Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Ý thức nữ quyền và giá trị nghệ thuật trong căn phòng riêng (virginia woolf)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGƠN NGỮ

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2011

Ý THỨC NỮ QUYỀN VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG
CĂN PHÒNG RIÊNG (VIRGINIA WOOLF)

Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Thanh Hương,
Lớp Văn 3A, niên khóa 2008 – 2012.
Người hướng dẫn:
Thạc sĩ Hồ Khánh Vân
Bộ môn Lý luận và phê bình văn học
Khoa Văn học và Ngơn ngữ,
ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM)


MỤC LỤC

DẪN NHẬP.......................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG CĂN PHÒNG RIÊNG
(VIRGINIA WOOLF) ....................................................................................... 14
1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA THUYẾT
NỮ QUYỀN TỰ DO ...................................................................................... 14
2. TÌNH TRẠNG CỦA NỮ GIỚI TỪ CÁI NHÌN CỦA CĂN PHỊNG
RIÊNG ............................................................................................................ 25
3. QUAN NIỆM CỦA VIRINIA WOOLF VỀ VĂN CHƯƠNG NỮ ........ 41


4. QUAN NIỆM CỦA VIRGINIA WOOLF VỀ SÁNG TÁC VĂN
CHƯƠNG ....................................................................................................... 70
5. GIÁ TRỊ Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG CĂN PHÒNG RIÊNG ......... 77
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG CĂN PHÒNG RIÊNG CỦA
VIRGINIA WOOLF ......................................................................................... 82
2.1 Bút pháp tự thuật ................................................................................. 82
2.2 Bút pháp Dịng ý thức .......................................................................... 88
2.3 Bút pháp hình tượng hóa ..................................................................... 94
2.4 Bút pháp giả lịch sử .............................................................................. 98
2.5 Bút pháp đan xen thể loại ...................................................................... 102
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 109
PHỤ LỤC......................................................................................................... 114


1

DẪN NHẬP
Nằm trong giai đoạn đầu của lịch sử phê bình văn học nữ quyền, Căn phịng
riêng của Virginia Woolf là một trong những tác phẩm đầu tiên đề cập một cách
trực tiếp về vấn đề nữ quyền cũng như phê bình nữ quyền luận. Nhằm nghiên cứu
và tìm hiểu những tư tưởng và phong cách nghệ thuật Virginia Woolf được thể
hiện trong tác phẩm, đề tài sẽ trình bày những vấn đề sau: Chương 1, đề tài hướng
đến tìm hiểu ý thức nữ quyền được thể hiện trong Căn phịng riêng (bao gồm trình
bày thực trạng của nữ giới; lý giải những căn nguyên của bất bình đẳng; tìm hiểu
quan niệm của Virginia về văn chương nữ) và Chương 2, đề tài sẽ đi sâu vào tìm
hiểu những bút pháp nghệ thuật đặc sắc nhất được sử dụng trong tác phẩm (bao
gồm bút pháp tự thuật, dòng ý thức, giả lịch sử, hình tượng hóa…). Việc nghiên
cứu đề tài chắc chắn cịn nhiều thiếu sót hạn chế, song chúng tơi hy vọng đề tài sẽ
đóng góp phần nào cho nghiên cứu về nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền ở

Việt Nam.


2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi văn học ra đời trong lịch sử nhân loại thì dường như đã tồn tại một mối
quan hệ âm thầm giữa phụ nữ và văn học. Nhưng đa phần, mối quan hệ đó chỉ
được thể hiện bởi những người đàn ơng thơng qua các các nhân vật, hình tượng
nghệ thuật là nữ giới như nàng Xuân Hương (Truyện Xuân Hương - truyện dân
gian Hàn Quốc), Thúy Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du), Lâm Đại Ngọc (Hồng
Lâu Mộng - Tào Tuyết Cần), Bovary (Bà Bovary - Gustave Flaubert), Anna
Kurenia (Anna Kurenia - Lev Tolstoy)... Đến thế kỷ XX, khi những thuận lợi về
lịch sử và xã hội tạo điều kiện, đặc biệt là con người có sự phát triển trong nhận
thức thì người phụ nữ mới có thể nhìn nhận lại vị thế suốt ngàn năm qua của mình,
đồng thời, nhìn nhận lại vai trị của mình trong văn học. Phong trào nữ quyền ra
đời trên cơ sở nhìn nhận lại vai trị của nữ giới đã trở thành một ngọn sóng lớn
cuốn hút xã hội. Song hành với phong trào đó chính là sự hình thành của dịng văn
học nữ quyền và phê bình nữ quyền luận - một trong những hiện tượng văn học
đáng chú ý nhất thế kỷ XX.
Phong trào nữ quyền phát triển với ba cao trào được ví như ba làn sóng đấu
tranh có ảnh hưởng quan trọng với lịch sử xã hội. Phê bình văn học nữ quyền cũng
theo đó mà được chia làm ba giai đoạn phát triển. Giai đoạn đầu tương ứng với
Cao trào thứ nhất (tính từ Thế chiến thứ hai (1939-1945) trở về trước) được gọi là
giai đoạn “tiên phong và nữ quyền nguyên sơ” [16] với những tên tuổi lớn như
Mary Wollstonecraft, Virginia Woolf, Simon de Beauvoir… Trong đó, tập tiểu
luận Căn phòng riêng được viết năm 1929 của Virginia Woolf đã đánh dấu một
bước phát triển mới trong làn sóng đấu tranh nữ quyền đầu thế kỷ XX và được
xem như một trong những nhà văn nữ đầu tiên đặt nền tảng cho phê bình văn học

nữ quyền. Thậm chí, người ta còn lấy tác phẩm này thành một trong những cột
mốc đánh dấu sự ra đời của lịch sử phê bình nữ quyền. [16]
Căn phịng riêng được xem như “sách vỡ lịng” [16] của phê bình nữ quyền khi
nó đặt vấn đề nguyên nhân do đâu mà hàng chục thế kỷ trước, tên tuổi của người


