Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quản lý hoạt động đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2010 2025 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.8 KB, 6 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đầu tư từ nguồn vốn nhà nước có ý nghĩa quan trọng mặc dù vốn ngân sách chỉ
chiếm khoảng 13% tổng vốn đầu tư xã hội, song là nguồn vốn Nhà nước chủ động điều
hành, đầu tư các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển then chốt của nền kinh tế những khu vực
khó có khả năng thu hồi vốn, những lĩnh vực mà tư nhân hoặc doanh nghiệp không muốn
hoặc không thể đầu tư như: đầu tư các cơng trình kết cấu hạ tầng, các cơng trình cho giáo
dục; đầu tư cho các dự án sự nghiệp kinh tế; đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà
nước…Quản lý hoạt động đầu tư từ nguồn vốn NSNN tốt sẽ có tác động tích cực đến thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân
dân; tăng tính ổn định kinh tế vĩ mơ và kiểm sốt lạm phát gắn với đổi mới mơ hình tăng
trưởng và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế.”
Vấn đề về quản lý hoạt động đầu tư từ NSNN hiện nay quá phức tạp, qua nhiều
cấp quản lý, nhiều ngành tham gia quản lý, thủ tục rườm rà, đây chính là rào cản đối với
quá trình đầu tư, ảnh hưởng đến tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng. Thực tế cho thấy,
tình trạng dàn trải đầu tư từ nguồn vốn NSNN của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố
đang là một vấn đề bức xúc trong lĩnh vực đầu tư, nó đã tạo ra một rào cản lớn cho sự
phát huy hiệu quả đầu tư, năng lực sản xuất. Tình trạng này tích tụ nhiều năm, gây lãng
phí rất lớn dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, khơng được khắc phục mà có chiều hướng gia
tăng.Những yếu kém nội tại của vấn đề nêu trên hiện nay do nhiều nguyên nhân, trong đó
có nguyên nhân quản lý hoạt động đầu tư nói chung, đầu tư từ nguồn vốn NSNN nói
riêng chưa tốt.
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh ngân sách cịn nhiều khó khăn, nguồn chi chủ yếu
là nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương. Vì vậy, ngồi việc bố trí đủ vốn duy trì hoạt
động thường xun của bộ máy cơng quyền, bài tốn đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền địa
phương là làm sao phải sử dụng những khoản tiền huy động được hiệu quả, làm nền tảng
giúp tỉnh nhà phát triển, mà cốt lõi là những khoản tiền đầu tư từ ngân sách nhà nước trên
địa bàn. Đó như là một nguồn nội lực quan trọng, là điểm tựa tăng trưởng, phát triển kinh


tế xã hội của các tỉnh nhận trợ cấp nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Việc quản lý đầu


tư từ nguồn vốn NSNN ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay cũng được quan tâm, chú trọng. Các cấp
chính quyền tỉnh và đặc biệt là UBND tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực
hiện cơ chế chính sách chung, cải tiến quy trình, thủ tục và quản lý sử dụng, tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra. Những nỗ lực khơng mệt mỏi đó đã góp phần quan trọng vào
việc nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN.”Tuy vậy, cũng như tình hình chung
trong cả nước, công tác quản lý đầu tư từ NSNN ở tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều bất cập trong
nhiều nội dung và ở tất cả các khâu từ lập kế hoạch, phân bổ vốn, quản lý việc sử dụng
vốn và thanh tra, kiểm tra hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN. Vì vậy, hiệu quả đầu tư
từ nguồn vốn NSNN cịn hạn chế. Tình trạng thất thốt, lãng phí vốn đầu tư từ NSNN
vẫn còn nhiều; các dự án từ vốn NSNN vẫn chưa hoàn thành đúng tiến độ và đáp ứng yêu
cầu kỹ thuật.
Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý chi
tiêu cơng, thực hành tiết kiệm và chống thất thốt, lãng phí thì việc hồn thiện quản lý chi
tiêu cơng nói chung và quản lý đầu tư từ NSNN đang đặt ra rất bức xúc.”Việc tìm kiếm
những giải pháp hồn thiện quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN là vấn đề rất cấp thiết.
Vì lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động đầu tư từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2025” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
của mình.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả nghiên cứu
dưới góc độ lý luận, kinh nghiệm của thế giới, của một số địa phương khác trong nước,
hệ thống các bài viết, các đề tài, các cơng trình nghiên cứu khá phong phú, đa dạng. Đánh
giá, phân tích thực trạng quản lý hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015, những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên
nhân của những tồn tại hạn chế. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đầu tư
từ vốn NSNN ở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2025 và những năm tiếp theo.
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác - Lênin; các thành tựu khoa học trong kinh tế nói chung và trong lĩnh vực


