Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn thi gv gioi huyen 20102011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.17 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC</b>


<b>A. MỞ ĐẦU</b>



I.<b>LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>...Trang 2
II.<b>ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU</b>...Trang 2
III.<b>PHẠM VI NGHIÊN CỨU</b>...Trang 2
IV.<b>PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>...Trang 3


<b>B. NỘI DUNG</b>



I.<b>CƠ SỞ LÍ LUẬN</b>...Trang 4
II.<b>CƠ SỞ THỰC TIỄN</b>...Trang 4-5
III.<b>NỘI DUNG</b>...Trang 5
IV.<b>KẾT LUẬN </b>Trang 9


<b>C. KẾT LUẬN</b>



I. <b>BÀI HỌC KINH NGHIỆM</b>...Trang 10
II. <b>HƯỚNG PHỔ BIẾN, ÁP DỤNG VÀ NGHIÊN CỨU TIẾP</b>…..Trang 11


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>A/</b>

<b>MỞ ĐẦU:</b>



<b> I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:</b>


Trong q trình dạy học mơn Tốn, tơi phát hiện ra một điều rằng đa số học sinh
học yếu mơn Tốn nói chung mơn hình học nói riêng phần lớn là do khơng biết chứng
minh hình học. Mà một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do học sinh không
nắm vững hệ thống các phương pháp chứng minh hình học. Đa số học sinh chưa biết
cách tự tìm tịi phát hiện lời giải mà chủ yếu là tái hiện những chứng minh đã được học
hoặc phải có sự dẫn dắt của giáo viên. Học sinh chưa có thói quen tự đặt ra và trả lời các
câu hỏi dạng: “Trong bài tập này ta phải chứng minh điều gì? Để chứng minh điều này ta


có các cách nào?...”. Đồng thời cũng chưa tự trả lời được các câu hỏi như trên.


“Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp ,kĩ năng ,thói quen , ý chí tự học
thì sẽ tạo cho họ lòng ham học khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người , kết quả học
tập sẽ nhân lên gấp bội ” Là một giáo viên, tôi ln trăn trở với các triết lí:


“Thầy giáo tồi truyền đạt chân lí, thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí”. (Diesterwerg)
và “Phương pháp tốt làm đơn giản những vấn đề phức tạp” (Những vấn đề chung về đổi
<i>mới giáo dục trung học cơ sở - NXB Giáo dục). Nắm vững hệ thống phương pháp chứng</i>
minh hình học không những giúp học sinh cải thiện được kết quả học tập mà cịn giúp
học sinh dần thay đổi thói quen, phương pháp học tập cũng như xử lí các vấn đề gặp phải
trong đời sống, tạo tiền đề cho các em học tập tốt hơn về sau. Vì những lí do trên, tơi
chọn nghiên cứu đề tài: “GIÚP HS BIẾT CÁCH HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
CHỨNG MINH SAU MỖI TIẾT HỌC ” cho học sinh khối 9 trường THCS Hải Chánh”.
Nghiên cứu và áp dụng tốt đề tài này sẽ góp phần cải thiện học lực của học sinh nhằm
nâng cao chất lượng bộ môn, giúp hs lớp 9 có hệ thống phương pháp vững tin để chuẩn
bị cho kì thi vào lớp 10 và hơn nữa giúp các em có thể vượt qua các vịng thi cuộc thi giải
toan internet , thực hiện tốt hơn các mục tiêu dạy học cũng như nâng cao tay nghề của
bản thân và hiệu quả dạy học về sau. <b> </b>


<b> II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:</b>


<b>- </b>Các cách của GV để giúp HS biết cách hệ thống các phương pháp chứng minh các bài
tốn hình lớp 9 sau mỗi tiết học và trong giờ ôn luyện.


<b> III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:</b>
<b>1) Về không gian:</b>


- Thực hiện thông qua các tiết dạy trên lớp.



- Thực hiện trong việc chứng minh các định lí và các bài tập hình học có cách chứng
minh mới đối với học sinh mà đặc biệt là trong các giờ luyện tập hay ôn tập chương
- Đối tượng thực hiện: Học sinh lớp 9D Trường trung học cơ sở Hải Chánh


- Các bài cần thực hiện: Các tiết học có chứng minh hình học, cần hệ thống hóa các
phương pháp chứng minh để học sinh có định hướng tìm tịi và phát hiện lời giải các
bài toán mới.


