Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quản lý tài chính của cơ quan bộ giáo dục và đào tạo (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.36 KB, 10 trang )


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẦN MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế đang đổi mới, cải cách và hội nhập ngày một sâu
rộng, có nhiều yếu tố chi phối đến hoạt động quản lý tài chính ngân sách và địi hỏi tất
yếu phải nâng cao năng lực quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng, như: việc
cải cách hành chính theo hướng gọn nhẹ, tập trung, giảm đầu mối trung gian.
Các quy định phân cấp quản lý nhà nước về tài chính, cơng tác quản lý thu chi
ngân sách đã được pháp luật hoá tương đối đầy đủ bằng các văn bản quy phạm pháp
luật từ Luật, Pháp lệnh đến Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị. Đáng chú ý nhất đó là
Luật ngân sách Nhà nước 83/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015; Luật
phí và lệ phí đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XIII
kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015, Luật thực hành tiết kiệm chống
lãng phí ban hành năm 2013, Luật phòng chống tham nhũng ban hành năm 2012, Luật
kế toán ban hành năm 2015, Luật thanh tra ban hành năm 2010...
Đặc biệt, có một bước đột phá trong quá trình áp dụng rộng rãi cơ chế quản lý tài
chính mới, thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và nghị định số
117/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của
Chính phủ; thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 quy định chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối
với các cơ quan Nhà nước.
Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sử dụng kinh phí quản lý
hành chính là cần thiết với mục tiêu xây dựng cơ chế tài chính phù hợp nhằm nâng cao
chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các đơn vị hành chính trong bộ máy nhà nước.
Chính vì vậy, việc nhìn nhận lại cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị hành
chính là cần thiết, đặc biệt là các đơn vị sử dụng kinh phí quản lý hành chính thực
hiện các chức năng quản lý của nhà nước để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao



hiệu quả hoạt động quản lý, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất
nước.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, việc nghiên cứu và lựa chọn để tài “Quản lý
tài chính của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo” với mong muốn tìm hiểu thực trạng quản lý
tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý tại cơ quan Bộ. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước và đảm bảo
chất lượng giáo dục - đào tạo của nước nhà.

 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện quản lý tài chính của cơ quan Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận của quản lý tài chính của cơ quan hành chính nhà nước.
- Phân tích thực trạng quản lý tài chính của cơ quan Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính của cơ quan Bộ
Giáo dục & Đào tạo.

 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý tài chính của cơ quan Bộ Giáo dục & Đào
tạo.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơng tác quản lý tài chính của cơ quan
Bộ Giáo dục & Đào tạo giai đoạn từ năm 2013 – 2015 trong phạm vi kinh phí NSNN cấp.

 Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp dự đoán …kết hợp sử dụng kiến thức các môn học thuộc chuyên ngành Kinh tế
chính trị.
Sử dụng các tài liệu là sách giáo trình về quản lý tài chính, các quy định của pháp
luật về chế độ tài chính trong các đơn vị hành chính Nhà nước, các quy định của pháp
luật về tổ chức, quản lý Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Việt Nam…

Quan sát cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, các văn bản chế độ, các quy chế nội bộ,
so sánh số liệu thực tế với dự đoán, với các định mức Nhà nước quy định, giữa các năm,
so sánh giữa thực tế và chuẩn mực…


 Đóng góp của luận văn
Luận văn đã khảo sát thực trạng quản lý tài chính của cơ quan Bộ Giáo dục & Đào
tạo, rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Đề xuất một số
giải pháp hồn thiện quản lý tài chính của cơ quan Bộ Giáo dục & Đào tạo trong thời
gian tới.
Luận văn đã khái quát hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính
đối với các đơn vị hành chính nhà nước nói chung và của cơ quan Giáo dục nói riêng.
Trên cơ sở đặc điểm về nội dung quản lý tài chính của đơn vị hành chính nhà nước, luận
văn đã phân tích được vai trị quản lý tài chính của các đơn vị hành chính đó là: Việc
quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các cơ quan hành chính nhà nước có liên quan trực
tiếp đến hiệu quả kinh tế - xã hội, do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ,
thường xuyên, nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong khai thác, sử dụng
các nguồn lực tài chính, đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực đó.
Luận văn đã tham khảo kinh nghiệm quản lý tài chính của cơ quan Tổng cục
Thống kê và cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước về việc quản lý, phân bổ nguồn kinh
phí, qua đó rút ra bài học cho quản lý tài chính của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, đó
là: coi trọng cơng tác kiểm tốn, kiểm tra, giám sát và xây dựng chế tài xử lý vi phạm
trong quá trình quản lý, sử dụng kinh phí NSNN; hồn thiện tổ chức bộ máy quản lý; việc
lập dự toán cho năm kế hoạch phải bám sát vào nhu cầu kinh phí trên cơ sở các định mức
chế độ và chức năng nhiệm vụ được giao; các đơn vị cần phải căn cứ vào các hướng dẫn,
quy định của nhà nước, của cơ quan cấp trên để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn
cứ thực hiện.

