Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946 - 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.16 KB, 95 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>

<b>---  --- </b>

<b>BÙI THỊ ANH CHUNG </b>

<b>PHONG CÁCH NGUYỄN TUÂN QUA TUỲ BÚT KHÁNG CHIẾN </b>

<b>(1946 - 1954) </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN</b>

<b><small>THÁI NGUYÊN , NĂM 2007 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>

<b>---  --- </b>

<b>BÙI THỊ ANH CHUNG </b>

<b>PHONG CÁCH NGUYỄN TUÂN QUA TUỲ BÚT KHÁNG CHIẾN </b>

<b>(1946 - 1954) </b>

<b><small>Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Mã số: 60.22.34 </small></b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN</b>

<b>Người hướng dẫn khoa học<small> : </small> PSG. TS. TÔN THẢO MIÊN</b>

<b><small>THÁI NGUYÊN , NĂM 2007</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Lời cảm ơn </b>

<i>Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tơi đã hồn thành luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn với đề tài: Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946 - 1954). </i>

<i>Để thực hiện đ-ợc luận văn, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi đã đ-ợc sự dạy bảo, động viên giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. </i>

<i>Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Tôn Thảo Miên - ng-ời đã tận tình h-ớng dẫn, chỉ bảo tơi trong q trình thực hiện đề tài. </i>

<i>Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Tổ bộ môn Văn học Việt Nam, các thầy cô giáo tr-ờng Đại học S- phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. </i>

<i>Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và ng-ời thân, xin cảm ơn anh em, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi thực hiện thành công luận văn này. </i>

<i>Thái Nguyên, ngày 02 tháng 10 năm 2007 </i>

<b><small>Tác giả luận văn</small></b>

Bùi Thị Anh Chung

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>Mở đầu... 1 </b>

I. Lý do chọn đề tài ... 1

II. Lịch sử vấn đề ... 2

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 9

IV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 9

V. Phương pháp nghiên cứu ... 10

VI. Đóng góp của luận văn ... 10

VII. Kết cấu của luận văn ... 11

<b>Nội dung... 12 </b>

<b>Chương 1. Từ phong cách nhà văn đến quan niệm chung về thể tài tuỳ bút và phong cách tùy bút của Nguyễn Tuân ... 12 </b>

1.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật ... 12

1.2. Khái niệm về thể tuỳ bút... 16

1.3. Nguyễn Tuân và thể tuỳ bút ... 18

1.4. Tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân – dấu ấn sáng tạo của một chặng đường ... 22

<b>Chương 2. Những đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946 - 1954 ) ... 30 </b>

2.1. Từ kẻ lãng du đến con người nhập cuộc ... 30

2.2. Những đặc điểm chung về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân ... 34

2.3. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến... 39

2.3.1. Cảm hứng nghệ thuật bao trùm: Kháng chiến như một phong hội mới ... 39

2.3.2. Sự chuyển biến và thống nhất phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến ... 54

<b>Chương 3. Phong cách ngôn ngữ trong tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tn... 63 </b>

3.1. Cơ sở hình thành ngơn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân ... 63

3.1.1. Nguyễn Tuân với tình yêu tiếng việt tha thiết ... 63

3.1.2. Nguyễn Tuân - một bậc thầy về ngôn từ ... 64

3.2. Ngôn từ nghệ thuật trong tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân ... 66

3.2.1. Từ ngữ được lựa chọn trong miêu tả ... 67

3.2.2. Sự lạ hoá trong sáng tạo từ ngữ của Nguyễn Tuân... 69

3.3. Câu văn và giọng điệu nghệ thuật ... 73

3.3.1. Câu văn nghệ thuật ... 73

3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật ... 84

<b>Kết luận ... 93 </b>

<b>Tài liệu tham khảo ... 95 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỞ ĐẦU <small>I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI </small></b>

<b>1. Nguyễn Tuân là một trong chín nhà văn được chọn học trong </b>

chương trình phổ thơng với tư cách là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo được cho mình một phong cách sáng tạo nghệ thuật độc đáo và có nhiều cống hiến cho văn chương Việt Nam thế kỷ XX. Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ với những trang viết độc đáo và tài hoa. Ông xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1).

Văn nghiệp của Nguyễn Tuân trải qua hai giai đoạn trước và sau cách mạng. Với thể loại tuỳ bút, Nguyễn Tuân đã tìm được cho mình một hướng đi riêng, mà cho đến nay chưa ai vượt qua được. Tuỳ bút đã thực sự

<i>trở thành “lãnh địa” của Nguyễn Tn. Ơng được tơn vinh là nhà tuỳ bút </i>

số một của Việt Nam. Ông để lại được dấu ấn và tên tuổi của mình chính là nhờ thể tài này.

<i><b>2. Sau Cách mạng Tháng tám, cùng với tuỳ bút Sông Đà, Hà Nội ta </b></i>

<i>đánh Mĩ giỏi, Tuỳ bút kháng chiến đã góp phần bộc lộ rõ thêm phong cách </i>

<i>độc đáo, tài hoa và cả khuynh hướng “muốn được cống hiến với tất cả trái </i>

<i>tim nhiệt thành cùng cái đầu uyên bác của nhà văn đối với công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước”. Có thể nói, trong những trang tuỳ bút độc đáo </i>

<i>của mình nhà văn đã diễn tả được “mọi niềm vui và nỗi đau giằng xé của </i>

<i>thời đại giông bão này” (Trích Điện chia buồn của các nhà văn Liên Xô, </i>

1.8.1987, VN số 32,1987).

<b>3. Nguyễn Tuân là nhà văn luôn ln có ý thức khám phá và cống hiến </b>

tài năng của mình cho văn chương. Ơng đã từng thử sức ngịi bút của mình qua nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết... nhưng tuỳ bút là thể loại mà ông thành công nhất. Từ trước đến nay, đã có khá nhiều cơng trình khảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

sát, nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Tuân ở nhiều góc độ khác nhau. Song, để tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu vào đặc điểm nghệ thuật tuỳ bút

<i>Nguyễn Tuân qua Tuỳ bút kháng chiến, làm rõ hơn phong cách Nguyễn Tuân </i>

thì gần như chưa có cơng trình nào thực hiện một cách hệ thống. Bên cạnh đó, với tinh thần đổi mới phương pháp và quan điểm dạy học môn Văn trong nhà trường phổ thông là chú ý dạy theo hệ thống thể loại cùng với tiến trình phát triển của văn học, chúng tôi đã lựa chọn thể loại tuỳ bút của Nguyễn Tuân để nghiên cứu.

<i><b>Đó là những lý do cơ bản để chúng tôi chọn Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946-1954) làm đề tài luận văn Thạc sĩ </b></i>

của mình.

<b><small>II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ </small></b>

Nguyễn Tuân là một tác gia văn học lớn. Ông khẳng định tài năng thực sự của mình ở thể tài tuỳ bút. Có thể nói, tuỳ bút Nguyễn Tuân đã trở thành đối tượng thu hút được sự quan tâm và chú ý của đông đảo bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Tn nói chung, tuỳ bút Nguyễn Tuân nói riêng với nhiều cấp độ, nhiều nội dung khác nhau, nhưng ở đây chúng tôi muốn nói đến những chuyên gia đã dành nhiều tâm huyết và công sức cho nhà văn Nguyễn Tuân, như Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Vương Trí Nhàn, Hà Văn Đức....Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh

<i>khẳng định“Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức tạp”. </i>

Trước Cách mạng, do bất hồ với xã hội, ơng sống ngơng nghênh, quay lưng với thực tại, chỉ coi trọng cái tôi vị kỷ của mình. Nhưng sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã có nhiều thay đổi. Khơng hồn tồn đoạn tuyệt ngay với q khứ, nhưng ông đã nhận thấy ý nghĩa của cuộc sống khi hồ mình vào nhân dân. Nguyễn Tn cùng đi, cùng nghĩ, cùng sống với bộ đội, với quần chúng

<i>lao động. Bởi vậy Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Cách mạng tháng Tám đã </i>

<i>cứu sống Nguyễn Tuân”. Cách mạng tháng Tám là cơn bão táp may mắn, giúp </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Nguyễn Tuân hồi sinh trong niềm vui lớn của đất nước. “Mê say với ánh sáng </i>

<i>trắng vừa giải phóng, tơi đã là một dạ lữ khách không mỏi, quên ngủ của một đêm phong hội mới”... Nguyễn cũng sáng suốt bốc cho mình một vị thuốc </i>

<i>nữa: Phải đấu tranh tư tưởng, tiêu diệt con người cũ, phải “lột xác”. Nguyễn Tuân đã tiến hành một cuộc “Cách mạng” trong lịng mình. Sự chuyển biến </i>

thực sự của ngòi bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng, có thể xem như bắt đầu từ

<i>Đường vui. Đây là kết quả của một chuyến đi dài, không phải như anh chàng </i>

<i>Bạch ngày xưa xê dịch trên xe, trên tàu, thui thủi một mình, mà đi bộ “mình </i>

<i>cưỡi lên mình mà trườn qua núi sông đẫm mùi thuốc súng.” Tiếp theo Đường vui (1949), Nguyễn Tuân viết Tình chiến dịch (1950). Hai tác phẩm như cùng </i>

được viết trong một mạch văn, một hơi văn, nhưng thực ra, có những điểm

<i>khác nhau quan trọng. So với Đường vui, ở Tình chiến dịch tác giả nhập cuộc hơn vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Trong bài "Thể tài tuỳ bút của Nguyễn </i>

<i>Tuân”, Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo và </i>

sự tài hoa của nhà văn này qua thể tài tuỳ bút.

Theo Giáo sư Phong Lê: “Tên tuổi của Nguyễn Tuân gắn với trào lưu văn học lãng mạn trong văn học Việt Nam sau đại chiến thế giới lần thứ hai”. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân “thất vọng trước hiện tại, nhà văn quay về

<i>quá khứ, nhấm nháp những Vang bóng một thời, những thú chơi được xem là thanh lịch như ướp hương bưởi, thả thơ, đánh thơ...đó là cả một sự bế tắc </i>

nằm trong sự bế tắc chung của nền văn học công khai, dưới ách thống trị của thực dân trong xã hội cũ. Khi Cách mạng tháng Tám thành cơng, Nguyễn Tn chính là một trong số các nhà văn lãng mạn hiếm hoi ngay từ đầu đã có cái may mắn tiếp nhận được ánh sáng mới, để tìm ra con đường giải thoát cho cuộc sống và nghệ thuật của mình. Nhà văn đã hồ hởi đi theo cách mạng và có lúc chan hồ vào dịng người, vui cái vui xuống đường trong những ngày đầu sau khởi nghĩa. Nhưng phải đến cuộc kháng chiến chống Pháp, sống trong đời sống của nhân dân, trong ngọn lửa của chiến đấu, con người

<i>và nghệ thuật của Nguyễn Tuân mới có điều kiện “gột rửa” dần những mặt </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>tiêu cực để hướng vào quỹ đạo của văn nghệ cách mạng. Tuỳ bút Đường vui </i>

chính là tác phẩm mở đầu đánh dấu một giai đoạn sáng tác mới của Nguyễn Tuân, là minh chứng cho sự “nhập cuộc” của nhà văn với cách mạng và

<i>kháng chiến. Nhưng phải đến Tình chiến dịch mới cho ta thấy hình ảnh một </i>

Nguyễn Tn thật gần gũi. Ơng đã thực sự hồ mình vào cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân, ông đã đi cùng bộ đội, nhân dân trên các nẻo đường kháng chiến gian nan. Cuộc kháng chiến đã mang lại cho Nguyễn Tuân những tình

<i>cảm mới mà ơng gọi là “nếp tình cảm mới”. Tình cảm đó khơng có trong các trang viết trước đây của Nguyễn Tuân. Những mối “tình đơn vị”, “tình chiến </i>

<i>dịch”, hoặc cái “nỗi nhớ miên man” nó gắn bó con người với nhau. Sau cách </i>

mạng, căn bản đã hết rồi cái say sưa tự nhấm nháp mình, Nguyễn Tn cịn phấn đấu đi xa hơn thế. Trong sáng tác của ông đã dần dần xuất hiện những

<i>con người kháng chiến mà ông yêu mến khâm phục: anh giao thông “Dầu </i>

<i>Gáo”, anh biệt động, anh tự vệ thủ đơ, anh du kích liên xã... Trong cái cố </i>

gắng “không viết tuỳ theo bút”, có lúc ơng đã thử bước sang địa hạt truyện

<i>ngắn để dựng hẳn một chân dung quần chúng cách mạng như trong Những </i>

<i>con đò danh dự (Độc lập, số 23, tháng 6 1950), hoặc một khung cảnh chiến </i>

thắng với nhiều tâm trạng, nhiều khuôn mặt khác nhau của quân dân vùng

<i>địch hậu như trong Thắng càn (1954). Có thể nói: Con đường đi của Nguyễn </i>

Tuân trong ba mươi năm qua là con đường có nhiều bước thăng trầm. Ông đi vào đời sống, xuất phát từ đời sống (chứ không phải từ cá nhân mình), gắn bó, chan hồ với quần chúng (chứ khơng phải đứng tách ra ngoài), tin ở cách mạng, và rèn luyện mình theo lập trường và quan điểm của Đảng.