<b>2) Về thời gian:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tìm hiểu thực trạng chất lượng dạy học bộ mơn và nguyên nhân.
- Giai đoạn 2: Từ giữa học kì I đến cuối học kì I


+ Xác định nội dung cơ bản của đề tài và viết đề cương.
- Giai đoạn 3: Từ đầu học kì II đến tháng 5/2010


Viết đề tài hồn chỉnh, trình Hội đồng khoa học Trường THCS Hải Chánh, Phòng
giáo dục và đào tạo Huyện Hải Lăng nghiệm thu đề tài.


<b> IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:</b>
<b> 1)Đọc tài liệu:</b>


Để thực hiện đề tài này, tôi đã thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan như:
- Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS – mơn Tốn. NXB
Giáo dục 2002.


- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở. NXB Giáo dục 2007.
- Tâm lí lứa tuổi THCS. NXB Giáo dục.


<b>2) a) Dự giờ:</b>



Qua việc dự giờ các giáo viên tổ Toán trường trung học cơ sở Hải Chánh gồm:
- GV: Nguyễn Chí Hùng


- GV: Nguyễn Quốc Sinh
- GV:Đặng Thị Quỳnh Nhi
- GV:Nguyễn Thị Xuân Hải
- GV: Đỗ Thị Ngọc Hà


Đặc biệt là theo dõi việc rút ra bài học kinh nghiệm cho học sinh về phương pháp
chứng minh hình học, tơi phân tích, đánh giá hiệu quả, những ưu điểm, hạn chế của việc
làm này nhằm tìm hướng nâng cao hiệu quả của việc rút ra bài học kinh nghiệm cho học
sinh về phương pháp chứng minh hình học.


<b>b) Trao đổi :</b>


Để thực hiện đề tài này tôi đã trực tiếp trao đổi với Ban giám hiệu trường THCS
Hải Chánh và bạn đồng nghiệp trong tổ Tốn, lắng nghe ý kiến về những thuận lợi, khó
khăn, cũng như kinh nghiệm của họ về việc hệ thống hóa các phương pháp chứng minh
hình học cho học sinh.


<b>c) Khảo sát :</b>


Qua khảo sát 33 học sinh (HS) lớp 9D trường trung học cơ sở Hải Chánh về ý
nghĩa của việc rút ra bài học kinh nghiệm về phương pháp chứng minh hình học, kết
quả 82% số học sinh được hỏi thấy được lợi ích của việc này là giúp các em thuận lợi
hơn trong việc tìm tòi lời giải, định hướng được cách chứng minh. Do đó các em có
nhiều cố gắng trong việc tìm tịi, phát biểu, ghi nhớ các phương pháp được rút ra dưới
dạng các bài học kinh nghiệm về chứng minh hình học.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>B. NỘI DUNG:</b>



<b>I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:</b>


“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
người học; bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả năng thực hành, lịng say mê
học tập và ý chí vươn lên”


Quyết định 2006/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã cụ thể
hóa: ‘phải phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với
đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng
cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm
học tập cho học sinh”.


Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học không những là yêu cầu cấp thiết mà còn
là quy định đối với mỗi giáo viên hiện nay. Mà một trong những nội dung quan trọng là
<i>phải bồi dưỡng cho học sinh phương pháp, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, khả</i>
<i>năng thực hành,.. từ đó nâng cao lịng say mê học tập và ý chí vươn lên cho học sinh.</i>


Trong q trình dạy học, nhất là đối với bộ mơn Tốn, việc trang bị cho học sinh
hệ thống các phương pháp giải toán là rất quan trọng. Có nắm được phương pháp thì
học sinh mới có khả năng tự giải quyết vấn đề, tự tìm tịi và trình bày chứng minh nhất
là hình học. Tuy nhiên, do thời lượng của bộ môn việc trang bị nói trên khơng được
diễn ra một cách tường minh theo một thời gian cụ thể trong tiết học mà được lồng ghép
vào việc thực hiện các hoạt động dạy học xuyên suốt quá trình dạy học. Vì vậy, đề tài :
“Giúp Học sinh khối 9 biết hệ thống các phương pháp chứng minh mơn hình học ” có
tầm quan trọng rất lớn trong việc trang bị, hệ thống hóa phương pháp chứng minh, làm
cơ sở cho việc phát huy năng lực tự học của học sinh. Thực hiện tốt đề tài sẽ góp phần
khơng nhỏ vào việc nâng cao chất lượng bộ mơn Tốn, thực hiện một trong các yêu cầu,


mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học.