3

phụ nữ không thể cân bằng với nam giới trên văn đàn? Và thực chất người phụ nữ
có khả năng sáng tác hay không? Tại sao những tác phẩm lớn đều viết về phái
nữ?... đồng thời, tác phẩm còn gợi mở những khái niệm về tư duy hồi mẫu, vai trị
của một bộ óc lưỡng tính trong sáng tác văn chương… tác phẩm khơng những có
giá trị về mặt nghiên cứu xã hội học, mà với tư cách là một tác phẩm văn chương,
Căn phòng riêng còn là một tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật thuộc văn
học hiện đại đầu thế kỷ XX.
Việc đánh gía vai trị của phụ nữ trong xã hội cũng như xem xét vai trò của phụ
nữ trong văn học đã trở thành một trong những đề tài quan trọng nhất của thế kỷ
XX. Căn phòng riêng được nhân loại nhắc đến như một trong những tiếng nói đặt
cơ sở cho nữ quyền khơng chỉ vì người viết ra quyển sách mỏng manh ấy là một
phụ nữ, mà còn bởi những tư tưởng tiến bộ mà người phụ nữ ấy đã đem đến cho
con người cũng như những người cùng giới tính với bà. Việc tìm hiểu tư tưởng, ý
thức nữ quyền trong Căn phịng riêng có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ với nghiên
cứu xã hội học, mà cịn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với phê bình văn học nữ
quyền. Đặc biệt ở Việt Nam, nơi phê bình nữ quyền đang dần định hình và phát
triển. Chính vì lý do đó, chúng tơi đã lựa chọn đề tài “Ý thức nữ quyền và giá trị
nghệ thuật trong Căn phòng riêng của Virginia Woolf” với mong muốn đóng
góp phần nào cho việc nghiên cứu về nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền ở
Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phong trào nữ quyền đã đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử nhân loại và

cũng là lịch sử văn học với thế hệ nhà văn mới ra đời – các nhà văn nữ. Tuy nhiên,
vì mới ra đời trong thời gian gần đây nên những nghiên cứu và đánh giá về các
nhà văn này và dòng văn học họ đang tạo ra vẫn đang trong những giai đoạn đầu
nghiên cứu của phê bình văn học thế giới. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về
phong trào nữ quyền nói chung và tác phẩm Căn phịng riêng nói riêng đều chỉ
mới ở giai đoạn khởi đầu. Sau đây chúng tơi xin trình bày về những tài liệu chúng


4

tơi sưu tầm được trong q trình nghiên cứu, đồng thời, khái quát về tình hình
nghiên cứu đề tài ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài.
Về tài liệu tiếng Việt:
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về nữ quyền luận và phê bình văn học nữ quyền
phải đề cập đến những nghiên cứu của Hồ Khánh Vân. Qua cơng trình khoa học
Lý thuyết nữ quyền trong văn học: Lịch sử, quan niệm và phương pháp (Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM, 2011), tác giả đã đào sâu
vào nghiên cứu lịch sử lý thuyết nữ quyền phương Tây qua ba cao trào. Đồng thời,
tác giả cũng nghiên cứu và lý giải những quan niệm, phương pháp và đặc trưng
văn học nữ quyền và điểm qua một số nhà văn nữ quyền tiêu biểu như Virginia
Woolf, Simone de Beauvoir và Hélène Cixous.
Trong

bài

viết

cho

Tới


ngọn

hải

đăng,

Nguyễn

Thành

Nhân

( đã giới thiệu một cách khá khái quát về Virginia Woolf
cùng những tác phẩm của bà đã xuất bản ở Việt Nam. Trong đó, Căn phòng riêng
được tác giả đánh giá khá cao về ý thức nữ quyền được thế hiện trong tác phẩm
với tuyên ngôn nổi tiếng “Phụ nữ muốn viết văn cần phải có tiền và một căn
phịng riêng”.
Lý Lan trong Phê bình văn học nữ quyền ( đã đặt
vấn đề “Phê bình nữ quyền là gì?” và trả lời câu hỏi đó bằng việc dẫn ra những
cơng trình, những quan điểm của các tác giả nước ngồi về phê bình nữ quyền.
Đồng thời, cung cấp một cách khái quát nhất lịch sử phê bình nữ quyền luận trên
thế giới. Trong đó, Căn phịng riêng được tác giả nhấn mạnh vì những “quan điểm
lý thuyết mâu thuẫn của tư tưởng nữ quyền đương đại bắt nguồn từ trí tưởng
tượng đột phá vượt giới hạn của Woolf và những xung đột sáng tạo của bà.” [16]
Cuối cùng, tác giả đã điểm qua những hoạt động của phê bình nữ quyền ở Việt
Nam.


5


Còn Nguyễn Hưng Quốc với bài viết Nữ quyền luận và đồng tính luận
( đã đề cập đến Virginia Woolf và Simone de Beauvoir
với nét tương đồng trong luận điểm của họ là “phê phán gay gắt: chính nền văn
hố phụ hệ đã đẩy phụ nữ ra vị trí ngồi lề của xã hội cũng như của văn học nghệ
thuật. Trong văn hoá ấy, nam giới được xem là đồng nghĩa với nhân loại, đồng
nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn như một “cái Khác” (Other), lúc nào cũng
ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào nam giới mới có thể tự định nghĩa được chính
mình.” [25] Tác giả cũng chỉ ra được điểm tương đồng của các nhà phê bình nữ
quyền thời kỳ sau, đồng thời giới thiệu sơ lược về “thuyết lệch pha” [25] với quan
niệm “ tất cả những điều được gọi là ‘bình thường’ hay ‘bất bình thường’ đều chỉ
có ý nghĩa rất tương đối.” [25]
Những tài liệu nghiên cứu riêng biệt về ý thức nữ quyền của Virginia Woolf
thể hiện trong Căn phòng riêng là hết sức hiếm hoi. Hầu hết chỉ dừng lại ở mức độ
giới thiệu, điểm sách trên các bài báo, trang web…
Bên cạnh đó cịn một số tài liệu đề cập đến vấn đề nữ quyền và nữ quyền trong
văn học, có phương pháp tiếp cận tương đồng đề tài như:
Luận án thạc sĩ khoa học của Hồ Khánh Vân: Từ lý thuyết phê bình nữ quyền
(feminist criticism) nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi của tác giả Việt Nam từ
năm 1990 đến nay (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM,
2008), tác giả đã nhận được sự đánh giá rất cao từ phía các nhà nghiên cứu. Đây là
một trong những cơng trình hiếm hoi và đầy đủ nhất về lý luận và phê bình văn
học nữ quyền ở Việt Nam. Trong luận văn, tác giả đã khái quát một cách cơ bản
và đầy đủ về phong trào nữ quyền, giới thiệu một khuynh hướng phê bình nữ
quyền luận - hướng phê bình cịn khá mới mẻ ở Việt Nam. Đồng thời, luận văn
ứng dụng lý thuyết này vào việc khảo sát bộ phận văn học nữ hiện đại của nước ta.
Ngồi những đề tài khoa học, Hồ Khánh Vân cịn có những bài nghiên cứu
đăng trên các trang web và tạp chí khoa học. Tiêu biểu như Ý thức nữ quyền và sự