<i>Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn trong bài“Nhà </i>

<i>văn Nguyễn Tuân” đã viết “Nên hiểu sự khinh bạc lộ liễu của Nguyễn Tuân </i>

trước Cách mạng chẳng qua cũng là một cách nhà văn tự mài sắc mình để làm nghề cho thật đắt, chúng ta sẽ không quá thành kiến với nó, và có thể hiểu tại sao, nó lại tồn tại đồng thời với những phẩm chất ngược lại, như tinh thần phục thiện và một tấm lịng biết thơng cảm. Chẳng phải từ sau Cách

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

mạng, khi khơng cịn thật cần thiết cho nghề nữa, thói quen khinh bạc đó đã được gội rửa rất nhiều?” [24;tr.30].

Vương Trí Nhàn quan niệm tuỳ bút là một thể loại “rất kén tác giả. Ấy

<i>vậy mà tên tuổi Nguyễn Tuân lại gắn với mảnh đất đáng gọi là “tử địa” ấy. </i>

Ông là nhà tuỳ bút số một của văn học Việt Nam hiện đại; sau ông người ta mới gượng gạo nhắc tới vài tên tuổi khác cũng có đơi ba phen thử sức trong nghề - ấy là sau khi họ phải vượt qua con đường khốn khó, hai bên là hai cái vực: hoặc là viết giống Nguyễn Tuân ; hoặc không phải tuỳ bút.” Ông đưa ra kết luận về sự gắn kết của Nguyễn Tuân với thể tài tuỳ bút: “Nó là một bộ phận của con người ơng, ơng sống với nó và cũng được chết với nó.” Vương Trí Nhàn khẳng định: “Những gì xảy ra trong đời sáng tác của Nguyễn Tuân những năm sau 1945, làm chứng cho điều đó”.

Trong cuộc tranh luận về nghệ thuật ở Việt Bắc tháng 7 năm 1949, khi

<i>bàn đến Đường vui, Nguyên Hồng nhận xét “anh yêu mình nhiều quá, dựng </i>

<i>mình lên nhiều quá.”; còn một cán bộ văn nghệ khác thì bảo “tơi có cảm tưởng là anh đi trên bờ suối, đi trên đường để ngắm cảnh”, những điều này </i>

không phải Nguyễn Tuân không biết và ơng đã khổ vì nó lắm lắm, trong cơn lúng túng, ông đổ tội cho thể tài. Trong một buổi họp, chính Nguyễn Tuân đã

<i>phát biểu: “Nhân nói đến tuỳ bút, tơi có ý kiến là chúng ta ghi chép tài liệu </i>

<i>đã nhiều. Bây giờ là thời kì viết tiểu thuyết, đừng viết tuỳ bút nữa.” Một chỗ </i>

<i>khác, ơng nói rõ hơn: “Người viết tiểu thuyết có điều kiện khách quan hơn”. </i>

<i>“Riêng tơi, ở tuỳ bút, tơi dễ phóng túng.” Rồi, làm đúng như điều mình tính, </i>

<i>một số tác phẩm ra sau Đường vui, đều được ông gọi là tiểu thuyết. Chỉ có </i>

một điều hơi phiền: những tiểu thuyết này không hay, hơn thế nữa, những người tinh tường nhận ra rằng nó chỉ tiểu thuyết ở cái vỏ, còn hơi văn, giọng điệu, vẫn là tuỳ bút. Có lẽ vì cũng nhận ra rằng sự thực là như thế, nên khi tập hợp những gì đã viết hồi ở Việt Bắc, và mới về Hà Nội, Nguyễn Tuân gọi

<i>chung chúng là tuỳ bút: Tuỳ bút kháng chiến, Tuỳ bút kháng chiến hồ bình. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>Tác giả Hà Văn Đức với “Tuỳ bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng </i>

<i>Tám” đã khẳng định: “Có nhiều nhà văn viết tuỳ bút, nhưng hiếm có một cây </i>

bút nào lại thuỷ chung gắn bó với nó suốt một đời sáng tác như Nguyễn Tn. Ơng gắn với bó với thể loại tuỳ bút và tạo dựng được cho mình một phong cách riêng ở thể loại này, bởi nó phù hợp với sở trường cũng như cá tính của ơng.”, và “tuỳ bút Nguyễn Tn khơng chỉ giàu chất hiện thực, mang tính thời sự cao, mà cịn đậm đà chất trữ tình, thơ mộng. Chất tình cảm trong tuỳ bút Nguyễn Tuân trước cách mạng thường là buồn, phản ánh cái tâm trạng bức

<i>bối, chán chường của tác giả trước một cuộc đời tù túng, tẻ nhạt (Thiếu quê </i>

<i>hương). Sau Cách mạng tháng Tám, cảm xúc và suy nghĩ của Nguyễn Tuân </i>

có nhiều thay đổi: say mê, nhiệt tình và lạc quan hơn...” [24;tr.140]. Nhiều

<i>thiên tuỳ bút sau cách mạng (nhất là trong tuỳ bút Sơng Đà) là những áng văn </i>

trữ tình giàu chất thơ.

Phan Cự Đệ cũng có những nhận xét và đánh giá tinh tế về nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tn. Ơng ln có sự so sánh những biến đổi về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân ở hai giai đoạn trước và sau cách mạng: “giờ đây tác phẩm Nguyễn Tuân vẫn thường lưu ý chúng ta đến góc độ thẩm mĩ trong cuộc sống hàng ngày bận rộn, đề nghị một lối sống đẹp, nhã nhặn, thanh lịch. Trước cách mạng, trong tác phẩm Nguyễn Tuân đã hình thành một phong cách tài hoa và độc đáo...Khi thế giới quan và phương pháp sáng tác đã chuyển biến về cơ bản thì phong cách nghệ thuật cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, phong cách mới không phủ định phong cách cũ một cách tuyệt đối mà có sự phê phán và kế thừa. Nhiều hình tượng và mơtíp, nhiều thủ pháp nghệ thuật được lặp lại và mang một ý nghĩa mới qua những hình tượng gió, con đường, dịng sơng, sân ga, biên giới...có thể thấy được sự lớn lên, sự chuyển biến trong phong cách Nguyễn Tuân” [24; tr.114].

Còn có thể kể đến tác giả Tôn Thảo Miên với một số bài viết về

<i>Nguyễn Tuân, như "Nguyễn Tuân- tài hoa văn chương", "Nguyễn Tn- dấu </i>

<i>ấn của cá tính sáng tạo". Trong đó tác giả vừa giới thiệu một cách khái quát </i>

về sự nghiệp sáng tác, vừa đi sâu tìm hiểu cá tính sáng tạo của nhà văn. Tơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Thảo Miên viết “Tìm hiểu quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân chúng ta sẽ thấy được sự chuyển biến về tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của ông giữa hai mốc lịch sử trước và sau cách mạng tháng Tám"[24; tr22]. Theo tác giả, mặc dù Nguyễn Tuân là một nhà văn đến với cách mạng khá sớm, có

<i>thể nói là ngay từ những ngày đầu tiên, nhưng từ Lột xác đến Chùa Đàn sự </i>

quyết tâm từ bỏ con người cũ, cuộc sống cũ dường như mới thể hiện ở phương diện lý thuyết. Còn trên thực tế, Nguyễn Tuân vẫn chưa đoạn tuyệt

<i>hẳn với nó. Ngay ở Đường vui một thiên tuỳ bút được coi là có sự chuyển </i>

biến thực sự của ngòi bút Nguyễn Tuân sau cách mạng thì người đọc vẫn

<i>thấy thấp thoáng một Nguyễn Tuân ham “xê dịch”, ham đi: “...đi bao giờ </i>

<i>cũng vui. Chỉ những lúc ngừng mới là hết thú”. Tất nhiên, không giống với </i>

trước cách mạng, Nguyễn chỉ đi một mình, lang thang cô độc. Đi không mục đích, khơng phương hướng. Bây giờ Nguyễn đi cùng với nhân dân,

<i>với bộ đội, và Nguyễn đã nhận thấy “sức mạnh của đất nước luôn luôn hiện </i>

<i>hình trên từng tấc gang đường xa”. Đường vui là bài ca của một con người </i>

mang tâm trạng náo nức, tươi vui, tin tưởng đi vào cuộc kháng chiến. Chất nghệ sĩ, chất lãng mạn, “chất công dân” trong con người Nguyễn Tuân đã tạo nên những trang viết thật hồn nhiên, thật xúc động.

<i>Tình chiến dịch là sự tiếp nối âm hưởng sôi động của cuộc kháng chiến </i>

<i>được bắt đầu từ tuỳ bút Đường vui. Nếu ở Đường vui Nguyễn Tuân mới chỉ đứng bên lề cuộc chiến đấu với tư cách là người quan sát thì ở Tình chiến </i>

<i>dịch ơng là một chiến sĩ- nhà văn. Tuy ông không trực tiếp tham gia vào các </i>

trận đánh, nhưng ông cũng theo sát bộ đội trong các cuộc hành quân, cũng sống ở chiến khu, cũng vào đồn địch, cũng làm công tác dân vận... Có lẽ,

<i>Nguyễn Tuân muốn chứng minh cho sự Lột xác triệt để của mình nên đôi khi </i>

đã bỏ qua những đặc trưng nghệ thuật “rất Nguyễn Tuân ”.

Tác giả Tôn Thảo Miên cũng nhấn mạnh tới cá tính sáng tạo và thành công của Nguyễn Tuân qua thể tài tuỳ bút: "Đặc biệt với tuỳ bút ông đã tạo

<b>nên “thương hiệu” của riêng mình, đó là tuỳ bút Nguyễn Tn.(...) Cá tính </b>

sáng tạo và tài năng của Nguyễn Tuân được thể hiện ở nhiều phương diện,

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

gắn liền với hành trình sáng tạo của nhà văn từ khi bắt đầu cầm bút cho đến lúc từ giã cuộc đời...Sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng bộc lộ rõ cái tôi chủ quan. Sau Cách mạng cái tơi đó đã hồ chung vào cái ta chung của dân tộc. Nhưng dù ở giai đoạn nào, cá tính sáng tạo của ông vẫn được thể hiện một cách đặc sắc” [24; tr73,74].

