 -


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Kim Anh

Hình 1- Sơ đồ vị trí Phường Tân Chánh Hiệp
I.2.2 Điều kiện tự nhiên
 Khí hậu, mang đặc trưng chung của khí hậu vùng Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa
với hai mùa mưa và mùa khô tương phản nhau rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào khoảng tháng
5 đến tháng 10 và mùa khô từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ ở khu vực

phường Tân Chánh Hiệp thuộc loại cao, liên tục quanh năm và khá ổn định. Đỉnh của
mùa nắng nóng là 40oc và thấp nhất khoảng 16oc vào mùa mưa mát. Trung bình nhiệt độ
là 27oc. Hướng gió chủ yếu là hướng Đông Nam (vào mùa khô) và Tây Nam (vào mùa
mưa). Tốc độ gió trung bình là 3m/s.
 Thổ nhưỡng đặc trưng ở khu vực là thềm phù sa cổ và qua quá trình phong hóa
nên về cơ bản phần hữu cơ đã bị mất dần nên màu sắc chủ đạo là màu xám của cát pha. Vì
đây là vùng gò nên hệ thống nước ngầm ở khu vực này khá tốt nên nhân dân thường sử
dụng nước ngầm ở hai tầng ngầm cạn ở độ sâu từ 3 đến 15m và tầng ngầm bán áp được
phân bố ở độ sâu 15 đến 30m để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất
 Hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh như tỉnh lộ 15 (Tô Ký), các
tuyến đường liên phường, đường nội bộ phủ rộng trong địa bàn đã được nhựa hóa, bê
tông hóa. Tuy nhiên vẫn chưa phủ hết trên toàn địa bàn và các tuyến đường chính trên địa
bàn chưa được trang bị hệ thống thoát nước nên còn gây ngập úng khi có mưa.

- 12 -


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Kim Anh

I.2.3 Xã hội
Phường có diện tích tự nhiên 421 ha với dân số 48.776 người, trong đó số nhân khẩu
thường trú khoảng 25.000 nhân khẩu và khoảng hơn 50% dân số còn lại là nhân dân ở các
vùng trên cả nước và nước ngoài đến sinh sống và làm việc trên địa bàn phường.
 Tính ngưỡng, có các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Tin Lành và một
số tôn giáo khác, nhìn chung hoạt động và sinh hoạt của các tôn giáo diễn ra bình thường,
đúng lễ nghi thuần túy về tôn giáo, đúng pháp luật. Các chức sắc, chức việc và tín đồ đã
có những đóng góp tích cực trong các phong trào cách mạng của địa phương, xây dựng
cuộc sống tốt đời đẹp đạo và mối đoàn kết giữa các tôn giáo.

 Dân tộc đa số là dân tộc Kinh, kế đến là dân tộc Hoa và một số ít đồng bào thuộc
các dân tộc Khơmer. Trong suốt quá trình sinh sống và phát triển, những đồng bào các
dân tộc này mang theo mình ngôn ngữ, văn hóa, lối sống, tôn giáo cùng tồn tại dung hòa
với nhau tạo nên nét đẹp trong truyền thống của con người vùng đất Tân Chánh Hiệp.
 Kinh tế, khi thành lập phường, chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Năm 2010 có 420
công ty, doanh nghiệp và 1.007 hộ cá thể, trong đó có đơn vị công ty phần mềm Quang
Trung là một trong 12 công trình trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh, 02chợ truyền
thống Tân Chánh Hiệp và chợ ngã ba bầu và các hộ kinh doanh mua bán trong các khu
dân cư đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán của nhân dân trên địa bàn. Ngoài ra trên địa bàn
quận có nhiều dự án xây dựng khu dân cư, cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh của
các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước hứa hẹn một cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
đúng hướng mà Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ 4 định hướng là Thương mại dịch vụcông nghiệp - nông nghiệp.
 Y tế, chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân luôn được quan tâm,
tăng cường công tác phòng chống các dịch bệnh, khống chế dịch bệnh không để bùng
phát, tăng cường tuyên truyền, vận động kết hợp với kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tăng cường và duy trì khám bệnh miễn phí cho người dân.Công tác dân số và gia đình có
nhiều tiến bộ, kiềm chế tỉ lệ tăng dân số tự nhiên dưới mức 1%, hoàn thành đạt và vượt
chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới mức 7%.
 An ninh chính trị - trật tự xã hội, tình hình an ninh chính trị luôn được giữ vững,
không để xảy ra các vụ việc phức tạp, phạm pháp hình sự mỗi năm đều giảm, tỷ lệ phá án
năm sau cao hơn năm trước từ 55% đến 78%. Năm 2005 đến nay phường không còn tụ
điểm mua bán ma túy. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát động sâu
rộng trong các tầng lớp nhân dân góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh kinh tế.
 Văn hóa - xã hội, công tác xã hội hóa giáo dục luôn được chú trọng đầu tư phát
triển theo chiều sâu với sự hình thành của các trường lớp, điểm nhóm mầm non tư thục, tỷ
lệ học sinh vào các cấp mỗi năm đều đạt 100%, tỷ lệ tốt nghiệp cấp I, cấp II hàng năm đạt
100%. Hoàn thành và giữ vững công tác phổ cập trung học phổ thông trên địa bàn, công
tác khuyến học góp phần tích cực vào việc xây dựng xã hội học tập.
Công tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể từ 134 hộ
đến nay toàn phường không còn hộ nghèo dưới chuẩn 6 triệu đồng/người/năm.Khoảng

