Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Gián án Tư liệu Trung ương Cục miền Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.33 KB, 14 trang )

Trung ương Cục miền Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Trung ương Cục miền Nam là cơ quan đại diện cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1951-1954 và
1961-1975.
Mục lục
[ẩn]
• 1 Thời kỳ 1951-1954
• 2 Thời kỳ 1961-1975
• 3 Các bí thư
• 4 Các Ban, Ngành trọng yếu
o 4.1 Văn phòng TWCMN
o 4.2 Ban Quân sự TWCMN
o 4.3 Ban An ninh TWCMN
• 5 TWCMN với kế hoạch Tìm và Diệt của đối phương
• 6 Căn cứ cuối cùng trở thành Khu di tích lịch sử TWCMN
• 7 Tiến về Sài Gòn năm 1975
• 8 Chú thích
• 9 Liên kết ngoài
[sửa] Thời kỳ 1951-1954
Khi Đảng Lao động Việt Nam ra công khai từ Đại hội II (1951), thì Trung ương Cục miền
Nam ra đời, thay cho Xứ ủy Nam Bộ có từ năm 1946. Bí thư Trung ương Cục là Lê Duẩn,
vốn là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ. Phó Bí thư là Lê Đức Thọ, sau là Phạm Hùng. Các ủy viên:
Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Kỉnh. Cơ quan ngôn luận chính
thức là báo "Nhân Dân miền Nam".
Đến tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định giải thể
Trung ương Cục miền Nam và lập lại Xứ ủy Nam Bộ.
[sửa] Thời kỳ 1961-1975
Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) Đảng Lao động Việt
Nam, họp ngày 23 tháng 1 năm 1961 đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam


thay cho Xứ ủy Nam Bộ, được thành lập tháng 10 năm 1954. Trung ương Cục miền Nam
(trong bài này được viết tắt thành TWCMN) là một bộ phận của Trung ương Đảng Lao
động Việt Nam tại chiến trường miền Nam Việt Nam, có nhiệm vụ "...căn cứ vào nghị
quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và Bộ Chính
trị về cách mạng miền Nam mà đề ra chủ trương, chính sách, phương châm, kế hoạch
công tác và chỉ đạo cụ thể ở miền Nam"
[1]
. TWCMN có các phiên hiệu là B2, R, Ông Cụ,
dùng để bảo mật trong chiến trường. Địa bàn chỉ đạo lúc đầu là cả miền Nam Việt Nam,
tức từ vĩ tuyến 17 trở vào.
Tháng 10 năm 1961 tại căn cứ Mã Đà, miền Đông Nam Bộ - vùng Trị An ngày nay -
TWCMN họp phiên đầu tiên gồm có các ông: Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc), Võ Toàn (Võ
Chí Công, Năm Công), Phan Văn Đáng (Hai Văn), Trần Lương (Trần Nam Trung, Hai
Hậu), Phạm Văn Xô (Hai Xô), Phạm Thái Bường (Ba Bường), Võ Văn Kiệt (Sáu Dân),
Nguyễn Đôn, Trần Văn Quang (Bảy Tiến), Trương Chí Cương (Tư Thuận), Lê Quang
Thành (Tư Thành).
Hội nghị bầu ra ban thường vụ gồm 6 người với chức vụ sau:
• Nguyễn Văn Linh - Bí thư TWCMN
• Võ Chí Công - Phó bí thư TWCMN
• Phan Văn Đáng - Phó bí thư TWCMN
• Lê Quang Thành - Ủy viên thường vụ
• Phạm Văn Xô - Ủy viên thường vụ
• Trần Lương - Ủy viên thường vụ
Nguyễn Đôn và Trương Chí Cương được cử làm Bí thư và Phó Bí thư Khu V. Đặc biệt hội
nghị quyết định thành lập các T1, T2, T3, T4... thay cho các liên tỉnh ủy trước kia; quyết
định chuyển căn cứ từ Mã Đà về bắc Tây Ninh. Lúc này Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam đã thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1960 nhưng chưa có lãnh tụ, do đó hội
nghị tập trung chỉ đạo việc giải thoát luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Việc giải thoát thành công
tại Phú Yên (đêm 30 tháng 10 năm 1961, tại mộ bà Du Ký vùng chân núi Chóp Chài, Tuy
Hòa), vào cuối tháng 11 năm 1961, luật sư Nguyễn Hữu Thọ về đến bắc Tây Ninh.