<b>II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:</b>


Hiện nay, đa số học sinh học yếu hình học là do mất căn bản về kiến thức lẫn kĩ
năng, khơng có những hiểu biết về phương pháp chứng minh hình học. Vì thế 95% số
học sinh được hỏi trả lời rằng hình học khó hơn đại số và số học. Từ đó có 60% số học
sinh trả lời rằng khơng thích mơn hình học. Đây là một vấn đề đáng quan tâm và phải
tìm biện pháp giải để tránh tình trạng học tủ, học lệch của học sinh.


Về nguyên nhân, có 70% trả lời rằng các em không biết bắt đầu giải bài tốn hình
học từ đâu. Như vậy, rõ ràng là học sinh thiếu hệ thống các phương pháp chứng minh
hình học. Do đó, khơng thể thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp để xây dựng và
thực hiện quy trình giải. Một mặt học sinh bị mất căn bản về kiến thức nên khơng có đủ
kiến thức cần thiết cho vệc áp dụng các phương pháp giải toán.


Trong quá trình giảng dạy mơn Tốn, tơi xác định một số điều kiện thuận lợi và
khó khăn sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Chất lượng bộ mơn Tốn được Ban giám hiệu đặc biệt quan tâm, đầu tư thông
qua việc tổ chức dạy phụ đạo, dạy tự chọn bám sát nội dung chính khóa.


- Đa số học sinh ý thức được mức độ quan trọng của bộ môn. Mốt số phụ huynh
học sinh có quan tâm đến việc học tập của con em nhất là kết quả học tập mơn Tốn.


- Đồ dùng dạy học của nhà trường khá đầy đủ cho việc dạy học bộ mơn Tốn.
- Nhà trường có cơ sở vật chất, phòng học kiên cố, bàn ghế đủ chỗ, kích cỡ phù
hợp với lứa tuổi học sinh.


<b>*</b><i><b>Khó khăn:</b></i>



- Việc dạy phụ đạo chưa đạt hiệu quả do học sinh yếu kém chưa nỗ lực trong việc
ôn lại các kiến thức căn bản, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ học tập, không thực hiện
các hướng dẫn tự học ở nhà mà giáo viên đề ra. Một mặt, việc dạy phụ đạo cũng chủ
yếu là ôn luyện kiến thức, kỹ năng chứ chưa đủ thời gian để giáo viên xây dựng cho học
sinh hệ thống các phương pháp chứng minh hình học cần thiết.


- Đại đa số phụ huynh chưa quan tâm đầy đủ đến việc học tập của con em, thậm
chí cịn khốn trắng cho nhà trường, để con em học được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Trong số phụ huynh có quan tâm thì khoảng một nữa chưa thể giúp đỡ về bài vở cho
các em do trình độ văn hóa cịn hạn chế.


- Tay nghề của giáo viên chưa đồng đều, phương pháp dạy học chưa thống nhất.
Khi rút ra bài học kinh nghiệm, chưa đi sâu vào việc rút ra phương pháp chứng minh
cho học sinh.


- Chưa có phịng nghe nhìn để khai thác, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học.
Tóm lại, cần thiết phải có các giải pháp toàn diện và đồng bộ nhằm phụ đạo kiến
thức đồng thời cung cấp cho học sinh hệ thống các phương pháp cơ bản về chứng minh
hình học. Qua q trình cơng tác, tơi được biết chưa có ai nghiên cứu đề tài này vì thế
tơi đi vào nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra giải pháp tối ưu giải quyết các yêu cầu đặt
ra như đã nêu trên.