 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm

có 3 chương.


Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
* Luận văn đã khái quát hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài
chính đối với các đơn vị hành chính nhà nước nói chung. Cụ thể:
Cơ quan HCNN: là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, thực hiện chức
năng quản lý điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; chấp hành, điều hành, thực hiện
các quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước; hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận
mà phục vụ cho lợi ích cộng đồng.
Tài chính của cơ quan HCNN: tài chính của cơ quan hành chính nhà nước là một bộ
phận của tài chính cơng. Tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước được hiểu là các
hoạt động thu và chi bằng tiền của các cơ quan nhà nước để đảm bảo hoạt động thường
xuyên của cơ quan nhà nước, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao.
Quản lý tài chính của cơ quan HCNN: là q trình tác động có mục đích, có ý thức
của Nhà nước thơng qua các cơng cụ, phương pháp tới các hoạt động tài chính nhằm tạo
lập và sử dụng các quỹ tài chính của cơ quan HCNN để đạt những mục tiêu đã định.
Nội dung quản lý tài chính của cơ quan HCNN, gồm có 4 nội dung, đó là: Quản
lý thu; Quản lý phân bổ thành các quĩ; Quản lý chi các quĩ tài chính; Kiểm tra, giám sát
thực hiện quản lý tài chính
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của cơ quan HCNN
Thứ nhất, luật pháp, chính sách có liên quan đến quản lý tài chính
Thứ hai, tính hợp lý của cơ chế phân cấp quản lý tài chính
Thứ ba, đặc thù của các cơ quan hành chính nhà nước
Thứ tư, hiệu lực của bộ máy quản lý và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài
chính

Thứ năm, cơ sở vật chất để thực hiện quản lý tài chính
Sự cần thiết quản lý tài chính của cơ quan HCNN:


Một là, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí.
Hai là, thực hiện sử dụng NSNN cấp đúng mục đích đã đề ra
Ba là, tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước, kiểm sốt được tình hình hoạt
động của các cơ quan HCNN
* Luận văn tham khảo sát kinh nghiệm của cơ quan Tổng cục Thống kê và cơ quan
Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Từ đó rút ra những bài học có thể vận dụng cho cơ quan Bộ
Giáo dục và Đào tạo như sau:
Thứ nhất, kinh nghiệm về quản lý thu và phân bổ kinh phí: Đảm bảo việc phân bổ
ngân sách đúng thời hạn; sử dụng kinh phí có hiệu quả; nâng cao tính tự chủ trong cơ
quan HCNN
Thứ hai, kinh nghiệm về quản lý chi: chấp hành, điều hành dự toán ngân sách theo
đúng nội dung dự toán được giao.
Thứ ba, kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả quản lý: tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA CƠ QUAN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Luận văn đã khái quát về cơ quan Bộ GD&ĐT trên các phương diện: quá trình hình
thành và phát triển; cơ cấu tổ chức; tình hình nhân lực. Từ đó luận văn đi vào khảo sát
tình hình quản lý tài chính của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo
Luận văn phân tích thực trạng quản lý tài chính của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào
tạo giai đoạn năm 2013- 2015 chủ yếu từ nguồn từ NSNN cấp trên tất cả các nội dung,
gồm: Thực trạng quản lý thu; Quản lý thu; Quản lý phân bổ thành các quĩ; Quản lý chi
các quĩ tài chính; Kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý tài chính.
Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá thực trạng quản lý tài chính từ NSNN cấp của cơ

quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên
nhân của hạn chế. Cụ thể:
* Những kết quả đạt được:
Một là, thực hiện chế độ tự chủ, chủ động trong công tác triển khai nhiệm vụ


chun mơn. Phân bổ kinh phí phù hợp, hiệu quả, công việc được giải quyết nhanh hơn,
chủ động hơn.
Hai là, đảm bảo việc phân bổ nguồn kinh phí đúng mục đích.
Ba là, đảm bảo chi tiêu hiệu quả, đúng mục đích và tiết kiệm.
Bốn là, thực hiện tốt cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý tài
chính.
* Những hạn chế, tồn tại:
Một là, trong cơng tác lập dự tốn kinh phí (tạo nguồn thu): nhiều khi dự tốn
mang tính hợp lý hóa số tiền, các nội dung của dự tốn khơng sát với nội dung cơng việc.
Hai là, trong cơng tác phân bổ kinh phí: kinh phí giữa dự tốn và kinh phí phân bổ
chênh lệch nhiều, thời gian phân bổ chậm.
Ba là, đối với sử dụng kinh phí: nhiều cơng việc triển khai chậm, kéo dài thời gian
thanh toán, thanh toán nhiều khoản chi chồng chéo, gây lãng phí
Bốn là, cơng tác giám sát tại Bộ GD&ĐT đã đạt được kết quả tốt, tuy nhiên công
tác đánh giá hiệu quả công việc, đánh giá hiệu quả dự án đang còn xem nhẹ.
* Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại:
Một là, xuất phát từ các chế độ, chính sách quản lý của nhà nước cịn nhiều bất cập;
việc ban hành chế độ, định mức chưa hợp lý, hiệu quả.
Hai là, bộ máy tổ chức quản lý tài chính: hiện tại, ở cơ quan Bộ Giáo dục & Đào
tạo, số lượng đội ngũ cán bộ kế toán còn thiếu, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới
đặt ra
Ba là, chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ thẩm quyền trách nhiệm của mỗi
cấp trong ban hành chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN
Bốn là, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính chưa được chú trọng

