Tải bản đầy đủ (.pdf) (274 trang)

Trí thức việt nam trong tiến trình giải phóng dân tộc nửa đầu thế kỷ xx (1900 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.45 MB, 274 trang )

Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh

Mẫu R08

Ch

Ngày nhận hồ sơ
(Do CQ quản lý ghi)

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN

Tên đề tài:
TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC NỬA
ĐẦU THẾ KỶ XX (1900-1945)

Tham gia thực hiện

1.

Học hàm, học vị,
Họ và tên
TS. Nguyễn Đình Thống

Chịu trách
nhiệm
Chủ nhiệm

0983385875




2.

ThS Nguyễn Thị Phương

Thư ký

0919427237



3.

ThS. Đặng Thị Minh
Phượng

Tham gia

0918841782



4.

ThS. Nguyễn Lệ Thủy

Tham gia

0914720027




TT

Điện thoại

Email

TP.HCM, tháng .. năm ….


Đại học Quốc gia
Thành Phố Hồ Chí Minh

Ch

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Tên đề tài: TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX (1900-1945)

Ngày ... tháng ...... năm ....
Chủ tịch hội đồng nghiệm thu
(Họ tên, chữ ký)

Ngày 26 tháng 4 năm 2012.
Chủ nhiệm
(Họ tên và chữ ký)

Nguyễn Đình Thống

Ngày ... tháng ...... năm ....
Cơ quan chủ quản

Ngày ... tháng ...... năm ....
Cơ quan chủ trì
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

TP.HCM, tháng .. năm ….


Table of Contents
TĨM TẮT ....................................................................................................................... 1
TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH .......................................................... 4
GIẢI PHĨNG DÂN TỘC ĐẦU THẾ KỶ XX (1900-1945)........................................... 4
CHƯƠNG I: TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1900-1920 .............. 18
1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX ....................................................... 18
1.2. Trí thức Việt Nam trong cuộc vận động dân tộc dân chủ 10 năm đầu thế kỷ
XX 29
1.3. Trí thức Việt Nam trong cuộc vận động dân tộc dân chủ 1910-1920 ............ 72
1.4 Một vài nhận xét .................................................................................................. 92
CHƯƠNG II: TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1921 – 1930 .......... 94
2.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................................... 94
2.2. Hoạt động tiêu biểu của đội ngũ trí thức những năm 1921-1930.................... 103
CHƯƠNG III: TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1945 ......... 154
3.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................................. 154
3.2. Các hoạt động tiêu biểu của đội ngũ trí thức trong thời kỳ 1930 - 1945 ........ 161
3.3. Một vài nhận xét ............................................................................................... 238
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 240
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 249



1

TĨM TẮT
“Trí thức là một phạm trù lịch sử. Trong các nước khác nhau, khái niệm trí thức có
khác nhau. Trong các thời đại khác nhau, chức năng của trí thức cũng khác nhau…
Người ta có thể chia trí thức thành kỹ sư và quan chức, thành nhà phản biện xã hội, nhà
luân lý học, nhà hoạt động chính trị, nhà cách mạng”.
Trong mọi thời đại, trí thức ln là nền tảng tiến bộ xã hội, là lực lượng sáng tạo và
truyền bá trí thức. Vai trị của trí thức trong lịch sử đã được nhiều người quan tâm nghiên
cứu. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu dưới dạng sách, bài viết. Riêng về Phan Chu
Trinh, Phan Bội Châu đã có nhiều cơng trình đồ sộ về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, tác
phẩm và những đóng góp trong lịch sử. Nhiều trí thức có tên tuổi cũng được nhiều cơng
trình quan tâm nghiên cứu như Trần Huy Liệu, Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Xuân Hãn,
Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Tạo,…
Các phong trào Duy Tân, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, chống thuế Trung kỳ,
phong trào Thanh niên Tiền Phong, các tổ chức tập hợp đơng đảo trí thức như Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng,… cũng đã được nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam với việc tập hợp và
phát huy vai trị của đội ngũ trí thức trong lịch sử, nhất là giai đoạn hiện nay cũng được đề
cập đến trong nhiều đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên, nghiên cứu trí thức với tư cách là một tầng lớp xã hội, là một bộ phận ưu
tú của dân tộc, với sự đa dạng về nguồn gốc xuất thân, về quan điểm lập trường, về môi
trường hoạt động, về sự lựa chọn cá nhân nhưng thống nhất về vai trị của người trí thức
trước vận mệnh của dân tộc thì chưa có đề tài nào quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ thực
tế trên, đề tài đã làm nổi bật vai trị của trí thức Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX với
những trăn trở trước vận mệnh dân tộc và những đóng góp tích cực, năng động, sáng tạo
vào tiến trình giải phóng dân tộc.
Đề tài cũng làm rõ tính tất yếu của đội ngũ trí thức trong q trình tìm đường cứu
nước, có bộ phận sớm đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, có bộ phận đến muộn hơn, và có



2

những bộ phận có quan điểm, lập trường riêng, song vẫn bằng cách này hay các khác
đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Vai trị của trí thức trong các tổ chức không cộng sản như Việt Nam Quốc dân Đảng,
Đảng Thanh niên, Đảng Dân chủ, tổ chức Thanh niên Tiền Tuyến, cũng được quan tâm
nghiên cứu.


3

Abstract

Inlellectual is a historical calegory, in different countries, the concept has different
inlellectual. In different time, the function of inlellectual varies, it can be divided in to
engineering inlellectual and officials to the social debale learning theotists, political
activist, revolutionanies.
All the times, remain the cornerstone of intellectual and social progress, the creative
force and spreading knowledge. the role of intellectuals in history have been many
research interests, many works in book form, the article. Separate Phan Chu Trinh, Phan
Boi Chau had many a great work about the life, career, work and contribution in history.
many well-known intellectuals are more interested in research works nhuTran Huy Lieu,
Nguyen Khanh Toan, Hoang Xuan Han, Nguyen An Ninh, Nguyen Van Tao
Only the modern movement, winter travel, winter means independent business,
medium-term anti-tax, Pioneer youth movement, the collection of large organizations
such as the intellectuals of Vietnam Revolutionary Youth, the new Vietnamese
Revolutionary Party, have also been many scientists interested in research. viewpoint of
the Communist Party of Vietnam and the collection and promote the role of intellectuals

in history, especially in the current duocdee also addressed in research
perspective of communist Vietnam with promoting the role of intellectuals in history
especially during the current period is also mentioned in many research.
however, studies intelligentsia as a social class, an elite division of the nation, with a
diversity of backgrounds, the standpoint, the operating environment, the both the choice
personal choice but agree on the role of intellectuals before the destiny of the nation shall
not subject any research interests. from reality, the project has highlighted the role of
intellectuals in Vietnam in the first half of the twentieth century with the first concern
national destiny and contributions, dynamic, creative in the process national liberation.
subject also to clarify the inevitability of the intelligentsia in the process save the
country, have to part with CN early Marx - Lenin, to the later parts, there are parts that
point, own stance but still in one way or another contributed to the cause of national
liberation.
the role of intellectuals in the non-communist organizations like Vietnam Nationalist
Party youth, democratic party, youth organizations are also concerned frontline research


