Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TRÊN CÂY RAU AN TOÀN TẠI PHƯỜNG TÂN THỚI HIỆP, QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.72 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TRÊN
CÂY RAU AN TOÀN TẠI PHƯỜNG TÂN THỚI HIỆP,
QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRỊNH THỊ NHUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TRÊN CÂY RAU AN TOÀN TẠI PHƯỜNG TÂN
THỚI HIỆP, QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do tác giả Trịnh Thị Nhung,
là sinh viên khoá 2005 – 2009, ngành Phát Triển Nông Thôn đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày

Th.s Nguyễn Văn Năm
Giáo viên hướng dẫn

_____________________
Ký tên, Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________

_____________________

Ký tên, Ngày tháng năm

Ký tên, Ngày tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Thắm thoát bốn năm Đại học đã trôi qua, cánh cửa tương lai rộng mở chào đón
biết bao mơ ước và hi vọng của những sinh viên năm cuối. Đối với tôi đây cũng là lúc
chấm dứt quãng đời Đại học đầy mơ ước để bước vào cuộc sống với bộn bề lo toan, để
được làm công việc mà mình yêu thích và ấp ủ.
Kính gửi đến Ba Mẹ tôi – Người đã vất vả lo lắng và hi sinh cho tôi để tôi có điều kiện
tiếp thu nền giáo dục hiện đại lời biết ơn sâu sắc nhất! Cảm ơn Ba Mẹ đã cho tôi được
đến Giảng đường Đại học, để được tiếp thu những kiến thức quý báu mà quý Thầy cô
đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm học vừa qua. Cảm ơn bạn bè đã luôn quan
tâm và giúp đỡ tôi trong lúc khó khăn!
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo và các anh chị ở Trạm Khuyến Nông
liên Quận 12- Gò Vấp, UBND Phường Tân Thới Hiệp đã tạo điều kiện và đã giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình thực tập ở địa phương.
Trân trọng gửi đến Thầy – Nguyễn Văn Năm đã tận tình dìu dắt, dạy bảo và động viên
tôi trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp lời cảm ơn sâu sắc nhất!
Cuối cùng xin kính chúc quý Thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM dồi dào sức
khỏe để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, để ươm mầm những tài năng ưu tú
cho xã hội.

Ngày Tháng Năm

Trịnh Thị Nhung


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRỊNH THỊ NHUNG, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Tháng 06/2009. “Đánh Giá Hiệu Quả Công Tác Khuyến Nông Trên Cây
Rau An Toàn Tại Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh”.
TRINH THI NHUNG, Faculty of Economics, Nong Lam University Ho Chi
Minh City. Month 06 year 2009. “Evaluating Extension Works On Clean
Vegetables At Tan Thoi Hiep Ward, 12 district, Ho Chi Minh City”
Hoạt động khuyến nông có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật đến với người nông dân, giúp nông dân nâng cao nhận thức, nâng
cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Vì vậy hoạt động khuyến nông cho cây
RAT cũng rất cần thiết và quan trọng.
Đề tài sử dụng số liệu do Trạm khuyến nông liên Quận 12 – Gò Vấp cung cấp
cùng với một số tài liệu thứ cấp khác. Phỏng vấn trực tiếp 60 hộ sản xuất rau (30 hộ
sản xuất RAT và 30 hộ sản xuất RKAT) tại địa phương. Dựa vào nguồn số liệu thu
thập được rồi tiến hành so sánh chi phí, kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế giữa hai
nhóm hộ trồng RAT và RKAT. Đánh giá tác động của khuyến nông đến hoạt động sản
xuất của hai nhóm hộ sản xuất RAT và RKAT. Trên cơ sở đó tôi đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trên cây rau và đó cũng là giải pháp
sản xuất RAT hiệu quả.


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ
NỘI DUNG TÓM TẮT
MỤC LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.3.1. Nội dung nghiên cứu

2

1.3.2. Không gian nghiên cứu

3

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.4. Thời gian nghiên cứu

3

1.3.5. Giới hạn đề tài


3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Sơ lược về tình hình sản xuất rau an toàn Tp.Hồ Chí Minh

4

2.2. Đặc Điểm Tự Nhiên

5

2.2.1. Vị Trí Địa Lý

5

2.2.2. Địa hình - thổ nhưỡng

5

2.2.3. Khí tượng thủy văn

6


2.3. Tình hình kinh tế - xã hội

7

2.3.1. Dân số - lao động

7

2.3.2. Cơ sở hạ tầng

8

2.3.3.Trình độ văn hóa – giáo dục năm 2008

9

v


2.3.4. Tình hình sản xuất

9

2.4. Đánh giá về tình hình tổng quan

11

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


12

3.1. Nội dung nghiên cứu

12

3.1.1. Rau không an toàn và tác hại của rau không an toàn

12

3.1.2. Khái niệm rau an toàn

13

3.1.3. Quy trình sản xuất rau an toàn

14

3.1.4. Yêu cầu chất lượng của rau an toàn

15

3.1.5. Tổng quan về khuyến nông

15

3.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá

19


3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

21

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

22

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1. Thực trạng sản xuất rau ở phường Tân Thới Hiệp