6

phát triển bước đầu của văn học nữ Nam bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học
dân tộc đầu thế kỷ XX (www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn), trong cơng trình này,
Hồ Khánh Vân đã tiến hành hệ thống và trình bày những quan niệm phụ nữ và văn
học nữ của các nhà văn đầu thế kỷ XX như Phan Khôi và Manh Manh nữ sĩ. Qua
đó, thấy được ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ
thời kỳ này. Nhìn chung, những đóng góp của Hồ Khánh Vân trong nghiên cứu
văn học nữ quyền và phê bình nữ quyền luận rất có giá trị. Tác giả đã giới thiệu
các giai đoạn, hệ thống những khái niệm và phân tích những đặc trưng của văn
học nữ quyền trên thế giới cũng như ở Việt Nam một cách rất cụ thể và chi tiết.
Ngồi ra cịn có Trần Lê Hoa Tranh và Văn xuôi nữ Trung Quốc cuối thế kỷ
XX, đầu thế kỷ XXI (NXB ĐH Quốc gia TP.HCM, 2010) với cái nhìn khái quát đã
chỉ ra những đặc điểm chính của văn học nữ Trung Quốc thời kỳ này. Đồng thời,
cơng trình đã bước đầu giới thiệu về văn học nữ Trung Quốc đương đại.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu khoa học Sự thức tỉnh của người phụ nữ trong
văn học Nam Bộ đầu thế kỷ XX (Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM, 2006) do Lê Ngọc Phương thực hiện đã trình
bày những nhận định và phân tích sâu về ý thức của người phụ nữ trong giai đoạn
văn học đầy những biến động đầu thế kỷ của văn học Việt Nam.
Có thể kể đến tên một số bài báo, tạp chí được đăng tải trên các trang web hoặc
đã được phát hành thành sách như:
-

Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền

trong văn học Việt Nam đương đại (Viện Văn học, Hà Nội, 2006), tác giả chủ yếu
lý giải sự ảnh hưởng của phái tính đến văn học và đặc biệt là văn học Việt Nam
đương đại.
-


Đặng Thị Hạnh và Các nhà văn nữ và một số thể loại hư cấu trong văn học

phương Tây và Việt Nam hiện đại (Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐH
Quốc gia Hà Nội, 2006) bằng việc điểm qua các nhà văn nữ phương Tây vốn quen
thuộc với người đọc Việt Nam như: Jane Austen, ba chị em Brontë (Charlotte,


7

Emily, Ann), Helen Fielding… Đặng Thị Hạnh đã chỉ ra sự phát triển của văn học
nữ phương Tây cũng như những đặc trưng nghệ thuật trong sáng tác của họ.
-

Trịnh Thanh Thủy và Phụ nữ chúng tôi phải viết (www.damau.org), là

tiếng nói mạnh mẽ dưới tư cách một người phụ nữ. Tác giả đã chỉ ra những
nguyên nhân tại sao trong thời đại hiện nay, phụ nữ phải viết. Họ viết như một nhu
cầu giải tỏa tâm lý hơn là vì mục đích sáng tác nghệ thuật.
-

Nguyễn Giáng Hương với bài viết Văn học của phái nữ và một vài xu

hướng văn chương nữ quyền Pháp thế kỉ XX (Phòng văn học so sánh – Viện Văn
học, 2010) lại hướng tới văn học nữ quyền ở Pháp trên cở sở chỉ ra những đặc
trưng về xu hướng.
Nhìn chung, văn học nữ quyền và phê bình nữ quyền luận đang nhận được sự
quan tâm nghiên cứu của giới phê bình tuy chưa được phát triển trên diện rộng.
Tuy nhiên, chắc chắn, vấn đề này sẽ còn rất phát triển trong tương lai.
Tài liệu tiếng Anh:
Đa phần những tư liệu tiếng Anh chúng tơi tìm được là những bài viết trên các

website, nên có một số hạn chế. Tuy nhiên, chúng tơi vẫn tìm được những bài viết
như:
Vickie Christensen và bài viết Chủ nghĩa nữ quyền trong sáng tác của Virginia
Woolf và Florence Howe (Feminism in the writing of Virginia Woolf and Florence
Howe), tác giả đề cập một cách khá chi tiết sự thể hiện tư tưởng nữ quyền trong
các tác phẩm của Virginia Woolf và Florence Howe. Đồng thời so sánh và luận
giải tương đồng và khác biệt về tư tưởng nữ quyền của hai nhà văn.
Giáo sư Catherine Lavender và cơng trình Virginia Woolf, Căn phịng riêng
(Virginia Woolf, A Room of One's Own), cơng trình này là một nghiên cứu và trở
thành giảng văn của Giáo sư Catherine Lavender. Bà gợi mở những vấn đề nghiên
cứu bằng cách đặt ra những câu hỏi về những chi tiết liên quan đến tư tưởng và ý
thức nữ quyền của Virginia Woolf.


8

Arnold Bennett và David Daiches với Giới hạn chủ nghĩa nữ quyền của Woolf
trong Căn phòng riêng (The Scope of Woolf’s Feminism in A Room of One’s
Own), hai tác giả đã cho rằng nữ quyền ở Virginia là nữ quyền vơ chính phủ,
khơng phải nữ quyền và hạn chế của Woolf là chưa quan tâm đến quyền lợi công
dân và q coi trọng mục đích kinh tế.
Nhìn chung, cái nhìn của các tác giả nước ngoài với tư tưởng của Woolf là đa
dạng và phong phú. Họ chỉ ra được những tiến bộ và những mặt hạn chế trong ý
thức nữ quyền của Virginia Woolf. Đây là nguồn tài liệu rất tốt cho việc nghiên
cứu. Song, hạn chế là ở Việt Nam, những tư liệu này rất khó tìm hoặc hầu như
khơng được xuất bản mà chỉ có thể nghiên cứu qua các tài liệu mạng.
3. Mục đích và nhiệm vụ
Lý thuyết phê bình nữ quyền ra đời đã hình thành nên một khuynh hướng
nghiên cứu văn học hiện đại, gắn liền và phát triển song song với hoạt động sáng
tác của nữ giới. Trên cơ sở đó, đề tài “Ý thức nữ quyền và giá trị nghệ thuật

trong Căn phịng riêng của Virginia Woolf” đề ra mục đích tìm hiểu ý thức nữ
quyền được thể hiện trong tác phẩm nhằm tạo thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về
phê bình nữ quyền trong thời kỳ đầu. Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu những
quan niệm của Woolf về phụ nữ và văn học, tìm hiểu những quan niệm văn
chương, nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm. Cuối cùng, đề tài tiến đến đánh
giá giá trị của ý thức nữ quyền trong tương quan với lịch sử tư tưởng nữ quyền,
với khoa học xã hội và văn học.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài hướng đến việc nghiên cứu về ý thức nữ quyền được thể hiện trong một
tác phẩm văn học cụ thể. Vì vậy, cơ sở chính để thực hiện đề tài là những kiến
thức về nhân học, xã hội học về giới và quan trọng nhất là lý luận, nghiên cứu phê
bình văn học. Bên cạnh đó, đề tài lựa chọn những phương pháp nghiên cứu sau:
4.1 Phương pháp lịch sử: Nhìn nhận ý thức nữ quyền của Virginia Woolf trong
bối cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa cụ thể, từ đó phân tích những yếu tố tác động