Một trong những tác giả trẻ gần đây nhất đã viết về Nguyễn Tuân

<i>trong cuốn “Tam diện tuỳ bút” là Trần Thanh Hà, với bài viết “Nguyễn </i>

<i>Tuân- Một thời và mọi thời vang bóng” khi nói đến tuỳ bút kháng chiến của </i>

Nguyễn Tuân chị cũng khẳng định tuỳ bút kháng chiến đã đánh dấu một chặng đường sáng tác mới của nhà văn Nguyễn Tuân.

Nhìn chung, trong những cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Tn, các tác giả đều có những nhận xét, đánh giá trên phương diện khái quát về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau cách mạng và đều có nhắc tới hai tập tuỳ bút của ông trong kháng chiến chống Pháp (giai đoạn 1946-1954) là

<i>Đường vui và Tình chiến dịch. Các tác giả đều gặp nhau ở một nhận định là: </i>

Với hai tập tuỳ bút này, Nguyễn Tuân đã thực sự đến với kháng chiến, hoà vào cuộc sống chiến đấu của nhân dân. Đến với kháng chiến, nhà văn đã có cái nhìn mới với quan điểm nghệ thuật mới và sự đổi mới, phát triển về phong cách nghệ thuật dựa trên những đặc điểm nổi bật đã trở thành dấu ấn trong phong cách nghệ thuật của ông.

Những công trình nghiên cứu, những bài viết trên là nguồn tư liệu quý giúp gợi mở và định hướng cho đề tài nghiên cứu mà chúng tôi đã lựa chọn.

<b><small>III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU </small> 1. Đối tƣợng nghiên cứu </b>

Đặc điểm nghệ thuật thể loại tuỳ bút và phong cách của Nguyễn Tuân thể hiện trong tuỳ bút thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).

<b> 2. Phạm vi nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Toàn bộ tuỳ bút của Nguyễn Tuân thời kỳ chống Pháp (1946 - 1954)

<i>trong đó tập trung chủ yếu ở hai tập Đường vui và Tình chiến dịch. Có so </i>

sánh với tuỳ bút thời kỳ trước và sau đó.

<b><small>IV. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU </small>1. Mục đích nghiên cứu. </b>

Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm sáng rõ thêm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, đặc biệt là phong cách tuỳ bút của nhà văn này qua tuỳ bút viết trong thời kỳ chống Pháp (1946 - 1954), tuy được sáng tác ở giai

<i>đoạn sau cách mạng nhưng vẫn bộc lộ rõ “chất tuỳ bút ” độc đáo riêng có </i>

của Nguyễn Tuân.

<b>2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<b>2.1. Xác định rõ khái niệm phong cách và thể tài tuỳ bút. </b>

2.2. So sánh đối chiếu tuỳ bút của Nguyễn Tuân với những đặc điểm chung của thể loại để tìm ra những nét riêng biệt trong phong cách tuỳ bút của nhà văn Nguyễn Tuân.

2.3. So sánh tuỳ bút Kháng chiến (1946 - 1954) với một số tuỳ bút của Nguyễn Tuân viết trước cách mạng, để thấy được sự ổn định và phát triển của tuỳ bút Nguyễn Tuân.

2.4. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tuỳ bút Kháng chiến (1946 - 1954) luận văn góp thêm tiếng nói vào việc tìm hiểu và khẳng định sự đa dạng, phong phú và đặc sắc trong phong cách sáng tác tuỳ bút của nhà văn Nguyễn Tuân.

<b><small>V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </small></b>

- Phương pháp hệ thống, phân loại - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp phân tích, tổng hợp.

<b><small>VI. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- Đề tài luận văn là sự tiếp nối các cơng trình khoa học đã được nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi cố gắng tìm ra điểm mới khi đi sâu vào mảng tuỳ bút viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Nguyễn Tuân - một khu vực còn chưa được quan tâm một cách đầy đủ và hệ thống.

<i>- Đề tài Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946 </i>

<i>– 1954) góp phần làm rõ hơn phong cách và đặc điểm thể tài tuỳ bút của </i>

<i>Nguyễn Tuân nói chung và tuỳ bút kháng chiến (1946 - 1954) của ơng </i>

nói riêng.

<b><small>VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN </small></b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn được chia thành ba chương:

<b>Chương 1: Từ phong cách nhà văn đến quan niệm chung về thể tài tuỳ </b>

<b>bút và phong cách tuỳ bút của Nguyễn Tuân </b>

<b>Chương 2: Những đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ </b>

<b>bút kháng chiến (1946-1954). </b>

<b>Chương 3: Phong cách ngôn ngữ trong tuỳ bút kháng chiến của </b>

<b>Nguyễn Tuân. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>NỘI DUNG </b>

<b><small>CHƯƠNG 1 </small></b>

<b>TỪ PHONG CÁCH NHÀ VĂN ĐẾN QUAN NIỆM CHUNG VỀ THỂ TÀI TUỲ BÚT VÀ PHONG CÁCH TUỲ BÚT CỦA </b>

<b>NGUYỄN TUÂN 1.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật </b>

<b>Phong cách là một thuật ngữ được sử dụng trong nhiều ngành khoa </b>

học khác nhau tuỳ theo tính chất của ngành khoa học đó. Ngay trong giới nghiên cứu văn học, nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về phong cách

<i>cùng đang tồn tại. Trong cơng trình Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát </i>

<i>triển của văn học, viện sĩ Khrapchenco đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau </i>

của các nhà nghiên cứu xung quanh định nghĩa về phong cách (V.Kovalev, L.Novicchenco, V.Turbin..) Theo ông, các định nghĩa này “xoè ra như cái quạt” mà một phía thì thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử - thẩm mĩ rộng nhất, bao quát nhất, nhưng phía khác lại coi phong cách như một đặc điểm của từng tác phẩm văn học riêng lẻ. Rồi chính Khrapchenco sau đó cũng đưa ra một quan niệm về phong cách của mình. Đó là cịn chưa nói đến nhiều quan niệm khác nhau tồn tại ở hàng trăm cơng trình nghiên cứu khác liên quan đến phong cách cá nhân nhà văn hoặc những vấn đề xung quanh nó.

Ở Việt Nam, trong lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học từ sau 1945 đến nay, tiếp cận tác giả, tác phẩm dưới góc độ phong cách chưa phải là một thao tác phổ biến trong giới nghiên cứu. Điều đó có thể là do “các khái niệm làm cơ sở cho nó như phong cách, phong cách thể loại, phong cách thời đại, phong cách tác giả… vẫn chưa được xác định một cách nhất quán. Phong cách học chưa xây dựng cho mình một hệ thống thao tác có hiệu lực để khảo sát phong cách tác giả một cách khách quan.” (Phan Ngọc) Hơn nữa, trong một thời gian khá lâu, phong cách chưa được coi là một tiêu chí quan trọng để

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

đánh giá sự đóng góp của nhà văn, và chính quan niệm này cũng phần nào hạn chế hứng thú tìm tịi, phát hiện ở nhà nghiên cứu. Những năm gần đây, giới nghiên cứu nói chung đã bắt đầu tiếp cận tác giả, tác phẩm từ góc độ

<i>phong cách. Trong một số sách công cụ như Từ điển văn học, Từ điển thuật </i>

<i>ngữ văn học, các giáo trình Lý luận văn học dùng trong các trường Đại học do </i>

Hà Minh Đức, Phương Lựu, Nguyễn Văn Hạnh chủ biên đã đưa ra khái niệm cơ bản nhất về phong cách. Hoặc trong một số cơng trình nghiên cứu cụ thể

<i>như: Nhà văn - tư tưởng và phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh, Một số vấn </i>

<i>đề thi pháp học hiện đại của Trần Đình Sử, Phong cách học Tiếng Việt của </i>

<i>Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà, Văn học và học văn của Hoàng Ngọc </i>

Hiến… Khi đề cập đến khái niệm này, các tác giả cũng đề xuất vấn đề dưới những hình thức khác nhau những cách hiểu về phong cách của mình.

Qua các cơng trình đó, có thể thấy, nhìn chung các tác giả đều coi trọng các yếu tố hình thức trong tính thống nhất với nội dung tác phẩm, đồng thời đề cao vai trò sáng tạo của cá nhân. Ở đây, chúng tôi xin đưa ra một số định

<i>nghĩa và cách hiểu chung nhất về phong cách nghệ thuật. </i>

<i>Từ điển thuật ngữ Văn học đã định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là </i>

một phạm trù thẩm mĩ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc. Phong cách khác phương pháp sáng tác ở sự thực hiện cụ thể trực tiếp của nó: Các dấu hiệu phong cách dường như nổi lên trên bề mặt tác phẩm, như một thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác được của tất cả mọi yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật. Trong nghĩa rộng phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và sắc thái thống nhất. Với ý

<i>nghĩa này người ta phân biệt các “phong cách lớn”, hay còn gọi là “phong </i>

<i>cách thời đại” (phong cách Phục hưng, phong cách Baroc, chủ nghĩa cổ </i>

điển...), các phong cách của các trào lưu và dòng văn học, phong cách dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

tộc, phong cách cá nhân của tác giả. Nói chung, phong cách là qui luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Khơng phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ có những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện ở các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau (...) Trong chỉnh thể nhà văn, (hiểu theo nghĩa là các sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy. Ngoài thế giới quan, những phương diện khác như tâm lí, khí chất, cá tính đều có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành phong cách của một nhà văn. Phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và của thời đại. [12;tr. 212,213]

<i>Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân cho phong </i>

cách văn học là “những nét chung lớn tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học dân tộc nào đó. Khác với các phạm trù khác của thi học, phong cách có sự thể hiện cụ thể trực tiếp: những đặc điểm phong cách dường như hiện diện ở bề mặt tác phẩm, như là một sự thống nhất hiển thị và cảm giác được của các yếu tố chủ yếu thuộc hình thức nghệ thuật. Theo nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt tác phẩm, khiến tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng điệu và màu sắc thống nhất rõ rệt. Sự thay đổi các phong cách văn học không bộc lộ như một chuỗi kế thừa liên tục: có sự thừa kế và sự đứt gẫy của truyền thống; có sự lĩnh hội các đặc tính bền vững của phong cách quá khứ và sự chối bỏ chúng; sự thất thường này là nét tiêu biểu ở các giai đoạn văn học sử khác nhau, ở các tác giả khác nhau...” [3; tr.254,255].

Sau khi tham khảo các quan niệm về phong cách nghệ thuật và qua khảo sát từ thực tế nghiên cứu, trước hết chúng tôi hiểu phong cách nghệ

<i>thuật của một nhà văn chính là cá tính của chủ thể sáng tạo, là dấu ấn riêng </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>của nhà văn có trong mỗi sáng tác của mình và trong đó tư tưởng nghệ thuật như một tiêu chí quan trọng vừa có ý nghĩa mở đầu, vừa có tính chất chỉ đạo. </i>

Điều đó được thể hiện thông qua việc lựa chọn chất liệu và cách tiếp cận đối tượng nghệ thuật, cách xây dựng tác phẩm, các thủ pháp và phương tiện biểu đạt đến nghệ thuật sử dụng ngơn từ…Q trình sáng tạo đó của người nghệ sĩ không đơn thuần là việc lựa chọn, càng không phải là việc thêm bớt những yếu tố mà là việc tổ chức chúng lại thành một cấu trúc tinh vi, nhuần nhuyễn đến mức mà tất cả những dấu hiệu của hình thức đều mang tính nội dung và ngược lại. Là biểu hiện những đặc điểm của các tính sáng tạo, trong tư tưởng, trong nhận thức, trong cách nhìn, cũng như trong các phương thức thể hiện của nhà văn đối với thế giới hiện thực, con người, sự biểu hiện đó trước tiên

<i><b>bao giờ cũng địi hỏi phải có sự độc đáo. “Văn là người”- câu nói nổi tiếng </b></i>

của Buffon có lẽ cũng là trên tinh thần ấy.

