TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Xu hướng tồn cầu hóa và sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã và đang
thúc đẩy giáo dục đại học của mỗi quốc gia đổi mới không ngừng, đặc biệt là hội
nhập quốc tế để cập nhật nhanh chóng những xu thế mới, tri thức mới.Vì vậy, nền
giáo dục đại học mỗi quốc gia nói chung và các trường đại học nói riêng cần hội
nhập quốc tế để giao lưu, học hỏi cũng như đổi mới phù hợp với xu thế chung của
thế giới. Trong xu thế phát triển của giáo dục hiện đại, hợp tác quốc tế của các
trường đại học diễn ra như một tất yếu khách quan. Các trường đại học tại Việt
Nam nói chung và trường Đại học Hà Tĩnh nói riêng đã nhận thức được tầm quan
trọng của cơng tác này, tuy nhiên trong q trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số
hạn chế nhất định.
Từ trước đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến hợp tác
quốc tế của các trường đại học tại Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào
nghiên cứu về hợp tác quốc tế của trường Đại học Hà Tĩnh.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dựa trên lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất
một số giải pháp phát triển hợp tác quốc tế của trường Đại học Hà Tĩnh giai đoạn
2016 – 2020.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác hợp tác quốc tế của trường Đại
học Hà Tĩnh, phạm vi nghiên cứu là thực trạng hợp tác quốc tế của trường Đại học
Hà Tĩnh trong giai đoạn 2007 – 2015, các giải pháp phát triển hợp tác quốc tế của
trường Đại học Hà Tĩnh đề xuất cho giai đoạn 2016 -2020.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, từ đó rút ra những
nhận xét, đánh giá tình hình hợp tác quốc tế của trường Đại học Hà Tĩnh, những ưu
điểm và nhược điểm, nguyên nhân của những hạn chế cịn tồn tại. Trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp phù hợp để tiếp tục phát huy lợi thế cũng như khắc phục
những hạn chế tồn tại của hoạt động hợp tác quốc tế của trường Đại học Hà Tĩnh
trong giai đoạn 2016 – 2020.
Căn cứ vào các mục tiêu đã đề ra, kết cấu của đề tài ngoài mở đầu, kết luận
gồm có 3 chương.
Chương 1 của đề tài đã trình bày các cơ sở lý thuyết về hợp tác quốc tế của
trường đại học bao gồm: tầm quan trọng của hợp tác quốc tế đối với các trường đại
học tại Việt Nam, những vấn đề chung về hợp tác quốc tế của trường đại học và
các điều kiện phát triển hợp tác quốc tế của trường đại học.
Hợp tác quốc tế của trường đại học có thể hiểu là những hoạt động có sự kết
hợp giữa cá nhân/tập thể của một trường đại học với cá nhân, tổ chức nước ngoài
nhằm thực hiện những nội dung mà hai bên thỏa thuận. Tầm quan trọng của hợp
tác quốc tế đối với trường đại học tại Việt Nam thể hiện qua sự cần thiết và vai trò
của hợp tác quốc tế đối với sự phát triển của các trường đại học tại Việt Nam. Sự
cần thiết của hợp tác quốc tế đối với sự phát triển các trường đại học tại Việt Nam
xuất phát từ ba vấn đề chính: mở cửa trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam, thị
trường giáo dục đại học hiện nay là một thị trường cạnh tranh và tiêu chuẩn xếp
hạng các trường đại học trên thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế có vai
trị quan trọng trong việc định hướng sự phát triển của các trường đại học theo
hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế
giới, đồng thời mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho các trường đại học. Vì vậy,
việc nghiên cứu về thực trạng hợp tác quốc tế để từ đó đề xuất các giải pháp phát
triển hợp tác quốc tế của các trường đại học tại Việt Nam là hết sức cần thiết.
Luận văn nghiên cứu về hợp tác quốc tế của trường đại học theo năm vấn đề
cơ bản: hợp tác trong giao lưu trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong đào tạo, hợp tác
trong nghiên cứu khoa học, hợp tác trong trao đổi giảng viên và sinh viên,hợp tác
trong các quan hệ song phương và đa phương.Trong mỗi vấn đề, luận văn đã
nghiên cứu nội dung hợp tác chủ yếu và một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện các
nội dung này.
Qua quá trình nghiên cứu về các hoạt động hợp tác quốc tế của một trường
đại học, đề tài đã hệ thống hóa 5 điều kiện phát triển hợp tác quốc tế của một
trường đại học bao gồm: cơ chế quản lý về hoạt động hợp tác quốc tế, nguồn nhân
lực triển khai hợp tác quốc tế, nguồn tài chính dành cho hoạt động hợp tác quốc tế,
cơ sở vật chất của nhà trường và các chương trình, giáo trình giảng dạy.
Trong chương 2, trên cơ sở những vấn đề lý luận đã trình bày, luận văn đã
nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của trường Đại học Hà Tĩnh từ đó rút ra một
số đặc điểm của các điều kiện phát triển hợp tác quốc tế của nhà trường và tiến
hành phân tích, đánh giá thực trạng hợp tác quốc tế của trường Đại học Hà Tĩnh
giai đoạn 2007 – 2015.