4

TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH
GIẢI PHĨNG DÂN TỘC ĐẦU THẾ KỶ XX (1900-1945)
1. Lý do chọn đề tài
Trong rất nhiều định nghĩa khác nhau về trí thức thì những tiêu chí cơ bản để xác
định người trí thức là: Trí thức là người chuyên làm việc, lao động trí óc (phân biệt với
lao động chân tay); Trí thức là người hoặc do thích thú hoặc do nghề nghiệp mà quan
tâm đến những cơng việc tinh thần; Trí thức là người sử dụng trí óc một cách sáng tạo;
Trí thức là người có học, có hiểu biết, có sáng tạo phát minh và đem truyền hiểu biết ấy
cho mọi người; Trí thức là những người có tri thức dồi dào và có chính kiến trước những
vấn đề chính trị xã hội; Trí thức là người có năng lực phê phán và hướng dẫn xã hội; Trí
thức là người biết tiếp thu mọi biến đổi, phát triển thành hiểu biết của mình để phát minh

ra những cái mới; Trí thức là người nhiệt huyết, có khí phách, có trách nhiệm với cộng
đồng; Trí thức - hiền tài là nguyên khí quốc gia…
Nghị quyết Trung ương 7 Khoá X (7-2008) xác định trí thức là những người lao
động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chun mơn nhất định, có năng lực tư duy
độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật
chất có giá trị đối với xã hội.1 Nghị quyết Trung ương 7 (Khoá X) đã khẳng định trong
mọi thời đại, trí thức ln là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt
sáng tạo và truyền bá tri thức. Thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của cách mạng
khoa học, công nghệ hiện đại, phát triển kinh tế trí thức và xã hội thơng tin thì vai trị của
đội ngũ trí thức ngày càng được đề cao như là nguồn lực quan trọng đặc biệt, phản ánh
sức mạnh của mỗi quốc gia trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đặc biệt những thắng lợi trong thời kỳ
đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã khẳng định vị trí, vai trị,
đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 đã mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong
lịch sử đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng
thời thể hiện sự đóng góp lớn lao của đội ngũ trí thức Việt Nam.
1

ĐCSVN (2008), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7, Khoá X, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 81-82


5

Về vai trị của giai cấp cơng nhân và nơng dân, đội quân chủ lực của cách mạng đã
có nhiều đề tài nghiên cứu, nhưng đối với trí thức, nghiên cứu với tư cách như một tầng
lớp nhạy cảm nhất, luôn là lực lượng tiên phong trong những buớc chuyển của lịch sử với
vai trò tiên tri, khai sáng và tiếp nhận những giá trị tiến bộ, tích cực của thời đại thì các đề
tài chỉ đề cập đến một mức độ hạn chế, trong vai trò của các cá nhân xuất sắc.
Trong một số thời kỳ lịch sử, văn kiện Đảng đánh giá chưa đúng về lòng yêu nước

và tinh thần cách mạng của đội ngũ trí thức. Trí thức từng được nhìn nhận như một tầng
lớp trung gian, đứng giữa giai cấp này hay giai cấp khác, một tầng lớp không cơ bản của
xã hội, tầng lớp không có hệ tư tưởng, tầng lớp dễ ngả nghiêng, dao động, tầng lớp dễ bị
giai cấp thống trị lợi dụng. Mặc dầu vậy, đội ngũ trí thức vẫn trăn trở với vận mệnh dân
tộc, đồng hành với đường lối giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản.
Trải qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, Đảng ta nhận thức ngày càng rõ hơn khả
năng cách mạng của đội ngũ trí thức và các tầng lớp xã hội khác, nhất là từ khi lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh về nước, trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Kể từ
khi đổi mới tư duy, Đảng ta đã xác định trí thức là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp
cơng nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm gần đây, nhiều chương trình đề tài cấp nhà nước đã đề cập đến
việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá
đất nước, song, việc nhận thức đội ngũ trí thức trong những thời kỳ lịch sử trước đó chưa
được đề cập đúng mức. Đánh giá đúng vai trò của trí thức Việt Nam trong lịch sử là tiền
đề để nhận thức đúng đắn và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện tại,
góp phần thiết thực vào việc xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước như Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
7 khóa X (7-2008).
Vai trị của trí thức trong từng giai đoạn lịch sử cũng đã được đề cập đến trong nhiều
cơng trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam với việc tập hợp và phát huy vai trị của đội
ngũ trí thức trong lịch sử, nhất là giai đoạn hiện nay cũng được đề cập đến trong nhiều đề
tài nghiên cứu.


6

Tuy nhiên, nghiên cứu trí thức với tư cách là một tầng lớp xã hội, là một bộ phận ưu
tú của dân tộc, với sự đa dạng về nguồn gốc xuất thân, về quan điểm lập trường, về môi
trường hoạt động, về sự lựa chọn cá nhân nhưng thống nhất về vai trị của người trí thức

trước vận mệnh của dân tộc thì chưa có đề tài nào quan tâm nghiên cứu đầy đủ và hệ
thống.
Với lí do trên, Nhóm nghiên cứu thuộc bộ môn lịch sử Đảng, khoa Lịch sử, Trường
Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn chủ đề “TRÍ THỨC VIỆT NAM
TRONG THẾ KỶ XX” làm chương trình nghiên cứu của bộ mơn với 3 đề tài: (1) TRÍ
THỨC VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH GIẢI PHĨNG DÂN TỘC ĐẦU THẾ KỶ XX
(1900-1945); (2) TRÍ THỨC VIỆT NAM VỚI SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN KIẾN
QUỐC; (3) TRÍ THỨC VIỆT NAM VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ
QUỐC (1975-2000).
Đề tài TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH GIẢI PHĨNG DÂN TỘC
ĐẦU THẾ KỶ XX (1900-1945) nghiên cứu vai trị của trí thức Việt Nam trong nửa đầu
thế kỷ XX. Đây là một giai đoạn lịch sử đặc biệt với sự xuất hiện của đội ngũ trí thức mới
– trí thức tân học, cùng với sự chuyển biến nhận thức tư tưởng của đội ngũ trí thức Nho
học trước những tác động của thời đại, trong nỗi trăn trở của trí thức trước vận mệnh dân
tộc. Đề tài góp phần làm rõ tính tất yếu của đội ngũ trí thức, sau khi ngọn cờ Cần Vương
bất lực trước nhiệm vụ cứu nước, đã tìm đến những con đường cứu nước mới, và cuối
cùng lựa chọn con đường giải phóng dân tộc gắn với cách mạng vơ sản, với những biến
thái sinh động mà đội ngũ trí thức ln là lực lượng tiên phong, có bộ phận tiên phong
giác ngộ và truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin, có bộ phận đến muộn hơn, và có những bộ
phận có quan điểm, lập trường riêng, song vẫn bằng cách này hay các khác đóng góp vào
sự nghiệp giải phóng dân tộc. Dù quan điểm lập trường cịn có chỗ khác nhau, nhưng mẫu
số chung của trí thức Việt Nam vẫn là ý thức trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của Đề tài là tiếp cận đội ngũ trí thức Việt Nam từ góc độ một bộ phận ưu
tú nhất của dân tộc, tiên phong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trong nửa đầu thế kỷ


