Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc đầu thế kỉ XX_2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.71 KB, 8 trang )

Ý thức nữ quyền và sự phát triển
bước đầu của văn học nữ Nam Bộ
trong tiến trình hiện đại hoá văn học
dân tộc đầu thế kỉ XX





Sự manh nha ra đời của phê bình văn học nữ quyền: từ Phan Khôi đến Manh
Manh nữ sĩ
Đầu thế kỷ XX là một giai đoạn sôi nổi của tư tưởng nữ quyền Việt Nam trong đó, Phan
Khôi là nhà lý luận phê bình đã có công khai phá. Khác với Nguyễn Thị Kiêm, Phan Thị Bạch
Vân nặng tính chất phong trào, Phan Khôi đã tiến đến bước tiếp nhận văn học từ ánh sáng tư
tưởng nữ quyền, nghĩa là ông đi vào những vấn đề thuần văn học, thuộc về văn học. Những
khai mở của Phan Khôi có giá trị rất lớn đối với nền phê bình, nghiên cứu theo khuynh hướng
này.
Ngay từ số báo đầu tiên, Phan Khôi đã khẳng định ý nghĩa, vai trò và tiềm năng của nền
văn học nữ lưu. Phan Khôi cho rằng nguyên nhân gây nên tình trạng rỗng và lép của văn học
nữ trong lịch sử văn chương Việt Nam quá khứ là vì họ không đuợc hưởng một nền học vấn
như nam giới: “Bởi phụ nữ nước ta xưa nay đã chịu dốt nát từ đời nọ đời kia như vậy, cho nên
trong đám chị em mình mà được một vài tay biết chữ, biết làm câu thơ, câu văn, thì đời đã cho
là một sự lạ lùng hiếm có”
(1)
.
Ông cho rằng đây là thiệt thòi lớn lao nhất. Thảng đôi lúc cũng có những bậc nữ lưu cải
biến hình dạng thành nam nhi để được thụ hưởng nền giáo dục hoặc những kỳ nữ có tài thi ca
thiên phú để lại những đứa con tinh thần cho di sản văn học nghệ thuật của dân tộc. Thế nhưng,
họ chỉ xuất hiện rải rác, lúc đậm lúc nhạt và tạo nên một dòng chảy văn chương mỏng manh,
sơ sài, đứt đoạn mà theo đánh giá của Phan Khôi thì đấy chưa phải là văn học, mà chỉ mới là
một nền văn học “chưa đủ”: “Nếu vậy thì chị em ta phải thú thiệt rằng nền văn học của nữ giới


ta, từ xưa tới nay, chưa hề có bao giờ”
(2)
. Sau khi điểm qua những gương mặt văn chương nữ
Việt Nam, chỉ rõ nguyên nhân và tình trạng của nền văn học nữ lưu, Phan Khôi đã cổ xúy
mạnh mẽ việc đào tạo học vấn cho người phụ nữ để họ thoát khỏi sự đói nghèo thi ca và tri
thức, nghĩa là giải quyết đến triệt để cội rễ sinh ra sự bất bình đẳng của phụ nữ trong đời sống
nói chung và trong lĩnh vực văn hoá nói riêng. Tuy nhiên, đóng góp lớn lao, táo bạo, tinh tế và
sâu sắc nhất trong tư tưởng của Phan Khôi đối với văn học nữ lưu là ông bênh vực mạnh mẽ
quyền của phụ nữ, lên án những tội ác của lễ giáo phong kiến. Đi xa hơn, trên một tư duy mang
tính lý luận, Phan Khôi đã tạo tiền đề cho lý thuyết nữ quyền trong văn học Việt Nam, dẫu chỉ
mới là những phác họa sơ lược. Loạt bài Về văn học của phụ nữ Việt Nam(Phụ nữ tân văn, số
1, 2/5/1929), Văn học với nữ tánh (Phụ nữ tân văn, số 2, 9/5/1929), Văn học của phụ nữ nước
Tàu về thời kỳ toàn thạnh (Phụ nữ tân văn, số 3, 16/5/1929), Theo tục ngữ phong dao xét về sự
sanh hoạt của phụ nữ nước ta (Phụ nữ tân văn, từ số 5 đến số 18, năm 1929)… đã thể hiện tầm
nhìn và tấm lòng của một bậc thức giả thông tuệ.