<b>III. NỘI DUNG:</b>


Để giải quyết các yêu cầu trên, tôi đề ra và thực hiện một số giải pháp sau:


<b>1) Hệ thống hóa các phương pháp chứng minh hình học cơ bản của chương</b>
<b>trình tốn THCS:</b>



Việc rút ra bài học kinh nghiệm, cần đi sâu vào việc xây dựng cho học sinh hệ
thống phương pháp chứng minh các vấn đề cơ bản của bộ mơn hình học ở cấp THCS
như:


- Chứng minh sự bằng nhau (của hai đoạn thẳng, hai góc).
- Chứng minh sự song song.


- Chứng minh sự vng góc.
- Chứng minh sự đồng quy.
- Chứng minh sự thẳng hàng,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

phương pháp chứng minh cơ bản. Giáo viên chốt lại, cho học sinh nêu thêm các phương
pháp khác để chứng minh dạng toán trên và tổng hợp lại thành hệ thống.


*<i><b>Ví dụ 1: </b></i>Khi dạy định lý về liên hệ giữa cung và dây ở tiết 41 phân mơn Hình học
9, giáo viên tổ chức việc rút ra bài học kinh nghiệm đồng thời hệ thống hóa phương
pháp chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau như sau:


- Giáo viên hỏi: Bản chất của chứng minh hai dây bằng nhau là gì?
- Học sinh đáp : Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau.


- GV: Yêu cầu HS nêu các phương pháp chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau.
- HS: + Nêu các phương pháp (mỗi HS chỉ cần nêu 1 phương pháp).


+ Bổ sung ý kiến.


-GV: Chốt lại, đưa ra hệ thống phương pháp chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau
(trên bảng phụ hoặc chiếu lên màn hình):


1) Có độ dài bằng nhau.



2) Chứng minh chúng là hai cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau.
3) Cùng bằng đoạn thẳng thứ ba.


4) Áp dụng định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng.


5) Áp dụng tính chất của điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng


6) Là hai cạnh bên của tam giác cân, hình thang cân, hai cạnh của tam giác đều.
7) Hai cạnh đối của hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vng.


8) Áp dụng các tính chất về hai đường chéo của hình bành hành, hình thang cân.
9) Cùng là bán kính của một đường tròn.


10) Hai dây căng hai cung bằng nhau của một đường trịn.


<b>2) Hệ thống hố bằng nhiều con đường khác nhau:</b>


Giáo viên căn cứ vào tình hình thực tế của lớp và nội dung của mỗi tiết học để
chọn lựa cách thức rút ra bài học kinh nghiệm phù hợp:


- Bằng cách tổng hợp các nội dung về một khái niệm trong tiết học bài mới.
- Bằng cách rút ra cách giải một dạng bài tập trong tiết luyện tập.


- Thông qua việc gợi ý các phương pháp giải một bài tập.


Trong đó, cần chú trọng phát huy vai trị chủ động, tích cực của học sinh, tránh tình
trạng áp đặt.


*<i><b>Ví dụ 2:</b></i>



Sau khi dạy bài Tứ giác nội tiếp - Tiết 51, môn Hình học 9, giáo viên yêu cầu: Hãy
nêu một cách chứng minh tứ giác là tứ giác nội tiếp.


- HS: Mỗi em chỉ cần nêu một cách.


- GV: Tổng hợp lại: Từ định nghĩa và định lý đảo ta có hai cách chứng minh tứ
giác nội tiếp là:


+ Tứ giác có 4 đỉnh cùng thuộc một đường tròn.
+ Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 1800<sub>.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+ Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh cịn lại dưới một
góc chung 


<b>*</b><i><b>Ví dụ 3:</b></i>


Sau khi dạy tiết Luyện tập về góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngồi đường trịn
-Tiết 48 phân mơn Hình học 9, giáo viên cho học sinh phát biểu cách chứng minh hai
góc liên quan tới đường trịn bằng nhau.


- HS đáp: Để chứng minh hai góc có quan hệ với đường trịn bằng nhau ta
thường quy số đo góc về số đo cung.


- GV: Chốt lại, dặn học sinh có thể lấy các bài tập 36,37,38/SGK/82 và 39,
40/SGK/83 làm ví dụ.