7


XX với những đóng góp xuất sắc vào phong trào yêu nước và phong trào cách mạng, góp
phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc đánh đổ thực dân, phong kiến, giành độc lập
dân tộc trong Cách mạng tháng Tám 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam. Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu, làm sáng tỏ một số nội dung chính sau đây:
- Đề tài nghiên cứu bối cảnh lịch sử với những tác động của các nhân tố trong nước
và quốc tế làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ trí thức đầu thế kỷ XX.
- Sự xuất hiện của đội ngũ trí thức tân học cùng những khuynh hướng tư tưởng mới
của đội ngũ trí thức trên hành trình tìm con đường cứu nước.
- Vai trị của đội ngũ trí thức đối với phong trào yêu nước và cách mạng trước khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- Tư duy sáng tạo của người thanh niên trí thức Nguyễn Ái Quốc, của các nhà trí
thức Việt Nam trong q trình tiếp thu và truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt
Nam.
- Vai trị của đội ngũ trí thức với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Những đóng góp của đội ngũ trí thức với sự nghiệp giải phóng dân tộc dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
- Bước đầu đúc rút những kinh nghiệm về phát huy vai trị của trí thức Việt Nam
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và năng lực của đội ngũ trí thức trong sứ mệnh là lực
lượng thúc đẩy tiến bộ xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự phát triển,
nhận thức và hành động trước sứ mệnh lịch sử đặt ra cho dân tộc nửa đầu thế kỷ XX
thơng qua những đại diện là những trí thức tiêu biểu và những phong trào yêu nước và
cách mạng mang đậm dấu ấn hoạt động của đội ngũ trí thức.
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng
Tám 1945 trong giới hạn các biến cố lịch sử liên quan đến đội ngũ trí thức ở trong nước
và một phần liên quan đến hoạt động của đội ngũ trí thức trong hành trình tìm đường cứu
nước ở nước ngồi.



8

Trí thức là một phạm trù lịch sử. Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, những tiêu
chí để xác định trí thức khác nhau. Thời phong kiến, những người tham dự các kỳ thi do
triều đình tổ chức (thi Hương, thi Hội, thi Đình), đậu từ bậc tú tài, cử nhân trở lên, có thể
bổ nhiệm Hương sư, làm thầy giáo, thầy thuốc hay công chức hành chánh được xã hội
xếp vào hàng trí thức cấp thấp. Những người đỗ đạt đại khoa (thi Đình) là những trí thức
bậc cao. Những người đặc biệt thơng minh, có đóng góp xuất sắc được gọi là hiền tài –
đội ngũ trí thức tinh hoa của đất nước. Từ đầu thế kỷ XX, có thêm một bộ phận trí thức
tân học được đào tạo từ hệ thống các trường Pháp – Việt và một bộ phận du học ở Pháp
về. Một số người được bổ nhiệm làm thầy thông, thầy ký ở các công sở, một số khác hành
nghề tự do, viết văn, viết báo, dạy học tư hoặc làm thư ký cho các hãng buôn, nhà thầu,
chủ xưởng,… Về thành phần xã hội, họ được xếp vào tầng lớp tiểu tư sản trí thức – là đối
tượng nghiên cứu của đề tài này.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, nghiên cứu về đề tài vai trị của trí thức trong lịch sử đã được đề cập ở
những mức độ, phạm vi, góc độ khác nhau trong một số cơng trình nghiên cứu về lịch sử
Đảng, lịch sử dân tộc, lịch sử quân sự, lịch sử các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và
lịch sử địa phương. Trong những năm gần đây, nhiều hội thảo khoa học về các vấn đề liên
quan đến trí thức đã được tổ chức, đáng chú ý là:
- Năm 1991, Viện Khoa học xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với Sở VHTT Tp.
Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước. Hội thảo
đã đánh giá một cách toàn diện về Nguyễn Trường Tộ - một nhân vật tiêu biểu của xu
hướng canh tân nửa cuối thế kỷ XIX, từ đó nhận thức rõ hơn trọng trách của giới sĩ phu
trước thời cuộc. Tiếp đó, năm 2008, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở
Văn hóa – Thể thao và Du lịch Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học về Nguyễn Trường Tộ
– Khát vọng canh tân đất nước. Hội thảo một lần nữa khẳng định những giá trị tư tưởng
canh tân của Nguyễn Trường Tộ và những nguyên nhân thất bại của những đề nghị cải
cách. Các tham luận tại hội thảo đều đánh giá cao tinh thần canh tân đất nước của Nguyễn
Trường Tộ.



9

- Cũng trong năm 2008, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh
Thanh Hóa tổ chức hội thảo khoa học về Chuá Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch
sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Hội thảo một lần nữa đánh giá lại những
thành tựu về các mặt ở nước ta được tạo ra từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, trong đó
khẳng định rõ cơng lao và những hạn chế của các chúa Nguyễn cũng như triều Nguyễn
đối với lịch sử dân tộc.
- Năm 2008, nhân kỷ niệm 100 năm Đông Kinh nghĩa thục và Trung kỳ Dân biến, ba
cuộc hội thảo liên tục được tổ chức tại Hà Nội, Hội An và Tp. Hồ Chí Minh do Hội Khoa
học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Dịch thuật Phan Chu Trinh, Trường ĐHKHXH&NV Tp. Hồ
Chí Minh, Trường Đại học Phan Chu Trinh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Trung
tâm Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố chủ trì. Nhiều báo cáo khoa học có chất
lượng trong các hội thảo này được tuyển chọn, tập hợp để in thành sách 100 năm Đông
Kinh nghĩa thục do Nxb Tri thức, Hà Nội ấn hành.
* Các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến đội ngũ trí thức đáng chú ý là:
- Nhóm biên soạn Ngơ Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga và Nguyễn Hữu Mùi với tác
phẩm “Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 – 1919” (Nxb Văn học, 2006). Cuốn sách cung
cấp những thông tin cần thiết về các nhà trí thức Nho học nước ta đã trúng tuyển trong các
kỳ thi Đại khoa (tức thi Hội) chính thức do triều đình tổ chức ở cấp tồn quốc. Trước đó,
Tổng tài Quốc sử quán triều Nguyễn Cao Xuân Dục đã dày cơng biên soạn hai cơng trình
Quốc triều hương khoa lục và Quốc triều khoa bảng lục. Hai công trình này giúp người
đọc hiểu rõ hơn về khoa cử nước ta, nhất là những hiểu biết về đội ngũ sĩ phu Việt Nam
trong suốt chiều dài lịch sử. Đặc biệt là cuốn Quốc triều khoa bảng lục cung cấp những
thông tin cần thiết về 39 khoa thi Hội dưới triều Nguyễn từ 1822 đến 1919.
- Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu Lịch sử và Văn hóa Việt Nam tổ chức sưu
tầm, tuyển chọn và biên soạn thành hai cuốn sách “Lịch sử và văn hóa Việt Nam – Những
gương mặt trí thức” (tập I, II) do Nguyễn Quang Ân chủ biên. Cơng trình này đã cung cấp