có liên quan đến quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN nói riêng; các chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước...”
Từ các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động đầu tư từ nguồn vốn
NSNN tỉnh Hà Tĩnh hiện nay; luận văn đã tập trung đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư từ vốn NSNN tỉnh Hà Tĩnh theo phương châm
đúng, thiết thực và hiệu quả.
Điểm mới của luận văn so với các công trình nghiên cứu trước đây đó là cơng
trình được nghiên cứu một cách toàn diện, trên cơ sở khoa học về thực trạng quản lý đầu
tư từ vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời đề ra được phương hướng, mục
tiêu, đặc biệt là hệ thống các giải pháp vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính chiến
lược lâu dài nhằm nâng cao“hiệu quả quản lý đầu tư từ vốn NSNN trên địa bàn với mục
tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của
nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.”
Thứ nhất: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động đầu tư từ nguồn vốn
NSNN.
Thơng qua các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu trong ngoài nước, luận văn đã nêu
lên được quan niệm về đầu tư từ nguồn vốn NSNN và đặc điểm của đầu tư từ vốn NSNN.
Đồng thời luận văn cũng đã nêu bật được nội dung của quản lý hoạt động đầu tư từ vốn
NSNN, từ đó chỉ ra được sự cần thiết của việc quản lý hoạt động đầu tư từ NSNN ở tỉnh.
Nội dung của phần này là hết sức quan trọng, là nền tảng về mặt lý luận, làm cơ sở khoa
học và tiền đề để giúp việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động đầu tư từ nguồn vốn
NSNN tỉnh Hà Tĩnh cũng như đề ra được một số giải pháp chủ yếu tăng hiệu quả quản lý
đầu tư từ vốn NSNN trên địa bàn trong thời gian tới.
Việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý hoạt động đầu tư từ nguồn vốn NSNN của
một số địa phương và của các nước có tính chất tương đồng là rất cần thiết, để rút ra được
những bài học quan trọng vận dụng vào Tỉnh Hà Tĩnh đó là:
Thứ nhất, đầu tư các dự án phải dựa trên các văn bản, chính sách của nhà nước và
của tỉnh về đầu tư; phải phù hợp với tổng thể quy hoạch, kế hoạch phát triển của cả nước
nói chung và Hà tĩnh nói riêng;



Thứ hai, tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu
tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối VĐT;
Thứ ba, phân định rõ giữa Nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng điều tiết vĩ
mô của Nhà nước và giảm tải bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp;
Thứ tư, xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương phải giải
quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan điểm “ Nhà nước và
nhân dân cùng làm”;
Thứ năm, chi tiết và cơng khai hóa các quy trình xử lý các cơng đoạn của q trình
đầu tư để thúc đẩy cơng cuộc cải cách hành chính và năng lực quản lý của bộ máy chính
quyền địa phương;
Thứ sáu, nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần “ dám làm
dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với công dân.
Thứ hai: Thực trạng quản lý hoạt động đầu tư từ nguồn vốn NSNN Tỉnh Hà
Tĩnh giai đoạn 2010-2015.
Luận văn đã tóm tắt được đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Tỉnh Hà Tĩnh, từ đó
chỉ ra được ảnh hưởng của nó tới công tác quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn. Điều quan
trọng là luận văn đã đánh giá đúng thực trạng quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN ở tỉnh
Hà Tĩnh. Đây là nội dung hết sức quan trọng, có giá trị cao, chẳng những để đề ra phương
hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động đầu từ vốn NSNN trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh mà còn giúp cho các nhà quản lý trong
việc nghiên cứu sửa đổi bổ sung Luật đầu tư, luật đầu tư công, luật NSNN...cho phù hợp
với thực tiễn của từng địa phương.
Qua việc nghiên cứu, khảo sát, tổng kết đánh giá thực tế, luận văn đã chỉ ra được
rằng với cơ chế quản lý hoạt động đầu tư từ vốn NSNN hiện nay Tỉnh đã có nhiều cố
gắng, tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế trong các khâu trong quá trình hình thành dự án
từ khâu quy hoạch, duyệt chủ trương đầu tư đến khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào
sử dụng và quyết toán cần phải chấn chính để đồng vốn mà NSNN bỏ ra đầu tư thực sự
có hiệu quả.
Thứ ba, Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý hoạt động đầu tư từ



