Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Thực trạng nghèo trong bối cảnh đô thị hóa tại quận cái răng thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 159 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN TRÍ THƠNG

THỰC TRẠNG NGHÈO TRONG BỐI CẢNH
ĐƠ THỊ HĨA TẠI QUẬN CÁI RĂNG –
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN TRÍ THƠNG

THỰC TRẠNG NGHÈO TRONG BỐI CẢNH
ĐƠ THỊ HĨA TẠI QUẬN CÁI RĂNG –
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
MÃ NGÀNH: 60.31.30

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM ĐỨC TRỌNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012



LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc, Tơi chân thành cám ơn: Ủy ban nhân dân quận
Cái Răng và hai phường Tân Phú, Phú Thứ đã cung cấp số liệu về những thơng tin
thực tế cần thiết để hồn thành đề tài luận văn .
Chân thành cám ơn: TS Phạm Đức Trọng giảng viên trực tiếp hướng dẫn và
chỉ bảo giải đáp những thắc mắc và những khó khăn trong thời gian thực hiện và
hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt các thầy cơ khoa Xã hội học,
đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm học vừa qua.
Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Do thời gian có hạn cùng với những hạn chế về kiến thức nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Tơi mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của thầy cơ và các
bạn.

Tp.HCM, ngày 30 tháng 04 năm 2012
Tác giả


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, đề tài nghiên cứu này
chưa có ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Dữ liệu được phân tích và dẫn chứng trong đề tài là kết quả nghiên cứu thực
nghiệm của tôi đã tiến hành thực hiện tại Thành phố Cần Thơ.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 04 năm 2012
Tác giả luận văn



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày.....tháng......năm 2012



NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
HỘI ĐỒNG

THƯ KÝ

..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................

..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................

............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................

............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày.......tháng......năm 2012


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH - HĐH
CNV
ĐBSCL
GPMB
KCN
M
PVS
TLN
TP
TNHH MTV
UBND
WTO

:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Cơng nhân viên
Đồng bằng sơng Cửu long
Giải phóng mặt bằng
Khu cơng nghiệp

Phỏng vấn sâu
Thảo luận nhóm
Thành phố
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Ủy ban nhân dân
Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................9
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ..................................................10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................10

6. Nội dung nghiên cứu........................................................................................10
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .........................................................................11
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................12
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............12
1. Lý thuyết áp dụng ............................................................................................18
2. Một số khái niệm sử dụng................................................................................21
3. Khung phân tích ...............................................................................................22
4. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................22
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................23
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NGHÈO TẠI QUẬN CÁI RĂNG – THÀNH PHỐ
CẦN THƠ ............................................................................................................25
1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu..........................................................................25
2.Thực trạng nghèo hiện nay tại quận Cái Răng – Cần Thơ................................31
2.1 Thực trạng nhà ở, điều kiện sinh hoạt............................................................31
2.2 Thực trạng thu nhập và chi tiêu .....................................................................40
2.3 Y tế, dịch vụ xã hội ........................................................................................59
2.4 Tình hình văn hóa, giáo dục...........................................................................64
2.5 Về quan hệ xã hội...........................................................................................72
2.6 Về môi trường sống .......................................................................................74


CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ TỪ NGHÈO ĐÔ THỊ HIỆN NAY
TẠI QUẬN CÁI RĂNG – THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........................................78
3. Nguyên nhân nghèo hiện nay tại quận Cái Răng – Cần Thơ..........................78
3.1 Q trình đơ thị hóa .......................................................................................78
3.2 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất..................................................................85
3.3 Chính sách đền bù – giải tỏa ........................................................................102
3.4 Nhận thức, khả năng, kế hoạch sống ...........................................................109
3.5 Lối sống đô thị .............................................................................................113
3.6 Định hướng nghề nghiệp..............................................................................116

4. Hệ quả từ nghèo đô thị hiện nay tại quận Cái Răng – Cần Thơ ...................120
4.1. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đô thị hóa...................120
4.2 Khả năng thốt nghèo ..................................................................................129
4.3 Cơng bằng xã hội .........................................................................................133
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN....................................................................................................138
2. KHUYẾN NGHỊ............................................................................................145

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thế kỷ 21 này và những thế kỷ tiếp theo, nhân loại đang thực hiện
những bước đi mạnh mẽ để chuyển hoàn tồn từ xã hội nơng nghiệp, nơng thơn
sang xã hội đô thị. Những bước phát triển cao đang được thực hiện một cách
nhanh chóng và sâu rộng, những cuộc cải cách để nâng cao chất lượng sống của
người dân đô thị và thanh tốn nốt những phần đất nơng nghiệp nhỏ bé cịn sót lại.
Những nước nghèo cũng đang hối hả chạy đua trong cơng cuộc đơ thị hóa nhằm
chuyển sang xã hội đô thị - công nghiệp – thương mại. Các thành phố trở nên hấp
dẫn và thật quyến rũ bởi các thiết bị hiện đại tiện nghi hoàn thiện và nhịp sống sôi
động. Nhưng tiếc thay bức tranh tồn cảnh đơ thị khơng chỉ có những sắc màu rực
rỡ mà còn rất nhiều vệt tối. Các nhà nghiên cứu của Philippines cũng đã phát biểu
rằng “Sự tăng trưởng nhanh của đô thị đã sinh ra cả hai mặt hạnh phúc và tai họa,
trớ trêu thay bất kỳ lợi ích kinh tế nào cũng phải trả giá về mặt xã hội”1
Thế giới ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức mang tính
tồn cầu: Khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực. Ở nước ta, với sự
thu hút đầu tư nước ngoài, dự án xây dựng hạ tầng, nhà máy, cơng trình cơng
nghiệp, dân dụng đã và đang mọc lên như nấm. Nhiều địa phương (đồng bằng là
chủ yếu) nghiễm nhiên hàng ngàn ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích

sử dụng. Ở một khía cạnh nào đó, nhất là cái lợi trước mắt thì rõ, người nơng dân
nhanh chóng có được đời sống khấm khá: Xây dựng nhà khang trang, sắm được
tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, con cái có chỗ làm việc ổn đị nh. Trong thời điểm đó,
giá lúa, giá các sản phẩm nơng dân cịn thấp, lương thực lúc nào cũng thừa do
được mùa. Thế rồi thực tế luôn vận động không ngừng. Đất canh tác màu mỡ ở
các vùng đồng bằng thu hẹp nhanh chóng; theo mỗi khu cơng nghiệp, khu chế
xuất, khu đơ thị, nhà máy, cơng trình là hàng trăm, hàng nghìn ha đất nơng nghiệp

1

Ngơ Văn Lệ (2003), Nghèo đô thị - Những bài học kinh nghiệm quốc tế, NXB Quốc gia TPHCM, tr 7

1


bị thối hóa, biến chất khơng thể trồng lúa, hoa màu được. Chính sự phát triển lệch
đó đã dẫn đến tình trạng người dân nghèo đi trong vùng đơ thị
Hàng thập kỷ qua cuộc chiến chống nghèo đói đang dần thu được những
kết quả đáng khích lệ ở nơng thơn nhưng dường như chưa được bao nhiêu ở đô thị,
nhất là ở các thành phố lớn. Sức ép vẫn còn đang đè nặng lên đô thị, khoảng cách
giàu – nghèo vẫn tăng lên, dòng người nhập cư vào các thành phố vẫn có chiều
hướng gia tăng. Sự nghèo đói đơ thị khơng chỉ đa dạng về hình thức mà cịn sâu
rộng cả về nội dung bên trong.
Bên cạnh đó, việc đơ thị hố ồ ạt và hình thành các siêu đô thị dẫn tới sự
quá tải của hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có của các đơ thị, khiến các đơn vị hành
chính phải nỗ lực tìm kiếm những giải pháp để nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở
cũng như hệ thống thị trường lao động – việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu của
những cư dân đô thị mới xuất hiện sau dòng người di cư từ nông thôn lên đô thị
cũng như số lượng người nghèo tăng nhanh tại các đô thị, đặc biệt là tại các khu
vực đang đơ thị hóa nhanh. Điều này địi hỏi những khoản đầu tư vô cùng lớn tạo

nên gánh nặng cho các khu đơ thị vốn cịn yếu kém về nguồn lực tài chính cũng
như nhân lực cho lĩnh vực này.
Trong tình hình đơ thị hóa của cả nước, thành phố Cần Thơ là một mắt xích
quan trọng, có sức hút và lực đẩy, tác động mạnh đến hệ thống đơ thị đồng bằng
sơng Cửu Long. Q trình cơng nghiệp hóa được xúc tiến mạnh. Trong các vùng
đang diễn ra q trình phát triển đơ thị thì thể hiện rõ nhất là các quận Ninh Kiều,
Cái Răng, Ơ Mơn. Hiện tượng đơ thị hóa nổi rõ ở các địa bàn do sự xuất hiện của
các dự án phát triển đô thị như quy hoạch tổng thể khu công nghiệp và khu đô thị
mới với gần 20 dự án đầu tư, khu cơng nghiệp Trà Nóc 2 và khu Cơng nghệ cao,
từ đó dẫn đến sự biến động dân số, biến động đất đai, hiện tượng nhập cư đồng
thời tình trạng nghèo của người dân bước vào đô thị cũng tăng cao
Với những băn khoăn và trăn trở từ thực trạng “nghèo đô thị”, tôi quyết định
chọn chủ đề “THỰC TRẠNG NGHÈO TRONG BỐI CẢNH ĐƠ THỊ HĨA TẠI QUẬN CÁI RĂNG -

2


THÀNH PHỐ CẦN THƠ”

làm nghiên cứu cho mình để có những đánh giá toàn cảnh về

vấn đề này.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đơ thị hóa và việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã khiến nhiều người
dân trở nên nghèo đi ngay trên mảnh đất mà họ từng gắn bó và sinh sống qua
nhiều thế hệ. Điều này tạo nên sự thay đổi của thị trường lao động, với mức độ
cạnh tranh ngày càng gay gắt, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sống của người
dân. Đói nghèo gây cho họ khơng ít rủi ro. Tùy theo nội dung và mục đích nghiên
cứu, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết của những đơn vị, cá nhân đã phản

