Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu, xây dựng mô hình khu dân cư thân thiện với môi trường qua nghiên cứu điển hình khu dân cư bình đường, xã an bình, huyện dĩ an, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.53 MB, 93 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
-------o0o-------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC SINH VIÊN - EUREKA
LẦN 9 NĂM 2007

TÊN CƠNG TRÌNH:

“NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MƠ HÌNH KHU
DÂN CƯ THÂN THIỆN VỚI MƠI TRƯỜNG
QUA NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH KHU DÂN
CƯ BÌNH ĐƯỜNG, XÃ AN BÌNH, HUYỆN DĨ
AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG”

THUỘC NHĨM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

Mã số cơng trình:………………………………..


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC SINH VIÊN - EUREKA
LẦN 9 NĂM 2007

TÊN CƠNG TRÌNH:

“NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MƠ HÌNH KHU DÂN CƯ
THÂN THIỆN VỚI MƠI TRƯỜNG QUA NGHIÊN CỨU


ĐIỂN HÌNH KHU DÂN CƯ BÌNH ĐƯỜNG, XÃ AN
BÌNH, HUYỆN DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG”
THUỘC NHĨM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI
Nhóm tác giả:
Nguyễn Thị Huyền Anh
Nữ
Nguyễn Phước Như Quỳnh
Nữ
Trần Thị Hảo
Nữ
Trưởng nhóm:
Nguyễn Thị Huyền Anh
Lớp:
Địa LýMơi Trường
Năm thứ/ Số năm đào tạo: ¾
Khoa:
Địa lý
Cộng tác viên:
Nguyễn Thị Thanh Ngọc
Khoa:
Xã Hội Học
Người hướng dẫn:

CN. Trịnh Quốc Việt


ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TP. HỒ CHÍ MINH
…………………………..
TP. HỒ CHÍ MINH, ngày 19 tháng 08 năm 2007


PHIẾU DỰ GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ KHOA HỌC SINH VIÊN – EUREKA” LẦN 9
NĂM 2007
1.Tên cơng trình:

“NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MƠ HÌNH KHU DÂN CƯ THÂN THIỆN
VỚI MƠI TRƯỜNG QUA NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH KHU DÂN CƯ
BÌNH ĐƯỜNG, XÃ AN BÌNH, HUYỆN DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG”
2. Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội
3. Tóm tắt mục đích của cơng trình – những vấn đề mới
Hiện nay, q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta đang ngày càng phát
triển mạnh mẽ, đi cùng với q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa là sự phát triển của
q trình đơ thị hóa. Tại Bình Dương, q trình đơ thị hóa này cũng đang làm thay đổi
nhanh chóng bộ mặt một vùng nông thôn rộng lớn của tỉnh, tạo điều kiện hình thành các
khu dân cư tập trung, các khu đơ thị mới với nhiều điều kiện sống tốt hơn cho người dân.
Tuy nhiên q trình đơ thị hóa, tập trung dân cư khơng kiểm sốt đã làm nảy sinh nhiều
vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là các vấn đề về môi trường từ việc phát triển công nghiệp
và đô thị. Thực tế đã chứng minh bất kỳ sự phát triển về kinh tế nào cũng tồn tại hai mặt,
ngoài tác động tích cực là thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế nó cũng đem lại những tác
động tiêu cực về xã hội, đặc biệt là đối với môi trường. Điều này địi hỏi phải có một chính
sách phát triển kinh tế bền vững, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa gắn với bảo vệ mơi
trường. Chính vì vậy mà mục đích của cơng trình là:
Tìm hiểu về hiện trạng môi trường ở các khu dân cư tập trung Bình Đường – xã
Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Xây dựng được bộ tiêu chí về bảo vệ mơi trường làm cơ sở cho việc đề xuất một
mơ hình khu dân cư thân thiện với môi trường phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của
tỉnh Bình Dương.
Trên cơ sở đó tìm ra một giải pháp vừa phát triển đơ thị, đẩy mạnh q trình cơng
nghiệp hóa trong khi vẫn bảo tồn tài nguyên, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân

và đưa ra các đề xuất để thực hiện giải pháp đó.
Tính mới của đề tài là không đi sâu vào nghiên cứu trên địa bàn quá rộng như
những đề tài khác mà tập trung nghiên cứu trên một địa bàn cụ thể (xã Bình Đường huyện Dĩ An - tỉnh Bình Dương). Vì vậy mà đề tài đã xây dựng được bộ tiêu chí về bảo vệ
môi trường, đưa ra được một số giải pháp mang tính cụ thể và đặc thù về Bảo Vệ Môi
Trường và Phát Triển Bền Vững cho địa bàn nghiên cứu cũng như đảm bảo tính thực tế khi
áp dụng những giải pháp này.
4. Nhóm tác giả dự thi:


* Tác giả 1:
Họ tên: Nguyễn Thị Huyền Anh
Nam/ Nữ: Nữ
Năm sinh: 1986
Địa chỉ Email:
ĐT: 0906324965
Khoa/ Trường: Trường ĐHKHXH&NV
Khoa Địa Lý
* Tác giả 2:
Họ tên: Nguyễn Phước Như Quỳnh
Nam/ Nữ: Nữ
Năm sinh: 1986
Địa chỉ Email:
ĐT: 0907567510
Khoa/ Trường: Trường ĐHKHXH&NV
Khoa Địa Lý
* Tác giả 3:
Họ tên: Trần Thị Hảo
Nam/ Nữ: Nữ
Năm sinh: 1986
Địa chỉ Email:

ĐT: 0978513760
Khoa/ Trường: Trường ĐHKHXH&NV
Khoa Địa Lý
TM. Ban tổ chức Eureka cấp trường

Người dự giải

SV. Nguyễn Thị Huyền Anh


MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH...................................................................................... 11
Phần 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................... 12
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 12
2. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................. 13
3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ............................................................................................ 15
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 15
5. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................... 17
6. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN................................................................................. 17
7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 17
8. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................... 20
Phần 2. NỘI DUNG................................................................................................. 22
Chương I. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...................................... 22
I.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG ........................................................ 22
I. 1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 22
I.1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 22
I.1.1.2. Địa hình ....................................................................................................... 23
I.1.1.3. Tài ngun .................................................................................................... 23
I.1.1.4. Điều kiện khí hậu .......................................................................................... 23
I.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 25

I.1.3. Các vấn đề mơi trường từ q trình đơ thị hóa ........................................... 26
I.2. TỔNG QUAN VỀ XÃ AN BÌNH..................................................................... 26
I.2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 26
I.2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 26
I.2.1.2. Địa giới hành chính....................................................................................... 26
I.2.1.3. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................ 27
I.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................. 27


I.2.2.1. Kinh tế ......................................................................................................... 27
I.2.2.2. Xã hội ........................................................................................................... 27
I.2.2.3. Cở sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật ................................................................ 29
a. Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã hội ......................................................................... 29
b. Hiện trạng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật .................................................................... 29
Chương II. HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG TẠI KHU DÂN CƯ BÌNH
ĐƯỜNG ................................................................................................................... 31
II.1. KHÁI QUÁT ................................................................................................... 31
II.2. NHẬN XÉT ..................................................................................................... 31
II.2.1. Dân số, nhân khẩu học và các vấn đề xã hội................................................ 31
II. 2.2. Môi trường ................................................................................................... 34
II.2.2.1. Nước cấp..................................................................................................... 34
II.2.2.2. Vấn đề nước thải, thoát nước ..................................................................... 37
II.2.2.3. Điều kiện vệ sinh ........................................................................................ 38
II.2.2.4. Rác thải sinh hoạt ...................................................................................... 39
II.2.2.5. Khí thải ....................................................................................................... 41
II.3. NHẬN XÉT CHUNG ..................................................................................... 42
Chương III. TỔNG QUAN VỀ CÁC MƠ HÌNH KHU DÂN CƯ THÂN
THIỆN MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ......................... 45
III.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.................................................................. 45
III. 2. CÁC MƠ HÌNH KHU DÂN CƯ THÂN THIỆN MƠI TRƯỜNG ............. 46

III.2.1. Đơ thị xanh................................................................................................... 46
III.2.2. Đô thị sinh thái............................................................................................. 47
III.2.3. Đô thị phát triển bền vững .......................................................................... 48
III.3. KHÁI QUÁT VIỆC ỨNG DỤNG MƠ HÌNH KDC - TTMT ...................... 48


III.3.1. Trên Thế giới ............................................................................................... 48
III.3.1.1. Thành phố Curitiba (Brazil)........................................................................ 48
III.3.1.2. Mơ hình đơ thị sinh thái tại thành phố Dongtan - Trung Quốc .................... 49
III.3.1.3. Mơ hình đơ thị sinh thái kết hợp nông nghiệp của Thái Lan ........................ 50
III.3.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 50
III.3.2.1. Khu dân cư cao cấp Vĩnh Phú 1 ............................................................... 50
III.3.2.2. Mơ hình du lịch và đô thị sinh thái cho vùng biển Quảng Nam.................... 51
III.3.2.3. Mơ hình du lịch và đơ thị sinh thái ở thành phố Hạ Long ........................... 52
III.3.3. Mối quan hệ giữa các mơ hình.................................................................... 53
CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG MƠ HÌNH KHU DÂN CƯ THÂN THIỆN MÔI
TRƯỜNG CHO KHU DÂN CƯ BÌNH ĐƯỜNG ..................................................... 57
IV.1. Tiêu chí KDC thân thiện mơi trường ................................................................ 57
IV.1.1. Mơ hình đánh giá mơi trường KDC ............................................................... 57
IV.1.1.1. Tiêu chí về áp lực đối với mơi trường ........................................................ 57
IV.1.1.2. Tiêu chí về đáp ứng đối với mơi trường ..................................................... 59
IV.1.1.3. Tiêu chí về trạng thái chất lượng đối với môi trường ................................. 60
IV.1.2. Phương pháp xây dựng một KDC TTMT....................................................... 61
IV.1.3. Phương pháp xây dựng một KDC sinh thái ................................................... 63
IV.1.3.1. Đề xuất tiêu chí quy hoạchKDC sinh thái ................................................... 63
IV.1.3.2. Những nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng .................................... 64
IV.1.4. Phương pháp xây dựng một KDC bền vững................................................... 65
IV.1.4.1. Các quan điểm khác nhau về một KDC bền vững ....................................... 65
IV.1.4.2. Phát triển các thành phần của KDC, đô thị theo hướng bền vững ............... 66
IV.2. Cơ sở để lựa chọn mơ hình quản lý phù hợp hướng đến phát triển bền vững