Ngày 1 tháng 1 năm 1962, Trung ương Cục miền Nam ra tuyên bố thành lập Đảng Nhân
dân cách mạng miền Nam, và công bố cương lĩnh hoạt động của mình.
Tháng 2 năm 1962 Đại hội lần thứ I Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
được tổ chức và luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm chủ tịch.
Năm 1963, Trần Văn Trà (Tư Chi) vào thay Trần Văn Quang ra Trung ương.
Cuối năm 1963, Lê Đức Anh (Sáu Nam) rời Hải Phòng vào Nam nhận nhiệm vụ Tham
mưu trưởng Bộ Tư lệnh Miền.
Tháng 10 năm 1964, Nguyễn Chí Thanh được Trung ương cử vào làm Bí thư Trung ương
Cục, kiêm Bí thư Quân ủy Miền. Ông truyền đạt nghị quyết Trung ương 9 khóa III, điều
chỉnh lại công tác tổ chức chỉ đạo, từ đó TWCMN phụ trách trực tiếp từ Khu VI (gồm Lâm
Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận) trở vào đến Cà Mau. Từ Ninh Thuận trở ra do Trung
ương Đảng trực tiếp chỉ đạo. Phân công Võ Chí Công về khu V làm Bí thư Khu ủy, kiêm
Chính ủy quân khu.
Đầu năm 1965, Trần Độ (Chín Vinh) và Lê Quang Thành (Tư Thành) được Trung ương cử
vào bổ sung thêm cho Trung ương Cục.
Tháng 7 năm 1967, Nguyễn Chí Thanh đột ngột qua đời do bị đau tim. Tháng 10 năm
1967, Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, được Trung ương cử vào thay thế. Tiếp đến,
Hoàng Văn Thái (Mười Khang), Ủy viên Trung ương Đảng, được Trung ương tăng cường
vào làm Phó Bí thư TWCMN, kiêm Phó Bí thư Quân ủy Miền.
Đầu năm 1968, Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị, được Trung ương bổ sung vào làm Phó
Bí thư TWCMN, nhưng đến tháng 5 năm 1968 được chuyển sang công tác ngoại giao. Vào
thời kỳ này Nguyễn Văn Linh kiêm thêm Bí thư Khu trọng điểm gồm Sài Gòn - Chợ Lớn -
Gia Định và một số huyện của các tỉnh phụ cận.
Ngày 6 tháng 6 năm 1969, tại căn cứ Tà Nốt, Bắc Tây Ninh, Đại hội đại biểu quốc dân
toàn miền Nam đã họp và bầu ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam, do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch. Hậu thuẫn cho Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam, Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình miền Nam Việt Nam (Mặt
trận 2), cùng các đoàn thể cách mạng do Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo.
Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ cùng đoàn TWCMN ra viếng Chủ