ánh những nội dung khá đa dạng và phong phú.
Theo hai tác giả Trịnh Duy Luân, Nguyễn Xuân Mai (2008), Tác động xã
hội của hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO ở Việt Nam thì cho rằng Hàng
triệu dân cư đô thị hiện nay đang phải sống trong tình trạng khơng nước sạch,
điện, khơng có cơ hội tiếp cận với giáo dục và y tế (Những tiêu chuẩn cực kỳ tối
thiểu của cuộc sống đô thị). Hiện tượng trên gây ra những hậu quả tai hại đối với
cuộc sống dân cư và tình trạng xung đột xã hội tại các đô thị xuất phát từ những
mâu thuẫn nội tại trong lịng các đơ thi liên quan đến nhà ở, y tế, giáo dục, trợ cấp
xã hội hay bất bình đẳng xã hội. Với q trình đơ thị hóa nhanh như vậy đi đơi với
việc tăng trưởng dân số đơ thị nhanh, tình hình nghèo đơ thị xấu hơn và còn làm
cho các thách thức càng dữ dội hơn. Trong nhiều thành phố của khu vực người
nghèo đô thị họ sống dưới mức 1USD/ngày/người (theo chuẩn nghèo của LHQ).
“Điều tra điểm tâm lý nông dân bị thu hồi đất làm khu công nghiệp”, Lưu
Song Hà (chủ biên), Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện Tâm lý học, NXB Từ
Điển Bách Khoa, 2009- nghiên cứu ở Hà Tây (thị trấn Quốc Oai), Hải Dương(Thị
trấn Lai Cách), Hưng Yên (xã trưng trắc huyện Văn lâm) – 1.257 người ở độ tuổi
lao động, 220 nông dân được hỏi, đã chỉ ra rằng: Nguyên nhân của tình trạng thất
nghiệp và bán thất nghiệp của nông dân bị thu hồi đất một phần là do sự phát triển
của các ngành công nghiệp và thương mại, dịch vụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc
làm cho người lao động. Bên cạnh đó bản than người lao động, vốn xuất phát từ
3


nơng dân, có nhiều hạn chế về năng lực và trình độ văn hóa cũng như trình độ
chun mơn nghề nghiệp,chưa hình thành được tác phong lao động cơng nghiêp
nện không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động. Đây cũng là ngun
nhân chính khiến nhiều nơng dân không được tuyển dụng vào làm việc tại các khu
cơng nghiệp.
Tỉnh ủy Bình Phước đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh tiến hành điều tra xã
hội học về”Thực trạng, đời sống, việc làm của người dân trong vùng chuyển mục

đích sử dụng đất năm 2008” để có giải pháp tháo gỡ. Theo số liệu điều tra về thực
trạng cuộc sống của 500 trên tổng số 1.800 hộ dân (2.568 người, bình quân năm
nhân khẩu/hộ) trong vùng chuyển mục đích sử dụng đất do q trình cơng nghiệp
hóa, đơ thị hóa ở năm huyện, thị xã với 18 địa bàn trong vùng kinh tế trọng điểm
của tỉnh giai đoạn từ năm 2004 đến đầu năm 2008 cho thấy về việc làm hiện nay
thì cịn đang gặp nhiều khó khăn vì họ vốn dĩ đã quen đồng áng,về nhu cầu đào tạo
để chuyển đổi nghề nghiệp thực tế chỉ có 3,61% số lao động có nhu cầu học nghề
đi học tại các trường, các cơ sở dạy nghề
Thực hiện Luật Đất đai, các Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, 17/2006/NĐCP, 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Chỉ thị 11/2006/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, Chỉ thị 07 – CT/TU của Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành
phố Hà Nội xây dựng đề án: “Một số giải pháp hỗ trợ ổn định đời sống, học tập,
đào tạo nghề và việc làm cho các hộ dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất
nơng nghiệp” nhằm: Xây dựng Thủ đô văn minh, từng bước hiện đại, gắn tăng
trưởng kinh tế với công bằng xã hội, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho
người lao động nói chung, người lao động nơng nghiệp trong vùng chuyển đổi
mục đích sử dụng đất nơng nghiệp nói riêng, từng bước nâng cao thu nhập và chất
lượng cuộc sống cho họ là một trong những mục tiêu quan trọng trong định hướng
phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đề án trên đã đưa ra bốn nhóm giải pháp
chính yếu:

4


-

Thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề và việc
làm cho các hộ dân bị thu hồi trên 30% đất sản xuất nông nghiệp được giao
theo Nghị định số 64/CP

-


Xây dựng, ban hành quy chế ưu tiên đấu thầu kinh doanh dịch vụ tại các
Khu đô thị, khu công nghiệp dịch vụ mới hình thành

-

Xã hội hóa các hoạt động dịch vụ tại các khu đô thị và khu công nghiệp khi
xây dựng trên diện tích đất nơng nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng cho
người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi được tham gia kinh doanh, ưu tiên
cho lao động trong các hộ bị thu hồi trên 30% đất sản xuất nơng nghiệp
được giao

-

Có cơ chế về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại các khu vực thu
hồi nhiều đất nông nghiệp (trên 30%) để tạo điều kiện kinh doanh khu vực
dịch vụ, phục vụ các khu công nghiệp, đô thị, giải quyết việc làm tại chỗ;
đồng thời đảm bảo sự gắn kết hạ tầng của khu đô thị và công nghiệp hiện
đại với vùng dân cư cũ (thôn, xã; tổ dân phố, phường).
Theo Lê Đức Thịnh (2007), có thể, và cần thiết phải ban hành các chính

sách khẳng định quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân (thông qua việc nỗ lực
cấp sổ đỏ), và nâng cao mức hạn điền để thúc đẩy quá trình tích tụ đất cho sản
xuất hàng hóa. Ngồi ra, cũng cần thiết điều chỉnh khung giá đất nông nghiệp và
giá đền bù đất nông nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hội thảo
“Nông dân bị thu hồi đất - Thực trạng và giải pháp”, cho thấy: trong 5 năm, từ
năm 2001-2005, tổng diện tích đất nơng nghiệp đã thu hồi là 366.4000 ha (chiếm
3,89% đất nơng nghiệp đang sử dụng). Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp đã
thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39.560 ha, xây

dựng đô thị là 70.320 ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136.570 ha. Các vùng
kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nơng nghiệp thu hồi lớn nhất,
chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên tồn quốc. Những địa phương có
diện tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình
5