23

4.1.1. Đặc điểm của vùng trồng rau

23

4.1.2. Hiện trạng sản xuất rau an toàn

23

4.2. Đặc điểm hộ điều tra


28

4.2.1. Trình độ văn hóa

28

4.2.2. Quyền sử dụng đất của hộ điều tra

28

4.3. Tình hình sản xuất rau của các hộ điều tra

29

4.3.1. Tình hình đầu tư sản xuất rau

29

4.3.2. Kết quả sản xuất rau an toàn và rau không an toàn

37

4.3.3. So sánh kết quả - hiệu quả sản xuất rau an toàn và rau không an toàn

43

4.3.4. So sánh năng suất của các loại rau an toàn và rau không an toàn

46


4.4. Tình hình tiêu thụ rau tại phường

47

4.4.1. Kênh phân phối rau

47

4.4.2. Tỉ lệ tiêu thụ rau an toàn

48

4.5. Tình hình hoạt động khuyến nông

48

4.5.1. Cơ cấu nhân sự và sơ đồ tổ chức trạm KN

48

4.5.2. Tình hình tổ chức công tác khuyến nông

51

vi


4.5.3. Tình hình hoạt động khuyến nông trên cây rau an toàn ở phường

53


4.5.4. Kết quả thực hiện chương trình khuyến nông về rau an toàn

56

4.6. Đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông

60

4.6.1. Đánh giá thực trạng công tác KN tại phường Tân Thới Hiệp

60

4.6.2. Đánh giá khuyến nông theo hiệu quả kinh tế

60

4.6.3. Đánh giá năng lực xã hội

61

4.7. Những thuận lợi, khó khăn và hạn chế của công tác KN trên cây RAT trong thời
62

gian qua
4.7.1. Thuận lợi

62

4.7.2. Khó khăn và hạn chế


63

4.8. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác KN trên cây rau an toàn

65

4.8.1. Giúp nông dân sản xuất theo quy trình RAT

65

4.8.2. Trạm khuyến nông giúp nông dân tìm kiếm đầu ra

66

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

67

5.1. Kết luận

67

5.2. Kiến nghị

68

5.2.1. Đối với nhà nước và các cấp chính quyền

68


5.2.2. Đối với trung tâm và trạm khuyến nông

69

5.2.3. Đối với địa phương và hội nông dân

70

5.2.4. Đối với nông dân trực tiếp sản xuất RAT

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

72

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CLB

Câu lạc bộ


CPVC

Chi phí vật chất

CT

Chương trình

GTSL

Giá trị sản lượng

GAP

Good Agricultural Practices

IPM

(Intergrated Pets Management): Quản lý dịch hại tổng hợp

KN

Khuyến nông

KNQG

Khuyến nông quốc gia

KHKT


Khoa học kỹ thuật

KP

Khu phố

KT

Kinh tế

MH

Mô hình

NN

Nông nghiệp

NV

Khuyến nông viên

PT

Phương tiện

PTNT

Phát triển nông thôn


RAT

Rau an toàn

RKAT

Rau không an toàn

TGKN

Tham gia khuyến nông

TTH

Tân Thới Hiệp

TTKN

Trung tâm khuyến nông

TTTH

Tính toán tổng hợp

UBND

Uỷ ban nhân dân

VAC


Vườn ao chuồng

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết Quả Công Nhận Vùng RAT Giai Đoạn 1996 – 2003