tịch Hồ Chí Minh, sau đó Nguyễn Hữu Thọ ở lại miền Bắc cho đến sau ngày giải phóng
miền Nam.
Tháng 3 năm 1973, Hoàng Văn Thái cùng đoàn do Phó Bí thư TWCMN Nguyễn Văn Linh
dẫn đầu ra Bắc dự hội nghị, sau hội nghị Hoàng Văn Thái ở lại miền Bắc nhận nhiệm vụ
mới.
[sửa] Các bí thư
• Lê Duẩn (1951-1954)
• Nguyễn Văn Linh (1961-1964)
• Nguyễn Chí Thanh (1964-1967)
• Phạm Hùng (1967-1975)
[sửa] Các Ban, Ngành trọng yếu
[sửa] Văn phòng TWCMN
Xem chi tiết: văn phòng Trung ương Cục miền Nam
Văn phòng Trung ương Cục miền Nam (VP.TWCMN) là cơ quan bảo đảm mọi hoạt động
của TWCMN. Ngay sau khi TWCMN ra đời, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể ... giúp việc
cho TWCMN cũng đươc thành lập, trong đó có Văn phòng TWCMN. Đây là cơ quan tham
mưu, tổng hợp, bảo vệ và phục vụ trực tiếp các hoạt động của TWCMN, đồng thời chịu sự
chỉ đạo trưc tiếp của Thường vụ TWCMN.
[sửa] Ban Quân sự TWCMN
Ban Quân sự TWCMN được chuyển thể từ Ban Quân sự Xứ ủy Nam Bộ, là tiền thân của
Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam, lấy ngày 15 tháng 2 năm 1961, ngày mà Bộ chính
trị và Quân ủy Trung ương có chỉ thị về việc thống nhất các lực lượng võ trang giải phóng
miền Nam, làm ngày truyền thống.
Bộ chỉ huy Ban Quân sự TWCMN gồm có:
1. Thiếu tướng Trần Lương - Trưởng Ban Quân sự TWCMN
2. Phạm Thái Bường - Chính ủy Ban Quân sự TWCMN
3. Thiếu tướng Trần Văn Quang - Chỉ huy Trưởng Các lực lượng vũ trang giải phóng
miền Nam
4. Nguyễn Hữu Xuyến - Chỉ huy Phó Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam
5. Phạm Văn Xô - Phụ trách Hậu cần

Sau một thời gian ngắn Phạm Thái Bường chuyển sang nhiệm vụ khác, Trần Lương kiêm
nhiệm Chính ủy Ban Quân sự TWCMN.
Đến tháng 10 năm 1963, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Bộ chỉ
huy Quân giải phóng miền Nam và cấp ủy Đảng đồng cấp, sau này thường gọi là Quân ủy
Miền và Bộ Tư lệnh Miền, nhân sự gồm:
1. Nguễn Văn Linh, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Cục kiêm Bí thư
Quân ủy Miền
2. Trung tướng Trần Văn Trà, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam làm Tư
lệnh Miền
3. Thiếu tướng Trần Độ sẽ vào làm Phó Chính ủy Miền
[sửa] Ban An ninh TWCMN
Ban An ninh TWCMN khi mới thành lập, Phan Văn Đáng làm Trưởng Ban, Cao Đăng
Chiếm làm Phó Ban, Huỳnh Việt Thắng làm uỷ viên. Từ năm 1968-1974 Phạm Thái
Bường làm Trưởng Ban, từ năm 1974 đến giải phóng Cao Đăng Chiếm làm Trưởng Ban.
[sửa] TWCMN với kế hoạch Tìm và Diệt của đối
phương
Trong bất cứ cuộc chiến tranh hoặc xung đột nào, cơ quan đầu não của hai bên đều là mục
tiêu tấn công của nhau. TWCMN bao giờ cũng nằm trong kế hoạch hàng đầu của mọi kế
hoạch mà người Mỹ đã áp dụng ở Việt Nam. Sau đây là một số cuộc tấn công điển hình
vào căn cứ, có tác động trực tiếp đến cơ quan lãnh đạo TWCMN:
• Ngày 3 tháng 2 năm 1963: 72 lượt chiếc máy bay Dakota đổ quân nhảy dù xuống
vùng Trảng Ba Mặt (Tây Ninh), là vùng hậu cứ của văn phòng TWCMN, buộc
C260, đơn vị bảo vệ văn phòng TWCMN, do Phạm Văn Khi (Tư Châu lớn) trực
tiếp chỉ huy, đánh chặn. Cuộc tập kích không hoàn thành mục tiêu khi đơn vị bảo
vệ kịch thời phản kích kéo dài thời gian để cho các cán bộ chủ chốt kịp thời lánh
sang biên giới Campuchia an toàn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm
tăng thêm mâu thuẫn giữa chính quyền Ngô Đình Diệm với hoàng thân Norodom
Sihanouk, vốn đã căng thẳng sau vụ ám sát bất thành năm 1960.
• Ngày 6 tháng 1 năm 1966, (tức ngày 15 tháng 12 âm lịch): hàng loạt pháo đài bay
B-52 đã tập kích thẳng vào khu căn cứ Núi Đất (Bà Rịa)