9

đến sự hình thành ý thức đó để có cơ sở đánh giá về những khuyết điểm và ưu
điểm trong hệ tư tưởng và phong trào nữ quyền.
4.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp: Đây là phương pháp chủ yếu sẽ được
sử dụng trong đề tài. Trước hết, chúng tơi sẽ chọn lọc và phân tích những quan
điểm, ý thức hệ của Virginia Woolf được thể hiện trong tác phẩm. Sau đó, chúng
tơi sẽ xâu chuỗi, tổng hợp những phân tích thành các luận điểm, luận đề theo một
hệ thống logic nhất có thể.
4.3 Phương pháp phân tích văn bản: Cùng với phương pháp phân tích tổng
hợp, phương pháp phân tích văn bản sẽ chọn lọc và phân tích văn bản tác phẩm
theo luận điểm để phục vụ cho nghiên cứu.
4.4 Phương pháp so sánh: phương pháp này được thực thiện dựa trên cơ sở đặt
đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các đối tượng khác để làm nổi bật lên

nét tương đồng và khác biệt. Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành so sánh ý thức
nữ quyền của V. Woolf trong hệ tư tưởng của nữ quyền tự do; đồng thời so sánh
phê bình nữ quyền với các lý thuyết phê bình khác, đặc biệt là phê bình giới.
4.5 Phương pháp nghiên cứu liên ngành:
4.5.1

Phương pháp nghiên cứu liên ngành theo chiều ngang: Bằng những

kiến thức về phụ nữ, giới và lý thuyết nữ quyền trong các ngành khoa học xã hội:
Xã hội học, Nhân học, Triết học…. trong giới hạn hiểu biết của mình, người thực
hiện đề tài sẽ vận dụng như một công cụ để phân tích và kiến giải những quan
điểm, phát hiện của mình trong tác phẩm.
4.5.2

Phương pháp nghiên cứu liên ngành theo chiều dọc: Bên cạnh việc

ứng dụng những kiến thức trong các ngành khoa học xã hội, đề tài cũng sẽ được
vận dụng những kiến thức về lý luận phê bình văn học như: lý thuyết về giới, lý
thuyết văn học so sánh, lý thuyết xã hội học văn học, lý thuyết phê bình nữ
quyền…


10

5 Giới hạn đề tài
Giới hạn của đề tài “Ý thức nữ quyền và giá trị nghệ thuật trong Căn phịng
riêng” của Virginia Woolf được xác định như sau:
Tìm hiểu chung về lý thuyết nữ quyền và Nữ quyền tự do. Từ đó có cơ sở về
khái niệm, lý luận và cái nhìn tổng quát về nữ quyền tự do cũng như ý thức nữ
quyền được thể hiện trong tác phẩm.

Tiếp cận văn bản “Căn phòng riêng” của Virginal Woolf, giới hạn nghiên cứu
chỉ trên văn bản bản dịch của Trịnh Y Thư xuất bản năm 2008 (Virginia Woolf
(Trịnh Y Thư dịch) (2008), Căn phòng riêng (A Room for One’s Own), NXB Tri
Thức, Hà Nội.
6 Đóng góp mới của đề tài
Với đề tài này, người thực hiện đề tài mong muốn sẽ có những đóng góp mới
với cơng tác nghiên cứu khoa học như sau:
Phân tích ý thức nữ quyền trong tác phẩm, bước đầu giới thiệu sơ lược về lý
thuyết nữ quyền tự do cũng như văn học nữ quyền – xu hướng mới đang phát triển
trong văn học hiện đại.
Làm sáng tỏ ý thức nữ quyền mà Virginia Woolf đã khẳng định trong tác
phẩm, làm tài liệu tham khảo cho những đề tài có cùng hướng nghiên cứu.
Làm nổi bật những đặc trưng nghệ thuật như bút pháp sáng tác, quan niệm về
giới và phụ nữ….mà Woolf đã thể hiện trong tác phẩm.
7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
7.1 Ý nghĩa lý luận:
Thông qua việc tìm hiểu tác phẩm, chúng tơi mong muốn sẽ thực hiện được
nhiệm vụ đã đặt ra để có thể làm phong phú nguồn tài liệu về nghiên cứu nữ quyền
và văn học nữ quyền. Việc nghiên cứu về đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng


11

không chỉ với văn chương Việt Nam đương đại mà còn thể hiện sự phát triển và
hòa nhập của văn học Việt Nam và thế giới.
7.1 Ý nghĩa thực tiễn:
Việc phân tích mối quan hệ giữa phụ nữ và văn học, đánh giá địa vị cũng như
năng lực người phụ nữ có vai trị quan trọng đối với vấn đề bình đẳng giới trong
xã hội. Việc thực hiện đề tài có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao, khẳng
định và làm cơ sở về mặt lý luận và tư tưởng đối với vấn đề bình đẳng giới. Giúp

người phụ nữ trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ hiện đại có cơ hội khẳng định
vai trị, địa vị của bản thân đối với xã hội.
Đồng thời, việc nghiên cứu ý thức nữ quyền được thể hiện trong tác phẩm Căn
phịng riêng sẽ góp phần nghiên cứu về trào lưu nữ quyền, về ý thức, tư tưởng của
những tác giả lớn trong văn học, góp phần xác lập lý thuyết làm cơ sở cho những
nghiên cứu tác phẩm cụ thể.
8 Kết cấu đề tài
Với mục đích đó, ngoại trừ phần Dẫn nhập và Kết luận, chúng tôi triển khai đề
tài với hai chương:
CHƯƠNG 1
Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG CĂN PHỊNG RIÊNG (VIRGINIA
WOOLF)
1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA THUYẾT
NỮ QUYỀN TỰ DO
1.1 Điều kiện lịch sử - xã hội
1.2 Điều kiện văn hóa – tư tưởng
1.3 Nội dung chính của thuyết nữ quyền tự do
1.4 Ý thức nữ quyền tự do trong Căn phòng riêng


12

2. TÌNH TRẠNG CỦA NỮ GIỚI TỪ CÁI NHÌN CỦA CĂN PHỊNG
RIÊNG
2.1 Tình trạng xã hội và địa vị kinh tế của nữ giới
2.1.1

Tình trạng xã hội

2.1.2


Địa vị kinh tế

2.2 Khả năng và ranh giới khoa học của nữ giới
2.3 Giá trị nữ giới trong xã hội gia trưởng

3. QUAN NIỆM CỦA VIRINIA WOOLF VỀ VĂN CHƯƠNG NỮ
3.1 Phụ nữ - đối tượng phản ánh của văn chương
3.2 Năng lực sáng tác của nữ giới
3.2.1

Những định kiến về năng lực sáng tác của nữ giới

3.2.2

Đặc trưng về năng lực sáng tác

3.2.2.1

Đặc trưng bản thể tính nữ

3.2.2.2

Tư duy hồi mẫu (Thinking back through mothers)

3.3 Điều kiện sáng tác của nữ giới
3.3.1

Điều kiện sáng tác nghèo nàn và những hạn chế xã hội


3.3.2

Điều kiện sáng tác của nữ giới theo quan điểm của Virginia Woolf

3.4 Đặc trưng văn chương nữ
3.4.1

Định hình khuynh hướng sáng tác

3.4.2

Sự suy nghiệm tập thể sáng tác

4. QUAN NIỆM CỦA VIRGINIA WOOLF VỀ SÁNG TÁC VĂN
CHƯƠNG
4.1 Quan niệm Virginia Woolf về quá trình sang tác văn chương
4.2 Vai trị của một bộ óc lưỡng tính trong sáng tác văn chương