<b>3) Gắn việc dạy học kiến thức, kĩ năng với dạy học về phương pháp:</b>


Ngay từ đầu năm giáo viên tổ chức lồng ghép việc hệ thống hóa các phương pháp


chứng minh hình học cơ bản và thường gặp nhất khi dạy học các tiết luyện tập (chứng
minh sự bằng nhau, sự vng góc, sự song song,..). Sau đó, bổ sung trong suốt q trình
dạy học để hồn chỉnh hệ thống phương pháp dựa trên các kiến thức học sinh mới học
trong chương trình. Trong mỗi tiết học, nếu có thể rút ra bài học kinh nghiệm thì thực
hiện ngay. Khi học sinh đã nắm được các phương pháp chứng minh hình học cơ bản,
giáo viên mở rộng về nội dung bài học kinh nghiệm. Qua đó, rút ra phương pháp chứng
minh các dạng bài tập khác của chương trình Tốn 9 cho học sinh.


Khai thác tốt các giờ phụ đạo, kết hợp chặt chẽ việc phụ đạo kiến thức với rèn
luyện về phương pháp cho học sinh và áp dụng vào bài tập có liên quan. Vì nếu khơng
phụ đạo về kiến thức thì học sinh khơng thể có cơ sở để cùng giáo viên xây dựng hệ
thống các phương pháp. Ngược lại, nếu không nắm được các phương pháp cơ bản thì
viêc học phụ đạo kiến thức sẽ nặng nề, ít tác dụng do học sinh chỉ học thuộc lịng,
khơng được vận dụng, rèn luyện để khắc sâu kiến thức cũng như không thấy được ý
nghĩa, tác dụng của việc ơn lại các kiến thức cũ.


<b>*</b><i><b>Ví dụ 4:</b></i>


Đầu năm, giáo viên lồng ghép việc hệ thống hóa phương pháp chứng minh hai
góc bằng nhau vào tiến trình các tiết luyện tập:


1) Có cùng số đo.


2) Hai góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau hoặc đồng dạng với nhau.
3) Hai góc so le trong, so le ngồi, đồng vị khi hai đường thẳng song song bị cắt


bởi đường thẳng thứ ba.


4) Hai góc đáy của tam giác cân, hình thang cân, hai góc của tam giác đều.
5) Hai góc đối của hình bình hành, hình thoi.



6) Cùng bằng góc thứ ba.


7) Cùng phụ, cùng bù với góc thứ ba.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

SBC của đường tròn .Tia phân giác của góc BAC cắt dây BC tại D .Chứng minh
SA=SD như sau:


GV: Để chứng minh SA = SD ta có thể làm thế nào?


- HS: Ta chứng minh




ASD cân tại S.


D C


O
A


S


B


- GV: Chứng minh điều đó bằng cách nào?
- HS: Chứng minh SAD = SDA


- GV: Hãy nêu các phương pháp chứng minh hai góc bằng nhau.
- HS: + Nêu các phương pháp.



+ Nhận xét, bổ sung.


- GV: Chốt lại. Hỏi thêm: Nếu hai góc có liên quan với đường trịn ta có thể
làm thế nào?


- HS: Ta quy số đo góc về số đo cung hoặc các cung bị chắn.


- Nếu khơng có học sinh nào trả lời được câu hỏi này, giáo viên dẫn dắt học
sinh trình bày lời giải sau đó nêu lại câu hỏi cho học sinh trả lời. Giáo viên chốt lại
thành bài học kinh nghiệm qua đó bổ sung vào hệ thống các phương pháp chứng minh
hai góc bằng nhau ba phương pháp sau:


+ Hai góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc hai cung bằng nhau.


+ Hai góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cùng chắn một cung hoặc hai cung bằng nhau.
+ Góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn một cung.


<b>4) Về việc kiểm tra của giáo viên:</b>


Sau khi rút ra các bài học kinh nghiệm về các phương pháp chứng minh cho học
sinh giáo viên cần tổ chức tốt việc kiểm tra lại nhằm củng cố và đánh giá mức độ tiếp
thu của học sinh. Việc kiểm tra có thể tiến hành vào các thời điểm khác nhau trong giờ
học:


- Đầu giờ: Giúp học sinh chuẩn bị tâm thế, định hướng huy động kiến thức cần
thiết cho việc giải quyết các vấn đề.