nhiều thơng tin về các gương mặt trí thức nước ta là đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đây
là cơng trình tập thể với quy mô lớn nhất từ trước tới nay nghiên cứu về trí thức Việt
Nam. Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế đã dày công sưu tầm, sắp xếp để cho ra đời


10

cơng trình Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Tuy chỉ giới thiệu khái lược về từng nhân
vật, nhưng đây là một trong những tài liệu quan trọng, giúp cho việc xác định hướng
nghiên cứu của đề tài.
- Trần Bạch Đằng có cuốn Kẻ sĩ Gia Định. Trần Văn Giàu có cuốn “Trong dịng văn
học Việt Nam – Tư tưởng yêu nước” (Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1983), trong đó
có phần giới thiệu về Phan Bội Châu – Chính khách, nhà tư tưởng; về Chữ quốc ngữ –
Một vũ khí đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc
Việt Nam (Nxb Tp. Hồ Chí Minh, tái bản năm 1993), cung cấp tầm nhìn đúng đắn trong
việc tiếp cận, đánh giá các sĩ phu Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước.
- Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Trần Thị Kim Nhung với đề tài “Trí thức Nam kì đối
mặt với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trong nửa sau thế kỷ XIX (Qua các
trường hợp Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thơng, Trương Vĩnh Ký)”,
cuốn “Vấn đề Phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm 1945 của TS Đặng Thị Vân Chi
được xuất bản từ đề tài luận án tiến sĩ sử học của chị.
* Công cuộc duy tân đất nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm và đã có nhiều cơng trình xuất được xuất bản trong nửa thế kỷ qua,
nhất là những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Ở lĩnh vực này, phần lớn tập
trung nghiên cứu về phong trào Duy tân, phong trào Đông du và ĐKNT; một số đi vào
nghiên cứu tư tưởng và hành động của các nhà duy tân đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là các tác
giả, tác phẩm sau đây:
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân viết Phong trào Duy Tân (Nxb Đà Nẵng, 2000)
trình bày bối cảnh đất nước và thế giới, nêu lên những yêu cầu lịch sử đặt ra cho dân tộc
và phong trào Duy tân đã xuất hiện với những hoạt động sôi nổi, tạo nên những biến

chuyển mạnh mẽ trong đời sống xã hội nước ta những năm đầu thế kỷ XX; Nguyễn Q.
Thắng viết Phong trào Duy Tân – các khuôn mặt tiêu biểu (Nxb Văn hóa thơng tin, Hà
Nội, 2006); Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội biên soạn cuốn Quan
hệ văn hoá, giáo dục Việt Nam – Nhật Bản và 100 năm phong trào Đông du (Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2006); Sơn Nam có), Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam – Miền
Nam đầu thế kỷ XX – Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân (Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2004);


11

Chương Thâu với, Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX
(Nxb Hà Nội, 1982);
- Hải Ngọc Thái Nhân Hòa viết cuốn Xu hướng canh tân – Phong trào Duy tân – Sự
nghiệp đổi mới (Từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX) (Nxb Đà Nẵng, 2005) đã phân
tích bối cảnh dẫn đến xu hướng canh tân và phong trào duy tân cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX cùng với những nội dung cơ bản của nó.
- Lý Tùng Hiếu viết Lương Văn Can và phong trào Duy tân – Đông du, Nxb Văn
hóa Sài Gịn, 2005); Vũ Văn Sạch, Vũ Thị Minh Hương, Philippe Papin, Văn thơ Đông
kinh nghĩa thục (Nxb Văn hố, Hà Nội, 1997),...
- Nhóm các cơng trình nghiên cứu về Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và phong trào
duy tân đất nước đầu thế kỷ XX có: Những hoạt động của Phan Chu Trinh tại Pháp 1911 1925 của TS. Thu Trang (Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 2000); Nguyễn Q. Thắng với
Phan Châu Trinh – Cuộc đời và tác phẩm (Nxb Tp. Hồ Chí Minh xuất bản năm 1987,
Nxb Văn học tái bản vào những năm 1994, 2001, 2006); Chương Thâu với một số cơng
trình nghiên cứu như Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng (chọn lọc) (Nxb Đà Nẵng, 1989), Phan
Bội Châu, về một số vấn đề văn hóa – xã hội – chính trị (Nxb Thuận Hóa, Huế, 2000);
Tơn Quang Phiệt đã có các cơng trình nghiên cứu về Phan Bội Châu – Phan Châu Trinh
(Văn Sử Địa xuất bản, 1956); Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh với một giai đoạn
chống Pháp (Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957); Thế Nguyên viết Phan Châu Trinh (Tân
Việt xuất bản, Sài Gòn, 1956). Cụ Huỳnh Thúc Kháng ngoài việc viết Tự truyện (Anh
Minh dịch và xuất bản, Huế, 1963), cịn có cuốn Phan Tây Hồ tiên sinh lịch sử (Phụ biên:

Giai nhân kỳ ngộ, Hướng Dương xuất bản, Sài Gịn, 1958); Bức thư bí mật gửi Cường Để
(Anh Minh xuất bản, Huế, 1957); Huỳnh Lý viết Thơ văn Phan Châu Trinh (Nxb Văn
học, Hà Nội, 1983); Phan Châu Trinh – thân thế và sự nghiệp (Nxb Đà Nẵng, 1993);
Đặng Thai Mai với Văn thơ Phan Bội Châu (Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1960); Lê Thị Kinh
(Phan Thị Minh) viết Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới (Nxb Đà Nẵng, 2001);
Tùng Lâm viết về Cuộc đời cách mạng Cường Để (Tôn Thất Lễ xuất bản, Sài Gòn, 1957);
Bùi Kha, Nguyễn Đắc Xuân và nhiều người khác viết Pétrus Trương Vĩnh Ký – Nhìn từ
những khía cạnh và nhận thức khác nhau (Nxb Giao điểm, 2002); Một nhóm tác giả viết