Dương (16.627 ha), Quảng Nam (11.812 ha), Cà Mau (13.242 ha), Hà Nội (7.776
ha), Hà Tĩnh (6.391 ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha).
Các chuyên gia nhận định: Việc thu hồi đất trồng lúa để xây dựng các khu
công nghiệp và mực nước biển dâng cao là hai nguy cơ làm suy giảm nghiêm
trọng diện tích đất trồng lúa của Việt Nam. Từ năm 1990 đến năm 2003, diện tích
đất bị thu hồi để phục vụ cho các mục đích sử dụng trên lên tới 697.410 ha, những
năm sau đó, trung bình mỗi năm cả nước mất khoảng 50 nghìn ha đất nơng nghiệp
cho các nhu cầu phi nơng nghiệp (Hồng Bá Thịnh, 2008).
Có các chính sách thơng thống hơn trong việc cho vay nông nghiệp, cụ
thể là nâng cao mức trần cho vay không thế chấp, cải tiến phương thức cho
vay, áp dụng giá trị đất khi thế chấp bằng đất. Đồng thời, cần tạo điều kiện đa
dạng hóa nguồn tín dụng, hỗ trợ các tổ chức nông dân tham gia các dịch vụ tín
dụng (Lê Đức Thịnh, 2007).
Báo cáo của tác giả Phan Tuấn Giang về vấn đề “Giải quyết về việc làm và
ổn định đời sống dân cư vùng chuyển đổi sử dụng đất nơng nghiệp”đăng trên Tạp
chí Lao động và Xã hội, số 322/2007 cho biết sau khi bị thu hồi đất, số người làm
nông nghiệp giảm 18,17%, số lao động chuyển sang làm công nghiệp chỉ tăng có
2,79%, số người chạy xe ơm tăng 3,64%, số người làm các cơng việc khác tăng
4,1%, cịn lại là chưa có việc làm. Số người bị thu hồi đất vào làm công nhân tại
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là rất thấp. Nhiều người sau khi bị thu
hồi đất, khơng tìm được việc làm phải quay sang làm các nghề không cơ bản như
"xe ôm", cửu vạn, bán hàng rong… có người thì quay lại làm nơng nghiệp trên
diện tích đất ít ỏi cịn lại của gia đình mình! Do vậy, để đảm bảo việc làm, ổn định

đời sống cho dân cư vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cần phải
đồng bộ sử dụng nhiều biện pháp vừa giải quyết việc làm, vửa ổn định cuộc sống
cho người dân.
Nghiên cứu “Đời sống kinh tế-xã hội của dân cư vùng ven khu công nghiệp
- Qua khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” do Khoa Xã hội
học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, thực hiện
6


tháng 5/2007” do PGS.TS.Hoàng Bá Thịnh cùng cộng sự đã cho thấy ngồi tác
động tích cực của cơng nghiệp hóa như: Trong những năm qua, các khu công
nghiệp tập trung ở một số địa phương là nhân tố động lực đóng góp quan trọng
cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng, biến vùng thuần nông thành
vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phổ biến trên 10%/năm.
Các khu công nghiệp đã và đang thu hút hàng nghìn lao động nơng thơn, tạo ra thị
trường sức lao động mới để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội
trong vùng….Thì đã có những ảnh hưởng khơng tích cực đến đời sống của người
dân, một bộ phận dân cư giảm mức sống chiếm hơn 20%, mức sống vẫn còn
43.2% người dân có mức chi tiêu thấp hơn so với chi tiêu bình qn đầu
người/tháng của khu vực đồng bằng sơng Hồng năm 2004.
Nguyễn Duy Thắng (2004), “Tác động của đô thị hoá đến nghèo khổ và
phân tầng xã hội – nghiên cứu trường hợp vùng ven đô Hà Nội”, Tạp chí Xã hội
học, (số 3), Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, trang 62-70. Nghiên cứu
này được thực hiện ở một xã vùng ven Hà Nội là Cổ Nhuế, Gia Thuỵ, Thạch Bàn
và thị trấn Sài Đồng, nơi đang chịu những tác động mạnh mẽ của quá trình đơ thị
hố và đang trong q trình chuyển hố thành phường (tại thời điểm nghiên cứu).
Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu những biến đổi kinh tế - xã hội của các xã
dưới tác động của q trình đơ thị hoá mà cụ thể trong bài viết này là xem xét các
kết quả nghiên cứu dưới góc độ những tác động của đơ thị hố đến nghèo khổ và
phân tầng xã hội. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để tránh hoặc giảm thiểu

các tác động bất lợi của đơ thị hố đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là người
nghèo. Tìm hiểu những khía cạnh liên quan đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp
của người nơng dân trong q trình đơ thị hố, tác giả Nguyễn Duy Thắng đã nhận
định trong nghiên cứu này: “Quá trình đơ thị hố làm thay đổi mục đích sử dụng
đất do nhu cầu mở rộng thành phố và xây dựng các khu đô thị mới. Từ đất canh
tác được chuyển sang đất xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, khu vui chơi
giải trí và cơ sở hạ tầng đô thị để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thành phố.
Do đó, các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân bị thu hẹp hoặc bị mất
7


