Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu SKKN giup HS yeu thich mon CN7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.62 KB, 8 trang )

1. Lí do chọn đề tài
Trước những yêu cầu đổi mới, những tiến bộ của khoa học công nghệ,
đòi hỏi chương trình giáo dục và đào tạo phải có những đổi mới về cả nội
dung và phương pháp dạy học để đáp ứng được những yêu cầu phát triển của
xã hội và phù hợp với sự phát triển nhân cách của học sinh. Vì vậy, từ năm
học 2002 – 2003 chương trình và sách giáo khoa mới của tất cả các môn bắt
đầu thực hiện, trong đó ta có thể thấy sự thay đổi rõ rêt ở bộ môn Công Nghệ.
Với mục tiêu chương trình THCS cần trang bị cho hs một hệ thống kiến
thức hoàn chỉnh, tạo những cơ sở cần thiết để phân luồng học sinh khi kết
thúc bậc học, một bộ phận lớn có thể dễ dàng đi vào cuộc sống, tham gia lao
động sản xuất trong các ngành nghề .Chính vì thế để học sinh phát triển toàn
diện, biết gắn kết lý thuyết với thực hành, hình thành cho các em những hiểu
biết chung về các cơ sở khoa học của quy trình sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp và chăn nuôi, biết vận dụng kiến thức vào cải tạo vật nuôi, cây trồng,
cải tạo cuộc sống, môi tường sống, góp phần phát triển kinh tế đất nước; đồng
thời tạo điều kiện cho một bộ phận có thể tiếp tục học lên được coi là nhiệm
vụ và là đặc thù của môn Công nghệ 7. Không những vậy, bộ môn còn giúp
hình thành cho các em thái độ sẵn sàng lao động, hình thành lòng say mê,
hứng thú học tập kĩ thuật, có tinh thần trách nhiệm, chịu khó cẩn thận trong
lao động sản xuất, biết quí trọng sản phẩm lao động, có ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái và quí trọng nghề nông, lâm, ngư nghiệp và chăn nuôi .
Để đạt được nhũng điều đó, các em cần có lòng yêu thích học tập bộ
môn. Khi tiết học môn Công nghệ 7 làm cho các em hứng thú, sôi nổi, cùng
giáo viên khám phá nhưng điều kì diệu, bí ẩn của môn học thì sẽ giúp các em
hiểu bài nhanh chóng, nhớ lâu hơn và đạt đươc mục tiêu của môn học đề ra.
Với tư cách là giáo viên giảng dạy bộ môn Công nghệ 7 tôi phải làm sao
tạo được lòng yêu thích bộ môn mình giảng dạy ở mỗi học sinh. Đó là lí do vì
sao tôi chọn đề tài này.
2. Thuận lợi và khó khăn
2.1 Thuận lợi
 Học sinh đa số thông minh, học khá giỏi luôn chú ý nghe giảng bài phát


biếu tốt.
 Nội dung sách giáo khoa được biên soạn theo điểm “Công nghệ” có
nghĩa là các biện pháp kĩ thuật trong quá trình sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp và chăn nuôi đều được trình bày theo một quy trình nhất định.
Điều này sẽ tạo cho học sinh có thói quen làm kế hoạch và tuân thủ
đúng qui trình.
 Nội dung sách giáo khoa biên soạn ngắn gọn, phù hợp với học sinh
Trung học cơ sở.
 Sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu , thầy cô và đồng nghiệp.
2.2 Khó khăn
 Trình độ học sinh không đều .
 Trang thiết bị phục vụ cho bài dạy nhất là tranh vẽ không có, các mô
hình thì cồng kềnh, dễ bể và một số không phù hợp.
 Đa số các em học sinh và kể cả PHHS cho rằng môn Công nghệ là môn
phụ nên không chú tâm học tập.
3. Nội dung chính cần nghiên cứu
 Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Công nghệ, cố gắng sử dụng
triệt để đồ dùng dạy học nhằm nâng cao sự tin tưởng, tính chính xác
khoa học , lòng yêu thích bộ môn.
 Đưa ra từng phương pháp dạy học thích hợp từng loại bài dạy, phù hợp
với từng đối tượng học sinh.
 Đổi mới phương pháp đánh giá tạo sự yêu thích bộ môn.
 Tìm tòi suy nghĩ nhiều tình huống giảng dạy mới để tạo hứng thú cho
các em.
4. Điều tra cơ bản
Lớp Sỉ số
Điểm trên 8 Điểm trên 5 Điểm dưới 5
Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ
7/1 40 15 37,5% 19 47,5% 6 15%
7/2 42 20 47,62% 16 38,09% 6 14,29%