4

Bảng 2.2. Tần Suất của Mực Nước Sông Sài Gòn

7

Bảng 2.3. Tình Hình Phân Bố Dân Cư Phường

8

Bảng 2.4. Cơ Sở Hạ Tầng và Mức Sống Dân Cư Phường TTH Năm 2003-2004

8


Bảng 2.5. Trình Độ Giáo Dục Của Người Dân

9

Bảng 2.6. Cơ Cấu Đất Đai của Phường Năm 2008

10

Bảng 2.7. Phân Tích Ma Trận SWOT về Tình Hình Tổng Quan

11

Bảng 4.1. Số Hộ Trồng Rau của Phường Năm 2008

24

Bảng 4.2. Sự Biến Động Diện Tích Gieo Trồng Hai Loại Rau Chính Vụ Hè Thu

25

Bảng 4.3. Thời Gian Sinh Trưởng của Một Số Loại Rau

26

Bảng 4.4. Số Hộ và các Loại Rau Điều Tra

27

Bảng 4.5. Diện Tích các Loại Rau Đã Điều Tra


27

Bảng 4.6. Trình Độ Văn Hóa của Chủ Hộ

28

Bảng 4.7. Tình Hình Sử Dụng Giống Tính trên 1,000m2

29

Bảng 4.8. Số Lần Bón Thúc

30

Bảng 4.9. Tình Hình Sử Dụng Phân Bón

31

Bảng 4.10. Các Loại Thuốc Mới Được Sử Dụng

32

Bảng 4.11. Số Lần Phun Thuốc trong Một Lứa Rau

33

Bảng 4.12. Chi Phí Xây Dựng Cơ Bản trên 1,000m2

34


Bảng 4.13. Tổng Số Tiền Khấu Hao Mỗi Năm trên 1,000m2

35

Bảng 4.14. Tình Hình Vay Vốn

36

Bảng 4.15. Chi Phí Vật Chất của Cải Xanh và Cải Ngọt trên 1,000m2

37

Bảng 4.16. Chi Phí Vật Chất của Xà Lách AT và KAT Tính trên 1,000m2

38

Bảng 4.17. Chi Phí Vật Chất của Mồng Tơi và Rau Dền trên 1,000m2

40

Bảng 4.18. Chi phí lao động của rau cải xanh và cải ngọt trên 1,000m2

41

Bảng 4.19. Chi Phí Lao Động của Rau Xà Lách AT và KAT trên 1,000m2

42

Bảng 4.20. Chi Phí Lao Động của Rau Mồng Tơi và Rau Dền trên 1,000m2


42

Bảng 4.21. Bảng Kết Quả - Hiệu Quả của Rau Cải Xanh và Cải Ngọt Tính trên
1,000m2

43
ix


Bảng 4.22. Bảng Kết Quả - Hiệu Quả của Rau Mồng Tơi AT và KAT Tính trên
1,000m2

45

Bảng 4.23. Bảng Kết Quả - Hiệu Quả của Rau Xà Lách AT và KAT trên 1,000m2

46

Bảng 4.24. Cơ Cấu Nhân Sự Trạm Khuyến Nông

48

Bảng 4.26. Nội Dung Chương Trình KN Khuyến Cáo Sản Xuất RAT

53

Bảng 4.27. Một Số Loại Sâu Bệnh Thường Gặp và Thuốc Trị

54


Bảng 4.28. Kinh Phí Thực Hiện Công Tác Khuyến Nông Năm 2008-2009

55

Bảng 4.29. Kinh Phí Thực Hiện Điểm Trình Diễn Tính trên 1,000m2

56

Bảng 4.30. Tình Hình Tham Gia các Lớp Tập Huấn

56

Bảng 4.31. Lý Do các Hộ Không Đi Tập Huấn Thường Xuyên (1 - 3 lần)

57

Bảng 4.32. Lý Do Nông Dân Chưa Trồng RAT

58

Bảng 4.33. Một Số Nhận Định của Nông Dân về Hoạt Động Khuyến Nông

59

Bảng 4.34. Giá Trị Gia Tăng RAT và KAT Tính trên 1,000m2

60

Bảng 4.35. Phân Tích Ma Trận SWOT về Tình Hình Sản Xuất Rau ở Phường


64

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Quyền Sử Dụng Đất của Hộ Trồng RAT

28

Hình 4.2. Quyền Sử Dụng Đất của Hộ Trồng KAT

29

Hình 4.3. Năng Suất của các Loại Rau Tính trên 1,000m2

47

Hình 4.4. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm của Nông Hộ

47

Hình 4.5. Tỷ Lệ Tiêu Thụ RAT

48

Hình 4.6. Sơ Đồ Tổ Chức Hoạt Động

49


Hình 4.7. Tỉ Lệ Tham Khảo Ý Kiến của Bà Con

62

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 3. Một Số Hình Ảnh về Chương Trình RAT ở Phường Tân Thới Hiệp

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta có nền nông nghiệp lâu đời, nhưng đến nay nền nông nghiệp vẫn còn
lạc hậu: cơ giới hóa chưa cao, lao động thủ công chiếm tỉ lệ lớn, kỹ thuật canh tác còn
lạc hậu… Do đó, nông nghiệp nước ta muốn phát triển, phải biết ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới. Muốn vậy, cần phải chú trọng công tác khuyến nông. Nhằm
đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người nông dân, hỗ trợ nông dân áp dụng có
hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
Đẩy mạnh công tác khuyến nông sẽ từng bước thay đổi nhận thức của người
nông dân, dẫn đến thay đổi tập quán canh tác cũ kém hiệu quả, chuyển từ nền nông
nghiệp nhỏ lẻ sang nền nông nghiệp lớn, tiên tiến; nâng cao năng suất cây trồng, đảm
bảo an ninh lương thực cho xã hội và tiến tới xuất khẩu.
Công tác khuyến nông không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà tích cực

góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định sản xuất.
Mặt khác, rau an toàn ngày càng trở nên quan trọng hơn trong mỗi bữa ăn hằng
ngày. Theo tính toán của các nhà khoa học thì nhu cầu rau xanh bình quân cho mỗi
người Việt Nam là 146 kg/người/năm, nhưng thực tế mức tiêu thụ hiện nay chỉ đạt 70
kg/người/năm. Đặc thù của rau là phun thuốc BVTV trực tiếp khi sản xuất và rau là
loại thực phẩm có thể ăn tươi hoặc sơ chế, do đó nguy cơ nhiễm độc ở rau là rất cao,
làm phản tác dụng và lợi ích vốn có của rau xanh. Dư lượng BVTV trong rau làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, mặt khác công tác kiểm tra đánh giá chất
lượng rau lưu thông trên thị trường và các chợ còn khá hạn chế và đã xảy ra một số
trường hợp ngộ độc do ăn rau quả bị nhiễm các yếu tố độc hại. Do đó, người dân cần
phải có nhận thức đúng đắn về RAT, dùng RAT thay cho rau thường là điều cần thiết
để đảm bảo cho sức khoẻ người tiêu dùng. Vì vậy, việc lựa chọn giải pháp sản xuất
RAT là cần thiết và cấp bách; cần xây dựng một quy trình sản xuất rau an toàn để có


hiệu quả kinh tế cao. Để xây dựng quy trình này, công tác khuyến nông đóng một vài
trò quan trọng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC KHUYẾN NÔNG TRÊN CÂY RAU AN TOÀN TẠI PHƯỜNG TÂN THỚI
HIỆP - QUẬN 12 - TP.HCM”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông trên cây RAT tại phường Tân Thới
Hiệp - Quận 12 - TP.Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất giải pháp giúp hệ thống khuyến
nông trên địa bàn hoạt động hiệu quả hơn, góp phần phát triển nghề trồng RAT cũng
như nông nghiệp Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu tình hình tổ chức, thực hiện công tác khuyến nông cho cây RAT từ đó

đánh giá hiệu quả hoạt động, giúp khuyến nông khắc phục và tháo gỡ khó khăn nhằm
đem lại hiệu quả hoạt động khuyến nông cao hơn.
So sánh kết quả, hiệu quả của các loại rau khi áp dụng và không áp dụng kỹ thuật
mới.
Đánh giá năng lực và nhu cầu của nông dân về hoạt động khuyến nông.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trên địa bàn
phường.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

1.3.1. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình tổ chức, thực hiện công tác khuyến nông của công tác khuyến
nông trên cây RAT ở địa bàn phường, những mặt tích cực và những mặt tồn tại của
khuyến nông tại phường.
So sánh kết quả, hiệu quả của các loại rau khi áp dụng và không áp dụng kỹ thuật
mới.
Tổng hợp và đánh giá công tác khuyến nông và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động khuyến nông.
Đề xuất giải pháp khuyến nông để phát triển RAT.

2


1.3.2. Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên địa bàn Phường Tân Thới Hiệp - Quận 12 - TP.Hồ
Chí Minh.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu những nông hộ trồng RAT và trồng RKAT trên địa bàn
phường Tân Thới Hiệp.
1.3.4. Thời gian nghiên cứu
Thời gian làm khóa luận: từ ngày 23/02/09 đến ngày 20/06/09

Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động khuyến nông và tình hình sản xuất
từ năm 2008 đến tháng 9 năm 2009.
1.3.5. Giới hạn đề tài
Hoạt động sản xuất nông nghiệp của phường chủ yếu là trồng rau nên khóa luân
chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động khuyến nông trên cây rau biểu hiện qua sự
thay đổi năng lực và hiệu quả kinh tế của nông hộ.
1.4. Cấu trúc của khóa luận

Chương 1: Mở Đầu. Chương này nêu lên lý do, ý nghĩa của việc chọn đề tài
nghiên cứu. Ngoài ra, còn có thêm phần mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và cấu trúc của
khóa luận.
Chương 2: Tổng Quan. Chương nêu lên khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của phường và các tài liệu nghiên cứucó liên quan đã được thực hiện.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương này bao gồm những
nội dung có tính lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu và những phương pháp được
sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Phần này nêu lên các kết quả đạt
được trong quá trình thực hiện khóa luận và phân tích/thảo luận các kết quả đạt được.
Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại
địa phương.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược về tình hình sản xuất rau an toàn Tp.Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện, với diện tích 2,093km2, dân số

hơn 6 triệu người. Phía Bắc thành phố là vùng đồi và đồng bằng, phía Nam có hệ
thống kênh rạch chằng chịt. Có 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai chảy qua
thành phố thuận tiện cho việc chuyên canh sản xuất nông nghiệp nói chung và RAT
nói riêng.
Từ khi có quyết định của ủy ban nhân dân TP.HCM năm 1996 về việc xây dựng
vùng rau an toàn, có nhiều quận, huyện tham gia và được công nhận vùng sản xuất rau
an toàn như: quận 9 và 12, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi với nhiều chủng loại
phong phú và đa dạng, có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nơi trong và ngoài nước.
Bảng 2.1. Kết Quả Công Nhận Vùng RAT Giai Đoạn 1996 – 2003
ĐVT: ha
STT