đi, dẫn đến phải chuyển đổi nghề nghiệp. Để tồn tại họ buộc phải tìm nguồn sinh
kế khác để tạo ra thu nhập thay thế cho thu nhập bị mất từ nông nghiệp. Tuy
nhiên, trong thực tế không dễ dàng tìm được một việc làm với thu nhập ổn định
trong một nền kinh tế đơ thị có sự cạnh tranh gay gắt. Điều này lại càng khó đối
với những người nơng dân thuần t, bởi vì họ khơng đáp ứng được yêu cầu của
công việc do thiếu vốn con người (học vấn, tay nghề) và vốn xã hội (quan hệ xã
hội). Đây là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nghèo khổ và tiềm ẩn
một nguy cơ nghèo truyền kiếp” 2. Có thể trong giới hạn của bài viết và đối tượng
nghiên cứu hướng đến của đề tài là tác động của đơ thị hố đến nghèo khổ và phân
tầng xã hội nên khi đề cập đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp của người nông dân
tác giả đã khơng phân tích một cách rõ ràng q trình diễn tiến và vai trị của
người nơng dân với tư cách là chủ thể hành động - người quyết định xu hướng
chuyển đổi nghề nghiệp của bản thân và gia đình.
Bùi Thị Ngọc Lan (2007), Việc làm của nơng dân vùng đồng bằng Sơng
Hồng trong q trình cơng nghiệp hố – hiện đại hố, Lý luận Chính trị, Hà Nội.
Nội dung của nghiên cứu tập trung làm rõ những nhân tố cơ bản đang tác động đến
việc làm của nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng và thực trạng việc làm của
nơng dân trong vùng, trên cơ sở đó nêu lên một số giải pháp và kiến nghị nhằm
góp phần giải quyết việc làm cho nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng trong

những năm tới. Mặc dù, giữa các vùng nông thôn đồng bằng Sông Hồng và khu
vực quận Cái Răng- thành phố Cần Thơ có những điểm khác biệt nhưng nghiên
cứu của tác giả Bùi Thị Ngọc Lan sẽ là tài liệu mang tính tham khảo và định
hướng giúp nghiên cứu của tôi đưa ra những dự báo và khuyến nghị về giải pháp
việc làm cho người nông dân trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu
hồi đất do đơ thị hố để có thể ổn định cuộc sống.

2

Nguyễn Duy Thắng (2004), “Tác động của đô thị hoá đến nghèo khổ và phân tầng xã
hội – nghiên cứu trường hợp vùng ven đơ Hà Nội”, Tạp chí Xã hội học (số 3), Viện Khoa
học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, trang 63.
8


Báo cáo “Vấn đề việc làm của nông dân hiện nay - Bài tốn khơng dễ giải”
- Th.S Phạm Thị Túy –Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
đăng trên tạp chí Kinh tế Số 7 (151) năm 2008 cho biết: Thực tế hiện nay cho thấy,
việc làm của người nông dân đang biến chuyển theo các hướng: (I) việc làm thuần
nông vẫn tiếp tục được duy trì theo thời vụ, nhưng đang giảm dần về số lượng; (II)
một số chuyển hẳn sang thực hiện mô hình kinh tế nơng nghiệp hàng hố quy mơ
lớn (phát triển nông trại, phát triển các loại cây nông, công nghiệp hàng hố), tuy
nhiên số này cịn rất ít; (III) một số khác chuyển sang tìm kiếm cơ hội việc làm phi
nơng nghiệp ngồi thời vụ nơng nghiệp hoặc chuyển hẳn sang ngành nghề khác
thông qua việc tham gia các chương trình đào tạo nghề; (IV) trở thành nguồn lực
lao động xuất khẩu của quốc gia.
Như vậy, đơ thị hóa sẽ khiến không gian của thành phố không ngừng được
mở rộng, đồng thời, dân số ở nông thôn cũng bị giảm đi rõ rệt. Đơ thị hóa và cơng
nghiệp hóa hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo nên một vịng tuần hồn có hiệu
quả. Thơng qua hàng loạt các cơng trình các nghiên cứu về về vấn đề chuyển đổi

cơ cấu việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất thì đây quả thật là vấn
đề rất nan giải. Trong phạm vi tài liệu thu thập được, chúng tơi muốn bổ sung
thêm những khía cạnh của vấn đề trên mà có thể trong một nội dung nào đó
những tài liệu thu thập chưa thể làm rõ được.

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Hướng vào việc tìm hiểu thực trạng chung về cận cảnh nghèo đô thị,
nghiên cứu sẽ làm rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan về hiện tượng
nghèo đi ở vùng đơ thị trong mối tương quan với tồn cầu đó. Việc phân tích
những ảnh hưởng khơng tích cực từ biến số nghèo đô thị (lao động – việc làm, nhà
ở, giáo dục….) sẽ góp phần sâu sắc vào việc đề ra những giải pháp cụ thể và chính
xác nhất cho vấn đề trên

9


3.2. Mục tiêu cụ thể
-

Tìm hiểu tác động của tồn cầu hóa đến đơ thị

-

Tìm hiểu thực trạng chung về nghèo đô thị (sự xuất hiện và phát triển,
những chuẩn nghèo hiện nay…)

-

Những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hiện tượng người dân

nghèo đi ở đô thị (di dân, chính sách nhà nước, việc thu hồi đất canh tác,
tâm lý người dân…..)