các KDC trong điều kiện tỉnh Bình Dương ............................................................... 68


IV.3. Đề xuất tiêu chí cho mơ hình quản lý các KDC TTMT trong điều kiện tỉnh
Bình Dương .............................................................................................................. 70
IV.3.1. Tiêu chí về khơng gian xanh ......................................................................... 70
IV.3.2. Tiêu chí về mơi trường ................................................................................. 70
IV.3.2.1. Tiêu chí về rác thải .................................................................................... 70
IV.3.2.2. Nước cấp sinh hoạt .................................................................................... 71
IV.3.2.3. Nước thải sinh hoạt .................................................................................... 72
IV.3.2.4. Mức ồn tối đa cho phép của KDC ............................................................... 73
IV.4. Đề xuất mơ hình quản lý môi trường hướng tới sự phát triển bền vững cho
KDC và đưa ra một số giải pháp để thực hiện............................................................ 76
IV.4.1. Giải pháp về kinh tế ...................................................................................... 76
IV.4.2. Giải pháp về công nghệ ................................................................................ 78
IV.4.3. Giải pháp về quản lý Nhà nước ..................................................................... 78
IV.4.4. Giải pháp về giáo dục .................................................................................... 79
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 81
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................... 81
V.1. Kết luận ............................................................................................................. 81
V.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 83


MỤC LỤC HÌNH

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương............................................................. 24
Hình 2.1.Diễn biến mực nước ngầm tại khu vực sóng thần ....................................... 36
Hình 2.2. Hệ thống thốt nước trong khu dân cư ....................................................... 37
Hình 2.3. Rác vứt bừa bãi trong khu dân cư .............................................................. 39

Hình 2.4. Rác được để lẫn lộn với nhau..................................................................... 40
Hình 2.5. Xe chở rác khơng được che đậy cẩn thận ................................................... 40
Hình 2.6. Người dân sống chung với rác ................................................................... 40


MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000÷2004 .............................. 25
Bảng1.2. Phân bố dân cư trong xã ............................................................................ 28
Bảng1.3.Tỷ lệ gia tăng dân số qua các năm lệ lao động giữa các ngành ................... 28
Bảng1.4. Tỷ lệ lao động giữa các ngành.................................................................... 28
Bảng 2.1. Số nhân khẩu trung bình trong gia đình.................................................... 32
Bảng 2.2. Thời gian cư trú của hộ gia đình................................................................ 32
Bảng 2.3. Kết cấu nhà ở ............................................................................................ 33
Bảng 2.4. Thu nhập hàng tháng của các thành viên trong gia đình............................ 33
Bảng 2.5. Nước để phục vụ cho sinh hoạt ............................................................... .. 34
Bảng 2.6. Nguyên nhân làm ô nhiễm nước................................................................. 35
Bảng 2.7. Hiện trạng xử lý nước trước khi sử dụng ................................................... 35
Bảng 2.8. Chất lượng sử dụng nước theo cảm quan................................................... 35
Bảng 2.9. Loại hình nhà vệ sinh trong nhà ................................................................ 38
Bảng 2.10. Nơi thoát nước sinh hoạt ......................................................................... 38
Bảng 2.11. Dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt .......................................................... 40
Bảng 2.12. Nguồn gây ơ nhiễm khơng khí.................................................................. 41
Bảng 2.13. Ngun nhân phát sinh bụi ...................................................................... 41
Bảng 2.14. Vấn đề cấp bách cần giải quyết gần nơi ở................................................ 43
Bảng 2.15. Mối quan tâm lớn nhất của người dân ..................................................... 43


Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua nghiên cứu điển
hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Hiện nay, q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta đang ngày
càng phát triển mạnh mẽ, đi cùng với q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa là
sự phát triển của quá trình đơ thị hóa. Tại Bình Dương, q trình đơ thị hóa này
cũng đang làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt một vùng nông thôn rộng lớn của tỉnh,
tạo điều kiện hình thành các khu dân cư tập trung, các khu đô thị mới với nhiều điều
kiện sống tốt hơn cho người dân. Tuy nhiên q trình đơ thị hóa, tập trung dân cư
khơng kiểm sốt đã làm nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là các vấn đề
về môi trường từ việc phát triển công nghiệp và đô thị. Thực tế đã chứng minh bất
kỳ sự phát triển về kinh tế nào cũng tồn tại hai mặt, ngồi tác động tích cực là thúc
đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế nó cũng đem lại những tác động tiêu cực về xã hội,
đặc biệt là đối với môi trường. Điều này địi hỏi phải có một chính sách phát triển
kinh tế bền vững, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa gắn với bảo vệ mơi trường.
Chính vì vậy mà mục đích của cơng trình là:
Tìm hiểu về hiện trạng môi trường ở các khu dân cư tập trung Bình Đường –
xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Xây dựng được bộ tiêu chí về bảo vệ môi trường làm cơ sở cho việc đề xuất
một mô hình khu dân cư thân thiện với mơi trường phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế của tỉnh Bình Dương.
Trên cơ sở đó tìm ra một giải pháp vừa phát triển đơ thị, đẩy mạnh q trình
cơng nghiệp hóa trong khi vẫn bảo tồn tài nguyên, cải thiện chất lượng cuộc sống
cho người dân và đưa ra các đề xuất để thực hiện giải pháp đó.
Tính mới của đề tài là không đi sâu vào nghiên cứu trên địa bàn quá rộng
như những đề tài khác mà tập trung nghiên cứu trên một địa bàn cụ thể (xã Bình
Đường - huyện Dĩ An - tỉnh Bình Dương). Vì vậy mà đề tài đã xây dựng được bộ
tiêu chí về bảo vệ môi trường, đưa ra được một số giải pháp mang tính cụ thể và đặc
thù về Bảo Vệ Môi Trường và Phát Triển Bền Vững cho địa bàn nghiên cứu cũng
như đảm bảo tính thực tế khi áp dụng những giải pháp này.


Trang 11


Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua nghiên cứu điển
hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm vừa qua, Bình Dương là một trong những tỉnh có nền kinh
tế phát triển nhanh nhất nước ta. Cùng với Tp.HCM, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng
Tàu, Bình Dương là hạt nhân tăng trưởng đóng góp một phần quan trọng vào tốc độ
tăng trưởng chung của nền kinh tế nước ta. Nhiều khu cơng nghiệp hình thành,
nhiều nhà máy được xây mới và mở rộng. Đi cùng với q trình cơng nghiệp hóa,
q trình đơ thị hóa đang làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt một vùng nơng thơn
rộng lớn của tỉnh, tạo điều kiện hình thành các khu dân cư tập trung, các đô thị mới
với điều kiện sống tốt hơn cho người dân. Tuy nhiên, q trình cơng nghiệp hóa
nhanh chóng cùng với q trình đơ thị hóa, tập trung dân cư khơng kiểm sốt đã này
sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng cho hiện tại và cả tương lai. Dễ nhận thấy và có lẽ
cũng quan ngại nhất là các vấn đề môi trường từ việc phát triển công nghiệp và đô
thị. Những đô thị cứ từng ngày bành trướng theo vết dầu loang cũng chính là là lúc
sự bền vững của tài nguyên môi trường bị đe dọa. Một giải pháp vừa phát triển đô
thị, đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hóa trong khi vẫn bảo tồn tài nguyên, cải thiện
chất lượng cuộc sống luôn là ưu tiên trong tiến trình phát triển của Bình Dương.
Kinh nghiệm phát triển đô thị thế giới chỉ ra rằng một đô thị chỉ có thể được
phát triển bền vững khi con người cân bằng được hai thực thể môi trường nhân tạo
vào môi trường thiên nhiên thành một thực thể thống nhất trong trạng thái động của
các luồng vật chất di chuyển vào ra. Quy luật hình thành và đổi mới liên tục các
hình thái kinh tế xã hội trong sự vận động không ngừng của các yếu tố môi trường
tạo nên mối quan hệ biện chứng phức tạp đa chiều hình thành nên các hình thức
quần cư khác nhau phản chiếu trình độ phát triển của một địa phương. Hiện tại,

Bình Dương với tốc độ phát triển kinh tế nhanh và ổn định trong nhiều năm là tiền
đề cho sự bùng nổ xây dựng các khu dân cư tập trung, các đô thị mới trong tương
lai không xa.