Quận, Huyện

Chỉ tiêu

Diện tích được công nhận
vùng sản xuất RAT

1

Huyện Bình Chánh

249.8

249.8

2

Huyện Củ Chi


881.54

881.54

3

Huyện Hóc Môn

618.5

618.5

4

Quận 9

112.5

112.5

5

Quận 12

17.5

17.5

Cộng


1,879.84

1,879.84
Nguồn: Sở NN Tp.HCM

Với 3 huyện và 2 quận tham gia chương trình sản xuất RAT là 1,879.84 ha trên
toàn thành phố năm 2003 tượng ứng đạt 100% chỉ tiêu đề ra.


Trong những năm qua, nông dân vùng rau ở Thành phố Hồ Chí Minh được tiếp
nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các nơi trong và ngoài nước bao gồm: trồng
RAT trong nhà lưới, trồng rau không cần đất (rau mầm), trồng rau theo hướng hữu cơ,
trồng rau theo hướng IPM.
Theo điều tra của tổ chức FAO trong nhiều năm qua, thị trường xuất khẩu rau
quả của Việt Nam đã giảm mạnh. Nếu năm 2001, xuất khẩu đến 42 nước và vùng lãnh
thổ; thì năm 2004 chỉ còn lại 39 nước và năm 2005 còn lại 36 nước.
Có nhiều nguyên nhân của sự suy giảm này, trong đó chủ yếu vẫn là do sản
xuất manh mún, nhỏ lẻ; chất lượng quy cách không đồng nhất, số lượng không tập
trung...Hơn thế nữa nguyên nhân cơ các nước nhập khẩu trái cây đề cập đến là dư
lượng thuốc BVTV luôn vượt mức cho phép chiếm tỷ trọng lớn. Để giải quyết tình
hình đó, ngày 25/05/2006 UBND thành phố tổ chức hội thảo về sản xuất RAT theo
tiêu chuẩn GAP nhằm bảo vệ lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và cải thiện
cán cân xuất nhập khẩu bị giảm sút hiện nay để thương hiệu RAT Việt Nam nói chung
và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết
đến.
2.2. Đặc Điểm Tự Nhiên
2.2.1. Vị Trí Địa Lý
Phường Tân Thới Hiệp - Quận 12 tiếp giáp với các trục lộ chính trên địa bàn
phường là: Quốc lộ 1A, Lê Văn Khương, Lê Đức Thọ và Nguyễn Văn Quá. Địa giới

hành chính của Phường tiếp giáp với các hướng sau:
-

Phía Đông giáp phường Thới An, quận 12.

-

Phía Tây giáp phường Tân Chánh Hiệp, quận 12.

-

Phía Nam giáp phường Đông Hưng Thuận, quận 12 và phường 12, quận Gò
Vấp.

-

Phía Bắc giáp phường Hiệp Thành và phường Tân Chánh Hiệp, quận 12.
Vị trí địa lý thuận lợi vì nằm gần trung tâm quận 12. Vì vậy công tác khuyến
nông thường xuyên đến với bà con nông dân. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc
tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới dễ dàng và nhanh chóng hơn.

2.2.2. Địa hình - thổ nhưỡng
a) Địa hình
5


Đặc điểm tự nhiên đã phân chia quận 12 thành hai vùng khác biệt khá rõ rêt.
Có thể lấy rạch Bến Cát bắt nguồn từ sông Vàm Thuận chảy suốt đến xã Đông Thạnh
(Hóc Môn) chia tách quận 12 thành hai khu vực: phía Tây rạch Bến Cát và phía Đông
rạch Bến Cát.