-

Ảnh hưởng của vấn nạn nghèo đô thị đến các mặt trong đời sống xã hội (vật
chất, tinh thần, thể lực, ý thức hệ xã hội…)

-

Một số giải pháp góp phần giảm nghèo đơ thị trong bối cảnh hiện nay

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng nghèo đơ thị trong bối cảnh tồn cầu
hóa hiện nay
4.2. Khách thể nghiên cứu: Người dân từ 18 tuổi trở lên
4.3. Phạm vi nghiên cứu: Quận Cái Răng – thành phố Cần Thơ

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với những nhiệm vụ khác nhau. Một trong những
nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất là xây dựng cơ sở lý luận để thực hiện đề tài.
Nhiệm vụ tiếp theo, kết quả đề tài phải chỉ ra những ảnh hưởng xã hội đến đời
sống người dân nghèo vùng đô thị. Kết quả đề tài cũng phải cung cấp những thơng
tin chính xác về mức sống của người dân trong mối tương quan với tồn cầu hóa
Ngồi ra, một nhiệm vụ cũng có thể coi là rất quan trọng đối với đề tài đó là việc
đưa ra một số ý kiến, đề xuất đối với công tác phát triển và quản lý đô thị hiện nay.

6. Nội dung nghiên cứu
-


Thực trạng chung của vấn đề nghèo đô thị tại Quận Cái Răng – thành phố
Cần Thơ

-

Nguyên nhân của hiện tượng nghèo đô thị hiện nay

-

Những ảnh hưởng về mặt kinh tế - văn hóa – xã hội đối với người dân
nghèo vùng đô thị
10


-

Một vài góp ý đề xuất nhằm giải quyết hiện trạng trên

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài minh hoạ một cách sâu sắc, rõ nét hơn trên cơ sở lý thuyết và thực tế
Xã hội học, bổ sung thêm vào những nghiên cứu về xã hội học đô thị và nông
thôn.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng nghèo đơ thị, nghiên cứu
góp phần khắc hoạ chi tiết hơn một góc nào đó trong bức tranh chung về sự biến
đổi và phát triển không gian đô thị. Qua đó hướng đến việc tìm ra những ảnh
hưởng từ tồn cầu hóa đến đời sống của người dân đơ thị và những giải pháp tháo
gỡ vấn đề, giảm bớt những tác động tiêu cực và sự mạo hiểm khu đứng trước thị
trường lao động nhiều phức tạp khi chuyển đổi nghề nghiệp, góp phần vào sự

thành cơng trong cơng cuộc cơng nghiệp hố – hiện đại hố đất nước.

11


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Lý thuyết áp dụng
1.1. Lý thuyết phân tầng xã hội
Những cơ sở của phân tầng xã hội hiện đại (sự phân lớp, sự phân hố) và
tính di động (sự cơ động, sự dịch chuyển) đã được đặt nền móng bởi P.A. Sorokin
từ những năm 20 (“Hệ thống xã hội học”, “Di động xã hội”...). Vào những năm
cuối, lý thuyết này được phát triển, được khẳng định và đã được làm phong phú
thêm. Tất nhiên, trước P.A. Sorokin, trong xã hội học đã tiếp nhận khơng ít những
thử nghiệm (ví dụ, K.Marx, E.Durkheim, M.Weber...) phân hố xã hội như vậy
hoặc theo cách khác. P.A. Sorokin đã biết và nghiên cứu học thuyết giai cấp của
K. Marx nhưng coi nó là một chiều là đơn giản hố và chưa đủ để xác định toàn bộ
vị thế xã hội của cá nhân và vai trị của nó. Như R. Merton đã nhận xét, P.A.
Sorokin đã thành công trong việc thiết lập “một cách nhìn đầu tiên, nghiêm túc và
bao quát về sự phân tầng xã hội ở thế kỷ của chúng ta” mà trong đó chứa đựng “sự
tổng hợp tuyệt vời của chất lý luận và chất thực tiễn.”
Chừng nào vấn đề này gắn bó mật thiết với vấn đề về bình đẳng xã hội,
chúng ta sẽ dừng lại trước quan niệm của P.A.Sorokin về nó. Trong khái niệm
“bình đẳng”, ông viết, thường bao gồm 2 ý nghĩa kép:
a. Sự bình đẳng tuyệt đối của các cá thể, sự đồng nhất của nó là “khơng tưởng,
viển vơng, và một cách có hại mang tính xã hội.”
b. Sự bình đẳng trong ý nghĩa bảo đảm của sự phân chia những phúc lợi xã
hội tỷ lệ với công lao của cá thể này hay cá thể khác, tức là theo nguyên tắc “mỗi
người theo công sức”, “mỗi người theo mức độ tài năng”.Ơng cho rằng, quan điểm
chung này đã thường xun có và đang thực hiện ngày nay.

Đặc thù của khái niệm hiện nay về bình đẳng lại ở trong ý nghĩa khác, trong
tiêu chuẩn đo lường những cống hiến và sự xác định phần phúc lợi. Trước đây,
tiêu chuẩn này không mang tính cá thể và khơng giống nhau bởi vì giá trị thực sự
12