[2]
, nơi bấy giờ đặt trụ sở
Văn phòng TWCMN. Tuy bị thiệt hại đáng kể về nhân lực, nhưng một lần nữa, các
cán bộ lãnh đạo chủ chốt vẫn được an toàn.
• Chỉ 1 tháng sau, khi nhận được tin tình báo cho biết các cơ quan TWCMN đã xây
dựng căn cứ mới tại chiến khu Đ, quân Mỹ đã tiến hành Chiến dịch Rolling Stone
tập kích, nhưng lại không đạt được mục tiêu như mong muốn.
• Ngày 22 tháng 2 năm 1967: Để giải quyết chiến trường trước khi mùa mưa năm
1967 bắt đầu, để thực hiện kế hoạch rút quân Mỹ và đồng minh về nước vào cuối
năm 1967 như lời Đại tướng William Westmoreland đã hứa với Quốc hội Mỹ, Bộ
chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam đã quyết định mở cuộc hành quân "Tìm
và Diệt" lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam mang tên Junction City, do Trung
tướng Jonathan Simon, Tư lệnh lực lượng dã chiến số II, chỉ huy; với lực lượng
hùng hậu khoảng 45.000 quân, gồm những đơn vị thiện chiến như: Sư đoàn bộ binh
số 1 (Anh Cả Đỏ), sư đoàn bộ binh số 25 (Tia Chớp Nhiệt Đới), sư đoàn bộ binh số
4, sư đoàn bộ binh số 9, lữ đoàn bộ binh số 196, lữ đoàn dù 173, lữ đoàn thủy quân
lục chiến Sài Gòn, 4 tiểu đoàn biệt kích và Make-Force cùng nhiều quân binh
chủng yểm trợ khác. Phạm vi cuộc hành quân rộng chỉ 1.500 km², nằm giữa 2 con
sông Vàm Cỏ Đông ở về phía tây, sông Sài Gòn ở về phía đông, phía bắc là
Campuchia, bấy giờ là nơi toàn bộ các cơ quan đầu não của TWCMN đang đứng
chân ở đây. Một lần nữa, sức mạnh quân sự của Mỹ tỏ ra không đủ sức hoàn thành
mục tiêu khi các đơn vị bảo vệ đã phản kích cầm chân cho cơ quan đầu não lánh
sang biên giới. Cuộc hành quân buộc phải chấm dứt sau 53 ngày đêm quyết đấu mà
không thể đạt được mục tiêu vây bắt ban đầu đã được đặt ra.
• Đầu tháng 12 năm 1967: Cuộc càn Hòn-Đá-Vàng thọc sâu vào trung tâm và hậu cứ
của các cơ quan đầu não TWCMN. Trung tâm cuộc hành quân hình thành nên 2
căn cứ vững chắc: Thiện Ngôn và Cà Tum, nó thường xuyên uy hiếp vùng hậu cứ
của TWCMN mãi đến những năm về sau. Thế trận của cuộc càn ngay từ đầu đã
bao vây văn phòng TWCMN. Lúc này văn phòng TWCMN nằm trong đội hình của
Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam (Biệt hiệu: B21, hòm thư: 86.200 YK),

đóng ở mạn đông bắc Cà Tum. Để thoát ra khỏi vòng vây của cuộc càn, văn phòng
TWCMN phải luồn vượt qua các chốt chặn của lính Mỹ dưới áp lực gầm rú của
tiếng xe tăng và ánh sáng đèn pha sáng rực trong đêm. Từ mạn đông bắc Cà Tum,

×