7/3 41 21 51,12% 18 43,90% 2 0,48%
5. Các biện pháp thực hiện
Cũng như các môn học khác, việc giảng dạy môn Công nghệ 7 phải thực
hiện đầy đủ các yêu cầu sư phạm. Tuy nhiên, dạy Công nghệ có những đặc
thù riêng cần được chú ý để đảm bảo giờ học đạt hiệu quả cao: Từ khâu chuẩn
bị giáo án như thế nào? Những phương pháp nào được sử dụng cho tiết dạy
đó? Kiến thức trọng tâm của bài? Cần sử dụng thiết bị, tranh vẽ, mô hình nào
cho phù hợp với nội dung bài? Cần được giáo viên đặc biệt quan tâm chú ý.
5.1 Chuẩn bị một tiết dạy thực hành
Việc học môn Công nghệ ở trường THCS không chỉ trang bị cho các em
kiến thức, kĩ năng mà còn phía coi trọng việc phát triển năng lực hoạt động
trong thực tiễn. Vì vậy các giờ học thực hành tùy theo nội dung từng bài, điều
kiện trang thiết bị cụ thể của trường, vật liệu thực hành ở địa phương mà giáo
viên chọn nội dung thực hành cho phù hợp .Giáo viên phải có sự chuẩn bị một
tiết thực hành như sau để đạt hiệu quả tốt:
- Cần lên kế hoạch cho bài thực hành từ tiết học trước
- Hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị các vật mẫu theo nhóm tổ và đọc
kĩ trước nội dung bài thực hành để định hướng từng việc sẽ làm trong
giờ thực hành.
- Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ, mô hình …. Phục vụ cho bài thực hành
trước ngày thực hành ít nhất hai ngày. Có thể cử thêm vài học sinh ở
mỗi tổ luân phiên tham gia chuẩn bị cùng với mình.
- Trước khi vào giờ thực hành giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của từng tổ,
cần cộng điểm cho những tổ có sự chuẩn bị đầy đủ và đúng yêu cầu.
- Giáo viên phải đưa ra tiêu chuẩn đánh giá cho từng mục thật cụ thể để
khuyến khích các em đạt điểm cao thi đua với các tổ khác.
- Giáo viên trong khi hướng dẫn học sinh các bước thực hiện bài thực
hành phải lưu ý học sinh nhưng thao tác khó thực hiện, nguy hiểm nếu
không thực hiện đúng kĩ thuật. Giáo viên có thể thực hiện mẫu cho các
em quan sát.

- Quan sát theo dõi sát các em để có sự điều chỉnh kịp thời và phải bình
tĩnh xử lí mọi tình huống có thể xảy ra.
- Giáo viên trong giờ thực hành tăng cường sử dụng các phương pháp
tìm tòi nghiên cứu, đặc biệt khi sử dụng các thiết bị thực hành phát huy
tính tự học, tự lĩnh hội kiến thức, thông qua đó bồi dưỡng phương pháp
nhận thức nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện
cho các em năng lực tư duy, những phẩm chất cần thiết cho việc học
tập suốt đời sau này.
5.2 Chuẩn bị một tiết dạy bài lý thuyết trên lớp
Giáo viên trước khi lên lớp phải chẩn bị giáo án thật kĩ, nắm được nội
dung trọng tâm của bài, chọn phương pháp dạy học phù hợp.
Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh, mô hình… phục vụ cho bài dạy. Chú ý
chọn những tranh ảnh phải phù hợp, có trong môi trường tự nhiên, gần gũi với
các em và bám sát yêu cầu thực tiễn của đất nước.
Giáo viên phải thường xuyên cập nhật những số liệu, tư liệu phản ánh
được những thành tựu mới nhất đã được khoa học khẳng định. Song giáo viên
phải lựa chọn những vấn đề cơ bản, thiết thực, đảm bảo gọn nhẹ để tránh học
sinh bị “quá tải”.
Giáo viên kết hợp các phương pháp dạy học minh họa, nêu và đặt vấn đề,
trực quan…. Để giúp các em phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tự tìm
hiểu kiến thức trong học tập. VD: Có thể cho học sinh diễn tiểu phẩm ngắn,
vui để nêu lên tình huống bài học yêu cầu học sinh phải giải quyết tình huống
đó.
Qua bài lý thuyết giáo viên phải hướng cho học sinh giải thích được cơ
sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật mà mình thực hiện từ đó học sinh mới
khắc sâu kiến thức và có ý thích tìm tòi khám phá hơn. Biết hướng cho học
sinh những khía cạnh thực tiễn của kiến thức nhờ đó mà kiến thức của học
sinh trở nên sâu sắc, vững chắc giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cuộc sống. VD: Các biện pháp tưới nước, bón phân, làm đất, các
biện pháp chăn nuôi ảnh hưởng đối với sức khỏe cá nhân và cộng đồng ra

sao?
Khi học xong bài giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm bài tập về nhà
bằng cách cho các em sưu tầm thêm những tư liệu, thông tin có liên quan đến
bài học để khắc sâu và mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đồng thời giúp các
em tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại của thế giới.
5.3 Chuẩn bị một tiết dạy giáo án điện tử
Bên cạnh những tiết dạy theo phương pháp đổi mới có thiết bị dạy học,
thỉnh thoảng giáo viên nên cho các em học với giáo án điện tử để thay đổi
không khí học tập nhất là những bài đòi hỏi phải cho học sinh tiếp cận với
những biện pháp kĩ thuật khó và mới lạ với các em.
Trước khi bắt tay vào việc soan bài giảng giáo án điện tử, giáo viên phải
nắm rõ mục tiêu bài giảng, đảm bảo nội dung cô đọng nhưng vẫn đủ ý bài
học.
Ngoài ra giáo viên còn phải lưu ý đến màu sắc, hình thức , kiểu chữ , bố
cục phù hợp , hiệu ứng hợp lý để bài giảng thật sống động , tránh những hiệu
ứng quá rườm rà gây mất tập trung ở học sinh . Khi chọn hình ảnh giáo viên
phải chọn hình minh họa thật rõ ràng , sinh động , đa dạng phù hợp với kiến
thức cần hướng tới . Hình ảnh có thể lấy từ sách giáo khoa, sách tham khảo,
tư liệu của đồng nghiệp hay trên internet….

×