của cá thể được xác định bởi độ cao của vị trí, hồn cảnh xã hội của nhóm (giống,
đẳng cấp, phái) mà từ trong lịng của nó anh ta xuất thân (nô lệ, chiến binh không
thể trở thành ông chủ, thành tăng lữ). Hiện nay mức độ công lao của cá thể được
xác định bởi những bản chất cá nhân của nó, những cơng lao mang tính cá thể của
nó và vì vậy, những tiêu chuẩn của chúng được cá thể hoá và giống nhau.
Từ đây là sự tan rã của những đặc ân về thừa kế gia tài hay của tình trạng
vơ quyền, thậm chí của cả những cơ sở luật pháp- tơn giáo của sự phân hố xã hội.
Hiện nay, cá nhân - mục đích tự nó, trở thành và được đánh giá như nó vốn có.
Khẩu hiệu “mỗi người theo sự cống hiến” là như thế nhưng nội dung của nó đã
thay đổi về căn bản bởi vì nó kêu gọi tới sự phân chia phúc lợi hoàn toàn theo cách
khác.
Sự phân biệt khác. Trước đây giá trị cơ bản là giá trị mang tính chất tơn
giáo bởi vì cơ sở của giá trị là “chúa cứu thế”. Ngày nay, giá trị cơ bản – giá trị
mang tính nhân văn, khai sáng bởi vì “con người mục đích tự thân khơng có thể
trở “thành cơng cụ”khơng vì cái gì và khơng vì ai”, cịn “nhân cách con người - là
giá trị cao nhất”. Hiện nay, nền tảng giá trị - là mức độ có ích cho xã hội của cá thể
hay của nhóm. Trong những điều kiện của chủ nghĩa tư bản, khẩu hiệu “mỗi người
theo cống hiến của mình” là hình thức “mỗi người theo vốn của mình”. Nhưng
thời gian gần đây, như P.A. Sorokin đã nhận xét, nó được thay bằng khẩu hiệu
“mỗi người theo mức độ lao động cơng ích mang tính xã hội của cá nhân họ”, bởi
vì khuynh hướng tồn cầu chủ yếu là “sự phân phối quyền lực và phúc lợi cho tất
cả loài người”. P.A. Sorokin đã bút chiến với quan điểm Mác xít về bình đẳng và
trực tiếp bút chiến với luận điểm của Ăng ghen trong “chống Đuyring” cho rằng,
chỉ có nội dung bình đẳng của giai cấp vơ sản là bình đẳng xã hội mà được hiểu

trong ý nghĩa thủ tiêu các giai cấp, và tất cả mọi địi hỏi của bình đẳng mà vượt
qua những giới hạn này điều là vô nghĩa. P.A. Sorokin cho rằng hệ thống của chủ
nghĩa Mác bản thân nó đã hạn chế và thu hẹp lại một cách đáng kể tính chất của sự
phân chia công bằng những phúc lợi xã hội và hơn nữa cả bản thân khái niệm bình
đẳng, bởi vì dưới quan điểm này cho phép quyền bình đẳng nhiều hay ít chỉ trong
13


những phúc lợi kinh tế, nhưng khơng thể có sự phân chia bình đẳng những phúc
lợi khác (ví dụ: quyền về kiến thức, tức là bình đẳng trí tuệ; quyền về danh dự,
lịng kính trọng và sự thừa nhận; quyền tối đa về đạo đức tức là bình đẳng về đạo
đức).
Đối với điều này, bình đẳng trí tuệ được P.A. Sorokin hiểu như là “sự
chiếm hữu giống nhau một cách nhiều hơn hay ít hơn bộ máy tư duy logic phát
triển, chứ không phải là sự chiếm hữu những nhận thức như nhau”.
Khi chuyển trực tiếp sang vấn đề phân tầng xã hội, trước hết cần nhận thấy
rằng, P.A. Sorokin hiểu vị thế xã hội là tổng hoà của những quyền và những đặc
quyền đặc lợi, những bổn phận và trách nhiệm, quyền lực và uy tín mà cá nhân sở
hữu. Và mặc dù phần lớn những quốc gia hiện đại đã tun bố mang tính hiến
pháp về quyền bình đẳng của tất cả mọi người nhưng xã hội không bao giờ được
đồng nhất và ln ln bị phân hố. Khi đặt ra câu hỏi, cái gì hợp nhất mọi người
thành một nhóm hay tầng lớp, và nền tảng của nó là gì, ơng nhìn thấy câu trả lời
cho câu hỏi đó trong sự tồn tại của những mối liên hệ chức năng giữa các cá thể,
các hành động và các ý nghĩ, thiếu điều đó khơng có sự thống nhất xã hội mà chỉ
có sự cùng tồn tại máy móc.
P.A. Sorokin chia những nhóm xã hội theo “chuẩn mực của tính quan
trọng” tức là theo khả năng của họ có ảnh hưởng đến hành vi của người khác và
tới sự phát triển xã hội. Hơn nữa, những nhóm đại diện về mặt số lượng, về tính
đồn kết, tính tổ chức và sự hoàn thiện của bộ máy kỹ thuật thường là những nhóm
quan trọng và hùng hậu nhất.

Nhìn chung, ông chia ra những dạng nhóm sau : nhóm đơn giản, tức là
những nhóm được hợp nhất bởi một dấu hiệu chung nào đó (ví dụ nhóm tơn giáo);
nhóm phức tạp, tức là những nhóm được hợp nhất bởi hai hoặc trên hai dấu hiệu
(nghề nghiệp, việc làm, chính kiến...), thuộc về số đó cịn có giai cấp, dân tộc,
đảng...; những kết khối phức tạp của những nhóm đơn giản và những nhóm phức
tạp (ví dụ: dân cư của đất nước, tất cả lồi người). Những nhóm phức tạp có thể lại
được chia ra thành những nhóm đồn kết và những nhóm đối kháng. Giữa những
14