Trường Đại học Hà Tĩnh được thành lập từ năm 2007, trên cơ sở sáp nhập
và nâng cấp 3 đơn vị bao gồm trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh, trường Trung
học Kinh tế Hà Tĩnh và phân hiệu Đại học Vinh tại Hà Tĩnh; là cơ sở đào tạo đại
học trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và chịu sự quản lý nhà nước về giáo
dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, trường đang phấn đấu phát triển thành
trường đại học định hướng ứng dụng, đa cấp, đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và của
đất nước nói chung. Từ khi thành lập cho đến nay, trường luôn xác định hoạt động
hợp tác quốc tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát
triển lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng, uy tín đào tạo của nhà trường.
Qua q trình phân tích, tác giả đã nhận thấy: Trong giai đoạn 2007 – 2015,
trường Đại học Hà Tĩnh mới đi vào hoạt động được 8 năm, do đó cịn có nhiều khó
khăn trong việc thực hiện các hoạt động nói chung và hoạt động hợp tác quốc tế
nói riêng. Tuy nhiên, thực trạng hợp tác quốc tế của nhà trường giai đoạn này đã
cho thấy nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hoạt động hợp tác quốc tế của nhà trường
được thực hiện trên cả năm lĩnh vực chính: hợp tác trong giao lưu trao đổi kinh
nghiệm, hợp tác trong đào tạo, hợp tác trong nghiên cứu khoa học, hợp tác trong
trao đổi giảng viên, sinh viên và hợp tác trong các quan hệ song phương và đa
phương. Số lượng nội dung hợp tác và đối tác hợp tác của nhà trường đã tăng lên
đáng kể trong giai đoạn này. Hiện nay, nhà trường đã thực hiện hợp tác với 20 đối
tác đến từ 10 quốc gia khác nhau ở hầu hết các nội dung thuộc các lĩnh vực hợp tác
ở trên. Số lượng sinh viên quốc tế theo học tại nhà trường tăng lên không ngừng
qua các năm và đến từ 3 quốc gia: Lào, Thái Lan và Trung Quốc. Bên cạnh đó, hợp
tác quốc tế cũng đã có các tác động tích cực đến sự phát triển của nhà trường như
nâng cao chất lượng cán bộ, giảng viên, nâng cao uy tín trong việc đào tạo lưu học
sinh Lào và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác trên thế giới.
Bên cạnh các ưu điểm, thực trạng hợp tác quốc tế của trường Đại học Hà
Tĩnh cũng đã bộc lộ một số nhược điểm cần khắc phục. Trước hết, các nội dung
hợp tác quốc tế của trường đại học Hà Tĩnh chưa có chiều sâu, chủ yếu dừng lại ở
mức độ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, chưa thực hiện các hoạt động liên kết đào
tạo và liên kết nghiên cứu khoa học. Mặt khác, một số hoạt động hợp tác quốc tế
được tiến hành nhưng hiệu quả chưa cao như trao đổi giảng viên, sinh viên, thực
hiện kí kết các biên bản ghi nhớ song phương và đa phương. Các đối tác cùng hợp
tác chưa đa dạng, chủ yếu đến từ Lào và Thái Lan.
Ngoài các nguyên nhân khách quan xuất phát từ bên ngoài, nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến các nhược điểm trên xuất phát từ việc trường Đại học Hà Tĩnh chưa
xây dựng được chiến lược hợp tác quốc tế của nhà trường trong một giai đoạn nhất
định, các điều kiện phát triển hợp tác quốc tế của nhà trường còn nhiều hạn chế,
thiếu kinh nghiệm trong việc triển khai và phát triển hoạt động hợp tác quốc tế, uy
tín trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường chưa cao.
Trong chương 3, tác giả đã căn cứ vào các kết quả phân tích đánh giá ở
chương 2, mục tiêu và phương hướng hợp tác quốc tế của trường Đại học Hà Tĩnh
đến năm 2020 để đề xuất một số giải pháp phát triển hợp tác quốc tế của trường
Đại học Hà Tĩnh trong giai đoạn 2016 – 2020 bao gồm: Xây dựng chiến lược hợp
tác quốc tế của trường Đại học Hà Tĩnh giai đoạn 2016 – 2020, Hoàn thiện hệ
thống văn bản về hợp tác quốc tế của nhà trường, Tăng cường đào tạo và bồi
dưỡng nguồn nhân lực, Thành lập nguồn ngân sách riêng cho hoạt động hợp tác
quốc tế của nhà trường và Duy trì mối quan hệ hợp tác với các đối tác hiện tại và
mở rộng quan hệ với các đối tác mới. Đối với mỗi giải pháp, tác giả đã trình bày cụ
thể về cơ sở khoa học của giải pháp, nội dung thực hiện, lộ trình thực hiện dự kiến,
kết quả dự kiến của giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp.