Một tác phẩm nghệ thuật độc đáo không thể là một tác phẩm kém cỏi về cả hai phương diện - hoặc một trong hai phương diện. Nội dung chỉ tồn tại thơng qua hình thức và ngược lại. Một tác phẩm văn học hay là khi, với nội dung đó, tác giả của nó đã lựa chọn được một hình thức thích hợp để diễn đạt thành cơng nội d ung. Có những nhà văn gần nhau về tư tưởng, có cùng một thế giới quan, cùng viết về một đề tài nhưng sản phẩm nghệ thuật đó như thế nào lại hoàn toàn tuỳ thuộc vào hình thức mà nhà văn chọn, vào cái “tạng” của mỗi nhà văn. Bức tranh đời sống trở thành một văn bản nghệ thuật mà giá trị của nó được xác định bởi toàn bộ các thành tố như tình tiết, cốt truyện, nhân vật… trong một thể thống nhất, in dấu ấn riêng của mỗi nhà văn. “Trong một tác phẩm nghệ thuật đích thực, tất cả nội dung được chuyển hố vào hình thức và ngược lại”.

Nghiên cứu các lý thuyết về phong cách và soi chiếu vào các văn bản nghệ thuật cụ thể, chúng tôi hiểu rằng phong cách là một thực thể ẩn hiện mà vẫn có hình thù, được hình thành ngay từ lúc nhà văn mới cầm bút, nhưng lại vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng của thế giới quan, của môi trường sống, của bối cảnh thời đại, của các nhà văn mà họ u

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

thích. Phong cách được hình thành trên cơ sở tài năng nhưng nếu nhà văn không khổ công trong lao động nghệ thuật thì tài năng cũng chỉ ở thế tiềm năng bẩm sinh. Quá trình mỗi người viết tạo nên được cho mình một phong cách là q trình địi hỏi sự lỗ lực trong sáng tạo, là cuộc hành trình để khẳng định cái bản ngã cá nhân trong nghệ thuật của người cầm bút. Phấn đấu để có được một phong cách nghệ thuật cá nhân, đó là sự đóng góp đích thực của mỗi người viết cho sự phát triển chung của cả nền văn học. Bởi vì một nền văn học càng có nhiều phong cách cá nhân độc đáo thì càng có nhiều khả năng trở thành một nền văn học lớn.

Từ những nhận thức về phong cách như vậy, chúng tôi cố gắng vận dụng để tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân qua hai tập tuỳ bút tiêu biểu nhất cho tuỳ bút Nguyễn Tuân trong thời kỳ kháng chiến

<i>chống Pháp: Đường vui và Tình chiến dịch. </i>

<b>1.2. Khái niệm về thể tuỳ bút </b>

<i>Từ điển Bách khoa văn học của Liên Xô trước đây định nghĩa:“Tuỳ bút </i>

<i>(essai- tiếng Pháp) là tác phẩm văn xi cỡ nhỏ và có cấu trúc tự do, biểu thị những ấn tượng và suy nghĩ cá nhân về những sự việc, những vấn đề cụ thể và hồn tồn khơng tính tới việc đưa ra giải thích cố định và đầy đủ về đối tượng”. Trong một cuốn từ điển khác người ta cịn nói rõ thêm: “Được gọi là </i>

tuỳ bút là những tác phẩm mà ở đó nổi lên trên bình diện thứ nhất những phẩm chất riêng, cốt cách riêng của tác giả. Chỉ những người muốn làm rõ cái giọng điệu độc đáo của riêng mình, những người thích tự biểu hiện, tự phân tích, đồng thời là những bút pháp vừa giàu chất hình tượng, vừa có khả năng viết chặt chẽ như châm ngôn…những người đó mới đi vào tuỳ bút”. (Dẫn theo Vương Trí Nhàn- Nguyễn Tuân với thể tuỳ bút).

<i>Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa tuỳ bút “là một thể văn thuộc loại </i>

hình kí, rất gần với bút kí, kí sự. Nét nổi bật ở tuỳ bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống. So với nhiều thể loại khác của kí, tuỳ bút vẫn khơng ít những yếu tố chính luận và chất suy tưởng triết lí. Cấu trúc của tuỳ bút nói chung, khơng bị

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

ràng buộc, câu thúc bởi một cốt truyện cụ thể. Song nội dung của nó vẫn được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Ngôn ngữ tuỳ bút giàu hình ảnh và chất thơ. Ở Việt Nam, Nguyễn Tuân là nhà văn viết tuỳ bút nổi tiếng…”[12; tr.323,324].

<i>Từ điển văn học cũng cho tuỳ bút là một thể loại kí gần với bút kí. Lối </i>

viết phóng khống, nhà văn tuỳ theo cảm hứng lơi cuốn, có thể nói từ sự việc này sang sự việc khác, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia…để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những suy nghĩ, những nhận xét về con người và cuộc đời. Bản ngã của nhà văn được thể hiện trong tuỳ bút gần như trong thơ trữ tình. Tuỳ bút là thể văn giàu chất trữ tình nhất trong các loại kí. Tuy nhiên, cái lối viết “phóng khống” trong tuỳ bút khơng giống với lối viết “tản mạn, tuỳ tiện” mà nó phải tuân theo “ trật tự” trong mạch cảm nghĩ của tác giả. Hơn nữa, giá trị của tuỳ bút cịn thể hiện ở những nội dung mang tính chân thực, nằm trong “những suy nghĩ thâm trầm” rút ra từ những sự việc tưởng như riêng tư, bình thường với ngơn ngữ “giàu hình ảnh, giàu chất thơ” và có tính bất ngờ, kì thú đặc biệt cuốn hút người đọc.

Vậy tuỳ bút là gì? Định nghĩa “vừa dễ lại vừa khó”. Dễ vì khái niệm bản thân nó đã tự giải thích: là phóng bút, tuỳ bút mà viết. Nhưng chính vì thế mà khó. Ở Phương Tây hiện đại, tuỳ bút rất phát triển. Nhưng càng phát triển, khái niệm tuỳ bút càng mơ hồ hơn. Có người nói “tự do là phép tắc của tuỳ bút ” có thể hiểu một cách chung nhất là: Người viết tuỳ bút thường tìm cách thuật lại một sự kiện, một mẩu chuyện nào đó mà mình có trải qua để nhân đấy nêu lên những vấn đề này khác mà bàn bạc, mà nghị luận, triết luận, đưa ra những suy tưởng của mình một cách thoải mái, phóng túng.

Những định nghĩa nói trên đều gặp nhau ở một điểm là biện hộ cho tính chất chủ quan đầy rẫy trong các tuỳ bút, chẳng những thế, cho rằng phải chủ quan mới ra tuỳ bút. Và rất có thể ngay bản thân Nguyễn Tuân cũng chưa đọc những định nghĩa ấy, song chính những tác phẩm của ông là một thứ minh hoạ tốt nhất cho chúng. Cũng như định nghĩa tuỳ bút, viết tuỳ bút vừa dễ vừa khó. Nhưng để trở thành một nhà tuỳ bút, tạo cho mình một sự nghiệp văn

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>chương chủ yếu bằng tuỳ bút, có lẽ chỉ có Nguyễn Tuân. Bởi “phong cách và </i>

<i>tính cách của Nguyễn Tn đã tự tìm đến thể tài tuỳ bút như là một tất yếu…” </i>

[19; tr.72].

Nhà văn Nguyễn Tuân khi nói về thể loại tuỳ bút đã đưa ra một nhận xét

<i>ngắn gọn “tuỳ bút là viết tuỳ theo bút, theo cảm hứng”. Nói như vậy, khơng có </i>

nghĩa đây là một thể loại dễ viết. Nếu người viết tỏ ra kém bản lĩnh hay thậm chí là non tay thì sẽ dễ gây cho người đọc cảm giác nhàm chán bởi sự kể lể dài dịng khơng có sức lơi cuốn.

<b>1.3. Nguyễn Tuân và thể tuỳ bút </b>

Đọc tuỳ bút Nguyễn Tuân, trong mỗi trang viết của ông, người ta thường bắt gặp ở đó những điều thú vị, bởi nhà văn đã trải lên trên mặt giấy một lượng tri thức phong phú, đa dạng, chính xác về nhiều ngành khoa học, nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác thông qua những liên tưởng vô cùng độc đáo với một vốn ngôn từ hết sức phong phú và linh hoạt. Ông vốn xuất thân là một nhà báo có vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng cùng với cái thú “xê dịch” dường như đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của nhà văn. Nguyễn Tuân đã từng quan niệm: đi là để “thay đổi thực đơn” cho con mắt và đời sống tinh thần. Thế nên, qua những trang tuỳ bút của Nguyễn Tn có thể thấy ơng có mặt ở nhiều nơi, quan tâm đến nhiều vấn đề của cuộc sống. Chính vì vậy mà tuỳ bút của Nguyễn Tn bao giờ cũng có độ thơng tin rất cao và chính xác. Nhiều bài tuỳ bút của ơng đã cung cấp cho người đọc những kiến thức đa dạng nhiều mặt cả về lịch sử, điạ lý, địa chất, hội hoạ, âm nhạc, thậm chí là trên cả những lĩnh vực như thể thao, quân sự…Trong một lần đề cập đến nghề viết của mình, Nguyễn Tn đã cho rằng: “Có hai lối viết, tơi gọi là lối nóng và lối lạnh. Cũng như tạng người, có tạng hàn và tạng nhiệt. Tơi thích viết lối lạnh…”

<i>Trong tuỳ bút Nguyễn Tuân, chúng ta nhận thấy cái Tôi bản ngã </i>

<i>được thể hiện một cách rõ nét ở nhiều nhân vật trong tác phẩm. Nguyễn </i>

Tuân sử dụng đại từ nhân xưng ngơi thứ nhất “Tơi” và thậm chí các nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

vật khác của ông, mặc dù tên gọi có thể thay đổi nhưng trên thực tế vẫn mang rõ hình bóng chủ quan của tác giả. Tuỳ bút của Nguyễn Tn khơng chỉ trình bày những cảm xúc, suy nghĩ chủ quan, mà trong một chừng mực nhất định, ơng cịn mơ tả, khắc hoạ tính cách nhân vật, tạo nên những cảnh, những cốt truyện đơn giản. Đồng thời, tuỳ bút của Nguyễn Tuân còn

<i>rất giàu chất hiện thực, mang tính thời sự cao. Ông thường viết về những </i>

con người thực với những việc thực mà có khi chỉ là những câu chuyện

<i>trên đường “xê dịch” của ông hoặc cũng có khi là những con người mà </i>

ông đã từng gặp gỡ, quen biết họ để rồi chính họ đã trở thành “tri kỉ” với ông trên những trang viết. Nhất là những trang tuỳ bút kháng chiến, ở giai đoạn này Nguyễn Tn đã hồ mình vào cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân

<i>dân. Ông đã “xê dịch” trên mọi nẻo đường kháng chiến, gặp gỡ tiếp xúc </i>

với bao con người kháng chiến, với những sự kiện chính trị nóng hổi, những nhiệm vụ của cách mạng. Đồng thời, đọc tuỳ bút của Nguyễn Tuân

<i>dù ở giai đoạn nào thì người đọc cũng thấy dồi dào chất thơ và giàu chất </i>

<i>trữ tình. Chất trữ tình đậm đà ấy được kết hợp với chất trí tuệ sắc sảo đã </i>

tạo nên nét độc đáo riêng biệt của Nguyễn Tuân. Qua các thiên tuỳ bút, Nguyễn Tuân trò chuyện với bạn đọc không chỉ bằng trái tim nghệ sĩ giàu cảm xúc, mà cịn bằng trí tuệ sáng suốt của một con người từng trải, lịch lãm có học vấn rộng về nhiều lĩnh vực, có tác phong nghiên cứu điều tra tường tận, tỉ mỉ. Đó cũng là ý thức trách nhiệm của người cầm bút, ý thức của một người làm khoa học, cái tâm của người nghệ sĩ. Vì thế mà ơng ln giữ được tình cảm cũng như sự tin yêu, mến mộ của bạn nghề và bạn đọc.