Trước hết, Phan Khôi luận giải về mối quan hệ giữa người phụ nữ và văn học. Yếu tố
thứ nhất khiến văn học gắn liền với phụ nữ vì người phụ nữ là biểu tượng cho cái đẹp mà văn
học cũng như các loại hình nghệ thuật nói chung luôn có thiên hướng mỹ cảm, thiên hướng lấy
cái đẹp vừa làm đối tượng vừa làm ngọn nguồn của cảm xúc, cảm hứng sáng tác. Yếu tố thứ
hai thuộc về thiên tính đặc trưng của nữ giới. Ông cho rằng phụ nữ mang trong mình bản chất
của sự yếu mềm, nhạy cảm, nghiêng về bộc lộ đời sống tình cảm bên trong mà đây cũng là
thuộc tính và khuynh hướng của văn học nên người phụ nữ sẽ gần gũi và dễ dàng chiếm lĩnh
thế giới văn chương hơn khi họ cầm bút sáng tác: “Chúng ta có những cái tánh trầm tĩnh, nhẫn
nại, dùng những cái tánh ấy mà nghiên cứu văn học, thì không có gì hạp cho bằng, có lẽ chúng
ta theo nghề văn học còn dễ dàng hơn đờn ông nữa. Còn có một điều thích hiệp nữa, là văn học
chuyên trọng về đường tình cảm, mà chúng ta là giống có tình cảm nhiều hơn đờn ông, thì thật
là tiện lợi cho chúng ta biết mấy”
(3)
.
Như vậy, ở đây, bằng những suy luận dựa trên sự tương đồng giữa đặc trưng trọng yếu

của sáng tác văn chương và thiên tính bản chất của người phụ nữ, Phan Khôi khẳng định rằng
phụ nữ là đối tượng trung tâm mà văn học hướng đến, đồng thời cũng là chủ thể có nhiều ưu
thế trong sáng tác văn học.
Để chứng minh cho luận điểm của mình, Phan Khôi đưa ra những tác phẩm văn học có
giá trị lớn trong nền văn học cổ điển nhằm làm điểm tựa để tính tỉ trọng nữ tính của văn học,
tính tần suất hiện diện của yếu tố nữ giữa đời sống văn chương. Viện dẫn từ Kinh thi vốn được
xem như một “sách Quốc phong đầu” của Trung Quốc, Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo với
quyểnNhã ca của Salomon đến Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, những kiệt tác văn chương của
Việt Nam, Sở từ của Khuất Nguyên, những sáng tác nổi tiếng và trở thành kinh điển của các
nhà thơ bậc nhất trong nền đại Đường thi: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…, ông chỉ ra rằng tất
cả những tuyệt phẩm thi ca này đều hướng đến người phụ nữ, lấy câu chuyện của người phụ nữ
làm trung tâm, miêu tả cuộc đời, số phận, đời sống nội tâm của họ. Nền văn học thuộc về chủ
thể nam với các hoạt động sáng tác như là một đặc quyền của nam giới trong xã hội lại tập
trung vào đối tượng là người phụ nữ; “Tôi rất lấy làm lạ rằng xưa nay bất kỳ nước nào cũng
vậy, văn học là phần đàn ông, đàn ông đứng vào trung tâm của văn học, thì làm sao trong văn
học, lại cứ hay nói đến chuyện đàn bà. Càng làm những áng văn chương hay chừng nào thì lại
càng nói tinh về chuyện đàn bà chừng nấy”
(4)
.