cách giàu nghèo được rút ngắn, mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.
- 13 -


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Kim Anh

Đời sống văn hoá của nhân dân ngày càng phong phú và từng bước được nâng lên.
Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được triển
khai rộng khắp, được đông đảo quần chúng tham gia. Hàng năm tỷ lệ hộ gia đình đạt
chuẩn Gia đình văn hóa đạt trên 90%. Các thiết chế văn hóa tại các khu phố từng bước
được hình thành, tổ chức nhiều chương trình, hội diễn văn nghệ quần chúng và mở rộng
các câu lạc bộ ca hát ở phường góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trên
địa bàn.
I.3 Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Giới thiệu phần mềm ViLIS 2.0 Enterprise .
- Đánh giá nguồn dữ liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.
- Nghiên cứu một số ứng dụng của phần mềm ViLIS 2.0 Enterprise trong công tác
lập, chỉnh lý biến động tại địa phương
- Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm ViLIS 2.0 Enterprise .
- So sánh phần mềm ViLIS 2.0 Enterprise với các phần mềm khác.
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nội dung nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
 Phương pháp bản đồ: Dựa vào các dữ liệu thu thập về các yếu tố địa lý có liên
quan đến đất đai, bằng phương pháp bản đồ người ta đã thể hiện, chỉnh lý các đối tượng
ngoài thực địa lên bản đồ theo một tỷ lệ nhất định.
 Phương pháp thống kê: Thu thập tư liệu, số liệu, bản đồ sẵn có của phường, gồm

các báo cáo, tài liệu liên quan được lưu trữ trong máy tính, thống kê số lượng bản đồ địa
chính và số lượng mỗi loại sổ trên địa bàn. Đây là bước quan trọng quyết định tính chính
xác và đầy đủ của hệ thống thông tin.
 Phương pháp so sánh: So sánh với phần mềm khác để đánh giá ưu điểm, nhược
điểm của phần mềm ViLIS 2.0.
 Phương pháp ứng dụng GIS: Trên cơ sở ứng dụng công nghệ xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu (dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính). Từ đó tiến hành xử lý, biên tập,
tích hợp… hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu phục vụ mục đích đề ra.
 Phương pháp phân tích: Từ những số liệu thu thập được, tiến hành phân tích các
chỉ tiêu theo yêu cầu đề ra.
 Phương pháp chuyên gia: Dựa vào sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu
phần mềm và các nhà lãnh đạo,những người có chuyên môn,nghiệp vụ để kết quả mang
tính khách quan và phù hợp thực tế.
 Phương pháp kế thừa: Kế thừa kết quả của quá trình chuẩn hóa cơ sở dữ liệu
I.3.3 Quy trình thực hiện
- 14 -


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Kim Anh

Thu thập File dữ liệu
BĐĐC và thuộc tính
đất đai đã chuẩn hóa,
dữ liệu biến động đất
đai, các thông tin và
tài liệu về địa bàn
nghiên cứu.


Chuẩn bị trang thiết
bị,các phần mềm:
(MicroStation,
Famis,
ViLIS,ArcSDE…)

Công tác chuẩn bị và thu
thập dữ liệu, tài lệu

Chuẩn CSDL bản đồ địa
chính và CSDL thuộc tính
thửa đất

Chuyển đổi CSDL vào
ViLIS

Đăng ký
cấp giấy
chứng
nhận
quyền sử
dụng đất

Tìm
kiếm,
truy vấn
thông tin
đất đai

Cập

nhật,
chỉnh lý
và quản
lý biến
động đất
đai

Sơ đồ 1 – Quy trình thực hiện đề tài.

- 15 -


×