nhóm phức tạp, P.A. Sorokin đặc biệt chú ý đến giai cấp (cũng như K. Marx và
M.Weber) - “Tổng hợp những người xuất thân theo nghề nghiệp, theo tình trạng
tài sản, theo phạm vi quyền lực mà có những quyền lợi nghề nghiệp, tài sản và của
nhóm xã hội”. Giữa những gia cấp này - là công nhân, tư sản, quý tộc,....
Nền tảng của sự phân tầng xã hội có thể mang tính chất khác nhau: tính
chất kinh tế (giàu - nghèo); tính chất nghề nghiệp (lao động có uy tín - khơng uy
tín); tính chất chính trị (tính chất hoạt động quản lý, cai trị - bị quản lý, bị cai trị).
Cống hiến của P.A. Sorokin đặc biệt lớn trong sự giải quyết vấn đề về sự khác biệt
xã hội bên trong các nhóm. Ơng viết rằng: “Cơ cấu xã hội - là một mạng lưới phức
tạp của những hệ thống và phân hệ được thẩm thấu qua lại lẫn nhau. Xã hội được
phân hố khơng chỉ trong vị thế giữa các nhóm mà cịn cả ở vị thế trong lịng các
nhóm”. P.A. Sorokin là người đầu tiên đã chỉ ra ý nghĩa của những khác biệt theo
chiều thẳng đứng bên trong các nhóm. Nếu học thuyết giai cấp của K. Marx đều
tập trung chú ý vào sự phân hoá xã hội theo dấu hiệu kinh tế, trước tiên là theo
mối quan hệ với phương tiện sản xuất thì học thuyết phân tầng xã hội của Sorokin
cho phép tiếp nhận hệ thống phân hố xã hội rộng hơn, chính xác và chặt chẽ hơn
cả về chiều ngang lẫn chiều dọc.
Vấn đề tính di động xã hội gắn chặt với vấn đề phân tầng xã hội. Một vấn đề
dân chủ lành mạnh hiện đại, theo quan điểm của P.A. Sorokin, đó là xã hội mở của
tính di động xã hội mạnh mẽ. Ơng đã đưa tính di động vào những khía cạnh sau:

a. Sự dịch chuyển của những cá thể từ một nhóm xã hội này sang một nhóm xã hội
khác.
b. Sự mất đi của một số nhóm xã hội và sự xuất hiện của những nhóm xã hội khác.
c. Sự mất đi của tồn bộ tập hợp những nhóm mang tính chất đơn giản và tính chất
phức tạp và sự thay thế hồn tồn nó bằng tập hợp nhóm khác. Những sự chuyển
dịch xã hội của con người có thể diễn ra theo chiều ngang cũng như theo chiều
dọc.
P.A. Sorokin nhìn thấy ngun nhân của tính di động xã hội trong trạng thái
thực hiện trong xã hội nguyên tắc phân chia phúc lợi tỷ lệ với những cống hiến của
15


từng thành viên của xã hội chừng nào sự hiện thực hoá từng phần của nguyên tắc
này dẫn tới sự tăng cường của tính di động xã hội và sự cải tổ thành phần của
những tầng lớp cao hơn. Hay nói cách khác, trong những tầng lớp này cùng với
thời gian, sự yếu ớt được tích tụ lại, tức là một số lớn những người yếu đuối,
khơng có khả năng, còn trong những tầng lớp dưới, ngược lại, là những con người
tài năng. Như vậy, trong quan hệ xã hội ở dạng khơng hài lịng và thù địch trong
tầng lớp dưới, chất liệu dễ cháy được hình thành có thể dẫn đến cách mạng và sự
cân bằng tình hình một cách tạm thời. Để điều này không xảy ra, xã hội cần phải
thoát khỏi cơ cấu xã hội khắc nghiệt, thực hiện một cách thường xuyên tính di
động xã hội, hồn thiện và kiểm sốt nó.
1.2. Lý thuyết đơ thị hóa
Trường phái Chicago là một trường phái xã hội học gắn liền với Trường đại
học Chicago (Mỹ) trong suốt nữa đầu thế kỷ XX, thống trị trong xã hội học Bắc
Mỹ suốt thời kỳ này. Trường phái này nhấn mạnh vào cơ cấu dân số và sinh thái
học của các đơ thị, vào tình trạng xã hội thiếu tổ chức, những hiện tượng tiêu cực,
không lành mạnh cũng như trạng thái tâm lý xã hội của những người thị dân. Sở dĩ
Chicago trở thành một địa bàn tự nhiên, một “phịng thí nghiệm” để phát triển mơn
xã hội học đơ thị ở Mỹ vào đầu thế kỷ XX là do lúc ấy thành phố Chicago đang

mở rộng rất nhanh chóng trên một vùng đất nông nghiệp rộng lớn. Cư dân của
thành phố này không đồng nhất, nhiều vấn đề xã hội đã nổi lên như: dân nhập cư,
tội phạm và sự lệch chuẩn, sự phân ly không gian xã hội của thành phố phản ánh
quan hệ giữa tổ chức không gian và tổ chức xã hội.
Sinh thái học đô thị nghiên cứu việc con người sử dụng và có liên quan đến
không gian địa lý như thế nào. Đây là một định hướng lý luận được phát triển bên
trong xã hội học đơ thị và có ảnh hưởng lớn đến tận ngày nay. Các nhà sinh thái
học đô thị nghiên cứu việc sử dụng đất, những thay đổi trong khuôn mẫu (mơ
hình) sử dụng đất và tổ chức khơng gian. Hiểu một cách đơn giản, đó là sự áp
dụng các nguyên lý của sinh thái học để giải thích sự phân bố dân cư trong khơng
gian đơ thị. Do có sự cạnh tranh mang tính sinh học (đấu tranh sinh tồn) giữa các
16


×