Phường Tân Thới Hiệp là một trong bảy phường nằm trong khu vực phía Tây
rạch Bến Cát. Khu vực này có địa hình gò triều, gãy khúc, hướng đổ dốc phức tạp
nhưng nhìn chung có khuynh hướng đổ dốc về rạch Bến Cát (phía Đông) và rạch
Tham Lương (phía Đông Nam).
Độ dốc nền trung bình từ 3% xuống đến 0.1%. Cao độ mặt đất ở khu vực này từ
trên 9m xuống đến 2m (trừ ven các sông rạch).
b) Thổ nhưỡng
Vùng đất phía Tây rạch Bến Cát, có độ cao trên 2m; có cấu tạo nền đất phù sa
cổ, thành phần chủ yếu là cát, cát pha thường có màu vàng nâu, thường xen lẫn sỏi,
cuội laterite.
Sức chịu tải của nền đất khá tốt, lớn hơn 1.5kg/cm2. Mực nước ngầm không áp
cách mặt đất từ 1m đến 5m.
2.2.3. Khí tượng thủy văn
a) Khí hậu
Phường Tân Thới Hiệp nằm trong khu vực khí hậu TP. Hồ Chí Minh là khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và
mưa nhiều.
Trong năm có 2 mùa rõ rệt:
-

Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11

-

Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình là 27oC, biên độ giao động giữa ngày và đêm: 5 - 10oC.
Độ ẩm biến thiên theo mùa, tỉ lệ nghịch với chế độ nhiệt độ, ẩm độ trung bình

là 77%.
Lượng mưa trung bình hằng năm là 1983mm/năm, tập trung chủ yếu vào các

tháng 6, 7, 8, 9 và 10.
Số ngày mưa trung bình hằng năm là 159 ngày.

6


Hướng gió chủ yếu là Đông Nam với tần suất 30 - 40%. Gió thịnh hành vào
mùa mưa là gió Tây Nam với tần suất 66%. Tốc độ gió trung bình là 3m/s, gió mạnh
nhất là 22.6m/s, đổi chiều theo mùa.
b) Thủy văn
Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều trên
sông Sài Gòn. Sông Sài Gòn chiều rộng trung bình khoảng 150m, sâu 10 - 15m, lưu
lượng cạn kiệt nhất là tháng 4 (8m3/s) và cao nhất là tháng 10 (180m3/s).
Theo số liệu quan trắc tại trạm Phú An, mực nước cao nhất (Hmax) và mực
nước thấp nhất (Hmin) tương ứng với các tần suất (p) khác nhau như sau:
Bảng 2.2. Tần Suất của Mực Nước Sông Sài Gòn
Tần suất (%)

1

10

25

50

75

99


Hmax

1.53

1.45

1.40

1.36

1.31

1.22

Hmin

1.58

1.93

2.09

2.23

2.34

2.50

(Cao độ chuẩn: Mũi Nai)


Nguồn tin: Thống kê phường

2.3. Tình hình kinh tế - xã hội
2.3.1. Dân số - lao động
Phường Tân Thới Hiệp có tổng dân số tính đến ngày 15/03/2009 là 38,681
người. Mật độ dân số trung bình là 14,764.97 người/km2 được phân bố trên 4 khu phố.

7


Bảng 2.3. Tình Hình Phân Bố Dân Cư Phường
STT

Danh Mục
Tổng số hộ

1

Số

Tỉ Lệ

Lượng

(%)

Hộ

7,351


100

Người

38,681

100

Hộ

4,803

65.34

Người

21,426

55.48

Hộ

1,063

14.46

Người

4,653


12.03

Hộ

1,485

20.20

ĐVT

Tổng số khẩu
Nhân khẩu KT1
Số hộ

2

Nhân khẩu
Nhân khẩu KT2

3

Số hộ
Nhân khẩu
Nhân khẩu KT3
số hộ

4

Nhân khẩu


Người

12,603

32.58

5

Nhân khẩu lưu trú

Người

488

1.26

6

Người nước ngoài ở khu vực

Người

29

0.07

Nguồn: Thống kê công an phường
Toàn phường có 7,351 hộ, trung bình khoảng 5.19 người/hộ. Có khoảng 80% số
hộ sản xuất rau là dân nhập cư, chưa có hộ khẩu và KT3 lưu trú tại địa phương với
hình thức lưu trú.

2.3.2. Cơ sở hạ tầng
Bảng 2.4. Cơ Sở Hạ Tầng và Mức Sống Dân Cư Phường TTH Năm 2003-2004
Chỉ tiêu

Năm 2003

Năm 2004

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Số khu phố có lưới điện quốc gia

4

100

4

100

Số khu phố có hệ thống nước máy

4


100

4

100

7,351

100

7,351

100

65

0.88

45

0.61

Số hộ sử dụng điện thắp sáng
Số hộ nghèo

Nguồn: Thống kê phường
8


Năm 2003 toàn phường Tân Thới Hiệp có 65 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0.88% số

hộ dân cư trên địa bàn Phường. Năm 2004 con số này đã giảm đáng kể chỉ còn 45hộ,
chiếm 0.61%. Đây là một trong những biểu hiện chứng tỏ mức sống người dân đã
được cải thiện, đời sống đã được nâng lên một bước. Từ năm 2003 đến năm 2004 đã
có 20 hộ thoát nghèo, đạt gần 30.77%.
Phường có 4/4 khu phố có lưới điện quốc gia. Năm 2004 có 100% số hộ dân
trên địa bàn có sử dụng điện thắp sáng, 100% khu phố có hệ thống nước máy. Như
vậy, tính đến thời điểm năm 2004, mức sống người dân ở phường rất tốt.
2.3.3.Trình độ văn hóa – giáo dục năm 2008
Hoàn thành công tác rà soát điều tra phổ cập giáo dục, kết quả có 7,269 /7,362
người biết chữ, đạt tỷ lệ 99.90%.
Bảng 2.5. Trình Độ Giáo Dục Của Người Dân
Tuổi