Trang 12


Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua nghiên cứu điển
hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Đơ thị hóa đi cùng cơng nghiệp hóa là con đường ngắn nhất sớm đưa Bình
Dương trở thành tỉnh cơng nghiệp hóa nhưng nó cũng sớm làm cho mơi trường sống
bị tổn thương và ô nhiễm nặng nề nếu không có giải pháp quản lý hữu hiệu. Điều đó
địi hỏi chúng ta phải lập lại thế cân bằng động trong hệ sinh thái vốn rất nhạy cảm
bằng cách đảm bảo các mối quan hệ hài hòa và thống nhất giữa ba thành tố môi
trường nhân văn, môi trường xây dựng và mơi trường thiên nhiên. Điều này chỉ có
thể đạt được khi con người xây dựng được một cộng đồng dân cư bền vững.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, nhóm tác giả cho rằng việc tiến hành nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua
nghiên cứu điển hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh
Bình Dương” là rất cần thiết và cũng là dịp để áp dụng kiến thức được học vào thực
tế.

2. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1 Trong nước
Trước tình hình xuất phát từ nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của công tác
BVMT phục vụ phát triển bền vững các khu vực đô thị và công nghiệp (nhất là các
khu vực mới phát triển), trong những năm vừa qua đã có hàng loạt các đề tài dự án
khoa học cơng nghệ các cấp (Nhà nước, Bộ ngành, địa phương,…) triển khai xung
quanh chủ đề này. Chỉ tính riêng khu vực Đơng Nam Bộ và lưu vực sơng Sài Gịn Đồng Nai đã có hàng chục đề tài dự án với chủ đề tập trung xung quanh vấn đề này

(xem bên dưới: danh sách một số cơng trình có liên quan mà chỉ tính riêng Viện
MTTN đã thực hiện trong thời gian vài năm gần đây). Các cơng trình này nhìn
chung đã đóng góp đáng kể cho việc đưa ra một bức tranh hiện trạng khá đa dạng về
tình trạng mơi trường và tài nguyên trong khu vực nghiên cứu, và cũng đã phần nào
đề xuất được một số các giải pháp mang tính định hướng cho cơng tác BVMT phục
vụ phát triển bền vững của khu vực nghiên cứu. Tuy vậy có thể nói rằng hạn chế
chung của các cơng trình này là do địa bàn nghiên cứu khá rộng nên không tập
trung đưa ra được các giải pháp đặc thù về BVMT và PTBV thích hợp cho từng địa

Trang 13


Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua nghiên cứu điển
hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

phương (tỉnh) cụ thể, hơn nữa do hạn chế của thời gian và kinh phí nghiên cứu nên
các đề tài dự án này đôi khi chưa cập nhật được số liệu cụ thể và đa dạng, đầy đủ,
các số liệu trình bày đơi khi cũng chưa thích hợp với chủ đề và mục tiêu nghiên
cứu, và cuối cùng, vẫn còn một số hạn chế trong tính sáng tạo và tính mới trong các
giải pháp đề xuất, thậm chí kể cả tính thực tế có thể áp dụng của một số giải pháp
kiến nghị.
Một số đề tài, cơng trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề trên như:
1. Ngiên cứu các giải pháp bảo đảm môi trường tại một số khu đô thị và một số
khu công nghiệp trọng điểm ở thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Đề tài
cấp nhà nước, chủ nhiệm đề tài: GS.TS Lâm Minh Triết, Viện TNMT, 1997 – 1998.
1. Ứng dụng kinh tế môi trường để nghiên cứu và đánh giá diễn biến tài nguyên
môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Đề tài cấp nhà nước KC08.08, chủ nhiệm đề tài: GS.TS Lâm
Minh Triết, Viện TNMT, 2002 – 2003.
2. Quản lý môi trường và khu đô thị công nghiệp, Phạm Ngọc Đăng (2000). Nhà

xuất bản Xây Dựng.
3. Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp hướng tới đô thị sinh thái và khu
công nghiệp sinh thái, Lê Thanh Hải (2006). Viện TNMT.
4. Quản lý các thành phần môi trường đô thị và khu công nghiệp, Lê Thanh Hải
(2006). Viện TNMT.

2.2 Ngồi nước
Như đã trình bày, các hệ thống và kỹ thuật bảo vệ môi trường phục vụ phát
triển bền vững đã được ứng dụng rất hữu hiệu trong việc thiết kế và quản lý đô thị
tại các nước phát triển trong vòng hơn một nửa thế kỷ vừa qua. Các kỹ thuật và hệ
thống này bao gồm:
- Tái chế và tái sử dụng, xây dựng thị trường trao đổi chất thải (chung