Vì văn học thiên về bộc lộ, giãi bày nên ngòi bút của người sáng tác đã chọn người
phụ nữ đưa vào lăng kính của mình, vừa như là đối tượng, vừa là phương thức để thể hiện nội
dung và mục đích sáng tác. Hơn nữa, các bậc nam tử thời bấy giờ thường mượn nỗi lòng của
người phụ nữ để bộc bạch tâm trạng, hoài bão, nỗi u hoài thời thế và niềm trắc ẩn tự thân của
mình. Đồng thời, Phan Khôi cũng nhấn mạnh rằng không phải bất cứ áng văn chương nào
cũng ngụ ẩn sự ký thác ấy. Thế nhưng, trên tổng thể, văn chương và nữ tính có mối quan hệ
thiết thân ruột rà với nhau, có những điểm tương đồng về mặt bản chất. Dựa trên những suy
luận này, tác giả nhấn mạnh vai trò người phụ nữ trong văn học, khẳng định vị thế của họ
trong sáng tác văn chương và dự cảm bằng trực giác rằng văn học nữ sẽ tạo dựng nên một
thời đại riêng cho mình, trở thành chủ thể trung tâm chứ không chỉ là đối tượng trung tâm của
sáng tác văn học: “Nếu vậy thì nữ tánh trở thành ra trung tâm của văn học hay sao? Nữ lưu

sau nầy sẽ trở nên người chủ trương nền văn học hay sao? Biết đâu!”
(5)
. Những phán đoán
cũng như những biện giải ấy, mặc dù, tác giả đã thận trọng chỉ khuôn vào tinh thần “vị
quyết”, phỏng định và ước chừng nhưng lại mang nhiều giá trị đối với phê bình nữ quyền,
xác lập một nền tảng căn bản cho khuynh hướng phê bình này trong đời sống văn học và có
những suy nghĩ, những dự cảm xác đáng đã được lịch sử văn học minh chứng, đặc biệt là giai
đoạn văn học hiện đại.
Những quan điểm của Phan Khôi về văn học nữ đã tạo nên cuộc tranh luận với Thế
Phụng, một ngòi bút của báo Công Luận và tạo nên không khí học thuật sôi nổi thời bấy giờ về
vấn đề này. Qua những trao đổi giữa hai tác giả, có thể thấy rằng mặc dù đã chủ trương đổi mới
cái nhìn về người phụ nữ và cổ động sự phát triển bộ phận văn học nữ, quan niệm của Thế
Phụng vẫn chưa thực sự triệt để và còn bó hẹp trong con mắt đầy phân biệt và có phần hạ thấp
người phụ nữ của những định kiến xã hội.
Phan Khôi khẳng định phụ nữ nên tham gia vào sáng tác văn học và có thể tạo nên một
nền văn học vững chãi, dày dặn, có giá trị cho giới của mình. Từ sự tương đồng giữa phụ nữ và
tính chất mỹ cảm của văn chương, ông cho rằng phụ nữ thích hợp với văn chương hơn so với
nam giới khi dùng ngòi bút bộc lộ đời sống tình cảm bên trong con người, đặc biệt là khi
hướng đến đối tượng là chính bản thân họ. Phan Khôi nhận ra sự khác biệt giữa tính chủ thể và
tính khách thể trong sáng tác văn chương, sự khác biệt giữa cách thức biểu hiện của tác giả
nam khi nhận diện người phụ nữ như một đối tượng sáng tác và tác giả nữ viết về chính mình
trong vai trò chủ thể.
Không chỉ dừng lại về phương diện lý luận, Phan Khôi đi sâu hơn vào việc thực hành lý
thuyết nữ quyền. Đóng góp có giá trị nhất của vị học giả này thuộc về bài viết Theo tục ngữ
phong dao, xét về sự sanh hoạt của phụ nữ nước ta (gồm 87 trang, đăng trên 11 số báo, từ số 5,
30/5/1929 đến số 18, 29/8/1929). Tinh tường, nhạy bén, Phan Khôi đã sục mình vào kho tàng
văn hóa dân gian Việt Nam, rà soát kỹ lưỡng để tìm kiếm từng dấu vết biểu hiện đời sống của
người phụ nữ trong tục ngữ, ca dao, dân ca… Mặc dù thời bấy giờ lý thuyết phê bình nữ quyền
chưa hoàn chỉnh, nhưng bằng trực giác và kiến văn sâu rộng của một kẻ trí giả, ông đã làm
được một cuộc trưng tập khá đầy đủ về lề thói sinh hoạt, phong tục tập quán, vị trí, thân phận…

của người phụ nữ qua tác phẩm văn học truyền miệng.