<i>Tính chất đa nghĩa cũng là mặt mạnh trong phong cách tuỳ bút của </i>

Nguyễn Tuân. Đọc tuỳ bút của Nguyễn Tuân, cái đầu của người đọc thực sự phải làm việc, phải nghiền ngẫm suy nghĩ, phải có cùng một hướng tư duy nghệ thuật với nhà văn thì mới có thể cảm nhận hết được cái hay cái đẹp trong mỗi trang viết của ơng. Nói một cách hình ảnh như nhà nghiên cứu Hà

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Văn Đức đã so sánh thì “tuỳ bút Nguyễn Tuân giống như một khối ru-bi mà nhìn ở mặt nào, khía cạnh nào người đọc cũng thấy sự toả sáng”[9 ; Tr.141].

<i>Đặc sắc trong tuỳ bút Nguyễn Tuân còn thể hiện ở “cái tài kể chuyện </i>

<i>rất vui, rất hóm và có duyên” của ông. Văn Nguyễn Tuân viết tự nhiên như </i>

“người nói chuyện”. Ơng trị chuyện với bạn đọc một cách thoải mái chân tình, có khi điềm đạm thẳng thắn nghiêm trang, nhưng nhiều khi lại vui nhộn, linh hoạt kiểu tán gẫu nói trạng, đưa lại cho người đọc những trang viết khơng kém phần thú vị. Và có lẽ đây cũng chính là tính chất hết sức tự do của tuỳ bút. Mạch văn như trơi theo dịng suy nghĩ miên man của tác giả, chuyện nọ díu vào chuyện kia, dường như là gợi lại theo trí nhớ “lơng bơng”, “tài tử” mà liên tưởng “tạt ngang” bất chấp trình tự thông thường của thời gian, không gian. Có nhiều người quen đọc lối văn xi dịng “nhẹ chèo mát mái”, không ưa, cũng khơng chịu nổi thì gọi đó là lối văn “đầu Ngơ mình Sở”; cịn người thích thì gọi là có tài đánh “vận động trên trận địa bút ký”. Phải thừa nhận rằng, lối hành văn, dẫn truyện như thế có ưu điểm là biến hoá linh hoạt, không đơn điệu, tẻ nhạt, với lượng thông tin phong phú, hình tượng chồng chất đa dạng. Và tất nhiên muốn thấy được điều đó, phải đọc chậm, đọc kỹ, đặt mình vào dịng liên tưởng của tác giả mà bắt lấy mạch văn. Rồi phải đọc lại, và lùi xa ra mà ghi nhận lấy ấn tượng tồn cảnh, khí mạo tồn bài. Đọc tuỳ bút cũng giống như khi người ta đứng trước một dáng hình mà dân gian vẫn gọi là “ưa nhìn”. Nếu ta chỉ đọc thống qua như một sự giải khy trong phút chốc thì tuỳ bút khơng bao giờ mang lại hiệu quả như một bài thơ hay một đoạn văn bay bổng mà đọc tuỳ bút phải thực sự công phu, nghiền ngẫm đọc càng kỹ, ngẫm càng sâu, nhìn càng lâu mới thấy hết được vẻ đẹp của nó. Người ta nói, đọc Nguyễn Tuân phải đọc lúc nhàn rỗi là vì thế. Nhưng đặc điểm này chỉ có thể “chịu” được khi dừng ở một mức độ nào đấy. Nguyễn Tuân quả có nhiều trường hợp như Trương Chính nhận xét,

<i>“khơng biết tự hạn chế. Người đọc cứ theo ông mà đi như đi vào một bát </i>

<i>quái trận đồ khơng có lối ra”. Nguyễn Tn đã gọi đó là “chơi lối độc tấu” </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

và để chơi được một cách “sành điệu” thì tất yếu lúc nào cũng phải giữ được cái “Tôi” đầy bản lĩnh, lúc nào cũng có duyên mặn mà, lúc nào cũng tự “làm mới mình” để khơng bị “lỗi mốt”, bị nhàm chán… và để phấn đấu đạt yêu cầu đó một cách thường xuyên liên tục thật khó vậy thay! Nguyễn Tuân đã tự dấn thân vào một con đường cheo leo, nguy hiểm giống như một sự thử thách nặng nề mà suốt cả đời cầm bút của mình nhà văn đã luôn đối mặt và vượt qua thử thách ấy.

<i> Văn tuỳ bút của Nguyễn Tuân biến đổi rất linh hoạt. Mạch văn tn </i>

chảy theo dịng cảm xúc hết sức thoải mái, chuyện này chồng chéo lên chuyện kia khơng theo một trình tự nào và cũng không bị ràng buộc hạn chế bởi không gian, thời gian. Văn của ơng khi thì lướt rất nhanh, chỉ điểm một vài nét chấm phá, khi thì dừng lại rất lâu ở một cảnh, một sự việc rồi xoay ngang, xoay dọc, tỉa tót chạm trổ tỉ mỉ công phu như một nghệ nhân tài ba mà có lẽ nhà văn muốn người đọc ấn tượng sâu về nó. Có những lúc tác giả như huy động hết tất cả mọi giác quan của mình để miêu tả kết hợp giữa mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi liếm, trí óc liên tưởng…Và chính những đặc điểm này đã thực sự làm cho tuỳ bút của Nguyễn Tuân có được những nét đặc sắc riêng biệt mà người đọc không thể nhầm lẫn.

<b>1.4. Tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân - dấu ấn sáng tạo của một chặng đường </b>

<i>1.4.1. Đường vui là tập tuỳ bút gồm 13 bài tuỳ bút với lời đề tặng đầu </i>

<i><b>sách: “Gửi Giang và cháu Dũng, hai độc giả trong Ngày tới”. Cuốn sách tập </b></i>

hợp những bài tuỳ bút được viết trong thời kì 1947 - 1950, ghi lại những quan sát, cảm nghĩ của tác giả trên những nẻo đường kháng chiến, sau những đợt cùng bộ đội tham gia các chiến dịch. Mở đầu tập tuỳ bút là hình ảnh con đường ra trận, trên đó là hình ảnh tác giả với hành trang nhẹ nhàng và tâm trạng cịn đơi chút lãng tử đang phấn chấn hoà vào những đoàn người kháng chiến. Biết bao niềm vui mở ra - đi để thấy sự khoẻ lành của tâm hồn mình, để được gặp, được sống trong nhịp sống sôi nổi của đời sống

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>kháng chiến. Các tuỳ bút Thăng Long phi chiến địa, Thấy lại Hà Nội, Một </i>

<i>buổi thi chính trị là hình ảnh của thủ đơ và con người thủ đô trong những </i>

năm đầu của kháng chiến.

<i>Tuỳ bút Khu Năm, Khu Bốn ghi lại cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt </i>

của một dải đất miền trung trong dịp tác giả cùng đoàn kịch lưu động vào

<i>diễn ở vùng này. Badôca là những ghi chép về một cuộc thử súng, có cả đau </i>

thương của thất bại và hoan hỉ của thành công. Cảnh những lớp học Bình dân học vụ trong kháng chiến được tác giả ghi lại với nhiều cảm xúc và suy nghĩ

<i>trong Những vị huấn đạo của bây giờ. Tình tề là tuỳ bút ghi lại một chuyến </i>

vào vùng tề của tác giả: những trắc trở nguy hiểm khi vào đất tề, một vùng đất hoang vắng, cơ quạnh, nghẹt thở vì sống dưới sự kiểm soát của giặc. Tác giả cũng hiểu thêm tâm trạng người dân vùng tề: khổ vì bị ngờ vực, khinh bỉ,

<i>nhưng lòng họ cũng tha thiết ngày giải phóng. Nấm miền xi là một bài tuỳ </i>

bút mà cái tên gợi hình ảnh của những cái chợ Cống Thần, Đồng Quan,...những chợ hàng lậu mọc lên lố nhố có đủ thứ hàng hố Âu- Mĩ. Ở đây bộc lộ bao nhiêu cái xấu xa bệ rạc của những kẻ chỉ mải mê với đồng tiền. Đó là những cảnh xa lạ, lạc lõng với kháng chiến, “không thể là nơi cho

<i>ta kết tinh một điều khoẻ đẹp nào đáng kể”. Chân trời Việt Bắc là một tuỳ bút </i>

có thể hiện rất nhiều tâm trạng của nhà văn. Tác giả nói lên nỗi thèm chân trời khi mà bốn bề Việt Bắc chỉ là rừng núi vây quanh, màu xanh trùng điệp. Mắt đã chán ngấy màu xanh, cịn tấm lịng thấy khủng hoảng vì nỗi nhớ chân

<i>trời. Lại ngược ghi lại chuyến lên Việt Bắc cuối năm 1948 qua nhiều vùng </i>

đất kháng chiến. Ở đâu cũng là nhịp sống kháng chiến sôi nổi với những dòng người hồi cư, những đoàn bộ đội hành quân tấp nập. Ở đâu nhà văn cũng cảm thấy sức mạnh vô cùng của đời sống kháng chiến. Lòng tác giả

<i>như reo lên: “Đường hoa vui ngát như thế này thì bao giờ mỏi chân được, </i>

<i>hỡi các bạn đường”. </i>

<i>Tập tuỳ bút Đường vui đã ghi lại một cách sinh động và phong phú </i>

hình ảnh cuộc sống những năm đầu kháng chiến trên nhiều vùng đất. Đi

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

nhiều, chăm chú quan sát, say sưa với cảnh và người kháng chiến, nhà văn có những trang tuỳ bút sinh động về thực tế kháng chiến đầy mới lạ và hứng thú, “một phong hội thật là thú vị”. Qua tuỳ bút, thấy hiện lên rất rõ hình ảnh nhà văn: một con người hăng say đi vào kháng chiến, hồ mình vào bộ đội, quần chúng kháng chiến. Vẫn là một cách cảm nhận đời sống độc đáo, đầy cá tính trong cách nhìn và cách thể hiện nhưng người đọc có thể nhận ra những đổi thay lớn trong tuỳ bút Nguyễn Tuân: Đầy niềm vui và lạc quan khi nhà văn đã thực sự sống hết mình cùng nhân dân kháng chiến. Tuy nhiên trong đó có nhiều hình ảnh vẫn cịn mang dấu tích tinh thần của chủ nghĩa duy mĩ trong văn Nguyễn Tuân trước cách mạng.