Cấp bậc
Tổng số người

5

Mẫu giáo

Số người

Số học sinh

Đạt tỉ lệ (%)

3,359

3,154


93.89

166

164

98.79

11-14

Đã tốt nghiệp tiểu học

1,318

1,282

97.27

15-18

Tốt nghiệp THCS

1,040

996

95.77

18-21


Tốt nghiệp THPT

835

712

85.27

Nguồn: thống kê phường
2.3.4. Tình hình sản xuất
a) Tình hình sử dụng đất
Đất đai là tài sản quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng hợp
lý sẽ khai thác hết khả năng đất đai để đưa vào sản xuất giúp gia tăng sản lượng, thu
nhập cho các hộ dân.

9


Bảng 2.6. Cơ Cấu Đất Đai của Phường Năm 2008
STT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

261.98


100.00

A

Diện tích đất NN

116.38

44.43

1

Đất trồng cây hàng năm

36.90

14.09

2

Đất trồng cây lâu năm

77.82

29.70

3

Đất nuôi trồng thủy sản


1.67

0.64

B

Diện tích đất phi NN

145.59

55.57

1

Đất ở tại đô thị

68.54

26.16

2

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

0.96

0.37

3


Đất an ninh

3.16

1.21

4

Đất sản xuất kinh doanh phi NN

17.75

6.77

5

Đất mục đích công cộng

43.48

16.60

6

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

1.97

0.75


7

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

6.03

2.30

8

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

3.70

1.41

Nguồn: thống kê phường
b) Tình hình sản xuất nông nghiệp ở phường
Tổng diện tích đất gieo trồng trên địa bàn phường là 23.35ha, trong đó: đất
trồng rau 16ha, đất trồng cỏ 7ha, đất trồng cây kiểng 0.35ha. Chủ yếu các hộ nông dân
tập trung trồng các loại rau ngắn ngày, áp dụng khoa học kỹ thuật thâm canh tăng vụ
vào mô hình trồng rau sạch sản lượng 32 tấn/ha, với vòng quay 31 ngày/vòng. Vào dịp
Tết các hộ nhân dân tập trung trồng các loại hoa với 0.65ha gồm hoa cúc, vạn thọ,
thược dược…do thời tiết không thuận lợi nên việc kinh doanh hoa mai của các hộ
nông dân trên địa bàn phường cũng không đạt được hiệu quả.
Đàn gia súc trên địa bàn đến nay có 730 con, trong đó: 675 con bò và 55 con
heo, so với cùng kỳ năm 2007 giảm 519 con, tỷ lệ 40.55%, nguyên nhân giảm do dịch
bệnh lở mồm long móng và dịch bệnh heo tai xanh. Do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm
nên trên địa bàn Phường không còn chăn nuôi lớn với quy mô trang trại, vận động

nhân dân không nuôi nhỏ lẻ nhằm ngăn ngừa phát sinh dịch xảy ra.
10


2.4. Đánh giá về tình hình tổng quan
Bảng 2.7. Phân Tích Ma Trận SWOT về Tình Hình Tổng Quan

S

W

- Nằm ở trung tâm quận 12, gần trung tâm thành phố Hồ - Đất nông nghiệp dần dần
Chí Minh.

chuyển sang đất ở và đất

- Giao thông thuận lợi.

phi nông nghiệp.

- Thời tiết thuận lợi.

- Triều cường thường

- Đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển nghề trồng rau.

xuyên xảy ra.

- Nguồn nước dồi dào.


- Dân nhập cư gây nhiều

- Có đời sống văn hóa cộng đồng, sẵn sàng trao đổi kinh ảnh hưởng đến an ninh,
nghiệm với nhau.

trật tự trong phường.

- Nguồn lao động dồi dào.

- Các trường hợp xây

- Công tác chăm lo đời sống cho người dân được quan

dựng sai, trái phép, vi

tâm đặc biệt.

phạm xây dựng vẫn không

- Từng bước đơn giản các quy trình, thủ tục giải quyết

giảm.

hồ sơ hành chính công khai đến từng tổ dân phố, hộ dân.
- Công tác xã hội hóa giao thông được quan tâm đầu tư
đẩy mạnh với sự hỗ trợ của các mạnh thường quân và sự
quan tâm đóng góp của nhân dân.