Giải pháp “Xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế của trường Đại học Hà
Tĩnh trong giai đoạn 2016 - 2020” đã căn cứ vào cơ sở lý thuyết và thực tiễn để đề
xuất việc hình thành chiến lược hợp tác quốc tế của trường Đại học Hà Tĩnh với
mục đích giúp nhà trường triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong giai đoạn
2016 – 2020 một cách có hệ thống, có kế hoạch và hiệu quả. Việc xây dựng chiến
lược hợp tác quốc tế cần căn cứ chiến lược phát triển tổng thể của nhà trường và
chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của tỉnh Hà Tĩnh, cũng như định
hướng phát triển hoạt động đối ngoại của tỉnh Hà Tĩnh.Trong quá trình xây dựng
chiến lược cụ thể, do nguồn lực phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế của nhà
trường còn hạn chế, do vậy chiến lược phát triển hoạt động hợp tác quốc tế nên
được thực hiện song song với chiến lược phát triển nguồn nhân lực của nhà trường,
đồng thời trong quá trình xác định các nhiệm vụ và chương trình hành động cho
từng nhiệm vụ đó nhà trường cần xác định rõ nguồn nhân lực và nguồn kinh phí dự
tính cho các hoạt động đó là bao nhiêu.
Giải pháp “Hồn thiện hệ thống văn bản về hợp tác quốc tế của trường Đại
học Hà Tĩnh” căn cứ trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đã đề xuất với nhà trường
một số phương án thực hiện rà soát, cập nhật, hệ thống hóa các văn bản giấy tờ một
cách thường xuyên, đồng thời nhanh chóng ban hành Quy chế Quản lý hoạt động
hợp tác quốc tế của trường Đại học Hà Tĩnh để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho các
hoạt động của nhà trường diễn ra thuận lợi.
Giải pháp “Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực” căn cứ trên
cơ sở lý thuyết và thực tiễn đã đưa ra một số đề xuất về các biện pháp nhà trường
có thể thực hiện để nâng cao năng lực cũng như trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân
lực thực hiện và triển khai hợp tác quốc tế của nhà trường, đặc biệt là nguồn nhân
lực cho các dự án liên kết đào tạo và liên kết nghiên cứu khoa học được nhà trường
dự kiến thực hiện trong tương lai.
Giải pháp “Thành lập nguồn ngân sách riêng cho hoạt động hợp tác quốc tế
của nhà trường” căn cứ trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đã đề xuất việc hình thành
một quỹ riêng về công tác hợp tác quốc tế của nhà trường nhằm đảm bảo kinh phí
cho các hoạt động hợp tác quốc tế, đồng thời đưa ra một số biện pháp về việc tận
dụng các nguồn tài trợ bên ngồi để tăng thêm kinh phí cho các hoạt động.
Giải pháp “Duy trì mối quan hệ hợp tác với các đối tác hiện tại và mở rộng
quan hệ với các đối tác mới” đã căn cứ vào cơ sở lý thuyết và thực tiễn về số lượng
đối tác hợp tác quốc tế với trường Đại học Hà Tĩnh còn chưa đa dạng để đề xuất
một số biện pháp mở rộng về số lượng các đối tác, đồng thời đa dạng hóa các hoạt
động với đối tác hiện tại.
Để có thể thực hiện các giải pháp này, nhà trường cần đảm bảo các điều kiện
thực hiện như sự chỉ đạo thực hiện của nhà trường, tuân thủ các quy định của pháp
luật, nguồn nhân lực thực hiện và nguồn kinh phí thực hiện giải pháp.
Cuối cùng, luận văn đưa ra một số đề xuất đối với Nhà nước, Bộ Giáo dục
và Đào tạo và UBND tỉnh Hà Tĩnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và
phát triển hợp tác quốc tế của trường Đại học Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Có thể khẳng định lại, hợp tác quốc tế của trường đại học đã và đang diễn ra
như một tất yếu khách quan trong xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa giáo dục hiện
nay. Bởi vậy, trong chiến lược phát triển của trường Đại học Hà Tĩnh, công tác hợp
tác quốc tế cần được đẩy mạnh, mở rộng quy mô và nâng cao hơn nữa về chất
lượng, hiệu quả hợp tác, góp phần nâng cao vị thế của nhà trường trong thị trường
giáo dục đại học tại Việt Nam và từng bước tiếp cận giáo dục đại học thế giới. Với
mục tiêu đó, tác giả hi vọng rằng đề tài “Phát triển hợp tác quốc tế của trường Đại
học Hà Tĩnh” có thể là một nguồn tài liệu hữu ích để Ban lãnh đạo nhà trường
tham khảo và triển khai các giải pháp phát triển trong thời gian tới. Do hạn chế về
thời gian, về năng lực nghiên cứu và sự hiểu biết đối với công tác hợp tác quốc tế,
đề tài khơng tránh khỏi một số thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý các nhà
nghiên cứu, các thầy giáo, cô giáo và các độc giả để luận văn được hồn thiện hơn
và có giá trị thực tế trong việc phát triển hợp tác quốc tế của trường Đại học Hà
Tĩnh nói riêng và của các trường đại học tại Việt Nam nói chung.