<i>1.4.2. Tình chiến dịch là tập tuỳ bút gồm 10 bài được viết tiếp theo tập </i>

<i>Đường vui (1949), đây là tập tùy bút phản ánh nhiều mặt của cuộc sống </i>

kháng chiến vào thời kỳ nhiều chiến dịch lớn được mở ra, khơng khí kháng chiến càng sôi nổi với nhiều vùng đất được giải phóng. Nhà văn đã ghi lại sinh động quang cảnh và tâm trạng náo nức chuẩn bị cho chiến dịch Tây Bắc: những trung đoàn chuyển quân, các đội dân công chuyển gạo,...hướng về Tây

<i>Bắc. Tác giả thấm thía và cảm động với mối “tình chiến dịch” giữa bộ đội, </i>

dân công, nhân dân các vùng đất Tây Bắc cùng gắn bó hy sinh trong gian khổ mà vẫn đầy niềm vui, tiếng cười lạc quan, ấm áp tình người kháng chiến. Hình ảnh nhà văn hịa lẫn vào bộ đội, nhân dân kháng chiến, cùng hành quân, tham gia trận đánh, khai hội, giảng chính trị, chuyện trị với dân và học tiếng địa phương...Tất cả đã trở thành “nếp tình cảm” để rồi mỗi cuộc chia tay là

<i>bao bịn rịn lưu luyến (Tình chiến dịch, Bàn đạp Tây Bắc, Lửa sinh nhật). </i>

Sau chiến dịch Biên giới, chiến khu đã thông thương với Trung Hoa. Ở Ải khẩu - Nam Quan, vào một mùa thu đất biên giới, tác giả đã sung sướng chứng kiến cảnh hoạt động nhộn nhịp, sôi nổi của một chợ Trung Hoa đầy hàng hóa, thịt cá, hoa quả, tham dự một buổi liên hoan với dân chúng biên giới trên một vùng đất cịn đầy dấu tích tàn phá của chiến tranh. Bên những khung cảnh

<i>sôi nổi hùng tráng, Mả bên sông Thao là sự trang nghiêm trầm lắng của một </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

đêm chôn cất những liệt sĩ trong ánh lửa đuốc bập bùng và tiếng súng đưa tiễn cùng rất nhiều cảm xúc của tác giả về ý nghĩa của hy sinh.

<i>Giữa một thị xã khôi phục và Đời lại mấy mươi tươi là hai bài tùy bút </i>

tràn đầy niềm vui giải phóng. Sau giải phóng, cả thị xã, thành phố như sống lại, nô nức cảnh bộ đội thu chiến lợi phẩm, dân chúng kéo về xây dựng, cày cấy, buôn bán tấp nập, khắp nơi đầy hàng hóa thực phẩm, đâu cũng người

<i>cũng hàng, rau xanh, hoa quả, gà lợn, quán xá tấp nập. Cuộc sống “ngóc dậy, </i>

<i>bật sáng”, mở hội tưng bừng. </i>

<i>Gió Lào là cảm nhận của tác giả khi trở lại thành phố Vinh tan hoang </i>

trong cảnh tiêu thổ kháng chiến và ấn tượng này càng nặng nề khi những cơn gió Lào khủng khiếp gào rú, thổi hơi nóng ngột ngạt khiến con người dường như nghẹt thở. Bài viết đã có những trang đặc tả đầy ấn tượng về thứ gió Lào cay nghiệt, hung hãn, có sức tàn phá cuộc sống con người.

<i>Ngồi này trong ấy nói lên cảm xúc và suy nghĩ của Nguyễn Tuân, </i>

một nhà văn Hà Nội đi kháng chiến, lịng vẫn ln hướng về thủ đô với bao nỗi vui buồn và hy vọng. Nhà văn tưởng tượng cảnh Hà Nội bị chiếm đóng đang sống thê lương, ảm đạm trong ánh điện đỏ ngòm và tiếng giày đinh hung bạo cùng bao cặn bã xấu xa. Nhưng Hà Nội vẫn đang có những đứa con tỏa đi khắp nẻo đường kháng chiến và Hà Nội vẫn đang âm thầm tranh đấu cho một ngày giải phóng. Rất nhiều buồn giận, tự hào, hy vọng trong cảm xúc của Nguyễn Tuân khi nhớ về Hà Nội được thể hiện trong tùy bút này.

<i>Cháy bản thảo là một tùy bút về Trần Đăng. Từ sự hy sinh của Trần </i>

Đăng sau chiến dịch Biên giới, nhà văn nói lên những cảm xúc, nghĩ suy về nghề văn, về tấm gương tiêu biểu của nhà văn - chiến sĩ Trần Đăng.

Tập tùy bút phản ánh sinh động quang cảnh và tinh thần kháng chiến với nhiều trang viết sinh động, trong đó có những đặc tả hết sức đặc sắc về những nẻo đường kháng chiến rộn rã, tấp nập, về sự sống và niềm vui hồi sinh trên vùng đất giải phóng, về những trận công đồn mà tác giả là người

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

trực tiếp tham gia, về gió Lào và cát trắng trên đất Nam Đàn. Trong tác phẩm, hiện lên chân dung nhà văn - một con người cầm bút hòa vào bộ đội và dân chúng, sống hết mình trong những vui buồn của quần chúng kháng chiến. Giọng tùy bút của Nguyễn Tuân đã bớt rất nhiều sự cầu kỳ, kiểu cách nhưng vẫn giữ nguyên sự phóng túng, tài hoa và in đậm sắc thái cá nhân độc đáo trong miêu tả và thể hiện, nhất là trong sự phơi bày những cảm xúc và trải nghiệm của nhà văn.

<i><b>1.4.3. Nhìn chung về tuỳ bút kháng chiến Nguyễn Tuân </b></i>

Nguyễn Tuân là một nhà văn đã suốt đời lao động nghệ thuật bền bỉ với ý thức trách nhiệm của một người nghệ sĩ chân chính. Ơng cũng là một trong số khơng nhiều nhà văn đã đi theo kháng chiến ngay từ những ngày đầu. Có

<i>thể nói cuộc Cách mạng tháng Tám là “sự đổi đời” đối với Nguyễn Tuân. </i>

Cách mạng đã giúp Nguyễn Tuân thoát khỏi những bế tắc trong cuộc sống và sáng tác nghệ thuật, đã làm hồi sinh lại nhịp đập của một trái tim nghệ sĩ vốn sẵn có tình yêu quê hương đất nước. Một quan niệm nghệ thuật mới, một hướng đi mới đã được mở ra với nhà văn Nguyễn Tuân. Chúng ta hãy lắng nghe tấm lòng rạo rực của Nguyễn Tuân trong những ngày đầu đến với cách

<i>mạng. “Mê say với ánh sáng trắng vừa được giải phóng, tơi đã là một dạ lữ </i>

<i>khách không mỏi, quên ngủ của một đêm phong hội mới…” Kháng chiến đưa </i>

Nguyễn Tuân vào cuộc sống lớn lao của quần chúng, với ba lô (không phải vali) trên vai, gậy cầm tay, nhà văn hăm hở lên đường. Cuộc hành trình theo bước chân kháng chiến đã đưa Nguyễn Tuân tới những vùng xa: từ Khu Bốn ra Việt Bắc, lại vào Khu Bốn, ra Khu Ba, qua Sơn Tây, đi Tây Bắc, theo bộ đội vào Bắc Cạn...Ý thức trách nhiệm trong công tác và kết quả những chuyến đi nối tiếp nhau đó đã bước đầu đem lại cho tuỳ bút Nguyễn Tuân những cảnh sắc mới, những cảm xúc lạ...

Nếu như trước đây, Nguyễn Tuân chỉ quan tâm tới cái “Tơi” của mình thì nay “nội tâm của chàng không chú trọng bằng ngoại cảnh ở quanh chàng”, “bây giờ Nguyễn thuộc giá lên xuống của hạt gạo và để ý đến chung quanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

chàng nhiều lắm”... Cách mạng đã làm thức dậy trong lòng Nguyễn Tuân niềm tin yêu đối với cuộc sống, đối với con người. Bây giờ muôn vẻ của đời sống đều khiến cho Nguyễn thấy cái gì cũng thú vị cả, miễn là nó ở quanh mình, nó ở trong cuộc đời mà ta có thể nhìn được, nghe được, sờ mó được...Nguyễn đã làm một cuộc “lột xác” về tư tưởng. Quá trình “lột xác” của các nhà văn “tiền chiến” nói chung và của nhà văn Nguyễn Tuân nói riêng quả thật là không đơn giản. “Nguyễn thèm đến một con rắn mỗi năm thoát xác một lần. Nguyễn nhớ đến những côn trùng mỗi mùa thay cánh một lần...”, nhưng sự “tự huỷ diệt” con người cũ để “tái sinh” một nhận thức mới ở con người khơng thể chỉ là một biến hố vật chất đơn thuần như vậy mà nó phải bắt đầu từ chính những thay đổi trong nhận thức, trong tư tưởng.

<i>Đường vui là một tác phẩm được coi là “có sự chuyển biến thực sự của </i>

<i>ngịi bút Nguyễn Tuân sau cách mạng”, đó là “bài ca của một con người </i>

<i>mang tâm trạng náo nức, tươi vui, tin tưởng vào cuộc kháng chiến”. Đây là </i>

kết quả của một chuyến đi dài - không phải như anh chàng Bạch ngày xưa trên xe, trên tàu, thui thủi một mình, mà đi bộ “mình cưỡi lên mình” mà trườn

<i>qua núi qua sông đẫm mùi thuốc súng “và có khi có đồn có đội, đi với nhân, </i>

<i>đi với bộ đội, đi công tác, đi chiến đấu...” Chất nghệ sĩ, chất lãng mạn, “chất </i>

công dân” trong con người Nguyễn Tuân đã tạo nên những trang viết thật hồn nhiên, thật xúc động.

<i>Tiếp theo Đường vui, Tình chiến dịch là sự tiếp nối âm hưởng sơi động </i>

của cuộc kháng chiến. Giờ đây, Nguyễn Tuân không cịn “đi” một mình nữa, cái thú “xê dịch” vẫn không ngừng cuốn bước chân của nhà văn nhưng là đi

<i>cùng với nhân dân, đi trên những chặng đường cách mạng. Ông thấy, “khi đã </i>

<i>đi sâu được vào cái khổ của giai cấp, thì chỗ nào quanh xóm cũng thấy hiện lên mâu thuẫn giai cấp...”. Nhà văn đã “đứng trên cái nhân sinh quan mới mà </i>

đánh giá con người hiện tại trên hai tiêu chuẩn nhất định là chiến đấu và sản xuất”. Nguyễn Tuân thực sự tâm huyết và có sự đồng cảm với nhân dân và bộ đội trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ chống thực dân Pháp. Ngòi bút

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Nguyễn Tuân ở đây có trách nhiệm và đầy tình người, chứng tỏ một sự thay đổi về nhận thức rất quan trọng trong tư tưởng của Nguyễn Tn ...làm sao có thể khơng xúc động khi thấy một Nguyễn Tn “phóng túng hình hài” vào các

<i>tửu quán, cao lâu trước đây nay bỗng “trở nên thân mật với người ở bản xóm </i>

<i>như là đã quen biết từ lâu lắm...” Rõ ràng, ở đây chúng ta thấy Nguyễn Tuân </i>

đã thực sự sống trong lòng quần chúng, cảm nhận và chia sẻ được niềm vui cũng như những hi sinh, mất mát của họ...Những sáng tác sau này của Nguyễn Tuân là sự khẳng định lập trường tư tưởng cách mạng của ông. Nhận thức về đấu tranh giai cấp và quần chúng nhân dân của ông không hời hợt, dễ dãi mà khá sâu sắc. Người nghệ sĩ tài tử “vị nghệ thuật” trước đây đã nhường chỗ cho một nhà văn “vị nhân sinh”. Nguyễn Tuân bây giờ không làm nhiệm vụ của người quan sát viên mà đứng hẳn ở giữa hai cuộc chiến đấu, lắng nghe từng nhịp đập của trái tim quần chúng. Phương châm sống của ông là hành động. Dứt bỏ hết mọi buồn thương giả tạo, mọi niềm vui trừu tượng để vui, buồn với cuộc kháng chiến của dân tộc.