O


T

- Có khả năng thu hút các nhà đầu tư.

- Các nhà máy, xí nghiệp

- Có khả năng phát triển nghề trồng mai ghép.

sản xuất chưa xử lý tốt
chất thải gây ô nhiễm môi
trường.
Nguồn: Kết quả điều tra

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Rau không an toàn và tác hại của rau không an toàn
RKAT là rau trong đó còn chứa dư lượng một hay nhiều các chất độc gây hại
cho sức khoẻ người tiêu dùng. Các chất độc này bao gồm: thuốc BVTV, nitrat thừa,
kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh v.v…
Nguyên nhân tồn tại dư lượng các chất độc trong rau xanh là do:
Khi bảo vệ cây rau trước sự tấn công của sâu hại và dịch bệnh, người trồng rau
thường sử dụng thuốc BVTV nhưng cách sử dụng không đúng theo hướng dẫn của nhà
sản xuất: sử dụng thuốc có độ độc cao, chậm phân huỷ, sử dụng thuốc quá liều lượng
quy định, pha trộn không đúng cách và thu hoạch sản phẩm không đúng thời gian cách
ly với thời điểm phun thuốc.

Để đảm bảo năng suất cây trồng, tăng mẫu mã thu hút khách hàng, người sản
xuất thường bón phân đạm trước ngày thu hoạch trong phạm vi thời gian không an
toàn, một số người còn sử dụng chất kích thích, phân bón lá để rau quả xanh mướt phì
mọng vì vậy gây hậu quả thừa nitrat.
Do tận dụng đất đai, một số người trồng rau ở các khu công nghiệp, bãi rác, sử
dụng các loại phân, thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc gây nên hiện tượng nhiễm kim
loại nặng trong rau.
Nơi sản xuất không có nguồn nước sạch, sử dụng nước tưới trong ao tù, kênh
rạch đã bị nhiễm bẩn, sử dụng phân chuồng chưa qua xử lý v.v…còn tồn tại lượng vi
sinh vật rất lớn, đặc biệt là các loại vi sinh vật gây bệnh thương hàn (Samonella), tiêu
chảy (E.Colli), trứng các loại giun sán v.v…ảnh hưởng sức khoẻ người tiêu dùng.
Ngoài ra, để giúp rau có màu sáng đẹp người bán còn sử dụng các loại hoá chất
tẩy đối với một số loại rau.
12


Tác hại của rau không an toàn:
Dùng RKAT đôi khi gây ra những tác hại khôn lường cho người tiêu dùng,
thường thấy nhất là ngộ độc do ăn phải rau bị ô nhiễm.
Ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định để lại trong rau một dư
lượng thuốc khá cao gây ngộ độc cấp tính và mãn tính. Ngộ độc cấp tính thường có
biểu hiện rõ ràng như: mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu, đi phân lỏng, đau đầu và dẫn đến
tử vong. Ngộ độc mãn tính thì khó nhận thấy được do chất độc tồn lại trong rau với
lượng thấp hơn (nhưng cũng vượt ngưỡng giới hạn cho phép), lượng chất độc này khi
tích tụ trong cơ thể lâu dài gây suy nhược hoặc sinh ra bệnh mãn tính.
Ô nhiễm do dư lượng đạm tự do trong rau không kịp chuyển hoá thành chất
dinh dưỡng, hậu quả thừa nitrat gây ngộ độc mãn tính cho cơ thể con người, gây nên
những căn bệnh về đường tiêu hoá, gây đột biến các tế bào làm phát triển các khối u
dần dần gây ra bệnh ung thư.
Hiện tượng nhiễm kim loại nặng trong rau có thể gây ngộ độc cấp tính (tử

vong) và cả bệnh mãn tính.
Ô nhiễm rau do vi sinh vật gây hại và ký sinh trùng gây bệnh đường ruột,
thương hàn (Samonella), tiêu chảy (E. Coli), giun sán v.v…
Các chất ô nhiễm như trên tạo nhiều nguy cơ có hại cho người tiêu dùng. Chỉ
cần sử dụng rau có một trong số những loại ô nhiễm thì cũng đã gây tác hại khôn
lường chưa kể đến trường hợp ăn một loại rau mà trong đó có tồn tại nhiều loại ô
nhiễm.
3.1.2. Khái niệm rau an toàn
Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả)
có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ
ô nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho
người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
gọi tắt là RAT (Theo quyết định số 67 - 1998/QĐ - BNN - KHCN ngày 28/4/1998 của
bộ NN & PTNT).
Theo viện nghiên cứu rau quả TP.HCM năm 1994 thì RAT là rau không chứa
thuốc BVTV ở mức độ có thể gây ra bất kỳ một tác động có hại nào cho sức khoẻ của

13


×