- Trong khi giải bài tập: Giúp học sinh tìm tịi và trình bày lời giải.



- Cuối giờ: Củng cố, hệ thóng hóa cho học sinh phương pháp giải một dạng bài
tập cơ bản của chương trình.


<b>5) Nâng cao mức độ đầu tư cho bài giảng của giáo viên và ý thức tự giác của học</b>
<b>sinh:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Phải nắm vững nội dung chương trình và sách giáo khoa hiện hành để nắm vững
các chuẩn kiến thức, kĩ năng mà học sinh lớp 9 cần đạt được, xác định rõ các kiến thức,
kĩ năng mà học sinh đã được học trong chương trình Tốn ở các lớp dưới. Qua đó hệ
thống hóa các phương pháp chứng minh hình học cơ bản, đảm bảo tính sư phạm và khả
năng ứng dụng cao đối với việc học tập của học sinh.


Nghiên cứu kĩ hệ thống kiến thức, bài tập của từng chương, từng bài, phân chia
dạng toán một cách khoa học, lựa chọn bài tốn điển hình của từng dạng từ nhiều nguồn
(sách giáo khoa, sách bài tập,..) để đưa vào tiết học đặc biệt là các tiết luyện tập và ôn
tập nhằm hệ thống hóa kiến thức và kĩ năng cho học sinh. Đồng thời, qua các bài tập đó
học sinh được ôn lại các phương pháp đã học hoặc rút ra phương pháp mới, bổ sung vào
hệ thống các phương pháp đã có.


Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết hợp với tự kiểm tra, đánh giá của học
sinh, có cho điểm để khuyến khích học sinh. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy
học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh. Thực hiện tốt việc hướng dẫn tự
học ở nhà, lựa chọn giao cho học sinh các bài tập vừa sức với từng loại đối tượng học
sinh, tạo điều kiện phát huy tốt nhất khả năng tự học của mỗi học sinh.


<b>b)Đối với học sinh:</b>


Mỗi học sinh phải tự giác, tích cực trong việc tự học ở nhà để nắm vững hệ thống
các phương pháp đã được hệ thống hóa cũng như việc thực hiện các bài tập đã cho về
nhà để rèn luyện kĩ năng, củng cố kiến thức, khắc sâu bài học kinh nghiệm.



Các giải pháp nêu trên không tách biệt mà hỗ trợ nhau nhằm đạt được mục tiêu là
học sinh nắm vững hệ thống phương pháp chứng minh hình học, nâng cao chất lượng
dạy học hình học, thay đổi thói quen học tập thụ động của học sinh. Góp phần hình
thành ở các em ý thức: xác định bản chất vấn đề, tìm phương pháp tối ưu sau đó thực
hiện để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.


<b>IV. KẾT LUẬN:</b>


Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện việc rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hệ thống
hóa phương pháp chứng minh cho học sinh như trên, tinh thần tự giác, tích cực, chủ
động của học sinh được nâng lên đáng kể. Với việc nắm được hệ thống các phương
pháp chứng minh hình học, học sinh có thể xác định yêu cầu của bài toán là chứng minh
điều gì (sự bằng nhau, sự vng góc,…) qua đó có thể tự tìm hướng chứng minh, tự tìm
tịi và thực hiện quy trình giải. Học sinh yếu kém cũng được ôn lại các kiến thức, kĩ
năng cơ bản, có thể tìm tịi lời giải qua các gợi ý của giáo viên, hiểu các bước của một
bài chứng minh tham, gia tích cực hơn vào bài học. Khơng khí học tập trong lớp tích
cực, sơi nổi hơn, giảm bớt những căng thẳng, khắc phục tâm lí ngại học hình học. Từ đó
chất lượng bộ mơn có nhiều chuyển biến rõ rệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