Bên cạnh Phan Khôi, còn có nhiều cây bút nữ: Manh Manh nữ sĩ, Vân Hương nữ sĩ,
Nguyễn Thị Hồng Đăng, Lệ Hương, Lê Thị Huỳnh Lan, Đạm Phương nữ sĩ, Phan Thị Bạch
Vân, Phan Văn Gia, Bùi Thị Út… và các gương mặt nam giới đã khá quen thuộc: Trần Trọng
Kim, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Bá, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu,
Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Nguyễn Phan Long, Cao Văn Chánh, Diệp Văn Kỳ Tất
cả đều bộc lộ quan điểm và tìm tòi về các vấn đề nữ quyền, nhằm trao đổi, tranh luận với nhau.
Thế nhưng, phải thấy rằng, tư tưởng nữ quyền đầu thế kỷ XX tập trung vào phương diện xã hội
nhiều hơn. Trong lĩnh vực phê bình và nghiên cứu văn học, các bài viết này chỉ dừng lại ở việc
khảo sát một số tác phẩm để tìm ra tư tưởng nữ quyền. Vì vậy, về mặt lý luận, phê bình nữ
quyền Việt Nam thời kỳ còn ở dạng sơ khai, phác thảo và có tính xã hội nhiều hơn.
Nguyễn Thị Kiêm cũng là một nhà báo sắc sảo trên văn đàn đương thời. Trong bài diễn
thuyết nhằm khẳng định vai trò của người phụ nữ đối với văn chương và tri thức của nhân loại,
nữ sĩ đưa ra những dẫn chứng khẳng định vai trò “nội tướng” của nữ giới trong sự nghiệp văn
học của nam giới các nước, phong trào học thuật của phụ nữ ở các quốc gia tiên tiến: “(…) cái
địa vị của đàn bà ở trong văn học cũng không phải là thấp thỏi gì, theo như nhiều người đã
tưởng. Và cái ảnh hưởng của đàn bà đối với những bậc văn nhân tao sĩ cũng rất là nặng nề
thâm thiết, nhờ đó mà văn học phát đạt vô cùng”
(6)
.
Cũng như Phan Khôi, tác giả chỉ ra rằng yếu tố cốt lõi tạo dựng nên năng lực sáng tác
của nữ giới chính là đời sống nội tâm phong phú và nhạy cảm, cái mà bà gọi là “kho tàng” của
thế giới cảm xúc chủ quan: “Những của cải tích trữ ở trong cái kho tàng đó, nếu có thể phân
phát ra bằng ngọn bút đường văn, thì cái văn ấy là cái hình ảnh của nỗi lòng, khi thường, khi
biến, lúc an, lúc nguy, tùy theo với sự kích thích của ngoại cảnh mà thăng trầm, mà theo với cái
ca điệu của thiên nhiên mà họa vận”
(7)
.
Điểm đáng chú ý nhất trong bài viết này là Nguyễn Thị Kiêm vạch ra những ranh giới
tạo nên sự khác biệt về giới trong hành trình sáng tác văn học với các cặp đôi khái niệm: khách

quan – chủ quan, nam hóa - nữ hóa và luận giải rằng phụ nữ muốn thay đổi địa vị của mình
trong các thang bậc của đời sống thi ca thì phải vượt qua ranh giới của sự khác biệt ấy, nhưng
đồng thời vẫn giữ bản sắc giới tính của mình:“Bởi vậy mà mới đây có sự cách mạng rất đáng
chú ý ở làng văn nữ giới là sự nam hóa (masculinisation) nghĩa là sự đàn bà muốn hóa theo đàn
ông. Sự nam hóa nầy là kết quả dĩ nhiên của cái phong trào nữ quyền ở thế giới”
(8)
.