Năm là, đơn vị chưa xây dựng được chế tài xử phạt rõ ràng, nghiêm minh trong vi
phạm chế độ chính sách về chi tiêu tài chính
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA CƠ QUAN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng quản lý tài chính của cơ quan Bộ Giáo dục
và Đào tạo, dựa vào căn cứ đề xuất phương hướng và giải pháp hồn thiện quản lý tài
chính, đó là: chiến lược Tài chính quốc gia và Xu hướng phát triển của Giáo dục Việt
Nam đến năm 2020, luận văn đã đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý
tài chỉnh của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể như sau:
* Phương hướng hoàn thiện Quản lý tài chính của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thứ nhấ t , thực hiện đổi mới, hồn thiện quản lý tài chính phù hợp với Chiến lược
Tài chính quốc gia, Chiến lược phát triển của ngành Giáo dục Việt nam đến năm 2020
và phù hợp với tổ chức bộ máy của cơ quan Bộ GD&ĐT
Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác lập và phân bổ dự tốn, quyết tốn tài chính
trong cơ quan Bộ GD&ĐT
Thứ ba, xây dựng mơi trường hệ thống kiểm sốt nội bộ lành mạnh, minh bạch,
công khai trong đơn vị
Thứ tư, tăng cường về số lượng và chất lượng đội ngũ cơng chức quản lý tài chính
trong tình hình mới
* Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chỉnh của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thứ nhất, vận dụng tốt các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý tài chính
Thứ hai, hồn thiện quản lý nguồn thu và phân bổ nguồn thu thành các quỹ
Thứ ba, hoàn thiện quản lý việc sử dụng các quỹ tài chính của cơ quan Bộ GD&ĐT
Thứ tư, hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý tài
chính của cơ quan Bộ GD&ĐT
Thứ năm, hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý tài chính
Thứ sáu, tăng cường ứng dụng CNTT vào quản lý tài chính

Thứ bảy, đảm bảo hợp lý trong phân cấp quản lý hành chính của cơ quan HCNN


KẾT LUẬN
Luận văn đã khái quát hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính đối
với các đơn vị hành chính nhà nước nói chung và của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo nói
riêng. Trên cơ sở lý luận và nội quản lý tài chính của đơn vị hành chính nhà nước. Luận văn đã
phân tích được vai trị quản lý tài chính của các đơn vị hành chính đó là: việc quản lý, sử dụng
nguồn tài chính ở các cơ quan hành chính nhà nước có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế
- xã hội, do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên, nhằm hạn chế,
ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong khai thác, sử dụng các nguồn lực tài chính, đồng thời
nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực đó.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích lý luận về quản lýi tà
chính ở đơn
vị vị hành chính nhà nước; khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý tài chính của cơ quan Bộ
Giáo dục và Đào tạo, từ đó xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện
việc quản lý tài chính của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo
Luận văn đã giải quyết được các nội dung cơ bản sau:
- Về mặt lý luận, luận văn đã khái quát hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về
quản lý tài chính đối với các đơn vị hành chính nhà nước nói chung, bao gồm: quan niệm,
đặc điểm, mục tiêu, đối tượng quản lý. Phân tích nội dung, nhân tố ảnh hưởng và sự cần
thiết quản lý tài chính của cơ quan HCNN.
- Về thực tiễn, Luận văn tham khảo sát kinh nghiệm của cơ quan Tổng cục Thống
kê và cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Từ đó rút ra những bài học có thể vận dụng
cho cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, đó là: đảm bảo việc phân bổ ngân sách đúng thời
hạn; sử dụng kinh phí có hiệu quả; nâng cao tính tự chủ trong cơ quan HCNN; chấp hành,
điều hành dự toán ngân sách theo đúng nội dung dự tốn được giao; tăng cường cơng tác
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng
- Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý tài chính của cơ quan Bộ Giáo dục và
Đào tạo giai đoạn 2013- 2015. Luận văn đánh giá thực trạng và rút ra các thành tựu đạt

được; nêu lên những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong thực trạng


quản lý tài chính của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính của cơ quan Bộ Giáo
dục và Đào tạo và căn cứ đề xuất phương hướng và giải pháp hồn thiện quản lý tài
chính, đó là: Chiến lược Tài chính quốc gia và Xu hướng phát triển của Giáo dục Việt
Nam đến năm 2020 luận văn đã đưa ra năm phương hướng và giải pháp hồn thiện quản
lý tài chính của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo.



×