<i>Tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tn có những bài nghiêng về kí sự, </i>

bởi những chuyến đi bây giờ nhà văn khơng cịn là người “độc khách” mà ông đi giữa quần chúng kháng chiến, đi với biết bao sự kiện cho nên nhà văn giống như một “phóng viên chiến trường”, đi để ghi lại tình hình nóng bỏng của chiến tranh. Có thể nói, kháng chiến đã thực sự trở thành một “phong hội mới” không chỉ giúp Nguyễn Tuân “lột xác”, mà cũng như nhiều nhà văn khác, kháng chiến đã giúp họ làm một cuộc đổi đời thực sự, thoát khỏi “chân trời của một người để đến với chân trời của muôn người”. Song, điều quan trọng là đọc tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân không phải chúng ta được thấy một nhà văn Nguyễn Tuân hoàn toàn thay đổi mà là một Nguyễn Tuân “đổi mới”, một Nguyễn Tuân - nhà văn của cách mạng đã viết bằng tất cả lịng nhiệt tình u nước của mình và những tác phẩm của ông vẫn giữ được những nét độc đáo, tài hoa, uyên bác vốn là dấu ấn riêng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b><small>CHƯƠNG 2 </small></b>

<b>NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT </b>

<b> NGUYỄN TUÂN QUA TUỲ BÚT KHÁNG CHIẾN(1946 - 1954) </b>

<b>2.1.Từ kẻ lãng du đến con người nhập cuộc </b>

Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một cá tính độc đáo. Độc đáo trong cách nghĩ, trong lối viết và cả trong cách sống. Toàn bộ sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng cho ta thấy: dù viết ở thể loại nào, dù nhân vật đó là ai, chung quy lại cũng nhằm thể hiện con người và tư tưởng của nhà văn.

<i><b>Nguyễn Tuân giống như một “kẻ lãng du” đi giữa cuộc đời với chất “ngông” </b></i>

của mình. Ơng dùng tài năng văn chương để chơi ngông với thiên hạ bằng

<i>việc tôn thờ cái đẹp và dùng “chủ nghiã xê dịch” để đi “săn tìm cái đẹp”. Thời </i>

kì trước cách mạng, Nguyễn Tuân hầu như viết về những con người, những sự việc mà trong quan niệm của cá nhân ơng cho là có tính thẩm mĩ cao. Có thể thấy rất rõ nhân vật của ơng tồn là những con người tài tử, họ sống với nghề của mình giống như những người nghệ sĩ tài hoa. Ông không phân biệt họ ở bất cứ lĩnh vực nào: một tên đao phủ với “nghệ thuật” chém người cũng được ông ca ngợi hết lời và đặt cho cái cách chém ấy là “chém treo ngành”. Hay là cả đến cái tài nghệ “bắt gà” của một kẻ giang hồ tuy đã rửa tay gác kiếm mà xem ra đường đao, mũi kiếm vẫn còn sắc ngọt lắm. Hiện thực cuộc sống xã hội đương thời và xuất thân từ một gia đình có truyền thống nhà nho tài tử, Nguyễn đã biết đến những thú vui, những kiểu chơi, cách chơi, những

<i>thú thưởng trà, thưởng hoa, uống rượu rất sành. Có thể tìm thấy trong Vang </i>

<i>bóng một thời tất cả những cái đó: từ một người ăn mày cổ quái chẳng xin gì </i>

ngoại trừ một ấm trà bởi đó chính là kẻ đã mê trà, say trà cho đến nông nỗi khuynh gia bại sản; đến những trò thả thơ, đánh thơ, thú chơi hoa lan, thưởng hương cuội... Tất cả đều vơ cùng hấp dẫn người đọc bởi ngồi những gì được biết về nội dung ra, người ta cịn bị cuốn hút bởi cái chất tài tử, lãng du dường như vốn đã tiềm ẩn trong con người của Nguyễn. Có thể nói, để có được

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

những trang viết ấy phần nhiều cũng bởi Nguyễn Tuân đã đi rất nhiều, biết rất nhiều. Trên suốt những hành trình “xê dịch” của mình Nguyễn đã ghi lại những hiểu biết, những khám phá với một cách riêng đủ để người ta có thể hiểu được mà rất khó bắt chước được. Với lối chơi “độc tấu” ấy, Nguyễn Tuân cứ một mình nhẩn nha đi và viết, nhẩn nha cắt xén, gọt giũa từng câu từ, từng hình ảnh cho đến khi nó hiển hiện rõ cái “dấu triện” của riêng ơng thì thơi. Cũng có nhiều người thấy văn Nguyễn Tuân khó đọc, khơng thích văn ơng nhưng cũng có nhiều người mê văn Nguyễn Tn, khơng ít kẻ bắt chước lối viết của ông nhưng kết quả chẳng thể có một Nguyễn Tuân thứ hai hay một “bản sao” nào khác.

Chất lãng du, tài tử còn bắt nguồn từ ý thức biết coi trọng cái “Tôi” của nhà văn. Nguyễn Tuân khơng những chỉ có ý thức về bản thân mình mà ở ơng cái Tơi cá nhân ấy cịn phát triển rất cao. Ông đồng thời cũng là người biết yêu mình, biết quý trọng tài năng và nghề nghiệp của mình. Theo nhận xét

<i>của Khương Hữu Dụng thì “Nguyễn Tuân là cần cù, nghiêm chỉnh hơn ai </i>

<i>hết”. Còn giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì phát hiện ra ở ông nết trung thực </i>

<i>“trung thực với người và trung thực với chính mình”. Chính vì vậy mà đọc </i>

Nguyễn Tuân người ta có thể dễ dàng nhận ra Nguyễn Tuân đã “lấy chính bản thân mình làm tài liệu”. Ơng chủ yếu viết về những gì ơng đã sống. Ông đã mang chuỗi ngày quý báu đang thể nghiệm của mình vào ln những trang viết. Sự trung thực ấy cũng là một yếu tố quan trọng để làm nên cái độc đáo

<i>trong văn Nguyễn Tuân. Tự nhận mình giống như một “dạ lữ khách” đi trên </i>

đường đời rộng lớn, khơng chỉ tự biết mình mà Nguyễn Tn cịn rất “biết giá người”, biết đến những “tấm lòng trong thiên hạ”. Nguyễn Tuân đã từng xếp mình vào hàng những “văn sĩ giang hồ” và “ngòi bút biết hằn học với hiện tại”. Cái chất giang hồ, lãng tử của một người thích xê dịch, ham đi trong con người Nguyễn Tuân ấy, đã đưa nhà văn không chỉ đến nhiều nơi, mà quan trọng là ông đã cập được với bến bờ của cuộc kháng chiến, bắt nhịp được với cách mạng. Là một trong những nhà văn thuộc lớp những nhà văn “tiền

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

chiến” đến với cách mạng ngay từ những buổi đầu, Nguyễn Tuân đã có một sự nhập cuộc hết sức tự nhiên và hăng hái. Vẫn là cái bản tính thích xê dịch, ham hiểu biết cho nên cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ đã tạo cho

<i><b>Nguyễn Tuân một “phong hội mới”. </b></i>

Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến đã đưa nhà văn vào một cuộc đấu tranh mới: cuộc đấu tranh giữa những mặt tiêu cực cố hữu trong ý thức quan niệm của một số người từ lâu xa cách với đời sống quần chúng, và những mặt mới, tích cực, tiến bộ đang từng bước nhen nhóm trong ý thức và tình cảm họ. Từng bước nhích về phía nhân dân, từng bước vươn lên nhận thức cho được yêu cầu chung của cách mạng là từng bước thanh tốn trong mình những vết cũ. Sự đấu tranh đó lắm lúc thật gay gắt, và đúng là có kinh qua nó thì mới thật thấm thía cái ý nghĩa của một cuộc “xé vỏ trổ mầm” một cuộc “xé vỏ” có thể nói chính là bắt đầu từ những dòng này trong tuỳ bút

<i>Đường vui : “sống với hiện đại giờ là gắng gỏi, phải lắng hết trí tuệ ra để kiềm chế thiên tính, thú tính...nhiều lúc cứ bị lặng ngất đi như có ai bỏ mình vào một cái hũ lớn mà lắc mạnh đủ trăm chiều. Thấy ngịi bút mình chạy trên giấy không kịp được cái bước đi của nhân vật đời thật tại đã nhiều lần tôi muốn quẳng ngay cái thằng tôi đi...”. Cuộc khởi nghĩa tháng Tám và cuộc </i>

kháng chiến chống Pháp liên tiếp nổ ra đã xiết chặt nhân dân thành một khối đồn kết thống nhất, mn người như một. Ý thức cộng đồng vì thế mà lấn át ý thức cá nhân. Cái cá nhân, cái riêng tư cơ hồ bị mất vị trí trong cảm quan thẩm mĩ. Lúc này, cái cộng đồng, vẻ đẹp cộng đồng, đạo lí cộng đồng, trở thành cả một nguồn cảm hứng sáng tạo lớn lao. Cảm hứng nghệ thuật đã trở thành một chủ đề lớn của văn học. Đường lối văn nghệ của Đảng phù hợp với yêu cầu của một đất nước có chiến tranh, địi hỏi văn học phải phục vụ chính trị một cách trực tiếp và tức thời. Nghĩa là phải theo sát từng sự kiện thời sự, từng trận đánh, từng chiến dịch, từng cuộc vận động chính trị thực hiện các chính sách của Đảng...Thế nhưng, cá tính, phong cách của người nghệ sĩ đâu phải là sản phẩm thụ động của hoàn cảnh, nghĩa là hoàn toàn bị phụ thuộc vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

sự áp đặt từ bên ngoài. Và văn học nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo luôn luôn trực tiếp với sự sống cụ thể, sinh động và đa dạng. Cho nên nhà văn nếu như thực sự trung thành với với cuộc sống, thực sự có bản lĩnh và tài năng thì vẫn có thể vượt qua những “nguyên tắc giáo điều, những qui phạm trái tự nhiên ” để đề xuất tư tưởng, nói lên tiếng nói riêng của mình với cuộc đời. Và Nguyễn Tuân là một trong số không nhiều người đã làm được điều đó. Ở Nguyễn Tuân người ta khơng cịn thấy hình ảnh anh chàng Nguyễn cố tình thách thức với thiên hạ bằng thái độ ngông nghênh kiêu bạc, nhưng trước sau vẫn là cái tơi độc đáo và gai góc cùng với chất tài hoa, tài tử và lối văn “độc tấu” quen thuộc ấy. Nguyễn Tuân đã đem tất cả những cái đó theo mình trên đường “xê dịch” đến với cách mạng, nhưng lúc này nhà văn đã để cho cái Tơi cá nhân hồ vào với cái Ta chung của dân tộc, của quần chúng và ngòi bút vốn “sắc sảo, bướng bỉnh khi xưa nay đã có thêm nhiều nét đôn hậu, ấm cúng” mà vẫn tạo ra được một thứ “chất dính” riêng cho mình.