12

Thế kỷ XXI nhìn về Trương Vĩnh Ký (Tạp chí Xưa và Nay, Nxb Văn hóa Sài Gịn, Tp.
HCM, 2006); Hoàng Lại Giang viết Trương Vĩnh Ký – Bi kịch mn đời (Nxb Văn hóa
và Thơng tin, 2001),...
- Trần Văn Giàu (chủ biên), Địa chí văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, Tập I, II, Nxb Tp. Hồ
Chí Minh, 1988 đã dành một phần đáng kể trong tập II để giới thiệu về văn học và giáo
dục ở Sài Gòn – Gia Định.
Đề cập những vấn đề chung về đội ngũ trí thức có các cơng trình tiêu biểu như:
- Giáo sư Phạm Tất Dong trong cuốn “Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt
Nam trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, đã nêu
rõ vai trị của đội ngũ trí thức nước ta trước những u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; làm rõ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của trí thức trong
cơng cuộc xây dựng nền kinh tế – xã hội; phân tích tương đối tồn diện lịch sử phát triển,
thực trạng trí thức nước ta, đề xuất chính sách về xây dựng đội ngũ trí thức, về giáo dục
và đào tạo, về khoa học và công nghệ.
- Nguyễn Văn Khánh – Nguyễn Quốc Bảo: “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam”
Nxb Lao động, Hà Nội, 2001, đã đi từ lý luận đến thực tiễn để khẳng định vai trò của trí
thức Việt Nam trong lịch sử; trình bày đường lối, chính sách của Đảng đối với trí thức
trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới hiện nay; đề cập đến những vấn đề

đặt ra đối với trí thức nước ta trước u cầu của cơng cuộc đổi mới, vấn đề liên minh công
nhân – nông dân – trí thức.
- PGS, TS. Nguyễn Khánh (chủ biên): “Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự
nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước”, Nxb Thơng tấn, Hà Nội, 2004, đã giới thiệu
khái quát những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về trí thức và vị trí, vai trị của trí thức trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp vơ sản;
hoạt động và đóng góp của trí thức Việt Nam thời kỳ trước và sau Cách mạng Tháng Tám
cho tới nay. Tác phẩm còn giới thiệu những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta về vị trí, vai trị của trí thức, đặc biệt trong thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực.


13

- Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đối với trí thức được tập hợp lại trong tác phẩm “Trí
thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước”, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1995, đã khẳng định những quan điểm của Đảng về vai trò của trí thức nước ta
trong cách mạng và trước yêu cầu của cơng cuộc đổi mới đất nước, trong đó có trí thức
Thành phố Hồ Chí Minh; nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước đối với việc xây dựng và phát
huy vai trò của đội ngũ này để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới xây dựng đất nước.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của nghiên cứu sinh Lương
Quang Hiển với nhan đề: “Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng và phát huy vai
trị của đội ngũ trí thức từ năm 1997 đến năm 2007” đã khái quát được vai trò của đội ngũ
trí thức Hà Nội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, khoa học, cơng
nghệ, an ninh, quốc phịng, do các cơ quan chính quyền, các tổ chức đảng, đoàn thể của
Thành phố Hà Nội quản lý. Luận án cũng nêu lên kết quả của quá trình Đảng bộ Thành
phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức từ năm 1997 đến
năm 2007 thể hiện cả trên phương diện nhận thức và thực tiễn. Đồng thời, Luận án còn đề
cập đến những hạn chế trong lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức

Thủ đơ từ năm 1997 đến năm 2007; và những kinh nghiệm chủ yếu trong lãnh đạo xây
dựng và phát huy vai trị của đội ngũ trí thức Thủ đơ.
Cuốn sách “Trí thức Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945 -1954)” của Tiến
sỹ Hồ Sơn Diệp, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003, đã dựng lại bức
tranh tồn cảnh lịch sử trí thức ở Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp một cách sinh
động, trung thực; bước đầu phân tích, rút ra một vài đặc điểm, vai trò, ý nghĩa lịch sử và
bài học kinh nghiệm của trí thức ở Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp; góp phần tạo
ra những luận cứ khoa học chứng minh sự đúng đắn của Đảng ta về đường lối lãnh đạo
cách mạng giải phóng dân tộc nói chung, về xây dựng lực lượng trí thức kháng chiến, xây
dựng mặt trận đoàn kết toàn dân và liên minh cơng – nơng – trí nói riêng.
Ngồi ra cịn có thể kể đến các tác phẩm và bài viết khác như: “Trí thức Việt Nam
xưa và nay”, Nxb Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội, 2006. “Trí thức hóa cơng nhân” – Địi
hỏi cấp bách của sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ta”, bài viết của Bùi
Thị Kim Hậu đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, 2009, số 9, tr. 41 – 44. “Trí thức và


14

chính sách xã hội đối với trí thức trong sự nghiệp đổi mới của Đảng” của Nguyễn Thanh
Tuấn đăng trên Tạp chí Cộng sản, 1989, số 408, tr. 54 – 58. “Đội ngũ trí thức Việt Nam
với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay” của Đồn
Trường Thụ, Tạp chí Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay, 1999, số 23, tr. 48 – 49. “Bài
học từ những quan điểm của Hồ Chí Minh về trí thức” của Phan Thanh Khơi đăng trên
Tạp chí Lịch sử Đảng, 2001, số 2, tr. 4 – 8. “Mấy vấn đề về trí thức trong tư tưởng Hồ Chí
Minh” của Nguyễn Khánh Bật, Tạp chí Lịch sử Đảng, 1997, số 8, tr. 40 – 41. “Vai trị của
trí thức kiều bào trong việc tạo nguồn lực cho khoa học và công nghệ” của Nguyễn Văn
Phẩm, Hoạt động khoa học, 2003., số 2, tr. 8 – 10.v.v…
Bàn về vấn đề vai trị của trí thức Việt Nam trong thời kỳ lịch sử Việt Nam cận hiện
đại nói chung và giai đoạn 1920 – 1945 nói riêng chúng ta có thể kể tên các cơng trình, đề
tài nghiên cứu, sách tham khảo sau: Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây

thời Pháp thuộc, Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Trần Viết Nghĩa, Góp phần tìm hiểu Nho
giáo - nho sĩ – trí thức Việt Nam trước 1945 của Chương Thâu. Ngoài ra chúng ta có thể
tìm hiểu trí thức Việt Nam và hoạt động của trí thức Việt Nam giai đoạn này qua Bàn về
những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930 - 1945) của
Vũ Đức Phúc, Một số vấn đề nông dân qua báo chí tiếng Việt trong những năm 19361939, Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Đoàn Tế Hanh, Lịch sử cuộc vận động vì các quyền
dân sinh, dân chủ ở Việt Nam (1936- 1939) của Phạm Hồng Tung. Hay các công trình
như Trí thức Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập của Nguyễn Đắc Hưng, Trí thức với
Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước của Nguyễn
Văn Khánh (chủ biên), Trí thức yêu nước và phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ
đầu thế kỷ XX đến khi thành lập Đảng Cộng sản Đơng Dương, Luận án Phó tiến sĩ Lịch
sử của Nguyễn Văn Khánh…. và một số cơng trình khác như Trí thức Việt Nam trong
thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử của
Nguyễn Thị Như; Trí thức yêu nước và khuynh hướng cách mạng tư sản ở Việt Nam của
Nguyễn Văn Khánh cũng góp phần cung cấp cái nhìn về trí thức Việt Nam và nhận thức,
thái độ, hoạt động của trí thức Việt Nam thời kỳ trước 1945 cũng như trong sự nghiệp
cách mạng Việt Nam.