Những khái niệm mà Nguyễn Thị Kiêm đưa ra trên đây không đơn thuần là sự lập luận
của cảm tính mà có những cơ sở của nó, dựa trên nguyên lý bản chất về giới. Trong Giới nữ,
Simone de Beauvoir trong khi phân tích bản thể nữ, cũng đã chỉ ra sự khác biệt này. Về bản
chất tự nhiên, nam giới thiên về hướng ngoại, phóng chiếu cái nhìn của mình ra thế giới khách
quan và tìm kiếm cái khác để soi chiếu và tìm hiểu chính mình. Cái khác đó đi ra từ thuật ngữ
“other” và đó là đối tượng thường hằng của nam giới trên hành trình khám phá, chinh phục thế
giới bên ngoài, từ đó, khám phá chính bản thể của mình. Ngược lại, nữ giới mang cái nhìn
hướng nội, xoay chuyển vào thế giới bên trong bằng hành trình tự khám phá và nhận thức
chính mình bằng cảm nhận nội giác. Vì vậy, họ thiên về khuynh hướng chủ quan: “Theo lẽ
sinh lý, thì đàn bà thường nặng về phần hồn và nhẹ về phần trí, cảm tình thì sâu mà tư tưởng thì
hẹp nên trong văn học thường sở trường về lối tả cảnh, đạo tình mà ít hay về lối khách quan
triết lý”
(9)
.
Trên cơ sở phân chia thành hai thể loại văn học chính: văn học khách quan và văn học
chủ quan, Nguyễn Thị Kiêm chỉ ra rằng người phụ nữ bị đánh giá thấp và bị loại trừ ra khỏi đời
sống văn chương là vì họ không có năng lực của sự khách quan ấy. Do đó, phụ nữ cần phải
nam hóa, nghĩa là cải biến mình để giống người nam, mang những đặc tính nam. Khuynh
hướng này có phần cực đoan và khiên cưỡng, xóa bỏ sự khác biệt tự nhiên về giới, nhưng trong
lịch sử, hành trình này thực sự đã hiện hữu như một quy luật trên mọi lĩnh vực. Nam hóa là một
giai đoạn luôn có mặt trong hành trình đấu tranh của người phụ nữ để đòi lại sự bình đẳng và
công bằng cho mình. Vấn đề này chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau, khi phân tích về tính chất
của dòng văn học nữ thời kì hiện đại.

Nguyễn Thị Kiêm đã thể hiện cái nhìn sắc sảo, tinh tế và đầy tính biện chứng. Thứ nhất,
nữ sĩ khẳng định người phụ nữ khi tham gia vào văn nghiệp phải nâng cái nhìn của mình lên
cùng tầm với người nam, tri giác thế giới khách quan, nhưng vẫn giữ cái bản sắc chủ quan, vốn
gần gũi với thi ca; nghĩa là phụ nữ có nam hóa nhưng không nam hoá tuyệt đối. Thứ hai trong
suốt lịch sử văn học, bản thân nam giới cũng đã bộc lộ sự “nữ hóa” của mình, khi tái hiện đời
sống chủ quan bên trong, với thế giới nội tâm đầy phức tạp và bằng giọng điệu của xúc cảm,
của cảm giác: “Vả, bây giờ ta mới thấy ở văn học nữ lưu có phong trào nam hóa, mà từ trước
đến nay, ở bên nam giới đã có bao nhiêu sự nữ hóa về văn chương? (…) Đàn bà muốn học cái
cứng cỏi của đàn ông cũng chưa bớt cái uyển chuyển của đàn bà. Đàn bà muốn có cái khách
quan của đàn ông, thì đàn ông cũng vẫn mượn được cái chủ quan của đàn bà chớ sao?”
(10)
.
Như vậy, không đơn thuần chỉ ra sự khác biệt, Manh Manh nữ sĩ còn luận ra sự giao
thoa trong bản chất giới của người nam và người nữ khi tham gia vào đời sống sáng tác. Từ
đấy rút ra một hệ luận rằng, văn học là lĩnh vực dung chứa sự giao thoa của giới, đưa con người
đến những giao điểm thuộc về bản chất chung của nhân loại. Đấy chính là điểm tựa lý luận để
Manh Manh nữ sĩ đặt lực đẩy đòn bẩy của mình nhằm khẳng định sự tồn tại và sức bật của nền
văn học nữ lưu.