TT Lớp TSHS


GIỮA HỌC KÌ I CUỐI HỌC KÌ I


Số HS đạt
điểm dưới 5


Số HS đạt 5
điểm trở lên



Số HS đạt
điểm dưới 5


Số HS đạt 5
điểm trở lên


SL TL SL TL SL TL SL TL


1 9D 33 20 60,6% 13 39,4% 11 33,3% 22 66,7%


Bảng thống kê trên cho thấy, chất lượng dạy học cuối học kì I tăng lên đáng kể so với
giữa học kì I. Đặc biệt số học sinh yếu kém cả khối giảm. Tuy nhiên kết quả quan trọng
và có tính bền vững hơn là việc thực hiện đề tài đã trang bị được cho học sinh hệ thống
phương pháp chứng minh hình hình học, cơ sở để phát huy khả năng tự học của học sinh,
thay đổi lối học thụ động sang chủ động tích cực. Góp phần hình thành thói quen tìm
phương pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, đi sâu tìm hiểu bản chất
của vấn đề - một thành tố quan trọng của tư duy đa tuyến, là một trong những vấn đề đổi
mới giáo dục hiện nay.


<b> </b>

<b>C.KẾT LUẬN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:</b>



<b>I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:</b>


Dạy học chú ý việc rút ra bài học về chứng minh hình học cho học sinh mang lại
hiệu quả thiết thực là giúp học sinh có thể tìm tịi và thực hiện việc chứng minh hình
học, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, góp phần khắc phục thói quen học
tập thụ động và lối dạy học một chiều, làm cho việc đổi mới phương pháp dạy học tránh
được tính hình thức. Qua đó, giúp nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn.


Cụ thể, học sinh Khối 9 ở trường THCS Hải Chánh có sự phân hóa sâu sắc về học


lực và một bộ phận bị mất căn bản đặc biệt là các kiến thức, kĩ năng về hình học.
Để nâng cao chất lượng bộ mơn Tốn cần xác định đúng thực trạng và có các giải pháp
đồng bộ nhằm bồi dưỡng kiến thức phù hợp với từng loại đối tượng học sinh. Việc rút
ra bài học kinh nghiệm về phương pháp chứng minh hình học đáp ứng tốt nhu cầu trên.
Vì thế, trong quá trình dạy học, giáo viên cần thực hiện tốt việc làm này theo hướng hệ
thống hóa các phương pháp chứng minh hình học cho học sinh, tạo cơ sở cho học sinh
phát huy khả năng tự học, vai trị tích cực, chủ động trong học tập.


Một kinh nghiệm nữa mà tôi rút ra là cần thực hiện việc rút ra bài học kinh nghiệm
cho học sinh xuyên suốt trong cả năm học. Kết hợp tốt việc dạy học kiến thức, kĩ năng
với dạy học về phương pháp. Khai thác tốt các tiết luyện tập, ôn tập và phụ đạo để hình
thành, củng cố và rèn luyện về phương pháp cho học sinh trên cơ sở vận dụng linh hoạt
các phương pháp dạy học tích cực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>II. HƯỚNG PHỔ BIẾN, ÁP DỤNG VÀ NGHIÊN CỨU TIẾP ĐỀ TÀI SÁNG</b>
<b>KIẾN KINH NGHIỆM:</b>


Sau khi nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả đề tài, tơi xin thơng qua tổ chun mơn,
trình Hội đồng Trường THCS Hải Chánh và Phòng giáo dục và đào tạo huyện Hải
Lăng. Nếu đề tài được nghiệm thu, tôi xin được triển khai đến bạn đồng nghiệp để đề
tài được mở rộng phạm vi áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn, đẩy mạnh
việc đổi mới phương pháp một cách phù hợp với tình hình thực tế trường lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>





1.Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS – mơn Tốn. NXB
Giáo dục 2002.



2.Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở. NXB Giáo dục 2007.
3.Tâm lí lứa tuổi THCS. NXB Giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC







<b>* TRƯỜNG THCS HẢI CHÁNH :</b>
<b>Nhận xét:</b>


...
...
...
...
...
...
...
...
...
...


<b> Điểm:</b> …………..


<b> Xếp loại:</b> ……….


<b>* PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HẢI LĂNG: </b>
<b>Nhận xét:</b>


...
...


...
...
...
...
...
...
...
...


<b> Điểm:</b> …………..


<b> Xếp loại:</b> ……….


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×