Trang 14


Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua nghiên cứu điển
hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

cho các khu đô thị và khu công nghiệp trong địa bàn).
- Hệ sinh học thống nhất và sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái
tạo: là việc kết hợp giữa qui hoạch quản lý đô thị với việc sử dụng và bảo vệ
hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hướng tới việc sử dụng và bảo vệ
hợp lý các nguồn tài nguyên này, nhất là hướng tới việc sử dụng các nguồn
năng lượng mới có thể tái tạo được.
- Xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Mặc dù khu đơ thị có được thiết kế
hồn hảo tới đâu thì các chất thải cuối đường ống vẫn có thể sinh ra địi hỏi
cần phải được xử lý triệt để trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Thông thường thì tùy theo mức độ và yêu cầu của từng nước và mức độ hồn
hảo của cơng tác bảo vệ môi trường - bảo vệ tài nguyên ở quốc gia đó mà số lượng

và mức độ áp dụng của các kỹ thuật và hệ thống trên sẽ khác nhau, tuy nhiên xu
hướng chung tại các quốc gia là áp dụng đồng thời nguyên tắc của nhiều phương
pháp kể trên trong quá trình thiết kế và quản lý vận hành các khu đơ thị. Có thể kể
ra khá nhiều các ví dụ về sự áp dụng tổng hợp này tại các nước trên thể giới như ở
Đan Mạch, Mỹ, Nhật, Đức, Áo…

3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề xuất mơ hình khu dân cư thân thiện với môi trường phù hợp với điều kiện
phát triển của Bình Dương qua nghiên cứu điển hình KDC Bình Đường.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài lần lượt giải quyết các nội dung sau:
- Nghiên cứu hiện trạng quản lý môi trường ở các khu dân cư tập trung Bình
Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Trang 15


Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua nghiên cứu điển
hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

+ Điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường của đối tượng nghiên cứu. Các vấn
đề cần nghiên cứu gồm rác thải, nước thải, chất lượng khơng khí, chất lượng cuộc
sống, giao thơng, …)
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường đối tượng nghiên cứu qua các số
liệu thu thập được
+ Đánh giá chung về các giải pháp kỹ thuật – quản lý đã và đang được áp
dụng trong công tác quản lý môi trường của các đối tượng nghiên cứu.
- Xây dựng bộ tiêu chí làm cơ sở cho việc đề xuất một mơ hình khu dân cư tập
trung thân thiện mơi trường cho tỉnh Bình Dương

+ Bộ tiêu chí về chất lượng mơi trường (chất lượng mơi trường nước, chất thải
rắn và chất thải nguy hại, không khí, đa dạng sinh học)
+ Bộ tiêu chí về xây dựng, cảnh quan đô thị (tỷ lệ xây dựng, giới hạn tầng cao,
mật độ cây xanh, đường giao thông…)
+ Bộ tiêu chí về chất lượng cuộc sống (nước sạch, bình đẳng giới, công ăn
việc làm, thu nhập, phân chia phúc lợi xã hội, tỷ lệ người biết chữ…)
+ Bộ tiêu chí về chăm sóc sức khỏe (tỷ lệ tăng dân số, số bác sỹ/1000 dân, số
dân/giường bệnh…)
- Đề xuất mô hình khu dân cư thân thiện mơi trường phù hợp với hiện trạng
phát triển của tỉnh Bình Dương
+ Nghiên cứu các mơ hình quần cư tập trung trên Thế giới đã được ứng dụng
nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ mơi trường.
+ Phân tích để lựa chọn các mơ hình khả thi trong điều kiện thực tế của tỉnh
Bình Dương.

Trang 16


Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua nghiên cứu điển
hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

+ Đề xuất một số mơ hình quản lý khả thi có thể áp dụng khu dân cưBình
Đường ở Bình Dương và sau đó nhân rộng ra các khu khác.

5. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
5.1.Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường,
huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

5.2 Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề môi trường liên quan đến các đối tượng nghiên cứu lựa chọn

6. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
TT

NỘI DUNG

1

Xây dựng đề cương chi tiết đề tài nghiên
cứu
Thu thập các tư liệu, dữ liệu liên quan, đi
khảo sát thực tế, chụp hình lần 1
Viết báo cáo, nhập và xử lý dữ liệu
Thu thập các tư liệu, dữ liệu liên quan, đi
khảo sát thực tế, chụp hình lần 2
Chỉnh sửa, bổ sung, hồn chỉnh đề tài
Tổng kết đề tài

10

2
3

4
5

11

THÁNG

12 01 02

7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

Trang 17

03

04


Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua nghiên cứu điển
hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

KDC Bình Đường

Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu mơi trường liên quan
Phân tích nhận xét
Tham khảo tài liệu, tìm
kiếm các mơ hình quản
lý KDC theo hướng
PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG trong và ngồi
nước