2. Đặc trưng diện mạo văn học nữ Nam bộ giai đoạn đầu thế kỷ XX
Diện mạo chung
Những năm ba mươi của thế kỷ XX, phong trào nữ quyền Việt Nam đã thực sự trỗi dậy
chứ không chỉ nằm im lìm dưới dạng tư tưởng, đã mang ý thức tự giác chứ không còn đơn
thuần là sự tự phát. Các cây bút nữ xuất hiện với nhiều dáng vẻ, nhiều giọng điệu. Họ góp
gương mặt mình trong cả lĩnh vực sáng tác thơ ca lẫn tiểu thuyết, nắm bắt nhịp phát triển mới
mẻ, sôi nổi và tràn đầy sức sống của thời đại. Người phụ nữ biết chữ và người phụ nữ viết văn,
điều lạ lẫm đến ghê gớm trong thời kỳ trung đại, đã trở nên quen thuộc và để lại dấu ấn trong
đời sống văn hoá, văn nghệ đương thời. Về lượng, theo thống kê của nhà nghiên cứu Bằng
Giang, “tính đến năm 1930, văn học quốc ngữ Nam kỳ có non 20 tác giả nữ còn để lại tác
phẩm in thành sách”
(11)

. Con số 20 ấy chỉ mới tính trên chu vi miền Nam, nhưng đã cho thấy
những bằng chứng khả quan về sự xuất hiện sôi nổi của văn chương nữ, nếu so sánh với con
đường dài quá khứ của gần 10 thế kỷ trước, khi người ta chỉ bấm được trên đầu ngón tay để
đếm những cột cây số của sáng tạo thơ ca nữ như: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà
Huyện Thanh Quan, Ngọc Hân công chúa… Văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX, với
những cây bút có công mở đầu nền tiểu thuyết hiện đại của Việt Nam như Hồ Biểu Chánh,
Nguyễn Chánh Sắt, Bửu Đình, Phú Đức, Nguyễn Bửu Mọc, Lê Hoằng Mưu… cũng phải ghi
nhận sự góp mặt của các cây bút nữ xông xáo tham gia vào buổi đầu của tiến trình hiện đại hóa
văn học dân tộc như: Phan Thị Bạch Vân, Huỳnh Thị Bảo Hòa, Trần Thị Như Mân, Huỳnh
Anh Thị, Ái Lan…
Bên cạnh đó, cánh cửa thi ca đầu thế kỷ XX cũng xôn xao những gương mặt: Nguyễn
Thị Manh Manh, Đạm Phương Mộng Tuyết, Trần Kim Phụng (Đinh Hương Đặng Thị Hồi),
Trần Ngọc Lầu, Anh Thơ, Ngân Giang, Vân Đài, Hằng Phương… Họ đã đứng cạnh những
cây bút nam trong thời đại thơ Mới và vẽ thêm vào bức tranh của thời đại thi ca ấy giọng thơ
riêng với sắc màu nữ tính mềm mại, uyển chuyển: “Một Anh Thơ chân tình mộc mạc, một
Mộng Tuyết trong trẻo, hồn nhiên, một Ngân Giang tài hoa, cổ kính, một Hằng Phương đằm
thắm, ngọt ngào, một Vân Đài duyên dáng dịu nhẹ… và bấy nhiêu thôi cũng đủ góp phần cho
cung đàn thơ ca Việt Nam thêm đa dạng về âm sắc và giọng điệu”
(12)
. Cái ngoảnh nhìn lại của
nữ sĩ Anh Thơ trên đây về những cây bút cùng thời, cùng giới với mình, đã phác hoạ nên
đường nét phong cách của những nữ thi sĩ thời kỳ thơ Mới vốn bị lãng quên hay chỉ được chạm
đến, nhắc đến một cách mờ nhạt, tạo nên một sự ứng đối với bức tranh quen thuộc từng in sâu
vào tâm thức văn đàn mà Hoài Thanh khắc trổ rất ấn tượng, tinh tế: “Chưa bao giờ người ta
thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư,
hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê
mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân
Diệu”
(13)
.


×