nguồn vốn NSNN tỉnh Hà Tĩnh những năm tiếp theo.
Có thể khẳng định rằng đây là nội dung quan trọng nhất, là cốt lõi, là mục đích
nghiên cứu của luận văn. Trong bối cảnh tình hình mới, đất nước ta đang trong quá trình
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt ra những yêu cầu mới phải tăng
cường quản lý hoạt động đầu tư từ các nguồn NSNN, vốn vay, vốn viện trợ ODA...
Trong thời gian tới, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh lần thứ
XVIII, trong đó đã xác định mục tiêu phương hướng và chiến lược thu hút đầu tư phục
vụ phát triển KT-XH. Vì vậy, luận văn đã đề ra những giải pháp tăng cường quản lý
hoạt động đầu tư từ nguồn vốn NSNN tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới, đó là các giải
pháp trong cơng tác lập quy hoạch xây dựng; kế hoạch phân bổ vốn đầu tư hàng năm;
công tác lập và phê duyệt dự án; công tác đấu thầu; công tác thanh tra giám sát; công
tác thanh quyết tốn vốn đầu tư dự án... Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đưa ra một số
kiến nghị với các cơ quan như Chính phủ, UBND Tỉnh và các Sở chuyên ngành trong
một số lĩnh vực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
Sau khi nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động đầu tư từ vốn NSNN tỉnh Hà
Tĩnh và vận dụng những kiến thức lý luận về quản lý đầu tư nói chung, quản lý đầu tư
từ vốn NSNN nói riêng, luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp và những kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư từ vốn NSNN tỉnh Hà Tĩnh. Các giải pháp được
đề xuất sẽ góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa
phương, tạo lập mơi trường tài chính lành mạnh nhằm giải phóng và phát triển các
nguồn lực, phân bổ ngân sách một cách hợp lý, đảm bảo cơng bằng sử dụng có hiệu quả
nguồn NSNN phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.
Về hạn chế của luận văn:
Quản lý hoạt động đầu tư là một lĩnh vực rộng, phức tạp và nhạy cảm có liên quan
đến nhiều ngành, nhiều cấp. Do phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý
đầu tư từ vốn NSNN (bao gồm vốn đầu tư được địa phương đưa vào cân đổi hàng năm)
nên chỉ phân tích được thực trạng quản lý hoạt động đầu tư trong phạm vi các dự án được
UBND Tỉnh cho chủ trương và phê duyệt dự án.



Hạn chế cuối cùng là do thời gian nghiên cứu có hạn cho nên trong nghiên cứu đã
khơng thực hiện được việc khảo sát, điều tra, đánh giá các hiệu quả định tính về hiệu quả
của đồng vốn trên các mặt về kinh tế, xã hội, việc nghiên cứu phân tích đánh giá số liệu
trên các tài liệu, báo cáo của các cơ quan chun mơn. Nếu có được những nghiên cứu,
đánh giá về mặt định tính nhiều hơn nữa thì kết quả sẽ tồn diện và những giải pháp đưa
ra sẽ phù hợp hơn với thực tiễn./.



×