Viết báo cáo
hiện trạng mơi trường

Đề xuất mơ hình quản lý KDC

theo hướng PTBV

Kết luận
Kiến nghị

7.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phân tích tổng hợp tài liệu
Từ tài liệu KTXH của địa phương: Niên giám thống kê năm 2004 tỉnh Bình
Dương, Báo cáo tình hình cơng tác thực hiện nhiệm vụ KTXH & ANQP của tỉnh
Bình Dương, xã An Bình.
Từ những tài liệu có liên quan đến đề tài: Báo cáo hiện trạng mơi trường tỉnh
Bình Dương, các đề tài nghiên cứu, các luận văn tốt nghiệp về vấn đề môi trường
đô thị, quy hoạch đô thị của Viện Tài Ngun và Mơi Trường thành phố Hồ Chí
Minh.
Từ những tài liệu có liên quan đến lĩnh vực mơi trường (mơi trường nước,
mơi trường khơng khí…) trong các thư viện (thư viện khoa Địa Lý, thư viện khoa
học tổng hợp, thư viện trung tâm Đại học Quốc Gia, thư viện cảu Viện Tài Ngun
và Mơi Trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ sách báo, tạp chí chun đề về mơi trường, các cuốn kỷ hiếu về môi
trường…
Từ Internet…
b. Thu thập dữ liệu

Trang 18


Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua nghiên cứu điển
hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Về việc thu thập thơng tin dữ liệu, nhóm nghiên cứu đã dựa vào 02 nguồn là

thứ cấp và sơ cấp .
Về dữ liệu thứ cấp
Được thu thập từ các cơ quan ban ngành chính quyền địa phương:
Sở Tài Nguyên & Mơi Trường tỉnh Bình Dương, Phịng Thống Kê tỉnh Bình
Dương, phịng thống kê huyện Dĩ An, phịng thống kê xã An Bình.
Tài liệu trong trường: các luận văn, các đề tài nghiên cứu khoa học .
Các đề tài nghiên cứu, các báo cáo, các bài luận văn thuộc chuyên ngành
quản lý môi trường đô thị của Viện Tài Nguyên và Môi Trường thành phố HCM.
Thu thập thông tin từ báo chí, Internet, các phương tiện truyền thơng…
Lựa chọn, tổng hợp những ý chính và triển khai phân tích vấn đề.
Về dữ liệu sơ cấp
Công cụ thu thập: Bảng câu hỏi, bảng phỏng vấn cộng đồng, bảng phỏng vấn
sâu…
Bảng hỏi: 74 bảng
Nhóm nghiên cứu tiến hành chọn ngẫu nhiên đối với các hộ dân được
phỏng vấn tại 3 ấp là Ap Bình Đường 1, Bình đường 2, Bình Đường3.
Bảng câu hỏi: Gồm 74 mẫu, mỗi mẫu có 7 phần với 36 câu gồm các dạng
câu hỏi mở, câu hỏi đóng, câu hỏi nửa đóng nửa mở, câu hỏi chọn ưu tiên, câu hỏi
nhiều câu trả lời. Nhóm nghiên cứu đã khai thác thu thập được các thơng tin cơ bản
chính về vấn đề cần thiết.
Xử lý dữ liệu
Xử lý định tính:
Từ các vấn đề nêu trên tổng hợp ý kiến thành các khung tóm tắt.
Tổng hợp các quan điểm khác nhau về một vấn đề để hệ thống hóa các tư
tưởng, nhận định đó để làm luận cứ cho hướng giải quyết vấn đề.
Xử lý định lượng :
Định lượng bảng câu hỏi với các số đo thống kê.
Thống kê bằng SPSS và EXCEL.

Trang 19



Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua nghiên cứu điển
hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

e. Ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống như điều tra khảo sát
thực địa, phân tích tổng hợp tài liệu, tham khảo ý kiến chuyên gia đã nói trên … với
phương châm làm nổi bật được tính khoa học, tính thực tế và tính mới của đề tài
này, đề tài còn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phân tích sử dụng các bộ tiêu chí phát triển bền vững (nhất là bộ tiêu chí của
Việt Nam ÷ sustainable index ÷ indicators) áp dụng cho việc quy hoạch phát
triển các khu đô thị theo hướng bền vững.
- Phương pháp nghiên cứu về sinh thái đô thị (urban ecology)

8. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
8.1. Tính khoa học
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về môi trường, các giáo sư, tiến sỹ về
môi trường, quý thầy cô, …
- Đề tài được xây dựng trên nền tảng tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu uy tín
trong và ngồi nước như: Sách giáo khoa chuyên ngành, các báo cáo hội thảo, các
cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài, tài liệu Internet … mang
tính khoa học cao.
- Những mơ hình, cơng nghệ đưa ra tham khảo trong đề tài đều đã và đang
được các nước có nền cơng nghiệp phát triển trong khu vực ứng dụng, vì các đặc
trưng trong q trình phát triển đơ thị và khu dân cư của Bình Dương có nhiều nét
tương đồng với các quốc gia khác ở khu vực.

8.2. Tính thực tế
- Cơng tác điều tra, khảo sát hiện trạng của các khu dân cư là thực tế.
- Có thể áp dụng một số mơ hình quản lý khu dân cư tập trung của các nước

tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Bình Dương.

Trang 20


Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua nghiên cứu điển
hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

- Đề tài được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về việc giải quyết vấn
đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra tại các khu dân cư tập trung.