13

5. GIÁ TRỊ Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG CĂN PHÒNG RIÊNG
5.1 Giá trị nội dung tư tưởng
5.2 Giá trị phong trào

CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG CĂN PHÒNG RIÊNG (VIRGINIA
WOOLF)
2.1 Bút pháp tự thuật
2.1.1 Khái niệm tự thuật

2.1.2 Bút pháp tự thuật trong Căn phòng riêng
2.2 Bút pháp Dòng ý thức
2.2.1 Khái niệm Dòng ý thức
2.2.2 Bút pháp Dòng ý thức trong Căn phịng riêng
2.3 Bút pháp hình tượng hóa
2.4 Bút pháp giả lịch sử
2.5 Bút pháp đan xen thể loại


14

CHƯƠNG 1: Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG CĂN PHÒNG RIÊNG
(VIRGINIA WOOLF)

1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA THUYẾT
NỮ QUYỀN TỰ DO
Phong trào đấu tranh cho quyền lợi và địa vị của nữ giới phát triển mạnh mẽ
nhất từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX. Đó là lúc phong trào nữ quyền tràn đầy
năng lượng, đạt được những thành tựu rực rỡ và làm cả thế giới kinh ngạc khi ví
phong trào đó như những “làn sóng” cuốn nhân loại đi vào một thời đại mới.
Thuyết nữ quyền đã có tiền đề từ hàng ngàn năm trước nhưng chỉ thực sự phát
triển rực rỡ trong những điều kiện lịch sử của xã hội hiện đại. Về cơ bản, ngồi tư
cách là một trào lưu chính trị và xã hội, chủ nghĩa nữ quyền (feminism) theo quan
điểm của các nhà xã hội học được hiểu là “sự ủng hộ tính bình đẳng xã hội của hai
phái, dẫn đến sự phản đối chế độ gia trưởng và phân biệt đối xử giới tính”: “chủ
nghĩa nữ quyền là suy nghĩ về sự bình đẳng của hai phái trong xã hội và sự phản
đối có tổ chức đối với chế độ gia trưởng và phân biệt đối xử giống phái. Chủ
nghĩa nữ quyền khơng thừa nhận mẫu văn hóa chia khả năng của con người thành
đặc điểm nam tính và nữ tính và tìm cách xóa bỏ sự bất lợi trong xã hội mà phái
nữ thường gặp” [13, tr.412].

Trên thực tế, trong các ngành khoa học xã hội của những thế kỷ trước đã tồn tại
một hiện thực về sự tồn trị của nam giới trong hàng nghìn năm và phụ nữ chỉ mới
được xuất hiện trong những năm gần đây. Thuyết nữ quyền bao gồm các lý thuyết
xã hội khác nhau, giải thích nguyên nhân phụ nữ bị áp bức trong xã hội, tìm ra các
biện pháp để thay đổi quan hệ giới, tiến tới bình đẳng và cơng bằng trong gia đình
và xã hội. Mặc dù ra đời muộn nhưng thuyết nữ quyền khơng ngừng hồn thiện và
phát triển mạnh mẽ, làm đảo lộn nhiều quan điểm truyền thống của triết học, xã
hội học. Do ra đời sau nên thuyết nữ quyền lấy các học thuyết trước đó của các
ngành khoa học xã hội làm cơ sở để phê phán các quan điểm nam quyền. Chính vì


15

vậy mà sinh ra nhiều học thuyết nữ quyền khác nhau. Cho đến thời kỳ sau này,
người ta mới phác thảo và phân chia các học thuyết ấy thành những dòng riêng
biệt: Nữ quyền tự do, Nữ quyền Marxist, Nữ quyền hiện sinh, Nữ quyền da đen….
Trong đó, một trong những học thuyết ra đời từ thời kỳ đầu và đạt được nhiều
thành tựu nhất là Nữ quyền tự do (Liberal Feminism) với mục tiêu đầu tiên là đạt
được những thành tựu về kinh tế.
Trong lịch sử tư tưởng nữ quyền, Nữ quyền tự do nằm trong “Làn sóng nữ
quyền thứ nhất” (1848 – 1918). Đây cũng là thời kỳ đầu tiên của phong trào nữ
quyền.
1.1 Điều kiện lịch sử - xã hội
Thời kỳ đầu, phong trào nữ quyền ra đời và phát triển mạnh mẽ ở các nước
phương Tây cùng thời đại của những cuộc cách mạng công nghiệp lớn. Tại Anh
Quốc, các cơng trình khoa học đầu tiên đề cập đến vấn đề phụ nữ ở đầu thế kỷ
XVIII bắt đầu phát triển bởi những sự thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội…..
Bắt nguồn từ hiện trạng mà thuyết cơ cấu chức năng đã ngun tắc hóa thành
mơ hình “nam giới hoạt động ngồi xã hội, phụ nữ hoạt động trong gia đình”, đến

cuối thế kỷ XIX, phụ nữ ở Anh không được học tập trong các trường đại học, [5,
tr.381] không được tham gia ứng cử và bầu cử, không được lãnh đạo xã hội và
thực hành nghề nghiệp. Nhưng sau đó, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển phụ
nữ từ lao động gia đình sang lao động xã hội trong thời kỳ phát triển đầu tiên của
nó từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Trên thực tế, đây chỉ là một trong những quy
luật về phân công lao động của q trình phát triển kinh tế chứ khơng hề xuất phát
từ mục đích giải phóng phụ nữ của các nhà kinh tế học. Lần đầu tiên trong lịch sử
có sự phân biệt hai mơi trường lao động, đó là mơi trường trong gia đình và ngồi
xã hội. Nền kinh tế dựa vào gia đình ngày một suy yếu đi vì sự phân công lao động


16

ngày một phức tạp hơn, những đơn vị sản xuất công nghiệp ngày càng mở rộng
hơn.
Mặt khác, phụ nữ kết hôn như một cách thức để khẳng định giá trị và tìm kiếm
sự bình ổn trong tương lai của cuộc đời mình. Những phụ nữ khơng kết hơn phải
tự chu tồn cho cuộc sống của mình và bị xã hội nhìn bằng một con mắt khinh
miệt. Trong bối cảnh đó, vấn đề vai trò của phụ nữ trở thành một vấn đề xã hội
bức xúc và trở thành chủ đề quan trọng trong những cuộc tranh luận về vai trò của
phụ nữ trong và mối quan hệ giới trong xã hội.
Cách mạng Pháp năm 1789 với khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái” đã tạo
cho các nhà nữ quyền đầu tiên của Pháp và thế giới một niềm tin rằng xã hội đang
mở rộng cho phụ nữ một cánh cửa mới tiến đến “tự do” khi được mang lại quyền
con người và nhiều cơ hội hơn tiếp cận đến sự bình đẳng với nam giới. Nhiều câu
lạc bộ phụ nữ đã được thành lập ở Paris hoặc các tỉnh lớn. Đó là nơi phụ nữ gặp
gỡ, sinh hoạt, phát triển cac cương lĩnh chính trị và kêu gọi các quyền bình đẳng
trong giáo dục, việc làm, giải trí... Tuy nhiên sau đó, phụ nữ hiểu rằng họ đã nhầm
khi chỉ 4 năm sau cách mạng, năm 1793, chính quyền đã thằng tay đàn áp phong
trào, giải tán các câu lạc bộ và tử hình Marie Guoze – một trong những thủ lĩnh