15

Bàn về vấn đề những đóng góp của đội ngũ trí thức trong thời kỳ 1920 – 1945 và các
giai đoạn liên quan có thể kể tên các cơng trình sau: Phong trào dân tộc dân chủ ở Nam kỳ
từ năm 1930 đến năm 1945, Luận án Tiến sỹ Lịch sử của Phạm Thị Huệ, tác phẩm “Đồng
chí Phạm Ngọc Thạch: nhà trí thức cách mạng” (nhiều tác giả), “Tơn Đức Thắng với
phong trào cơng nhân Sài Gịn đầu thế kỷ XX đến năm 1930 của Phạm Dương Thu
Huyền”, “Thanh niên Tiền phong và các phong trào học sinh, sinh viên, trí thức Sài Gịn
1939 – 1945” của Huỳnh Văn Tiểng, Bùi Đức Tịnh, “Văn học quốc ngữ ở Nam kỳ 1865 –
1930” của Bằng Giang, Trí thức Sài Gịn - Gia Định 1945-1975 của Hồ Hữu Nhựt (chủ
biên),…
Những tập hồi ký, chuyên khảo về các trí thức cách mạng như Lê Duẩn – một nhà

lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam (Nxb CTQG, 2002);
Trường Chinh – một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam
(Nxb CTQG, 2002); Nguyễn Văn Nguyễn, nhà hoạt động chính trị, nhà báo, nhà văn hóa
(Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 2006); Lê Văn Lương - Trọn đời vì sự nghiệp của
Đảng (Nxb CTQG, Hà Nội, 2000); Ngô Gia Tự - Người cộng sản lỗi lạc (Nxb CTQG, Hà
Nội, 2009); Nguyễn Văn Tạo 1908-1970 (Nxb Văn hóa Sài Gịn, 2008); Vũ Ngọc Phan,
tuyển tập (4 tập) (Nxb Văn học 2008),...
Cùng với các cơng trình nghiên cứu, chun khảo về nhân vật tiêu biểu như Nguyễn
An Ninh, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Trần Huy Liệu, Phạm Ngọc Thạch, Trần
Văn Giàu, Nguyễn Văn Sâm, Phan Văn Hùm,… các hồi ký cũng bổ sung nguồn tư liệu
phong phú về trí thức trong giai đoạn này, đáng chú ý là một số cuốn: Đào Duy Anh –
Nhớ nghĩ chiều hôm (Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 1998); Vũ Đình Hịe – hồi ký
(Nxb hội nhà văn, 2004); Luật sư Phan Anh (GS Đinh Xuân Lâm chủ biên, Nxb CAND
2011); Phạm Quỳnh – một góc nhìn (TS Nguyễn Văn Khoan sưu tầm, giới thiệu, Nxb
CAND 2011),...
Các cơng trình đã cơng bố cho thấy mảng đề tài trí thức đã thu hút được sự quan
tâm, nghiên cứu của các tác giả trong nhiều cơng trình nghiên cứu. Tuy mức độ liên quan
có khác nhau, song những cơng trình đã nêu trên là cơ sở quan trọng để nhóm tác giả


16

tham khảo và kế thừa trong việc tiếp xúc các sự kiện lịch sử, nguồn tư liệu và phương
pháp luận vào quá trình thực hiện đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu,
trong đó hai phương pháp cơ bản của Khoa học Lịch sử là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic được vận dụng với tư cách là phương pháp chủ đạo, đồng thời vận
dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như so sánh, phân tích, tổng hợp, ngơn ngữ
học, văn hóa học,… nhằm làm rõ những vấn đề đặt ra trong mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

- Nguồn tài liệu nghiên cứu bao gồm: các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác –
Lênin, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về
trí thức; Các tác phẩm của người đương thời phản ánh về sinh hoạt của giới trí thức nước
ta đầu thế kỷ XX; Những cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngồi
nước về trí thức Việt Nam qua các thời kỳ; Một số công trình nghiên cứu đăng trên các
tạp chí, các bài báo đề cập đến thái độ của đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ này.
Một số bài viết có liên quan trên các trang web mạng internet.
6. Đóng góp của đề tài
- Về khoa học, đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu, góp nâng cao trình độ nhận thức về đội ngũ trí thức Việt Nam, đội ngũ tiên phong
trong cơng tác nghiên cứu, truyền bá và hoạt động khoa học, là nền tảng tiến bộ và động
lực phát triển của đất nước.
- Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng vào cơng cuộc xây
dựng đội ngũ trí thức hiện nay, phát huy vai trị của đội ngũ trí thức trong cơng cuộc cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Về giáo dục – đào tạo: đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
và giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng trong các bộ môn lịch sử Việt Nam, lịch sử
Đảng, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần quan trọng vào cơng tác giáo dục
truyền thống cách mạng cho tầng lớp thanh niên, sinh viên và đội ngũ trí thức, việc
nghiên cứu và giảng dạy nói chung, lịch sử Cách mạng Tháng Tám 1945 nói riêng một


17

cách sinh động, phong phú. Đề tài cũng đặt ra nhiệm vụ đào tạo học viên cao học và
nghiên cứu sinh. Hiện tại đã có học viên Đặng Thị Minh Phượng đăng ký dự tuyển NCS
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Học viện chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh về đề tài “ĐẢNG VẬN ĐỘNG, TRANH THỦ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
TRONG CƠNG CUỘC ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1930 – 1945)”.

7. Bố cục của đề tài: ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài được trình bày trong 3 chương:
Chương I TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1900-1920
Chương II: TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1921 - 1930
CHƯƠNG III: TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1945
***


18

CH

NG I: TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1900-1920
1.1.

Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX
1.1.1

Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, phong trào Cần Vương

thất bại, thực tiễn lịch sử đặt ra yêu cầu tìm con đường cứu nước mới
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam. Triều đình Huế bất lực, chủ hịa rồi từng bước đầu hàng, nhượng từng
phần lãnh thổ nước ta cho Pháp. Phong trào cứu nước nổ ra mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo
của các sĩ phu phong kiến, tiêu biểu nhất là phong trào Cần Vương dưới sự lãnh đạo của
các sĩ phu yêu nước, lan rộng khắp Bắc Trung Nam, nhưng các cuộc khởi nghĩa đều lần
lượt bị dập tắt như Ba Đình (1887), Hùng Lĩnh (1892), Bãi Sậy (1893), Hương Khê
(1896). Phong trào Cần Vương kết thúc cùng với sự thất bại của ý thức hệ phong kiến.
Riêng cuộc khởi nghĩa Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài đến
năm 1913, nhưng phần lớn sĩ phu đương thời đã nhận thức rằng ngọn cờ Cần Vương

không cứu được đất nước khỏi họa ngoại xâm Tây phương. Đội ngũ trí thức Nho học bị
phân hoá ngày càng sâu sắc. Một bộ phận can tâm làm tay sai cho Pháp, người bó thân
trong chốn quan trường, người ẩn dật phó mặc cho số mệnh, nhưng đơng đảo những sĩ
phu tiến bộ, ln trăn trở tìm kiếm con đường cứu nước mới. Nhà sử học Trần Văn Giàu
nhận định: “Tâm trạng chung là bi quan nản chí khơng thấy lối ra. Nhưng lửa dù hết
ngọn mà than hãy cịn hồng, tro hãy cịn nóng, bổi hãy cịn khơ. Vấn đề là phải đi ngõ
nào, quay sang hướng nào để chuyển bại thành thắng; ngõ cũ, hướng cũ đã bế tắc rồi.
Nhiệt huyết trong nhân dân không thiếu. Nhiệt huyết trong sĩ phu cũng không thiếu, cái
thiếu nhất là con đường giải phóng”2.
Làm cách nào và theo con đường nào để cứu nước là nỗi trăn trở khôn nguôi, thôi
thúc một bộ phận các sĩ phu yêu nước đến với dòng tư tưởng tiến bộ đầu thế kỉ XX, từ
nhiều hướng dội về. Đây chính là động lực đặc biệt mạnh mẽ giúp các sĩ phu yêu nước
2

Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến cách mạng tháng Tám, tập 2: ý thức hệ tư
sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, NXB CTQG, H. 1996, tr. 13


19

đầu thế kỷ XX nhanh chóng tiếp nhận “Tân thư”, “Tân văn” với những tư tưởng khuynh
hướng tiến bộ.
1.1.2

Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm biến

đổi sâu sắc xã hội Việt Nam, mở ra tiền đề cho việc tiếp thu tư tưởng mới
Từ năm 1862, thực dân Pháp đã mở cảng Sài Gịn, sau đó đầu tư mở nhiều cơng
xưởng ở Hải Phịng, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Bến Thuỷ… Năm 1895, nhà Thanh
thừa nhận quyền đô hộ của Pháp ở Đông Dương, phe thực dân thắng thế ở Nghị viện

Pháp, bọn thực dân tiến hành cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn trên tồn cõi nước ta.
Paul Doumer được cử sang Đơng Dương nhận chức Tồn quyền (13-2-1897), đã xây
dựng chương trình 7 điểm mà nội dung cơ bản là hoàn thiện cơ cấu tổ chức hành chính
trên tồn lãnh thổ và cho từng xứ ở Đông Dương; sửa đổi chế độ tài chính thuế khố; xây
dựng các thiết bị khai thác ổn định tình hình chính trị và qn sự nhằm khuếch trương ảnh
hưởng của Pháp ra vùng Viễn Đông… Paul Doumer cho thi hành một loạt chính sách trên
tất cả các mặt từ chính trị, kinh tế, xã hội đến quân sự, giáo dục, văn hố-tư tưởng.
Về chính trị: thực dân Pháp câu kết với chế độ phong kiến tay sai để đàn áp về
chính trị và bóc lột về kinh tế. Chúng củng cố bộ máy thống trị, tăng cường lực lượng
quân sự, cảnh sát, toà án, nhà tù, đàn áp quyết liệt các phong trào cứu nước.
Về văn hoá-giáo dục: Từ năm 1905, thực dân Pháp tiến hành cải cách giáo dục,
hướng tới một nền giáo dục Tây phương, mở các trường tiểu học Pháp-Việt trên tồn cõi
Đơng Dương, từng bước thay thế nền Hán học đào tạo một lớp cơng chức, nhân viên cần
thiết cho guồng máy chính trị và kinh tế thực dân, Một số trường sư phạm, trường chuyên
nghiệp, trường y dược được mở ở Hà Nội, Nam Định, Huế, Gia Định… Đại học Đông
Dương được thành lập từ năm 1906 với các ngành Luật và Pháp chính, Khoa học, Y học,
Xây dựng, Văn chương, sau mở thêm Cao đẳng sư phạm, Cơng chính, Thương mại, Thú
y, Canh nông, các trường dạy nghề,… Quy mô đào tạo đạt tới hơn 1000 sinh viên/năm
theo mơ hình đa ngành, đa lĩnh vực, kiểu phương Tây “...phổ biến ở Đông Dương những
kiến thức và phương pháp châu Âu; hướng dẫn tinh thần khoa học, phương pháp học tập
và nghiên cứu hiện đại cho những người xuất sắc...” Một số ngành đạt chất lượng quốc


20

tế.3 Để tuyên truyền cho chính sách thực dân, cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX, một số tờ
báo bản xứ đã được xuất bản ở Sài Gòn, Hà Nội như Nam Trung nhật báo, Lục tỉnh tân
văn, Nông cổ mín đàm…
Về kinh tế: Ngày 28-9-1897, Tồn quyền Đơng Dương ra nghị định mở rộng áp dụng
quyền sở hữu ruộng đất cá nhân ra toàn lãnh thổ. Theo nghị định này, mọi công dân Pháp

và những người được nhà nước Pháp bảo hộ có đất do được ban tặng hoặc mua lại… sẽ
thuộc toàn quyền sở hữu cá nhân. Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất từ chế độ phong
kiến Việt Nam đã thuộc quyền nhà nước Pháp bảo hộ. Tư bản, thực dân và tay sai dựa vào
nghị định này để chiếm hữu ruộng đất lập đồn điền.
Từ khi thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp tăng cường đầu
tư vào Đông Dương xây dựng các nhà máy xay xát, nấu rượu, chế biến nông sản4…. Từ
1899-1908, thực dân Pháp đã xuất khẩu 8.210.000 tấn, chiếm tỉ lệ 60-70% các mặt hàng
xuất khẩu. Nơng dân bị bóc lột, vơ vét đến hạt gạo cuối cùng cho xuất khẩu nên rơi vào
cảnh bần cùng hố, khơng cịn khả năng canh tác. Tình hình trên dẫn đến hậu quả là: nông
nghiệp Việt Nam vẫn trong tình trạng độc canh, năng xuất thấp, lại phải đáp ứng cho nhu
cầu xuất khẩu cao với giá rẻ mạt nên đời sống nhân dân, nhất là nông dân vô cùng bi đát.
Để phục vụ cho chương trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã cho xây dựng hệ
thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, cầu cống, bến cảng, nhà ga… Tính
đến năm 1913, cả nước có hơn 1000 km đường sắt, gần 100 km đường xe điện và xe lửa
nhỏ, 4302 km đường bộ được rải đá. Nhiều cầu lớn như Long Biên, Tràng Tiền được xây
dựng. Nhiều cảng biển được trùng tu, sửa chữa…
Chương trình khai thác thuộc địa mở ra hệ thống các hầm mỏ, cơng trường, xí
nghiệp của tư bản Pháp, Hoa Kiều và Việt Nam, nhưng chủ yếu nằm trong tay tư bản
Pháp. Các nhà máy, xí nghiệp của Pháp ở Việt Nam thời kì này chủ yếu kinh doanh các
mặt hàng phục vụ đời sống và chế biến5. Phần lớn hàng tiêu dùng phải nhập khẩu. Thực