8.3. Tính mới
Đề tài lần đầu tiên đưa ra việc nghiên cứu khả năng áp dụng các kỹ thuật và
hệ thống bền vững vào điều kiện phát triển đô thị và khu dân cư mới cho Bình
Dương, một địa phương đang trong q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa nhanh
chóng.

Trang 21


Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua nghiên cứu điển
hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Phần 2. NỘI DUNG
Chương I
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Tóm tắt:
Nội dung Chương 1 trình bày tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các
vấn đề môi trường liên quan đến nội dung nghiên cứu.


I.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG
I. 1.1. Điều kiện tự nhiên
I.1.1.1. Vị trí địa lý
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ, nằm về phía Bắc của
Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong 7 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Đây là khu vực kinh tế năng động nhất cả nước, nơi thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài với số lượng lớn và cũng là nơi tập trung sản xuất hàng hố lớn với
cơng nghệ hiện đại. Bình Dương có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế và
chính trị. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.695 km2. Bình Dương được bao bọc
bởi hai con sơng lớn là sơng Sài Gịn ở phía Tây và sơng Đồng Nai ở phía Đơng.
Bình Dương có tọa độ địa lý 11052' ÷12018'B và 106045' ÷107067'30"Đ và có ranh
giới hành chính như sau:
-

Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh

-

Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước

-

Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Nai

-

Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 22



Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua nghiên cứu điển
hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

I.1.1.2. Địa hình
Bình Dương có địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững
chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc từ 3÷150.

I.1.1.3. Tài ngun
Tài ngun đất: Bình Dương có 6 nhóm đất chính là đất phèn, đất phù sa,
đất xám, đất đỏ vàng, đất dốc tụ và đất xói mịn trơ sỏi đá. Các loại đất này phân bố
không tập trung mà phân bố rải rác trên địa bàn tồn tỉnh.
Tài ngun nước: Bình Dương có 3 con sơng chính thuộc hệ thống sơng Sài
Gịn - Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh là sơng Sài Gịn, Đồng Nai và Sơng Bé.
Ngồi ba sơng chính này, cịn có các sông nhỏ hệ thống kênh rạch và các hồ chứa
nước. Tài nguyên nước ngầm của Bình Dương cũng khá phong phú, tồn tại dưới 2
dạng là lỗ hổng và khe nứt. Theo đánh giá thì tổng trữ lượng khai thác tiềm năng
trên tồn tỉnh là 1.627.317m3/ngày.
Tài ngun khống sản: Bình Dương có nguồn tài ngun khống sản
tương đối đa dạng, nhất là khống sản phi kim loại có nguồn gốc magma, trầm tích
và phong hóa. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho những ngành công nghiệp
truyền thống và thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, vật liệu xây dựng ...

I.1.1.4. Điều kiện khí hậu
Bình Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phân bố
thành 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5÷11 và mùa khơ từ khoảng tháng
12 đến tháng 4.

Trang 23



Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua nghiên cứu điển
hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương

Trang 24


Nghiên cứu xây dựng mơ hình khu dân cư thân thiện mơi trường qua nghiên cứu điển
hình khu dân cư Bình Đường xã Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

I.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
I.1.2.1. Tốc độ gia tăng dân số
Dân số tỉnh Bình Dương tăng liên tục và tương đối nhanh, đặc biệt là trong 2
năm gần đây (2003 và 2004). Tốc độ gia tăng dân số trung bình khoảng 5,6%/năm
trong giai đoạn 2000-2004 [1].

I.1.2.2. Quá trình đơ thị hóa
Bình Dương có tốc độ đơ thị hóa nhanh. Thể hiện rõ nhất đó là sự xuất hiện
ngày càng nhiều các đô thị với quy mô tương đối lớn, các đơ thị này đã có tác động
trực tiếp tới đời sống của dân cư trong vùng.

I.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế
Trong giai đoạn 2000-2004, Bình Dương đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá
cao và tập trung chủ yếu ở khu vực Nam Bình Dương. Tổng sản phẩm trên địa bàn
(GDP) theo giá hiện hành năm 2004 đạt trên 12.135 tỷ đồng. Năm 2003 bình quân
thu nhập GDP/đầu người của tỉnh là 11,6 triệu đồng; năm 2004 là 14,212 triệu
đồng, tăng 22,5% so với năm 2003 và năm 2005 tăng lên 15,4 triệu đồng, tăng
17,5% so với năm 2004.

Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế Bình Dương giai đoạn 2000-2004
Năm

Cơ cấu kinh tế (tổng số = 100), %
KV1

KV2

KV3

2000

16,7

58,1

25,2

2001

15,1

59,4

25,5

2002

13,5


60,5

26,0

2003

11,6

62,2

26,2

2004

10,0

63,3

26,7

2005

7,5

64,5

28,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2004
1


www.binhduong.gov.vn

Trang 25


×