của phong trào. Phụ nữ đã hiểu rằng “tự do, bình đẳng, bác ái” chỉ dành cho đàn
ơng, thực chất là dành cho giai cấp thống trị mà không dành cho phụ nữ và nhân
dân lao động. Con đường đi đến bình đẳng của họ vẫn cịn lắm chông gai.
Năm 1893, ở New Zealand, phụ nữ lần đầu tiên giành được quyền bầu cử.
Chiến tranh thế giới lần thứ I (1914- 1918) đem những người đàn ông ra trận, buộc
những người phụ nữ phải thay vai trò là trụ cột gia đình và tham gia nhiều hơn vào
những công việc xã hội. Mặt khác, những biến chuyển của lịch sử thế giới cũng
mang đến cho phong trào nữ quyền những thay đổi mới: các cuộc đấu tranh đòi
quyền công dân diễn ra ở hàng loạt các nước Âu Mỹ. Cách mạng tháng Mười Nga


17

thành công và tuyên ngôn của chủ nghĩa xã hội về vấn đề phụ nữ và gia đình đã
bắt đầu có ảnh hưởng tới phong trào nữ quyền.
Hàng loạt các hiệp hội được thành lập như: Hiệp hội quốc gia về quyền bầu cử
của phụ nữ (National Society for Women’s Suffrage) - 1867, Liên minh các quốc
gia các hiệp hội vì quyền bầu cử của phụ nữ (National Union of Women’s Suffrage
Societies - 1897, Liên hiệp tự do của phụ nữ (Women’s Freedom League) - 1907
dẫn tới những cuộc tranh luận trong Quốc Hội Anh về việc việc cải tổ chế độ bầu
cử. Cuối cùng vào năm 1918, phụ nữ Anh đã giành được quyền bầu cử. Tổ chức
mạnh nhất trong làn sóng thứ nhất – thời kỳ nữ quyền tự do chính là Hội liên hiệp
xã hội và chính trị của phụ nữ (Women’s Social and Political Union) – 1930 do
Emmeline Pankhurst và con gái bà lãnh đạo. Các tổ chức này đều hướng đến mục
tiêu là trả lương bình đẳng, cơ hội dịch vụ dân sự bình đẳng, lương thực cho
những bà mẹ đơn thân…
Còn ở Mỹ, những năm 1840 chủ nghĩa nữ quyền đã trở thành một trong những
làn sóng chính trị quan trọng với phong trào đòi quyền cho phụ nữ của Elizabeth
Cady Stanton và Susan B. Anthony bắt nguồn từ cuộc vận động chống chế độ nô
lệ. Hội đồng phụ nữ quốc tế (International Council of Women) thành lập ở

Washington năm 1888 đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Năm 1890 Hiệp hội quốc gia
Mỹ vì quyền bầu cử cho phụ nữ (National American Women Suffrage Association)
giành được thắng lợi khi sửa đổi điều thứ 19 trong Luật về Trao. Năm 1914, Alice
Paul thành lập Đảng Phụ nữ (Women Party) trong kỳ họp Quốc Hội 1923, lần đầu
tiên đưa ra yêu cầu sửa đổi Hiến Pháp điều “Nam giới và nữ giới trên toàn lãnh
thổ nước Mỹ đều có quyền bình đẳng về pháp luật” và điều đó đã trở thành trọng
tâm cho phong trào nữ quyền cuối thập niên 1960.
1.2 Điều kiện văn hóa – tư tưởng
Ngay từ thế kỷ XVIII, cùng với dòng chảy nhân đạo của thời kỳ Phục Hưng,
các nhà triết học Ánh sáng như Didero, Volte đã lên tiếng vì người phụ nữ khi họ
khẳng định phụ nữ hoàn toàn có quyền bình dẳng như nam giới. Volte lên án mạnh


18

mẽ sự đối xử bất công với phụ nữ, Condoret mong muốn phụ nữ có thể tham gia
vào đời sống chính trị, ơng cho rằng phụ nữ có thể thay cai quản một đế chế. Theo
họ tình trạng thấp kém của người phụ nữ là do sự bất hợp lý trong nền giáo dục
gây ra, vì vậy để cải thiện tình trạng của mình, phụ nữ phải được học hành, đến
trường và được trang bị một phông nền kiến thức như nam giới. Tuy nhiên, hạn
chế của thời kỳ này là vẫn giữ quan điểm phụ nữ sinh ra vì đàn ông và chỉ để phục
vụ cho đàn ông, do đó, việc giáo dục họ cũng chỉ để phục vụ cho đàn ông. [24,
tr.47]
Theo Trần Hà Giang, Lịch sử tư tưởng nữ quyền [40, tr.17] thì nhiều tài liệu
cho thấy vấn đề nữ quyền bắt đầu được đề cập vào thế kỷ XV trong một cơng trình
khoa học của một phụ nữ Pháp tên là Christine de Pisan với sự lên tiếng của dân
chúng về việc phụ nữ bị coi là loại người khác biệt vì vị trí xã hội khơng bình đẳng
với nam giới. Sau đó vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII các cơng trình khoa học nữ
quyền bắt đầu phát triển ở Anh với những tên tuổi như Aphra Behn (1640 – 1689),
Mary Astell (1666 -1731)….

Năm 1792, Mary Wollstonecraft (1759 – 1797) – người được coi như “tổ mẫu”
của phong trào nữ quyền ở Anh Quốc đã viết tác phẩm Một biện minh cho quyền
phụ nữ (A Vindication of the Right of Women). Với tác phẩm đó, bà đã đặt nền
tảng cho những nghiên cứu về vị trí kinh tế và tâm lý của phụ nữ trong một xã hội
bất bình đẳng về giới. Lần đầu tiên, đã có một tiếng nói chính thức địi hỏi quyền
được học tập, thụ hưởng một nền giáo dục như nam giới và tăng cường các hoạt
động xã hội như nam giới. Tác phẩm đã làm dấy lên cuộc tranh luận dựa trên các
phân tích tâm lý và sự bất lợi về kinh tế do bắt buộc phải phụ thuộc vào đàn ông,
sự loại trừ phụ nữ ra khỏi môi trường xã hội và địa vị thấp kém về pháp luật so với
nam giới. Mặc dù xuất thân từ tầng lớp trung lưu và thừa nhận hiện trạng phổ biến
của phụ nữ trung lưu sau khi lập gia đình là ở nhà nội trợ và ít khi tham gia vào bất
kỳ cơng việc nào để kiếm tiền. Song, bà cũng lưu ý các bà mẹ rằng hãy đặc biệt
chú ý giáo dục trẻ em gái, thơng qua đó chuẩn bị cho chúng khả năng tự lập về
kinh tế, tự do và nhân phẩm hơn là các kỹ năng chỉ để phục vụ các ông chồng