Cuộc cách mạng bùng lên và con người ham thích đổi mới cảm giác đã đón đợi như là ao ước của chính mình. Nguyễn Tn hào hứng chào mừng và nhanh chóng hồ nhập với kỷ nguyên mới của đất nước. Cách mạng không chỉ là ngày hội. Hiện thực bao giờ cũng lộ ra nhiều mặt khơng có trong lý tưởng, nhất là hiện thực của cuộc kháng chiến trường kì gian khổ. Hơn nữa, dấu ấn của chủ nghĩa duy mĩ cũng như những nếp sống của nhà nho tài tử khơng dễ dàng xố bỏ ngay được trên những trang viết mới. Và Nguyễn Tuân đã phải làm một cuộc “lột xác” để vượt qua chính mình. Điều kiện sống mới đã cho nhà văn thoả chí xê dịch. Ơng khơng cịn phải chịu cái khơng khí, giới hạn của cuộc sống tù túng, chật hẹp trong xã hội cũ nữa. Ông đã thực sự trở thành một con người nhập cuộc - một điều khơng phải văn nghệ sĩ nào cũng có thể định hình ngay được từ bước đầu. Sau cách mạng, nhà văn không đối lập hai yếu tố thẩm mĩ và xã hội, ông bắt nhanh những mặt đẹp, nhạy cảm với cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ của nó. Vẫn là một Nguyễn Tuân ngày trước, nhạy cảm với cái Đẹp và nhìn sự vật nghiêng về góc độ thẩm mĩ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Nhưng khơng cịn là một Nguyễn Tn “vị nghệ thuật ” nữa. Nhà văn đã nhìn cái đẹp dưới ánh sáng của quan điểm giai cấp, dưới góc độ của những vấn đề xã hội. Tuy nhiên, người công dân Nguyễn Tuân, người cán bộ đảng viên Nguyễn Tuân không làm mất đi người nghệ sĩ Nguyễn Tuân . Trong sự thay đổi về thế giới quan, lí tưởng thẩm mĩ bao giờ cũng là khâu chuyển biến chậm nhất và cũng phức tạp nhất. Nhưng một khi quan niệm về cái đẹp, sự xúc động thẩm mĩ đã thay đổi về cơ bản thì lúc đó nhà văn đã có đủ điều kiện để chuyển mình sang một phương pháp sáng tác mới, phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa.

<b>2.2. Những đặc điểm chung về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân </b>

Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay, ông đã từng thử bút qua nhiều thể loại nhưng phải đến đầu năm 1938, nhà văn mới nhận ra sở trường của mình với những tác phẩm

<i>thành công xuất sắc gây được tiếng vang trên văn đàn như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời(1939), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng </i>

<i>mắt cua (1941)...Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ </i>

<i>yếu xoay quanh ba đề tài: “Chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “Vang bóng một thời” </i>

và đời sống trụy lạc.

<i> “ Chủ nghĩa xê dịch” vốn là một lý thuyết vay mượn của phương Tây, </i>

chủ trương đi khơng mục đích, chỉ ln ln thay đổi chỗ để tìm cảm giác mới lạ và thoát li mọi trách nhiệm với gia đình và xã hội. Nguyễn Tn đã tìm đến lí thuyết này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc.

<i>Nhưng viết về “chủ nghĩa xê dịch” Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lịng </i>

gắn bó tha thiết của ơng đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngịi bút đầy trìu mến và tài hoa.

Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp

<i>vàng son trong quá khứ mà cho đến hiện tại chỉ cịn là một thời “vang bóng”. </i>

Ấy là thời phong kiến đã qua nhưng dư âm vẫn cịn vang vọng lại. Ơng khơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

viết về trật tự xã hội, về tư tưởng đạo đức cũ, mà mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã, những cách ứng xử giữa người với người đầy nghi lễ nhịp nhàng...Tất cả đều được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp tài hoa bất đắc chí (những cậu ấm, cô chiêu, ông tú, thầy đồ) tuy đã thua cuộc nhưng vẫn không chịu làm lành với xã hội thực dân. Tuy nhiên, trong số này cũng có những

<i>người có khí phách ngang tàng như Huấn Cao trong Chữ người tử tù, từng </i>

được coi là nhân vật đẹp nhất trong đời văn Nguyễn Tuân. Một con người có đầy đủ vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, tài năng hơn người, và cả một tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, luôn giữ được “thiên lương” trong sáng.

Ở thời kỳ này, Nguyễn Tuân cũng hay viết về đề tài đời sống trụy lạc. Trong những tác phẩm thuộc đề tài ấy, người ta thường thấy có một nhân vật “Tơi” hoang mang bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, rượu cồn và thuốc phiện. Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục niềm khao khát một thế giới tinh khiết thanh cao được nâng đỡ trên đôi cánh nghệ thuật.

Khi Cách mạng tháng Tám thành công, lòng yêu nước và thái độ bất mãn với xã hội thực dân đã đưa Nguyễn Tuân đến với cách mạng và kháng chiến. Ông đã chân thành đem ngịi bút của mình phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Nhưng đồng thời Nguyễn Tn cũng ln có ý thức phục vụ trên cương vị một nhà văn – một người nghệ sĩ. Ông cũng đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cách độc đáo của riêng mình. Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo giàu chất nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu và sản xuất.

Là nhà văn đi theo kháng chiến, phục vụ kháng chiến và nhân dân, hình tượng chính của tác phẩm Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám là nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Nhưng dưới ngịi bút của ơng, những nhân vật ấy không phải chỉ là những công dân dũng cảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

mà còn là những con người tài hoa nghệ sĩ, được mô tả trong khung cảnh cũng phù hợp với tính cách tài hoa nghệ sĩ ấy. Vì thế, tác phẩm của Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc niềm tự hào của một dân tộc không chỉ có chính nghĩa và khí phách anh hùng mà cịn có tư thế sang trọng và đẹp của những người sinh ra trên một đất nước có hàng nghìn năm văn hiến.

Nguyễn Tn có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo. Trước Cách mạng tháng Tám, người ta coi thái độ ngông nghênh là biểu hiện của phong cách Nguyễn Tuân. “Ngông” là thái độ khinh đời, ngạo đời dựa trên tài hoa, sự uyên bác và nhân cách hơn đời, hơn người của mình – ngày xưa Nguyễn

<i>Cơng Trứ có câu thơ rất ngông: “ Trời đất cho ta một cái tài/ Giắt lưng dành </i>

<i>để tháng ngày chơi”. Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn </i>

Tuân đều chứng tỏ sự tài hoa và uyên bác; mỗi nhân vật dù thuộc loại người nào, ở lĩnh vực nào đều phải là những nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình phải là những con người phi thường. Và mọi sự vật được miêu tả dù là cái nhỏ nhất từ cái ăn uống trong cuộc sống đời thường cho đến thiên nhiên rộng lớn bao giờ cũng phải được nhìn ở phương diện văn hóa thẩm mĩ. Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân quan niệm đời sống cơ khí hiện đại sẽ giết chết cái đẹp cho nên ơng tự đi tìm về với cái đẹp của thời xưa cịn vương

<i>sót lại và ơng gọi là Vang bóng một thời. Thế giới nhân vật mà ơng ưa thích </i>

hầu hết là những con người thuộc về cái thời “vang bóng” ấy, nếu họ cịn sống trong hiện tại thì cũng bơ vơ lạc lõng như những kẻ “sinh lầm thế kỉ”. Sau cách mạng, ông không đối lập xưa với nay, cổ với kim mà tìm thấy sự gắn bó giữa q khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại khiến cho người đọc không cảm thấy nhàm chán, sáo mòn.

Nguyễn Tuân theo “Chủ nghĩa xê dịch”, luôn luôn đi bởi thèm khát

<i>những cảm giác mới lạ. Đấy là “một nguồn sống bồng bột tắc lối thốt” (Tóc </i>

<i>chị Hồi). Vì thế, Nguyễn Tn khơng thích cái gì bằng phẳng, nhợt nhạt, </i>

n ổn. Ơng là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm,

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội...

Nguyễn Tuân cũng là một con người u thiên nhiên tha thiết. Ơng có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sơng cây cỏ trên đất nước

<i>mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái “Tôi” cá nhân đã </i>

khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tùy bút như một điều tất yếu. Đây là một đóng góp lớn của ông về mặt thể loại văn học. Tất cả sự hấp dẫn của thể tùy

<i>bút, xét đến cùng, phụ thuộc ở chỗ cái “Tôi” của người cầm bút có thực sự </i>

độc đáo, phong phú và tài hoa hay không. Điều ấy nói rằng khơng phải ai cũng có thể trở thành nhà tùy bút xuất sắc như Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân còn có đóng góp khơng nhỏ cho sự phát triển của ngơn ngữ văn học Việt Nam. Ơng có một kho từ vựng phong phú và một khả năng tổ chức câu văn xi đầy giá trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng và như Nguyễn Tuân thường nói, biết “co duỗi nhịp nhàng”...

Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ơng khơng đối lập xưa với nay, tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ không chỉ ở những con người đặc tuyển, những tính cách phi thường, mà ở cả nhân dân đại chúng: ở anh bộ đội, chị dân quân, là những con người lao động bình dị như ơng lái đị sơng Đà... Cịn giọng khinh bạc nếu như cịn tồn tại thì chủ yếu chỉ là để nhằm vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội...

Có người nói, Nguyễn Tuân là một cái “định nghĩa về người nghệ sĩ”. Bởi đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. Đã là người nghệ sĩ thì phải coi trọng và tơn thờ cái đẹp và chính nhà văn đã là kẻ suốt đời đi “săn tìm cái đẹp”. Ơng coi cái đẹp trong nghệ thuật như một vị Chúa thánh thiện và tự coi mình là một con chiên ngoan đạo suốt đời sùng kính và tơn thờ vị Chúa ấy. Ơng cịn quan niệm đã là người sáng tạo nghệ thuật thì phải có một phong cách riêng, độc

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

đáo. Có một thời Nguyễn Tuân đã bị xếp vào hàng ngũ những nhà văn có quan điểm sáng tác “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Nhưng xét từ bản chất, ông không phải là người hoàn tồn theo chủ nghĩa hình thức hay chủ nghĩa cá nhân bởi đằng sau những hình ảnh, những con chữ, những nhân vật mang dấu ấn của Nguyễn Tuân người ta vẫn thấy một cái tâm rất sáng của nhà văn. Đó chính là “thiên lương trong sạch”, là lòng yêu nước thiết tha, là một nhân cách cứng cỏi trước những uy quyền phi nghĩa và những phàm tục trong đời thường. Người đọc mến Nguyễn Tn về tài nhưng cịn trọng ơng về cả nhân cách ấy nữa. Văn Nguyễn Tuân cũng như thể tài tùy bút mà ông đã chọn thuộc về loại rất “kén khách”, nó khơng dễ đọc và không phải ai cũng ưa thích nhưng dù có thế nào thì Nguyễn Tuân vẫn cứ bộc lộ cá tính và phong

<i><b>cách độc đáo của mình trên mỗi trang viết một cách “rất Nguyễn Tuân”. </b></i>

<b>2.3. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến. </b>

<i><b> 2.3.1. Cảm hứng nghệ thuật bao trùm: Kháng chiến như một phong hội mới </b></i>

Đọc tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân, ta có thể dễ dàng nhận ra

<i><b>cảm hứng nghệ thuật bao trùm đó là cảm hứng kháng chiến. Kháng chiến </b></i>

đối với nhà văn giống như một phong hội mới, mở ra một chặng đường sáng tác mới. Sự chuyển biến thực sự của ngòi bút Nguyễn Tuân sau cách mạng,

<i>có thể xem như bắt đầu từ Đường vui. Đọc Đường vui, thấy “cái Tôi cũ, cái </i>

<i>Tôi mới của Nguyễn Tuân cứ chen nhau lẫn lộn mà đi”. Tập tuỳ bút mở đầu </i>

bằng những trang chếnh choáng say sưa, trong đó chất men cách mạng pha lẫn với chất rượu giang hồ. Tác giả đi bộ mà không thấy ngại ấy là cũng phải có tấm lịng được gắn bó thế nào với kháng chiến. Âm hưởng chung, hơi văn, mạch văn chung của các bài viết quả thực là cảm động. Có một cái gì phơi phới vui tin, một tình cảm chân thành đến hồn nhiên đối với quê hương đất nước mình. Với khơng khí náo nức của cách mạng và kháng chiến hồi ấy mà ngày nay mỗi lần nhớ lại sao mà như là nhớ đến những ngày đẹp đẽ, sáng

<i>trong nhất của tâm hồn mình: “Đã bao nhiêu lần tơi vui với con đường! Trên </i>

<i>con đường, trên những con đường khu trong và khu ngồi, tơi đã vui cố gắng </i>

</div>

×