3

Trường Y khoa và Trường Luật được cấp Bằng tốt nghiệp Quốc gia (Diplôme d’Etat), ngang với văn bằng của các
trường đại học ở Pháp.
4
từ 1896-1914 Pháp đầu tư 514 triệu Frăng vàng vào Đông Dương dưới hình thức tiền vốn nhà nước
5
P. Doumer: Chương trình 7 điểm năm 1897 định hướng phát triển: “chỉ giới hạn trong phạm vi sao cho nền cơng
nghiệp đó khơng làm tổn hại đến nền nơng nghiệp chính quốc… Nói cách khác, nền cơng nghiệp thuộc địa được đẻ



21

dân Pháp độc chiếm thị trường Đông Dương, độc quyền thương mại, thuế quan, xuất nhập
khẩu. Việt Nam thực sự đã trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hoá và bổ sung ngun
liệu cho chính quốc. Kinh tế nơng nghiệp bắt đầu phát triển theo hướng kinh tế hàng hố,
nhưng vẫn trong tình trạng lạc hậu.
Theo khuynh hướng duy tân, một số nhà Nho tân tiến đã góp vốn kinh doanh và cổ
vũ những thợ thủ công khá giả, nhà bn, thầu khốn hùn vốn mở tiệm bn, xưởng thợ,
tranh thương với tư bản Pháp – Hoa. Bộ phận tư sản dân tộc mới ra đời, chưa có vị thế về
kinh tế và chính trị. Mặc dù vốn liếng ít, bị tư bản Pháp – Hoa chèn ép, nhưng sự xuất
hiện của thành phần kinh tế tư bản tư nhân và tầng lớp tư sản dân tộc đã tạo ra sự biến đổi
quan trọng trong xã hội Việt Nam.
Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục bị phân hoá. Một bộ phận địa chủ phong kiến
trở thành tay sai đắc lực cho thực dân Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa và đàn áp
các phong trào yêu nước của nhân dân ta. Một số người tham gia bộ máy quan trường
nhưng mang tâm lí tuỳ thời để yên thân. Một số khác, có có lịng u nước nhưng bi quan,
bế tắc trước thời cuộc. Bên cạnh đó, một bộ phận địa chủ, quan lại và nho sĩ có tinh thần
chống Pháp hướng tới việc chấn hưng đất nước, hướng tới việc tìm kiếm con đường cứu
nước.
Giai cấp nơng dân là bộ phận đông đảo nhất của xã hội, bị phân hố sâu sắc vì chính
họ là đối tượng bóc lột chủ yếu của thực dân Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến. Tình
trạng nơng dân bị mất ruộng đất, rơi vào cảnh bần cùng và phá sản ngày càng nhiều.
Người nơng dân phải bỏ xóm làng tràn ra thành phố, đến các công trường, hầm mỏ, đồn
điền, xí nghiệp để làm th nhưng chỉ có một số được nhận. Chính vì thế, họ khơng
ngừng tham gia đấu tranh chống đế quốc và phong kiến và là một động lực to lớn của
cách mạng.
Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội mới ra đời trong công cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất của Pháp. Tính đến năm 1914, cả nước có khoảng trên 10 vạn cơng nhân

hiện đại và gần 6 vạn công nhân theo mùa. Ngay từ khi mới ra đời, giai cấp công nhân
ra là để làm những cái mà công nghiệp Pháp không thể làm được, để cung cấp những sản phẩm đến những nơi mà
sản phẩm công nghiệp Pháp không đến được”.


22

Việt Nam đã có tinh thần đồn kết đấu tranh chống áp bức bóc lột dưới nhiều hình thức.
Tuy nhiên, giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX cịn non trẻ, vẫn đang trong tình
trạng “tự nó”. Với số lượng phát triển nhanh và đông đảo, với chất lượng biểu hiện ở tính
tập trung, hiện đại và tinh thần đồn kết đấu tranh chống kẻ thù chung, cơng nhân Việt
Nam đã đủ điều kiện để hình thành một giai cấp. Ngồi những đặc tính chung của giai cấp
cơng nhân hiện đại, giai cấp cơng nhân Việt Nam cịn mang một số đặc điểm riêng là giai
cấp công nhân ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc; có mối quan hệ mật thiết với giai cấp
nơng dân; có; kết cấu thuần nhất khơng có tầng lớp “cơng nhân quý tộc” v.v…
Giai cấp tư sản mới hình thành, số lượng cịn ít, thái độ chính trị khác nhau, nhưng
phần lớn đều có ý thức phát triển kinh tế dân tộc (tư sản dân tộc). Đáng chú ý là một bộ
phận đông đảo xuất thân từ các nhà nho yêu nước, ảnh hưởng tư tưởng duy tân, khai dân
trí, chấn dân khí, hậu dân sinh do đội ngũ trí thức tiên tiến lúc ấy phát động.
Một bộ phận cư dân đơ thị mới hình thành được gọi là tầng lớp tiểu tư sản gồm
những tiểu thương, tiểu chủ, những người làm dịch vụ, những trí thức, viên chức làm việc
trong các sở công, sở tư, những học sinh, sinh viên, giáo viên, nhà báo, văn nghệ sĩ… có
tinh thần yêu nước và gắn bó với giai cấp cơng nhân, nơng dân trong quá trình đấu tranh
trong các phong trào dân tộc, dân chủ.
Tầng lớp trí thức sĩ phu yêu nước có vai trị tích cực nhất trong phong trào giải
phóng dân tộc đầu thế kỉ XX. Bộ phận này vốn nhạy cảm với tình hình chính trị - xã hội,
tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản trên thế giới, đứng ra tổ chức và vận động cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc trong những năm đầu thế kỉ XX.
Sự ra đời của những lực lượng xã hội mới đã tạo ra những điều kiện cho cuộc vận
động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới-khuynh hướng dân chủ tư sản, chống đế

quốc và chống phong kiến.
1.1.3

Nước Nhật cường thịnh và hy vọng của các dân tộc Á - Đông

Nửa cuối thế kỷ XIX, trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc phương Tây,
nhiều trí thức Nhật đã khởi xướng tư tưởng duy tân. Tháng 1-1868, sau khi lên ngơi,
Thiên hồng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thốt
khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.


×