19

tương lai. Ngoài ra, bà cũng nhấn mạnh những tập tục, tư tưởng đầy thiên kiến về
phụ nữ đã hình thành và duy trì quan niệm “nữ tính”, gây nên những quan niệm sai
lệch đối với sự phát triển của các bé gái. Hình ảnh lý tưởng mà bà muốn vươn tới
cho nữ giới chính là “tích cực và thơng minh, biết kết hợp các trách nhiệm công
dân và gia đình, chừng mực trong lối sống và khơng q tải bởi gánh nặng gia
đình” [26, tr.89]. Hạn chế duy nhất của bà là không đưa ra được những giải pháp
triệt để cải thiện tình trạng của nữ giới trong gia đình nói riêng và xã hội nói
chung.
Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã thiết lập quyền cơ bản cho mọi công dân.
Nhưng công dân ở đây được hiểu là nam giới khi bản Tuyên ngôn của cách mạng
Pháp không hề có một điều khoản nào dành cho nữ giới. Chính vì vậy, những ý
niệm đầu tiên của phong trào nữ quyền đã được hình thành. Năm 1791, Olympe de

Gouges đưa ra “Bản Tuyên ngôn Nữ quyền và Nữ dân quyền” gồm 17 điều với
chủ trương: “Xét rằng sự dốt nát, bỏ quên hay khinh thường Nữ quyền là những
nguyên nhân gây ra bất hạnh và làm hư Chánh phủ, những quyền tự nhiên và bất
khả nhượng của phụ nữ được tuyên bố long trọng trong bản văn này để mọi người
ghi nhớ mà hành động phù hợp với mục đích của định chế chánh trị. Người Phụ
nữ địi hỏi duy trì Hiến pháp, luân lý và hạnh phúc cho tất cả”…[30, tr.13] Đây là
một trong những văn bản lập pháp đầu tiên đề cập đến quyền của phụ nữ nhưng vì
bối cảnh lịch sử, vì hạn chế trong nhận thức của giới cầm quyền mà văn bản luật
này không được thơng qua mà hai năm sau đó, tác giả đã bị xử tử.
Tuy nhiên, phong trào vẫn tiếp tục phát triển với các mốc như: cuộc vận động
cho ra đời Luật về tài sản của phụ nữ kết hôn (Women’s Property Act) - 1882,
cuộc tranh luận về quyền bầu cử cho phụ nữ vào những năm 1850 – 1860, Stuart
Mill và vợ ông là Harriet Taylor viết tác phẩm Sự khuất phục của người phụ nữ đã
góp thêm một tiếng nói cho hướng tự do tranh luận về quyền bình đẳng cho phụ
nữ.
John Stuar Mill (1806 – 1873) hướng tới việc đạt bình đẳng trong các quyền
như quyền bầu cử, quyền bình đẳng pháp lý trong hơn nhân, trong giáo dục….


20

nhưng mặt khác, ơng cũng đề cao vai trị của phụ nữ đối với cuộc sống gia đình.
Ơng cho rằng gia đình là trường học tiềm năng và phát triển đạo đức cho các thành
viên. Nếu khơng có cơng bằng trong gia đình, đặc biệt giữa vợ và chồng, sẽ rất
khó có hy vọng gì nhiều về việc đạt tới công bằng ở các lĩnh vực rộng lớn hơn
trong xã hội.
Ngược lại, vợ ông là Harriet Taylor lại phản bác quan niệm của xã hội đương
thời là “mọi phụ nữ đều là những người mẹ tiềm năng” [40,tr.92]. Bà đặc biệt nhấn
mạnh sự bất bình đẳng trong gia đình và việc cần thiết phải mở rộng cơ hội việc
làm cho phụ nữ. Người phụ nữ có gia đình cũng cần phải tham gia vào các hoạt

động sản xuất để có được sự độc lập về kinh tế và như vậy mới có thể cải thiện địa
vị của mình trong xã hội.
Engles trong Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước [40, tr.92] cho
rằng tư hữu tài sản và nhu cầu liên tục của nam giới về nối dõi, thừa kế là nguyên
nhân dẫn đến vị thế yếu kém và và bóc lột gia đình hạt nhân trong xã hội gia
trưởng. Theo ơng, đẩy mạnh xã hội hóa các phương tiện sản xuất, cộng đồng hóa
cơng việc nội trợ và mở rộng không gian thu hút phụ nữ tham gia vào lao động xã
hội sẽ góp phần giải phóng phụ nữ.
Tương tự, Shaw B cũng khẳng định: “Sự phụ thuộc kinh tế dẫn đến hạn chế vai
trò của phụ nữ khi lập gia đình”. [40, tr.92] Ơng cho rằng phải tìm cách đảm bảo
cho nam giới, phụ nữ và trẻ em độc lập về kinh tế và phân chia mọi trách nhiệm,
lợi ích, bình đẳng cho nam giới, phụ nữ, trẻ em trong gia đình, chỉ qua đó mới đảm
bảo các mối quan hệ gia đình đồng thuận.
Làn sóng nữ quyền thứ nhất về cơ bản chính là là thuyết nữ quyền tự do. Với lý
luận trước hết đòi quyền tự do cơ bản cho cá nhân, thuyết nữ quyền tự do chủ
trương giải phóng phụ nữ, địi hỏi mở rộng những ngun tắc bình đẳng, tơn trọng
quyền của tất cả mọi cơng dân. Theo đó, mọi người kể cả đàn ông, phải được
hưởng lợi từ các thành quả phát triển, phụ nữ được mở trói, được tự do tìm kiếm
sự hồn thiện cá nhân.


21

1.3 Nội dung của thuyết Nữ quyền tự do
Thuyết nữ quyền tự do gắn liền với sự ra đời của Một biện minh cho quyền phụ
nữ (A Vindication of the Rights of Women) của Mary Wollstonecraft (1759 – 1797)
và Sự khuất phục của người phụ nữ của Stuart Mill đã được nhắc đến ở phần trên.
Đại biểu của thế kỷ XX là Betty Friedan, Elizabets Holtzman, Bella Abzug,
Elaenor Smeal…. Quan điểm của các nhà nữ quyền theo thuyết này là vận động
cho quyền bình đẳng và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ. Một số luận điểm chính của

các nhà Nữ quyền tự do là:
Thứ nhất, dựa theo quan điểm “tự do, bình đẳng, bác ái” của giai cấp tư sản
trong Cách mạng tư sản Pháp, các nhà nữ quyền tự do cũng đòi hỏi phải xem xét
phụ nữ với tư cách là một nửa nhân loại, họ cần phải được hưởng các quyền như
nam giới. Lý thuyết nữ quyền tự do không thách thức quyền lực của nam giới mà
chỉ nâng tầm của phụ nữ lên ngang tầm nam giới. Một xã hội tốt cần phải bảo vệ
nhân phẩm của mỗi cá nhân và điều này cần được phản ánh trong các tổng thể
chính trị, trong sự bình đẳng và công bằng.
Thứ hai, thuyết Nữ quyền tự do coi trọng khả năng trí tuệ của nữ giới. Có
những nhà triết học theo quan điểm nam quyền cho rằng trí óc phụ nữ không bằng
nam giới như Aristote: “Sự tương quan giữa đàn bà và đàn ơng khơng khác gì sự
tương quan giữa những kẻ trí thức và những kẻ lao động chân tay hoặc giữa những
kẻ man rợ và những công dân Hy Lạp. Aristote cho rằng đàn bà chỉ có thể tn
lệnh. Theo bản chất, phụ nữ khơng có ý chí, do đó khơng thể tự lập.” [5, tr.385].
Lần đầu tiên các nhà nữ quyền tự do đã tranh luận với các quan điểm nam quyền
và cho rằng phụ nữ hồn tồn có vai trị như nam giới. Theo họ, sự kém phát triển
của phụ nữ hiện nay là hệ quả của tình trạng kém phát triển trong nhận thức của xã
hội chứ không phải do bản thân người phụ nữ. Phụ nữ bị buộc vào những phong
tục tập quán và pháp lý, không được đến trường và bị giam hãm vào các cơng việc
nội trợ. Những trói buộc này trở thành bước cản trở lớn đối với sự thành công của


22

phụ nữ trong xã hội. Chính vì vậy, muốn tăng cường trí tuệ của phụ nữ cần phải
thơng qua cải cách và giáo dục. Cơng bằng giới địi hỏi phải có cơ hội như nhau và
sự xem xét đến từng cá nhân cụ thể dù họ là nam hay nữ.
Đối với các nhà nữ quyền tự do, cái làm cho phụ nữ khác nam giới là hình
dáng cơ thể của họ chứ khơng phải là trí tuệ. Bộ não của phụ nữ cũng phát triển
như nam giới và chính vì vậy, nó cũng phải được hưởng những điều kiện phát

triển như nam giới.
Thứ ba, các nhà Nữ quyền tự do cịn cho rằng nghèo đói là một ngun nhân
quan trọng làm cho hầu hết phụ nữ nghèo khơng được bình đẳng với nam giới.
Trong những gia đình nghèo, phụ nữ phải làm việc vất vả gấp đôi nam giới khi họ
vừa phải làm việc kiếm sống với thu nhập thấp vừa phải gánh vác cơng việc nhà.
Do đó, các nhà nữ quyền tự do tập trung tranh đấu cho quyền lợi độc lập về kinh tế
cho phụ nữ. “Nếu phụ nữ có khả năng kiếm tiền và độc lập về kinh tế thì họ sẽ có
giá trị cao” (John Mill). [4, tr.386]
Thứ tư, phụ nữ khơng được tự do tính dục và sinh sản mà cịn phải phụ thuộc
hồn tồn vào nam giới. Vì vậy, đấu tranh cho quyền tự do tính dục và sinh sản là
một trong những chủ đề quan trọng và cực kỳ nhạy cảm.
Thế kỷ XIX, mục đích cơ bản của thuyết nữ quyền tự do là đòi hỏi những
quyền cơ bản như: quyền cho phụ nữ bị mất quyền lợi về vật chất như khi lấy
chồng, mất quyền tự quyết về quan hệ tình dục khi xây dựng gia đình, mất quyền
cơng dân và thiệt thịi trong lao động phân cơng giới mà ngun nhân đều xuất
phát từ hơn nhân. Đến thế kỷ XIX thì nội dung của thuyết Nữ quyền tự do đã đề
cập đến những lĩnh vực như: phúc lợi xã hội, luật pháp, các chính sách xã hội….
và tiếp tục phê phán những hình thái gia đình trong xã hội gia trưởng. Ưu điểm
của Nữ quyền tự do coi nam nữ là bình đẳng, có thể hợp tác và hịa nhập, chia sẻ
trách nhiệm trong gia đình và xã hội.


23

Những cống hiến quan trọng của thuyết Nữ quyền tự do là mang đến những cải
cách về giáo dục và pháp lý. Bước đầu đòi hỏi cho phụ nữ những quyền cơ bản
được nhìn nhận như “một nửa của nhân loại”, một công dân của đất nước. Nữ
quyền tự do địi hỏi cơng bằng thơng qua hệ thống pháp lý hiện hành. Chìa khóa
để thay đổi xã hội là đồi mới sự phân cơng lao động gia đình cho phụ nữ. Đây là
trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và các chủ xí nghiệp. Một điều quan trọng

khác là chính phủ và nhân dân phải sử dụng luật pháp để xóa bỏ phân biệt đối xử
với phụ nữ. Bình đẳng giới phải đi từ tư tưởng đến luật pháp, lối sống, đạo đức.
Đó là con đường tồn diện mà các nhà nữ quyền tự do cố gắng vạch ra để hướng
tới việc nâng cao vị thế người phụ nữ trong xã hội.
Thuyết nữ quyền tự do mặc dù có những tư tưởng tiến bộ, song khơng phải vì
vậy mà khơng có khuyết điểm. Nữ quyền tự do bị phê phán vì họ có xu hướng
xem các giá trị của nam giới là giá trị nhân loại. Lấy nam giới thành chuẩn mực,
họ chủ trương phụ nữ chỉ đạt được bình đẳng khi có được những quyền lợi như
đàn ơng và lấy đó làm thước đo để định lượng các giá trị xã hội. Vơ tình, họ đã đặt
đàn ơng thành trung tâm và xem xét giá trị của mình xung quanh mối quan hệ với
nam giới. Đồng thời, Nữ quyền tự do cũng coi trọng các giá trị cá nhân hơn là giá
trị con người. Nói cách khác, Nữ quyền tự do phổ biến trong xã hội của phụ nữ da
trắng tư sản chứ không phổ quát cho phụ nữ trên toàn thế giới khi quá coi trọng
vấn đề độc lập kinh tế, cải cách thông qua luật pháp mà xem nhẹ vấn đề biến đổi
triệt để về quan hệ giới. Người ta vẫn có thể dẫn ra những ví dụ phản đề cho luận
điểm của các nhà nữ quyền tự do. Đó là sự thành cơng của những nhà văn vốn có
xuất phát điểm khơng độc lập về kinh tế, trái lại phụ thuộc nhiều vào gia đình như
chị em nhà Bronti trước khi nổi tiếng.
Nữ quyền tự do gắn liền với Làn sóng thứ nhất liên quan đến các hoạt động
chính trị, với sự cải thiện tình trạng kinh tế - xã hội của phụ nữ, giáo dục, cải thiện
địa vị của họ trong xã hội…. để đảm bảo rằng tiếng nói và năng lực, kinh nghiệm
của họ được coi trọng như nam giới. Nhìn chung, thành công đặc biệt nhất của giai


×